Tai nạn giao thông VN: 'Đi đứng kiểu gì cũng chết'
Quê tôi
là một vùng trồng lúa thanh bình ở Miền Tây.
Chỉ
trong vòng trên dưới 5 km
trong khoảng cách ba ngày (từ mùng hai đến mùng bốn) trên đường đi chúc Tết tôi
đã chứng kiến hai đám ma mà hỏi ra đều do tai nạn giao thông.
Trên
đường từ thành phố về quê bánh xe của tôi lăn qua không biết bao nhiêu là chỗ
quằn quện người ta dùng sơn ghi lại hiện trường vụ tai nạn.
Nào là
vệt bánh xe, vệt nạn nhân nằm, rồi không biết vệt gì mà vẽ dài từ chỗ này sang
chỗ khác; rồi có chỗ còn vết máu thâm đen người ta lấy vôi rắc lên để đánh dấu
một vụ tai nạn còn mới; có chỗ vệt sơn cũ chưa phai đã có vệt sơn mới chồng
lên.
Cứ chạy
một lát là thấy vệt sơn ngoằn ngoèo như thế thử hỏi sao không ớn lạnh?
Mấy
ngày Tết, đi chúc Tết ai mà không uống? Ít cũng vài lon còn nhiều là quắc cần
câu.
Uống
xong thì ai cũng phải về, mà ai cũng đi phương tiện cá nhân thì ai cũng phải tự
lái xe về. Vậy thì bất chấp say xỉn đến mức nào anh vẫn phải chạy xe ra đường.
Mà đi chúc Tết mấy ai đi một mình mà nhiều người còn chở vợ con theo nữa.
Đến đây
chúng ta mới thấy bức tranh giao thông ngày Tết ở Việt Nam nguy hiểm đến mức
nào.
Biết
bao nhiêu người đùa giỡn với số phận và đặt sinh mạng mình trước lưỡi hái tử
thần.
Không
cấm được tình trạng say xỉn?
Đến hết
mùng 6 Tết năm nay, tức ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Tết, thống kê của Bộ Công
an được báo chí trong nước dẫn lại cho biết đã có 183 người chết trong 280 vụ
tai nạn giao thông. Đó là chưa kể 245 người khác bị thương.
Nếu
tính bình quân trong 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi thì mỗi ngày có trên 20 người bỏ
mạng trên các con đường ở Việt Nam. Ngay cả thương vong mỗi ngày ở những vùng
có chiến sự như Afghanistan hay Syria cũng không đến mức đó. Đó là chưa kể
những nạn nhân bị mất khả năng lao động hay tàn phế cả đời.
Thành
ra mấy ngày Tết ở Việt Nam, tôi chạy xe mà tâm trạng căng như sợi dây đàn.
Người
biết chuyện thì khuyên tôi mấy ngày Tết không nên ra đường vào giờ chiều vì giờ
đấy đầy những người đi chúc Tết về người nồng nặc mùi rượu chạy lạng quạng.
Cẩn
thận là vậy nhưng tôi vẫn không thể lường hết được những kẻ băng ngang bổ ngửa.
Có những lúc đang chạy ngon trớn bỗng có người muốn xẹt là xẹt, không xi nhan,
không xin đường khiến người chạy sau chới với.
Có lần
vào lúc nhá nhem tối từ trong đường ruộng bỗng xẹt ra một chiếc xe máy không
đèn đóm phóng cái ào ra quốc lộ mà trên xe là một anh chàng cởi trần không đội
nón bảo hiểm. Bữa đó tôi mà chạy nhanh chút thì giờ này có lẽ không còn ở đây
mà viết những dòng này.
Để thấy
mức độ phủ sóng của tai nạn giao thông ở Việt Nam hãy thử hỏi trong chúng ta có
bao nhiêu người có người thân, người quen hoặc người mình biết đã từng bị tai
nạn?
Riêng
bản thân tôi từ nhỏ đến lớn đã nghe thấy cả chục vụ.
Có bạn
học mất cả cha lẫn mẹ trong một tai nạn xe khách rồi phải đứng ra gánh vác gia
đình.
Có
người đồng nghiệp mất một lúc nhiều người thân vì xe lật đèo.
Có anh
hàng xóm chỉ một lần bị té xe mà phải nằm như khúc gỗ một chỗ suốt mấy chục năm
trời để cha mẹ hàng ngày chăm sóc.
Có một
bác bạn ba tôi mới hôm trước còn nói chuyện mà hôm sau chỉ vì uống say không
làm chủ tay lái mà bị tông xe đến nỗi phải lấy ra hộp sọ.
Cho nên
mỗi lần nghe nói tai nạn giao thông là tôi lại rùng mình. Không chỉ làm chết
người mà hậu họa để lại vô cùng lớn: làm tan nát cả gia đình, tước mất tương
lai của trẻ thơ và để lại nỗi đau dai dẳng, nhức nhối không bao giờ thôi cho
người ở lại.
Nói đâu
xa, chỉ trong vòng một tháng đầu năm nay cả nước đã liên tục chấn động với các
vụ tai nạn thảm khốc.
Ở Long
An, xe container cày thẳng vào đám đông dừng đèn đỏ phía trước làm bốn người
chết và hàng chục người khác bị thương.
Tại Hải
Dương, đoàn người đi bộ trên quốc lộ sau khi viếng nghĩa trang liệt sỹ bị xe
tải nhào tới đâm tới tấp làm tám người tử vong.
Tới
Bình Dương, ba đứa trẻ thơ ở tuổi cần cha cần mẹ nhất bỗng dưng mồ côi sau khi
cha mẹ các em bỏ mạng dưới bánh xe container trên đường đi sắm Tết.
Và cho
đến giờ, tôi vẫn không thể nào quên vụ đoàn xe rước dâu gặp nạn ở Quảng Nam hồi
giữa năm ngoái làm chết gần như cả nhà, cả dòng họ với 13 mạng người. Nỗi đau
thấu trời xanh!
Rõ ràng
ở nước ta hiện nay, không chỉ phóng nhanh vượt ẩu mới chết, mà đứng chờ đèn đỏ
cũng chết, đi bộ dưới đường cũng chết, chạy đàng hoàng bị thằng chạy ẩu nó tông
cho cũng chết, thậm chí ở trong nhà cũng bị xe container càn tới cũng chết.
Kiểu gì
cũng chết!
Tai nạn
giao thông chính là một trong những lý do quan trọng làm giảm chất lượng cuộc
sống ở Việt Nam, khiến nhiều người Việt ở nước ngoài ngần ngại không dám về quê
ăn Tết, khiến nhiều người, trong đó có tôi, luôn trong cảm giác hồi hộp, bất an
mỗi khi mình hay người thân mình phải đi ra đường.
Tai nạn
như cơm bữa có nghĩa bất cứ ai trong chúng ta và những người thân yêu của chúng
ta đều có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào - sống nay chết mai.
Vấn nạn
này nghiêm trọng đến nỗi nó trở thành một vấn đề quốc gia và thu hút sự quan
tâm ở cấp cao nhất với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia hiện do phó Thủ tướng
thường trực đứng đầu.
Nhưng
mà tại sao năm này đến năm khác càng ngày chúng ta càng nghe thấy nhiều vụ tai
nạn nghiêm trọng?
Dân
quen bừa bãi?
Có khi
nào do số lượng người và phương tiện ngày càng đông? Nói như vậy khác nào mặc
định tai nạn là tất yếu.
Tuy
nhiên, cần nhớ là đường sá giờ đây so với mấy chục năm trước đã tốt hơn nhiều:
đường rộng hơn, có đường mới, có đường tránh thị tứ đông đúc, có đường cao tốc
không cho xe thô sơ đi chung, có cầu vượt để người đi bộ tránh dòng xe phía
dưới, còn dải phân cách, đèn hiệu, biển báo giao thông thì đầy đủ hơn…
Bản
thân tôi hôm mùng 8 Tết cũng chứng kiến rất nhiều người vác mía chiều dài mấy
lần chiếc xe máy của họ nghênh ngang trên đường; có khi đang chạy thì bị bụi từ
những xe chở cát không che chắn bay mù mịt vào mắt làm phải dừng xe đột ngột
giữa đường..
Có lần
tôi chứng kiến có người dừng xe ba gác giữa cầu để bán hàng, còn ngay dưới chân
cầu có người thản nhiên băng qua ngay trước mũi những xe đang bon bon chạy
xuống. Ở những chỗ đèn giao thông đếm giây, chưa hết thời gian đã có người bóp
còi thúc đít inh ỏi.
Vấn đề
là ở Việt Nam những hành động nguy hiểm đó ít nhiều được cảm thấy là bình
thường.
Đơn cử
như việc chợ búa họp sát lòng đường: bao nhiêu người trong chúng ta thích tạt
vào mua con cá, mớ rau thay vì chạy vào chợ?
Hay lề
đường trở thành nơi để xe (thậm chí cho cơ quan Nhà nước), nơi bày hàng hóa,
bày hàng quán thì ít nhất những ai lấn chiếm và những người sử dụng (đậu xe,
gửi xe hay ăn hàng) có cho là sai trái hay không?
Bản
thân tôi đã chứng kiến nhiều quán nhậu bày bàn ghế ra chiếm hết vỉa hè hay
nguyên một con 'đường sủi cảo' Hà Tôn Quyền bị chiếm trọn để xe và để bàn cho
khách ngồi.
Ra
đường 'kiếm chác'
Làm sao
mà ai đó có thể chiếm trọn vỉa hè hay một con đường nếu không được công an hay
chính quyền sở tại bật đèn xanh?
Trong
một xã hội 'ăn không từ cái gì của dân' thì ắt phải có chung chi. Vậy là, người
dân làm càn đã đành mà lực lượng thực thi pháp luật cũng góp phần thúc đẩy cho
những hành vi càn quấy đó.
Nếu một
tay lái quờ quạng vẫn được cấp bằng, một chiếc xe lỗi kỹ thuật vẫn được đăng
kiểm tốt, một lỗi vi phạm giao thông vẫn được nhắm mắt cho qua thì hậu quả sẽ
có bao nhiêu chết chóc, thương vong? Đồng tiền mà anh ăn được là thấm bằng máu
và nước mắt của người dân vô tội.
Ít có
nước nào mà cảnh sát giao thông bị khinh như ở Việt Nam. Cũng cần thông cảm là
họ không thể sống với đồng lương chết đói, và cần thấy rằng họ tha hóa đến mức
như vậy ngoài thể chế tham nhũng từ trên xuống dưới cũng có một phần lỗi của
người dân.
Tâm lý
chung khi bị thổi phạt thì ai cũng chủ động tìm cách chung chi cho xong thay vì
chấp nhận nộp phạt hoặc bị tịch thu phương tiện, bằng lái rất phiền phức.
Lực
lượng cảnh sát giao thông đóng vai trò quan trọng trong kỳ họp thượng đỉnh
Trump-Kim tại Hà Nội vừa rồi
Riết
rồi thành quen. Cảnh sát giao thông thay vì đường đường chính chính, thiết diện
vô tư, giữ nghiêm kỷ cương để được dân nể, dân sợ đằng này hễ thấy đưa tiền thì
ham - riết thành ra ra đường vì hám hơi tiền. Dân họ cho ăn xong rồi họ gọi chó
này chó nọ hoặc nói những lời rất khó nghe như 'Tết đói quá nên tụi nó ra đường
kiếm chác'.
Vì các
lý do trên, việc giữ chuẩn mực trong giao thông ở Việt Nam rất thấp từ tất cả
mọi phía.
Tính
thiếu kỷ luật, du di, tùy tiện, xuề xòa, dễ dãi đâu đâu cũng có vì nó ăn sâu
vào văn hóa nông nghiệp của người Việt. Ý thức thấp còn có thể nâng cao, nhưng
nếu nó quyện chặt vào tâm tính, tình cảm, tập quán của người dân thì khó lòng
mà thay đổi được.
Chính
vì dễ dãi, xuề xòa như thế mà nhiều người vẫn chấp nhận hoặc chí ít là thông
cảm việc uống rượu bia lái xe.
Khó
nhưng không phải là hết cách. Việt Nam đã từng làm được những việc khó như cấm
đốt pháo hay bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Cần
quyết tâm rất lớn của toàn hệ thống chính trị. Lúc đầu sẽ rất vất vả vì đâu đâu
cũng có vi phạm nhưng qua giai đoạn đầu mọi việc sẽ vào guồng. Chưa kể, khi
thấy ai ai cũng chấp hành thì những người cứng đầu nhất cũng phải làm theo.
Ngoài
ra, nếu lực lượng cảnh sát giao thông trở lại đúng vai trò của mình là đảm bảo
an toàn giao thông chứ không phải rình mò kiếm chác, thì tôi nghĩ đại đa số
người dân sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền thuế ra trả lương cho cảnh sát giao thông
xứng đáng hơn để họ làm việc đàng hoàng.
Một ví
dụ về làm quyết liệt là truy tố những quán nhậu đã bán rượu bia cho khách hàng
lái xe gây tai nạn. Mặc dù người mua rượu bia phải hoàn toàn có trách nhiệm với
quyết định của mình, nhưng người bán nếu biết khách hàng lái xe nhưng vẫn nhắm
mắt làm ngơ vì đồng lời thì phải chịu liên đới.
Sẽ có
người giãy nảy. Làm vậy khác nào đóng cửa hết quán nhậu? Nhưng đó mới là làm
quyết liệt. Nếu chúng ta phản đối thì có nghĩa là chúng ta vẫn còn dễ dãi, du
di. Như thế chúng ta phải vẫn sống chung với lũ dài dài.
Nguyễn
Lễ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire