Hàng năm, vào tháng 11, tôi đều chụp hình cây
phong trước văn phòng của tôi ở đường
Azusa, West Covina, CA. Cứ mỗi độ đầu tháng 11, lá cây phong bắt đầu chuyển
màu. Tôi thường chụp hình vào tuần lễ thứ
hai của tháng để nhìn một phần lá đổi màu mà thôi.
Vì trong suốt thời gian còn tồn tại trên cõi ta
bà nầy, tháng 11 là tháng mang đến cho tôi hai dấu ấn mà tôi vẫn mang theo
trong suốt cuộc hành trình truy tìm…Cái Tôi!
Thưa Quý
Bạn,
Phần trên của thân cây ngả qua màu cam đậm và
chừa phân nửa phía dưới vẫn còn màu xanh, tuy không còn là màu xanh biếc lúc còn “thanh xuân”, nhưng màu xanh đã có một vài điểm “sương” sang màu ngà ngà. Căn
phòng nầy là nơi tôi “trụ trì” trong suốt 17
năm trời. Nếu bạn nhìn bức hình trên, có tất cả 13 hình in dấu thời gian tháng
11 hàng năm ở vùng West Covina nầy. Tuy chụp vào cùng một thời điểm mỗi năm,
nhưng thời tiết thay đổi, có khi sang thu sớm hay mùa hè kéo dài, do đó có khi
Bạn thấy lá xanh còn nhiều hoặc lá vàng và lá đổ sang màu hổ phách nhiều hơn…
GS.Mai Thanh Truyết
Và vào cuối tháng, tôi lại
chụp một lần nữa, lần nầy lá cây đã hoàn toàn thay màu chuyển sang màu “gạch đỏ
tím xậm” (mauve), sắp sửa chuẩn bị cho một chuyến ra đi…mùa lá rụng!
Từ đó,
Thưa các Bạn,
Cái đẹp của màu lá cây ở
tuần lễ thứ hai được tôi nhìn như đời người cuối tuổi trung niên, tóc đã ngã
qua màu muối tiêu, đầy kinh nghiệm chính chắn cũng như đã trải qua một đoạn
đường “chiến binh” khá dài.
Còn cái đẹp của lá vào
tuần lễ thứ tư của tháng thể hiện nét dày dạn phong sương của cuộc đời, có
những lúc lên bổng xuống trầm để rồi kết tinh lại thành từng chiếc lá khô.
Cuối cùng, từ từ lìa khỏi
thân cây như, giống như tâm trạng của một người sắp sửa chấm dứt thời gian dong
ruổi trên đường hoat động.
Sở dĩ tôi không muốn nói
tới giai đoạn sắp sửa lìa đời của con người, vì với tôi, làm sao chúng ta có
thể từ bỏ cõi tạm dung nầy được một khi nợ trần chưa trả dứt? và nợ nước chưa
đền xong?
Sống ở giai đoạn cuối của
cuộc đời, ta không thể làm như chiếc lá “an nhiên tự tại” chờ một cơn gió
thoảng để xa lìa thân cây, mà là cần phải cô đọng những suy tư, toan tính để
làm một chuyến tàu cuối cùng trước khi…đi qua bờ giác.
Hình chụp tại Cty BKK vào
ngày 7/11/2012
Và tôi đang làm điều đó
cho đến hôm nay - 2018.
Cuối tháng 3/2018 vừa qua,
tôi vừa hoàn tất quyển sách (hy vọng là cuối cùng trong đời), đó là quyển “LỐI
THOÁT CHO VIỆT NAM” trong đó tôi đã trang trãi và đúc kết tất cả những suy nghĩ
của chính mình về Đất Nước trong suốt 30 năm thực sự nghĩ, viết, và “làm” cho
Quê Hương.
Bây giờ, tuy nói như thế,
nghĩ như thế, nhưng hàng năm, mỗi lần nhìn lá phong vào tuần thứ tư của tháng
11, tôi vẫn cảm thấy có gì lâng lâng trong đầu. Đó là:
· 1 - Những hình ảnh cũ đã hiện về, hình
ảnh từ lúc tuổi thơ choáng ngợp ánh đèn của thủ đô Sài Gòn thời cuối năm 1945
khi vừa “chạy giặc” từ dưới quê ở Bàu Trai, Hậu Nghĩa cùng với gia đình;
· 2 - Hình ảnh từ thưở thanh xuân hoa
mộng với bao mối tình học trò, sinh viên, cùng với biết bao thêu dệt của mộng
giang hồ;
· 3 - Và cuối cùng, hình ảnh cùng dư âm
còn lại của những quyết định thành bại trong tuổi trung niên và gần cuối đời.
Có nhiều quyết định tôi
làm đúng, mà cũng có không ít quyết định sai.
Nhưng trong giờ phút nầy,
cung cách suy nghĩ nhị nguyên “đúng – sai” trong tôi không còn có ý nghĩa gì
nữa!
Khi lá đã sắp sửa rời thân
cây thì…có nghĩa gì đâu của sự thành bại.
Một khi đã chấm dứt cuộc
đời, tất cả chỉ là môt chữ KHÔNG
Nói như thế!
Nghĩ như thế!
Nhưng mỗi lần tháng 11 qua
đi, lòng tôi vẫn cảm thấy bồi hồi. Thêm một năm trôi qua, đường về Việt Nam
ngày càng dài thêm và tuổi đời lại đồng biến với thời gian và sức người sinh
học cũng có giới hạn trong cõi ta bà nầy...
Đường xa chi mấy!
Càng đi, tuy vẫn một lòng
sắc son với Đất Nước nhưng dạ vẫn chưa yên vì quê hương còn quá xa, vói tay
không tới.
Nhìn lại suốt chặng đường
đã qua, bè bạn cũng lắm, cùng khắp năm châu.
Nhưng bây giờ, ở buổi
hoàng hôn của cuộc đời, bước đi của tôi dường như nặng hơn, chậm hơn, và cô đơn
hơn. Nhìn bên tay mặt, liếc qua tay trái, tôi hình như chẳng còn thấy ai bên
cạnh, có chăng là những hình ảnh mờ mờ ảo ảo, ẩn ẩn hiện hiện chung quanh.
Tôi có bị quáng gà hay
không?
Thưa không. Chắc chắc là
không!
Một người bạn thân của tôi
đã từng ví von đất Bolsa là đất “thần kinh”, nhưng không phải là đất của vua
chúa, của những cô gái Huế thướt tha, mà là đất của những người bị bịnh thần
kinh! Tôi hoàn toàn chia xẻ suy nghĩ sarcastic nầy của bạn. Gần tròn 6 năm
chuyển qua Houston, tôi vẫn phải chiêm nghiệm tình trạng gió tanh mưa máu của
cộng đồng, mất đoàn kết giữa những người nói cùng một tiếng nói mà dường
như…quá cách xa?
Ngoài ra, tôi còn nhận
thấy thêm rằng con người hôm nay quá mau thích ứng với hoàn cảnh dù trong điều
kiện tốt hay xấu, đổi màu nhanh hơn kắc kè!
Phải chăng đây cũng là một
hình thức “sinh tồn” trong chủ thuyết sinh tồn của Cố Đảng trưởng Trương Tử
Anh, hay xu hướng “Biến cải” của Cố GS Nguyễn Ngọc Huy?
Hay đây là một loại sinh
tồn của của thời kỳ trước cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thế kỷ 18?
Từ Chủ thuyết dân tộc sinh
tồn, rồi Xu hướng biến cải cố gắng mang đến một lộ đồ cho dân tộc tiến về một
nước Việt có tự do, nhân quyền, và còn giữ được truyền thống dân tộc, chứ nào
phải như cung cách hành xử của nhiều “bậc thức giả” vẫn còn …đong đưa trong
chính cái vô minh của mình hiện tại!
Tôi đã từng viết những bài
về tháng tư buồn, bây giờ lại thêm tháng 11 buồn nữa.
Suốt hơn 30 năm qua, tôi
vẫn nghĩ mình như là thân con én, dù không mang lại mùa xuân, nhưng cũng có thể
báo hiệu mùa xuân.
Nhưng ngày hôm nay, tôi đã
hoàn toàn sai lầm, thân con én nầy đã không hoàn thành nhiệm vụ “báo hiệu mùa
xuân” vì… đêm đen mùa đông của Dân tộc vẫn còn mịt mù trước mắt!
Biết đến bao giờ tôi nhìn
thấy được mùa Xuân Dân Tộc đây?
Mong các bạn trả lời giúp
cho.
Phổ Lập Mai Thanh Truyết
Cuối Thu 2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire