GIAN DỐI * THIỆN TÙNG.


“…Đả
ng lãnh đạo mà những vụ án tham nhũng lớn đều do đảng viên cấp cao cầm đầu không còn là cá biệt. Tư pháp nói chung, Công an nói riêng là lực lương quản lý, thực thi pháp luật mà vi phạm pháp luật quá phổ biến…”
Gian dối có nghĩa gian manh và dối trá. Chúng là đôi song sinh, luôn bên nhau như hình với bóng – có gian thì có dối, gian là gây tội, dối là giấu tội.
Vụ án tham nhũng Phan văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) khởi tố và xử án từ tháng 2/2018, tính đến nay đã hơn 3 năm, qua 4 lần xử hao công tốn của mà xem mòi chưa thể kết thúc. Vì sao ra nông nổi?, đó là câu hỏi dư luận xã hội đang đặt ra mà nhánh Tư pháp chưa có lời giải đáp. Trong khi chờ đợi ý kiến của Tư pháp, dựa theo những gì xảy đã ra trong thực tế, tôi truy nguyên theo cảm nhận chủ quan của mình, đó là do “Tư pháp không độc lập, gian dối lộng hành”.
1/ Tư pháp không độc lập:
Ở Việt Nam ta, dưới thể chế chính trị Độc tài Đảng trị, không áp dụng “tam quyền phân lập” mà đã và đang áp dụng “tam quyền phân công”. Lập pháp, Hành pháp,  Tư pháp chỉ là những cánh tay nối dài của Đảng cầm quyền, luôn phải theo ý chỉ của Đảng, chẳng khác mấy thời vua chúa Phong kiến, thế nhân nguyền rủa đích danh:“Bộ binh, Bộ hộ, Bộ hình, ba Bộ đồng tình bớp vú con tôi” .
Từng vụ án, dù Tư pháp đang “ngon trớn” lao về đích để hốt hết tội phạm trong từng vụ, nhưng bị Đảng “đạp thắng”, buộc phải dừng lại thì làm sao tránh khỏi bỏ sót tội phạm?. Từ đó, Tư pháp nghiễm nhiên trở thành những con rối, diễn những vở bi hài khiến cho người đời chán chê, ngán ngẫm. Không nói đâu xa, ngay trong vụ án “Vũ Nhôm” nầy, riêng phần hối lộ, Tư pháp xử lý cười ra nước mắt:  khởi tố, xét xử, bắt giam người đưa hối lộ và người môi giới hối lộ mà không có người nhận hối lộSuốt thời gian dài, dư lận xã hội xì xầm về cái án “quái thai” nầy, buộc Tư pháp phải moi ra kẻ nhận hối lộ cho vụ án không còn dị dạng?.
2/ Gian dối là bản chất của tội phạm:
Tham nhũng ở Việt Nam phát triển thành dây mơ rễ má, có dọc có ngang, có trên có dưới, trở thành mạng lưới ma-phi-a (maphia). Chỉ vụ án Vũ Nhôm cũng nói lên được điều đó.
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ trong phiên xét xử ngày 5/11/2021 - ANH HUY
 
Vũ Nhôm, cựu sĩ quan tình báo mang quân hàm thượng tá Công an, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79. Năm 2018. Vũ phạm tội “cố ý tiết lô bí mật Nhà nước” bị kết án 9 năm tù giam. Tuy chức vụ không cao, nhưng Vũ là tay trùm nhiều đường dây ma-phi-a (maphia). Hơn 3 năm ngồi tù, với 3 lần xử án, Vũ lãnh tổng cộng 30 năm tù giam. Mỗi lần xử Vũ nhí ra một ít đồng phạm, khiến hàng loạt kiêm/cựu lãnh đạo Đà Nẵng, TP.HCM phải lần lượt phải ra hầu tòa. Giờ đây, với lần xử thứ 4 nầy, Vũ bị cáo buộc thêm tội danh “đưa hối lộ” cho phó Tổng cục tình báo Nguyễn Duy Linh.
Bị cáo Hồ Hữu Hòa trong phiên xét xử ngày 5/11/2021 - ANH HÙNG
 
Hai ngày 5 và 6/11/2021, Toà án TP Hà Nội mở phiên toà xét xử 3 can phạm Phan văn Anh Vũ đưa hối lộ;  Hồ Hữu Hoà môi giới hối lộ; Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ. Riêng về vụ hối lộ nầy, chiều 6/11/2021, Toà tuyên án: phạt Vũ thêm 7 năm 6 tháng tù. Hồ Hữu Hòa mức án bằng với thời gian tạm giam về tội môi giới hối lộ, được thả ngay sau khi kết thúc phiên toà nầy. Nguyễn Duy Linh bị tuyên phạt 14 năm tù giam về tội nhận hối lộ.
Tại sao vụ án Vũ Nhôm kéo dài hơn 3 năm, qua 4 lần xử mà chưa chắc xong?. Việc nầy có nhiều tình tiết đáng chú ý:
Nếu bắt dài tóc truy xuống trọc đầu như vụ Cảnh sát biển hay vụ Bộ Y tế vừa xảy ra  thì dễ phanh phui. Nều bắt trọc đầu truy lên rất khó, dễ chìm xuồng. Còn vụ án Vũ Nhôm, bắt Vũ Nhôm là bắt tóc ngắn (không dài, không trọc), phải truy 2 chiều lên và xuống – truy xuống thì đễ, truy lên rất khó, vụ án phải kéo dài đó là điều tất nhiên?.
Trên đời nầy, chỉ có kẻ khật khùng mới nhận là “cha ăn cướp”. Đã bị xem là tội phạm, họ phải gian dối để chạy tội hay ít ra cũng nhẹ tội. Phiên Toà đầu tiên, Vũ đâu khai báo gì ngoài nhận tội “làm lộ bí mật Nhà nước”, nhận mức án 9 năm tù giam. Dù đã ngồi tù, Vũ cố giữ “khí tiết”, luôn hy vọng cấp trên cứu bồ. Khi biết cấp trên “khỏi lỗ vỗ vế”, Vũ quá thất vọng trong lao tù. Không còn gì để mất, “trâu cột ghét trâu ăn”, phiên toà thứ 2 và thứ 3, Vũ khai gần như tất cả những người nguyên và đương nhiệm lãnh đạo TP Đà nẳng. Và phiên toà thứ 4 lần nầy, Vũ khai thêm phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo thuộc Bộ Công an Nguyễn Duy Linh, con trai thượng tướng, nguyên Bộ trưởng Công an Nguyễn văn Hưởng. Nhưng lần nầy Vũ đâu đã  khai “cạn tàu ráo máng”, vòng vo, dấu đầu lòi đuôi. Vụ án nầy còn nhiều bí ẩn:  
- Nguyễn Duy Linh chỉ nhận 5 tỷ VND hay đã nhận cả thảy 10 tỷ VND và 4,5 triệu USD như Vũ tự khai bằng văn bản trong đề lao T.16?
- Phan văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) sao có lúc tự xưng mình là Trần Đại Vũ, có quan/liên hệ gì với Trần Đại Quang (đã từ trần), cựu Bộ trưởng Bô Công an, Cựu Chủ tích nước?.
Theo tờ Thanh niên Online thuật lại sau phiên toà ngày 5 và 6/11/2021:
<< “Tại toà, ban đầu Vũ không thừa nhận việc nhờ Hòa tiếp cận và đưa 5 tỉ VND   cho Linh. Vũ chỉ khai 5 lần gởi tặng quà cho Linh như thuốc lá, thuốc xì-gà,  nấm linh chi, rượu và bánh kẹo… chứ không đưa tiền;
“Sau khi bị cáo Linh nhận tội, Vũ quá bất ngờ, xin thay đổi lời khai, Vũ thừa nhận toàn bộ cáo buộc của Viện Kiểm sát và nói: “Có nhiều việc khó nói, mong HĐXX thông cảm. Tôi không tranh luận, đồng ý với cáo trạng đã quy kết”;
“Do lo sợ bị xử lý hình sự về tội “cố ý tiết lộ bí mật nhà nước”, Phan Văn Anh Vũ đã thông qua Hồ Hữu Hòa (hành nghề phong thủy) để làm quen và chuyển tiền cho Nguyễn Duy Linh, nhờ Linh thông tin về việc Tổng cục tình báo truy xét vụ án, và nhờ Linh giúp Vũ trong quá trình điều tra xử lý vụ việc ;
“Từ ngày 7/4  đến 17/7/2018, tại Trại tạm giam T16  Bộ Công an, Vũ chủ động tự viết 6 bản tự khai, tường trình về việc đã 5 lần đưa tiền cho Nguyễn Duy Linh thông qua người của Linh. Cụ thể: lần 1 đưa 500.000 USD, lần 2 đưa 10 tỉ VND, lần 3 đưa 2 triệu USD, lần 4 đưa 1 triệu USD và lần 5 đưa 1 triệu USD. Nhưng đến bản tự khai ngày 17/7/2018, Vũ khai chỉ có 4 lần đưa tiền (giảm 1 lần so với lời khai lần đầu) và thay đổi số tiền lần từ 10 tỷ VND xuống còn 5 tỷ VND ;
“Trong bản tự khai, Vũ trình bày, nhiều lần Linh điện thoại nói với Vũ: “Việc rất căng... có khả năng xấu nhất xảy ra, có thể bị khởi tố, bắt giam và xử án, Vũ nên đi “du lịch qua màn ảnh nhỏ" một thời gian ngắn... cố gắng qua các nước châu Âu" ;
“Cũng trong thời gian này, Vũ còn thay đổi lời khai từ đưa tiền hối lộ cho Linh đổi lại là cho vay. Việc tặng quàcho Linh chỉ là thuốc xi-gà, nấm linh chi… ;
“Dù Vũ thay đổi lời khai, phủ nhận việc đưa tiền cho Nguyễn Duy Linh, nhưng cơ quan điều tra vẫn có đủ căn cứ xác định những bản tự khai và lời khai ban đầu của Vũ là tự nguyện, chủ động, và có giá trị để làm vật chứng. Vũ 5 lần đưa quà bằng tiền cho Linh cũng khớp với lời khai  của những nhân chứng khác ;
“Theo cáo trạng, quá trình điều tra, Hồ Hữu Hoà nhiều lần thay đổi lời khai, không nhận tội, vì trước khi bị khởi tố, trong thời gian làm việc với cơ quan điều tra, Hòa đã nhiều lần đến nhà Nguyễn Duy Linh và bị Linh đe dọa “cậu mà khai báo điều gì bất lợi cho tôi thì cậu đi xa đó” ;
“Ngoài ra, quá trình tạm giam, có một cán bộ công an làm nhiệm vụ đem nước đến và nói với Hòa “Anh phải viết đơn tố cáo vụ việc với lãnh đạo Bộ Công an và Viện kiểm sát , nếu không thì tất cả hậu quả anh phải gánh hết”. Do sợ bị nguy hiểm nên Hòa đã thay đổi lời khai theo hướng phản cung. Đến khi Linh bị khởi tố, bắt giam thì Hòa mới thành khẩn khai báo ;
“Theo cáo trạng, Nguyễn Duy Linh đã nhận tiền và gọi điện thoại (phần mềm Viber) nói cho Vũ Nhôm biết: “Anh có thể sẽ bị khởi tố, bắt giam và ra toà, nên trốn đi là hơn…”. Sau khi nhận được thông tin từ Linh, Vũ đã bỏ trốn sang Singapore nhưng sau đó đã bị bắt và di lý về Việt Nam ;
“Cáo trạng cũng nêu rõ, quá trình điều tra, Nguyễn Duy Linh quanh co, chối tội. Ban đầu Linh khai không quen biết Phan Văn Anh Vũ, không nhận quà và tiền của Vũ. Chỉ khi cơ quan điều tra đưa ra những căn cứ, tài liệu chứng minh thì Linh mới thừa nhận hành vi phạm tội của mình”.  >> (hết trích)
Trả lời phỏng vấn VOA.VN, luật sư Đặng Văn Cường nói: “Theo quy định tại Điều 354 bộ luật Hình sự năm 2015 về tội nhận hối lộ, với số tiền nhận hối lộ từ 1 tỷ đồng trở lên thì người nhận sẽ bị kết tội với mức hình phạt là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”. 
Khi tuyên án Toà nói đại ý: Nguyễn Duy Linh đã thành khẩn thú nhận tội và hứa sẽ giao lại 5 tỷ VND để khắc phục hậu quả. Hơn nữa, Linh có nhân thân tốt nên Toà giảm nhẹ án. ( Có lẽ Toà nói Linh có cha là thượng tướng Nguyễn văn Hưởng chớ gì? – đầu ai chí nấy chớ?) .
Nguyễn văn Hưởng, thượng tướng, cựu Bộ trưởng Công an.
 
Đảng lãnh đạo mà những vụ án tham nhũng lớn đều do đảng viên cấp cao cầm đầu không còn là cá biệt. Tư pháp nói chung, Công an nói riêng là lực lương quản lý, thực thi pháp luật mà vi phạm pháp luật quá phổ biến. Khiến cho câu nói có giá trị muôn thuở “Người cầm luật mà phạm luật, tội một bằng mười” không còn đất dụng võ ở Việt Nam hiện nay?!.
* Thiện Tùng

Nguồn: https://danquyenvn.blogspot.com/2021/11/gian-doi.html#more

Aucun commentaire: