Tương lai hồi tưởng (Phổ Lập)


Tựa đề bài viết nầy dựa theo một quyển sách của một nhà văn Nhật bản, Tanaka, ấn bản tiếng Anh. Tôi thấy quyển sách trên trong Phân khoa Kiến trúc của Đại học Washington, St Louis, Missouri trong chuyến viếng thăm thành phố nầy. Quyển sách đề tựa “Nostalgic Future”.
Tuy chỉ đọc sơ qua lời tựa nhưng tôi đã nhìn thấy viễn kiến của tác giả là dụng tâm nhìn lại quá khứ để vẽ ra một tương lai áp dụng trong ngành kiến trúc.

Do đó, cũng có thể nói đề tựa Việt cũng có thể là “Nhớ về quá khứ để chuẩn bị cho tương lai”, hoặc “Nhìn quá khứ, Thấy tương lai”. Điều nầy rõ ràng áp dụng cho từng quốc gia để từ đó nhận diện ra nền văn minh, văn hóa của mỗi dân tộc qua chiều dài lịch sử của mỗi nơi trong từng thời điểm một.

Trong gần 3 tháng, tôi đã từng chu du qua nhiều tiểu bang, California, Nevada, Arizona, New Mexico, Texas, Arkansas. và Missouri, một chặng đường dài hơn 7.000 dậm, để từ đó chiêm nghiệm ra một vài suy nghĩ về con người, dân tộc, và chính tự thân. Mỗi nơi để lại nơi tôi nhiều dấu ấn về thời gian, văn minh của từng dân tộc cũng như phong cảnh hết sức đặc thù của một đất nước đa dạng như Hoa Kỳ.

Tại bảo tàng viện Getty, Santa Monica, CA, tôi thấy được sức mạnh của Hoa Kỳ qua sự phục vụ cộng đồng hay trả lại cho quốc gia nhưng gì người dân đã thừa hưởng được từ đất nước sinh ra hay cưu mang mình. Đó là lòng từ thiện và sự cống hiến trở lại. Nhiều nhà tỷ phú đã đóng góp và để lại một kho tàng vô giá qua hàng chuổi bảo tàng viện về con người, văn minh và lịch sử. Hệ thống chuyên chở lên đỉnh đồi bằng xe điện kéo đều miễn phí cho người thăm viếng. 

Có đi đây đi đó mới thấy thiên nhiên ưu đãi cho đất nước tạm dung nầy (tuy là tạm dung nhưng phần đông chúng ta đã sống trong đó như…một người khách trọ vô tình!). 

Đến Albuquerquy, New Mexico, chúng ta mới thấy tuyệt vời với ánh rán hồng hoàng hôn phản chiếu lên bầu trời xanh lơ và tỏa rộng về những mesa (phần bằng phẳng của dãy núi đối diện bọc chung quanh thành phố. Chúng ta sẽ thấy ánh hồng chiếu rọi cả vòng cung bao bọc thành phố nầy. Và vòm chân trời thẳng tấp chia ra ranh giới rạch ròi giữa mây và ráng hồng.

Còn nhiều hơn nữa ở New Mexico, thành phố Santa Fe là một thành phố xưa nhứt của Hoa Kỳ với di tích của những căn nhà đầu tiên từ năm 1726 cũng như ngôi nhà thờ cổ xưa với một cầu thang cuốn hoàn toàn bằng gỗ, không có một vết đóng đinh nào, nhưng vẫn còn sừng sửng cùng tuế nguyệt. Đi về hướng Nam gần giáp biên giới tiểu bang Texas, ta sẽ thấy vùng White Sands với hàng trăm ngàn mẫu cát trắng tạo dựng bằng những sinh vật, cây cỏ thoái hóa từ hàng ngàn năm trước. Qua thời gian những lớp đá vôi và gypsum (calcium - thạch cao) biến thành những đụn cát (dune) mịn màng nhưng không di chuyển như những đụn cát biển ở quê hương, vì cây cỏ đã bám trên đó.
Nếu hồi tưởng lại trong một sát na, ta sẽ chạnh lòng khi thăm viếng nơi đây.

Vì sao?
Quê hương mình cũng có những đụn cát vàng chạy dài từ Cam Ranh xuống Phan Thiết. Và những đụn cát trên di chuyển theo từng làn gió và theo mùa. Tôi vẫn yêu quê hương tôi nhiều lắm.
Trên bước đường ngàn dặm, ta sẽ còn thấy nhiều nơi danh lam thắng cảnh nơi đây, nhưng có một điều làm cho tôi phải mất hai ngày để “cưởi ngựa xem hoa” qua gần 7, 8 bảo tàng viện nơi thành phổ cổ St Lous tại Missouri. Cũng chính nơi đây, vào năm 1986 tôi đã có dịp qua thăm khi tôi có một booth về nghiên cứu khoa học của trường Y khoa Minnesota dưới sự tài trợ của National Institute of Health (NIH). Phải nói, từ các bảo tàng viện trên chúng ta sẽ thấy tất cả văn minh của nhân loại từ thời cổ đại, trước BC hàng ngàn năm cho tới thời cận đại. Cũng được biết, thành phố St Louis là một trung tâm tàng trữ hồ sơ lớn nhứt của Hoa Kỳ.

Chúng ta từng hãnh diện với màu xanh Huế (blue de Hue) của thế kỷ 19 với 4, 5 ngàn năm văn hiến, màu xanh nhạt mờ trên những bình sứ thô sơ hay trên các chén bát thâu lượm được từ một chiếc tàu chìm ở gần Hội An cách đây độ khoảng 5 năm. Các món sành sứ nầy đã được triển lãm và bày bán tại Hoa Kỳ. Hôm nay, tại những bảo tàng viện trên, chúng ta sẽ thấy các bức tranh hay đồ sành sứ, hay điêu khắc với màu sắc đỏ xanh vàng tím…rực rỡ vẫn còn đậm nét được sáng tác hàng 5, 10 thế kỷ trước.

Tôi chú ý đi tìm khắp xem có nơi nào có sản phẩm của Việt Nam hay không từ thời cổ đại cho tới ngày nay. Quá thất vọng vì không tìm được, nhưng ở đây chúng ta có thể thấy sản phẩm văn hóa của một vài quốc gia Phi Châu, một quốc gia mà người Việt thường hay xem thường. Ngay cả những hình ảnh vải vóc, thảm dệt từ thế kỷ 17, 18 của văn minh Phi Châu cũng có mặt nơi đây.

Cũng cần nói thêm một điều là từ những năm đầu thế kỷ 19, vì choáng ngộp với văn minh và nghệ thuật Âu Châu, Hy Lạp…người Mỹ đã đổ xô tìm học. Và cho đến hôm nay, có thể nói về nghệ thuật, tranh vẽ, điêu khắc và các thể loại khác, người Hoa Kỳ là một tổng hợp của tất cả các quốc gia khác trong các lãnh vực trên!

Quả thật nơi đây thể hiện rõ nét “tương lai hồi tưởng” của người Mỹ.
Ngay cả ở thời đại đồ đá và đồ đồng, cũng không thấy “dáng đứng” Việt Nam trong đó. (Giả sử nếu có trưng bày sản phẩm “thời đồ đểu”, chắc chắn tên Việt Nam hiện đại sẽ chiếm trọn vẹn trong bất cứ bảo tàng viện nào trên thế giới).

Trở về lại tôi, nhớ lại vào năm 1983, chỉ vài tháng sau khi vừa đặt chân lên Fresno (thành phố miền Trung California), tôi đã làm một đoạn TV dưới tiêu đề “Looking back” (Nhìn lại Quá khứ). Tôi đã tự viết script cho mình để độc thoại trong vòng 5 phút. Phim chiếu cảnh tôi đi qua, đi lại trong một công viên, thỉnh thoảng ngồi trên băng ghế…để nói về bầu nhiệt huyết của tuổi 30 bị thui chột vì nỗi can qua của đất nước.

Nơi đây tôi nhìn lại quá khứ nhưng chưa thấy được tương lai vì vừa mới cư ngụ nơi đất mới chỉ một thời gian ngắn, tâm trạng vẫn còn chơi vơi trước cuộc sống. Cho nên, lời lẽ rất bi quan và tương lai còn quá mịt mù. Hôm nay hồi tưởng lại những lời tiêu cực ngày xưa làm cho tôi thêm ngỡ ngàng; vì chính nhờ cái khó khăn của thuở ban đầu mà tôi còn khả năng diễn tả những hồi tưởng của ngày hôm nay.

Trở lại các bảo tàng viện, khi xem một bản vẽ tên giấy canvas hình một người đang cố ngoi lên bên bờ vực, sắc mặt hết sức nghiêm trọng lẫn tuyệt vọng, tôi nhớ lại câu chuyện thiền của Suzuki, cũng nói lên đề tài nầy. Một người té xuống vực, cố bám víu từng gốc cây cội rễ, nhưng càng bám càng bị rơi vào hố thẩm. Trong lúc tuyệt vọng và đang nhắm mắt chờ cái chết đến với mình, ngươi ấy chợt nhìn thấy một đóa hoa tỉ muội vừa nở rạng bên cạnh trong lúc chiếc rễ anh đang nắm sắp sửa rời hốc đá. Một nụ cười mãn nguyện cùng lúc thân xác anh ta đi vào vực thẩm. Tư tưởng Âu và Á có điểm khác biệt là như thế đó.

Trở về tôi, một người bi-polar: một “người xã hội” và một “tôi nguyên sơ”. Trong tôi luôn luôn có sự hiện diện của hai bản thể trên và liên tục dằn co suốt hơn 70 năm qua. Con người xã hội năng động, chiến đấu bền bĩ cho cái Thiện, cố gắng đẩy lui cái Ác, cùng chiến đấu cho một Việt Nam an bình trong đó con người đối xử tử tế với nhau.

Nhưng trong suốt hơn 70 năm qua, con người xã hội đã ngự trị và đè nén con người nguyên sơ của tôi, và bản thể thứ hai nầy chưa bao giờ được sống trọn vẹn mà chỉ sống dưới lớp dù của con người xã hội qua cái ngã, hay tham vọng do môi trường bên ngoài tạo thành. Và chính vì vậy, suốt thời gian qua, cái tôi nguyên sơ bị phai mờ và chìm đắm trong cơn lốc chủ nghĩa cùng với vận nước điêu linh.

Còn tôi nguyên sơ thì sao?
Tôi nguyên sơ vẫn sống trong trạng thái “hibernation”, nghĩa là bao năm qua vẫn triền miên ngủ trong giấc ngủ mùa đông của con gấu Bắc cực. Ngủ, nhưng chủng tử “tôi nguyên sơ” vẫn thức. Gần 3 tháng qua, chu du trên nhiều miền đất nước tạm dung để thấy lại mình. Đây không phải là nostalgic future hay looking back mà thực sự muốn thấy mình trong hiện tại, ngay giây phút trên bàn phím trong lúc nầy.

Đôi khi vẫn còn dằn co giữa hai bản thể, nhưng quả thật, từ khi đặt bút viết những lời nầy, “cái tôi” nguyên sơ đang ngự trị trong tôi và đang đi cùng tôi trong cuộc hành trình về với chân nguyên.

Tôi đang đi về đâu?
Hiện tại vẫn chưa có câu trả lời rốt ráo, nhưng chắc chắn rằng tôi đã đi và đang đi vào cái “chân không” (emptiness-vide), đi vào cội nguồn nguyên thủy; tuy nhiên, khái niệm trên vẫn còn mù mờ chưa định hình rõ ràng…

Bước đi chắc nịt, không còn dò dẫm dù hai bên đường vẫn còn nhiều bụi mờ làm vướng bận mắt của tôi nguyên sơ.

Nhưng tôi vẫn tiếp tục đi…
Trong tôi nguyên sơ, không còn có câu hỏi tự đặt ra “Que sera, sera” vì tôi đã thấy rõ con đường mình đi. Tôi nguyên sơ đã cùng tôi song hành hướng về cõi chân không!

Mà chân không là gì?
Chân không trong “tôi xã hội” là một cuộc chiến đấu cho lý tưởng trong lành, không mưu cầu chiếm đoạt quyền lực, không nhằm tạo ra một legacy nào đó. Chính vì vậy mà “tôi xã hội” đã sống và làm “cách mạng” đã hơn 25 năm qua, chứ không làm chánh trị.

Còn tôi nguyên sơ còn lại hôm nay là một cuộc chuyển hóa tự thân.
Sống cùng một nhịp thở với cái tôi đến từ cát bụi, sống tự nhiên với vạn vật, không cố gắng, không mưu cầu…

Trời nắng nhìn thấy niềm vui rạng rỡ của thiên nhiên, của con người.
Ngắm hoa lá nẩy mầm khoe sắc mùa Xuân.
Tâm cảnh hai thời điểm vẫn là một.
Vẫn giữ niềm thư thái trong an nhiên tự tại.
Trời mưa vui với sự tươi mát của cây cỏ.
Nhìn cành cây trụi lá của mùa Đông.

Sự chuyển hóa hay sự thay đổi ngôi của “tôi xã hội” và “tôi nguyên sơ” có làm tôi trăn trở chăng? chắn là không. Vì tôi rõ, một khi đã định hình được tôi ở dạng nào của tính bi-polar trong tôi rồi, lúc đó sẽ có một thông lộ mới đã sẳn sàng cho Tôi đi.
Phải chăng, ngày hôm nay, trong giờ phút hiện tại nầy, tính bi-polar (xin tạm dịch là “nhị dạng” hay “nhị cực”) đã biến mất, nhường chỗ lại trong tôi chỉ còn “độc dạng” (mono-polar) để tiếp tục đi về với nguyên thủy của cuộc sống, cát bụi trở sẽ trở về với cát bụi, hay về lại thể chân không của vạn vật.

Phải chăng sẽ chẳng còn tương lai hồi tưởng, cũng như chẳng còn quá khứ hồi tưởng trong tôi hiện tại?
Phải chăng gia đình, xã hội, quê cha, đất tổ đã xa rời trong Tôi?
Phải chăng Tôi đã đạt và thoát khỏi vòng lẫn quẩn của cõi Ta Bà nầy?
Phải chăng tôi là Tôi, mà cũng không phải là Tôi nữa?
Phổ Lập
Hiệu đính 1/2016

Ghi chú: Tìm trên internet, thấy Johns Hopkins Health Alert về 14 trường hợp Bipolar Disorder, tôi vội tìm hiểu xem mình “vướng” bao nhiều điều trong bảng “công thần” dưới đây:

14 Signs of Bipolar Disorder
When properly diagnosed, bipolar disorder can be managed effectively with medications and therapy. In this Health Alert, Karen L. Swartz, M.D. reviews 14 symptoms of bipolar disorder.

Formerly known as manic-depressive illness, bipolar disorder is a mental illness characterized by alternating periods of mania and major depression. Typically, the mood of a person with bipolar disorder will swing from overly "high" and irritable to sad and hopeless, and then back again, with periods of normal mood in between.

Manic episodes are characterized by a distinct period of abnormally and persistently elevated, expansive, or irritable mood. The episodes, with their restless energy and volatile mood swings, are severe enough to cause trouble at work and home. Episodes of milder manic symptoms are called hypomania.

Men with bipolar disorder tend to have more manic episodes; women are more likely to experience depressive episodes. The time between cycles can vary greatly. Bipolar disorder can begin with a bout of either depression or mania, but about two-thirds of bipolar disorder cases start with a manic episode, and mania tends to predominate. Signs and symptoms of mania include:

Excessively "high," overly good, euphoric mood
Extreme irritability
Increased energy, activity, and restlessness
Racing thoughts and talking very fast, jumping from one idea to another
Distractibility and inability to concentrate
Diminished need for sleep
Unrealistic, grandiose beliefs in one's abilities and powers
Poor judgment
Spending sprees
A lasting period of behavior that is distinctly different from usual behavior
Increased sexual drive
Abuse of drugs, particularly cocaine, alcohol, and sleeping medications
Provocative, intrusive, or aggressive behavior
Denial that anything is wrong
Xin tự kết luận về “bảng tự khám” của tôi:
Mục số 3, đúng 100%
Mục số 4, đúng 40%, vì ý tưởng chạy nhanh hơn lời nói diễn đạt
Mục số 6, đúng 50%, vì sợ không đủ thời gian để “trả lại” những gì mình “đã nhận”.

Như vậy, tôi vướng 3 trong 14 symptoms của người bị bipolar disorder.
Và, câu hỏi được đặt ra là, tôi có nằm trong trường hợp “a mental illness characterized by alternating periods of mania and major depression” hay không?

Aucun commentaire: