Subject: Mỹ
suy nhựơc - Tàu cộng trổi dậy
Trong di sản của
mình, Tổng thống Barack Obama không chỉ khiến thế giới trở nên hỗn loạn hơn, mà
còn làm suy giảm nghiêm trọng sức mạnh của nước Mỹ. Với chính sách thận trọng đầy
thiện chí của Obama dành cho Trung Quốc - quốc gia cường bạo nhất thế giới này
đã chớp lấy cơ hội “ngàn năm có một”
để đẩy mạnh một mạng lưới các “pháo đài” đảo
nhân tạo trên Biển Đông, hòng kiểm soát tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất
thế giới trong thế kỷ 21.
Trong cuộc tranh luận của
các ứng viên Cộng hòa trên truyền hình vào tháng 2/2016, Thượng nghị sĩ Marco
Rubio bị chế giễu vì ông nhắc đi nhắc lại rằng: "Hãy bỏ ngay suy
nghĩ rằng Barack Obama không biết mình đang làm gì. Ông ta biết chính xác mình
đang làm gì". (1)
Marco Rubio được coi là
một trong những Thượng nghị sĩ Cộng hòa “nhạy cảm”, thường xuyên lên án ĐCSTQ,
và quan điểm của ông về Barack Obama vào thời điểm ấy chưa hẳn tất cả mọi người
đều đồng ý: Đó là Tổng thống Obama đang thực hiện kế hoạch cố ý làm suy giảm,
làm tổn hại, hoặc thậm chí là phá hủy hoàn toàn nước Mỹ...
Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng Tổng thống Obama đang thực hiện kế hoạch cố ý làm suy giảm, làm tổn hại, hoặc thậm chí là phá hủy hoàn toàn nước Mỹ... (Ảnh: Getty)
Trung Quốc nắn gân, coi
thường - tân Tổng thống bày tỏ thiện chí
Năm 2009 khi mới nhậm chức,
Tổng thống Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên với sự kỳ vọng duy nhất vào lợi
ích chung với Trung Quốc.
Chỉ trích chủ nghĩa đơn
phương của Tổng thống George W Bush và hạ thấp yếu tố Cam kết của chính quyền
tiền nhiệm, Tổng thống Obama đề nghị mối quan hệ PCC (Tích cực, Hợp tác và Toàn
diện) thay thế CCC (Hợp tác, Xây dựng và Thẳng thắn) của Tổng thống G.Bush với
Trung Quốc.
Phải chăng khi sử dụng từ
'Tích cực' thay thế 'Thẳng thắn', ông Obama đã phản ánh quan điểm của chính quyền
ông phải miễn cưỡng khi thách thức Trung Quốc về các vấn đề bất đồng nhạy cảm?
Và khi sử dụng từ “Toàn diện”, Tổng thống Obama hé lộ lập trường “bắt tay” với
Trung Quốc.
Tháng 11/2009 - 10 tháng
sau khi nhậm chức - Tổng thống Obama đã có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc.
Khi đó, ông được xem là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, mang theo “làn
sóng” đầy thiện chí với Trung Quốc và trong ưu thế Đảng Dân chủ của ông đang kiểm
soát Quốc hội.
Thời điểm lần đầu tiên sang thăm Trung Quốc dưới vai trò Tổng thống Mỹ, Obama được xem là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, mang theo “làn sóng” đầy thiện chí với Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Đặt mối quan hệ lợi ích
với Trung Quốc lên hàng đầu, trong bối cảnh nền kinh tế nước Mỹ đang bị ảnh hưởng
nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tổng thống Obama phát biểu trên
tờ The Times rằng, mục tiêu của ông là “cải cách tài chính, chứ không phải là
nhà lãnh đạo của thế giới tự do”.
Giới lãnh đạo ĐCSTQ đã
coi phát biểu này là dấu hiệu của sự yếu đuối, và nhanh chóng thực hiện cương lĩnh
ngoại giao “dằn mặt” để thể hiện một lập trường mạnh mẽ hơn trên sân khấu thế
giới: Đó là làm bẽ mặt nguyên thủ của cường quốc hàng đầu thế giới.
Trong khi các bài phát
biểu của các Tổng thống tiền nhiệm Bill Clinton và George W Bush đều được Bắc
Kinh cho truyền hình trực tiếp, thì bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Tòa
Thị chính ở Thượng Hải lại không hề. Trong các cuộc họp báo chung với Chủ tịch
Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Obama cũng bị “chặn” không cho được tiếp xúc công khai,
và thậm chí không có được một cuộc họp báo có ý nghĩa.
ĐCSTQ đã kiểm soát gần
như mọi hoạt động của Tổng thống Mỹ trên đất nước họ. Orville Schell, một nhà
nghiên cứu về Trung Quốc cho biết: “Ông ấy không được phép nói nhiều.
Người Trung Quốc chỉ cho ông ấy gặp gỡ những người họ ấn định”.
'Sự cố ngoại giao' thể hiện thái độ coi thường của Trung Quốc đối với tổng thống Obama trong chuyển thăm Trung Quốc vào năm 2016. Để so sánh, Thủ tướng Angela Merkel đi trên thảm đỏ (trái), ông Obama đi lối cửa sau của máy bay bằng thang thường (phải). (Ảnh chụp video)
Sự đối xử đầy khiếm nhã
của Bắc Kinh chưa dừng tại đó. Trong cuộc hội kiến với Tổng thống Obama, Thủ tướng
Ôn Gia Bảo nói thẳng với nhà lãnh đạo Mỹ rằng, Trung Quốc không đồng ý với cụm
từ “G2” - ám chỉ đã soán ngôi độc quyền của nước Mỹ.
Khi vừa mới nhậm chức, Tổng
thống Obama từng đặt hy vọng Bắc Kinh sẽ hợp tác với Mỹ - mà ông gọi là nhóm G2
- để giải quyết các vấn đề nổi cộm trên thế giới. Obama cũng chính là người đã
tìm cách tiếp cận với nhà lãnh đạo ĐCSTQ, và quyết định không gặp Đức Đạt Lai Lạt
Ma để tránh làm Bắc Kinh nổi giận. Barack Obama cũng là vị tổng thống Mỹ đầu
tiên đến thăm Trung Quốc ngay năm đầu nhiệm kỳ. Tuy nhiên, chuyến thăm đầu tiên
này của ông đã phải nhận quả đắng.
Chưa đầy 1 tháng sau, tại
Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu Copenhagen tại Đan Mạch, Trung Quốc đã có cử chỉ
coi thường Tổng thống Mỹ khi chỉ cử một thứ trưởng Bộ Ngoại giao tới tham dự sự
kiện dành cho các nguyên thủ quốc gia thế giới.
Vì sợ làm mất lòng Trung Quốc, tổng thống Obama đã né tránh không gặp đức Đạt Lai Lạt Ma. (Ảnh: Getty)
Vì sợ làm mất lòng Trung Quốc, tổng thống Obama đã né tránh không gặp đức Đạt Lai Lạt Ma. (Ảnh: Getty)
Gần 2 năm sau, ngày 12/1/2011 , tờ China Daily đăng
bài: Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia số 1 thế giới. Đáng chú
ý là bài báo này được đăng ngay trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Washington gặp Tổng thống
Obama.
Liệu có thể tin bài báo
này xuất hiện một cách ngẫu nhiên trên tờ báo ngôn luận của ĐCSTQ, và lại còn
thảo luận một cách công khai Trung Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới? Đơn giản,
đó là một tín hiệu táo bạo cho thấy ĐCSTQ “bắn tin” cho ông chủ Nhà Trắng về dự
định “soán ngôi” số 1 của nước Mỹ.
Trong chuyến thăm đầu
tiên tới Trung Quốc, Tổng thống Obama đã thể hiện sự khiêm nhường và đầy thiện
ý, như thể để đảm bảo với lãnh đạo ĐCSTQ rằng, nước Mỹ không phải tìm cách kiềm
chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhưng nhà lãnh đạo ĐCSTQ
trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ - không phải để thể hiện sự khiêm nhường giống
như ông Obama đã từng làm với họ - mà là để công khai cho chính quyền Obama thấy
ý định rõ ràng rằng, Trung Quốc sẽ thống trị thế giới.
Là tổng thống của một cường quốc hàng đầu về quân sự và kinh tế, nhưng sự nhún nhường có phần yếu nhược của ông Obama trước Trung Quốc càng khiến quốc gia độc tài này trở nên hung hăng hơn bao giờ hết và quyết liệt giành lấy vị thế số 1 của nước Mỹ. (Ảnh: Getty)
Chuyến thăm 4 ngày trên
đất Mỹ của ông Hồ Cẩm Đào đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón bằng lễ nghi
long trọng nhất, với thảm đỏ và yến tiệc tại Nhà Trắng. Nhưng liệu có ngẫu
nhiên hay không khi ông Obama mở tiệc chiêu đãi vào tối ngày 19/1/2011, cũng
đúng là ngày cách đó 37 năm về trước, Trung Quốc xua quân xâm chiếm Hoàng Sa của
Việt Nam (19/1/1974).
Đó phải chăng là khúc dạo
đầu “nhường ngôi” của Hồ Cẩm Đào cho Tập Cận Bình, để ĐCSTQ bắt đầu một cuộc viễn
chinh ồ ạt tại Biển Đông...
Obama im lặng, Trung Quốc
lấn tới
Bất chấp đại dịch, tình
hình Biển Đông trong những ngày này lại nóng lên bởi các hành động ngỗ ngược
gây hấn, chèn ép, tấn công của Trung Quốc trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của
các quốc gia Đông Nam Á. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã liên tiếp lên
án các hoạt động khiêu khích, yêu cầu Trung Quốc dừng các hành vi bắt nạt, cũng
như gửi các tín hiệu cảnh cáo mạnh mẽ tới chính quyền Bắc Kinh, đồng thời điều
tàu chiến tới Biển Đông trong những ngày gần đây.
Trong bối cảnh này, hầu
như các nhà quan sát, chuyên gia quân sự và nguyên thủ các nước có chủ quyền
đang tranh chấp đều tập trung tìm cách đối phó với động thái tiếp theo của
Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng tất cả đều quên mất một điều rằng, tình huống
phức tạp này bắt nguồn từ sự xử lý yếu đuối và bạc nhược của chính quyền tiền
nhiệm Obama, đã hà hơi tiếp sức cho Trung Quốc ồ ạt xâm lấn.
Tình huống phức tạp trên biển Đông bắt nguồn từ sự xử lý yếu đuối và bạc nhược của chính quyền tiền nhiệm Obama, đã hà hơi tiếp sức cho Trung Quốc ồ ạt xâm lấn. Ảnh: Thành phố Tam Sa trên một hòn đảo thuộc chuỗi quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần của đảo Hải Nam vào năm 2012. (Ảnh: Getty)
Tháng 2/2009, khi vừa mới
nhậm chức, Tổng thống Obama đã công bố kế hoạch cắt giảm quân số lính Mỹ đóng tại
nước ngoài từ 160.000 xuống còn 50.000 quân vào tháng 8/2010, bao gồm cả việc
loại bỏ tất cả các lực lượng chiến đấu. Lực lượng quân đội còn lại, sẽ được rút
hết vào cuối năm 2011.
Từ nhiều năm nay, Bắc
Kinh đã thèm muốn kiểm soát Biển Đông cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn địa hình
chiến lược. Nhưng cuộc thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc đã diễn ra “sôi động”
nhất trong 8 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.
Năm 2010, chính quyền
Obama bắt đầu vào cuộc khi Trung Quốc đe dọa, buộc Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ
phải ngừng khai thác ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tại Hội nghị
ASEAN tổ chức tại Hà Nội (2010), bà Ngoại trưởng Hillary Clinton khi ấy đã
tuyên bố rằng, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là ưu tiên ngoại giao hàng đầu
của chính quyền Obama.
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng
tại Biển Đông thực sự bắt đầu vào tháng 4/2012 khi Tổng thống Obama bước vào
nhiệm kỳ thứ hai. Chính quyền Bắc Kinh đã lùa tàu chiếm giữ toàn bộ rạn san hô
có tên là Bãi cạn Scarborough , thuộc Vùng đặc quyền
kinh tế của Philippines . Đây là lần
sử dụng vũ lực táo bạo nhất của Trung Quốc tại khu vực này.
Một ngư dân người
Tháng 6/2012, một phái
đoàn ngoại giao do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell dẫn đầu đứng ra
làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình, nhưng Trung Quốc ngay tức thời phá vỡ.
Một tháng sau, Trung Quốc tiếp tục leo thang bằng cách phong tỏa một phần Bãi cạn
- nơi nhiều thế hệ người Philippines đã đánh bắt thủy sản tại đây - và ban hành
lệnh cấm đánh cá 15 hải lý quanh rạn san hô.
Lúc này, có một điều thực
sự kỳ lạ gây chú ý xảy ra: Chính quyền Obama đã hoàn toàn giữ im lặng trước cuộc
khủng hoảng mới này. Đối với Bắc Kinh, đây không khác gì là một tín hiệu gợi mở
khuyến khích Trung Quốc tiến sâu hơn vào vùng lãnh thổ của Philippines , và tạo ra
thế tranh chấp. Một số quan chức Trung Quốc hé lộ rằng: “Chúng tôi
không thể tin rằng Mỹ đã không phản ứng gì”.
Đối với chính quyền
Obama, Tổng thống Mỹ coi đó là một tranh chấp nhỏ, và không muốn mạo hiểm sử dụng
răn đe nhằm tránh đối đầu với Trung Quốc. Một cựu quan chức Mỹ tiết lộ, Tổng thống
Obama không muốn có bất kỳ sự xáo trộn nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với
Trung Quốc.
Đối với Philippines - đồng
minh thân cận của Mỹ đang trong thế bị chính quyền Obama bỏ rơi, lại không có lực
lượng hải quân đủ mạnh để thực thi các biện pháp chống lại Trung Quốc, đã đệ
đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2013.
Tổng thống Obama coi đó là một tranh chấp nhỏ, và không muốn mạo hiểm sử dụng răn đe nhằm tránh đối đầu với Trung Quốc, từ đó có thể làm xáo trộn, ảnh hưởng đến mối quan hệ với quốc gia này. (Ảnh: Getty)
Philippines đã trở thành
“cú hích” cho các quốc gia nhỏ bé trong khu vực tự tin hơn, khi nước này không
chỉ giới hạn tại Bãi cạn Scarborough, mà còn kiện luôn đường 9 đoạn khét tiếng
của Trung Quốc - chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông, bao trùm cả Bãi cạn
Scarborough, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Vụ kiện này của
Philippines cùng lúc thách thức quyền lực của Trung Quốc, trong việc nước này
tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý quanh các đảo Vành Khăn và Chữ
Thập ở Trường Sa (Philippines gọi là Mischief Reef và Fiery Cross Reef), nơi
chính quyền Bắc Kinh đang bận rộn xây dựng các tiền đồn quân sự vững chắc.
Câu hỏi đặt ra là, liệu
một quốc gia hiếu chiến và xảo trá như Trung Quốc sẽ tuân theo các quy tắc quốc
tế, hay tiếp tục kéo đội tàu đi xâm chiếm Biển Đông? Tất nhiên, vế thứ nhất sẽ
khó xảy ra, và vế thứ hai lại càng khó xảy ra nếu không phải vì sự thất bại của
Tổng thống Obama khi đối phó với Bãi cạn Scarborough .
Ngoài việc kiêng dè
Trung Quốc, thất bại của Hoa Kỳ trong chính sách ngoại giao tại Bãi cạn
Scarborough còn có “công” rất lớn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đối với
chính sách Xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD), cùng với việc Tổng thống
Obama cắt giảm số lượng tàu chiến Mỹ xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ
qua.
Thất bại của Hoa Kỳ trong chính sách ngoại giao tại Bãi cạn Scarborough còn có “công” rất lớn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đối với chính sách Xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương. (Ảnh: Getty)
Obama tuyên bố Xoay trục
châu Á, Trung Quốc “bắt bài”
Ngay từ thời G.W.Bush, Tổng
thống thứ 43 này đã nhiều lần tuyên bố rằng không có khu vực nào quan trọng hơn
đối với nước Mỹ là khu vực CA-TBD. Trong chiến lược toàn cầu, Nhà Trắng coi đây
là khu vực địa-chiến lược, địa-chính trị trọng yếu, quan hệ trực tiếp đến an
ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Tháng 10/2011, Tổng thống
Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã lần lượt tuyên bố chiến lược
“xoay trục” sang CA-TBD “để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới
của nước Mỹ” với nhiều mục tiêu, trong số đó bao gồm việc đối phó với
sự quyết đoán ngày một gia tăng của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông.
Tuy nhiên, trong khi bà
Ngoại trưởng Mỹ loan rộng chiến lược Xoay trục sang châu Á, thì ở Nhà Trắng, Tổng
thống Obama lại cắt giảm quân số và chi tiêu quốc phòng. Điều đó chả khác gì
làm suy yếu chính lực lượng hải quân cần thiết để thực thi chiến lược Xoay trục
này.
Với động thái của
Obama-Clinton, các nhà quan sát lúc đó đã hoài nghi: Tuyên bố Xoay trục có thể
chỉ là một nỗ lực “quan hệ công chúng” của chính quyền Obama, và chỉ có ý nghĩa
trên mặt “giấy tờ”, nhằm làm có vẻ đây là một chính sách phù hợp, công nhận tầm
quan trọng của phía Tây Thái Bình Dương, hòng lôi kéo sự chú ý của người dân Mỹ
vào các sáng kiến của chiến lược này.
Trong khi bà Ngoại trưởng Mỹ loan rộng chiến lược Xoay trục sang châu Á, thì ở Nhà Trắng, Tổng thống Obama lại cắt giảm quân và chi tiêu quốc phòng. (Ảnh: Getty)
Vào thời điểm ấy, Tổng
thống Obama đang phải đối mặt với các vấn đề đối nội cũng như chính sách đối
ngoại bê bết, đặc biệt là sự bế tắc Nga-Ukraine và sự trỗi dậy của ISIS ở Trung
Đông.
Kể từ khi ông Obama nhậm
chức, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc mở rộng các khu đảo nhân tạo phi
pháp để ngăn chặn Mỹ đến bảo vệ các nước “yêu sách” ở Biển Đông. Trung Quốc cũng
ráo riết gia nhập cùng Mỹ và Nga, trở thành cường quốc hạt nhân mới với khả
năng phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân từ tàu ngầm, trên không và trên bộ.
Việc Obama cắt giảm sâu
ngân sách quốc phòng khiến quân đội Mỹ gặp khó khăn trong việc phát triển khả
năng chống lại hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng Mỹ giảm
dần đều, 2009 là hơn 691 tỷ đô la thì đến 2015 chỉ còn 580 tỷ đô la (2). Từ
2011 - 2015, ngân sách quốc phòng Mỹ đã giảm 21% trong khi ngân sách quân sự của
Trung Quốc tăng 38%. (3)
Việc Obama cắt giảm sâu ngân sách quốc phòng khiến quân đội Mỹ gặp khó khăn trong việc phát triển khả năng chống lại hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Điểm yếu của chiến lược
Xoay trục không phải là khái niệm mà là vật chất, không phải là những lời tuyên
bố hùng hồn mà là ở hành động.
Xoay trục CA-TBD có nghĩa
là khu vực này đã trở lại là trọng tâm an ninh quốc gia của nước Mỹ. Điều đó có
nghĩa là chính quyền Obama phải điều chuyển 60% hạm đội hải quân sang phía Tây
Thái Bình Dương, nhưng ngược lại, Obama lại giảm số lượng tàu chiến xuống mức
thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Một quan chức Mỹ nói rằng, việc cắt giảm ngân
sách này “ở mức thấp kỷ lục mọi thời đại”: Quân số giảm, nhóm tàu tác chiến thì
già nua, và từng là biểu tượng của sự bất khả xâm phạm - nhóm tàu sân bay của Mỹ
trông ngày càng cổ xưa.
Vì vậy, các đồng minh của
Mỹ tại CA-TBD lo lắng đặt câu hỏi, liệu chiến lược Xoay trục châu Á chỉ đơn thuần
là bài hùng biện của Obama? Giới lãnh đạo ĐCSTQ dường như “bắt ý” được mục đích
Xoay trục của chính quyền Obama còn nhanh hơn thế nhiều.
Để “đối phó” với nước Mỹ
của Obama chỉ có củ cà rốt (là tài hùng biện), và cây gậy nhỏ (cắt giảm quân số
và chi tiêu quốc phòng), Trung Quốc nhanh chóng tung các hạm đội tàu chiến, tàu
hải cảnh và tàu dân quân biển trá hình lấp đầy khoảng trống trên Biển Đông do
thiếu vắng bóng tàu của lực lượng hải quân Mỹ.
Obama ngó lơ, Trung Quốc
cưỡng đoạt Biển Đông
Trong
vòng ba năm, từ 2013-2015, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động cải tạo đất trên
các rạn san hô và đảo san hô trong chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi mà Việt
Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei tuyên bố có chủ quyền.
Các tàu Trung Quốc đã
làm việc với tốc độ “kinh hoàng”, nạo vét các bến cảng mới, trung bình mỗi ngày
đã “xuất hiện” thêm 96,5m2 diện tích đất trên Biển Đông, trong khi đội cần cẩu
hoạt động hết công suất để bồi đắp các đảo nhân tạo trên mỏm các rạn san hô
chìm.
Tháng 9/2013, Trung Quốc
bắt đầu các hoạt động nạo vét, bồi đắp, cải tạo trên diện rộng tại năm điểm đảo
là Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Ken Nan mà Trung Quốc chiếm đóng trái
phép của Việt Nam. Năm 2014, Trung Quốc ráo riết thúc đẩy các hoạt động này hơn
nữa, và so với quần đảo Hoàng Sa thì Trường Sa được Trung Quốc chú trọng đẩy mạnh
cải tạo hơn.
Năm 2014 có thể nói là
năm Trung Quốc đẩy mạnh xây đảo một cách điên cuồng nhất, khởi đầu bằng việc bồi
đắp trái phép 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân
tạo với bến cảng, đường băng và căn cứ quân sự kiên cố, nơi Trung Quốc bố trí
thường trực một số lượng lớn tàu ngầm, máy bay ném bom và chiến đấu cơ trong
khu vực. Mỗi tuần, dường như lại có tin tức về một đảo nhân tạo phi pháp của
Trung Quốc đang được cải tạo gấp rút.
Ở sâu dưới lòng Biển
Đông, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát bằng
cách xây dựng một mạng lưới radar ngầm. Trên bầu trời Biển Đông, Trung Quốc thiết
lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Bỏ qua các yêu sách của các nước láng giềng,
Trung Quốc đơn phương tuyên bố sáp nhập hơn 80% diện tích Biển Đông, mà không gặp
phải bất cứ rào cản nào từ phía chính quyền Obama, trong khi các nước tranh chấp
chỉ có cách duy nhất là yếu ớt phản đối.
Chiến lược ngoại giao sai lầm, hành động bất nhất với lời nói trong 8 năm của tổng thống Obama là thời cơ vàng để Trung Quốc hiện thực hóa ý đồ chiếm trọn Biển Đông. (Ảnh chụp video)
Một quan chức cấp cao của
Mỹ đã mô tả mức độ của việc xây đảo trong năm 2014 là “chưa từng có từ
trước đến nay". Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8/5/2015 cũng cho biết, Trung Quốc “đã
mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên gấp khoảng 400 lần”.
Lầu Năm Góc yêu cầu tuần
tra, Nhà Trắng từ chối
Là đồng minh của một số
quốc gia trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ họ theo
hiệp ước khi bị tấn công. Bởi không một quốc gia nào ở châu Á, hay một liên
minh các quốc gia châu Á có đủ sức mạnh quân sự để có thể kiềm chế Trung Quốc.
Sự hung hăng của Trung
Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông được coi là “phép thử” cho chính quyền
Obama trong việc giữ gìn hiện trạng, và ngăn chặn sức mạnh của Trung Quốc ở
Tây Thái Bình Dương.
Tuy nhiên Tổng thống
Obama không bao giờ chấp nhận lập luận ngăn chặn, và hoài nghi
về mối đe dọa của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Trước sự
“án binh bất động” của ông chủ Nhà Trắng, Lầu Năm Góc đã thúc đẩy Nhà Trắng cần
có lập trường mạnh mẽ và quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.
Tổng thống Obama không bao giờ chấp nhận lập luận ngăn chặn, và hoài nghi về mối đe dọa của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ và các đồng minh. (Ảnh: Getty)
David Shear, Trợ lý Bộ
trưởng Quốc phòng khu vực CA-TBD đã lập luận rằng, việc xây đảo nhân tạo của
Trung Quốc có thể cho phép quốc gia độc tài này cải thiện khả năng phòng thủ và
tấn công, cũng như mở rộng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở phía nam Biển
Đông.
Đô đốc Harry Harris, Tư
lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã “thuyết phục” Obama bằng một chiến dịch bền
bỉ làm rõ hồ sơ “chiếm đất” của Trung Quốc, và đề xuất biện pháp răn đe mạnh
không chỉ đối với cuộc diễn tập hải quân, mà còn bao gồm các chuyến bay trinh
sát hàng hải để ngăn chặn cái mà ông gọi là 'Vạn Lý Trường Thành' trên Biển
Đông của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Ash
Carter lúc đó đã yêu cầu xem xét các lựa chọn, bao gồm cử máy bay giám sát và
điều các tàu chiến của Mỹ áp sát phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.
Tiếc thay, tất cả các đề
xuất trên của Lầu Năm Góc đều gặp phải sự kháng cự từ Nhà Trắng, vốn chưa bao
giờ sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh về mọi mặt, đặc biệt là quân sự. Chính quyền
Obama luôn lo ngại sự gia tăng căng thẳng leo thang trong khu vực, sẽ làm phật
lòng Bắc Kinh.
Vì để tránh làm phật ý Bắc Kinh, các đề xuất can thiệp đảm bảo thực hiện đúng hiệp ước bảo vệ đồng minh của Lầu Năm Góc luôn bị kháng cự dưới thời của tổng thống Obama. (Ảnh: Getty)
Một cựu sĩ quan thuộc
văn phòng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phàn nàn rằng, Nhà Trắng dường như bị “tê
liệt” vì lúc nào cũng phải “thận trọng” trước những rủi ro 'kích động' Trung Quốc,
khi hạ lệnh cho các chiến hạm Mỹ “nhổ neo” thực hiện Tuần tra vì tự do lưu thông
hàng hải (FONOP).
Theo lệnh của ông Obama,
Lầu Năm Góc phải lập kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải từng bước,
và kế hoạch này phải chuyển từ Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương đến Lầu Năm Góc, rồi
phải qua sự “kiểm duyệt” khắt khe của Bộ Ngoại giao, rồi cuối cùng là Hội đồng
An ninh Quốc gia Nhà Trắng xét duyệt. Bất cứ hoạt động tuần tra nào đều phải phụ
thuộc vào các ưu tiên chính trị của ông chủ Nhà Trắng Barack Obama.
Dưới thời Obama, Hải
quân Mỹ chỉ được phép tiến hành 3 chuyến vào năm 2016, 2 chuyến năm 2015 và
hoàn toàn vắng bóng trong năm 2014 - đây cũng là năm mà Trung Quốc đẩy mạnh việc
xây dựng đảo phi pháp dữ dội nhất.
Hải quân Mỹ hoàn toàn vắng
bóng trên biển Đông trong năm 2014 - đây cũng là năm mà Trung Quốc đẩy mạnh việc
xây dựng đảo phi pháp dữ dội nhất, đồng thời ngang nhiên đặt giàn khoan dầu
HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Ảnh chụp video)
Trong chính quyền Obama,
Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter là một trong những người hiếm hoi thể hiện lập
trường cứng rắn với Trung Quốc. Chính vì vậy mà ông không nhận được nhiều sự ủng
hộ tại Nhà Trắng, đặc biệt là Tổng thống Obama. Ash Carter cũng là Bộ trưởng Quốc
phòng duy nhất dưới thời Obama không đến thăm Trung Quốc. Năm 2018, ông đã có
bài chia sẻ với tiêu đề: Những phản ảnh về chiến lược lớn của Mỹ ở châu
Á. Dưới đây là một số trích đoạn (4):
“Ông (Obama) tin rằng
các nhà tư tưởng chính sách đối ngoại truyền thống của Washington có khuynh hướng
tìm đến những chiến lược đối đầu và ngăn chặn mỗi khi cần có cách tiếp cận ít mạnh
mẽ hơn. Vì vậy, ông xem xét các khuyến nghị của tôi và những người khác để
thách thức mạnh mẽ hơn các yêu sách hàng hải quá mức và các hành vi phản tác dụng
khác của Trung Quốc. Khi tôi công du đến châu Á, mệnh lệnh của ông ấy thật ngắn
gọn: “Đừng có khua xoong chảo ầm ĩ lên.” Tôi không được gây rắc rối.
… Và đó rốt cuộc là lý
do tại sao tôi là bộ trưởng quốc phòng duy nhất trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống
Obama không đến thăm Trung Quốc.
Về mặt cá nhân, điều này
gây thất vọng sâu sắc. Chủ tịch Tập Cận Bình thậm chí đích thân mở lời mời:
Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tập vào tháng 9 năm 2015, tôi là một trong số
các quan chức đã gặp ông tại Nhà Trắng trước bữa quốc yến tối hôm đó. Tập đã
tìm đến tôi, dẫn theo Tổng thống Obama, và nói rằng ông ấy muốn tôi đến thăm Trung
Quốc. Thượng cấp của tôi sẵn sàng đồng ý, nói rằng, “Ash, anh nên làm
điều đó”.
Khi tôi công du đến châu Á, mệnh lệnh của ông ấy (Obama) thật ngắn gọn: “Đừng có khua xoong chảo ầm ĩ lên.” Tôi không được gây rắc rối. (Ảnh: Getty)
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng
Ash Carter đã thêm một xác nhận rằng, vị Thượng cấp của ông - Tổng thống Obama
đã yếu đuối và “lấy lòng” Trung Quốc như thế nào...
Obama nói nhiều làm ít,
Tập Cận Bình không nói mà làm
Tháng 9/2015, ông Tập Cận
Bình có chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ với tư cách là Chủ tịch nước Trung Quốc. Thời
điểm này, Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh tốc độ và cường độ cải tạo các bãi đá
thành các đảo nhân tạo dành cho các mục đích quân sự, mà không hề gặp phải bất
cứ sự răn đe nào từ Mỹ, ngoài những phát biểu phản đối mang tính ngoại giao vô
thưởng vô phạt từ Nhà Trắng. Tại Mỹ, đã có những luồng dư luận thúc giục chính
quyền Obama phải phản ứng mạnh mẽ hơn trước sự hung hăng của Trung Quốc.
Tại phiên điều trần của Ủy
ban Quân sự của Thượng viện diễn ra trước chuyến thăm Washington của Tập Cận
Bình, Thượng nghị sĩ John McCain, người đứng đầu Ủy ban đã chỉ trích chính quyền
Obama: "Chính quyền đã tiếp tục hạn chế các tàu Hải quân của chúng
ta hoạt động trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo. Đây là một sai lầm nguy hiểm
cho phép công nhận thực tế các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc" (5).
Cuộc gặp cấp cao giữa
hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề quan
trọng như an ninh mạng, khí hậu, năng lượng, và đặc biệt là Biển Đông. Tuy
nhiên, các thông cáo báo chí của Nhà Trắng được công bố sau cuộc gặp đã không hề
đề cập tới vấn đề Biển Đông (6).
"Chính quyền đã tiếp tục hạn chế các tàu Hải quân của chúng ta hoạt động trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo. Đây là một sai lầm nguy hiểm cho phép công nhận thực tế các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc." - Thượng nghị sĩ John McCain nói. (Ảnh: Getty)
Ngày 25/9/2015, tại Vườn
Hồng Tổng thống Obama nhắc ông Tập Cận Bình về “quyền tự do hàng hải” và khẳng
định “Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Đáp lại, Tập Cận Bình cam kết tôn trọng và ủng hộ tự do hàng hải nhưng cho biết
Trung Quốc có “quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” cũng như phủ
nhận nước này đang quân sự hóa các đảo nhân tạo trên biển Đông.
Tổng thống Obama là nhà
hùng biện, nhưng lời nói ít đi đôi với việc làm. Trong khi Obama tuyên bố sẽ
cho tàu Mỹ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép thì Trợ lý Bộ
trưởng Quốc phòng David Shear đã trả lời Thượng nghị sĩ John McCain trong phiên
điều trần tại Thượng viện rằng, “các cuộc tuần tra như vậy (trong phạm
vi 12 hải lý) đã không được tiến hành kể từ năm 2012” . (7)
Trong khi Tập Cận Bình
phủ nhận Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo, thì việc cưỡng đoạt đất, xây
dựng các đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông chưa bao giờ ngừng lại cho tới
ngày Tổng thống Obama rời Nhà Trắng, và vẫn tiếp diễn cho tới ngày hôm nay.
Obama chỉ phản đối miệng
về Biển Đông và kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật pháp quốc
tế. Thay vì song song áp dụng biện pháp răn đe quân sự, Obama lại đẩy “trách
nhiệm” sang trông chờ hoàn toàn vào hệ thống pháp luật quốc tế, vốn luôn bị
Trung Quốc chây ì, bất hợp tác và từ chối tham dự vào các cuộc phân xử quốc tế.
Tổng thống Obama là nhà hùng biện, nhưng lời nói ít đi đôi với việc làm. Obama chỉ phản đối miệng về Biển Đông và kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. (Ảnh: Getty)
Mục đích của ĐCSTQ là muốn
tiến hành các cuộc đàm phán song phương với từng quốc gia tranh chấp tại Biển
Đông để dễ bề “bắt chẹt”, biến từ khu vực có chủ quyền thành vùng tranh chấp,
buộc các nước nhỏ yếu thế phải gật đầu cùng “khai thác chung”, và cuối cùng sẽ
tiến tới biến thành vùng biển của Trung Quốc Đại lục.
Khi ấy chuyên gia phân
tích vấn đề quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Mỹ là đại úy Jerry
Hendrix nhận định: “Mỹ sẽ đợi cho đến khi tòa án Hague đưa ra phán quyết về
vụ Philippines kiện Trung
Quốc trước khi có thêm bất cứ động thái cứng rắn khác”. Tuy
nhiên, ông Hendrix cũng cảnh báo: “Mỗi ngày trôi qua mà không có động
thái thách thức đáng kể nào đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển
Đông đồng nghĩa với một cơ hội đã qua đi”.
Trên Foreign
Policy (2016), hai cố vấn của ông Trump là Alexander Gray và Peter
Navarro từng nhận định về chiến lược "tái cân bằng" ở châu Á dưới thời
ông Obama là "nói nhiều làm ít", và kết luận rằng "sự
xoay trục yếu ớt của Obama - Clinton đã mời Trung Quốc vào xâm chiếm biển Hoa
Đông và biển Đông".
Vào năm 2016, trên tờ Foreign Policy, Peter Navarro - một trong những cố vấn của ông Trump đã nhận định chiến lược "tái cân bằng" ở châu Á dưới thời ông Obama là "nói nhiều làm ít". (Ảnh: Getty)
Obama yếu nhược, nước Mỹ
hụt hơi, đồng minh tan tác
Bất chấp Trung Quốc càn
quét Biển Đông, Tổng thống Obama vẫn tiếp tục sách lược chủ đạo với Trung Quốc
là hợp tác và đối thoại, với biện minh “ngăn chặn là không thể thực hiện
được”.
Đối mặt với những chỉ
trích rằng chính quyền Obama đang đánh giá cao những lời hứa viển vông “trấn
an” của Trung Quốc mà hy sinh lợi ích của Mỹ và đồng minh, Phó Tổng thống Joe
Biden nói rằng, Washington không muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc vì mối
quan hệ Mỹ-Trung là “quá quan trọng. Không chỉ chúng tôi phụ thuộc vào nó,
mà thế giới còn phụ thuộc vào thành công chung của chúng tôi”.
Đứng trước viễn cảnh đó,
các đồng minh châu Á đã vỡ mộng khi trông cậy vào cái ô an ninh của Mỹ. Cuộc
chiến ngân sách dẫn đến việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa vào tháng 10/2013, khiến
Tổng thống Obama phải hủy liên tiếp chuyến công du châu Á dự ba hội nghị thượng
đỉnh quan trọng nhất của khu vực là Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng
đỉnh Đông Á và Hội nghị ASEAN.
Sự vắng mặt của Tổng thống
Obama do sự tê liệt chính trị tại quê nhà đã làm dấy lên những lo ngại về những
hạn chế của chính sách “tái cân bằng” châu Á của Washington . Vắng bóng Mỹ
tại các hội nghị thượng đỉnh tại châu Á, các quốc gia nhỏ bé đã phải “đơn
thương độc mã” đối mặt với gã khổng lồ đầy mưu mô: Trung Quốc. Về cơ bản, chiến
lược Xoay trục của Obama tại CA-TBD đã mất đà ngay khi nó bắt đầu.
Phó Tổng thống Joe Biden nói rằng,
Các nhà lãnh đạo châu Á
lo ngại về một Obama “không thích rủi ro” hẳn sẽ là một đối tác không đáng tin
cậy. Rõ ràng, chính quyền Obama không có các biện pháp ngăn chặn chương trình
xây đảo gây tranh cãi của Trung Quốc ngay trên tuyến đường vận chuyển quốc tế của
Biển Đông. Đây là bằng chứng cho thấy chiến lược “Xoay trục” của Obama chính thức
thất bại.
Các tàu tuần tra của Mỹ,
được sự hậu thuẫn của hải quân Nhật Bản đã ít có tác động rõ rệt tới việc ngăn
cản sự hung hăng của các tàu hải giám Trung Quốc, trong khi Nhà Trắng lại luôn
lo ngại gia tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp.
Trung Quốc đã thẳng thừng
bác bỏ phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế của Liên Hợp Quốc trước đây về
tuyên bố chủ quyền của Philippines tại Trường
Sa. Bắc Kinh cũng có lập trường không khoan nhượng trong tranh chấp với Nhật Bản
về quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. (8)
Theo các nhà quan sát,
việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẽ là bàn đạp trong
cuộc đua giành lợi thế chiếm đảo Điếu Ngư trước Nhật Bản. Từ đây, Trung Quốc có
thể cô lập Đài Loan và có sẵn các tiền đồn quân sự để thống nhất Đài Loan.
Các nhà lãnh đạo châu Á lo ngại về một Obama “không thích rủi ro” hẳn sẽ là một đối tác không đáng tin cậy. Chính quyền Obama không có bất kỳ hành động gì trước một Trung Quốc hung hăng là bằng chứng cho thấy chiến lược "Xoay trục" đã chính thức thất bại. (Ảnh: Getty)
Sự yếu đuối của Obama
trước sự hung hăng của Tập Cận Bình khiến một số đồng minh châu Á không còn
trông cậy vào nước Mỹ được nữa, đã tự thân vận động, mạnh ai nấy lo.
Ngày 21/9/2016, Bộ Quốc
phòng Đài Loan yêu cầu Google làm mờ hình ảnh vệ tinh về những gì được cho là
công trình quân sự của Đài Loan mới xây dựng trên đảo Ba Bình mà Đài Loan gọi
là đảo Itu Aba, còn Trung Quốc gọi là đảo Thái Bình. Đây là đảo lớn nhất trong
quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam . (9)
Kinh ngạc nhất là thái độ
của Philippines - một đồng minh thân thiết của Mỹ. Hiệp định Tăng cường Hợp tác
Quốc phòng Mỹ - Philippines đã cho phép Mỹ gia tăng đáng kể sự hiện diện trong
khu vực Đông Nam Á và Biển Đông. Khi Rodrigo Duterte lên làm Tổng thống
Philippines, ông không ngần ngại lăng mạ gọi Obama là “con trai của điếm”, tiếp
theo bồi thêm một cú tuyên bố “ly khai” với Mỹ, bắt tay với Trung Quốc, hủy các
cuộc tuần tra chung tại Biển Đông với Mỹ, khiến mối quan hệ Manila-Washington
như bị dội cả xô nước lạnh.
Tuy nhiên, Thái Lan mới
chính là thất bại lớn nhất trong chiến lược “Xoay trục” của Obama. Đây là quốc
gia trụ cột trong chiến lược của Mỹ ở khu vực, đóng vai trò là cửa ngõ để Mỹ tiếp
cận châu Á và thường được coi là đồng minh chủ chốt của Mỹ ngoài NATO. Tuy
nhiên tiếng nói của Mỹ đã không còn sức ảnh hưởng với Bangkok nữa, trong khi đó
Trung Quốc đang ra sức lôi kéo Thái Lan một cách khôn khéo, thông qua chiến lược
ngoại giao kinh tế kết hợp với văn hóa.
Khi Rodrigo Duterte lên làm Tổng thống
Sự yếu thế của chính quyền
Obama còn thể hiện rõ tại Hội nghị ASEAN tổ chức tại Lào (9/2016) khi bản Tuyên
bố chung của Hội nghị đã cố tình không đề cập đến phán quyết của Tòa án Trọng
tài Quốc tế Liên Hợp Quốc phủ nhận các tuyên bố của quyền của Trung Quốc trên
Biển Đông, bất chấp một đề xuất có sự hậu thuẫn của Mỹ.
Giải trừ vũ khí hạt nhân
là ưu tiên hàng đầu trong năm 2009 của chính quyền Obama, nhưng đã phải chịu thất
bại trong việc ngăn chặn Triều Tiên đang ngày càng thách thức gia tăng việc
theo đuổi vũ khí hạt nhân. Việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân với cường
độ mạnh nhất vào tháng 9/2016, ngay khi Tổng thống Obama đang có chuyến công du
tại châu Á không khác gì ngang nhiên thách nước Mỹ, đã khiến nhiều người trên
thế giới phải bàng hoàng (10).
Sự bất lực của Obama đã
làm dấy lên mối lo ngại ở Nhật Bản và Hàn Quốc về độ tin cậy của chiếc ô an
ninh Mỹ, khiến một bộ phận những người theo chủ nghĩa dân tộc cho rằng Nhật Bản
nên tái vũ trang một cách nghiêm túc, hoặc thậm chí triển khai vũ khí hạt nhân
cho riêng mình. Mối e ngại chính của Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là Bắc Triều
Tiên, mà chính là quốc gia độc tài Trung Quốc. Tiếc thay, Mỹ lúc này trở nên bất
lực và yếu nhược trước Trung Quốc.
Hệ quả
Chiến lược Xoay trục
châu Á đã hoàn toàn thất bại. Một nước Mỹ suy yếu, trong khi Trung Quốc đang đà
phát triển. Với chính quyền Barack Obama, Tập Cận Bình không phải lo lắng chống
đỡ hay đối đầu, cũng như không cần tìm kiếm một cuộc chiến thương mại hay quân
sự.
Với chính quyền Barack Obama, Tập Cận Bình không phải lo lắng chống đỡ hay đối đầu, cũng như không cần tìm kiếm một cuộc chiến thương mại hay quân sự. (Ảnh: Getty)
Tập Cận Bình có một “vũ
khí” hiệu quả. Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã lập các
chân rết thông qua quan hệ đối tác thương mại và kinh tế mở rộng từ châu Á đến
Trung Đông và châu Phi, dần dần siết chặt các quốc gia phải phụ thuộc chính trị
và kinh tế với đất nước độc tài này. Thật không may, nhiều quốc gia trong số đó
là đồng minh của nước Mỹ.
Trong suốt 8 năm ở cương
vị Tổng tư lệnh của nước Mỹ, Barack Obama đã nhiều lần hứa sẽ duy trì danh tiếng
cho quân đội Mỹ mãi là "lực lượng chiến đấu hùng mạnh nhất mà thế
giới từng biết". Nhưng những việc ông làm đều hoàn toàn trái ngược:
Cắt giảm lực lượng vũ trang và chi tiêu quốc phòng, tránh xa sức mạnh quân sự
truyền thống, và không thể bảo vệ đồng minh cũng như các lợi ích của Hoa Kỳ ở
nước ngoài .
Khi trúng cử tổng thống
nhiệm kỳ 2 năm 2012, Barack Obama hứa sẽ chuyển hướng chính sách đối ngoại của
chính quyền ông về hướng Đông, đối trọng với Trung Quốc. Nhưng khi Obama rời
Nhà Trắng vào đầu năm 2017, nước Mỹ ngày càng bất lực và yếu thế hơn tại khu vực
này.
Barack Obama đã để lại một
di sản nguy hại cho chính quyền kế nhiệm Donald Trump, khi “biên giới” nguy hiểm
nhất giữa Mỹ và Trung Quốc ngày hôm nay chính là địa hình đầy tranh cãi ở Thái
Bình Dương: Đài Loan, Triều Tiên, Biển Đông, Hoa Đông cùng hàng loạt các đảo
nhân tạo mà Trung Quốc đã gấp rút hoàn tất trong 8 năm cầm quyền yếu nhược của
Tổng thống Barack Obama.
Ngày 10/1/2017 , trong bài phát biểu
chia tay với những người ủng hộ tại Chicago , nhà hùng biện
Barack Obama tuyên bố: “Nước Mỹ đang tốt đẹp hơn, vững mạnh hơn so với
khi chúng tôi bắt đầu” khi ông nói về những thành tựu trong 8 năm cầm
quyền của mình…
Xuân Trường
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire