Thế giới "Made in China"? (Nguyễn thị Cỏ May)

Mai này, nếu thế giới không "Chết dưới tay Trung quốc " thì chắc sẽ khó tránh khỏi mang nhản hiệu Trung quốc "Made in China" !
Chúng ta đã thấy rỏ Xi Jinping ngày nay không cần giữ thái độ khiêm tốn, đã nói toạc ra thế kỷ XXI là «thế kỷ trung quốc» .
Cụ thể hơn là Cộng hòa Nhơn dân Trung quốc sẽ thay thế Huê kỳ trong mọi lảnh vực, kể cả về mặt quân sự . Để thực hiện mục tiêu này, đối nội,
Xi áp dụng chế độ độc tài ngày càng toàn diện, tăng cường kiểm soát 1, 4 tỷ dân tàu bằng hệ thống thông minh nhơn tạo, và, đối ngoại, dựa vào một lực lượng hải quân hùng hậu, dành được những hiệp ước thương mại thuận lợi, đưa ra định nghĩa lại những qui luật quốc tế, bắt được những liên minh, áp lực những nước láng giềng làm chư hầu, tung ra những mạng lưới gây ảnh hưởng chánh trị, văn hóa, truyền thông .
Huê kỳ và Âu châu mới giựt mình trước thực tế Trung quốc không còn che dấu tham vọng của họ nữa . Trung quốc sẽ lãnh đạo thế giới, quảng bá mô hình kinh tế, xã hội và chánh trị trung quốc . Thế giới tự do đã sai lầm giúp Trung quốc phát triển vì thiệt thà nghĩ khi giàu có, dân chúng có mức sống cao, nhu cầu lớn, thì Trung quốc lập tức sẽ từng bước trở thành nước dân chủ tự do theo lý thuyết «con rắn bò đi, cái đuôi tất yếu uyển chuyển theo cái đầu» (Cụu T.T.Clinton) . Nhưng thực tế trái lại hoàn toàn . Khi phát triển, chiếm địa vị cường quốc thứ nhì thế giới, Trung quốc tập trung và củng cố quyền lực để chế độ độc tài càng thêm độc tài triệt để hơn, mạnh hơn .Tham vọng lãnh đạo thế giới theo mô hình trung quốc, nghĩa là cải tạo thế giới theo ý thức hệ trung quốc nhờ đó sẽ thực hiện dễ dàng . Cách xâm chiếm này độc hại hơn bằng quân sự, kinh tế vì đó là cách xâm chiếm bằng ý thức hệ .
Vậy giấc mơ trung quốc sẽ trở thành hiện thực theo sự thỏa thuận của Huê kỳ và Tây phương ? Hay thế giới quyết liệt phản ứng, bảo vệ nền độc lập, nền văn hóa chánh trị của mình ? Nhưng tới nay, đã có 16 nước trong Liên Hiếp Âu châu ngã theo Trung quốc ! Vì Liên Hiệp Âu châu không phải là một Quốc gia nên không thể có quyết định chung ? Những nước còn lại như Pháp, Đức, Anh, …chống lại chủ trương bành trướng tham lam của Xi . Nhưng Âu châu vẫn mang vết rạng nứt .

« Một Đai, một Đường »
Chinh phục thế giới là giấc mơ hay quyết tâm của Trung quốc ? Điều này không phải chỉ mới xuất hiện ở thời Xi Jinping mà đã được Mao Trạch-đông ôm ấp từ khi ông ta về Bắc kinh . Thật vậy chúng ta thử nhớ lại mười năm sau khi lập chánh quyền cộng sản trên toàn lục địa tàu, Mao đã tuyên bố trước Trung uơng đảng cộng sản năm 1959 «"Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái lan, Miến Điện, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po.  Một vùng như Đông-nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…  Sau khi giành được Đông-nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây. Chúng ta phải chinh phục trái đất.  Mục tiêu của chúng ta là toàn thể trái đất(Trung Quốc Trong 30 Năm, Sự Thật, Hà nội,1979) .
Tham vọng của Mao chỉ bộc lộ ý đồ cướp giựt sự giàu có của các nước khác để đem về làm của cho mình . Để làm cho Tàu trở nên mạnh giúp thực hiện âm muu đen tối, Mao phát triển nước Tàu theo mô hình mác-xít, và quá duy ý chí nên đã đưa nước Tàu đi tới suy sụp, gây ra nạn đói giết hơn 40 triệu dân tàu . Hồ Chí Minh theo sát Tàu, cũng cải cách ruộng đất, cũng tập thể hóa sản xuất, cũng cải tạo công thương nghiệp, cũng sát hại gần cả triệu dân vô tội và miền Bắc cũng tang hoang, xơ xác một thời .
Chánh sách phát triển hoàn toàn thất bại, trong nội bộ xuất hiện phản ứng, Mao vội đàn áp triệt để bằng cuộc cách mạng văn hóa để củng cố quyền lực . Cả triệu dân tàu được  thêm cơ hội bị Hồng Vệ binh giết . Những di tích văn hóa cả ngàn năm của Tàu bị đập phá .
Ngày nay, Xi theo đuổi thực hiện giác mơ xây dựng một cộng đồng nhơn loại xán lạn nhờ một mô hình chánh trị mới mà Xi gọi là «giải pháp trung quốc».Trung quốc là chế độ độc tài độc đảng thì « giải pháp trung quốc » đem lại cho thế giới chắc không gì khác hơn là sự kiểm soát chánh trị và phát triển kinh tế là trên hết, trên cả nhơn quyền và luật pháp quốc tế .
Theo ông Willy Lam, nhà ngiên cúu về nước Tàu, hiện ở Hồng kông, thì «Tàu đang nổ lực thực hiện cho bằng được cái tham vọng cai trị thế giới và trở thành một siêu cường đủ khả năng áp đặt luật pháp của tàu, những giá trị tiêu chuẩn của tàu và thay đổi trật tự thế giới hiện tại» .
Từ năm năm nay, Xi tìm cách tập trung quyền lực và nắm trọn trong tay nên được mọi người gọi Xi là «Chủ tịch của tất cả». Và chế độ của Xi là thứ «chế độ độc tài hoàn hảo» .
Sẳn đầy quyền lực trong tay, Xi đàn áp không thương tiếc cấp lãnh đạo đảng bị nghi ngờ là không đủ trung thành với Xi, và đàn áp đẩm máu tất cả những người ly khai . Riêng đối với dân thiểu số ouighoure, Xi đã nhốt tập trung cả triệu và cho lao động khổ sai (Theo Amnesty Internationnal) .

Đế quốc tàu vẫn bình thảng tiến bước . Vừa tuyên bố không lập căn cứ quân sự ở hải ngoại, Tàu gởi ngay quân đội đồn trú ở Djibouti, tại căn cứ vừa thành lập . Năm 2016, Tòa án Quốc tế bác bỏ yêu sách của tàu làm chủ 90% Nam Hải theo lịch sử, thì trong vòng vài năm, Tàu đã bồi đắp xong nhũng đảo đá ngầm và biến những nơi này trở thành căn cứ quân sự hùng hậu của Tàu, với sân bay trang bị đấy đủ và tối tân cho mọi hoạt động quân sự, cả máy bay chiến đấu, hạm đội, hỏa tiển đủ loại, ...Tàu tuyên bố những đảo này là lảnh thổ của Tàu . Vùng biển bao quanh đảo là hải phận của Tàu . Tàu bè luu thống trong phạm vi này là xâm phạm hải phận tàu .
Chiến thuật của Xi qua mặt được cả thế giới là nhờ  «đặt chuyện đã rồi và nói dối»

Vừa xong cơ sở ở phía Nam, Xi vội bỏ vòi qua phía Tây với chiến lược «Một đai, một đường» (Yidai yilu – One Belt, One Road – Une Ceinture, Une Route) .
Điều lạ là Tây và Ta (Việt nam) lại phiên dịch ra là «Con Đường Tơ Lụa» . Nghe nó hiền hòa vô cùng . Nó còn lảng mạn nữa là khác vì nó mang đầy tính thơ mộng . Có người muốn nói rỏ hơn nhưng vẫn giữ đặc tính nên thơ cố hũu «Đường Tơ Lụa Mới » . Cách gọi này làm cho người ta không thấy hay vội quên đi bản chất đích thực của con đường ấy là chỉ để nhằm thắt cổ hơn phân nửa nhơn loại .
Đó là một chương trình rộng lớn trên biển và trên bộ của Xi nhằm thôn tính thế giới . Một Đai, tức con đường bộ phát triển kinh tê tàu chạy ngang qua Nga, Trung Á và Pakistan cho tới Đông Âu . Một Đường là đường biển nối liền những xứ mới phát triển ở Đông Nam Á và những xứ phía Nam, cho tới Phi châu và Nam Mỹ . Trong bài diển văn lễ khánh thành, Xi nhắc lại dài hơi lịch sử ngàn năm của Tàu và nhấn mạnh «tinh thần của con Đường Tơ lụa là hòa bình và hợp tác»!
Vào giữa tháng năm tới, Xi sẽ cho tổ chức đón tiếp hơn 30 nguyên thủ quốc gia tại Bắc kinh trong 2 ngày để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về «Một Đai, một Đường». Huê kỳ đã tuyên bố tẩy chay . Âu châu không tẩy chay nhưng đặt vấn đề thảo luận về tính sòng phẳng để khai thác chương trình «Một Đai, một Đường» .
T.T. Macron tuyên bố «Trong vùng Đông Nam Á, Trung quốc đang bành trướng thế lực và xâm chiếm . Vấn đề không phải gợi lên những sợ hải, mà nhìn thẳng thực tế … Nếu chúng ta không lo tổ chức lại hàng ngũ của chúng ta thì thế nào, không phải chờ đợi lâu đâu, sự bành trướng và xâm chiếm thế giới của Trung quốc sẽ làm cho chúng ta mất đi những quyền tự do và những cơ hội phát triển của chúng ta . Lúc ấy sẽ là lúc mà chúng ta chỉ còn biết chịu đựng» .
Thế mà cho tới ngày nay, đã có 65 nước sẳn sàng tham dự «Một Đai, một Đường» và còn có thể có thêm nữa .
Sự đống ý tham gia này, phải chăng thât sự phát xuất từ ý dân hay chỉ do sự tính toán của nhà cầm quyền ?

Chết dưới tay Tàu
Trước những thôn tính mạnh mẻ các nước nhỏ của Tàu, Giáo sư Stein Ringen dạy môn Chánh trị học ở King’s College, Luan-đôn, đã nhận xét, không dấu được sự kinh sợ «Dĩ nhiên có những trường hợp xấp xếp lại bàn cờ địa chánh trị thế giới nhưng cách làm đó không khỏi làm cho tôi khiếp sợ vì chỉ cho quyền lợi của một nước mà nước đó lại không hề biết đến ý niệm về quyền tự do» .
Trung quốc từ Mao vốn là một nước độc tài toàn diện nhưng theo Giáo sư  Stein Ringen thì từ năm 2012, dưới triều đại Xi, nền độc tài ấy được chỉ đạo bởi ý thức hệ mới có tên gọi «Giấc mơ tàu»  và sự «Đại phục hưng», điều này có nghĩa là sẽ đem trả lại cho Trung quốc cái ngôi vị mà Trung quốc lẽ ra đã phải có trước kia trên thế giới .
Gíao sư Stein Ringen còn nói thêm «Cứ đem hỏi bất kỳ một nhà chuyên môn nào về chánh trị học về một nhà nước độc tài ý thức hệ, sẽ được trả lời ngay đó là thứ nhà nước tự bản thân là vô cừng nguy hiểm» Ý này liền được ông Sigmar Gabriel, Cụu Tổng trưởng Ngoại giao Đức, chia sẻ . Ông cho biết, lúc còn tại chức, hồi tháng 2/2018, trong một bài diển văn, ông đã lên án Bắc kinh là sẳn sàng «ý đồ đóng dấu lên thế giới dấu ấn trung quốc» và «tìm cách áp đặt một hệ thống toàn cầu khác hẳn với hệ thống của chúng ta vốn xây dựng trên sự tôn trọng nhơn quyền và những quyền tự do cá nhơn» .

Trước khi thế giới bị Xi áp đặt mô hình trung quốc thì chính nhơn dân trung quốc đã sống dưới áp lực của thứ hệ thống cai trị đó mà sao không thấy có phản ứng ?
Phải chăng dân trung quốc không quen biết khái niệm về tự do dân chủ ?
Thật ra, trong lịch sử tàu tuy dài cà nhiều ngàn năm, với nên văn hóa cổ đại sáng chói, nhưng tuyệt nhiên không hề có những từ ngữ «độc lập», «tự do», «dân chủ» . Tới thời Chiến quốc, có Mạnh Tử, người duy nhứt, khi giảng giải về học thuyết Khổng Tử, chỉ mới nói có mấy tiếng «Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh» rồi bỏ đó . Không khai triển thành một thứ học thuyết mới, tiến bộ hơn . Và cho tới ngày nay, ý đó cũng vẫn chưa được định chế hóa .
Vả lại nước Tàu quá rộng lớn, quá đông dân, với nhiều dị biệc địa phương, nên muốn giử yên dân thì một chế độ tập quyền mạnh là tốt hơn hết . Người dân chỉ quen mong đợi có một vị minh quân thì bá tánh yên lành hạnh phúc . Dân tàu nghĩ họ chỉ khổ sở khi chánh quyền trung ương suy yếu và chia rẻ, bị ngoại bang chiếm nước, hoặc nạn nội chiến, nạn đói, bệnh tật .
Nay chánh quyyền trung ương mạnh nhờ có đảng cộng sản . Năm 1978, nhà nước đã đưa 800 triêu dân tàu thoát khỏi nạn nghèo đói và từ đó, tạo được một từng lớp trung luu lớn nhứt thế giới .
Nhà bình luận Allison viết «bốn mươi nam phát triển thần kỳ đem lại cho dân tàu đời sống thoải mái nhanh hơn trong suốt 4 ngàn năm lịch sử tàu» .
Nhơn dân tàu «được biết», sau khi Liên xô sụp đổ, đời sống trung bình của nhơn dân nơi đó ngắn hơn, tử vong trẻ con tăng và lợi tức nhơn dân lao động sụt giảm đáng lo ngại.
Vì vậy họ không thể chống đối chế độ hiện tại với đảng cộng sản cai trị, với Chủ tịch Xi vĩ đại .
*** Những trích dẩn trong bài trên đây lấy từ bài La Chine, Nouvel Empire, Romain Franklin, tuần báo Marianne, số 4/10/2018, Paris .
                                                                                                                                             Nguyễn thị Cỏ May

Aucun commentaire: