Cuộc biểu tình
chống biến đổi khí hậu tại Santiago, Chile hồi tháng 10 năm 2019.
Mặc dù tham gia vào Thỏa
thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, các nước ký kết đang ở trong đối mặt với
‘bài toán khó’ để thực hiện những cam kết đưa ra và việc thực hiện cam kết là
‘vấn đề lương tâm’ hơn là pháp lý, một chuyên gia về môi trường nhận định.
Trong lúc này, một bản
phúc trình của các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới có tên là ‘Sự thật
Đằng sau các Cam kết Khí hậu’ vừa được tổ chức ‘Quỹ Sinh thái
Phổ quát’ công bố
cho thấy phần lớn những cam kết mà các nước đưa ra trong Thỏa thuận Paris về
cắt giảm khí thải là ‘không đủ’.
Mục tiêu mà Hiệp định
Paris, vốn đã được 197 quốc gia ký kết và 185 nước thông qua, đặt ra là phải
giữ mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2 độ C và cố gắng hướng tới không quá
1,5 độ C so với thời kỳ tiền phát triển công nghiệp, nếu không, các nhà khoa
học cảnh báo, trái đất sẽ tiến đến ngưỡng thảm họa mà không thể xoay chuyển
được. Để đạt nước mục tiêu này, các nhà khoa học khuyến cáo, thế giới cần cắt
giảm đến một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030.
Ngoài ra, thỏa thuận này
cũng đặt ra mục tiêu các nước giàu đóng góp khoản ngân quỹ 100 tỷ đô la Mỹ mỗi
năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang
các dạng năng lượng tái sinh ít phải thải hơn.
‘Chỉ là lời hứa’
Trao đổi với VOA, Tiến sỹ
Mai Thanh Truyết, một nhà nghiên cứu về môi trường từ Houston, bang Texas, Mỹ, cho
biết ông nghi ngờ khả năng các nước đạt được cả hai mục tiêu này.
“Qua các kỳ COP
(Conference of the Parties – hội nghị của các bên về đối phó với biến đổi khí
hậu), tất cả chỉ là lời hứa,” ông Truyết nói. Hội nghị Paris vào cuối năm 2015
đưa ra thỏa thuận được ca ngợi ‘mang tính lịch sử’ là kỳ COP thứ 21.
“COP 21 không có điều
khoản là nếu các nước vi phạm thì bị phạt bao nhiêu tiền,” ông nói. “Trong tâm
khảm của họ (đại diện các nước) có gì đó lấn cấn do tình trạng riêng của mỗi
nước.”
“Thỏa thuận (Paris) được
đúc kết trong sự gượng ép,” ông nói thêm.
Khi được hỏi nếu như nhắm
không thể nào thực hiện được cam kết thì tại sao các nước không rút ra như Mỹ
để khỏi bị ràng buộc, ông Truyết cho rằng ‘đó là lời hứa của lương tâm’.
“Tốc độ hâm nóng thế giới
diễn ra ngày càng nhanh. Cộng đồng quốc tế ngày càng thống nhất về việc đó,”
ông giải thích.
Ông cũng đặt vấn đề về ‘sự
minh bạch của các nước trong thực hiện cam kết’ mặc dù những cam kết này đều có
tính ràng buộc, tức là ‘phải thực hiện’.
Ông nhắc lại trường hợp
của Ấn Độ trong kỳ COP 21 tại Paris rằng nước này cuối cùng quyết định vẫn ký
vào Thỏa thuận Paris nhưng lưu ý thế giới về tình trạng của đất nước họ, bao
gồm khả năng tài chính, quy mô dân số và nhu cầu phát triển.
“Ở một đất nước mà hàng trăm
triệu người vẫn chưa có điện nước thì vấn đề chống biến đổi khí hậu (vốn tiêu
tốn nhiều tỷ đô la) là vấn đề xa xỉ,”
09/11/2019
Ngọc Lễ
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire