”...Trước khi đăng bài nầy, chúng tôi có hỏi ý kiến của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, thì học giả rất khen ngợi bài viết của tôi, và ông nói rằng, ‘Anh viết như thế là đúng, anh cứ viết đi, đừng ngại gì cả,’ rồi ông còn khuyên tôi rằng, ‘Muốn hiểu một vấn đề nào đó, thì anh cứ viết sách...”
Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh
Nhà Văn Chu Tấn
Nhà biên khảo Phạm Trần Anh và nhà văn Chu Tấn.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường thành phố Westminster, 8200 Westminster Blvd vào lúc 1 giờ chiều thứ Bảy 20 tháng 7 năm 2019, Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh đã ra mắt cuốn sách mới của ông đó là: “Lịch Sử Việt-Danh Tướng Việt,” và các tác phẩm: “Văn Minh Việt-Danh Nhân Văn Hóa Việt,” Lịch Sử Việt Nam” (quyển 1 và 2 dày 1,200 trang.)
Nhà văn Không Quân Chu Tấn với hai tác phẩm: “Tấc Lòng Non Nước” và “Bão Tuyết”
Buổi ra mắt sách với sự tham dự rất đông bạn bè thân hữu của hai tác giả, về quan khách có: Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hanh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Viện Trưởng Viện Hành Đạo Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, Viện Chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang và phái đoàn, Linh Mục Nguyên Thanh, cựu Tuyên Úy Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến, Mục Sư Lê Minh, Thành Viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Hoa Kỳ, Soạn Giả Trần Văn Hương, Giáo Sư Trần Huy Bích, GS. Song Thuận, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn, Nhà báo Trần Phong Vũ, Tiến Sĩ Cao Văn Hở, LS. Đinh Thạch Bích, Đốc Sự Trần Ngọc Thiệu, Đốc Sự Phùng Minh Tiến, Thầy Vũ Hoàng, Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, Nhà văn Lê Thị Việt Nam, Đốc Sự Lê Ngọc Diệp, KS. Nguyễn Minh Trì, Đốc Sự Nguyễn Tấn Lạc, Ông Vũ Hải, Khối 8406, Nghệ Sĩ Hà Phương và nhiều các cựu học sinh Chu Văn An, qúy đồng môn trường Quốc Gia Hành Chánh, một số các chiến hữu trong binh chủng không quân, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự.
Theo ban tổ chức cho biết, buổi ra mắt tác phẩm được sự bảo trợ của: Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hóa Việt nam, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, Hội Cựu Học Sinh Chu Văn An, Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, Hội Cựu học sinh Nguyễn Trải.
Điều hợp chương trình buổi ra mắt sách do Nhà văn Xuân Chung và Nữ Sĩ Bích Ty.
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do Ban văn Nghệ Quỳnh Hoa phụ trách.
Tiếp theo MC. Xuân Chung và Bích Ty, lên giới thiệu thành phần tham dự, sau đó, thay mặt ban tổ chức chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả mọi người.
Tiếp theo, ban tổ chức mời Tiến Sĩ Cao Văn Hở lên giới thiệu vài nét về Nhà biên khảo Phạm Trần Anh, trong lời giới thiệu ông nói: “Cái quý nhất là Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh đã sống trong trại tù của cộng sản, cho nên anh đã tu luyện và học được những bài học mà anh đã kinh nghiệm ở trong trại tù. Theo tôi, anh đã trở thành một người tù nhân bất khuất. Cho nên, người tù bất khuất nầy đã dùng cái trại tù giam cầm mình để chiêm nghiệm về lịch sử của dân tộc Việt Nam. Và, chiêm nghiệm lịch sử đó để cho mọi người thấy rằng, có nhiều điều sai trái với tinh thần của dân tộc. Tôi muốn nói, tinh thần đó là tự chủ, tự cường và không có thể để cho dân tộc Việt Nam bị phân hóa. Dùng khoảng thời gian đó, Ông đã miệt mài đem tất cả những tâm huyết của mình để biến nó ra thành những dòng chữ nhằm nung đúc tinh thần của dân tộc Việt. Tôi ngưỡng mộ Phạm Trần Anh vừa là một người bạn đồng môn của Đại Học Quốc Gia Hành Chánh, đồng thời cũng là một người ở trong Viện Nghiên Cứu Lịch Sử của Giáo Sư Nguyễn Song Thuận, trong đó có sự yểm trợ tinh thần quý báu của Giáo Sư Trần Huy Bích,”
Tiếp theo Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh cho biết: “Cho đến ngày nay, chúng ta chưa có một nhận định rõ ràng về cội nguồn dân tộc, vì hầu hết các sách sử cũ viết từ những thế kỷ 19, 20 chưa cập nhật được những kết quả mới nhất của khoa học. Ngay cả bộ Lịch Sử Việt Nam của Viện Sử Học nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam viết theo nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền nên hết sức thiếu sót và sai lầm. Điều này đã được Trần Văn Giàu và nhà sử học Phan Huy Lê, Viện Trưởng Viện Sử Học thú nhận là ‘Viết sử theo nghị quyết của đảng thì lịch sử không còn là lịch sử nữa.’ Sử gia Đào Duy Anh đã viết sử theo nghị quyết của Đảng Cộng Sản nên sử gia đã phải cay đắng thốt lên rằng ‘Người ta biết tôi nhờ lịch sử và hậu thế lên án tôi cũng vì lịch sử.
Chính vì vậy, hơn lúc nào hết một bộ Lịch Sử Việt Nam được viết trên quan điểm dân tộc kết hợp với tri thức thời đại là một nhu cầu cấp thiết, hết sức cần thiết cho thế hệ trẻ Việt Nam có một sử quan chân chính, một nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ hiểu rõ để tự hào về nguồn gốc dân tộc và cội nguồn văn hóa Việt, hãnh diện với các chiến tích oanh liệt hào hùng của tiền nhân bao đời cùng với những danh tướng Việt Nam, các anh hùng vô danh đã tạo nên những kỳ tích có một không hai trong lịch sử Việt Nam và của cả nhân loại nữa.
Trong dịp nầy Nhà Văn Chu Tấn cho biết: “Tấc Lòng Non Nước” gồm hai tập viết về văn hóa và chính trị. Tập một tôi viết về văn hóa Việt Nam, có bàn về 25 năm định nghĩa văn hóa tiêu biểu nhất trên thế giới và Việt Nam, trong đó cũng có viết về sứ mạng và chủ đạo văn hóa Việt Nam. Còn tập hai thì tôi viết về chính trị, và tác phẩm “Bão Tuyết” là tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn.”
Ông kể tiếp: “Khi còn là học sinh tôi thích nghiên cứu về triết lý, về tôn giáo, lúc đó tôi đã đọc cuốn ‘Lịch Sử Triết Học Đông Phương’ của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục. Từ đó, tôi rất thích thú khi được hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa Đông Phương.”
Trước 1975, tôi có viết một bài gọi là ‘Bàn Về 12 Định Nghĩa Văn Hóa’ đăng ở tập san Tư Tưởng của Đại Học Vạn Hạnh. Trước khi đăng bài nầy, chúng tôi có hỏi ý kiến của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, thì học giả rất khen ngợi bài viết của tôi, và ông nói rằng, ‘Anh viết như thế là đúng, anh cứ viết đi, đừng ngại gì cả,’ rồi ông còn khuyên tôi rằng, ‘Muốn hiểu một vấn đề nào đó, thì anh cứ viết sách. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vẫn còn là sinh viên thì làm sao dám viết sách? Học Giả Nguyễn Hiến Lê lại nói với tôi: “Anh tìm hiểu đến đâu thì anh cứ viết theo ý kiến đó, rồi anh tham khảo thêm những ý kiến của nhiều người khác. Sau đó, anh so sánh những ý kiến đó với ý kiến của anh, thì anh sẽ hoàn thành những cuốn sách của anh.”
Cũng nhờ vào những lời khuyên của các bậc học giả nên đến hôm nay, tôi đã xuất bản được nhiều bộ sách do chính tôi biên soạn hoặc cùng soạn chung với nhiều người khác.
Trong lời phát biểu Hòa Thượng Thích Minh Tuyên đã nói: “20 Tháng Bảy năm 1954 là ngày mà cả chúng ta đau thương, cắt thân hình mẹ Việt Nam ra làm hai để rồi nửa miền Bắc, nửa miền Nam lệ chan hòa núi xương, sông máu. Ngày hôm nay, không biết ông Phạm Trần Anh và nhà văn Chu Tấn nghĩ như thế nào mà chọn ngày nầy để ra mắt những tác phẩm có giá trị tại thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản. Những tác phẩm nầy, như là những tường đồng, vách sắt để bảo vệ cái quốc túy, cái lầu đài văn hóa mà bốn nghìn năm tổ tiên của chúng ta đã gầy dựng. Mỗi người của chúng ta dù cho xa quê hương nghìn dặm, nhưng cùng chung một tấm lòng với quê cha, đất tổ và dân tộc. Chúng ta quyết bảo vệ gìn giữ sự thật, trả sự thật về cho sự thật. Quyết gìn giữ cái quốc hồn, quốc túy của dân Đại Việt, đó là thiện, là trong sáng; Đó là nếp sống đẹp văn hóa của chúng ta.”
Tiếp theo Nghệ sĩ Bích Ty giới thiệu vài nét về Nhà Văn Chu Tấn, Bà nói: “Nhà văn Chu Tấn sinh năm 1939 tại Nam Định Bắc Việt. 1958, theo học Khóa 7 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. 1963, từ Binh Chủng Pháo Binh đổi sang Quân Chủng Không Quân. 1967 -1968, chủ bút Nguyệt San Lý Tưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân. 1969 là Giám Đốc Tại Bộ Thông Tin. Đến năm 1972, ông tốt nghiệp đại học Cần Thơ, đến năm 1973, cấp bậc Trung Tá không quân, kiêm Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn 4 KQ Cần Thơ. Từ 1975-1984: Tù nhân Cộng Sản Việt Nam, qua nhiều trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc. Rồi đến 1987, ông vượt biên, và được đến định cư tại San Jose, Hoa Kỳ. Sau đó, 1989 ông là sáng lập viên Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Từ những năm 1990-1996, ông là Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (2 nhiệm kỳ). Cho đến năm 1995, sáng lập viên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại. Và từ 1997-2000, ông là Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Cộng Đồng Việt Nam Bắc California.”
Vài nét về Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh: Đốc Sự Hành Chánh- Biên Khảo Lịch Sử và Văn Hóa Dân Tộc Việt - Hội Viên Văn Bút Quốc Tế - Chủ Tịch Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam – Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Ắ – Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc – Đại Hội Diên Hồng Thời Đại – Liên Minh dân Chủ Tự Do Việt Nam – Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.
Xen lẫn chương trình có phần văn nghệ do Ban Hát Quỳnh Hoa trình diễn.
“Lịch Sử Việt Danh Tướng Việt” của Phạm Trần Anh, sách dày 400 trang, Phần Một: Nói về Lịch Sử Việt, Các cuộc xâm lược của Hán Tộc, Hán Tộc thống trị nước ta.
Phần Hai: Danh Tướng Việt, Niên Biểu Lịch Sử và Tài liệu tham khảo.
“Tấc Lòng Non Nước” Tập 1 của Nhà Văn Chu Tấn, sách dày 520 trang trong đó có các phần như: Vai trò của kẻ sĩ, trí thức và sĩ phu thời đại - Nền tảng hòa đồng tôn giáo – Bàn về 25 định nghĩa văn hóa – Sứ mạng Văn Hóa Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa – Chân lý tinh hoa sự sống và đạo sống con người – Triết lý Tri-Hành-Sống hợp nhất- Chủ đạo văn hóa Việt Nam – Sống Hoa… Những đóa hoa hương sắc ngàn đời – Nhịp cầu giao cảm.
Đồng hương muốn có sách xin liên lạc: Phạm Trần Anh (714) 332-9243, Chu Tấn (408) 841-6654.
Nhà văn Không Quân Chu Tấn với hai tác phẩm: “Tấc Lòng Non Nước” và “Bão Tuyết”
Buổi ra mắt sách với sự tham dự rất đông bạn bè thân hữu của hai tác giả, về quan khách có: Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hanh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, Viện Trưởng Viện Hành Đạo Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, Viện Chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang và phái đoàn, Linh Mục Nguyên Thanh, cựu Tuyên Úy Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến, Mục Sư Lê Minh, Thành Viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Hoa Kỳ, Soạn Giả Trần Văn Hương, Giáo Sư Trần Huy Bích, GS. Song Thuận, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn, Nhà báo Trần Phong Vũ, Tiến Sĩ Cao Văn Hở, LS. Đinh Thạch Bích, Đốc Sự Trần Ngọc Thiệu, Đốc Sự Phùng Minh Tiến, Thầy Vũ Hoàng, Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, Nhà văn Lê Thị Việt Nam, Đốc Sự Lê Ngọc Diệp, KS. Nguyễn Minh Trì, Đốc Sự Nguyễn Tấn Lạc, Ông Vũ Hải, Khối 8406, Nghệ Sĩ Hà Phương và nhiều các cựu học sinh Chu Văn An, qúy đồng môn trường Quốc Gia Hành Chánh, một số các chiến hữu trong binh chủng không quân, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự.
Theo ban tổ chức cho biết, buổi ra mắt tác phẩm được sự bảo trợ của: Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hóa Việt nam, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, Hội Cựu Học Sinh Chu Văn An, Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, Hội Cựu học sinh Nguyễn Trải.
Điều hợp chương trình buổi ra mắt sách do Nhà văn Xuân Chung và Nữ Sĩ Bích Ty.
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm do Ban văn Nghệ Quỳnh Hoa phụ trách.
Tiếp theo MC. Xuân Chung và Bích Ty, lên giới thiệu thành phần tham dự, sau đó, thay mặt ban tổ chức chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả mọi người.
Tiếp theo, ban tổ chức mời Tiến Sĩ Cao Văn Hở lên giới thiệu vài nét về Nhà biên khảo Phạm Trần Anh, trong lời giới thiệu ông nói: “Cái quý nhất là Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh đã sống trong trại tù của cộng sản, cho nên anh đã tu luyện và học được những bài học mà anh đã kinh nghiệm ở trong trại tù. Theo tôi, anh đã trở thành một người tù nhân bất khuất. Cho nên, người tù bất khuất nầy đã dùng cái trại tù giam cầm mình để chiêm nghiệm về lịch sử của dân tộc Việt Nam. Và, chiêm nghiệm lịch sử đó để cho mọi người thấy rằng, có nhiều điều sai trái với tinh thần của dân tộc. Tôi muốn nói, tinh thần đó là tự chủ, tự cường và không có thể để cho dân tộc Việt Nam bị phân hóa. Dùng khoảng thời gian đó, Ông đã miệt mài đem tất cả những tâm huyết của mình để biến nó ra thành những dòng chữ nhằm nung đúc tinh thần của dân tộc Việt. Tôi ngưỡng mộ Phạm Trần Anh vừa là một người bạn đồng môn của Đại Học Quốc Gia Hành Chánh, đồng thời cũng là một người ở trong Viện Nghiên Cứu Lịch Sử của Giáo Sư Nguyễn Song Thuận, trong đó có sự yểm trợ tinh thần quý báu của Giáo Sư Trần Huy Bích,”
Tiếp theo Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh cho biết: “Cho đến ngày nay, chúng ta chưa có một nhận định rõ ràng về cội nguồn dân tộc, vì hầu hết các sách sử cũ viết từ những thế kỷ 19, 20 chưa cập nhật được những kết quả mới nhất của khoa học. Ngay cả bộ Lịch Sử Việt Nam của Viện Sử Học nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam viết theo nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền nên hết sức thiếu sót và sai lầm. Điều này đã được Trần Văn Giàu và nhà sử học Phan Huy Lê, Viện Trưởng Viện Sử Học thú nhận là ‘Viết sử theo nghị quyết của đảng thì lịch sử không còn là lịch sử nữa.’ Sử gia Đào Duy Anh đã viết sử theo nghị quyết của Đảng Cộng Sản nên sử gia đã phải cay đắng thốt lên rằng ‘Người ta biết tôi nhờ lịch sử và hậu thế lên án tôi cũng vì lịch sử.
Chính vì vậy, hơn lúc nào hết một bộ Lịch Sử Việt Nam được viết trên quan điểm dân tộc kết hợp với tri thức thời đại là một nhu cầu cấp thiết, hết sức cần thiết cho thế hệ trẻ Việt Nam có một sử quan chân chính, một nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ hiểu rõ để tự hào về nguồn gốc dân tộc và cội nguồn văn hóa Việt, hãnh diện với các chiến tích oanh liệt hào hùng của tiền nhân bao đời cùng với những danh tướng Việt Nam, các anh hùng vô danh đã tạo nên những kỳ tích có một không hai trong lịch sử Việt Nam và của cả nhân loại nữa.
Trong dịp nầy Nhà Văn Chu Tấn cho biết: “Tấc Lòng Non Nước” gồm hai tập viết về văn hóa và chính trị. Tập một tôi viết về văn hóa Việt Nam, có bàn về 25 năm định nghĩa văn hóa tiêu biểu nhất trên thế giới và Việt Nam, trong đó cũng có viết về sứ mạng và chủ đạo văn hóa Việt Nam. Còn tập hai thì tôi viết về chính trị, và tác phẩm “Bão Tuyết” là tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn.”
Ông kể tiếp: “Khi còn là học sinh tôi thích nghiên cứu về triết lý, về tôn giáo, lúc đó tôi đã đọc cuốn ‘Lịch Sử Triết Học Đông Phương’ của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục. Từ đó, tôi rất thích thú khi được hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa Đông Phương.”
Trước 1975, tôi có viết một bài gọi là ‘Bàn Về 12 Định Nghĩa Văn Hóa’ đăng ở tập san Tư Tưởng của Đại Học Vạn Hạnh. Trước khi đăng bài nầy, chúng tôi có hỏi ý kiến của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, thì học giả rất khen ngợi bài viết của tôi, và ông nói rằng, ‘Anh viết như thế là đúng, anh cứ viết đi, đừng ngại gì cả,’ rồi ông còn khuyên tôi rằng, ‘Muốn hiểu một vấn đề nào đó, thì anh cứ viết sách. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vẫn còn là sinh viên thì làm sao dám viết sách? Học Giả Nguyễn Hiến Lê lại nói với tôi: “Anh tìm hiểu đến đâu thì anh cứ viết theo ý kiến đó, rồi anh tham khảo thêm những ý kiến của nhiều người khác. Sau đó, anh so sánh những ý kiến đó với ý kiến của anh, thì anh sẽ hoàn thành những cuốn sách của anh.”
Cũng nhờ vào những lời khuyên của các bậc học giả nên đến hôm nay, tôi đã xuất bản được nhiều bộ sách do chính tôi biên soạn hoặc cùng soạn chung với nhiều người khác.
Trong lời phát biểu Hòa Thượng Thích Minh Tuyên đã nói: “20 Tháng Bảy năm 1954 là ngày mà cả chúng ta đau thương, cắt thân hình mẹ Việt Nam ra làm hai để rồi nửa miền Bắc, nửa miền Nam lệ chan hòa núi xương, sông máu. Ngày hôm nay, không biết ông Phạm Trần Anh và nhà văn Chu Tấn nghĩ như thế nào mà chọn ngày nầy để ra mắt những tác phẩm có giá trị tại thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản. Những tác phẩm nầy, như là những tường đồng, vách sắt để bảo vệ cái quốc túy, cái lầu đài văn hóa mà bốn nghìn năm tổ tiên của chúng ta đã gầy dựng. Mỗi người của chúng ta dù cho xa quê hương nghìn dặm, nhưng cùng chung một tấm lòng với quê cha, đất tổ và dân tộc. Chúng ta quyết bảo vệ gìn giữ sự thật, trả sự thật về cho sự thật. Quyết gìn giữ cái quốc hồn, quốc túy của dân Đại Việt, đó là thiện, là trong sáng; Đó là nếp sống đẹp văn hóa của chúng ta.”
Tiếp theo Nghệ sĩ Bích Ty giới thiệu vài nét về Nhà Văn Chu Tấn, Bà nói: “Nhà văn Chu Tấn sinh năm 1939 tại Nam Định Bắc Việt. 1958, theo học Khóa 7 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. 1963, từ Binh Chủng Pháo Binh đổi sang Quân Chủng Không Quân. 1967 -1968, chủ bút Nguyệt San Lý Tưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân. 1969 là Giám Đốc Tại Bộ Thông Tin. Đến năm 1972, ông tốt nghiệp đại học Cần Thơ, đến năm 1973, cấp bậc Trung Tá không quân, kiêm Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn 4 KQ Cần Thơ. Từ 1975-1984: Tù nhân Cộng Sản Việt Nam, qua nhiều trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc. Rồi đến 1987, ông vượt biên, và được đến định cư tại San Jose, Hoa Kỳ. Sau đó, 1989 ông là sáng lập viên Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Từ những năm 1990-1996, ông là Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (2 nhiệm kỳ). Cho đến năm 1995, sáng lập viên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại. Và từ 1997-2000, ông là Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Cộng Đồng Việt Nam Bắc California.”
Vài nét về Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh: Đốc Sự Hành Chánh- Biên Khảo Lịch Sử và Văn Hóa Dân Tộc Việt - Hội Viên Văn Bút Quốc Tế - Chủ Tịch Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam – Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Ắ – Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc – Đại Hội Diên Hồng Thời Đại – Liên Minh dân Chủ Tự Do Việt Nam – Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.
Xen lẫn chương trình có phần văn nghệ do Ban Hát Quỳnh Hoa trình diễn.
“Lịch Sử Việt Danh Tướng Việt” của Phạm Trần Anh, sách dày 400 trang, Phần Một: Nói về Lịch Sử Việt, Các cuộc xâm lược của Hán Tộc, Hán Tộc thống trị nước ta.
Phần Hai: Danh Tướng Việt, Niên Biểu Lịch Sử và Tài liệu tham khảo.
“Tấc Lòng Non Nước” Tập 1 của Nhà Văn Chu Tấn, sách dày 520 trang trong đó có các phần như: Vai trò của kẻ sĩ, trí thức và sĩ phu thời đại - Nền tảng hòa đồng tôn giáo – Bàn về 25 định nghĩa văn hóa – Sứ mạng Văn Hóa Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa – Chân lý tinh hoa sự sống và đạo sống con người – Triết lý Tri-Hành-Sống hợp nhất- Chủ đạo văn hóa Việt Nam – Sống Hoa… Những đóa hoa hương sắc ngàn đời – Nhịp cầu giao cảm.
Đồng hương muốn có sách xin liên lạc: Phạm Trần Anh (714) 332-9243, Chu Tấn (408) 841-6654.
Việt Báo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire