Cơ hội đảm bảo việc đắc cử nhiệm kỳ thứ hai của
Tổng thống Trump đang tăng cao trên thị trường cá cược và các nhà đầu tư nên
xem xét khả năng này, theo JPMorgan Chase & Co. (ẢNH: GETTY)
Chỉ vài tuần sau khi giúp
kiến tạo hòa bình giữa Israel và Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Tổng thống Trump đã nhận được đề cử cho Giải
Nobel Hòa bình năm 2021, theo tin từ Fox News.
Đề cử được đệ trình từ ông Christian Tybring-Gjedde, một
thành viên của Quốc hội Na Uy khi ca ngợi ông Trump
vì những nỗ lực của ông trong việc giải quyết các cuộc xung đột kéo dài trên toàn thế giới.
vì những nỗ lực của ông trong việc giải quyết các cuộc xung đột kéo dài trên toàn thế giới.
“Vì công lao của ông ấy, tôi nghĩ ông ấy đã cố gắng kiến
tạo hòa bình giữa các quốc gia nhiều hơn so với hầu hết các ứng cử viên được đề
cử Giải Hòa bình khác”, ông Tybring-Gjedde, thành viên bốn nhiệm kỳ của Quốc
hội Na Uy, người cũng là chủ tịch phái đoàn Na Uy tại Hội đồng Nghị viện NATO,
nói với Fox News trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.
Trong thư đề cử của mình cho Ủy ban Nobel, ông
Tybring-Gjedde cho biết chính quyền Tổng thống Trump đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và UAE. Ông viết: “Như
người ta mong đợi các quốc gia Trung Đông khác sẽ theo bước UAE, thỏa thuận này
có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, biến Trung Đông thành một khu vực hợp
tác và thịnh vượng”.
Thư đề cử nhấn mạnh “vai trò quan trọng của tổng thống [Trump] trong
việc tạo điều kiện tiếp xúc giữa các bên xung đột và… tạo ra động lực mới
trong [việc giải quyết] các cuộc xung đột kéo dài khác, chẳng
hạn như tranh chấp biên giới Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan, và xung đột giữa
Triều Tiên và Hàn Quốc, cũng như đối phó với khả năng hạt nhân của Triều Tiên. ”
Ông Tybring-Gjedde ca ngợi ông Trump vì đã rút một số lượng
lớn quân khỏi Trung Đông. “Thật vậy, Tổng thống Trump đã phá vỡ kỷ lục 39
năm của các đời Tổng thống Hoa Kỳ vốn khơi mào chiến tranh hoặc đưa Hoa Kỳ tham
gia vào cuộc xung đột vũ trang quốc tế. Tổng thống Mỹ gần nhất tránh được việc
như vậy là Jimmy Carter, người đoạt giải Nobel Hòa bình”.
Đây không phải là đề cử giải Nobel Hòa Bình lần đầu tiên của
ông Trump, năm 2018 sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore giữa Tổng thống Mỹ với
nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un, Thủ tướng Nhật Bản được cho là đã có đề
xuất tương tự.
Giải Nobel Hòa bình năm 2009 được trao cho Tổng thống Barack
Obama lúc bấy giờ vì những gì Ủy ban Nobel gọi là " những nỗ lực phi thường của ông nhằm tăng cường ngoại giao quốc tế
và hợp tác giữa các dân tộc."
Quyết định trên được đưa ra chỉ 9 tháng trong nhiệm kỳ đầu
tiên của Obama đã vấp phải sự chỉ trích mạnh ở Mỹ, từ cả ông Donald Trump, khi
đó vẫn còn là một doanh nhân. Ông Lech Walesa, cựu tổng thống Ba Lan đoạt giải
Nobel Hòa Bình năm 1983, cũng cho biết vào thời điểm đó rằng còn quá sớm để trao
giải thưởng cho Obama, vốn chỉ nhậm chức tổng thống được 263 ngày. Ông nói: “Quá
nhanh. Hiện tại Obama chỉ đang đưa ra các đề xuất. Nhưng đôi khi Ủy
ban Nobel trao giải thưởng để khuyến khích hành động có trách nhiệm”.
Ngay cả ông Obama cũng rất ngạc nhiên khi nói rằng vào thời
điểm đó ông “ngạc nhiên và khiêm nhường” trước quyết định của Ủy ban
Nobel. “Thành thật mà nói. Tôi không cảm thấy mình xứng đáng được đồng hành
cùng với rất nhiều nhân vật tiêu biểu, vốn đã được vinh danh bởi giải thưởng
này, những người đã truyền cảm hứng cho tôi và toàn thế giới thông qua nỗ lực
can đảm theo đuổi hòa bình của họ”.
Ngoài ông Obama, ba tổng thống khác của Hoa Kỳ đã đoạt giải
Nobel Hòa bình: Tổng thống Theodore Roosevelt năm 1906 vì đã có công “đàm phán
hòa bình chiến tranh Nga-Nhật”; Tổng thống Woodrow Wilson năm 1920 với tư cách
là “kiến trúc sư hàng đầu của Hội Liên Quốc”; và Tổng thống Jimmy Carter năm
2002 vì “nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều thập kỷ của ông để tìm ra giải pháp
hòa bình cho các cuộc xung đột quốc tế”.
Người nhận giải Nobel Hòa bình được quyết định bởi một Ủy
ban Nobel gồm 5 người do Quốc hội Na Uy chỉ định. Người chiến thắng Giải thưởng
Hòa bình Nobel năm 2021 sẽ không được công bố cho đến tháng 10 năm sau.
* Minh DũngTheo Fox News
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire