Những người góp tâm huyết cho ngày 30 tháng 4/1975 (Nguyễn thị Cỏ May)


Ngày 30 tháng 4 là xương máu của cả 10 triêu nhơn dân việt nam đã đổ trong suốt 30 năm dài. Trong thành quả đó, tưởng cũng đừng quên thành tích đóng góp không nhỏ của một bộ phận nhơn dân có đời sống uu đải và nhứt là họ không phải phơi mình trên lửa đạn . Đó là “Thành phần thứ ba”. Có khi được gọi là “Lực lượng thứ ba”. Hay“Phản chiến” vì họ yêu hòa bình, kêu gọi hòa bình và chỉ kêu gọi phía Miền nam ngưng chiến để có hòa bình tuy chiến tranh do Miền Bắc, với sự yểm trợ hùng hậu của cả khối cộng sản, đem vào Miền nam. Những người thuộc “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba” hay “Phản chiến’
không phải ở Miền Bắc tới, mà họ là con em của Miền nam, được Miền nam nuôi dưởng, cho ăn học, cả ra ngoại quốc du học, ...
Sau gần nửa thế kỷ “thắng cuộc ”, đất nước về một mối xã hội chủ nghĩa, những điều họ tranh đấu đòi hỏi ngày trước như dân chủ, tự do, xã hội công bằng, người không bốc lột người, no cơm ấm áo, không có bóng dáng ngoại bang, ...thì ngày nay, những thứ đó đang phơi bày nhan nhản khắp nơi trên đất nước . Với mức độ trầm trọng hơn cả vạn lần . Nhưng những người yêu nước ấy giờ đây đang ở đâu ? Không thấy họ tranh đấu cho những điều mà ngày trước họ đã đòi hỏi quyết liệt?


Thành phần thứ ba
“Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba” ra đời trong hoàn cảnh nào, không rỏ ràng lắm.Theo ký giả Pomonti của nhựt báo Le Monde, “Thành phần thứ ba” xuất hiên năm 1960 sau khi Nhóm Caravelle đưa ra bản Tuyên ngôn với 18 nhơn sĩ ký tên đòi hỏi ông Diệm cải tổ đường lối cai trị, chấm dứt tình trạng độc tài gia đình trị . Sau đó thì xuất hiện phong trào quần chúng nổi lên chống chế độ Ngô Đình Diệm độc tài, kỳ thị tôn giáo . Nhưng theo ký giả Decornoy của Le Monde thì vào cuối năm 1969, có một phong trào quần chúng xuất hiện ở Sài gòn chống chánh phủ Nguyễn văn Thiệu, đòi hòa bình, đi theo chủ trương “Hòa giải dân tộc ” của Tướng Dương văn Minh .
“Thành phần thứ ba” gồm một số Dân biểu như Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Lý Quí Chung, Dương văn Ba, Ngô Công Đức ; Sinh viên có Huỳnh Tấn Mẩm, Nguyễn Hũu Thái, ...; trí thức có Bà Ngô Bá Thành, ...; tu sĩ có Ni sư Huỳnh Liên, ...Linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, ...
Năm 1971, Sài gòn tổ chức bầu cử Quốc hội . Nguyễn Hũu Thái được Mặt trận Giải phóng Miền nam bí mật móc nối đề nghị ra tranh cử với lập trường “hòa bình đứng giữa ” chuẩn bị cho Thành phần thứ ba khi có Chánh phủ 3 thành phần theo Hiệp định Paris tuy lúc đó Hội nghị Paris chưa kết thúc .
“Thành phần thứ ba ” trở thành một danh xưng chánh thức từ lúc Hà nội đưa ra tại hòa đàm Paris đề nghị thành lập một chánh phủ liên hiệp gồm 3 thành phần .
Nhưng nên hiểu thành phần thứ ba của Hà nội đề cặp không hàm ý có phong trào sinh viên, Dân biểu, trí thức, tu sĩ tranh đấu sôi nổi ỏ Sài gòn đòi Hòa bình. Hòa giải hòa hợp dân tộc vùa xuất hiện và hoạt động đó .
Chánh phủ VNCH trước sau vẫn cương quyết phủ nhận thành phần thứ ba . Năm 1972, Hà nội chánh thức lên tiếng bênh vực phong trào này .
Chẳng những phủ nhận “Thành phần thứ ba” hay “Lực lượng thứ ba”, chánh phủ Sài gòn cũng từ chối có một chánh phủ liên hiệp 3 thành phần như phía việt cộng đòi hỏi . Tuy nhiên, khi “Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình” ký kết tháng giêng 1973 thì có điều 12 qui định thành lập một “Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm 3 thành phần ngang nhau” .
Hà nội coi trọng thành phần thứ ba như là một yếu tố giúp họ thắng lợi bằng chánh trị : Việc thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc ở miền Nam là chìa khóa dẫn đến hòa bình, và lực lượng thứ ba là một thành phần không thể thiếu được của giải pháp này...” (Phạm văn Đồng trả lời nhà báo pháp Jean Lacouture, Etudes vietnamiennes, Paris).
Để làm áp lực ở hòa đàm Paris, Hà nội cho thành lập Chánh phủ cách mạng Lâm thời . Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời đưa ra đề nghị “8 điểm” có đề cặp thành lập một chánh phủ liên hiệp lâm thời gồm 3 thành phần : những người của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời, những người yêu chuộng hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ trong chánh quyền Sài Gòn, và những nhân vật của các lực lượng chính trị và tôn giáo, trong hay ngoài nước, có lập trường ủng hộ hòa bình, độc lập, trung lập và dân chủ phản ánh các khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam về hòa bình, độc lập, trung lập, dân chủ, và hòa giải, hòa hợp dân tộc .

Tiếp theo, vào cuối 1973, rầm rộ xuất hiện ở Sài gòn những phong trào đều do Hà nội thổi  lên như :
-Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (Bà Ngô Bá Thành sáng lập).
-Phong trào Thi hành Hiệp Định Paris.
-Mặt trận Nhân dân Cứu đói (Tổ chức lớn nhất ở miền Nam với sự tham gia của các nhóm Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo và Cao Đài. Linh mục Phan Khắc Từ là một trong 3 phó chủ tịch.)
-Mặt trận các Tôn giáo vì Hòa bình, Hòa hợp, và Hòa giải (Dương Văn Minh sáng lập).
-Lực lượng Hòa hợp Hòa giải Dân tộc (Một tổ chức Phật giáo do Vũ Văn Mẫu lãnh đạo).
-Tổ chức Nhân dân đòi Thi hành Hiệp định Paris (Ngô Bá Thành sáng lập).
-Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất Bản (Dân biểu Nguyễn Văn Binh, anh vợ Ngô Công Đức đứng đầu).
-Ủy ban đòi trả tự do cho tù Chính trị của Lực lượng thứ ba.
-Ủy ban bảo vệ quyền lợi người lao động (Linh mục Phan Khắc Từ lãnh đạo).
-Nhóm các Nhà Lập Pháp Tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Hòa bình.

Nhưng hiện tượng quần chúng này chỉ là những đòi hỏi giai đoạn của người cộng sản để chờ đợi đạt trọn vẹn mục tiêu cuối cùng . Đó là ngày 30 tháng 4/1975 .
Giải phóng và thống nhứt dân tộc
Sáng ngày 1 tháng 5/1975, tại Sài gòn có cuộc diển binh lớn do Hà nội tổ chức để ăn mừng Đại thắng mùa xuân . Bộ trưởng Tư pháp Trương Như Tảng của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời ngồi trên khán đài danh dự coi diển binh, chờ hoài không thấy Đoàn Quân giải phớng đi qua, bèn nghiên qua hỏi một sĩ quan Quân đội nhơn dân . Vị sĩ quan này trả lời rất vui vẻ « Ủa anh không biết sao ? Quân đội ta đã thống nhứt tối hôm qua rồi kia mà !» (Trương Nhu Tảng kể lại lúc tỵ nạn ở Paris) .
Qua ngày 2 tháng 5/1975, chánh quyền mới ra lệnh giải tán tất cả các tổ chức chánh trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, … được thành lập dưới chế độ cũ. Còn các tổ chức mới thành lập để chống Mỹ Ngụy cúu nước đều bị hoặc tự giải tán, hoặc sáp nhập vào các tổ chức chánh thức của Hà nội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ Gỉải phóng, cả Chánh phủ cách mạng Lâm thời, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam, các cơ sở vật chất ở hải ngoại, …đều không còn vết tích !
Điều đáng ngạc nhiên là việc giải tán không có một lời phản đối hay than phiền nào của những người trong các tổ chức đó hết cả, mặc dầu họ đã từng cang trường đương đầu với chế độ cũ, không hề sợ sệt dùi cui, hơi cay, tù đày .
Với một nảo trạng như vậy thì ngày nay, trước đất nước bị đảng cộng sản ác ôn cai trị, đảng viên tùy theo địa vị, chia nhau cướp đất bán, cướp của dân làm giàu, khủng bố những người lương thiện yêu nước, đem sáp nhập đất nước vào với nước Tàu để giử đảng, giử quyền, những người đó đều im lặng là phải ! Hay họ đã chết hết rồi tuy có người chưa kịp chôn ?
Không thể có “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản
Khi nói “Hòa giải và Hòa hợp” với cộng sản không có gì khác hơn là nói “ Hòa giải và Hòa hợp” với Thiện và Ác . Hoặc nói “tư tưởng Dân chủ Tự do Nhơn quyền” có thê hòa giải và hòa hợp với “Chủ nghĩa lý luận không có con người và chủ nghĩa vô nhơn bản” (Trần đức Thảo nói chuyện ở Paris trước khi chết) được không ?
Mà cộng sản ở việt nam không ai khác hơn là Hồ Chí Minh, người từng tuyên bố luôn tin tưởng tuyệt đối ở bác Xít và bác Mao là hai người không thể sai lầm nên đã học tập nhuần nhuyễn tư tưởng của Mao . Xin trích vài nét nổi bậc trong tư tưởng chánh trị của Mao :
“ Làm chánh trị như làm chiến tranh . Không thể có xây dựng nếu không có phá bỏ, hủy diệt .
Tần Thỷ Hoàng không có gì ghê gớm cho lắm vì hắn chỉ chôn sống có 460 nho sĩ . Chúng ta sẽ chôn sống ít lắm cũng phải 46 000 trí thức tiểu tư sản .

Phải thực hiện vườn không, nhà trống triệt để về vật chất và tinh thần . Mỗi người phải như một tờ giấy trắng, không được quyền sở hữu tài sản, nhà đất, và không được có kiến thức, tri thức.Tất cả phải thành“không”, sạch bách ! Những người dân như vậy mới thông minh” (M.H.Bernard, Mao Tsé-toung , 1893-1976 , VOIX , Paris 2003) .

Mao chủ trương chánh trị độc tài tuyệt đối như vậy để duy trì chế độ lâu dài . Bởi Lê-nin dạy rỏ “Một chế độ sẵn sàng thực thi khủng bố vô giới hạn thì không thể nào bị lật đổ (Simon LEYS , Essais sur la Chine , Robert Laffont , Paris 1998, trg 4.)


Phải có Dân chủ mới hòa giải và hòa hợp được
Cho tới nay, Hà nội chỉ kêu gọi mọi người về dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản . Nên họ nói rỏ là “Hoà hợp, Hòa giải dân tộc”. Họ chưa bao giờ nói “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”.
Về lịch sử, văn hóa, những kiến trúc cổ ở Sài gòn bị phá để bán địa điểm cho doanh nhơn ngoại quốc xây cơ sở mới . Hà nội không cần thấy người dân Sài gòn thương tiếc  đó là một phần ký ức đời sống của họ bị Hà nội thêm một lần nữa cướp mất . Họ không thể thấy đó là chương trình phát triển đô thị . Không chỉ riêng với Miền nam, mà với cả Miền Bắc, người cộng sản cũng chủ trương che dấu hoặc thay đổi sự thật lịch sử . Những trận đánh Gạc Ma, chiến tranh biên giới hoàn toàn không có trong sách giáo khoa ngày nay. Thậm chí những đồng đội của nạn nhơn làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ hi sinh vì lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc, cũng bị công an đàn áp, bắt bớ . Chỉ để làm hài lòng quân tàu cướp nước .Nên những người trẻ ngày nay chỉ còn tìm kiếm qua thông tin trên mạng về những sự kiện đó, để họ cùng nhau trân trọng những gì vốn dĩ thuộc về sự thật và lịch sử dân tộc .
Không thừa nhận lịch sử thì làm sao hòa giải và hòa hợp dân tộc được ?
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trả lời đài BBC, cho rằng một trong những yếu tố quan trọng để dẫn đến hoà giải hoà hợp dân tộc, đó là thừa nhận lịch sử, như thẳng thắng thừa nhận vai trò của Việt Nam Cộng Hoà : “Theo tôi bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, nó sẽ dễ dàng hoà hợp .Các nhà nghiên cứu, làm sử đặt ra vấn đề là phải thừa nhận Việt Nam Cộng hoà là một thực thể. Trong giai đoạn đó có một thực thể, trong đó có vấn đề đối nội đối ngoại, có những điểm tốt, không tốt, lịch sử phải khách quan. Ví dụ như trong vấn đề Hoàng Sa, phải chấp nhận là Việt Nam Cộng hoà đã có trách nhiệm, và Hoa Kỳ cũng đã có phản ứng. Mà khi có phản ứng tức là Trung Quốc đã xâm lược. Đó là một điều phải khẳng định” .
Nên thấy bất cứ một giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò của nó. Nếu thừa nhận vai trò đó, của hai bên, thì mới có thể hoài giải và hoà hợp được .

Một hiện tượng việt kiều yêu nước ở Paris
Ông Nguyễn Ngọc Giao học Chu văn An, đậu tú Tài hạng Uu, và gia đình có quan hệ quan trọng với chánh phủ VNCH, được học bổng du học ở Pháp, ở lại Pháp luôn, dạy toán ở Đại học Paris 7 và theo Việt kiều yêu nước . Với Thông hành VNCH có hiệu lực dài hạn, ông hoạt động chết bỏ phục vụ Hà nội vì ông nhận thấy “thực chất các chế độ VNCH” và “tính chất chiến tranh giành độc lập,thống nhứt” của cuộc chiến từ 1946-1975 là những “sự thật khách quan, phủ nhận nó không phải thuộc về lý trí, mà nằm trong lãnh vực tâm lý, tâm thần” . Phải chăng ý của ông muốn nới chỉ có những người điên hay ba trợn mới nhìn nhận những điều đó ?

Một trí thức lớn như Ông Nguyễn Ngọc Giao, suốt 50 năm dài giữ tình yêu và cả tinh thần ngoan ngoản với đảng như giữ chính con ngươi của mình, thế mà khi nhà có tang, ông xin về Việt nam dự tang lễ lại bị từ chối . Ông đưa ra  cả thư của Võ văn Kiệt trước đó mời ông về Việt nam, cũng bị từ chối . Lý do ? Phải chăng chỉ vì tháng 1 năm 1990, ông ký chung với 34 nhà trí thức việt kiều khác bức Tâm Thư đưa ra 3 điều thỉnh nguyện :

-Thực sự tách rời các định chế của Nhà nước ra khỏi bộ máy đảng để cho Nhà nước thu hồi trọn vẹn những quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của mình, và để cho không một ai cũng như không một tổ chức nào có thể đứng trên và chi phối Nhà nước .
-thiết lập một nnền dân chủ đa nguyên, thật sự nảo đảm an toàn cá nhơn và các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, lập đảng ...
-ngay trước mắt, mở ra cuộc đối thoại thành tâm với toàn xã hội, để toàn dân bàn định một cương lĩnh hành động và đề ra những biện pháp cấp bách đặt nền tảng cho một chế độ thật sự lấy dân làm gốc .
Hay vì quan hệ gia đình của ông với Chánh phủ Đệ I VNCH ?
Nhưng nay, ông nhận định tiếp cuộc chiến mà Hà nội nói là “giải phóng, giành độc lập, thống nhứt dân tộc” còn có 1 chiều kích khác nữa, “chiều kích nội chiến”, không muốn nói thêm 1 chiều kích thứ ba  là “chiều kích chiến tranh ủy nhiệm” trong bối cảnh chiến tranh lạnh 1947-1991 .
Nói về tính chất nội chiến của cuộc chiến, ông khẳng định nó “phát sanh từ chánh sách mao-ít của đảng cộng sản việt nam từ 1950, đặc biệt từ cuộc Cải cách ruộng đất 1953-1956, loại trừ các thành phần trung phú nông, tiểu tư sản, trí thức, ...ra khỏi hàng ngũ nhơn dân” .
Theo ông, ngày nào, những người thiện chí ở mọi bên không nhìn thây rỏ và trọn vẹn cuộc chiến thì đối thoại, hòa hợp, hòa giải đều trở thành ảo vọng .
Ngày nay, sau “50 năm mắc dịch”- 50 năm làm thông dịch cho Hà nội - một thành tích ông kể lại với nhiều vuốt ve, nâng niu, lần đầu tiên ông nhìn thẳng chế độ hà nội là “kỳ thị, độc tài, tham nhủng, bất lực” . Nhưng vẫn chưa thấy ở ông có một sáng suốt hơn cái thông minh xuất sắc về toán học của ông để khả dĩ đề xuất một thái độ tích cực hơn là chỉ tỏ ra tiếc cho những người lãnh đạo cộng sản quên hết lịch sử của chính mình ! (50 năm mắc dịch, Diển Đàn, Paris, 21-03-2018)
Nguyễn thị Cỏ May

Aucun commentaire: