Theo một báo cáo mới của Oxford Business Group, virus Corona Vũ
Hán có thể phá hủy Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, một
sáng kiến đã khởi
động 2.951 dự án trị giá 3,87 nghìn tỷ USD kể từ năm 2013.
Bức ảnh chụp cảng cạn
KTZE-Khorgos Gateway, một trung tâm hậu cần nằm bên phía Kazakhstan của biên giới
Kazakhstan-Trung Quốc, vào ngày 15 tháng 4 năm 2019. (Ảnh: Getty)
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận
Bình tuyên bố rằng đã lấy cảm hứng cho sáng kiến Vành đai – Con đường (gọi tắt
là BRI) từ Con đường Tơ lụa được hình thành cách đây 2.000 năm trong thời nhà
Hán để kết nối Trung Quốc với Địa Trung Hải. ‘Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa’
đã liên kết Trung Quốc bằng đường bộ đến Đông Nam Á, Trung Á và Nga.
Trong khi đó, ‘Con đường Tơ lụa
trên biển thế kỷ 21’ của Trung Quốc bao phủ các tuyến thương mại thế kỷ 19 của Đế chế
Anh bằng cách kết nối với 138 quốc gia, bao gồm 38 quốc gia ở châu Phi cận
Sahara và 18 quốc gia vùng Caribbean và Mỹ Latinh.
Theo một nghiên cứu của Viện Kiel
của Đức, Trung Quốc trở thành chủ nợ song phương lớn nhất thế giới, với các dự
án BRI được cấp tiền từ các ngân hàng chính sách quốc doanh và quỹ chuyên gia của
Trung Quốc. Nghiên cứu này ghi nhận rằng khoản nợ của 50 quốc gia đang phát triển
mà Trung Quốc cho vay đã tăng từ mức trung bình 1% GDP năm 2015 lên hơn 15% GDP
vào năm 2017.
Không giống như các tổ chức đa
phương như Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng chính sách của Trung Quốc cho vay
tiền với lãi suất thương mại và được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, chẳng hạn
như dầu hoặc hàng hóa. Tương tự như công trình cơ sở hạ tầng thuộc địa dưới thời
Đế chế Anh, BRI chỉ định các dự án này cho các nhà thầu, công nhân và nhà cung
cấp Trung Quốc thay vì yêu cầu đấu thầu cạnh tranh.
Mặc dù Trung Quốc có đầy đủ nhận
thức vào giữa tháng 1 rằng virus Corona Vũ Hán đã trở thành một dịch bệnh trên
toàn quốc, nhưng nước này vẫn ký 33 hiệp định BRI song phương để thúc đẩy Hành
lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar. Các dự án mới này bao gồm các tuyến đường sắt
và một cảng nước sâu tại Kyaukpyu, cho phép Tây Nam Trung Quốc kết nối trực tiếp
với Ấn Độ Dương.
Hãng nghiên cứu Oxford Business
Group (OBG) lưu ý: do virus Corona Vũ Hán đã bắt đầu trở thành đại dịch toàn cầu,
nên các chính phủ có dự án BRI đã đóng cửa các ngành công nghiệp không thiết yếu
và yêu cầu công dân ở nhà.
“Việc hạn chế nhân công và vật tư
xây dựng của Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sự ngừng hoặc
giãn tiến độ các dự án ở Pakistan, Campuchia, Indonesia, Myanmar và Malaysia”.
Một số quốc gia nghèo hơn đang dừng
chi tiêu cho dự án BRI để ưu tiên các nhu cầu hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe,
theo ông Chris Devonshire -Ellis tại công ty tư vấn thuế và kế toán Dezan Shira &
Associates. Với việc virus Corona Vũ Hán đang gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu,
các dự án BRI sử dụng số lượng lớn công nhân xây dựng của Trung Quốc hiện là một
vấn đề gây tranh cãi gay gắt đối với các quốc gia có dự án này, ông Ellis cho
biết.
OBG tuyên bố rằng BRI đã là động lực
chính cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ngốn rất nhiều tiền trong cái gọi là “miếng
màu vàng” của chiếc bánh kinh tế toàn cầu vì chiếm 21% dân số toàn cầu, nhưng
chỉ chiếm 10% GDP toàn cầu. Các nhà kinh tế ước tính rằng 35 quốc gia mới nổi
có thể tăng trưởng gấp đôi so với các quốc gia tiên tiến, nhưng họ cũng cảnh
báo rằng đầu tư vào các quốc gia này là thể hiện của các cơ hội rủi ro cao, lợi
nhuận cao.
Ví dụ, Ai Cập được xếp hạng trong
Cơ sở dữ liệu Refinitiv BRI như là quốc gia có số lượng dự án liên kết BRI cao
thứ hai về khối lượng, chỉ đứng sau Nga. Là một quốc gia thuộc “miếng màu vàng”
với quy mô GDP 250 tỷ USD, Ai Cập có 109 dự án BRI đang được xây dựng hoặc đang
trong quá trình xây dựng với giá trị tổng cộng là 100 tỷ USD.
Ả Rập Xê Út với 106 dự án BRI được
xếp hạng thứ tư về khối lượng, nhưng đứng thứ hai về giá trị ở mức 195,7 tỷ
USD. Myanmar , Indonesia và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng lọt vào top 10
trong bảng xếp hạng về cả khối lượng và giá trị dự án.
Nhiều dự án BRI đã rất túng quẫn về
mặt tài chính trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Khi Sri Lanka vỡ nợ 1,3 tỷ USD
vì nợ dự án BRI vào tháng 12/2017, nước này đã nhượng lại hơn 70% cảng
Hambantota chiến lược của mình trên Ấn Độ Dương cho một công ty quốc doanh
Trung Quốc dưới hình thức cho thuê 99 năm. Có lẽ vì lời cảnh tỉnh này mà
Myanmar năm 2018 đã tái đàm phán, giảm mức đầu tư dự án đập nước sâu Kyaukpyu từ
7,3 tỷ USD xuống còn 1,3 tỷ USD.
OBG lập luận rằng sự suy thoái
kinh tế do con virus Vũ Hán gây ra có nguy cơ làm gia tăng gánh nặng nợ đối với
các nền kinh tế đang phát triển và cũng khiến Trung Quốc phải chịu áp lực tài
khóa gia tăng.
Chính quyền Trung Quốc đã đàm phán
lại những dự án BRI bị vỡ nợ một cách riêng rẽ với từng chính phủ. Nhưng do quy
mô cho vay của mình, Bắc Kinh đã buộc phải tham gia Thỏa thuận G-20 vào ngày
15/4 để đưa ra một lệnh hoãn trả nợ song phương cho các quốc gia kém phát triển
nhất.
* Theo NTDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire