”...Một hải quân đúng nghĩa phải có rất nhiều khả năng mà chiến đấu chỉ chiếm một phần khiêm tốn. Theo thứ tự là hiện diện, cứu trợ, tuần tra, bảo vệ sự giao thông… rồi sau cùng mới là chiến đấu. Với những tàu nhỏ nhưng vận tốc cao, Việt Nam có thể thực hiện hầu hết những nhiệm vụ này mà không tốn kém nhiều...”
Vị Trí Chiến Lược Yếu Kém Của Việt Nam
Xin giải thích « sức mạnh của hải quân » theo định nghĩa chiến lược:
Sức mạnh hải quân của một quốc gia cho phép di chuyễn binh sĩ và bảo vệ sự giao lưu thương mại bằng đường biển đến các quốc gia đồng minh hay đến những vùng đất có vị trí chiến lược. Và cản trở đối phương làm được điều tương tự. (*)
Sức mạnh hải quân của một quốc gia cho phép di chuyễn binh sĩ và bảo vệ sự giao lưu thương mại bằng đường biển đến các quốc gia đồng minh hay đến những vùng đất có vị trí chiến lược. Và cản trở đối phương làm được điều tương tự. (*)
Vậy thì sức mạnh hải quân gồm cả bờ biển, eo biển, hải cảng, ý chí thám hiểm của công dân, sự hiểu biết về biển cả, nhu cầu giao thương của quốc gia… vân vân. Người ta không thể đo đạc một cách đơn sơ dựa trên số lượng chiến hạm hay ngân sách dành cho hải quân. Quốc gia có bờ biển nằm ở vị trí chiến lược thì tự nhiên có sức mạnh hải quân tiềm tàng. Nếu điều kiện cho phép thì sẽ khai triển thành sức mạnh hải quân thật sự.
Theo thứ tự thời gian, chúng ta có thể liệt kê triều đại La Mã hùng cường và thôn tính tất cả những vùng đất ven Địa Trung Hải. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nhìn ra Đại Tây Dương nên khai thác được tài nguyên của Tân Thế Giới. Nước Anh nằm choáng ở biển Bắc Hải (North Sea) nên có ưu thế để đánh bại hải quân Hà Lan, Đức, Pháp và đã thiết lập thuộc địa khắp nơi. Nước Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nên khống chế cả thế giới.
Lịch sử cũng chứng minh rằng: Ai kiểm soát được biển cả thì sẽ kiểm soát được nguồn tài nguyên của thế giới. Ai kiểm soát được tài nguyên thế giới sẽ kiểm soát được… thế giới. Dù có bờ biển dài đến mấy ngàn cây số, nhưng Việt Nam lại không nằm ở một vị trí chiến lược. Ngược lại, dù diện tích đất đai rất khiêm tốn, Singapore lại ở địa thế vô cùng quan trọng, yết hầu của biển Đông với eo biển Malacca. Bằng sự liên minh kinh tế và quân sự, Mỹ đã bố trí những lực lượng hải quân ở Singapore. Chỉ với vỏn vẹn liên kết này, Mỹ đã kiểm soát được ¼ lượng hàng hải thế giới. Hơn nữa Mỹ còn bao vây những hướng biển còn lại của Trung Quốc bằng cách liên kết quân sự với Nhật, Úc, Đại Hàn. Trung Quốc hoàn toàn thất thế về chiến lược tranh hùng trên biển với Mỹ.
Việt Nam quan trọng cỡ nào của trong bàn cờ thế giới?
Xin thưa là chẳng có gì hết! Việt Nam không nằm ở một vị trí địa lý then chốt. Những gì Mỹ cần làm để khống chế Trung Quốc thì họ đã làm rồi. Chúng ta có thể kết luận:
-Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam.
Nếu có chiến tranh Việt Trung xảy ra ở biển Đông, Mỹ và đồng minh sẽ là những kẻ cuối cùng tham dự vào cuộc hải chiến. Vì biển Đông có mất vào tay Trung Quốc cũng chẳng thể phá vỡ được thế gọng kìm mà Mỹ đã giăng sẵn. Không cần tốn một viên đạn, họ chỉ cần khóa những eo biển lại là Trung Quốc sẽ chết tức tưởi trong đói khát!
Đây không phải là lần đầu tiên. Trong thế chiến thứ hai, các tàu ngầm Hoa kỳ được lệnh xem các tàu chở dầu Nhật là mục tiêu quan trọng giống như những hàng không mẫu hạm. Vì sơ xuất, Nhật cũng không bảo vệ nên tất cả các tàu chở dầu bị đánh chìm. Dù đã chiếm được những mỏ dầu ở quần đảo Indonesia nhưng Nhật không thể vận chuyễn dầu thô về nước. Quân đội Nhật hết xăng như thân thể con người hết máu. Máy bay không thể cất cánh. Tàu bè chiến đấu bị đánh chìm vì không đủ nhiên liệu để trở về. Mỹ thắng Nhật vì mạnh hơn. Nhưng cũng vì chiến lược của Mỹ thông minh hơn.
Khai Thác Ưu Thế Vị Trí Thành Ưu Thế Chiến Lược
Từ xưa đến nay, các danh tướng đều tìm thế thượng phong trước khi giao tranh. Khi thì bày quân trên cao đánh xuống thấp, khi thì dựa nơi hiểm yếu để phòng thủ. Việc chiếm đóng và củng cố được những vị thế không thể thất bại đã quyết định thành bại rồi. Đối phương chỉ còn hai lựa chọn. Hoặc là thua nếu giao tranh. Hoặc là đàm phán trong tình thế bất lợi.
Trung Quốc xây dựng những căn cứ quân sự trên những hòn đảo giữa biển Đông rồi khoe khoang là những chiếc tàu sân bay không thể bị đánh chìm. Nhưng đó chỉ là những cứ điểm, strong point. Đài Loan, Singapore, Nhật, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam mới thật sự là những hàng không mẫu hạm lẫn chiến hạm không thể đánh chìm. Với biên giới dài mấy ngàn cây số nhìn ra biển, Việt Nam còn là một chiến hạm không thể bao vây. Nếu muốn có sức mạnh hải quân, thì trước tiên, chúng ta nên trang bị và cũng cố chiến hạm không thể đánh chìm và không thể bao vây này.
Trong trận hải chiến dùng hỏa tiển đầu tiên trong lịch sử, năm 1967, chiến hạm tên Eilat của Do Thái bị đánh chìm bởi 4 hỏa tiển P-15 Termit. Những hỏa tiển này được bắn từ những chiến hạm của Ai Cập đang nằm trong hải cảng. Có thể nói là bắn từ trong đất liền.
Hiểu vậy thì ngân sách quốc phòng cho hải quân nên dành phân nữa cho những vũ khí chống hạm có thể triển khai từ trong đất liền. Không những thế, những hệ thống vũ khí trên tàu bè cũng nên được gỡ ra và che giấu sâu trong nội địa.
Áp Dụng Chiến Lược Ven Bờ Để Kháng Cự Ở Biển Đông
Một kịch bản mơ ước của hải quân Trung Quốc? Là Việt Nam « gồng mình » mua sắm những chiến hạm to lớn và đắt tiền. Vì khi lâm trận, những chiến hạm này không thể trốn chạy và ẩn nấp. Chỉ cần tiêu diệt xong là Trung Quốc hiển nhiên bước vào lịch sử, trở thành một lực lượng hải quân có chiến tích huy hoàng. Khi quân đội Việt Nam mua sắm tàu Gepard, Sigma… là họ tự bỏ ưu thế của một chiến hạm không thể đánh chìm. Nói cách khác, Việt Nam đang mua những tấm bia đắt tiền để cho hải quân Trung Quốc tạo lập chiến công.
Dựa theo ưu thế địa lý có sẵn, những tàu chiến của Việt Nam không cần khả năng viễn dương, hoạt động lâu trên biển. Mà chỉ cần xuất phát từ đất liền, tiếp cận mục tiêu thật nhanh, khai hỏa đánh chìm đối thủ rồi trở về trú ẩn trong thành trì không thể đánh chìm của mình. Một cuộc chiến ao hồ. Những loại tàu nhỏ (very slender vessel) có đủ tiêu chuẩn làm nhiệm vụ tấn công đột kích chớp nhoáng là : khó phát hiện, có vận tốc cao, có tầm hoạt động khoảng chừng 500km đến 700km và có thể hoạt động trong thời tiết rất xấu. Đặc điểm của các tàu chiến ven bờ là không gian trống trên tàu chiếm tới 40% diện tích, khi cần thiết sẽ nhanh chóng được bổ sung các module vũ khí phù hợp cho từng nhiệm vụ như tác chiến chống ngầm, chống hạm hoặc phòng không.
Nếu ai từng tham quan những chiến hạm có khả năng viễn dương đều nhận ra rằng nó là một « khu chung cư » gồm phòng ngủ, khu nấu ăn, phòng tập thể dục, bệnh xá, nơi thư giản, phòng dự trữ thực phẫm… Diện tích dành cho vũ khí chiến đấu thực sự chỉ khoảng chừng 1/3. Thêm vào đó, những chiến hạm to lớn phải có nhiều khả năng khác nhau như tự bảo vệ, chống tàu ngầm, chống chiến hạm, trinh sát, cứu thương…
Vì không phải hoạt động lâu trên biển cả, những chiến hạm dùng để chiến đấu ven bờ không cần những nhu cầu nói trên. Hơn thế nữa, mỗi chiến hạm có thể trang bị một thứ vũ khí duy nhất để chỉ dùng cho một nhiệm vụ duy nhất. Lợi thế của những module vũ khí có thể lắp ráp một cách nhanh chóng là bộ chỉ huy có nhiều lựa chọn trong việc trang bị khí tài cho phù hợp với từng nhiệm vụ. Chẳng hạn như khi ra biển với nhiệm vụ cứu thương thì những chiến hạm nhỏ chỉ cần hệ thống truyền tin và hệ thống định vị thật tân tiến. Khi săn bắt cướp biển thì những tàu chiến này cần tốc độ và vũ khí loại nhẹ. Nhưng khi có nhu cầu chiến đấu thực sự thì những chiến hạm này vẫn có thể trang bị vũ khí lớn hơn để hợp lại thành một « hạm đội » có đầy đủ chức năng chống tàu ngầm, phòng không, diệt hạm…
Theo nghiên cứu cá nhân, những tàu chiến phù hợp với cuộc chiến ven bờ nên có chiều dài khoảng chừng 25 m, chiều ngang 3m. Động cơ khoảng 2000 mã lực. Vận tốc trên 35 hải lý/giờ ( = 65km /h). Mũi tàu sẽ có hình dáng ngược, inverted bow. Đuôi tàu sẽ có bộ phận há mồm để dễ tiếp nạp vũ khí. Phần nổi trên mặt nước rất ít và khi di chuyễn sẽ xuyên qua sóng thay vì vượt sóng (wave piercing).
Khi trang bị cho quân đội mình, một quốc gia phải có thứ tự ưu tiên theo đối tác chiến lược. Tốt hơn hết họ phải tìm cách tự chế tạo. Nếu không được thì họ mua sắm những vũ khí của các quốc gia mà họ có liên minh quân sự. Nếu không có liên minh thì nên có cùng một kẻ thù. Đối đế lắm thì mới mua sắm ở các con buôn vũ khí.
Trên lý thuyết, các cơ xưởng tư nhân và quốc doanh ở Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng chế tạo những vỏ tàu có động cơ nhưng chưa được trang bị vũ khí loại nhỏ kiểu này. Động cơ khoảng chừng 2000 mã lực đã được sản xuất đại trà trong lãnh vực dân sự nên khá rẽ. Giá thành vỏ tàu và động cơ sẽ dao động khoảng chừng 1, 5 triệu đô la. Cùng một số tiền tương đương, thay vì mua sắm mỗi một chiếc khinh hạm kiểu Gepard thì Việt Nam có thể sắm hơn 150 chiếc chiến hạm kiểu mini, đủ để khoanh vùng cả khu vực mà Việt Nam đang làm chủ quyền. Lại vừa tạo công ăn cho vô số người.
Vì giá cả của những tàu chiến mini vẫn còn nằm trong vòng bí mật của quốc phòng. Chúng ta có thể so sánh của tàu tư nhân mô phỏng theo tàu quân sự.
Hình trên là tàu có khả năng hoạt động khi biển động Mary Slim :
Chiều dài : 22,5m
Chiều ngang : 4,2m
Mức ngấn nước của thân tàu : 1m
Động cơ : 1650 mã lực hiệu Cartepillar
Vận tốc tối đa 34,3 hải lý /giờ (63 km/h)
Hành trình tối đa : 1750 hải lý với vận tốc 23,6 hải lý giờ. (3240 km)
Giá cả : khoảng chừng 1 700 000 €.
Dùng Phương Pháp Du Kích Để Chiến Đấu Trên Biển Đông
Dù không phải là bậc thầy, nhưng lối đánh du kích trong cuộc nội chiến của Việt Nam vẫn có hiệu quả. Có thể tóm tắt gồm 5 giai đoạn. Trong chiến tranh du kích, giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất là trinh sát và nghiên cứu chiến trường. Giai đoạn này nguy hiểm và tốn rất nhiều thời gian, đôi khi đến hàng tháng trời. Còn 4 giai đoạn kế tiếp gồm tiếp cận mục tiêu, tấn công, dọn dẹp chiến trường và rút lui lại cực kỳ mau chóng.
Chúng ta có thể xem nôm na như những chiếc tàu nhỏ như những đội du kích. Ẩn nấp là điều kiện sống còn. Ưu thế đầu tiên của những tàu nhỏ là nó không cần đậu neo ở những hải cảng đồ sộ quy mô. Khi có chiến tranh, những hải cảng này sẽ là những mục tiêu dễ phá hủy. Thay vào đó thì những cơ sở hậu tiếp tế cho những tàu chiến mini cần nên nằm trong kinh lạch, sông ngòi, cách bờ biển đến 15, 20 km. Như vậy nó sẽ tránh được nhưng cuộc đột kích đến từ ngoài biển của đối phương.
Nếu giai đoạn nghiên cứu chiến trường được thực hiện đầy đủ thì trước khi xuất phát mỗi chiến hạm nhỏ đã biết rõ ràng về mục tiêu, địa điểm, số lượng, cách thức tấn công… Nên đã lắp ráp những module vũ khí cần thiết để đánh bại kẻ thù. Không dư không thiếu.
Thay Đổi Cung Cách Chỉ Huy Để Tìm Thế Thượng Phong Trong Chiến Thuật
Ước tính sơ sơ, có thể khẳng định từ 1/2 đến 3/4 thương vong của các trận đánh hiện đại là do trục trặc thông tin. Khi không có thông tin, khi thông tin phát đi bị sai lệch, hay bị hiểu sai lệch thì cấp chỉ huy sẽ có những quyết định không phù hợp với tình hình chiến trường. Các lực lượng xung kích không thể phối hợp ăn khớp để tránh bắn lẫn nhau. Để tránh khuyết điểm này, bộ trưởng quốc phòng Moshe Dayan đã huấn luyện cấp chỉ huy Do Thái theo ba quy luật vàng.
Quy luật thứ nhất : Người chỉ huy phải đi trước binh sĩ.
Quy luật thứ hai : Phải tiên liệu những gì sắp xảy ra.
Quy luật thứ ba : Không có sự tấn công nào đủ mạnh hay đủ nhanh.
Ba quy luật này đã biến đổi khí thế quân đội Do Thái thành một lực lượng cực kỳ lợi hại, có vận tốc phản ứng nhanh nhất vùng Trung Đông. Vận tốc trao đổi thông tin cho phép triển khai vận tốc cơ giới. Khi bộ phận chỉ huy ở nơi diễn ra xung đột thì thời gian quan sát tình thế, quyết định cách ứng phó , tìm cách thức hành động, tổ chức cách chiến đấu và điều chỉnh chiến thuật… đều được rút ngắn tối đa. Thay vì phải báo cáo rồi chờ đợi. Trong lúc chờ đợi thì tình thế chiến cuộc đã thay đổi rồi nên phải báo cáo lại và chờ đợi tiếp. Đến khi cấp trên quyết định thì cơ hội đã qua rồi.
Nếu hiểu vậy thì công tác trinh sát điều nghiên chiến trường lẫn quyết định, hai nhiệm vụ then chốt và nguy hiểm nhất sẽ do những cấp chỉ huy có quyền quyết định của hải quân đảm nhiệm. Những thành phần này phải có mặt ở nơi đang có đối đầu. Đối với một quân đội độc tài, con ông cháu cha, mua quan bán tước thì điều này là một chuyện không thể tưởng tượng được. Nhưng đối với những lực lượng đặc nhiệm hay thiện chiến của các nước dân chủ thì phải như thế. Người chỉ huy luôn luôn là người chấp nhận nhiều nguy hiểm nhất. Trong chiến dịch giải cứu con tin ở Entebbe năm 1976, đại tá Jonathan Neytanyahou là người chỉ huy cuộc đột kích và cũng là người bị tử trận duy nhất. Trong cuộc giải cứu con tin ở tư gia của đại sứ Nhật ở Perou, hai đặc nhiệm bị tử thương mang cấp bậc trung úy và đại tá. Trong cuộc chiến Falkland với Á Căn Đình, phần đông trong 255 liệt sĩ Anh là sĩ quan và hạ sĩ quan. Trong đó có cả trung tá chỉ huy trung đoàn dù Herbert Jones. Trong các lực lượng thiện chiến ở các nước dân chủ, số thương vong của cấp chỉ huy luôn luôn nhiều hơn thuộc cấp.
Khi Chiến Binh Sáng Chế Ra Vũ Khí
Hiện nay, quân đội cộng sản bị bệnh tự kiêu lẫn tự kỷ. Vừa trưng bày những « sáng chế » mà giới chuyên môn nhìn qua cũng biết là chẳng có gì. Vừa lại đi mua những loại vũ khí ở ngoại quốc mà chẳng thể đương đầu với bất cứ đối thủ nào trên biển Đông. Một trong những lý do tại sao như thế là vì bản thân người lính, kẻ tiêu dùng vũ khí chẳng có quyền hành lựa chọn hay đòi hỏi chi ráo. Cấp trên ban bố cho thứ gì thì dùng thứ ấy.
Lợi thế của sự tự chế tạo vũ khí trong nội địa đưa đến một lợi thế khác. Binh sĩ có thể đưa ra những ý kiến mà những hãng xưởng trong nước có thể dựa vào đó để cải tiến khí tài ngày một phù hợp với chiến trường và nhiệm vụ. Như những chiến hạm kiểu mini của bộ phận chỉ huy dùng để trinh sát, quyết định và điều khiển nên không cần lắp ráp những loại vũ khí nặng. Khả năng ẩn trốn, đánh lừa đối thủ và rút lui sẽ được chú trọng. Cấp chỉ huy-người sử dụng trên những tàu này có thể yêu cầu lắp ráp động cơ mạnh hơn để di chuyễn nhanh hơn, khoảng 95km/giờ trở lên. Hơn nữa họ có thể ra những yêu cầu đặc biệt khác, chi phí cho những tàu này cũng sẽ được cho phép nâng lên gắp 5, 7 lần so những chiến tàu mini tương tự.
Một trong những khả năng của tàu chỉ huy-trinh sát là « núp » dưới mặt nước. Những tàu này sẽ được làm bằng kim loại đặc biệt như titan. Giá thành mỗi chiếc sẽ cao hơn, khoảng chừng 10 triệu đô la/chiếc.
Một trong những khả năng của tàu chỉ huy-trinh sát là « núp » dưới mặt nước. Những tàu này sẽ được làm bằng kim loại đặc biệt như titan. Giá thành mỗi chiếc sẽ cao hơn, khoảng chừng 10 triệu đô la/chiếc.
(Hình minh họa)
Một lợi thế khác là tàu chiến mini sẽ có mực nước không sâu, chỉ từ 1,5 đến 2 mét mà thôi. Cơ xưởng của hải quân có thể nghiên cứu chế tạo những thủy lôi lẫn ngư lôi chỉ hoạt động và chạm nổ ở độ nước sâu từ 3 đến 5 mét. Lợi thế là những chiến hạm mini có thể tiếp cận những chiến hạm to lớn, bắn và quên mà chẳng sợ bị những vũ khí đó quay lại sát hại phe mình. Nếu áp dụng trong lúc thời tiết xấu, trong đêm, bị sương mù hay mưa lớn mà không ai có thể thấy ai thì những loại vũ khì này sẽ có ưu thế chiến thuật rõ ràng. Góp phần thành bại cho cuộc hải chiến.
Hải Quân Việt Nam Đang Ở Đâu Khi Ngư Đân Gặp Nạn?
Tác giả bài này thắc mắc tại sao hải quân Việt Nam cứ mua sắm những vũ khí đắt tiền và vô dụng? Càng nghiên cứu về những lực lượng đối đầu trên biển Đông thì câu trã lời càng rõ ràng:
Việt Nam chỉ được trang bị những loại vũ khí mà Trung Quốc cho phép!
Vì quá nhiều bất cập trong vấn đề kinh tế mà phải nuôi dưỡng một bộ máy an ninh và hành chính khổng lồ, cũng như nhiều chế độ cộng sản đã sụp đổ khác, chế độ cộng sản Việt Nam không thể tự túc mà phải cần viện trợ. Dù báo chính thống không công bố số lượng, nhưng cộng sản Trung Quốc đã viện trợ cho cộng sản Việt Nam một số tiền khổng lồ, mỗi năm có thể tính bằng hàng tỷ đô la trở lên. Có tiền là có quyền. Cách ứng xử nhu nhược của chính quyền Việt Nam đối với Trung Quốc là bằng chứng của quyền hành kẻ cả này. Hải quân Việt Nam đang ở đâu khi ngư dân gặp nạn ?
Xin trả lời là hải quân Việt Nam đang …trốn.
Không chỉ hải quân mà cả guồng máy chính quyền cộng sản đều trốn tránh trách nhiệm. Chính quyền trốn trách nhiệm với ngư dân. Vì Việt Nam chỉ được trang bị mà đối phương cho phép nên Trung Quốc muốn cấm cản hay bắt giết chừng nào cũng được. Chính quyền cộng sản còn trốn trách nhiệm với sự an nguy lẫn sinh mạng của những người lính. Vậy thì người lính sẽ làm gì nếu không phải là trốn tránh như cấp trên ???
Dân chết thì kệ dân. Lính chết thì kệ lính. Mới đây có 2 máy bay chiến đấu bị rơi làm phi công thiệt mạng trên biển. Có tin đồn là bị Trung Quốc bắn rơi. Giả sử đây là sự thật thì chính quyền cộng sản sẽ ứng xử như sao ??? Mạnh bạo và quyết liệt hay bưng bít thông tin và phản đối có lệ như họ đã từng làm đối với vụ thảm sát Gạc Ma, tàu Bình Minh bị cắt đứt cáp, giàn khoan 981, xây dựng trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa… ? Hỏi là trã lời.
Suy Tư Hạn Hẹp Đưa Đến Thất Bại Chiến Lược Của Trung Quốc.
Từ xưa đến nay, Việt Nam đã sống còn kế bên kẻ thù khổng lồ là nhờ ba lý do chính : Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thượng võ, núi non hiểm trở sơn lam chướng khí và sự suy yếu của các triều đại Trung Quốc lại trùng hợp song song với các triều đại của Việt Nam. Bây giờ hai lý do đầu tiên không còn nữa.
Đã bị Mỹ và Đồng Minh bao vây, Trung Quốc lại làm một chuyện thừa thải và tốn kém khủng khiếp là xây dựng sân bay trên những hòn đảo ở giữa biển Đông. Tại sao họ lại thiển cận như vậy ?
Đã bị Mỹ và Đồng Minh bao vây, Trung Quốc lại làm một chuyện thừa thải và tốn kém khủng khiếp là xây dựng sân bay trên những hòn đảo ở giữa biển Đông. Tại sao họ lại thiển cận như vậy ?
Lối suy tư của các triều đại của Trung Quốc xem đất đai quan trọng hơn sinh mạng dân chúng. Vì theo họ, mất người thì có thể sinh đẻ ra người khác thay thế. Mất đất thì không. Công trạng đáng ghi trong lịch sử của những ông vua Trung Quốc là mở mang bờ cõi. Dù phải hy sinh hàng vạn binh sĩ. Họ rất tự hào với Vạn lý Trường Thành. Nhưng xét theo khía cạnh đạo đức của các nước dân chủ thì đây là một chuyện đáng xấu hổ vì làm chết hàng vạn sinh linh trong quá trình xây dựng.
Các nước có dân chủ sớm thì trái lại, xem trọng công dân của mình hơn đất đai. Hoa Kỳ thì hoang vu, Hà Lan thì lụt lội, Thụy Sĩ thì núi non hiểm trở khó giao thông, những quốc gia Bắc Âu thì lạnh lẽo thưa thớt… Ở những vùng đất khắc nghiệt này, mạng sống con người tự dưng đắt đỏ và quý giá. Một khi những nước này hạn chế được tai ương bệnh tật, giải quyết xung đột chính trị bằng luật lệ, gầy dựng được một xã hội công bằng, làm giàu bằng mua bán… thì họ trở nên hùng cường.
Trung Quốc chú trọng đất đai thì lại bị mất nước. Họ bị Mông Cổ, Mãn Thanh và các cường quốc Tây Phương thay nhau đô hộ và xâu xé. Các nước Tây Phương chú trọng vào con người thì ngược lại, còn được thêm đất đai. Dân tộc họ đi đến đâu thì chính phủ tìm cách bảo vệ họ đến đó. Ngay cả dùng quân đội nếu cần. Kết quả là các nước Tây Phương lập thuộc địa khắp mọi nơi. Bỉ chiếm được xứ Congo rộng bằng 81 lần diện tích quốc gia mình. Mặt trời không bao giờ lặn trên những vùng đất thuộc địa của Anh. Một quốc gia bé tí ti như Hà Lan cũng chiếm được xứ Indonesia trù phú.
Dù có biển và sáng chế ra la bàn, nhưng Trung Quốc chưa hề có sức mạnh hải quân. Trong tâm lý, người Trung Quốc tự xem mình là trung tâm của nhân loại, những xứ khác chẳng có gì hay ho hay quí báu để trau đổi hoặc giao dịch. Vì không thể là nơi cư ngụ hay sinh sống được, các triều đại Trung Quốc đã ưu tiên lấn chiếm đất đai của láng giềng mà lơi là biển cả. Việc tranh giành những quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Bãi Cạn, Sensuki… là những hành động gỡ gạc cho tự ái lịch sử Đại Hán. Trung Quốc đã thúc đẩy các nước có lợi ích ở biển Đông liên kết lại với nhau. Muốn có vị trí độc tôn, Trung Quốc phải vừa đánh bại Mỹ, vừa đánh bại các nước chung quanh.
Kịch Bản Chiến Tranh Kiểu Trung Quốc Và Kiểu Việt Nam
Kịch bản mơ ước của hải quân Trung Quốc? Xóa sổ hải quân Việt Nam trong một buổi chiều!
Với tương quan lực lượng và thực trạng vũ khí của Việt Nam hiện tại, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Kịch bản xấu của hải quân Trung Quốc? Là không có mục tiêu nào để đánh chìm. Với những chiến tàu nấp sâu trong đất liền, các chiến hạm mini của Việt Nam có thể lợi dụng thời tiết xấu, xuất phát cực nhanh, đánh chìm đối thủ bằng những vũ khí « cây nhà lá vườn » và rút lui. Sức mạnh hải quân Trung Quốc sẽ bị bẻ gãy trong vòng… một đêm. Chỉ cần lắp ráp hỏa tiển 122 ly hay pháo 105 ly lên những chiến hạm mini thì những hòn đảo mà Trung Quốc đang làm cứ điểm quân sự sẽ thành mục tiêu …không di động !!!
Với tương quan lực lượng và thực trạng vũ khí của Việt Nam hiện tại, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Kịch bản xấu của hải quân Trung Quốc? Là không có mục tiêu nào để đánh chìm. Với những chiến tàu nấp sâu trong đất liền, các chiến hạm mini của Việt Nam có thể lợi dụng thời tiết xấu, xuất phát cực nhanh, đánh chìm đối thủ bằng những vũ khí « cây nhà lá vườn » và rút lui. Sức mạnh hải quân Trung Quốc sẽ bị bẻ gãy trong vòng… một đêm. Chỉ cần lắp ráp hỏa tiển 122 ly hay pháo 105 ly lên những chiến hạm mini thì những hòn đảo mà Trung Quốc đang làm cứ điểm quân sự sẽ thành mục tiêu …không di động !!!
Nhiệm Vụ Của Hải Quân Việt Nam Trong Tương Lai
Một hải quân đúng nghĩa phải có rất nhiều khả năng mà chiến đấu chỉ chiếm một phần khiêm tốn. Theo thứ tự là hiện diện, cứu trợ, tuần tra, bảo vệ sự giao thông… rồi sau cùng mới là chiến đấu. Với những tàu nhỏ nhưng vận tốc cao, Việt Nam có thể thực hiện hầu hết những nhiệm vụ này mà không tốn kém nhiều. Thay vì « gồng mình » mua một, hai chiến hạm kiểu Gepard hay Kilo. Nếu khéo xoay sở, chỉ mua sắm những vũ khí thực sự cần thiết, thì 500 triệu đến 750 triệu đô la là đủ để trang bị để làm những nhiệm vụ cần thiết trên biển cả và có thể đương đầu với Trung Quốc.
Kết Luận
Khi lịch sử sang trang, chính quyền mới phải giải quyết những di hại của chế độ cộng sản. Giáo dục và hưu bổng là hai vấn đề cấp bách và cần nhiều ngân sách. Những lãnh vực khác, ngay cả quân đội cũng không cần nhiều tiền của. Bài viết này cố gắng chứng minh rằng không cần gì nhiều mà vẫn có thể bảo vệ được lãnh thổ về phía biển.
Dương Thành Tân
(*) Sea power enables its possessor to send his troops and trade across those spaces of water which lie between nations and the objective of their desires and to prevent his opponents from doing so. (Đô đốc Sir Herbert Richmond).
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire