COP25 tại Madrid: “Hành tinh này gần đến mức không thể quay lại” ( Mai Thanh Truyết )


COP25 đang diễn ra tại Madrid từ ngày 2 đến 13 tháng 12 năm 2019. Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh quan trọng trong năm để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới đã tập trung cho hội nghị Biến đổi Khí hậu COP25 của LHQ năm 2019 tại trung tâm hội nghị IFema của Madrid.
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, hôm Chủ nhựt nói rằng “hành tinh này gần đến mức không thể quay lại” (close to a point of no return).
Hội nghị thượng đỉnh đánh dấu "điểm không thể quay lại" trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của nhân loại. 

Thượng đỉnh về khí hậu, sẽ đặt ra “khung làm việc” (framework) cho một giai đoạn mới về hành động khí hậu, bắt đầu từ 2/12 tại thủ đô của Tây Ban Nha. COP25 là Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu cuối cùng của LHQ trước năm 2020, năm mà nhiều quốc gia phải đệ trình các báo cáo và kế hoạch hành động khí hậu mới.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, nói rằng các quyết định quan trọng phải được đưa ra "ngay bây giờ" để hạn chế khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính.

"Chúng ta cần một sự thay đổi nhanh chóng và sâu sắc trong cách thức nhân loại kinh doanh, tạo ra năng lượng, xây dựng các thành phố, di chuyển và nuôi sống bản thân, loại bỏ chứng nghiện carbon", ông Antonio Guterres nói. Ông kêu gọi đặc biệt từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và điều tiết thị trường carbon.

"Tại hội nghị Thượng đỉnh tại Glasgow vào năm 2020 (COP26) với những đóng góp của các quốc gia có nhiều tham vọng hơn và những chiến lược dài hạn này phải dẫn đến việc khử carbon một cách có tuần tự, công bằng và hiệu quả. Guterres tuyên bố rằng hành tinh này rất gần tới điểm không thể quay trở lại và thúc giục tất cả các quốc gia cần có nhiều "tham vọng" hơn để cắt giảm khí thải ô nhiễm vì đây là "thời điểm quan trọng" để chống biến đổi khí hậu.

1 -  Khí hậu, bình đẳng và khử carbon.
Tác động của biến đổi khí hậu 'ảnh hưởng' không đồng đều đến các quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau đã được các nhà lãnh đạo thế giới đánh dấu. Bộ trưởng môi trường Chile Carolina Schmidt tuyên bố rằng tính cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thế giới "không công bằng" vì nó nhằm làm tổn thương những quốc gia dễ bị tổn thương (vulnerable) trước hết.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi cũng đề cập rằng cuộc khủng hoảng khí hậu cần được giải quyết theo nghĩa "công lý kinh tế và môi trường cho tất cả mọi người" (economic and environmental justice for all). Bà tiếp trong buổi lễ khai mạc:"Tất cả chúng ta đều tin rằng chúng ta có trách nhiệm đạo đức đối với các thế hệ tương lai để vượt qua hành tinh này theo cách tốt hơn, cách tốt nhất có thể".

King of Spain, Felipe VI cũng nêu ra rằng những người dễ bị tổn thương nhất là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các quốc gia đang phát triển bởi tác động của sự hâm nóng toàn cầu, làm trầm trọng thêm những rủi ro và nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội, nghèo đói.

Con đường khử carbon cũng được nhấn mạnh là một trong những mục tiêu chính của các quốc gia chống lại biến đổi khí hậu, một trong những vấn đề nổi bật từ hội nghị thượng đỉnh khí hậu cuối cùng được tổ chức năm ngoái (2018) tại Ba Lan (COP24).

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu: "Trong 10 ngày nữa, Ủy ban Châu Âu sẽ trình bày GreenDeal của EU. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành lục địa trung hòa khí hậu (climate neutral) đầu tiên vào năm 2050. Nếu chúng tôi muốn đạt được mục tiêu đó, chúng tôi phải hành động và thực hiện các chính sách của mình ngay bây giờ. Quá trình chuyển đổi này cần một sự thay đổi thế hệ.” FOR ACTION IS NOW

2 -  Những kết ước trong COP25
· Đạt được tính trung lập carbon: Đã đến lúc phải huy động một số lượng lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để đưa ra và thực hiện các giải pháp sẽ đẩy nhanh quá trình khử carbon của nền kinh tế;

· Thực hiện các giải pháp cụ thể cho quá trình khử carbon trong hệ thống điện: Đã đến lúc đầu tư vào các vấn đề như lưu trữ năng lượng, quản lý nhu cầu, sạc linh hoạt cho xe điện và kết nối;

· Phát triển năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng vững chắc: Đã đến lúc cần phải tiến bộ hơn với các mô hình bền vững để quản lý và thoát nước cũng như các giải pháp để giảm dấu ấn khí hậu ở các thành phố lớn;

· Kết hợp các mô hình đầu tư cho cơ sở hạ tầng bền vững ở châu Mỹ Latinh.

Chúng ta không có thời gian để trì hoãn hành động vì khí hậu. Tất cả chúng ta phải làm nhiều hơn bao giờ hết để tranh đấu cho mục tiêu nầy. Do đó, năng lượng sạch, hạ tầng cơ sở vững chắc, nước và các thành phố bền vững sẽ hình thành trong chương trình nghị sự COP25.

Chống biến đổi khí hậu là một ưu tiên quan trọng đối với mọi công dân thế giới. Mỗi chúng ta cần hành động để thiết lập một mô hình kinh doanh bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo tiến bộ xã hội và cân bằng môi trường.

3 - Ngay bây giờ là thời điểm cần cho hành động.

Một trong những động cơ thúc đẩy Hiệp định Paris – COP21 là việc áp dụng triệt để Điều 6 (Article 6). Phần này của Thỏa ước Paris cho phép các quốc gia hợp tác để đạt được các mục tiêu biến đổi khí hậu. Trong khi các quy tắc và hướng dẫn vẫn đang được xác định, Điều 6 giúp các quốc gia có thể hợp tác để giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm cả việc thông qua đầu tư vào các công nghệ thân thiện với carbon (carbon friendly technology) và sử dụng thị trường carbon (carbon market). Các hợp tác cùng có lợi (win-win collaboration) được thực hiện do Điều 6 dự kiến sẽ làm tăng ý chí tập thể về biển đổi khí hậu nói chung và giúp tránh các tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Năm nay tại COP25, các nhà đàm phán đang làm việc cật lực để áp dụng các quy tắc và hướng dẫn cứng rắn hơn để thực hiện Điều 6 và thúc đẩy hành động biến đổi khí hậu mạnh hơn so với COP21.

4 -  Làm thế nào để đối phó với sự biến đổi khí hậu?
Cần đưa hành động vì khí hậu của mỗi công dân toàn cầu nhằm gia tăng cường độ cao hơn!
Hoạt động của con người đang khiến hành tinh của chúng ta ấm lên với tốc độ đáng báo động qua những bằng chứng khoa học rất rõ ràng và không thể bác bỏ được. Các cơ quan khoa học quốc tế đã cảnh báo rằng chúng ta chỉ còn hơn 10 năm để giảm một nửa lượng khí thải để tránh những tác động tàn phá nhất của biến đổi khí hậu đối với nguồn cung thực phẩm, an ninh quốc gia, sức khỏe toàn cầu, thời tiết khắc nghiệt, v.v.

Chúng ta không còn thời gian để lãng phí nữa, và năm 2020 sẽ là một bước ngoặc quan trọng đối với hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần hành động khẩn cấp và tăng ý chí tập thể về biến đổi khí hậu ở mọi cấp độ, từ nguyên thủ quốc gia đệ trình các cam kết dứt khoát cho Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Tất cả chúng ta đều có khả năng làm một cái gì đó để giải quyết những thách thức khí hậu hiện nay và vẫn có thể làm nhiều điều hơn nữa trong lãnh vực nầy.

5 - Những gì cần làm cho những ngày sắp tới?
· Tiếp cận thông tin
 “Kiến thức là sức mạnh”. Hãy tìm hiểu thêm một cách khoa học về thách thức khí hậu và trách nhiệm mà tất cả các ngành chủ chốt trong việc giải quyết vấn đề. Hãy làm tăng thêm tiếng nói của bạn vào các vấn đề đang định hình cuộc tranh luận về khí hậu cũng như dữ liệu dựa trên bằng chứng mới liên quan trực tiếp đến những thay đổi khí hậu của chúng ta.

Xử dụng năng lực của bạn như một nhà khoa học công dân (citizen scientist).
· Hãy nhận lấy trách nhiệm cho chính mình.

Hãy tự kiểm kê cá nhân về tác động của bạn lên hành tinh này, Và hãy nhớ rằng, nếu bạn có thể “cân đong đo đếm” được nó, bạn có thể quản lý nó! Từ đó, bạn có thể tính toán được lượng khí thải carbon của bạn. Và sau cùng, bạn có thể cân nhắc bù đắp lượng khí thải carbon bằng cách đầu tư vào các dự án năng lượng sạch và tái tạo trên khắp thế giới, thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ hành tinh của chúng ta.

· Xem xét các ổ cắm điện trong nhà.
Bạn có thể sử dụng năng lượng hiệu quả hơn bằng cách rút phích cắm ra khỏi ổ điện mỗi khi chấm dứt việc xử dụng một bộ phận điện nào đó. Và nếu có thể xử dựng năng lượng tái tạo trong nhà. Tất cả những điều này có thể giúp làm giảm tác động cá nhân của bạn. Như vậy, chính bạn đã …cải thiện và đóng góp vào Hành động Xanh – Acts of Green của bạn đó!

· Di chuyển thông minh hơn.
Giao thông vận tải hiện là nguồn phát thải carbon lớn nhất ở Hoa Kỳ. Bất kỳ bạn sống ở đâu, du lịch bằng xe hoặc máy bay đều góp phần lớn vào dấu ấn carbon (carbon imprint) toàn cầu như: xử dụng phương tiện công cộng, đi xe đạp hoặc đi bộ khi có thể - nó rất tốt cho sức khỏe, ví tiền của bạn và giảm thiểu được việc phát thải khí CO2.

·  Hành động vì khí hậu.
Thực phẩm của bạn là một dấu ấn carbon; đó là khí thải nhà kính được tạo ra bằng cách trồng, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, nấu ăn và chế biến thực phẩm cho chúng ta ăn. Việc sản xuất hàng loạt thịt, sữa và trứng có trên hành tinh của chúng ta đã là một tác động lớn trên sự biến đổi khí hậu!

Ngoài ra, chất thải thực phẩm là một góp phần rất lớn tiềm ẩn trong biến đổi khí hậu. Trên thực tế, nếu chất thải thực phẩm toàn cầu là một quốc gia, nó sẽ là nơi phát thải khí nhà kính lớn thứ ba, sau Trung Cộng và Hoa Kỳ. Dấu ấn carbon của thực phẩm bị lãng phí này ước tính là khoảng 3,3 tỷ tấn CO2.

Do đó, hãy thưởng thức bữa ăn có nguồn gốc thực vật, tiết giảm chất thải thực phẩm hoàn toàn và phân hủy phế liệu thực phẩm, bạn đã giải quyết được 3,3 tỷ tấn carbonic rồi đó!

· Tổ chức
Một người có thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nếu cùng nhau hợp quần, chúng ta có thể tạo ra một phong trào. Hãy xem xét các cộng đồng mà bạn là một thành viên: - Khu phố bạn đang ở; - Trường học, công ty hoặc tổ chức của bạn; - Chùa chiềng, nhà thờ, thánh thất, các tổ chức đức tin hoặc nhóm yoga của bạn… Tất cả hành động tập thể đó có thể có tác động lớn - và ảnh hưởng lớn - để thay đổi thói quen có hại cho sự biến đổi khí hậu.

6 - Tại sao các quốc gia tăng tham vọng của họ lại khó khăn đến như vậy?
Nhiều quốc gia đã do dự để tăng tham vọng của họ vì nhiều lý do.
· Trước hết, nhiều quốc gia không tin tưởng rằng các nguồn phát thải CO2 lớn sẽ giảm đáng kể, một phần vì các quốc gia này không phải là các bên (parties) tham gia hoặc đã rút khỏi Nghị định thư Kyoto.

· Sự khác biệt về triết học, những hạn chế chính trị trong nước và khả năng công nghệ không đủ mạnh để áp lực các quốc gia có khả năng thực hiện các cam kết giảm phát thải.

· Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu và các nền kinh tế lớn nhất châu Á đã khựng lại… khiến nhiều quốc gia chuyển tiền ra khỏi những dự án năng lượng sạch và phát triển carbon thấp (clean energy and low-carbon development) nhằm tiếp tục ủng hộ các hoạt động kinh doanh thông thường.

Một yếu tố khác trong việc tăng tham vọng là liệu tất cả các quốc gia có nhận thức một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm phát thải là công bằng hay không?

Nhiều quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi tin rằng họ không cần phải thực hiện các hành động có ý nghĩa bởi vì họ không chịu trách nhiệm về mặt lịch sử đối với phần lớn khí thải CO2. Hơn nữa, nhiều quốc gia trong số trên cảm thấy rằng họ chỉ có thể hành động nếu các nước đã phát triển cung cấp tài chính, xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.

Tăng cường tham vọng là yếu tố sống còn đối với sự thành công của United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC và sức khỏe của trái đất chúng ta đang sống. Nếu các quốc gia không đồng ý với các cam kết tham vọng hơn, cả về giảm thiểu phát thải và hỗ trợ tài chính, thì thế giới chắc chắn sẽ phải chịu tác động của biến đổi khí hậu.

7 -  Kết luận
Theo thỏa thuận năm 2015, hơn 200 quốc gia cam kết duy trì sự hâm nóng toàn cầu ở mức dưới 20C vào năm 2100 so với mức trước công nghiệp và, nếu có thể, ở mức dưới 1,5 độ trên. Thế giới bây giờ ấm hơn 1,1 độ so với thời điểm bắt đầu Cách mạng Công nghiệp - một sự thay đổi đã ảnh hưởng sâu sắc đến hành tinh và cuộc sống của con người.

Đúng vậy, biến đổi khí hậu ngày càng nằm trong chương trình nghị sự, bởi vì những tác động hủy diệt của nó ngày càng trở nên rõ ràng hơn và không thể bỏ qua - ngay cả bởi những người quyền lực nhất thế giới.

Mới hôm thứ Hai (2/12/2019), một báo cáo mới từ Oxfam cho thấy sau mỗi 2 giây, một người bị buộc rời khỏi nhà do biến đổi khí hậu.

Tổng Thư Ký LHQ Guterres phát biểu:”Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, và điểm không thể quay lại không còn ở phía chân trời nữa. Nó ở trong tầm nhìn và đang lao về phía chúng ta”.

Nghe qua có vẻ hơi đáng báo động. Câu hỏi được đặt ra là COP25 có thực sự là 'điểm không thể quay lại' không?

Cuộc họp ở Madrid là cuộc họp mặt cuối cùng của nhóm COP-Conference of Parties trước năm 2020, năm mà thỏa thuận Paris có hiệu lực.

Khi các quốc gia ký thỏa thuận trở lại vào năm 2015, họ đã đồng ý rằng phát thải khí nhà kính toàn cầu phải đạt cực đại vào năm 2020, và sau đó bắt đầu giảm - hoặc thế giới sẽ đối mặt với thiệt hại, tai hại, và không thể đảo ngược.

Theo các kịch bản hiện tại, lượng khí thải sẽ cần giảm 7,6% mỗi năm trong thập kỷ tới.
Điều đó sẽ yêu cầu hầu hết các quốc gia phải tăng cường các cam kết của họ trước cuộc họp COP tiếp theo tại Glasgow vào tháng 11 sang năm 2020. Theo LHQ, nếu chúng ta chỉ dựa vào các kế hoạch khí hậu hiện tại, nhiệt độ có thể được dự đoán sẽ tăng thêm 3,20C vào cuối thế kỷ này.

Nghe thật đáng sợ. Nhưng chúng ta có thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn điều này?
Vâng. Nhưng chúng ta cần phải hành động nhanh chóng. Bằng cách nào?

Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cho 13% lượng khí thải toàn cầu, nguồn phát thải lớn thứ hai thế giới sau Trung Cộng. Nhưng thế giới có thể khó đạt được mục tiêu hơn nếu không có Mỹ - sự vắng mặt của Mỹ có nghĩa là những người gây ô nhiễm lớn khác trên thế giới sẽ phải tăng cường các cam kết của họ.

Mặc dù Thượng đỉnh COP25 còn đang diễn ra tại Madrid, nhưng người viết hình dung được bản Thông cáo chung, hay những Kết ước sắp tới, hay gì gì đi nữa…cũng chỉ là những văn bản có tính cách “hàn lâm” như những lần trước để rồi mỗi nguyên thủ quốc gia sẽ mang về bảo quản trong văn khố quốc gia…và để rồi cũng vào ngày nầy sang năm 2020 sẽ qua Glasgow, Anh Quốc tiếp thục tham dự Thượng đỉnh COP26.

Mong rằng kỳ họp ở Madrid lần này sẽ không là “giấc mơ trong mộng” nhưng sẽ mang lại những quyết định và kế hoạch cụ thể hơn 24 kỳ họp Thượng đỉnh trước.
 “Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu” và “Hãy quay về hướng mặt trời thì bạn sẽ không thấy bóng tối.” – Helen Keller
Mai Thanh Truyết
Chào mừng Thượng đỉnh COP25 trong hy vọng
Houston - 3/12/2019
Ghi chú:
In the climate negotiations, “ambition” refers to countries’ collective will—through both domestic action and international initiatives—to cut global greenhouse gas emissions enough to limit global temperature rise to 2°C above pre-industrial levels.

Trong các cuộc đàm phán về khí hậu, “tham vọng” đề cập đến ý chí tập thể của các quốc gia, thông qua cả hành động trong nước và các sáng kiến quốc tế nhằm cắt giảm khí thải nhà kính đủ để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2°C so với mức trước công nghiệp.

Aucun commentaire: