Từ mùa xuân năm rồi tới nay,
Paris hảy còn sôi nổi vụ Tộc kinh ở Bussy Saint Georges, thành phố ngoại ô phía
Đông, cách Paris lối 45 km
. Một nhóm người Việt nam cùng với vài người Tàu gốc Chợ lớn, Miên và Lèo, tất
cả đều bỏ chạy bán mạng tìm đường qua Pháp xin tỵ nạn cộng sản sau khi 3 xứ
Đông dương củ bị cộng sản cưởng chiếm, nay họ rước một nhóm Tàu qua Pháp,
giới
thiệu mua đất vừa kinh doanh, vừa tổ chức hoạt động văn hóa chánh trị phục chỉ
nhằm vu quyền lợi của Tàu .
Nay nhắc lại những điểm quan
trọng của chương trình buổi lễ giới thiệu dự án Tộc kinh tại Phòng họp Thị xã
Bussy Saint Georges hôm 21/05/2018 dưới sự chủ tọa của ông Thị trưởng và 3 vị
Hội đồng thị xã, tất cả đều mang quốc kỳ chủ lễ, nghĩa là buổi lễ thật sự
nghiêm trọng, để thấy ý đồ tàu hóa của Bắc kinh .
Và, cũng để thấy vụ Tộc kinh ở
Paris không phải là duy nhứt, Cỏ May tôi sẽ lược thuật vụ một doanh nhơn tàu
tên Hoàng Tương-mạc ở Sydney làm hoa kiều vận cho Bắc kinh . Hai vụ việc, về
cách hành động, khác nhau nhưng cùng qui về mục tiêu chung là nhằm phục vụ
chánh sách thống nhứt về với hán tộc của Bắc kinh .
Dự án tộc kinh ở Pháp
Ông Thao Chấn, người Lèo gốc Nghệ
Tĩnh, con của ông Lê B., Việt kiều ở Lèo theo Hà nội . Ông Chấn là người có
công lớn trong nhóm vận động Tàu, nên trong buổi họp đầu tiên ngày 21/O5/2018,
được ông Thị trưởng giới thiệu - với lời nhấn mạnh nếu không có ông thì không
có dự án Tộc kinh - để ông trình bày nội dung và tầm quan trọng của dự án. Mở
đầu, ông Chấn lưu ý mọi người hôm nay là ngày 21/5 là ngày linh thiêng trong 50
năm qua, nó sẽ cho chúng ta ánh sáng và sự khôn ngoan để thành tựu dự án này.
Ông phác họa, trong giai đoạn đầu, sẽ dùng 350 000 m2 xây dựng một số cơ sở
như “Công viên Hòa bình Thế giới cho các dân tộc và các quốc gia, trường học
quốc tế từ Mẫu giáo tới Đại học dạy bằng tiếng tàu, Trung tâm nghiên cứu khoa
học, Trung tâm võ thuật, Trung tâm thương mại, kỹ nghệ cao để phát triển kinh
tế cho Bussy Saint Georges hợp tác với Tàu. Về đất đai, chúng ta còn nhiều nữa,
850 000 m2 ,…
và còn nữa.
Tiếp theo là lễ tặng 7 lá cờ cho
7 vị Hội viên của Hội đồng thành phố. Ông Chấn nói về ý nghĩa và tầm quan trọng
của là cờ để cho người trao cờ và người nhận cờ đều nhận thấy mình có vai trò
tối hệ trọng trong việc thực hiện dự án như “hiện thân của dân tộc Kinh”,
“ấn tín, những quyền lực tối cao trung quốc tại Pháp và trên thế giới được nhìn
nhận qua lá cờ, … ”, “lá cờ đến từ Tam đảo của Tàu hàm ý dưới thẩm quyền tối
cao của Tàu”,…
Một người Tàu, Dân biểu đại diện
tỉnh Quảng Đông đến từ Quảng Đông, đọc 1 bài ngắn viết sẵn, nói rất rỏ mối quan
hệ Tộc kinh với dân tộc Việt nam bao gồm luôn 4 triệu người Việt nam Hải ngoại:
“Tộc Kinh là 1 tộc trong 56 dân tộc của
Trung Hoa. Dân tộc Kinh của chúng tôi trước nay vẫn ở vùng Quảng Tây. Chúng tôi
vốn là một dân tộc thuộc dòng quí tộc được dân tộc Mãn Châu nhà Thanh cho trở
thành Vương quốc An Nam độc lập vào năm 1884-1885, tức là nước Việt Nam ngày
nay .
Dân tộc Kinh lưu vong vẫn muốn nhận tổ nhận tông và qui thuận về tổ
tiên. Đây cũng là tâm tình của người Kinh thế kỷ 21 muốn trở về trong vòng tay
của mẹ, cùng với 56 dân tộc anh em của Trung Quốc vun đắp và xây dựng một tương
lai tốt đẹp hơn cho nền hòa bình nhân loại.
Dưới sự chứng kiến của mọi người trong việc thành lập Trung tâm người
Kinh nơi đây, tại thành phố Bussy Saint Georges, tổ tiên dân tộc Trung hoa của
chúng tôi có một ước nguyện: thành kính tổ tiên, động viên giòng dõi, phát huy
cá nhân, chú trọng đạo đức, lấy giới trẻ làm gốc, ngũ văn ngũ thường”.
Phía người Việt nam gốc Sài gòn
định cư ở Pháp theo diện tỵ nạn tham gia dự án Tộc kinh, với vai trò nồng cốt,
gồm có các ông Đỗ Đăng Di, cựu Trung tá Quân lực VNVH, Thái Quan du học Nhựt
bổn qua Pháp tỵ nạn (có đính chánh là không phải Tổng Thư ký Chương trình dự
án, chỉ tham dự thôi), Nguyễn Thế Tâm, du học, Trần Nghĩa Hiệp du học, ông bà
Ôn văn Thanh, tỵ nạn, và 2 phụ nữ là bà 6 Đào và bà Mỹ Vân, người Tàu Chợ lớn,
công dân vnch, nay tự xưng là Công chúa Chen Wei Wei, tuy lúc bán vải tại hành
lang của thương xá Paris 13 thì chưa nghe nói về lý lịch hoàng tộc thiểu số tàu
của chị ta . Cả 2 phụ nữ này khá «nổi tiếng» trong giới người Tàu và Việt nam ở
khu chợ Paris 13 .
«Nhóm Minh bạch» (Collectif Transparence), được thành lập liền sau
khi trình chiếu tại Paris 13 hôm 28/10/2018 cuốn video ghi diển tiến buổi họp
tại Thị xã Bussy Saint Georges hôm 21/05/2018, gồm đại đa số thanh niên đầy
nhiệt huyết, học giỏi ở trường pháp mà, hơn nữa, còn xuất sắc về tiếng việt cả
viết lẫn nói, có suy nghĩ thông minh, chính chắn, vừa đi làm việc vừa lợi dụng
thì giờ rảnh đi điều tra những hoạt động của nhóm Tộc kinh này ở Pháp để phơi
bày cho Cộng đồng Người Việt Hải ngoại biết rỏ, nhứt là vai trò của những người
Việt nam liên hệ như ông Đỗ Đăng Di, ông bà Ôn văn Thanh, ông Thao Chấn, bà Mỹ
Vân trong dự án . Họ đều đứng tên những công ty dịch vụ tài chánh cho Tàu ở
quốc nội, đều đặt địa chỉ chung quanh ngoại ô Paris . Khi Công ty này đóng cửa
thì có Công ty khác mọc lên thay thế . Tiền dự tính đầu tư ỏ Pháp qua các Công ty lên tới bạc triệu tuy Công ty
khai báo thành lập chỉ nộp có 1000€ .
Về phìa chánh quyền, ông Thị
trưởng trong buổi hợp Hội đồng Thị xã hôm 06/11/2018/, trả lời bà Chantal
Brunel, thành viên Hội đồng, rằng ông không có ký một văn kiện nào về việc cho
mướn hay bán đất, cũng không có chuyện xây dựng một Trung tâm Tộc kinh qui tụ
người Việt nam ở đây . Tức không có gì hết . Nhưng ông chỉ tuyên bố như vậy tuy
chánh thức vì vẫn chưa có một văn bản cụ thể nên người Việt nam chưa dám tin .
Những ngày sau đó, Cộng đồng người Viêt nam tổ chức nhiều buổi vận động dư luận
dân địa phương bằng chương trình phát truyền đơn, gởi truyền đơn tới tận từng
nhà, dán biểu ngữ, giải thích sự việc với người đi đường,…kêu gọi mọi người góp
tiếng nói cùng phản đối dự án Tộc kinh ở thành phố .
Nay «Nhóm Minh bạch» công bố 1 Pétition kêu gọi bà con người Việt nam
ở khắp nơi, hải ngoại và quốc nội, ký tên để ủng hộ công cuộc tranh đấu của bà
con ở Bussy Saint Georges đòi hỏi ông Thị trưởng Yann Dubosc đưa ra một văn
kiện xác nhận lời tuyên bố của ông hôm 06/11/2018 là không bán hay cho người
Tàu mướn đất ở Bussy Saint Georges để thực hiện dự án Tộc kinh như đã trình bày
hôm 21/05/2018 .
Hiệu quả của Pétition là ở số
người hưởng ứng ký tên . Càng có đông người ký thì giá trị của Pétition càng
mạnh . Nhưng điều đáng tiếc là bà con mình vẫn còn e ngại ký tên do tấm lý nghi
kỵ cố hũu có từ hoàn cảnh đất nước bị trị hết thực dân rồi tới cộng sản . Mong
rằng bà con khi thấy được tầm quan trọng của sự việc, nó gắn liền vận mệnh dân
tộc với hiện tượng dân tộc bị tru diệt bởi giặc Tàu cộng với sự thỏa hiệp của
đảng cộng sản ở Việt nam và nhóm việt cộng hải ngoại mà mạnh dạng ký tên và
truyền nhau cùng ký cho thật đông đảo .
Xin mời bà con liên lạc Nhóm Minh
Bạch qua địa chỉ dưới đây :
Collectif Transparence (Nhóm Minh Bạch)
Collectif Transparence (Nhóm Minh Bạch)
Trang FB của nhóm
Collectif-Transparence https://www.facebook.com/collectiftransparence/
Liên lạc
: tranparence.transparency@gmail.com
Hoàng Tương-mạc và hoa kiều vận ở Úc
Ở Úc có vụ Hoàng Tương-mạc, doanh
nhơn người Tàu, đang bị chánh quyền Úc bác hồ sơ xin quốc tịch úc và vừa thu
hồi visa của ông vào Úc trong lúc ông đang ở Hồng kông . Lý do, theo Bộ Nội vụ
Úc, là ông Tương-mạc can thiệp mạnh vào nội tình chánh quyền Úc nhằm phục vụ
quyền lợi của ông và nước Tàu của ông .
Khi biết tin tai nạn khủng khiếp
này xảy ra, ông vội vận động dư luận người Úc gốc Tàu và đồng thời nhờ 2 tờ báo
của người Tàu ở Úc, tờ Sing Tao Daily và Australian Chinese Daily cùng lên
tiếng làm áp lực chánh quyền Úc để họ thu hồi các quyết định không cho ông trở
lại nước Úc nữa, nơi ông có một ngôi biệt thự lộng lẫy trị giá 12, 8 triệu
đô-la úc mua năm 2012 ở thành phố Mosman .
Về thành tích cá nhơn, theo hảng
tin Fairfax Media, ông Tương-mạc trước đây, trong làm ăn, có liên hệ với chánh
quyền thành phố Yết Dương của Quảng châu mang tiếng tham nhủng . Khi nghe tin
Tập Cận-bình ban hành chánh sách «Đả hổ, đập ruồi», Tương-mạc hoảng sợ bèn tìm
đường trốn qua Úc thoát thân . Ở Úc tạm yên, ông bèn dùng tiền mua chuộc vài
người trong chánh quyền Úc để xin nhập quốc tịch úc . Đồng thời, ông cũng bỏ ra
3 triệu đô-la úc ủng hộ các chánh đảng úc . Mặt khác, ông cũng hoạt động với
cộng đồng người Tàu buôn bán làm ăn ở Úc, lôi kéo họ luôn luôn cùng hướng về
quốc nội .
Tin báo chí về việc ông Hoàng
Tương-mạc bỏ xứ chạy qua Úc sanh sống là như vậy nhưng liệu có chắc như vậy
không ? Hay vụ dính liếu với tham nhủng chỉ là cái cớ để ông ta có lý do
tới Úc ở, làm ăn và hoạt động nhằm phục vụ đảng cộng sản tàu ? Nên nhớ
triết lý sống muôn đời của người Tàu là lượm bạc cắc . Nhưng cũng đừng quên họ
là người biết xài tiếng một cách vô cùng khôn ngoan . Họ thường nói họ có thể
sống bất cứ nơi nào, dưới bất kỳ chánh quyền nào, miển nơi đó cái túi áo, miệng
túi mở ra phía trên !
Vậy khi Tương-mạc bỏ ra 3 triệu
đô-la ủng hộ các chánh đảng úc, ai dám chắc ông ta không dự sẳn ý đồ sẽ lủng
đoạn chánh trị úc có lợi cho nước Tàu ? Rất may, chánh phủ Úc đã kịp thấy
và chận đứng ngay kế hoạch phá nước Úc của Bắc kinh .
Thực tế, Tương-mạc trong lúc nghĩ
chắc ở yên ở Úc, và sắp trở thành công dân úc, bèn tích cực tham gia các tổ
chức người Tàu thân cộng, làm Chủ tịch Hội
Vận động Thống nhứt Trung quốc trong Hòa bình (Australian Council for the
Promotion of Peaceful Reunification of China - ACPPRC), kêu gọi người tàu ở Úc
phản đối nổ lực độc lập của các nước Đài-loan, Tân-cương, Tây-tạng .
Khi Tập Cận-bình tới Úc lần đầu tiên
năm 2014, Tương-mạc đón tiếp như tư cách ông ta là Đại diện Cộng đồng người Tàu
công dân Úc vậy .
Bỏ tiền ra mua quốc tịch úc không
thành, Tương-mạc bèn phê phán Úc không phải là nước có công bình, có đạo lý như
ông ta tưởng và, dĩ nhiên phản ứng theo đúng truyền thống doanh thương tàu, ông
đòi lại 3 triệu đã đầu tư ở các chánh đảng úc, nói để làm từ thiện (Việt Luận 22/02/2019) .
Cộng đồng người tàu ở Úc cũng
chia làm 2 phe . Những người tới Úc sau biến cố 30/04/75 phần lớn đều chống đối
Bắc kinh . Còn những người tới Úc sau này đều đi từ Tàu cộng theo diện di dân
lập nghiệp . Họ chỉ biết làm ăn kiếm tiền và có dự tính đem tiền về làm ăn thêm
ở quê hương . Họ chỉ biết có chánh phủ Bắc kinh .
Năm 2016, có lẽ do nhà cầm quyền
bắc kinh chỉ thị, những người tàu này tổ chức văn nghệ vinh danh Mao Trạch-đông
liền bị những người tàu kia phản đối cho rằng Mao Trạch-đông là tên tội phạm
chống nhơn loại và chánh quyền bắc kinh vi phạm nhơn quyền . Họ vẫn chưa quên
Mao đã giết trên 70 triệu dân tàu . Và
vụ Thiên An môn, Đặng Tiểu-bình cho xe tăng tới giải táng sinh viên biểu tình
đòi dân chủ, cán chết hàng ngàn sinh viên .
Ở Pháp và Úc, hai trường hợp, về
tính cách có khác nhau, nhưng mục tiêu vẫn là một, nhằm phục vụ cho chánh sách
bành trướng ảnh hưởng của Bắc kinh, thôn tính các nước nhỏ và gần trước, từng
bước đi tới thực hiện giấc mộng tàu làm chủ thế giới .
Trong lúc đó, người Việt nam vẫn
tự hào dân tộc có hơn 4 ngàn năm văn hiến, có lịch sử hào hùng mấy lược đánh
Tàu thất điên bát đảo . Phải chăng vì vậy mà chưa vội lo sợ thực tế đảng cộng
sản đang đem đất nước sáp nhập vào nước tàu ?
Nguyyễn thị Cỏ May
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire