Trong một nhận định
gần đây, LM Phan Văn Lợi phát biểu: “Vụ Formosa ở Vũng Áng, vụ Tôn
Hoa Sen ở Cà Ná và vụ nhiệt điện Vĩnh Tân ở Hòn Cau, Bình Thuận đang khiến dân
chúng quốc nội và phong trào tranh đấu ngày càng quan tâm đến môi trường. Vấn
đề môi trường quả thật cần được đại
chúng hóa và thực sự đang đại chúng hóa tại Việt
Nam . Đây là
cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho một trong những quyền cơ bản là có môi
trường sống
trong sạch. Thái độ vô trách nhiệm của nhà cầm quyền vì lợi ích phe
nhóm cũng như hành vi bao che của họ đã cho phép các công ty hủy hoại môi
trường lại khiến cho cuộc đấu tranh đó biến thành cuộc đấu tranh vì dân chủ”.
Trong khi thế giới
hướng đến sử dụng nhiều hơn những nguồn năng lượng sạch, năng lượng
thay thế các loại năng lượng hóa thạch. Ngược lại, Việt Nam lại chú
trọng phát triển nhiệt điện than. Theo số liệu năm 2015 của Electric Viet Nam
(EVN) cho thấy thủy điện chiếm 43,2% công suất lắp đặt và 34,15% sản lượng điện
của toàn ngành điện. Xếp thứ hai là nhiệt điện than, chiếm 33,7% công suất lắp
đặt và 34,37% sản lượng.
Theo quy hoạch
Tổng sơ đồ phát triển điện lực, đến năm 2020, nhiệt điện than sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện cả nước, trong đó
ĐBSCL sẽ xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) dọc theo lưu vực Tiền Giang và
Hậu Giang. Bộ Công
Thương đã ra lệnh và tăng cường nhiều biện pháp nhằm kiểm soát việc bảo vệ môi
trường đối với các nhà máy nhiệt điện than như: hoàn chỉnh và sửa chữa các hệ thống thanh lọc nước thải, khói, bụi, và tro thải hồi vào môi trường theo quy định của Luật
Môi trường và Tiêu chuẩn Việt Nam.
Tuy hiện
nay, tại các nhà máy nhiệt điện than đôi khi để đại
diện nhà cầm quyền tham gia vào việc giám
sát và kiểm soát các hoạt
động bảo vệ môi trường của nhà máy. Ông Phương Hoàng Kim, Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, trước khi xây dựng, các nhà máy
nhiệt điện than đều có đánh giá tác động môi trường. Nhưng trên thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy nhiệt
điện chạy bằng than ngày càng trầm trọng, nhứt là những nhà máy do TC trúng
thầu xây dựng trong những năm gần đây ngoài việc tạo ra nhiều “sự cố môi
trường”, còn lộ rõ thêm âm mưu sâu độc của TC qua sự tiếp tay của
Hán ngụy như:
·
Âm mưu
kiểm soát những vùng chiến lược và quân sự trên lãnh thổ Việt Nam;
·
Đẩy
mạnh sự lệ thuộc về nguồn tài chánh cũng như những “việc bôi trơn” của TC cho
Hán ngụy;
·
Một khi có biến cố, TC có thể làm tê liệt ngay
nguồn năng lượng nầy và giết chết phát triển trong một thời gian ngắn.
A- Hệ thống nhà máy nhiệt điện tiêu biểu hiện
tại ở Việt Nam
1-
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
photo
Trung tâm điện lực Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trong Khu Formosa có 5 nhà máy với tổng công suất 6.600 MW gồm:
·
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 được khánh thành ngày 17/9/2015 do
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, Tổng thầu Tổng Công ty Lắp máy Việt
Nam (LILAMA). Nhà máy có công suất 1200 MW (2×600 MW) đã đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 01
từ ngày 31/12/2014 và tổ máy số 02 từ ngày 12/5/2015.
·
Nhà máy nhiệt điện Formosa, công suất 1.500MW đang xây dựng 04
tổ máy (650 MW) gồm 02 tổ máy khí đốt và 02 tổ máy đốt than. Các tổ máy đã hoàn
thiện và phát điện thương mại từ tháng 6 năm 2015.
·
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 có công suất 1.320 MW, gồm 2 tổ máy
được xây dựng theo hình thức đầu tư BOT (Build-Operate-Transfer) do Tập đoàn Mitsubishi
liên doanh với Công ty Chính phủ Nhiệt điện Vũng Áng 2 triển khai đầu tư. Theo
dự kiến, nhà máy sẽ vận hành thương mại tổ máy số một vào năm 2018.
·
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 gồm 4 tổ máy với tổng công suất
2.400MW. Dự án này được tách thành 2 dự án độc lập, mỗi dự án thành phần công
suất 1.200MW. Công trình do tổ hợp các nhà đầu tư gồm: Sông Đà, BIDV, BITEXCO
và AEI khu vực châu Á triển khai. Dự kiến, thời gian hoàn thành dự án đến năm 2021.
2- Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, gồm 4 nhà máy và 1 cảng biển, với tổng
công suất lên đến 5.600MW, được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), gồm:
Nhà máy Vĩnh Tân 1 có tổng vốn đầu tư 1,75 tỉ USD đã chính
thức được khởi công ngày 18-07-2015. Công trình có công suất 1.200 MW với 2 tổ
máy được đầu tư BOT do liên doanh 2 nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới
điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế TC góp 95% vốn Dự kiến, tổ máy
1 sẽ vận hành cuối năm 2018, và 2, năm 2019.
·
Nhà máy Vĩnh Tân 2 và 3 sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) làm chủ đầu tư và dự kiến đưa vào hoạt động trong giai đoạn từ 2011 –
2015. Được biết, nhà máy có tổng công suất lắp đặt 1.244MW với 2 tổ máy và đã
chính thức vận hành thương mại ngày 21- 03-2015.
·
Nhà máy Vĩnh Tân 4 được khởi công vào ngày 23-4-2017. Công trình gồm 2 tổ máy, mỗi tổ công suất
600 MW. Nhà thầu triển khai dự án mở rộng này là Tập đoàn Công nghiệp nặng
Doosan (Đại Hàn), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng điện 2 và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương.
3- Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau
Dự án này được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) làm chủ đầu
tư. Hai nhà máy điện có công suất tổng cộng là 1500 MW và nhà máy đạm (urea) có
công suất 800.000 tấn/năm. Tổng vốn dự kiến lên đến 1,4 tỷ USD. Dự kiến hoàn
thành toàn bộ dự án vào năm 2009 (dự án khí hoàn thành 2006, dự án điện hoàn
thành 2008 và dự án đạm hoàn thành năm 2009).
Công trình Nhà máy
nhiệt điện: Chủ đầu
tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổ hợp Torishima (Hồng Kông) - Colenco (Thụy
Sĩ)/EDF (Pháp) - LILAMA 18. Nhà thầu phụ gói 4 (phần xây dựng): Vinci
(Pháp)/CSB (Việt Nam).
Công trình bao gồm hai nhà máy nhiệt điện, 4 lò thu hồi nhiệt do tập đoàn
Doosan (Đại Hàn) cấp. Nhà máy Cà Mau 1
có DTSD: 20,4 ha ; khởi công: 09/4/2006; vận hành
thương mại: 20/3/2008. Nhà máy Cà Mau 2 có
DTSD: 9,5 ha ; khởi công: 09/4/2006; vận hành
thương mại: 13/12/2008. Khánh thành cả hai nhà máy: 27/12/2008
4-
Nhiệt
điện Sông Hậu
Dự án Trung tâm nhiệt điện Sông Hậu được xây dựng trên
diện tích 360ha, tại cụm công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang. Dự án có tổng công suất thiết kế
5.200MW, sẽ được chia làm 3 giai đoạn (GĐ), GĐ1 sẽ xây dựng NMNĐ Sông Hậu 1 có
công suất 1.200 MW, GĐ 2 và 3 sẽ xây dựng 2 NMNĐ có công suất mỗi nhà máy là
2.000MW.
NMNĐ Sông Hậu 1 có
tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng 115ha do Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, Ban QLDA Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là
đại diện chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án. Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama)
làm Tổng thầu EPC. Dự kiến sẽ được đưa vào vận hành năm 2019.
Theo thông tin cuối
gần nhất, dự án NMNĐ Sông Hậu 2 đang trong đang trong giai đoạn hoàn tất các
thỏa thuận cuối cùng trước khi bắt đầu thực hiện.
5-
Nhiệt điện Kiên Lương
Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 được Chính phủ
đồng ý cho Itaco thực hiện vào năm 2008 có quy mô 4.400-5.200 MW.
Theo kế hoạch, cuối
năm 2013, NMNĐ Kiên Lương 1 có công suất 1.200 MW phát điện, hòa vào lưới điện
quốc gia nhưng hiện nay trên công trường vẫn còn ngổn ngang, bừa bộn. Sau nhiều
lần chính quyền thúc giục, dự án đã chính thức khởi động lại sau một thời gian
dài trì trệ và còn trong thời gian xây dựng.
6-
Nhiệt điện Long Phú
Trung tâm nhiệt điện
Long Phú được Bộ Công Thương phê duyệt vào năm 2007, có 3 dự án NMNĐ đốt than
với tổng công suất là 4.400MW.
Ngày 7/9/2015, tại
xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Ban Quản lý Dự án Điện lực Long Phú 1 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam và Liên doanh nhà thầu Power Machines-PTSC đã tổ chức lễ khởi công
đóng cọc đại trà NMNĐ Long Phú 1. Dự án gồm 2 tổ máy có công suất 1.200MW. Theo
kế hoạch, tổ máy số 1 sẽ được đưa vào vận
hành thương mại vào năm 2018.
Nhà máy Long Phú 2 có tổng công suất 1.200 MW, dự kiến năm 2019 sẽ
đi vào hoạt động. Và Long Phú 3 dự định sẽ đi vào hoạt động
năm 2020.
7-
Nhiệt
điện Duyên Hải
Trung tâm điện lực
Duyên Hải (Trà Vinh) có tổng công suất khoảng 4.400MW,
Dự án NMNĐ Duyên Hải 3 cũng đã được khởi công vào
tháng 12/2012. Nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.245 MW (2×622,5 MW)
Ngày 13/12/2015, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Phát điện 1 đã khởi công xây dựng
NMNĐ Duyên Hải 3 mở rộng, gồm 1 tổ máy công suất 660 MW và bến cảng số 2.
Ngoài ra, còn nhiều
nhà máy nhiệt điện nằm trong dự án như:
·
Nhiệt
điện Phú Mỹ gồm Phú Mỹ 1, 2-1, 2-2, 3 và 4, với tổng
công suất 3.900 MW. Nhà máy đặt tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
·
Nhiệt
điện Ô Môn: Trung tâm nhiệt điện Ô Môn được quy hoạch với tổng
công suất (CS) 2.800MW với các dự án Ô Môn 1 (CS 660MW), Ô Môn 2 (CS 720MW), Ô
Môn 3 (CS 700MW) và Ô Môn 4 (CS 720MW).
·
Nhiệt
điện Quỳnh Lập: Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Nhà máy Nhiệt điện
Quỳnh Lập 2 (quy mô 2x600MW/nhà máy).
·
Ngoài ra còn có NMNĐ Hải Hậu, Thái Bình, Nghi sơn, Nhơn Trạch, Hải Phòng, Quảng Ninh v.v…
8-
Nhà máy
nhiệt điện Cần Giuộc – Long An
Người dân tại xã Phước Vĩnh Đông ở huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An và Hiệp Phước của huyện Nhà Bè, TPHCM không khỏi lo
lắng vì môi
trường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trước thông tin sẽ có nhà máy nhiệt điện tỷ đô
mọc lên tại Cần Giuộc.
Trung tâm nhiệt điện
Long An nằm tại ấp Vĩnh Thạnh xã Phước Vĩnh
Đông, Cần Giuộc với diện tích gần 250 ha .
Theo Bộ Công Thương, ngày 18/3/2016, Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện
lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều
chỉnh). Theo đó, tại tỉnh Long An sẽ phát triển 2 dự án nhà máy nhiệt điện: Long An I (quy mô 2x600MW vận hành
năm 2024-2025) và Long An II (quy mô
2x800MW vận hành năm 2026-2027).
B- Hậu quả và nguy cơ hiện tại và tương
lai
1- Các nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Câu
chuyện cá chết ở Vũng Áng xảy ra vào ngày 6/4/2016. Ngay sau đó Hội Đồng hương
Kỳ Anh, Hà Tĩnh, vào ngày 19/4, cho rằng, rất
có thể cá biển chết là nguồn nước xả thải từ nhà máy nhiệt điện Vũng Áng.
Một nhà máy nhiệt điện rất lớn ở cụm công nghiệp nặng Formosa Hà Tĩnh có cơ chế
vận hành đảm bảo môi trường nhưng kế hoặch này hoàn toàn bí mật đối với người
dân và dư luận.
Vùng đất
Kỳ Anh, biển đẹp, hải sản tươi ngon, trong quá trình mưu sinh mấy chục năm nay,
người dân chưa khi nào bắt gặp cảnh tượng cá biển chết hàng loạt sau khi nhà
máy nhiệt điện Vũng Áng vận hành?
Ngày
19/2/2017, nơi đây lại xuất hiện một khoảng nước màu đỏ dài 50 m ở biển
Vũng Áng. Theo những người chứng kiến, dải nước chỉ xuất hiện vài giờ, sau đó
sóng đánh tan đi.
Chúng ta
còn nhớ, ngày từ ngày phát hiện cá chết, nhà máy gang thép Hưng Nghiệp, Formosa
chỉ mới vừa hoàn tất giai đoạn thử nghiệm I, nghĩa là Lò cao số I để chế biến
than thành than Coke. Cho đến hiện tại (7/2017), giai đoạn II, vẫn còn trong
giai đoạn xây dựng. Có 3 giả thuyết làm cho cá chết hàng loạt và kéo dài nhiều
ngày cũng như cá chết tiếp tục theo dòng hải lưu xuôi Nam đến tận Phan Thiết.
Các nguyên nhân có thể tập trung vào các giả thuyết sau đây, căn cứ vào các mẫu
phân tích tuôn ra hải ngoại:
·
Cá chết do các thử nghiệm lò cao I, phế
thải phóng thích ngoài các khí thải độc hại, còn là Cyanide, Phenols, Ammonia,
Muối Sắt (II) v.v…;
·
Cá chết là do phế thải của các nhà máy
nhiệt điện;
·
Và giả thuyết thứ ba có xác suất không nhỏ
là TC dùng tàu bè chở phế thải của hơn 50 nhà máy gang thép ở bên Tàu đổ vào
Vũng Áng?
2- Các nhà
máy điện Vĩnh Tân
Một vụ nổ lớn diễn ra tại nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, huyện Tuy Phong,
tỉnh Bình Thuận, hôm 7/3/2017 khiến hai người bị phỏng 20% và 35%. Bộ Công
Thương thông cáo cho hay: "Lúc 10:45
hôm 7/3 tại công trường Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 xảy ra hiện tượng cháy
kèm theo khói và lửa bốc lên tại cột ống khói của nhà máy. Toàn bộ các tổ máy
của Vĩnh Tân 4 đã ngừng vận hành thử nghiệm từ ngày 24/2/2017."
Đã ngừng thử nghiệm từ ngày 24/2, mà nhà máy lại phát
nổ ngày 7/3> Lạ thật!
Nên nhớ, vào đầu tháng 11/2016, công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép "nhận chìm" hơn 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển. Lượng
chất thải này gồm bùn, đất, cát trong quá trình nạo vét. Báo Việt Nam tường
thuật, diện tích biển chứa lượng chất thải này khoảng 30ha, cách đất liền
khoảng 3 hải lý và gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Hôm 11/11, trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Chu Tiến
Vĩnh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Thủy sản nói: "Tôi phản đối, vì vụ tràn
lấp bùn này sẽ ảnh hưởng nặng đến khu bảo tồn biển cạnh đó”. Tháng 7/2015, báo
Việt Nam tường thuật, dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 gần như hoàn toàn do các
doanh nghiệp TC đầu tư. Đó là, Cty Lưới điện Phương Nam TC là chủ đầu tư chính
với 55% vốn góp và Cty Điện lực quốc tế TC góp 40% vốn, Tổng công ty điện lực
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chỉ góp 5% vốn.
Còn tại Cty Vĩnh
Tân 2, vào ngày 27/4 cũng được UBND tỉnh Bình Thuận khuyến cáo người dân
gần khu vực bãi thải xỉ nhà máy tạm thời không nên sử dụng nguồn nước ngầm
(nước giếng) vào mục đích tưới tiêu cũng như ăn uống.
Kết quả phân tích nhiều mẫu thu tại bãi thải xỉ của
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân cho thấy hàm lượng chloride trong nước ngầm của 3/4
hộ dân vượt từ 1,2 lần đến 1,8 lần, hàm lượng tổng số muối tan trong đất tại
khu vực chùa Linh Sơn Tự (gần bãi thải xỉ) cho thấy đất tại khu vực này không
những mặn mà là rất mặn.
Tóm lại, trong số 90% Tàu cộng nắm giữ, 20% là vốn góp
của các nhà đầu tư Tàu, 80% số tiền còn lại - tương đương 1,4 tỷ USD - đến từ 5
ngân hàng TC. Sau 4 năm xây dựng, các Cty Vĩnh Tân được vận hành, kinh doanh
bởi người Tàu trong 25 năm trước khi "bàn giao" lại cho Việt Nam.
3-
Các nhà máy vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, cho đến năm 2030, sẽ có 15 nhà máy nằm dọc theo tuyến sông Hậu
từ thành phố Cần Thơ xuống tỉnh Hậu Giang và tiếp ra đến cửa biển giữa hai tỉnh
Sóc Trăng và Trà Vinh. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL đều dùng nhiên
liệu chính là than, số ít dùng dầu DO (Diesel Oil) và khí
đốt.
Theo nghiên cứu của GreenID và UNDP (United Nations Development Program) tại Việt Nam, trên phương diện phát triển kinh tế,
ĐBSCL là vùng kinh tế ít sử dụng điện vì đây là khu vực sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước, người dân cũng đa phần là nông dân có thu
nhập thấp và ở vùng nông thôn chiếm 70% dân số. Nơi đây có đặc điểm đa dạng
sinh học cao, nhiều khu đất ngập nước, dự trữ sinh quyển, dự trữ quốc gia nên
đặc biệt nhạy cảm với ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện xây dựng ở gần bờ
biển nên nhiều nguy cơ hư hỏng do xâm
thực biển rất cao. Một ví dụ điển hình là Nhà máy nhiệt điện Duyên hải 1 ở Trà Vinh, khi xây dựng
phải hút cát ven biển để đắp nền cho nhà máy với khối lượng khổng lồ là 26
triệu m3 cát. Việc làm rút cát ven biển này cộng thêm diễn biến của sự biến đổi
khí hậu đã khiến tình trạng sạt lở ven biển Trà Vinh thêm trầm trọng mãnh liệt.
Nhất là đoạn từ nhà máy và kéo dài cả 14km đường bờ biển chung quanh. Hệ quả là
tỉnh Trà Vinh phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng làm kè gia cố đường bờ để đối phó với xâm thực biển đang
xảy ra, nhưng đây lại chỉ là giải pháp tạm thời.
NMNĐ Sông
Hậu 1: Sau khi Chính Phủ và Bộ Công
thương yêu cầu đánh giá lại toàn bộ thiết bị ở gói thầu M05 – Hệ thống xử lý
lưu huỳnh thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Tập đoàn dầu khí Việt Nam
vẫn kiến nghị lựa chọn nhà thầu sử dụng nhiều thiết bị có nguồn gốc từ TC.
Từ đó, có kiến nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án
Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương của Tân Tạo. Cho đến nay, vấn đề vẫn còn đang
dằn co vì…các “nhóm lợi ích” chưa thỏa thuận với nhau trong các gói thầu chung
để “bôi trơn dự án”!
4-
Cty nhiệt điện Duyên
Hải
Cty Nhiệt điện Duyên Hải quản lý, vận hành phát điện hai nhà máy 2 và 4.
Trung tâm Điện lực Duyên Hải ở ấp Mù U, xã Dân
Thành (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) được quy hoạch 4 nhà máy, tổng công
suất khoảng 4.415 MW. Tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD, diện tích 878,91ha. Hiện
nay đã có 2 nhà máy hoạt động là nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 và 3. Công ty Nhiệt điện Duyên Hải quản lý, vận hành
phát điện 2 nhà máy này. Tuy rằng chỉ mới có 2 nhà máy hoạt động trong năm qua
nhưng đã thải ra môi trường hàng triệu
tấn tro xỉ.
Nhà máy Nhiệt điện
Duyên Hải 1 có 2 tổ máy, tổng thầu EPC là Tập đoàn Điện khí Đông Phương – TC,
phát điện thương mại từ tháng 1-2016. Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 có 2 tổ
máy, tổng thầu EPC là Công ty Chenda – TC, đốt dầu lần đầu để thử nghiệm vào
tháng 8-2016.
Công ty Nhiệt điện
Duyên Hải cho biết nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 sử dụng than cám 6A trong
nước, sau khi đốt sẽ để lại khoảng 30% tro xỉ, mỗi ngày thải ra 4.500 – 5.000
tấn, mỗi năm chừng 1,8 triệu tấn. Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 có công nghệ
tốt hơn và sử dụng than nhập khẩu nên sau khi đốt, lượng tro xỉ để lại 7% – 8%,
thải ra 664 tấn/ngày, chừng 240.000 tấn/năm.
Tổng cộng, 2 nhà máy mỗi năm thải ra hơn 2 triệu tấn
tro xỉ than. Dự kiến 2 năm nữa, nếu không có giải pháp tiêu thụ thì bãi tro
xỉ tại Trung tâm Nhiệt diện Duyên Hải sẽ đầy tràn và sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Không những vậy, chúng ta còn đối mặt với nguy cơ Trung tâm Nhiệt
điện Duyên Hải trở thành căn cứ của TC thông qua Dự án Nhiệt điện Duyên Hải 2
do Cty Janakuasa của Malaysia đầu tư theo hình thức BOT, nhưng thực sự Cty trên
cũng là một Cty TC.
5-
Nhiệt điện Quảng Ninh
Nhiệt điện Quảng Ninh là một trong 3
công ty nhiệt điện lớn nhất miền Bắc, tuy nhiên đang ở trong tình trạng lỗ lũy
kế tới 1.484 tỷ đồng (tính đến 31/12/2016). Riêng về phế thải lỏng và rắn, đặc
biệt là rỉ than và bụi than đã được đổ thẳng vào vịnh Bắc Việt, ngay từ ngày
bắt đầu hoạt động. Vào năm 2005, chính Hải Học Viện Nha Trang đã ước tính là
trên 50% san hô bị tiêu hủy và hệ sinh thái biển ở Vịnh Hạ Long bị ô nhiễm trầm
trọng. Dĩ nhiên, là tình trạng ngày càng tệ hại cho đến hôm nay. Chương trình
môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) tính toán cứ mỗi Km2 rạn san hô mang lại lợi
ích kinh tế 600.000 USD/năm. Nếu đánh mất thì chi phí khôi phục cao hơn rất
nhiều lần. Cụ thể như trường hợp của Maldives, trước đây họ phá hủy rạn san hô
để phục vụ phát triển; bây giờ để khôi phục rạn san hô dọc bờ biển phải tốn đến
10 triệu USD/km.
C – Thay lời kết
CSBV vừa lấy quyết định chấm dứt hợp đồng khai thác dầu khí với một Cty
Tây Ban Nha do sức ép của TC, và chấp nhận bồi thường 1,1 tỷ Mỹ kim do việc xóa
hợp đồng trên. Điều nầy chứng minh thêm một lần nữa, Hán ngụy rắp tâm chấp nhận làm…nô lệ cho
Hán tộc.
Trên đây là sơ lược một số nhà máy nhiệt điện than tiên khởi đã và đang
cũng như dự kiến hình thành cho Quy hoạch điện VII của Việt Nam. Trước mắt,
Việt Nam sẽ phải đối diện với những vấn nạn, hậu quả cùng nguy cơ hủy diệt môi
trường một cách khốc liệt. Giám đốc Điều hành Trung tâm sáng tạo Xanh (GreenID), đại diện cho Liên minh Năng lượng Bền vững là Bà Ngụy Thị Khanh, đã cảnh báo nguy cơ ô
nhiễm môi trường biển là không thể tránh được trong việc khai thác nhiệt điện
than gần bờ biển.
Chiến lược phát triển ngành điện của Việt Nam theo Quy hoạch điện VII,
nhiệt điện than sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lượng. Cụ
thể, tổng sản lượng nhiệt điện than chiếm tỷ lệ 49,3% vào năm 2020, ước tính sẽ
tăng 55% vào năm 2025. Vào năm 2030,
Việt Nam sẽ có tổng cộng 64 nhà máy nhiệt điện than có công suất tổng cộng
55.300 MW, cho sản lượng 304 tỉ KWh, chiếm 53,2% tổng sản lượng điện, tiêu thụ
129 triệu tấn than.
·
Theo
nghiên cứu của Liên minh Bảo vệ Nguồn
nước Quốc tế, để sản xuất 1MWh điện thì một nhà máy điện than, cần tới
4.163 lít nước. Còn Liên minh Năng lượng
Bền vững Việt Nam khẳng quyết nếu tất cả 14 nhà máy điện than tại ĐBSCL
hoạt động thì mỗi ngày sẽ thải ra môi trường 70 triệu
m3 nước nóng 40oC. Điều này sẽ tác hại trầm trọng đến hệ
sinh thái dưới nước và các loài thủy sản cũng như sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh kế và văn hóa sông nước của hàng triệu người sống ven sông, ven biển gần
nhà máy điện than trong vùng.
·
Nhiệt
điện than gây ô nhiễm không khí, nước, đất, các bệnh đường hô hấp, ung thư, là
nguồn phát các chất nguy hại như thủy ngân, selenium, arsenic, chì, cadmium,
kim loại nặng, phát ra tro bụi, gây mưa axit, phá hủy nền nông nghiệp, ngư nghiệp, gây hiệu ứng nhà kính, làm trái
đất nóng lên, thay đổi khí hậu… Các tổ chức quốc tế đưa ra ước tính rằng
mỗi KWh nhiệt điện than làm tốn chi phí
y tế đến 0,17 đô la Mỹ.
·
Một
điều quan trọng hơn nữa là nhiệt điện than dự phần rất lớn vào việc hủy hoại môi trường biển. Vì nhiệt điện
than cần một lượng nước rất lớn cho hệ thống làm mát nên các nhà máy có xu
hướng đặt ven biển. Bên cạnh đó, các nhà máy đặt gần biển để thuận lợi cho việc
nhập cảng than.
·
Theo
số liệu được tổ chức CHANGE thu thập, trung bình 3,5 phút, một nhà máy nhiệt
điện than 500 MW sẽ hút lên một lượng nước đủ để chứa trong một bể bơi tiêu
chuẩn Olympic (2.500 m3 ) để làm mát hệ thống. Sau đó nước
được trả lại sông, hồ, biển với nhiệt độ cao hơn nước đầu vào từ 8 đến 130C khiến môi trường sống của các sinh
vật biển như cá, tôm, tảo, san hô… bị ảnh hưởng nặng. Việc hút nước vào hệ thống làm mát
máy biến điện giết chết rất nhiều cá, làm cá bị nghiền nát và luộc chín trong
các màng lọc hệ thống. Ở Mỹ, nhà máy điện than Bayshore tại bang Ohio giết 60 triệu tấn cá lớn
mỗi năm, nhà máy Huntley ở New York làm kẹt 96 triệu tấn cá mỗi năm trong hệ
thống làm mát của họ.
·
Kết
quả nghiên cứu do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard về “Các
tác động liên quan đến sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” tại Việt
Nam, lần đầu công bố cho rằng, mỗi năm có khoảng 4.300 người Việt chết yểu liên
quan đến nhiệt điện than. Dự báo, khí thải than ở Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2030. Nếu không
cắt giảm, lượng khí thải được dự báo này có thể dẫn tới cái chết của hơn 25
ngàn người mỗi năm.
·
Nên
nhớ, TC đã chế tạo ra những trang thiết bị với công nghệ “cổ lỗ sỉ” cho hàng
ngàn dự án không thực hiện nữa, bây giờ trở thành vô dụng và không giá trị cho
nên họ đã chuyển sang Việt Nam. CSBV đã không nhìn thấy lý do đó, nhưng vì tham
lam mà cúi đầu làm hán ngụy để chấp nhận làm một bãi rác công nghiệp “vĩ đại”
cho TC.
·
Nếu
để ý, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, tại các vị trí hiểm yếu của nước ta đều đã
“mọc lên” hàng loạt công trình nhạy cảm có bàn tay của TC, như những dự án ở
khu Quảng Ninh, Hải Phòng, Cửa Lò, Nghệ An, Vũng Áng (Hà
Tĩnh), Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Đà Nẵng, Vĩnh
Tân (Bình Thuận) và mới đây là Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2(tỉnh Hậu Giang).
Tất cả, phải chăng
TC đang tìm cách chiếm đoạt những vị trí hệ trọng về an ninh và quốc phòng dọc
theo bờ biển Việt Nam thông qua các dự án kinh tế trá hình?
Và một khi có chiến tranh xảy ra, những vị trí này vừa thuận tiện cho
việc nội công ngoại kích, cho việc đổ bộ, và cũng vừa có lợi cho việc chia cắt
Việt Nam thành nhiều mảng, chận đứng sự tiếp viện của Việt Nam từ các địa
phương khác.
Với dã tâm thôn
tính Việt Nam của TC đã từng diễn ra trong lịch sử, có phải TC đang biến các
trung tâm nhiệt điện này thành những căn cứ quân sự trá hình, dùng người lính
làm công nhân, từ đó làm bàn đạp khống chế toàn khu vực miền Nam?
Tuổi Trẻ
Việt Nam và toàn dân hãy thể hiện Tinh thần chống Bắc thuộc của tiền nhân.
Hỡi những người con
dân Việt!!!
Hãy cùng đứng lên bảo
vệ non sông!!!
Giờ “Hành Động” đã
điểm!
Mai Thanh Truyết
Hội Bảo vệ Môi trường Việt
Nam – VEPS
Phụ chú:
Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc
31/03/2016
• Lê Anh Hùng
Mưu đồ thâm độc của Trung Nam Hải
Hàng ngàn năm nay,
Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Đó là thực tế mà có lẽ
người Việt Nam nào cũng nhận ra, qua những bài học lịch sử, qua những gì đã và
đang diễn ra ở Biển Đông cũng như trên dải đất hình chữ S này.
photo
Vị trí xã Dân Thành, nơi đặt
Trung tâm Nhiệt điện
Duyên Hải, trên bản đồ.
Trong một bài viết gần
đây, chúng tôi đã vạch rõ mưu đồ của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá cuồng vọng
thôn tính Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới đầu thế kỷ 21, khi một
cuộc chiến giữa Việt Nam với Trung Quốc không chỉ trên Biển Đông mà cả trên đất
liền là khó tránh khỏi: tạo ra nhiều gọng kìm hòng kiềm toả và bóp nghẹt Việt
Nam từ mọi phía – biên giới phía bắc, biên giới Lào - Việt, biên giới Campuchia
- Việt Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam.
Nếu chiến lược đó được
triển khai thành công, một khi chiến sự xẩy ra, Việt Nam sẽ bị chia cắt thành
nhiều phần tại những vị trí xung yếu ven biển mà Trung Quốc đã chiếm lĩnh được
thông qua các dự án kinh tế trá hình. Phối hợp với những căn cứ duyên hải là
những căn cứ tương ứng giáp biên giới Lào – Việt và Camphuchia – Việt Nam để
tạo nên những gọng kìm hòng bóp nghẹt Việt Nam.
Trong thời chiến,
chống lại một đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới với âm mưu hiểm độc
như thế, có thể nói, Việt Nam chưa đánh đã thua.
Trong thời bình, những
căn cứ quân sự trá hình đó chẳng khác nào những mũi dao gí vào những tử huyệt
trên khắp cơ thể, khiến Việt Nam rơi vào thế yếu trong các cuộc thương lượng,
mặc cả với đối phương.
Hiện nay, Campuchia
gần như đã trở thành đồng minh công khai của Trung Quốc, trong khi Lào thì dần
hờ hững với Hà Nội và ngả về phía Bắc Kinh. Bản thân Lào cũng đang đứng trước
nguy cơ bị “Hán hoá”, với nhan nhản người Tàu cùng các “dự án” của họ trên khắp
đất nước, đặc biệt là dọc biên giới Lào – Việt. Trung Quốc đã mưu tính làm một
con đường chạy suốt từ Vân Nam cho đến tận Tây Nguyên, nơi được coi là “nóc nhà
Đông Dương”, một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của cả bán đảo Đông
Dương.
Nhờ khai thác triệt để
các nhân tố Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm lĩnh
được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh nhiều vị trí xung yếu nằm ở các vùng duyên
hải của Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh),Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa
Thiên – Huế), Hải Vân, Đà Nẵng hay Vĩnh Tân (Bình Thuận), v.v., cùng hàng trăm
ngàn ha rừng đầu nguồn biên giới khác.
Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải: những dấu hiệu đáng
ngờ
Mới đây, chúng tôi lại
phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy một căn cứ ven biển vô cùng nguy hiểm khác
của Trung Quốc ở Việt Nam đang dần dần lộ diện. Đó là Trung tâm Nhiệt điện
Duyên Hải ở xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Trung tâm Nhiệt điện
Duyên Hải bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện chạy than, nằm ngay bên bờ biển, có tổng
diện tích lên tới 878,91ha, cách Tp Trà Vinh khoảng 45km về hướng Đông Nam và
cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 250km.
Nhà máy Nhiệt điện
Duyên Hải 1 gồm 2 tổ máy, với tổng công suất 1.245MW. Dự án do Tổng Cty Điện
lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Đông Phương (Dongfang
Electric Corporation Ltd. – DEC) của Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Tổng mức đầu
tư của dự án vào khoảng 1,6 tỷ USD, trong đó Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung
Quốc cho vay 85%, còn lại 15% là vốn đối ứng của EVN. Nhà máy khởi công ngày
19/9/2010 và chính thức đưa vào vận hành thương mại đầu tháng Hai vừa qua.
Nhà máy Nhiệt điện
Duyên Hải 2 gồm 2 tổ máy, với công suất 600MW mỗi tổ. Tổng mức đầu tư của dự án
là 2,4 tỷ USD, do công ty Janakuasa Sdn. Bhd của Malaysia làm chủ đầu tư theo
hình thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao). Hợp đồng thực hiện dự án
giữa Bộ Công thương Việt Nam và nhà đầu tư Malaysia đã được ký kết tại Hà Nội
ngày 29/12/2015.
Tờ The Star của
Malaysia ngày 30/12/2015 đưa tin, công ty Huadian Engineering của Trung Quốc đã
được chỉ định làm tổng thầu EPC của dự án. (Huadian Engineering là một doanh
nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn Hoa Điện – Huadian Corporation – của Trung
Quốc.)
Chuyên trang tài chính
CAFEF.vn ngày 20/4/2011 lại cho biết: Theo tin từ Thông Tấn Xã Malaysia, Huadian
Engineering đã bảo lãnh chi trả cho Janakuasa để thực hiện dự án này. Giá trị
dự án ước tính vào thời điểm đó là 1,5 tỷ USD, trong khi mức bảo lãnh chi trả
của Huadian Engineering là 1,59 tỷ USD, nghĩa là Janakuasa không phải bỏ ra một
xu nào cả.
Theo trang
China.org.cn của Trung Quốc, hợp đồng thực hiện tổng thầu dự án Nhiệt điện
Duyên Hải 2 giữa Janakuasa và Huadian Engineering đã được ký kết tại Kuala
Lumpur ngày 28/4/2011 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Malaysia Najib Razak và
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Nhà máy Nhiệt điện
Duyên Hải 3 gồm 2 tổ máy, với tổng công suất 1.244MW. Tổng mức đầu tư của dự án
là trên 1,5 tỷ USD, trong đó 85% là vốn vay của 3 ngân hàng Trung Quốc (Ngân
hàng Trung Quốc – Bank of China, Ngân hàng Công thương Trung Quốc – ICBC, Ngân
hàng Phát triển Trung Quốc – CDB), 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN. Dự án do
liên danh 4 nhà thầu của Trung Quốc là CHENGDA – DEC – SWEPDI – ZEPC làm tổng
thầu EPC và được khởi công vào ngày 8/12/2012.
Nhà máy Nhiệt điện
Duyên Hải 3 mở rộng gồm 1 tổ máy 660MW. Dự án được khởi công ngày 13/12/2014,
do EVN làm chủ đầu tư và tập đoàn Sumitomo Corporation của Nhật Bản làm tổng
thầu EPC. Tổng mức đầu tư của dự án là 1,082 tỷ USD, trong đó 85% vốn vay
thương mại nước ngoài và 15% vốn đối ứng của EVN.
Ngoài 4 nhà máy nhiệt
điện, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải còn một dự án quan trọng nữa là cảng biển.
Ngày 21/4/2013, Dự án Cảng biển Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải đã được khởi
công. Theo báo Hà Nội Mới, đây là một cảng biển nước sâu, với tổng diện tích
mặt nước 427,1ha; giá trị gói thầu EPC là hơn 88,1 triệu USD và hơn 2.324 tỷ
VND, bao gồm 15% giá trị vốn đối ứng do EVN thu xếp và 85% vốn dự kiến vay của
Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Dự án do Tổng Cty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (China Communications
Construction Company Ltd.) làm tổng thầu EPC.
Như vậy, trong 5 dự án chính của Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải thì có
đến 4 dự án do Trung Quốc vừa cho vay vốn vừa làm tổng thầu EPC (ba nhà máy
nhiệt điện 1+2+3 và hải cảng nước sâu).
Theo quy hoạch ban đầu, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải chỉ có 3 nhà máy
nhiệt điện. Dự án thứ tư, Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, là một dự án
nhỏ, công suất chỉ bằng ½ một trong ba nhà máy trên, và mới được bổ sung sau
này. Lý do xem ra là vì người ta tránh bị dư luận dị nghị khi cả 3 dự án nhiệt
điện cùng dự án cảng nước sâu của một trung tâm nhiệt điện quan trọng tầm cỡ
quốc gia lại đều do Trung Quốc cấp vốn và làm tổng thầu.
Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán. Việc Thủ tướng Trung Quốc
đích thân cho phép một doanh nghiệp nhà nước cấp số vốn lên tới hàng tỷ USD cho
một doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện dự án ở một nước thứ ba rồi chính họ
lại làm tổng thầu dự án đó rõ ràng là không bình thường. Nói theo ngôn ngữ dân
gian thì trong vụ này công ty Janakuasa hoàn toàn “tay không bắt giặc”, hoàn
toàn theo sự “đạo diễn” của người Trung Quốc, bởi ngay cả người giao dự án đó
cho họ – PTT Hoàng Trung Hải – cũng là người Trung Quốc nốt.
Hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải
Tại sao người Trung Quốc lại phải núp bóng một công ty Malaysia để vừa
cung cấp vốn vừa làm tổng thầu một dự án nhiệt điện ở Việt Nam?
Vì chính phủ Việt Nam chuộng thiết bị của Pháp (hãng Alstom của Pháp sẽ
là nhà cung cấp thiết bị chính) hơn của Trung Quốc ư? Nếu vậy thì phải giải
thích thế nào khi hầu hết các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện của Việt Nam đều
do Trung Quốc làm tổng thầu và cung cấp thiết bị? Hay là vì Huadian Engineering
không cạnh tranh nổi với Janakuasa để được chính phủ Việt Nam giao thực hiện dự
án? Lý do này lại càng khó thuyết phục, không chỉ bởi các công ty Trung Quốc là
những “bậc thầy” trong việc đấu thầu “theo cách của Việt Nam” mà quan trọng
hơn, như chúng tôi đã nhiều lần chỉ rõ, họ còn nhận được sự ưu ái đặc biệt của
ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng gốc Tàu phụ trách kinh tế ngành, trong đó có
ngành điện lực.
Vậy lý do khả dĩ
nhất nằm ở đâu?
Xin thưa, lý do nằm ở chỗ: 3 nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Duyên Hải 3
và Duyên Hải 3 mở rộng đều do EVN làm chủ đầu tư; các nhà thầu Trung Quốc sau
khi hoàn thành hợp đồng tổng thầu sẽ bàn giao nhà máy để EVN vận hành. Trong
khi đó, Duyên Hải 2 lại là dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao); sau
khi xây dựng xong nhà máy, nhà đầu tư sẽ tiến hành kinh doanh trong một khoảng
thời gian trước khi chuyển giao nguyên trạng cho chính phủ Việt Nam. Nghĩa là,
chủ đầu tư dự án Duyên Hải 2 sẽ tiếp tục ở lại khu vực dự án trong hàng chục
năm sau khi hoàn tất giai đoạn xây dựng nhà máy.
Với diện tích lên tới 878,91ha, nằm ngay bên bờ Biển Đông, cách không xa
cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải rõ ràng là
một vị trí hết sức xung yếu về an ninh quốc phòng. Đây là khu vực thuận lợi cho
lực lượng xâm nhập từ biển vào, hoặc đổ bộ hoặc theo đường thuỷ tiến vào miền
Tây Nam Bộ qua hai cửa sông chính nói trên. Nếu kiểm soát được khu vực này,
Trung Quốc có thể phối hợp với lực lượng nằm vùng ở khu vực Campuchia tiếp giáp
biên giới tây nam Việt Nam (hoặc thậm chí với quân đội của một Campuchia đang
nuôi tham vọng đòi lại Nam Bộ) để tạo thành một gọng kìm nguy hiểm uy hiếp Việt
Nam.
Không còn nghi ngờ gì, vị trí chiến lược của Trung tâm Nhiệt điện Duyên
Hải khiến Trung Quốc hết sức thèm muốn. Tuy nhiên, với một khu vực nhạy cảm như
thế thì việc một công ty Trung Quốc được giao thực hiện dự án BOT rồi “cắm
chốt” ở đấy trong hàng chục năm sẽ khó tránh khỏi bị dư luận dị nghị rồi bóc
mẽ. Vì thế, núp bóng một công ty Malaysia để đạt được mục đích của mình là một
kế sách rất quỷ quyệt, thể hiện đúng ‘thương hiệu’ “thâm như Tàu” của các ông
chủ Trung Nam Hải. Điều này lại càng thuận lợi bởi ông Ti Chee Liang, Chủ tịch
kiêm Tổng Giám đốc Janakuasa, đồng thời là người đại diện pháp luật của Cty
TNHH Janakuasa Việt Nam, là một người Hoa.
Chúng tôi cũng đã từng vạch trần âm mưu xảo quyệt của Trung Quốc là lập
các công ty ma ở Mỹ hay Singapore rồi lấy pháp nhân của chúng để đầu tư vào
những dự án nằm ở những vị trí xung yếu tại Việt Nam như Silver Shores ở Đà
Nẵng, Lăng Cô ở Thừa Thiên - Huế, hay Bãi Chuối ở đèo Hải Vân.
Rõ ràng, nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc sẽ trở thành chủ đầu tư
thực tế của dự án Duyên Hải 2 theo ít nhất 1 trong 3 cách thức hoàn toàn hợp
pháp và rất khó kiểm soát sau đây: (i) Janakuasa thành lập một liên doanh với
Huadian Engineering để thực hiện dự án rồi đến lúc “rút êm” khỏi liên doanh
(trên thực tế họ chẳng phải bỏ ra một cắc nào bởi tổng thầu Huadian Engineering
đã bảo đảm thanh toán toàn bộ chi phí); (ii) sau khi dự án Duyên Hải 2 hoàn
thành và đi vào hoạt động, Janakuasa sẽ bán dự án cho tổng thầu kiêm chủ nợ
Huadian Engineering để “cấn nợ”; và (iii) Huadian Engineering mua cổ phần của
Janakuasa.
Giống như Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, khi lựa chọn một khu vực ven
biển thuộc xã Dân Thành để đặt một trung tâm nhiệt điện lớn, người ta đã bỏ qua
hai tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá một dự án là kinh tế và môi trường.
Địa điểm đặt các nhà máy cách các trung tâm tiêu thụ điện năng chính hàng trăm
km sẽ khiến tỷ lệ hao hụt điện năng cao. Hiện tượng tro bụi phát tán do gió và
nguy cơ các chất độc trong xỉ than ngấm vào mạch nước ngầm sẽ khiến
vùng đất và vùng biển xung quanh các nhà máy khó tránh khỏi bị ô nhiễm
nặng nề, ảnh hưởng đến cả môi sinh lẫn kinh tế, đặc biệt là ngư nghiệp và du
lịch.
Với tư cách Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, ông Hoàng Trung Hải là
người có tiếng nói quyết định đối với các dự án điện nói riêng và các công
trình trọng điểm quốc gia nói chung.
Không chỉ trao an ninh năng lượng của Việt Nam vào tay Trung Quốc thông
qua hàng loạt dự án nhiệt điện và thuỷ điện do Trung Quốc làm tổng thầu, giúp
hình thành nên những “phố Tàu” nhan nhản trên khắp Việt Nam[i], ông Hoàng Trung
Hải còn lập được những chiến công hiển hách hơn cho quê hương là biến các trung
tâm nhiệt điện quốc gia như Vĩnh Tân hay Duyên Hải thành những căn cứ vô cùng
lợi hại của Trung Quốc.
Như để “tưởng thưởng” cho những “thành tích” vô tiền khoáng hậu đó, sau
Đại hội XII, ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này đã chễm chệ trong ban lãnh đạo tối
cao của Đảng CSVN, trở thành Bí thư Thành uỷ Hà Nội, và tràn đầy cơ hội tiếp
quản chiếc ghế Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư trong những năm tới.
__________
Ghi chú:
[i] Mới đây, một loạt tờ báo chính thống đã phải lên tiếng về hiểm hoạ
“phố Tàu” xung quanh Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải: VietNamNet ngày 12/3 đăng
bài “‘Xóm Trung Quốc’ ở Trà Vinh”; VTC News ngày 13/3/2016 đăng bài “Lạc vào
khu ‘phố Trung Quốc’ ở Trà Vinh”; tờ Đời sống & Pháp luật ngày 19/3 đăng
bài “Cận cảnh ‘phố người Trung Quốc’ ở Trà Vinh và bài toán an ninh”, v.v.
*Bài liên quan: Thư ngỏ gửi ĐBQH Dương Trung Quốc về vụ tố cáo Bí thư
Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản
ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tiến sĩ thân kính
Xin cảm ơn Tiến sĩ đã gởi cho một bài viết phong phú nội dung, cho độc
giả một cái nhìn toàn diện về các nhà máy nhiệt điện than ở VN. Đây không chỉ
là một hiểm họa về môi trường sức khỏe, nhưng còn là một hiểm họa về an ninh
quốc phòng, vì phần lớn chủ thầu đều là Tàu cộng.
Nhà cầm quyền CSVN vừa ngu dốt vừa tham lam vừa vô trách nhiệm nên không
thấy được những mối nguy to lớn đó cho hiện tại và tương lai của Đất nước.
Cũng xin cảm ơn Tiến sĩ đã dùng câu phát biểu tầm thường của tôi để mở
đầu cho bài viết.
Thân kính
Lm P.Phan Văn Lợi.
luumanhcongtu • an hour ago
Đỉnh cao trí tuệ loài người: "VN quá nóng, phải biết làm khói thay
mây che nắng! Quá đã! VN đầy khói rồi! Tha hồ đi dưới mây mù! Thật mát
mẽ!"
hùng phạm • 19 minutes ago
đất nước bước vào thời kì phát triển,thời kì công nghiệp hóa đất nước,mà
đã công nghiệp hóa thì vấn đề môi trường không thể tránh khỏi được,hãy nhìn các
nước phát triển là biết,chúng ta sẽ phát triển và bên cạnh đó giám sát sự hoạt
động và bảo vệ môi trường chứ muốn sạch như thời trước thì trừ khi không phát
triển nữa.
Thành Đạt • 4 hours ago
Những sự cố xảy ra có ai là người mong muốn. Chẳng ai muốn nó xảy ra cả,
nhưng không phải cái gì muốn là cũng được. Trên thế giới thử hỏi có tập đoàn
nào, có khu công nghiệp,... nào mà không từng xảy ra sự cố? Nếu dựa vào những
sự cố mà cho rằng chất lượng của nó thấp thì thật đúng là ngu dốt, phiến diện.
Nếu chỉ nhìn vào sự cố mà sợ sệt, không dám tiến hành thì thử hỏi đất nước phát
triển thế nào đây?
Anh Ngọc • 4 hours
ago
Ngay cơ ở những nước tiên tiến việc phát triển công nghiệp đều gây ra
ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường, và ai trong chũng ta cũng đều ý thức được
tầm quan trọng của môi trường, việc xả thải ra môi trường sẽ được tính toán cân
nhắc xử lý phù hợp và được giới hạn ở những mức độ nhất định, do đó, dân làm
báo đang thể hiện ra đây cái mối lo ngại quá trớn, và điều này ngoài gây ra tư
tưởng sai lầm về con đường phát triển công nghiệp thì sẽ chẳng có lợi ích nào
khác.
Long Khủng • 4 hours ago
Nhiệt điện thì kêu ô nhiễm, thủy điện thì kêu nguy hiểm, hạt nhân cũng
nguy hiểm nốt, thử hỏi các ông muốn đất nước này như nào, cái gì cũng nói được,
hãy nhìn lại mình xem đã làm được cái tích sự gì cho đất nước chưa mà cứ đi soi
mói, nếu giỏi thì đầu tư tiền cho đất
nước xây dựng điện sạch đi.
Nhật Thiện • 9 hours ago
Làm công nghiệp mà không chấp nhận rủi ro thì thôi cứ thà phát triển
nghèo bền vững với nền nông nghiệp lúa nước cho rồi. Rồi thì cũng ở luôn nhà
tranh vách đất như khi xưa đi, mơ tưởng gì đến những tòa cao ốc chọc trời chi
cho thêm mệt. Chưa thấy cái đất nước nào phát triển mà không phát triển công
nghiệp nặng bao giờ. Kể cả Mỹ trước khi phát triển được như ngày nay, thì Mỹ
cũng phải chấp nhận phát triển công nghiệp nặng trên đất Mỹ, rồi mới đẩy ra các
nước khác như ngày nay nhé - ngu thì làm ơn im dùm cho thiên hạ thái bình.
Ông già Saigon • 13 hours ago
Trung cộng đã khôn khéo ký hiệp định Paris về môi trường, giảm khí thải
và họ đã cho ngưng hoạt động khoảng 100 nhà máy nhiệt điện chạy than tại TQ.
Tuy nhiên, họ lại hậu thuẫn xây dựng khoảng 700 nhà máy tương tự tại các nước
lân cận, hoặc vùng châu Phi, bằng các nhà máy công nghệ lạc hậu của TQ, xuất
khẩu tống đi các thiết bị lỗi thời gây ô nhiễm.
9 Lúa Ông già Saigon • 13 hours ago
Nhiệt điện (themoelectricity, themo=nóng ,nhiệt) đã làm ô nhiểm môi
trường thật tồi tệ. Bọn Chệt nó khôn, lũ VC ngu và tham tiền nên để lũ Chệt xây
dựng nhà máy nhiệt điện tại VN.
Biên Cương • 13 hours ago
Phát triển kinh tế bền vưng thì trước tiên phải gắn liền đến bảo vệ môi
trường, bảo vệ giữ gìn sự trong sạch của môi trường, không bao giơ chúng ta có
thể đánh đổi môi trường để lấy lợi nhuận kinh tế được, ai trong chúng ta cũng
hoàn toàn biết rõ điều này và đặc biệt chính quyền họ cũng nắm rõ tầm quan
trọng của vấn đề này, do đó đừng thông qua 1 vài hình ảnh mà đánh động tiếng
xâu cho cả một nền công nghiệp.
Phóthườngdân • an hour ago
Hiện nay, mỗi ngày đã lên đến 300 người chết vì ung thư , mai
này 20 nhà máy nhiệt điện chạy hết công suất theo lệnh của Tàu thì
dân mình mỗi năm sẽ chết cả triệu người. Chết là một chuyện nhưng
còn bệnh là còn khổ, khổ cho mình và cả gia đình mình vì hệ thống
y tế tụt hậu , vô nhân tại VN. Dân VN chết bớt thì Tàu lại đưa dân
của chúng tràn qua.
Đảng lãnh tiền, Tàu lãnh đất còn dân mình lãnh bệnh.
viettran • 4 hours ago
Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản trở thành một Bãi rác thải
công nghiệp của Tàu cộng.
Hàn sĩ • 4 hours ago
Xin cám ơn TS Mai Thanh Truyết về bài viết vô cùng quí giá. Bài viết
giúp cho người VN có cái nhìn tổng quát về chủ trương tàn phá đất nước VN và
hủy hoại nòi giống VN của đảng cs VN, tay sai của Tàu cộng. Rõ ràng, liên minh
Tàu cộng - Việt cộng chủ trương tàn phá VN trên mọi lãnh vực với đủ loại phương
tiện. Tội ác của đảng cs chất cao hơn núi, trời không dung đất không tha, nên
việc chế độ cs sẽ bị tiêu diệt là điều không tránh khỏi.
Free Duck Hàn sĩ • 3 hours ago
Tình Hữu Nghị :
1) sự tai hại của nhà máy điên than ở nước láng giềng "anh
Hai" nè
Kế anh Hai muôn làm sạch môi trường trong nhà nè: dẹp 1000 nhà may than
diện, chuyển một mô hình kinh tế công nghiệp bẩn, qua một mô hình được xây dựng
trên các dịch vụ.
2) http://www.npr.org/2016/02/...
Trong khi Anh hai dọn nhà để đoạt đươct tiêu chuần môi trường sạch cho
thế kỷ 21, láng giềng Việt-Nam hứng sự bẩn thiếu của nhà máy thang, công dân VN
hứng sự bẩn thiểu của Đang CS và nhà nước đánh đập giam bắt người kêu gọi đòi
môi trường sạch cho con em thế hệ sau?
tình hửu nghị này đả làm rỏ: Đảng và nhà nước không phải là "đầy tớ
của nhân dân" theo lời của họ; thật sự thì họ đả đặt công dân Việt-Nam vô
thế vị "đầy tớ" cho láng giềng tham ô ác ôn, cẩu thả toàn diện (đạo
đức, kỷ nghệ,kinh tế).
Vietnam_thoiCS • 6 hours ago
Những người dân ngu cu đen, những tên kĩ sư mà chẳng biết bằng mua hay
bằng giẻ rách... chúng nó chẳng cần biết, dù chúng ta có cảnh báo, chúng nó
cũng cóc cần. Sống trước đã! Sống ra sao thì ngày sau mới biết.
Chúng nó chỉ biết chờ Đảng tốt, Việt kiều ngoan sẽ ra tay trong khi
chính họ mới là người tự cứu mình. Thông tin
thì chỉ cần vào internet là ra ngay. Không tự cứu mình thì chẳng chó nào tự
chuốc khổ vào mình để cứu những kẻ ngu mà lại hay tinh tướng, ta đây!
cưa • 6
hours ago
Tất cả
bọn đảng viên đảng cộng sản, vô học, bần cố nông. Chúng chẵng biết gì
ngoài cần có dự án để ăn tiền những phần trăm, như bộ quốc phòng đòi
Mỹ trả tiền hoa hồng 25%. Quá bi đát.
Thêm một địa bàn và công trình chiến lược
rơi vào tay Tàu cộng
Vũ Đông Hà (Danlambao) -
Đó là Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập I tại Nghệ An. Công
trình này đang được điều hành bởi Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt
Nam (TKV) của Việt Nam. Bộ Công thương vào tháng 6/2018 đã gửi kiến nghị cho
Nguyễn Xuân Phúc để giao công trình cho tập đoàn liên danh Geleximco - Công ty
TNHH Hong Kong United (HUI). (1)
Đây
là một tập đoàn made in China vừa nhận được "món quà dâng tặng" công
trình 2 tỷ đô bởi Bộ Công thương.
Tiến
trình Tàu hoá và bành trướng của Tàu cộng với "bàn đạp" Geleximco
Tập
đoàn GELEXIMCO, tên chính thức là Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng
hợp Hà Nội, được thành lập ngày 09 tháng 01 năm 1993 với 4 lãnh vực
hoạt động chính: Hạ tầng, Bất động sản, Tài chính, Ngân hàng. Đây không phải là
một công ty chuyên về xây dựng và quản trị nhà máy nhiệt điện.
Vào
đầu tháng 7, 2017 Geleximco ngỏ ý về dự tính sẽ đầu tư vào 5 công trình nhiệt
điện bao gồm: Quỳnh Lập I & II; Quảng Trạch I, II; và Hải Phòng III.
(2)
Trong
dự tính ban đầu này, Geleximco cho biết sẽ phối hợp với Tập đoàn Sunshine Kaidi New Energy Group Co., Ltd. cho
việc đầu tư, xây dựng.
Sunshine
Kaidi là một tập đoàn Tàu cộng, chuyên về xây dựng các công trình nhiệt điện,
có văn phòng, trụ sở chính đặt tại Wuhan bên Tàu. (3)
Tuy
nhiên, 3 tháng sau, tháng 10, 2017 trong tờ trình chính thức gửi đến Thủ tướng
để xin được trở thành công ty đảm trách xây dựng công trình nhiệt điện Quỳnh
Lập I và Quảng Trạch II , một liên doanh mới xuất hiện trong văn bản này: Geleximco và Hong Kong United Co., Ltd.,
viết ngắn gọn là Geleximco-HUI.
Nhìn
vào tên gọi của liên doanh này người ta không thấy "China" - Trung
Quốc (như trong dự thảo Luật Đặc Khu!). Tuy nhiên, HUI - Hong Kong United Co., Ltd là một chi nhánh của tập đoàn
Sunshine Kaidi. Và nó chỉ là một công ty sản xuất phim ảnh!
Tấm
bình phong Geleximo - một công ty xuất nhập khẩu và
Hong Kong United Co - một công ty sản xuất phim ảnh được
hình thành để chiếm cứ các công trình nhiệt điện Việt Nam.
Đằng
sau nó là 1 tập đoàn lớn của Tàu với sự chống lưng về tài chánh của các tập
đoàn Ngân Hàng Tàu cộng, đứng đầu là Ngân Hàng Phát Triển Trung
Quốc. 80% số vốn bỏ ra là tiền mượn từ các nhà băng Tàu cộng (4).
Hiện
nay Tàu cộng là nhà đầu tư nhiệt điện lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 50% toàn bộ
đầu tư từ ngoại quốc. Tổng cộng số vốn đầu tư cho đến nay là 20,5 tỉ đô la và
đã xây dựng, nắm trọn 15 công trình nhiệt điện: An Khánh 1, Cao Ngạn, Cẩm Phả 1
and 2, Duyên Hải 1 and 3, Hải Phòng 1 and 2, Mao Khê, Quảng Ninh 1 and 2, Sơn
Động, the Uông Bí, Vĩnh Tân 2, và Vũng Áng 1. Những công trình nhiệt điện khác
đang ở vào giai đoạn khởi công bởi nhà thầu Tàu cộng là Hải Dương, Duyên Hải 2
& 3, Thái Bình 2, Thăng Long, và Vĩnh Tân 1 (5).
-->
Trở
lại Quỳnh Lập I. Toàn bộ công trình nhiệt điện này đang được điều hành bởi Tập
đoàn Công nghiệp than - khoáng sản của Việt Nam cùng với công ty Kospo và
Samtan của Hàn Quốc đảm trách. Bộ Công thương đã đá gà nhà ra và mời cáo giặc
vào chuồng để:
-
Làm dày thêm danh sách những căn cứ địa của Tàu trên lãnh thổ Việt Nam;
-
Gia tăng khả năng kiểm soát và khống chế tình hình điện lực của Việt Nam;
-
Nâng cao hiểm họa tiêu diệt môi trường Việt Nam qua ô nhiễm than made in
China.
-
Đẩy mạnh, tiến nhanh việc thực hiện âm mưu Hán hóa và biến Việt Nam thành một
tỉnh lỵ của Tàu.
Bên
cạnh 3 "đại khu" Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là những "tiểu
khu" Tàu mà đảng và nhà nước CSVN đã và đang tiếp tục giao cho Bắc
Kinh.
Quỳnh
Lập I là một trong những "tiểu khu" sẽ bị cắm cờ 5 sao đó.
Chú
thích:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire