Hiện diện nơi cõi trần gian cuối năm 1942,
bài viết dưới đây chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là cố truy tìm trong ký ức
những dấu ấn về Sài Gòn, nhứt là vào những thời điểm còn là một cậu nhà quê lên
tỉnh vào tuổi ấu thơ.
Chia
lìa cuống rún
Chưa
đầy ba tuổi nhưng dấu ấn đầu tiên là thủ đô Sài Gòn (hay Saigon )
choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt.
choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt.
Quê
tôi-Ấp Sò Đo-Làng Tân Phú Thượng, Hậu Nghĩa
Cả
gia đình còn lại gồm Ba Má, chị Hai, Chị Sáu, Anh Bảy, Chị Chín, Anh Mười…dìu dắt
nhau trên một chiếc xe ngựa hướng về Sài Gòn.
Đó
là hình ảnh tôi mang theo về Sài Gòn khi tuổi còn thơ, và sau đó, những hình ảnh
đã khắc ghi trong tôi đậm nét với những gương mặt tuổi trên dưới 20, đầy nét hận
thù đầy hùng khí trong vụ bắn Ba tôi và đốt nhà năm đó. Sau nầy, chính Má tôi kể
lại, họ chính là những tá điền của gia đình tôi.
Nỗi
nhớ đầu tiên ở Sài Gòn: Tuổi thơ
Tuổi
thơ của tôi yên ả với ngôi nhà thuê tại đường Cô Bắc (Dumortier cũ). Nhà tôi số
1, nhà của Chú Năm Nghĩa (ba của cô đào Thanh Nga) số 2.
Sống
thong dong như mọi trẻ con, nửa quê, nửa tỉnh, chiều chiều thả diều trên bãi đất
trống trong khu phố. Thỉnh thoảng “rắn mắt” cùng các bạn cùng tuổi đi thọc trái
“me keo” ở hàng rào bao bọc một thành Tây còn sót lại nằm trên góc đường Nguyễn
Khắc Nhu (Ballande) và Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ).
Cũng
biết đánh đáo, tạt hình với “tiền” là những bao thuốc lá xếp lại.
Cũng
biết lấy nút phén (nấp của những chai bia Larue, xá xị…) để dưới đường rầy xe
điện chạy ngang qua ga Arras
(Cống Quỳnh) để được cán dẹp. Sau đó, đục hai lỗ ở giữa, thắt sợi dây vào và
dùng hai ngón tay cái, xoay vòng vòng, làm vũ khí đấu với vũ khí của “địch”.
Bên nào bị cắt đứt giây trước là bị thu. Đôi khi bánh xe “nút phén” được khía
vòng ngoài làm răng cưa để …chiến đấu. Tôi đã chứng kiến một bạn nhỏ cùng xóm bị
nút phén cắt đứt môi khi vũ khí của anh ta bị cắt đứt dây.
Cũng
biết bắn đạn (người Bắc gọi là bắn bi), cũng biết đi “hoang” cùng chúng bạn, xuống
chợ Cầu Muối đường Cô Giang (Douaumont cũ).
Cũng
biết thỉnh thoảng chạy qua đống rác của nhà máy làm võ ruột xe đạp Labbé để lượm
những ống ruột xe đạp được cắt từng sợi dây thung kết liền nhau. Và đây cũng là
một loại “tiền” để tuổi trẻ chúng tôi “ăn thua” trong khi đánh đáo hay bắn đạn…Các
dây thung nầy cũng được tuổi trẻ “gái” kết nối làm sợi dây dài dùng để nhảy
dây. Có thể nhảy một mình, nhảy đôi hoặc nếu dây dài hơn nữa, có thể nhảy một
lượt nhiều người trông rất đẹp mắt và vui.
Cũng
biết chạy theo sau xe ngựa với chiêng trống inh ỏi, hai bên là hai bảng vẽ quảng
cáo chiếu phim ở các rạp hát bóng. Chạy theo để lượm những tờ programme của các
phim sắp chiếu của rạp Nam Tiến bên kia cầu Ông Lãnh.
Đôi
khi mạo hiểm hơn nữa, xuống Cầu Ông Lãnh, vượt qua Cầu Mống, thả lần qua nhà
máy thuốc lá Bastos và dừng lại ở Rạp hát bóng Nam Tiến.
Ba
tôi không cho đi học lớp năm như mọi đứa trẻ khác mà Ba dạy tôi ở nhà, để rồi
sau đó vô trường học lớp tư (lớp 2 sau nầy).
Thế
mà tôi cũng hoàn tất bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trương Minh Ký nằm ngay góc
đường Nguyễn Thái Học (Kitchener cũ) và đại lộ Trần Hưng Đạo.
Nỗi
nhớ thứ hai: Đám tang Trần Văn Ơn
Qua
tin tức do hai người anh lớn kể lại, học sinh Trần Văn Ơn đang học lớp Première ở trường Petrus Trương
vĩnh Ký, nhưng vì một lý do gì đó bị bắn chết ngày 9/1/1950 tại trường. (Người
viết thiết nghĩ không cần thiết nêu ra nguyên nhân hoặc lý do vì không nằm
không ký ức và còn trong vòng tranh cãi vì ý thức hệ).
Từ
sáng sớm 12-01-1950
hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và dân chúng đã tề tựu chật sân trường và
sân vận động trong khuôn viên trường, trong đó có tôi tháp tùng cùng với hai
người anh, và cũng không biết tại sao lại có mặt ở đây nữa?
Nhìn
thấy bà con, cô bác từ khắp nơi, sinh viện, học sinh cùng từng hàng xe xích lô
chở nước, bánh mì. Đoàn người sau khi tề tụ đông đủ và ngay hàng thẳng lối rất
trật tự đúng 7g30 sáng. Đoàn khởi hành đi theo lộ trình từ trường Petrus Ký ra
đường Nancy (sau là Cộng Hòa), theo vòng xoay đi đường Frédéric Drouhet (Hùng Vương),
quẹo qua đường Armand Rousseau (Trần Hoàng Quân) vòng ngã sáu Chợ Lớn, đi thẳng
qua hảng rượu La Bière nhắm thẳng đến nhà quàn đường Thuận Kiều, nơi chứa quan
tài anh Ơn.
Sau
cùng dừng lại ở một nghĩa trang nằm trước sân vận động Renault mà sau nầy đổi
tên là sân vận động Cộng Hòa. Đây là một kỷ niệm khó quên khi chưa đầy 8 tuổi!
Nỗi
nhớ thứ ba: Trận giặc Bình Xuyên
Định
mệnh đã đưa đẩy tôi cùng học dưới hai trường có tên Ký, và là hai Thầy Trò với
nhau. Đó là trường Trương Minh Ký và Trương Vĩnh Ký. Một kỷ niệm nơi đây mà tôi
không bao giờ quên là trận đánh giữa quân đội quốc gia và lực lượng Bình Xuyên.
Số
là phải dành cho trường Chu Văn An vừa mới di cư từ miền Bắc vào, các lớp đệ nhứt
cấp chúng tôi mỗi ngày chỉ học 2 giờ từ 11 giờ tới 1 giờ trưa. Lực lượng quân đội
Bình Xuyên chiếm khu nội trú của trường không biết từ bao giờ (hai dãy nội trú
sau nầy trở thành Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn là nơi tôi tùng sự ngay sau
khi từ Pháp về năm 1973).
Tôi
còn nhớ, ngày hôm ấy là buổi học Pháp văn của Thầy Phạm Văn Thới (sau nầy Thầy
làm Chuyên viên trong Phủ Thủ tướng và qua đời năm 2002). Tiếng súng bắt đầu nổ
giữa trưa. Quân Bình Xuyên bò lên đỉnh của nóc nhà ngang, nơi có phòng thí nghiệm
và phòng vệ sinh của trường.
Bên
ngoài từ hướng cổng trường từ đường Nancy ,
quân chính phủ gồm những lính người Nùng chạy xuyên qua hành lang rộng. Hai bên
bắn nhau, tôi không thấy ai bị thương hay chết cả. Sau nầy mới biết là nạn nhân
của cuộc giao tranh hôm ấy chính là bức tượng bán thân Petrus Ký, hướng mặt về
phía cổng trường. Cụ bị một vết đạn làm má bên phải lún sâu vào như một đồng tiền
(giả tạo). Vì tượng bán thân của Cụ hướng ra đường Cộng Hòa, cho nên thủ phạm hẳn
là do lính chính phủ bắn vào…
Chỉ
sau độ nửa giờ giao tranh, Ông Hiệu trưởng Phạm Văn Còn bắt loa kêu gọi hai bên
ngưng chiến và thầy trò chúng tôi bắt đầu ra khỏi trường. Thay vì chạy thẳng về
nhà, lũ trẻ chúng tôi lại mân mê và đi lượm những võ đạn đồng rơi tung tóe trên
sân trường, làm các thầy giám thị phải một phen cực nhọc xua đuổi.
Nỗi
nhớ thứ tư: Ném đá cộng sản
Vào
năm 1954, khi Hiệp định Genève, Thụy Sĩ được ký kết vào ngày 20/7, theo giao ước,
những người lính cộng sản được tập trung tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn, để rồi
sau đó được tập kết về Bắc. Qua một người anh lớn, tôi biết có hai địa điểm tập
trung: một là khách sạn Majestic ở đường Catinat (Tự Do), và một ở góc đường
Galliéni (Trần Hưng Đạo) và Huỳnh Quang Tiên, đối diện với nhà ga Arras (Cống
Quỳnh). Dù còn nhỏ cũng như chưa hiểu nhiều vầ Quốc – Cộng, tôi cũng tham gia
…ném đá vào các cửa sổ của khách sạn (dù không trúng vào đâu cả!).
Nỗi
nhớ thứ năm: Tấn công chùa Xá Lợi
Ngay
từ khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt vào đầu tháng
6/1963, tình trạng xáo trộn ở Sài Gòn ngày càng phức tạp hơn, căng thẳng hơn.
Và cao điểm là vụ tấn công chùa Xá Lợi đêm 20/8, hành pháp Đệ I Cộng hòa cho lịnh
bắt tất cả phật tử và thầy tu trong chùa, duy chỉ có thầy Thích Trí Quang trốn
thoát.
Vào
buổi xế trưa ngảy thứ sáu 23/8/1963, trong một buổi học Histology do GS
Listenberger dạy tại Đại học Y khoa số 28 đường Trần Quý Cáp (sau 30/4/1975,
nơi nầy được dùng để làm bảo tàng viện Tội ác Mỹ ngụy), tôi rất ngạc nhiên khi
thấy Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và sinh viên Tô Lai Chánh bước vào, cả hai đều cạo
đầu trọc lóc. Ngay sau đó, GS Mẫu nói cho sinh viên cả lớp biết tình trạng
chính trị hiện tại và yêu cầu toàn thể bãi khóa và tham dự biểu tình ngày chủ
nhựt 25/8 sắp đến.
Khi
ra về, chúng tôi cùng hai bạn trong Nhóm Nguồn Sống là BS Hoàng Cơ Trường (đã mất)
và KS Nguyễn Kim Long (Westminster )
quyết định tham gia biểu tình.
Sáng
sớm chủ nhựt, tôi đang chạy xe mobylette ngang qua nhà thờ Đức Bà thì bị bắt. Bị
chở về bót Quân I, và chiều đó được chuyển vào Nha Cảnh sát đường Võ Tánh
(Frères Louis). Số người bị bắt rất đông. Tối hôm đó, tất cả được dồn lên xe
nhà binh bít bùng…trực chỉ Quang Trung (chỉ biết được là Quang Trung ngày hôm
sau).
Theo
lời một sĩ quan tuyên bố, từ nay tất cả chúng tôi đã là tân binh, quần áo bị tịch
thu và được phân phối hai bộ quân phục mỗi người cùng với giày vớ và ba lô cùng
lon hủ để đựng thức ăn…Ở Quang Trung tập cầm súng, đi ắt ê đâu được một tuần lễ,
tôi được thả về; và từ đó mới biết là Quách Thị Trang bị bắn ở bùng binh chợ Sài
Gòn hôm 25/8.
Đây
có thể nói về kinh nghiệm được mặc quân phục và cầm súng trên vai trong suốt cuộc
đời. Một nỗi nhớ khó quên!
Nỗi
nhớ thứ sáu và sau cùng: Ngày 30-4-1975 và sau đó…
Nỗi
nhớ dưới đây chính là nỗi nhớ Sài Gòn đã khiến cho tôi lấy quyết định cho suốt
cuộc đời còn lại là phải dứt khoát tranh đấu nhằm xóa
tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Biệt và “đánh đuổi Trung cộng” về
Tàu. Dứt khoát như vậy!
Xin
thưa,
Vào
thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân Sài Gòn hoang mang cực độ.
Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc
trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa
không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất
là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng
vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.
Chúng
tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn
Trường (mất 2018), GS Lý Công Cẩn (mất 2017), GS Lê Trọng Vinh (mất 1977), GS
Trần Kim Nở (mất 2018), GS Trần Văn Tấn (mất 2016), và người viết (đã ở khu cư
xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), chúng tôi đang ngồi với nhau để bàn thảo
xem phải hành xử như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai
của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.
Tình
cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên (hiện là Luật sự ở San Jose), một thành viên của Ban
Hóa học của trường chạy Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi
cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.
Hai
anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn
không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một
không khí quen thuộc như ngày nào. Một cảm
giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên (tên V.) thuộc Ban Vạn
vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh
lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”.
Bước
vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được
”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM”
thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố sau đó
là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!), (hiện
tại đã về hưu), cũng là một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên
cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn “lom khom” kính trọng như
cách vài ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.
Đi
lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cánh cửa đã bị mở toang từ lúc nào, tôi thấy
Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy
vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ
của GS Lý Công Cẩn: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện
sáng nay”.
Quan
sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ,
vẽ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh”
đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VHCH. Ngoài ra, không
thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” Bắc Việt nào cả.
Sau
đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người
lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo.
Một
tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra
đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:
1-
Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó
học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và
2-
Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.
Chúng
tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người,
trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền
Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một
cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm
Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số
khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi
không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi
cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.
Dĩ
nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì
thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs
đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi
nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba
mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu
một tâm thức nô lệ!
Một
kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 44 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của
tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên
Nguyễn Thị Phương (hiện ở tại Rennes, Pháp). Trong suốt thời gian “học tập”, Cô
Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một
giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần
lãnh đen và cũng “bắt chước” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một
khăn rằn.
Cô
nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội
trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm được ở Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn
Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm
trong chương trình của giai đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng
còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại (2019), Phượng là một “tiến sĩ” giữ
nhiệm vụ một Khoa trưởng một trường Đại học tư ở Sài Gòn và làm thêm nhiệm vụ
“đặc biệt” cho một tổ A…ở Boston(!)
Tôi
được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã
nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời
“Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học
trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…
Và
trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành
cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên
các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên
những điều ngược với lòng mình…
Trong
suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp
từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về
thiên đường cộng sản.
Một
hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ
tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể
hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn
hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.
Ông
Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da
cán bộ…chễm chệ ngồi cao trên bục giảng…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai la de Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn.
Vừa uống, vừa nói, miệng mồm đầy bọt bia, tay chân “huênh hoang” với luận điệu
của kẻ chiến thắng…
Và những câu nói ngày hôm đó là bài
học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng”.
Ông ta nói cái gì?
Xin thưa,
Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí
thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê
cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải
ngoại làm chứng dùm cho tôi, để tôi khỏi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng
triệu lần tư bản).
Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ
quên
Sau 44 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ
“thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân
Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”,
được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.
Bốn mươi bốn năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy
rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rọt qua một đất
nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy
trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng,
chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử
giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý
như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay.
Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 44 năm về trước về cây cổ
thụ cần phải được xem xét lại.
Do đó, cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ,
và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm
được”.
Và sau hơn 44 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học
sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng: ”Học trò thay
vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón
ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi
ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn
người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên
học mới.
Và một tương phản khác của ngày khai trường
năm 2019 ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm
hỗm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm
râm, hay phải “du dây” qua thác ghềnh trên đường đi đến trường!
Quý Bà Con vừa đọc xong “Những nỗi nhớ về Sài Gòn” của một
người con Việt. Suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 (trừ 10 năm vắng “quê” Sài Gòn vì
đi du học), trải dài từ những bước chân thơ dại đến những bước chập chững vào đời.
Đôi chân đó đã từng lê la khắp mọi nơi, để lại biết bao nhiêu kỷ niệm cùng sự
thăng trầm của thủ đô Sài Gòn yêu dấu. Từ những buổi sơ khai, Sài Gòn vẫn còn
nét mộc mạc, vẫn còn những con đường đất, rồi trải đá, rồi
tráng nhựa. Sài Gòn với đường xe điện từ bùng binh đến Chợ Lớn qua những ga: Ga chánh Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Arras (Cống
Quỳnh), ga Nancy (Cộng Hòa), ga Cuniac, ga An Bình, ga Jaccaréo, và cuối cùng
là ga Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông).
Làm sau quên được Sài Gòn với bột chiên ngả
sáu. Sài Gòn với ăn chơi, với sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Sài Gòn với
Bò 7 món Pagolac, với bánh bao Ông Cả Cần. Sài Gòn với quán cơm sinh viên Anh Vũ
đường Bùi Viện, với Cà phê Năm Dưỡng nơi bùng binh Hồng Thập Tự, Nguyễn Hoàng,
Nancy, Lý Thái Tổ, Phạm Viết Chánh…
Và Sài Gòn với muôn trùng nỗi nhớ trong
tim…
Giờ đây viết lại, người viết không cầm được xúc động. Xin
chia xẻ cùng Bà Con khắp nơi với cùng một lời nguyền:” những
người con Việt sẽ cùng góp tay xây dựng lại Đất và Nước một khi sạch bóng quân
thù”.
Mai
Thanh Truyết
Một
người con Việt Đức Hòa – Trảng Bàng
Tết Canh Tý 2020.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire