Vũ Hán, Tàu Cộng làm ác gặp ác. * Trúc Giang MN


Mỗi ngày tôi nhận được khoảng 20 email do bạn bè chuyển tới. Nội dung chủ yếu là xoáy vào đại dịch Coronavirus-Vũ Hán. Một email đặc biệt do chị Tống Mỹ Loan, Nantes, Pháp, với tựa đề Vũ Hán đang ở tình trạng bị đe dọa như ngàn cân treo sợi tóc, do đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam) bị vỡ.

Vũ Hán phát tán ra Coronavirus-Vũ Hán, gây kinh hoàng trên 212 quốc gia và dùng lãnh thổ với 4,519,986 ca nhiễm, số tử vong 316,026 người (14-5-2020). Đồng thời Vũ Hán đang bị đe dọa bởi một tai họa kinh hoàng, là vỡ đập Tam Hiệp.
Vũ khí nước của Trung Cộng là mối đe dọa của chính họ. Trung Cộng dùng nguồn nước làm năng lượng chạy máy phát điện và làm vũ khí khống chế các quốc gia Đông Nam Á, nhưng bị trời hại, vũ khí này hiện là mối đe dọa 6 tỉnh lớn có thể bị san bằng thành bình địa dưới mặt nước khi đập Tam Hiệp bị vỡ.
Đúng là trời bất dung gian đảng. Làm ác gặp ác. 
Đập thủy điện Tam Hiệp
Trung Quốc gọi đập Tam Hiệp là kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất 
kể từ khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành. (Ảnh Reuters)
Đập thủy điện Tam Hiệp được xây chặn ngang sông Dương Tử (Yangtze River), còn gọi là Trường Giang. Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Con đập được chính thức xây dựng vào tháng 11 năm 1997 và hoàn thành đưa vào xử dụng ngày 4-7-2012. Đập cung cấp năng lượng để chạy 32 máy phát điện (Turbine) sản xuất nguồn điện 22,500 Megawatts (MW). Chi phí xây dựng 75 tỷ USD. Trên 2 triệu người phải di chuyển ra khỏi khu vực để lấy đất xây hồ chứa nước cho con đập.
Hồ chứa nước dài 2,355m, cao 185m, chứa 116,000 m3 nước. Mực nước ở đập Tam Hiệp cao 185m so với mặt nước biển, và cao hơn hạ nguồn sông Dương Tử 100m. Đặc tính của nước là từ trên cao chảy xuống thấp, nước sông Dương Tử chảy ra biển.
Để xây dựng đập, 27.2 triệu khối bê tông. 463,000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel) đã được dùng và 102.6 triệu mét khối (M3) đất được đào lên. Thành vách của đập cao 181m so với nền đá ở đáy hồ. 
Nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp 
Nguy cơ vỡ đập được thấy qua sự biến dạng của đập Tam Hiệp. Ngày 1-7-2019, một học giả tên Lãnh Sơn đưa ra hai tấm hình, một tấm cho thấy đập là một con đường thẳng, so với tấm hình kia thì thấy con đập biến dạng rõ rệt. Thêm vào đó hai bên bờ sông Dương Tử bị lở sạt.
Ông này cho biết, một khi đập vỡ thì một nửa Trung Quốc sẽ rơi vào cảnh khốn khổ. Một phần ba (1/3) diện tích của vùng thịnh vượng nhất, bao gồm Vũ Hán, (11 triệu dân), Nam Kinh, Thượng Hải, bị thiệt hại nặng nề. Vũ Hán là thành phố nằm sát con đập Tam Hiệp nên lãnh đủ cơn thịnh nộ của sóng thần gồm 116,000 mét khối nước của hồ. Trung Cộng khó tránh được cơn đại hồng thủy này.
Nếu đập Tam Hiệp vỡ, dự tính có hàng ngàn thành phố lớn nhỏ bị chìm trong nước từ 5 đến 10m. 6 tỉnh miền Bắc Trung Quốc trở thành bình địa dưới biển nước. Các công ty, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, du lịch bị tàn phá và theo dòng nước bị cuốn trôi tất cả ra biển Hoa Đông. Thiếu điện, khoa học, kinh doanh, công nghệ tan tành. Ngoài việc con đập bị biến dạng, các chuyên gia cho rằng đập Tam Hiệp chỉ bị vỡ khi bị tấn công mạnh mẽ hoặc bị động đất.
Chính quyền đã nhiều lần trấn an và cho biết tin tức đó vô căn cứ. Tờ Beijing News thừa nhận: “Đập Tam Hiệp có biến dạng, nhưng đó là trạng thái bình thường, vô hại. Những tin tức về vỡ đập là giả mạo”.
Ngày 11-11-2019, tin Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ do biến dạng và sạt lở nên chính quyền đã di tản 100,000 dân ra khỏi khu vực. Nguồn tin không được nhà nước kiểm chứng.
Một nguy cơ khác là đập thủy điện của Trung Quốc bị đe dọa bởi những trận động đất
- Động đất năm 1976 tại thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc: Động đất đo được 7.8 độ Richter. Gây thương vong lớn nhất trong thế kỷ 20. Thiệt mạng 655,000, bị thương nặng 164,000 và thiệt hại trên 10 tỷ nhân dân tệ.
- Những trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên: Tứ Xuyên là tỉnh hứng nhiều trận động đất, gây thiệt hại nhất ở thế kỷ 20, với 300 trận từ 3 độ Richter trở lên. Động đất năm 2008 đo được 7.8 độ Richter, gây thiệt mạng 69,000 người, bị thương nặng 292,481 và 18,000 mất tích. Động đất ngày 2-2-2020 với cường độ 5.1 độ Richter, kéo dài 10 phút trong thời gian dịch cúm Coronavirus-Vũ Hán đang hoành hành tại Trung Quốc. Họa vô đơn chí, tai họa không đến một mình. Ác giả ác báo. Làm ác gặp ác.
Hệ thống bảo vệ đập Tam Hiệp
Ông Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli), một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng của Trung Quốc cho biết: “Nếu nước ngoài tấn công thì đập Tam Hiệp là mục tiêu hàng đầu”.
Đập Tam Hiệp, Bắc Kinh và Thượng Hải, là ba vị trí chiến lược quan trọng nhất, liên kết chặt chẽ với nhau trong việc phòng thủ. Khi một trong ba vị trí này bị tấn công, thì toàn bộ lực lượng vũ trang của Trung Quốc phản công, nhắm vào những địa điểm phát xuất vũ khí tấn công. Do đó, một quốc gia đơn độc sẽ không dám tấn công vào một trong ba vị trí nêu trên. Nói rõ ra là không dám tấn công đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, chỉ cần một quả mìn 2 kg cũng có thể làm đập tan vỡ, vì thế việc bảo vệ hồ chứa nước của đập Tam Hiệp được thực hiện rất nghiêm nhặt. Ông Hoàng Vạn Lý cho biết: “Một ngày nào đó, con đập không chịu nổi sức ép của nước trong hồ đưa đến vỡ đập”. Quả mìn 2kg phá vỡ đập trong tình trạng đó.
Lực lượng cảnh sát cơ động, trang bị vũ khí nặng, thiết bị dò mìn, tháo gỡ mìn, đồng thời súng cao xạ phòng không cũng được bố trí. Một hệ thống radar do Trung Quốc chế tạo đặc biệt cho việc bảo vệ đập Tam Hiệp. Hệ thống radar này có khả năng hoạt động trong khu vực có bán kính 70km. Được xem như cây dù trong việc bảo vệ con đập.
Bên cạnh đó là hệ thống phòng thủ từ xa. Hai sư đoàn máy bay chiến đấu loại tiêm kích (không chiến) lớp J-11, thế hệ 4.5, tương đương với máy bay Hoa Kỳ, F-16 và F/A-18. Hai sư đoàn này được bố trí ở hai tỉnh Trùng Khánh và Côn Minh, tạo thành một màng lưới bảo vệ con đập. Thêm vào đó, cũng còn có những giàn phóng tên lửa đạn đạo (Cruise missile) và hành trình (Ballistic missile) tầm ngắn góp phần bảo vệ đập.
Ngoài Trùng Khánh và Côn Minh, Trung Quốc còn một màng lưới bảo vệ xa ở 3 tỉnh Giang Tây, Quý Châu và An Huy.
Một Thiếu tướng Trung Cộng, ông Trương Triệu Trung nói rằng: “Trung Quốc có vũ khí hạt nhân nên có khả năng tấn công trả đủa các nước ngoài bằng vũ khí hạt nhân. Tên lửa Tomahawk của Mỹ tấn công Tam Hiệp như con muổi đốt vào Inox”. 
Các nhà phân tích cho rằng chỉ có bom siêu nặng MOP (Massive Ordnance Penetration) của Mỹ mới phá được đập này. Bom siêu nặng MOP, mẹ của các loại bom, dài 6.2m. Đường kính 0.8m, nặng 13,608kg. Đầu nổ 2,404kg, xuyên phá 61m.
Vũ khí nước của Trung Cộng
Trung Cộng lợi dụng ưu thế là chiếm thượng nguồn của hai con sông Dương Tử và Mekong, vừa dùng năng lượng nước để chạy máy phát điện, vừa dùng nước làm vũ khí khống chế các quốc gia hạ nguồn. Ngày 28-10-2019, tờ báo Nhật Nikkei Asian Rewiew, giáo sư Ấn Độ Brahma Chellaney đã vạch mặt thủ đoạn của Trung Cộng qua bài: “Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á - China is weaponizing water and worsening droughts in Asia.
Sông Mekong
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, dưới chân dãy núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn). Dãy Himalaya nằm giữa biên giới 5 nước là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bhutan, có trên 100 ngọn núi cao trên 7,000 mét, trong đó ngọn Everest cao nhất thế giới là 8,848 mét. Một tảng băng khổng lồ bao phủ quanh năm trên hàng trăm ngọn núi đó. Khi nhiệt độ tăng, hoặc mùa mưa, một số băng tan chảy thành nước, theo hàng ngàn khe núi từ trên đỉnh chảy xuống chân núi. Chân núi phía Trung Quốc là một cao nguyên cao trên 4,000 mét thuộc tỉnh Thanh Hải và cao nguyên Tây Tạng.
Nước từ các đỉnh núi chảy xuống, tích tụ vào một cái hồ khổng lồ trên cao nguyên. Đặc tính của nước là chảy từ trên cao xuống chỗ thấp. Do đó, nguồn nước này chảy qua cao nguyên Tây Tạng, xuống tỉnh Vân Nam, qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, qua đồng bằng Nam Bộ rồi chảy ra Biển Đông. Đó là sông Mekong.
Sông Mekong dài 4,200 Km. Phần Mekong trong lãnh thổ Trung Quốc được gọi là sông Lan Thương, phần ở Lào và Thái Lan được gọi là Mènam Khong, người Campuchia gọi là Mékongk hay Tông-lê Thơm. Từ thủ đô Phnom Penh, Campuchia, sông Mekong chia làm hai nhánh chảy vào Việt Nam, là Sông Tiền và Sông Hậu, đổ nước ra biển bằng 9 cửa sông, ví như 9 con rồng nên gọi là Cửu Long: cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Ba Lai, cửa Định An, cửa Tranh Đề và cửa Ba Thắc (Bassac). Khoảng thập niên 1970, cửa Ba Thắc bị đất bồi lấp lại, nên Cửu Long còn 8 cửa chảy ra biển.
Những con đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mekong
- Đập Nọa Trát Độ (Nouzhdu Dam): Con đập này nằm ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Cao 261m. Hồ chứa dung tích 21,749 tỷ mét khối (M3) nước.
- Đập Cảnh Hồng: thuộc tỉnh Vân Nam, cao 108m, diện tích hồ 510m2, chứa 249 triệu mét khối (M3) nước.
- Đập Tiểu Loan (Xiaowan Dam): Đập cao 292m. Dung lượng 15 tỷ m3 nước. Chi phí xây dựng nhà máy thủy điện Tiểu Loan 3.9 tỷ USD.
- Đập Mạn Loan (Manwan Dam): Đập cao 132m, dài 418m. Sức chứa 1.006 triệu m3.
Trung Cộng kiểm soát nguồn nước trên sông Mekong
Căn cứ vào bốn con đập khổng lồ trên, Trung Cộng có khả năng kiểm soát nguồn nước bằng cách giữ nước lại các hồ, hoặc xả nước từ các hồ xuống hạ nguồn sông Mekong. Giữ nước tại các hồ tạo ra khô hạn, xả nước tạo ra lũ lụt.
Tổ chức Eyes on Earth chuyên nghiên cứu về nước do Hoa Kỳ tài trợ, đã kết luận, việc lưu trữ và không xả nước từ các con đập thượng nguồn sông Mekong, đưa đến việc hạn hán ở các quốc gia hạ nguồn, trong đó có Việt Nam. Do đó, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào và Myanmar phải chịu đựng những đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Ngăn chặn nguồn nước ở thượng nguồn tạo ra thiệt hại kép. Ruộng đồng khô, đất nứt nẻ, lúa chết... Nước biển tràn vào làm chết hoa màu và các loại gia súc, gia cầm. Hạn hán kéo dài, các dòng sông cạn kiệt khiến cho nước biển tràn vào. Ở Bến Tre, ao hồ, sông rạch bị nhiễm mặn vì nước biển tràn vào nội địa 80km. Nước mặn cũng làm thiệt hại mọi thứ. Các trại nuôi tôm, “ngao sò ốc hến” gì cũng chết hết. Người dân thiếu nước ngọt để uống và nước sinh hoạt đời sống. Đó là thiệt hại kép.
Trung Quốc xả nước thượng nguồn gây lũ lụt nghiêm trọng
Hồi tháng 10 năm 2019, đó là mùa mưa, nước sông Mekong dâng lên gần đầy ở đập Mạn Loan, vì sợ vỡ đập nên Trung Quốc tháo nước ra, kết quả là một trận lũ lụt kinh hồn bất ngờ đổ ập xuống Đồng bằng sông Cửu Long (ĐB/SCL). Làm chết lúa và các loại hoa màu khác. Gia cầm, gia súc như gà vịt, trâu bò chết vô số kể. Nhà cửa chôn vùi dưới mặt nước, thiệt hại kinh tế trầm trọng.
Những thảm cảnh của người dân ở miền Tây Nam bộ
Đốt lúa tế trời. Bà Đặng Thị Cúc có 5 công lúa (5,000m2), lúa vừa trổ bông thì nước mặn tràn vào làm lúa lép gần hết. Đốt lúa tế trời. Rơi nước mắt bỏ 50 công lúa (1công = 1,000m2). Chị Đặng Thị Út thấy ruộng khô, bom nước vào, không ngờ nước bị nhiễm mặn, lúa lép gần hết. Rơi nước mắt bỏ đi. Ứa nước mắt bỏ hàng chục tấn hàu, tiền tỷ, đem đi tiêu hủy.
Bãi xác hàu ngày càng dày thêm đồng nghĩa với đói nghèo, nợ nần bủa vây người dân nơi đây
Tôm cá chết vì ngập mặn
Tài nguyên của đồng bằng sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có những khoáng sản phục vụ xây dựng như cát, sỏi, đất sét để làm gạch ngói. 
Về nông nghiệp. ĐBSCL là vựa lúa của nước Việt Nam. Những cánh đồng lúa bao la bát ngát ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. VN là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau Thái Lan và Hoa Kỳ. 
Những loại cây như mía đường, dừa, xoài, sầu riêng, cam, quít, bưởi và nhiều loại cây ăn trái khác cũng là nguồn lợi đáng kể.
Chăn nuôi cũng phát triển như nuôi vịt, bò, trâu. Vịt được nuôi từng đàn lớn, nhiều nhất là ở Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Kiên Giang là tỉnh săn bắt thủy sản nhiều nhất, 80,000 tấn/ năm. Nghề nuôi tôm xuất khẩu cũng phát triển mạnh.
Hình ảnh tài nguyên chỉ là quá khứ, trước vũ khí nước của Trung Cộng.
Kết luận
Vũ Hán đã phát tán một thứ virus nguy hiểm nhất, gây kinh hoàng cả thế giới, vì bệnh mà chưa có thuốc chữa trị. Đã có hơn 4 triệu người bị nhiễm bệnh trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số tử vong là 316,026 người (15-5-2020).
Vũ Hán là nguồn gốc gây kinh hoàng trên thế giới, đồng thời, Vũ Hán cũng đang bị đe dọa một cách khủng khiếp, đó là bị chôn vùi toàn bộ dưới biển nước khi đập Tam Hiệp bị vỡ.
Trung Cộng dùng vũ khí nước của sông Mekong để khống chế các quốc gia hạ nguồn, mà Việt Nam bị nặng nhất vì sông Cửu Long tách ra làm hai, là sông Tiền và sông Hậu tỏa ra 9 cửa đổ nước ra biển. Xem như sông Cửu Long bao trùm cả ĐBSCL cho nên vùng đất miền Tây Nam bộ bị tác động nhiều nhất đối với vũ khí nước của Trung Cộng trên sông Mekong.
Tài nguyên sông Cửu Long không còn phong phú như trước kia nữa. Vũ khí nước là một trong những mưu đồ mà Trung Cộng sử dụng để khống chế những tên đầy tớ có mưu đồ tạo phản.
20.05.2020
 Trúc Giang MN

Aucun commentaire: