TT Nixon và Kissinger |
Nhiều
người Việt Quốc gia cho rằng Mỹ bỏ miền Nam VN mà không bỏ Nam Hàn vì VNCH tham
nhũng, chia rẽ, lãnh đạo sai lầm....
Các ông sử gia VN thường lên án Nixon,
Kissinger bắt ép ông Thiệu phải ký Hiệp Định bất bình đẳng, cho CSBV vẫn được
đóng quân tại miền nam VN.
Sự thực không phải như vậy, trước hết
phong trào phản chiến Mỹ lên quá cao từ sau trận Mậu Thân 1968. Năm 1972
các vị
Trưởng khối Quốc Hội Mỹ đã nói với Nixon (ra lệnh) phải ký Hiệp định Paris sớm,
trễ nhất là tháng 1-1973 nếu không họ sẽ ra luật Chấm dứt chiến tranh, rút quân
về nước (Larry Berman: No Peace No Honor. . . trang 200). Nixon và Kissinger
phải theo lệnh Quốc Hội. Người dân Mỹ quá chán chiến tranh Đông Dương đòi rút
ra bằng mọi giá. Mọi người đều biết trước khi VNCH sụp đổ, Quốc Hội Dân Chủ đã
cắt giảm viện trợ xương tủy mỗi năm 50%, tài khóa 1973 chúng ta được 2.1 tỷ,
1974 còn 1 tỷ, và 1975 chỉ còn 700 triệu, họ đưa trước 400 triệu còn 300 triệu họ
không cho. Năm 1974, 75 pháo binh VNCH phải đếm từng viên đạn ngoài mặt trận (Kissinger,
Years of Renewal trang 471)
Sau nữa miền Băc VN từ thập niên 60 đã
do Lê Duẩn và tập đoàn hiếu chiến lãnh đạo, Duẩn phát động cuộc chiến từ 1960
cho tới khi y chết giữa năm 1986 chiến tranh (biên giới) mới chấm dứt.
Dân miền Bắc đông hơn miền Nam khoảng
một, hai triệu.
Bắc Triều Tiên dân số ít hơn Nam Hàn,
Kinh tế, Quân sự suy yếu hơn.
Nay dân số Nam Hàn là 51 triệu (gấp hai
Bắc Hàn) đứng thứ 27 trên thế giới, Bắc Hàn chỉ có 25 triệu đứng thứ 52 trên
thế giới (List of countries by population, Wikipedia). Tổng Sản Lượng GDP Nam
Hàn nay là 1,619 tỷ đứng thứ 12 trên thế giới (ngang với Nga), GDP Bắc
Hàn chỉ có 32 tỷ đứng khoảng thứ 134. Ngân sách Quốc Phòng Nam Hàn 32 tỷ (2%
GDP), NSQP Bắc Hàn 7 tỷ rưỡi (23% GDP).
Nam Hàn nay rất mạnh, được xếp hạng thứ
7 về Quân sự trên Thế Giới (Globalfirepower.com). Gần đây Tổng Thống Trump
tuyên bố Nam Hàn phải chia sẻ đóng góp với Mỹ đang đóng quân bảo vệ đất nước
này. Tổng Thống Nam Hàn cho biết trên truyền thông rằng người Mỹ đóng quân vì
họ muốn như vậy, họ đóng hay rút là tùy họ. Nam Hàn tỏ ra không cần, họ nghĩ
Hoa Kỳ muốn có căn cứ ở đây trước đã, sau mới tính tới bảo vệ Nam Hàn. Họ cũng
cho rằng mình đủ sức tự vệ, vả lại Nam Hàn tin là hai miền Nam-Bắc sẽ hòa bình
thống nhất trong tương lai.
Tôi sẽ đề cập nhiều hơn trong phần Nhận
xét và phần Kết luận.
Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính
quyền ngày 19-8-1945, ngày 22-8 họ gửi điện văn vào Huế yêu cầu vua Bảo Đại
thoái vị. Ngày 2-9 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập
De Gaulle quyết định tái chiếm Đông dương.
De Gaulle quyết định tái chiếm Đông dương.
Đợt đầu ba trăm tên lính Pháp theo chân
quân Anh giải giới Nhật, tới Tân Sơn Nhất ngày 11-9-1945, sau họ đưa thêm nhiều
quân sang chiếm các tỉnh dưới vĩ tuyến 16. Đầu tháng 3-1946 Tướng Leclerc cho
đổ bộ lên Hải Phòng, Việt Minh mượn tay Pháp để đuổi quân Tầu về nước (1) và
củng cố nội bộ, tiêu diệt các đảng phái quốc gia không CS.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Về phần chiến tranh VN, tôi chỉ nói sơ
lược vì chúng ta đều đã biết về cuộc chiến này
Tối 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội mở đầu cho cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ. Lực lượng chính qui VM yếu hơn địch rút vào hậu phương, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Tối 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội mở đầu cho cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ. Lực lượng chính qui VM yếu hơn địch rút vào hậu phương, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Việt Minh tuy đông nhưng thiếu thốn,
trên vĩ tuyến thứ 16, Pháp chỉ có hơn một sư đoàn nên chỉ đủ lực lượng giữ các
thành phố lớn. Gần cuối 1947 Pháp hành quân lên miền rừng núi Việt Bắc để tiêu
diệt các lực lượng chính qui Việt Minh. Sang năm 1948, Pháp mở rộng vùng chiếm
đóng, năm 1947, 1948, 1949 VM tháo chạy, Pháp truy kích ráo riết để tận diệt
chủ lực địch, họ sẽ đưa thêm quân tới để tiêu diệt nốt đám VM còn lại.
Tháng 10 năm 1949 Mao Trạch Đông chiếm
được phần lớn Hoa Lục, tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Cuối năm 1949 gió đã đổi chiều: Trung Cộng viện trợ, huấn luyện cho VM, giúp
thành lập nhiều sư đoàn chính qui (304 và 308, 312, 316, 320...) những năm 1950
và 1951 Việt Minh ngày càng lớn mạnh, mới đầu kháng chiến là một phong trào yêu
nước, sau thành phong trào Cộng Sản.
Chế độ Thực dân Pháp bắt đầu cáo chung
tại Đông Dương, khi Mỹ bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc năm 1948, 49 họ không ngờ tới
cái hậu quả khốc liệt. Chỉ sáu tháng sau khi chiếm được Hoa lục, Mao yểm trợ
cho Bắc Triều Tiên (Cao Ly) xua quân xâm chiếm miền Nam và cũng giúp Việt Minh
chống Pháp.
Nay người Mỹ mới biết tới sự đe dọa của
Cộng sản, họ vội đưa quân vào bảo vệ Nam Triều Tiên, cuộc chiến khốc liệt giữa
Mỹ và Bắc Tiều Tiên, Trung Cộng diễn ra cho tới tháng 7 năm 1953 mới chấm dứt.
Đại Tướng Henri Navarre, tư lệnh quân
Pháp tại Đông Dương 1953, 54 sau này có nói (2)
“Qua kinh nghiệm đau thương Trung Hoa và
nhất là Triều Tiên, người Mỹ mới nhận ra mối nguy Cộng Sản bành trướng tại Đông
Nam Á, nhưng họ biết trễ mất 5 năm”
(Sous la pression de leurs deboires de Chine et surtout de Coree, les U.S.A avaient realise, avec cinq ans de retard, le danger de l’extension communiste dans le Sud-Est asiatique)
Đầu tháng 10-1950 Việt Minh đánh thắng trận Cao-Bắc-Lạng, chiến thắng đã làm rung động cả nước Pháp, thực dân bị thiệt hại nặng: trên 7,000 người bị giết và mất tích, VM tịch thu được nhiều chiến lợi phẩm.
(Sous la pression de leurs deboires de Chine et surtout de Coree, les U.S.A avaient realise, avec cinq ans de retard, le danger de l’extension communiste dans le Sud-Est asiatique)
Đầu tháng 10-1950 Việt Minh đánh thắng trận Cao-Bắc-Lạng, chiến thắng đã làm rung động cả nước Pháp, thực dân bị thiệt hại nặng: trên 7,000 người bị giết và mất tích, VM tịch thu được nhiều chiến lợi phẩm.
Những năm sau đó 1951, 52, 53... Việt
Minh ngày càng mạnh, kiểm soát đa số đất đai, Pháp chỉ còn giữ được các thành
phố lớn. Ngay từ 1950 Mỹ đã giúp Pháp đánh Việt Minh, những năm 1950, 51, 52 Mỹ
chỉ viện trợ tượng trưng. Tháng 7-1953 khi Triều Tiên đình chiến, Trung Cộng
quay sang giúp Việt Minh nhiều hơn cũng là lúc Mỹ cũng tăng viện trợ cho Pháp.
Năm 1953 họ chi một nửa chiến phí cho Pháp, năm 1954 viện trợ Mỹ lên tới trên
75%. Hoa Kỳ giúp Pháp bảo vệ Đông Dương để ngăn chận Cộng sản bành trướng tại Á
châu,
Pháp và Việt Minh đánh lớn tại Điện Biên Phủ, lòng chảo ngày càng nguy ngập chỉ còn tiếp tế bằng thả dù, Việt Minh đưa gần hết các lực lượng chính qui (khoảng 6 sư đoàn) vào trận đánh. Mỹ chia rẽ và do dự không cứu Pháp bằng oanh tạc và ĐBP thất thủ ngày 7-5-1954. Hơn hai tháng sau Pháp ký với Việt Minh Hiệp định Geneve chia đôi đất nước từ Vĩ tuyến 17 để rút quân bỏ Đông Dương, chính Phủ Quốc Gia và quân Pháp rút vào Nam sau thời hạn 300 ngày.
Pháp và Việt Minh đánh lớn tại Điện Biên Phủ, lòng chảo ngày càng nguy ngập chỉ còn tiếp tế bằng thả dù, Việt Minh đưa gần hết các lực lượng chính qui (khoảng 6 sư đoàn) vào trận đánh. Mỹ chia rẽ và do dự không cứu Pháp bằng oanh tạc và ĐBP thất thủ ngày 7-5-1954. Hơn hai tháng sau Pháp ký với Việt Minh Hiệp định Geneve chia đôi đất nước từ Vĩ tuyến 17 để rút quân bỏ Đông Dương, chính Phủ Quốc Gia và quân Pháp rút vào Nam sau thời hạn 300 ngày.
TT Kennedy
Sau Geneve 1954 vài năm, CS Hà Nội mở
chiến tranh du kích tại miền Nam, dần dần họ đánh lớn cấp tiểu đoàn thời
TT Kennedy 1960-63. Từ 1963, 1964... thời TT Johnson hai bên Mỹ, VNCH và CSBV
đánh lớn cấp trung đoàn. Năm 1969 Nixon đắc cử Tổng thống, Mỹ thương thuyết với
BV tại Paris để rút quân, mang lại hòa bình. Chiến tranh tàn khốc hơn trước
nhưng đánh để chấm dứt chiến tranh,
Năm 1960 Lê Duẩn được Đại hội đảng chính
thức bầu làm Bí thư thứ nhất, thực ra do Hồ Chí Minh cất nhắc, dần dần Duẩn
thâu tóm quyền hành trong tay và phát động cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.
Thời TT Kennedy từ 1961-1963.
Cuối thập niên 50, thời TT Eisenhower
cán bộ CS nằm vùng bắt đầu nổi dậy như ong tại miền Nam, giết hại xã trưởng,
trưởng ấp. Mặt trận giải phóng miền Nam được thành lập tháng 12- 1960.
Năm 1961 chiến tranh lan rộng hơn, Việt Cộng cuối năm 1961 có 25,000 người. TT Kennedy cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, tăng cố vấn huấn luyện lên 3,200 người. Năm 1962 Mỹ vội viện trợ VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113. Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần, quân đội VNCH đã đạt thắng lợi năm 1962 (3)
Năm 1961 chiến tranh lan rộng hơn, Việt Cộng cuối năm 1961 có 25,000 người. TT Kennedy cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, tăng cố vấn huấn luyện lên 3,200 người. Năm 1962 Mỹ vội viện trợ VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113. Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần, quân đội VNCH đã đạt thắng lợi năm 1962 (3)
Năm sau1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị
sa lầy vì vụ Phật giáo, tới cuối năm 1963 thì hoàn toàn sụp đổ.
Kennedy chỉ gửi cố vấn sang huấn luyện
không gửi quân tác chiến (4).
Cuộc chiến này chỉ là du kích cấp đại
đội hoặc tiểu đoàn vì Nga Sô thời Khrushchev chủ trương sống chung hòa bình với
Mỹ, chỉ giúp Hà Nội giới hạn. Cuộc chiến leo thang dần, năm 1961 số cố vấn Mỹ
tăng lên 3,000 người, năm sau 1962 thành 11,000, năm sau 16,000.
Phía CS Hà Nội, từ sau khi Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất 1960, Lê Đức Thọ cánh tay phải của Duẩn bắt đầu cài đặt nhiều tay chân bộ hạ vào guồng máy đảng, củng cố địa vị cho Duẩn để thâu tóm quyền lực tại miền Bắc.
Phía CS Hà Nội, từ sau khi Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất 1960, Lê Đức Thọ cánh tay phải của Duẩn bắt đầu cài đặt nhiều tay chân bộ hạ vào guồng máy đảng, củng cố địa vị cho Duẩn để thâu tóm quyền lực tại miền Bắc.
Sang
thời TT Johnson từ 1964 tới 1968.
Tại
Nga Sô, Khrushvhev bị lật đổ năm 1964, Brehznev lên thay giúp Hà Nội dồi dào
hơn, tại miền Nam TT Ngô Đình Diệm bị đảo chánh tháng 11-1963, ba tuần sau TT
Kennedy bị ám sát, Phó TT Johnson lên thay. Các nhà sử gia Bernard Fall, Logevall, Ted Morgan... đã nhận
định Mỹ tránh can thiệp oanh tạc Điện Biên Phủ năm 1954 để rồi mười năm sau
phải đương đầu với cuộc chiến lớn 1964, 65... Năm 1954, TNS Johnson đóng vai
chính trong việc ngăn cản Eisenhower cứu nguy ĐBP và bây giờ năm 1964, một sự
tình cờ của lịch sử ông trở thành Tổng Thống lại gánh chịu hậu quả sự sai lầm
của chính mình mười năm trước đây.
Hoa Kỳ vội đưa quân vào cứu miền Nam vì
theo họ mất Đông Dương, toàn vùng Đông Nam Á sẽ sụp đổ y như ván bài Domino.
Năm 1965 TT Johnson đưa 184,000 quân vào miền nam VN, cho đến năm 1968 con số
này lên tới 530,000 người (5). Sau này Bộ trưởng quốc phòng McNamara, Tướng
Westmoreland, Tướng Ngô Quang Trưởng ... nói nếu Mỹ không đổ quân vào
miền Nam giữa năm 1965 có thể mất trong sáu tháng.
Mục tiêu chính của Johnson là giúp VNCH
đánh bại VC và CSBV, buộc Hà Nội phải rút hết lực lượng, ngăn chận Trung Cộng
bành trướng. Chiến lược của ông và McNamara gọi là chiến tranh giới hạn
(limited war), trong Nam cho bộ binh lùng và diệt địch (search and destroy),
cho không lực oanh tạc miền Bắc, các tuyến đường xâm nhập. Chủ trương của
Johnson-McNamara chỉ là đánh cho nó sợ phải thương thuyết rút về Bắc.
Phong trào phản chiến ngày càng lên cao
khi số lính Mỹ thiệt mạng gia tăng, năm 1965 có 1,928 lính Mỹ tử trận, năm 1968
đã tăng lên 16,899 người, gần 9 lần, đáng lẽ phải thực hiện Việt Nam hóa chiến
tranh sớm từ 1965, 66. Trong khi phản chiến ngày càng mạnh chính phủ
Johnson lại áp dụng chiến tranh giới hạn (limited war) chậm như rùa. TT lại
trao quyền hành cho Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, một người dân sự, không có
kinh nghiệm về quân sự bị các Tướng lãnh chống đối. Mặc dù giết được nhiều Việt
Cộng tính tới 1968 có khoảng trên 200,000 người thiệt mạng nhưng địch vẫn gia
tăng xâm nhập.
Năm 1968 Lê Duẫn đốt giai đoạn, cho mở
trận Tổng công kích Tết Mậu thân trên toàn cõi VNCH, 84,000 cán binh được dưa
vào cuộc thí quân kinh hoàng. Riêng trận này, Lê Duẩn đã mất gần 70 ngàn quân,
trong đó hơn 58 ngàn người bị giết, 9,460 tên bị bắt làm tù binh,16 ngàn chạy
thoát chưa tới 20%. Số tổn thất của Cộng quân gấp mười lần phía VNCH, mặc dù Mỹ
và VNCH đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến khi phản chiến lên cao
hơn bao giờ hết. Người dân Mỹ quá chán nản, biểu tình dữ dội đòi chính phủ phải
rút khỏi Đông Dương ngay. Trận Mậu thân coi như mở đầu cho sự kết thúc.
Nay miền Bắc sống dưới sự cai trị theo
kiểu Staline khi Lê Duẩn đã nắm được quyền lực tối cao trong đảng. Từ 1967 tới
1973 Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn đã cho bắt giam không xét xử tổng cộng 300 đảng
viên vì tội theo chủ nghĩa xét lại, chống đảng, trong đó có 30 người là đảng
viên cao cấp. (6).
Cuộc chiến này thực ra là cuộc chiến của
Lê Duẩn.
Sang thời TT Nixon từ 1969-1974
Nixon đắc cử Tổng thống tháng 11-1968,
vào Tòa Bạch Ốc đầu năm 1969 để giải quyết cuộc chiến sa lầy do
Johnson-McNamara để lại, khi ấy trên 500 ngàn quân Mỹ còn đóng tại miền Nam. Tác
giả Mỹ Donelson Moss gọi cuộc chiến thời Nixon là A War To End A War, Cuộc
Chiến Để Chấm Dứt Chiến Tranh (7)
Năm
1969, 1970 biểu tình chống chiến tranh sang giai đoạn bạo động, chết người.
Nixon cứng rắn hơn chính phủ trước, ông thực hiện Việt Nam hóa
chiến tranh, giúp VNCH tăng quân số và viện trợ quân sự.
Ông
cũng giúp VNCH hành quân sang Miên bắt đầu từ 29-4-1970 tới 22-7-1970 ,
giết hàng chục ngàn tên địch, tịch thu trên 20 ngàn vũ khí, phá hủy nhiều cơ sở
quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam . Năm sau ông giúp miền Nam hành quân sang
Lào (Lam Sơn) bắt đầu ngày 8-2-1971, giữa tháng 3 ông Thiệu cho rút quân bị
địch truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1972 cuộc hành quân coi như chấm
dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày. Mặc dù VNCH phải tháo chạy nhưng CSBV chịu
tổn thất nặng, hơn 10,000 người bị giết, cơ sở hậu cần bị phá hủy.
Lê Duẩn vẫn tiếp tục đẩy hàng trăm ngàn
thanh niên vào cuộc chiến qui mô lớn. BV chấp nhận tổn thất 10 hoặc trên 15 cán
binh để giết một lính Mỹ đẩy mạnh phong trào phản chiến. Cuối tháng 3 năm 1972
khi TT Nixon sang thăm Bắc Kinh về, quân Mỹ đã hồi hương gần hết. Lê Duẩn mở
trận Tổng tấn công lớn qui mô nhất từ trước tới nay, đưa 14 sư đoàn chính qui
và 26 trung đoàn độc lập, khoảng 500 xe tăng và pháo binh vào miền Nam đánh
theo qui ước. CSBV nghĩ là sẽ đè bẹp quân đội VNCH bằng một lực lượng thật hùng
hậu, dù miền Nam được Mỹ yểm trợ không quân cũng không cứu vãn được. TT Nixon
đáp trả mãnh liệt bằng một lực lượng chưa từng thấy trong chiến tranh Đông
Dương: 4 Hàng không mẫu hạm, 409 máy bay chiến thuật F-4, F-5, 171 pháo đài bay
B-52, một Tuần dương hạm lớn, bốn Tuần dương hạm nhỏ, 44 Khu trục hạm.. . đã
được đưa tới ngoài khơi VN hỗ trợ cuộc chiến.
Nixon mở chiến dịch Linebacker yểm trợ
quân đội VNCH tại Quảng trị, Kontum, An Lộc bằng pháo đài bay B-52, đồng thời
ông cho phong tỏa cảng Hải phòng để ngăn chận tiếp liệu. Cuộc tấn công vũ bão
của BV phần bị không quân Mỹ oanh tạc, phần bị quân đội VNCH phản công dữ dội,
tính tới tháng 10-1972 có khoảng từ 80 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh bị giết
(8)
VNCH có khoảng từ 25 tới 30 ngàn người
thiệt mạng.
Ngày 11 tháng 10-1972, BV nhượng bộ tại
bàn Hội nghị Paris phần vì thảm bại trên chiến trường và sợ Nixon tái đắc cử
ông sẽ mạnh tay hơn, họ không đòi TT Thiệu từ chức, không đòi Liên hiệp, hai
bên dự trù ký kết cuối tháng 10. Ông Thiệu phản đối ký kết vì Hà Nội không chịu
rút quân về Bắc, Hiệp định bất thành. Hòa đàm Ba Lê ngày càng khó khăn trở
ngại, tháng 12 đại diện BV phá hòa đàm hy vọng Quốc hội mới nhóm họp ngày
3-1-1973 sẽ ra Luật Chấm dứt chiến tranh. TT Nixon giận dữ cho B-52 oanh tạc Hà
Nội, Hải phòng dữ dội mười một ngày đêm cuối năm 1972 khiến BV phải trở lại bàn
Hội nghị.
TT Nguyễn Văn Thiệu
Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973 nhưng
BV không giữ cam kết, họ vi phạm ngay sau đó. Quốc hội đa số Dân Chủ phản chiến
ra luật trói tay Tổng thống giữa tháng 8-1973, cắt hết ngân khoản của Hành pháp
xử dụng tại Đông Dương, cuối năm họ cắt giảm quân viện cho VNCH từ hơn hai tỷ
năm 1973 xuống còn một tỷ mốt năm 1974 và 700 triệu năm 1975.
TT Nixon mang lại hòa bình năm 1973, nhưng chẳng được bao lâu, hai năm sau BV được CS Nga, Trung Cộng viện trợ tối đa tấn công miền Nam đang kiệt quệ vì bị Quốc Hội (Dân Chủ) Mỹ cắt nguồn tiếp liệu và sụp đổ cuối tháng tư năm 1975.
TT Nixon mang lại hòa bình năm 1973, nhưng chẳng được bao lâu, hai năm sau BV được CS Nga, Trung Cộng viện trợ tối đa tấn công miền Nam đang kiệt quệ vì bị Quốc Hội (Dân Chủ) Mỹ cắt nguồn tiếp liệu và sụp đổ cuối tháng tư năm 1975.
Tại miền Bắc Lê Duẩn và phe chủ chiến
ngày càng nắm nhiều quyền lực, phe chủ hòa Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và cả
ông Hồ bị cô lập dần. Từ 1965 trở đi, Hồ Chí Minh đau ốm hay sang Tầu chữa
bệnh, Lê Duẩn nắm gần như trọn quyền hành trong tay, tha hồ làm trời làm đất, y
bắt đầu đưa nhiều trung đoàn chính qui vào Nam đánh lớn, leo thang chiến tranh.
Cuộc chiến VN không phải chỉ kết thúc vào tháng 4-1975 mà còn kéo dài cho tới năm 1987, 88 khi Lê Duẩn chết vào năm 1986, đây là cuộc chiến giữa các nước CS. Sau 1975 vài năm, CSBV lại gây ra cuộc chiến tranh biên giới với CS Miên và với CS Tầu năm 1979 và chấm dứt khoảng 10 năm sau đó. Từ ngày Lê Duẩn nắm quyền 1960 cho đến khi y nằm xuống 1986 tổng cộng VN phải chịu đựng một phần tư thế kỷ tang thương đau khổ.
Cuộc chiến VN không phải chỉ kết thúc vào tháng 4-1975 mà còn kéo dài cho tới năm 1987, 88 khi Lê Duẩn chết vào năm 1986, đây là cuộc chiến giữa các nước CS. Sau 1975 vài năm, CSBV lại gây ra cuộc chiến tranh biên giới với CS Miên và với CS Tầu năm 1979 và chấm dứt khoảng 10 năm sau đó. Từ ngày Lê Duẩn nắm quyền 1960 cho đến khi y nằm xuống 1986 tổng cộng VN phải chịu đựng một phần tư thế kỷ tang thương đau khổ.
Chiến tranh Triều Tiên
Trong phần này tôi tổng hợp các thông
tin, tài liệu trên internet về cuộc chiến như Korean War Wikipedia, Korean
Conflict Wikipedia, Korean War trang Fandom (Military) ......
Hồi xưa ta thường gọi là Chiến tranh Cao Ly kéo dài từ giữa năm 1950 tới cuối tháng 7-1953. Ngày 25-6-1950 Bắc Triều Tiên xuất quân đánh Nam Triều Tiên, mặc dù dân số miền Bắc Cao Ly (10 triệu) chỉ bằng một nửa miền Nam Cao Ly (Total Population by Country 1950, 2000, 2015) nhưng họ chuẩn bị trước, được Nga-Trung Cộng giúp đỡ, viện trợ vũ khí. Mỹ nhân danh Liên Hiệp Quốc vào giúp Nam Hàn, sau này Trung Cộng cũng đưa đại binh vào khiến cuộc chiến ngày càng mở rộng hơn. Ngày 27-7-1953 hai bên đã thỏa thuận ngưng bắn.
Tháng 6-1950 Bắc Triều Tiên đưa 135,400 quân cùng 150 xe tăng, gần 200 máy bay vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên, mặc dù tiếp liệu của họ thô sơ, bắt dân thồ, mang bằng tay... nhưng vì đánh bất ngờ nên thành công, Nam Triều Tiên yếu, thua chạy. Ngày 28-6, Bắc quân chiếm Hán Thành (Seoul) và hy vọng Nam Hàn sẽ đầu hàng. Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo miền Bắc hy vọng người dân quê trong Nam sẽ nổi dậy theo Bắc Hàn nhưng hoàn toàn sai, ông ta không muốn kéo dài vì sợ Mỹ can thiệp nên họ không chuẩn bị lực lượng phòng không để chuẩn bị chống Mỹ
Hồi xưa ta thường gọi là Chiến tranh Cao Ly kéo dài từ giữa năm 1950 tới cuối tháng 7-1953. Ngày 25-6-1950 Bắc Triều Tiên xuất quân đánh Nam Triều Tiên, mặc dù dân số miền Bắc Cao Ly (10 triệu) chỉ bằng một nửa miền Nam Cao Ly (Total Population by Country 1950, 2000, 2015) nhưng họ chuẩn bị trước, được Nga-Trung Cộng giúp đỡ, viện trợ vũ khí. Mỹ nhân danh Liên Hiệp Quốc vào giúp Nam Hàn, sau này Trung Cộng cũng đưa đại binh vào khiến cuộc chiến ngày càng mở rộng hơn. Ngày 27-7-1953 hai bên đã thỏa thuận ngưng bắn.
Tháng 6-1950 Bắc Triều Tiên đưa 135,400 quân cùng 150 xe tăng, gần 200 máy bay vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên, mặc dù tiếp liệu của họ thô sơ, bắt dân thồ, mang bằng tay... nhưng vì đánh bất ngờ nên thành công, Nam Triều Tiên yếu, thua chạy. Ngày 28-6, Bắc quân chiếm Hán Thành (Seoul) và hy vọng Nam Hàn sẽ đầu hàng. Kim Nhật Thành, nhà lãnh đạo miền Bắc hy vọng người dân quê trong Nam sẽ nổi dậy theo Bắc Hàn nhưng hoàn toàn sai, ông ta không muốn kéo dài vì sợ Mỹ can thiệp nên họ không chuẩn bị lực lượng phòng không để chuẩn bị chống Mỹ
Mỹ và Tây phương rất bất ngờ trước cuộc
tấn công, TT Truman cho là Thế Chiến thứ Ba bắt đầu. Nam Hàn có 65,000 người
thiếu thiết giáp, pháo binh, lúc này không có quân tác chiến tại đây khi bị Bắc
Hàn tấn công, lực lượng Mỹ khi ấy còn đóng tại Nhật dưới quyền Tướng McArthur.
Trong lực lượng Liên hiệp quốc tại đây chỉ có Anh là đóng góp nhiều quân
Khi nghe tin Bắc Hàn tấn công, TT Truman lệnh cho Tướng McArthur chở súng đạn giúp Nam Hàn, xử dụng không quân bảo vệ người Mỹ rút chạy. Ông không nghe cố vần đề nghị oanh tạc Bắc Hàn, ra lệnh cho Hạm đội Bẩy bảo vệ Đài Loan chấm dứt chính sách bỏ mặc lực lượng Tưởng Giới Thạch. Các nước Tây phương đồng ý với Mỹ gửi quân, tháng 8 quân Nam Hàn và Mỹ bị dồn vào một vùng nhỏ hẹp thuộc tỉnh Pusan.
Khi nghe tin Bắc Hàn tấn công, TT Truman lệnh cho Tướng McArthur chở súng đạn giúp Nam Hàn, xử dụng không quân bảo vệ người Mỹ rút chạy. Ông không nghe cố vần đề nghị oanh tạc Bắc Hàn, ra lệnh cho Hạm đội Bẩy bảo vệ Đài Loan chấm dứt chính sách bỏ mặc lực lượng Tưởng Giới Thạch. Các nước Tây phương đồng ý với Mỹ gửi quân, tháng 8 quân Nam Hàn và Mỹ bị dồn vào một vùng nhỏ hẹp thuộc tỉnh Pusan.
TT Truman gửi lực lượng, Mỹ không đáp
trả ngay nhưng họ có lực lượng trừ bị giầu kinh nghiệm chiến đấu. Truman ra
lệnh cho Hải, Không quân Mỹ đánh vượt qua vĩ tuyến 38 nhưng không vào địa phận
của Nga, Tầu.
Mỹ rút một số quân đóng ở Nhật dưới
quyền chỉ huy của Tướng McArthur, Liên Hiệp Quốc hành động ngay, kêu gọi Bắc
Hàn rút quân, kêu gọi các nước hội viên dưới quyền Mỹ, Anh-Úc-Tây phương...gửi
quân yểm trợ. Tháng 8-1950 quân Nam Hàn và Mỹ mới đến tiếp cứu rút về một góc
tại bán đảo quanh tỉnh Pusan. Bắc Hàn không chiếm được Pusan sẽ đưa tới thảm
bại cho cuộc xâm lăng của họ. Không quân Mỹ oanh kích mỗi ngày 40 phi vụ yểm
trợ bộ binh, chống thiết giáp. Oanh tạc cơ chiến lược B-29 từ căn cứ bên Nhật
sang yểm trợ, trong một ngày đã phá hủy hầu hết đường xe lửa, giao thông, phá
32 cây cầu, oanh tạc kho hàng tại Bắc Hàn, hải cảng, nhà máy lọc dầu. Không
quân của hạm đội yểm trợ đánh phá giao thông.
Bắc Hàn gặp khó khăn tiếp liệu về thực phẩm, đạn dược. Họ mất một nửa lực lượng xâm lược. Từ căn cứ bên Nhật, Mỹ tiếp tục chuyển quân vũ khí vào Pusan, cuối tháng 8 Mỹ có hơn 500 xe tăng tại vùng này, vào thượng tuần tháng 9, quân đội Liên Hiệp Quốc và Nam Hàn đông và mạnh hơn Bắc Hàn nhiều theo tỷ lệ 180 ngàn so với 100 ngàn.
Bắc Hàn gặp khó khăn tiếp liệu về thực phẩm, đạn dược. Họ mất một nửa lực lượng xâm lược. Từ căn cứ bên Nhật, Mỹ tiếp tục chuyển quân vũ khí vào Pusan, cuối tháng 8 Mỹ có hơn 500 xe tăng tại vùng này, vào thượng tuần tháng 9, quân đội Liên Hiệp Quốc và Nam Hàn đông và mạnh hơn Bắc Hàn nhiều theo tỷ lệ 180 ngàn so với 100 ngàn.
Bắt đầu phản công
Mỹ đổ bộ tại Inchon và tiến về Bắc, lực
lượng gồm Quân đoàn 10 với 70 ngàn người có sự yểm trợ của 8,600 quân Nam Hàn.
Tướng McArthur chiếm lại Seoul nhanh chóng. Quân Bắc Hàn bị chia cắt vội rút về
Bắc, họ để lại từ 25 tới 30 ngàn quân để cầm cự. Quân Liên Hiệp Quốc truy đuổi
quân Bắc Hàn qua vĩ tuyến 38. Mỹ thừa thế tiến lên để chiếm luôn Bắc Hàn, Trung
Cộng lo ngại Mỹ sẽ tiến vượt qua sống Áp Lục, biên giới Hoa -Triều
Trung Cộng sợ Mỹ làm tới, TT Truman tới
đảo Wake Island (tại Thái Bình Dương) để họp với Tướng McArthur ngày
15-10-1950. Truman thấy dấu hiệu nguy hiểm, ông ước lượng Trung Cộng có 300
ngàn quân ở gần Mãn Châu, khoảng từ 100 tới 125 ngàn dọc theo sông Áp Lục, chỉ
có một nửa sẽ được đưa qua sông. Họ không có máy bay, nếu tiến về Bình Nhưỡng
sẽ bị tiêu diệt tàn sát hết, McArthur cho là Trung Cộng sẽ không dám giúp Bắc
Hàn vì sợ bị thiệt hại nặng.
Quân Liên Hiệp Quốc ở miền Bắc Triều
Tiên để lập phòng tuyến quanh nơi nhiều người di tản từ tháng 12-1950. Tổng
cộng có 193 chuyến tầu chở quân lính, vật liệu di tản khỏi cảng Hungnam, khoảng
105 ngàn lính, 98 ngàn thường dân 17, 500 xe cộ, 350 ngàn tấn vật liệu được chở
tới Pusan trong trật tự. Ngày 4-1-1951 quân Trung Cộng và Bắc Hàn lại chiếm
Seoul, cả Lộ quân 8 và Quân đoàn 4 (Mỹ) phải rút, Tướng Walker chết vì tai nạn,
Tướng Ridway lên thay và nâng cao tinh thần chiến đấu của Lộ quân 8. Tình thế
nghiêm trọng, McArthur dự tính xử dụng bom nguyên tử đối với Trung Cộng khiến
các nước đồng minh lo âu.
Trung Cộng không thể tiến xa hơn Seoul vì thiếu xe tiếp liệu chuyên chở, không có xe vận tải. Ngày 16-3-1953, Lộ quân 8 chiếm lại Seoul lần thứ 4 trong một năm, thành phố này hầu như tan nát không còn gì, dân chúng từ một triệu tụt xuống còn 200 ngàn. Tướng McArthur bị TT Truman cách chức ngày 14-5-1951 vì hạnh kiểm không tốt như: Họp với Tưởng giới Thạch, báo cáo láo với TT Truman về quân Trung Cộng gần biên giới Triều tiên, thô lỗ với Tổng Thống và công khai đòi mở rộng chiến tranh và xử dụng bom nguyên tử. Ridway thay thế McArthur, tập hợp quân sĩ để phản công. Quân đội Liên Hiệp Quốc tiến vài dặm về phía bắc vĩ tuyến thứ 38. Sử gia Bevin Alexander nói về chiến thuật Trung Cộng trong How Wars are Won.
“Trung Cộng không có máy bay, chỉ có súng cá nhân, lựu đạn, súng cối đối đầu với Mỹ có hỏa lực mạnh, họ dùng chiến thuật đã dùng trong cuộc chiền 1946-49, họ đánh ban đêm và nhằm vào những đơn vị nhỏ như trung đội với số đông, xâm nhập và chia cắt các đơn vị từ 50 tới 200 người, họ tấn công mọi phía, tiêu diệt địch hoặc buộc địch phải rút...
Trung Cộng không thể tiến xa hơn Seoul vì thiếu xe tiếp liệu chuyên chở, không có xe vận tải. Ngày 16-3-1953, Lộ quân 8 chiếm lại Seoul lần thứ 4 trong một năm, thành phố này hầu như tan nát không còn gì, dân chúng từ một triệu tụt xuống còn 200 ngàn. Tướng McArthur bị TT Truman cách chức ngày 14-5-1951 vì hạnh kiểm không tốt như: Họp với Tưởng giới Thạch, báo cáo láo với TT Truman về quân Trung Cộng gần biên giới Triều tiên, thô lỗ với Tổng Thống và công khai đòi mở rộng chiến tranh và xử dụng bom nguyên tử. Ridway thay thế McArthur, tập hợp quân sĩ để phản công. Quân đội Liên Hiệp Quốc tiến vài dặm về phía bắc vĩ tuyến thứ 38. Sử gia Bevin Alexander nói về chiến thuật Trung Cộng trong How Wars are Won.
“Trung Cộng không có máy bay, chỉ có súng cá nhân, lựu đạn, súng cối đối đầu với Mỹ có hỏa lực mạnh, họ dùng chiến thuật đã dùng trong cuộc chiền 1946-49, họ đánh ban đêm và nhằm vào những đơn vị nhỏ như trung đội với số đông, xâm nhập và chia cắt các đơn vị từ 50 tới 200 người, họ tấn công mọi phía, tiêu diệt địch hoặc buộc địch phải rút...
Bế tắc (tháng 7-1951)
Khi
cuộc chiến mới bắt đầu hai bên càn qua, quét lại các phần đất, nay mặt trận đã
được định vị trí, hai bên đã bắt đầu thương thuyết, bắt đầu tại Kaesong ngày
10-7-1951, cả hai phía đều vừa đánh vừa đàm. Nam Hàn và Đồng Minh có mục đich
chiếm lại tất cả những phần đất trước khi ký Hiệp ước để khỏi bị mất đất. Vấn
đề chính là hồi hương các tù binh (repatriation) vì có rất nhiều tù binh không
muốn về đất Bắc Hàn hay Trung Cộng, hai phía vẫn đánh nhau cho tới khi phía CS
phải chấp nhận khoản này (tù binh CS ở lại).
Tháng
10-1951, mấy chiếc B-29 từ Nhật ném bom nguyên tử giả xuống Bắc Hàn để thử
nghiệm. Thử nghiệm cho thấy xử dụng bom Nguyên tử không hiệu quả vì tìm được
chỗ địch tập trung đông đảo rất hiếm.
Ngày 29-11-1952 TT
Eisenhower mới đắc cử hứa sẽ đem lại hòa bình, ông đi Triều Tiên tìm giải pháp.
Liên Hiệp Quốc chấp nhận đề nghị của Ấn Độ hai bên đình chiến, ngưng bắn được
thực hiện ngày 27-7-1953 tại vùng giới tuyến gần Vĩ tuyến thứ 38 và một vùng
phi quân sự Demilitarized zone (DMZ) được thiết lập quanh vĩ tuyến cho tời nay
vẫn được giữ nguyên. Bên kia là quân Bắc Hàn, bên nay là quân Nam Hàn và Mỹ.
Địa điểm hai bên đàm phán hoà bình là tỉnh Kaesong, kinh đô xưa của Triều Tiên.
Trước cuộc chiến nó thuộc Nam Hàn, nay là một tỉnh của Bắc Hàn cách làng Bàn
Môn Điếm 10 km
Cho
tới nay không có Hiệp định nào được ký kết.
Nhận
xét
Chiến
tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên diễn ra gần như đồng thời đầu thập
niên 50 khi Nga có bom nguyên tử tháng 8-1949 nhờ đánh cắp tài liệu Mỹ. Chỉ một
năm sau, Staline không còn e dè sợ Mỹ, ông ta cho tay sai là Trung Cộng gây
rối, công khai chống Mỹ tại Đông Dương và bán đảo Triều Tiên.
Cuộc
chiến Việt Nam mở đầu sớm hơn từ 1946, khi ấy Trung Cộng chưa chiếm được Hoa
Lục, Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo tổ chức tạm bợ, về vũ khí một số do Mỹ
cho từ 1944, 45 để chống Nhật, một số lấy được của Nhật, hoặc mua của quân Tầu
Quốc Dân Đảng (đến giải giới quân Nhật), nói chung thiếu thốn. Những năm 1948,
49 họ bị thực dân Pháp truy đuổi tiêu diệt phải trốn chui trốn nhủi tại hậu
phương. Cuối 1949, gió đã đổi chiều, Mao thắng Tưởng sau khi nhuộm đỏ nước Tầu,
Mao giúp họ Hồ thành lập nhiều sư đoàn chính qui, cung cấp vũ khí, huấn luyện..
.chỉ một năm sau Việt Minh đủ khả năng công khai đương đầu với thực dân Pháp.
Từ
1950 Mỹ bắt đầu giúp thực dân chống CS nhưng tới 1953, 1954 mới thực sự giúp
Pháp nhiều hơn, năm 1953 Mỹ chi 50% chiến phí Đông Dương và năm sau 1954 Mỹ chi
gần hết tới 78% (9). Tháng 7-1953 Triều Tiên đình chiến, Trung Cộng ồ ạt giúp
Việt Minh là lúc Mỹ cũng tăng cường giúp Pháp tại Đông Dương.
Chiến
tranh Việt Nam kéo dài từ 1946 cho tới 1975 tính ra được ba thập niên mà một ký
giả Pháp từ năm 1966 đã nói đây là cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ, La
guerre la plus longue du siecle. Nó dài gấp mười lần cuộc chiến Triều Tiên, tối
tân gấp hơn mười lần, từ thập niên 60 trở đi người Mỹ đã xử dụng pháo đài bay
B-52 trong khi tại Triều Tiên họ còn xử dụng oanh tạc cơ B-29 và xài vũ khí từ
Thế Chiến Thứ Hai để lại.
Chiến
tranh Việt Nam lớn và tàn phá hai miền lâu dài và nhiều hơn Triều tiên, số bom
đạn được ném tại Việt Nam và Đông Dương từ thập niên 60 nhiều hơn số bom ném
tại Âu Châu thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trận oanh tạc Linebacker trong trận Quảng
trị từ tháng 5 tới tháng 9-1972 và trận oanh tạc Linebacker II cuối năm 1972
tại Hà Nội, Hải Phòng đã xử dụng mỗi trận khoảng 200 B-52, tức một nửa số B-52
của Mỹ. Riêng trận oanh tạc cuối năm 1972 tại Bắc Việt trong 11 ngày đêm được
coi là lớn nhất thế giới kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai
Trong trận tấn công mùa hè đỏ lửa 1972, tháng 6 Hải Quân Mỹ đã đưa tới 38 Khu trục hạm và 3 Tuần dương hạm. Khi VNCH bắt đầu phản công, số chiến hạm ứng chiến từ 8 lên tới 41 chiếc mỗi ngày, bắn từ 1,000 đến 7,000 quả đạn mỗi ngày. Hoả lực VNCH và Hoa kỳ rất đầy đủ suốt thời gian VC tấn công.
Trong trận tấn công mùa hè đỏ lửa 1972, tháng 6 Hải Quân Mỹ đã đưa tới 38 Khu trục hạm và 3 Tuần dương hạm. Khi VNCH bắt đầu phản công, số chiến hạm ứng chiến từ 8 lên tới 41 chiếc mỗi ngày, bắn từ 1,000 đến 7,000 quả đạn mỗi ngày. Hoả lực VNCH và Hoa kỳ rất đầy đủ suốt thời gian VC tấn công.
CSBV
đưa vào trận đánh này 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, chưa kể quân bổ sung
và 250-300 xe tăng (10).
Trận
tấn công bao vây Sài Gòn tháng 4-1975, CSBV đã đưa vào đây khoảng 15 sư đoàn
(tương đương 5 quân đoàn) cộng với trên 10 trung đoàn độc lập, toàn bộ lực lượng
tương đương 20 sư đoàn.
Tháng
6-1950 khi Bắc Triều Tiên tấn công Nam Hàn chỉ có 135,400 quân cùng 150 xe
tăng, gần 200 máy bay vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên, tiếp liệu của
họ thô sơ, bắt dân thồ, mang bằng tay... Nam Triều Tiên yếu, bị đánh bất ngờ
thua chạy.
Trong khi ấy chiến tranh Đông Dương 1946-54,
Việt Minh cũng tiếp liệu bằng tay, thồ.. cuộc chiến từ thập niên 60 trở đi CSVN
tiếp liệu bằng hệ thống xe vận tải, năm 1975 họ đã xử dụng tới 16 ngàn xe
vận tải chở vũ khí đạn dược, quân nhu vào Nam
Lực
lượng toàn bộ cuộc chiến Triều Tiên gồm phía Nam Hàn, Liên Hiệp Quốc và phía
Cộng Sản. Nam Hàn tổng cộng hơn 600 ngàn quân, Mỹ 326 ngàn, Anh 14 ngàn
...Trung Cộng 1 triệu 350 ngàn, Bắc Hàn 266 ngàn. Trung Cộng có hơn nửa triệu
bị giết, 145 ngàn mất tích, Bắc Hàn có một triệu rưỡi tử thương, khoảng 2 triệu
rưỡi thường dân bị giết. Phía Nam Hàn khoảng gần một triệu tử thương, 373 ngàn
bị giết, 229 ngàn bị thương, 387 ngàn mất tích. Mỹ 36,914 chết theo How Many
Americans Died In Korea ?
Bản
tin CBS news cho biết con số của Ngũ Giác Đài (United
States military
casualties of war Wikipedia) tại Triều Tiên 1950-1953, Mỹ có tới 36, 516
lính tử trận. Cưộc chiến Việt Nam lần thứ nhất
1946-1954 gồm quân Liên Hiệp Pháp 190 ngàn, phụ lực quân VN 55 ngàn, quân đội
QGVN 150 ngàn, tổng cộng 400 ngàn. Phía Việt Minh có 125 ngàn chính qui, 75
ngàn địa phương quân, 250 ngàn du kích, Tổng cộng 450 ngàn người Thiệt hại phía Liên Hiệp Pháp hơn 75 ngàn người bị
giết, 40 ngàn bị bắt làm tù binh Quân đội QGVN có 419 ngàn tử thương, Tổng cộng
có 560 ngàn tử thương, bị bắt. Phía Việt Minh 300 ngàn chết, nửa triệu bị
thương, 100 bị bắt làm tù binh, tổng cộng 900 ngàn tử thương, bị cầm tù, 150
ngàn thường dân bị giết.
Cuộc
chiến VN lần thứ hai lớn và tối tân, tàn phá hơn nhiều, phía Mỹ lúc cao
điểm cuối 1968 có hơn nửa triệu quân, một triệu quân VNCH kể cả địa phương
quân, cảnh sát, Chủ lực quân khoảng 250 ngàn. Phía CSVN khoảng 700 ngàn kể cả
quân BV và Việt Cộng.
Tổn
thất phía Mỹ trên 58 ngàn người, phía VNCH được ước lượng từ 200 tới 240
ngàn, phía CSBV và VC được Ngũ Giác Đài ước lượng trên một triệu. Hai mươi năm
sau ngày chiến thắng 30-4-1975 ,
CSVN đã công nhận có hàng triệu chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến, trong đó
nhiều người chết vì bệnh tật, thiếu chăm sóc y tế, thuốc men.
Từ
1965 cho tới 1972, cuộc chiến thật khốc liệt khi CSBV đưa nhiều sư đoàn chính
quí vào Nam và khi Mỹ mở những trận oanh tạc B-52 long trời lở đất.
Nhiều
người cho rằng sở dĩ chiến tranh VN kéo dài mấy chục năm (1955-1975) so với
cuộc chiến Triều Tiên chỉ có mấy năm (1950-1953) vì Cộng quân xâm nhập đường
biên giới Lào Việt. Trong khi ấy Bắc Triều Tiên bị biển bao bọc nên họ không
thể xâm nhập miền Nam
được. Người ta cũng cho rằng sở dĩ Mỹ bỏ VNCH vì tình trạng tham nhũng tồi tệ
so với Nam Hàn.
Sự
thực không phải như vậy, cuộc chiến Việt Nam kéo dài, tàn khốc nhất là từ đầu
và giữa thập niên 60 vì chính quyền miền Bắc đã lọt vào tay phe diều hâu, khát
máu và hiếu chiến. Năm 1956, Trường Chinh bị ép từ chức Tổng Bí Thư vì vụ cải
cách ruộng đất. Hồ Chí Minh Chủ Tịch đảng, Chủ Tịch nhà nước nay kiêm luôn Tổng
Bí Thư nên ông cho gọi Lê Duẩn ra Hà Nội gấp để thay thế Trường Chinh lo việc
đảng. Hồ Chí Minh sở dĩ chọn Lê Duẩn vì tin tưởng Duẩn sẽ trung thành với ông
hơn nhưng theo nhận xét của nhà báo Trần Khải Thanh Thủy (11), họ Hồ không ngờ
năm 1963 ông lại bị hai đệ tử Lê Duẩn và Lê Đức Thọ loại bỏ, đá văng ông già,
sau đó vai trò của ông chỉ là để ngồi chơi xơi nước. Sau năm 1954, Lê Duẩn từ
một đảng viên vô danh hạng thấp đã dần dần leo lên bậc thang cao nhất của quyền
lực tại miền Bắc nhờ xảo quyệt và may mắn và nhờ thời cơ mang lại
Duẩn
nhờ gian trá và nhờ phụ tá đắc lực LĐThọ (Trưởng ban tổ chức đảng) cài đặt dần
tay chân bộ hạ của phe chủ chiến rồi từ từ bắt giam phe chủ hòa. Tình hình CS
quốc tế thay đổi, Thủ tướng Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev lên thay chấm dứt
chính sách hòa hoãn của Khrushchev khiến Duẩn thêm nhiều thuận lợi.
Từ
1965, 66, 67...họ Hồ đau yếu hay thường sang Tầu dưỡng bệnh khiến tập đoàn Lê
Duẩn tha hồ mà chọc trời quấy nước. Theo nhận định các nhà học giả Mỹ, tại miền
Bắc Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã
hội tại miền Bắc trước đã, vả lại chính Giáp chủ trương không gây chiến với Mỹ
e ngại đất nước sẽ tan nát vì sức mạnh của Đế quốc. Với nhiều hiểu biết và kinh
nhiệm quân sự, Tướng Giáp biết trước sự tàn phá của chiến tranh nếu đương đầu
với Mỹ. Phía CSVN cũng nhìn nhận Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh
theo chủ trương sống chung hòa bình với Mỹ (12)
Phe chủ chiến của Duẩn, Thọ năm 1967 đã cho bắt giam nhiều đảng viên trong "Vụ án tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”. Vụ án chính trị do Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn (Bộ trưởng Công An) bắt giam các đảng viên vì tội theo Chủ nghĩa xét lại chủ trương sống chung hòa bình với Đế quốc. Vụ án thể hiện tranh chấp quyền lực giữa phe chủ chiến và chủ hòa. Bài (Bách Khoa Toàn Thư) cho biết một phe là Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, phe kia là Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.
Tổng cộng có 300 đảng viên bị bắt, trong đó có 30 nhân vật cao cấp, có người cho mục đích để hạ uy tín Tướng Giáp.
Phe chủ chiến của Duẩn, Thọ năm 1967 đã cho bắt giam nhiều đảng viên trong "Vụ án tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”. Vụ án chính trị do Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn (Bộ trưởng Công An) bắt giam các đảng viên vì tội theo Chủ nghĩa xét lại chủ trương sống chung hòa bình với Đế quốc. Vụ án thể hiện tranh chấp quyền lực giữa phe chủ chiến và chủ hòa. Bài (Bách Khoa Toàn Thư) cho biết một phe là Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, phe kia là Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.
Tổng cộng có 300 đảng viên bị bắt, trong đó có 30 nhân vật cao cấp, có người cho mục đích để hạ uy tín Tướng Giáp.
Các
nhà nghiên cứu Mỹ nhận định từ thập niên 60 Lê Duẩn thâu tóm quyền lực trong
tay và chiếm quyền lãnh đạo của họ Hồ, trong khi CSVN (Wikipedia Tiếng Việt)
nói Hồ Chí Minh đau ốm, bệnh hoạn nhường lại quyền hành cho Duẩn.....
Do
một sự tình cờ sai lầm của lịch sử, quyền lực của CSBV từ đầu thập niên 60 lại
chuyển vào tay một bọn hiếu chiến, khát máu. Chúng đã đẩy hàng triệu thanh niên
vô tội vào chỗ chết và tàn phá tan hoang cả hai miền Nam-Bắc để thỏa mãn tham
vọng điên cuồng.
Võ
Nguyên Giáp, Trường Chinh và cả Hồ Chí Minh đều thận trọng không muốn gây chiến
với Mỹ và chủ trương ôn hòa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngay cả phía CS nay
trong bài Vụ Án Xét Lại Chống Đảng (trên Wikipedia Tiếng Việt) cũng nhìn nhận
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh theo đường lối xét lại, chủ trương
sống chung hòa bình không gây chiến. (13)
Tại
sao cuộc chiến Triều Tiên không kéo dài và tiếp tục như chiến tranh Việt Nam ?
Nhiều
người nhận định vì bán đảo Triều tiên bao bọc bởi đại đương và vì quân Mỹ còn
đóng tại Đại Hàn nên Bắc Hàn không dám xâm lăng miền Nam như
CS Bắc Việt với miềm Nam VN. Thực ra Bắc Hàn từ sau 1960 và nhất là mấy thập
niên gần đây thua kém Nam Hàn một trời một vực về mọi phương diện nên không thể
xâm lăng Nam Hàn như năm 1950 do Trung Cộng, Nga đứng sau lưng:
Như
đã nói trên, dân số Nam Hàn từ 1950 đến nay chỉ bằng một nửa Nam Hàn. Về Tổng
sản lượng kinh tế Nam Hàn nay đứng thứ 11 trên thế giới với 1,619 tỷ tỷ Mỹ kim,
Bắc Hàn chỉ có 17 tỷ 400 triệu đứng thứ 113 trong số 211 nước trên thế giới
(14). Lợi tức đầu người trung bình tại Nam Hàn là 29,891 Mỹ kim đứng thứ 27
trên thế giới trong khi lợi tức đầu người Bắc Hàn chỉ 665 Mỹ kim thứ 176, đói
rách hơn cà CS Việt Nam (VN: 2,304 Mỹ kim)..Trong số các nước CS còn sót
lại, Bắc Hàn là nước đói khổ nhất.
Về
phương diện Quân sự Quốc Phòng trang Hỏa lực toàn cầu (Globalfirepower.com),
một tài liệu công phu uy tín cho biết Nam Hàn đứng thứ 7 trên thế giới (sau Mỹ,
Nga, Trung Cộng, Pháp, Anh và trên Nhật, Thổ nhĩ kỳ, Đức, Ý..), Ngân sách Quốc
phòng của Nam Hàn là 40 tỷ. Bắc Hàn đứng thứ 18 trên thế giới với Ngân sách
quân sự là 7 tỷ rưỡi. Về quân sự thua xa Nam Hàn, dù quân Mỹ có đóng tại Nam
Hàn hay không, họ cũng đủ sức đè bẹp Bắc Hàn Hàn khi lâm chiến.
Vì
thua kém xa Nam Hàn mọi mặt nên họ nghĩ ra việc chế tạo bom Nguyên tử làm bửu
bối. Năm 2002 Bắc Hàn cho Mỹ biết họ chưa có bom nguyên tử nhưng có quyền làm
bom nguyên tử, họ chế bom nguyên tử để Mỹ không dám can thiệp vào Triều Tiên
nhất là sau khi Mỹ đánh chiếm Iraq .
Ngày 9-10-2006 Bắc
Hàn tuyên bố thử thành công bom nguyên tử ngầm dưới đất nhỏ hơn một kiloton (1
kiloton bằng 1,000 tấn TNT). Ngày 6-1-2007 họ
tuyên bố có bom nguyên tử.
Ngày
17-3-2007 Bắc Hàn tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy chế tạo bom nguyên tử, sau đó
Bắc Hàn ký một thỏa thuận với Nam Hàn, Mỹ, Nhật, Trung Cộng, Nga để đổi lấy
viện trợ về nhiên liệu. Ngày 25-5-2009 , Bắc
Hàn thử bom nguyên tử lần thứ hai được ước lượng từ 2 tới 7 kilotons. Ngày 11-2-2013 , Kim
Jong Un khoe khoang thí nghiệm bom hạt nhân lần thứ ba thành công và một đầu
đạn nguyên tử mạnh hơn trước, ước lượng vào khoảng từ 6 tới 9 kilotons để hăm
dọa Mỹ.
Ngày
5-8-2017 Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận quyết định mới trừng phạt
kinh tế Bắc Hàn, cấm xuất cảng quặng mỏ và hải sản trị giá hơn một tỉ Mỹ kim,
khoảng 1/3 tổng số trị giá xuất cảng của Bắc Hàn năm ngoái. Cấm các nước không
cho tăng số nhân công từ Bắc Hàn vào làm việc. Cấm liên doanh đầu tư mới với
Bắc Hàn.
Kim
căm giận cho là Mỹ dựng lên, hăm dọa bắn hỏa tiễn vào đảo Guam giữa
tháng 8 để trả đũa. Mỹ và Bắc Hàn căng thẳng tháng 8 và cuối tháng 10-2017, TT
Trump lệnh cho ba hàng không mẫu hạm cùng nhiều chiến hạm khác tới vịnh Bắc
Hàn. Khoảng hai tuần sau các vị đô đốc cho biết đã sẵn sàng trút bom đạn lên
đất nước Bắc Hàn khi có lệnh của Tổng Thống. Kim Jong Un nhượng bộ, y biết là TT
Trump không đùa rỡn, ông sẽ cho tấn công thật và khi ấy lãnh thổ Bắc Hàn sẽ nát
như cám, Bắc Hàn thoát chết trong gang tấc. Trước chính sách quá cứng rắn của
Mỹ, Kim không còn con đường nào khác hơn là nhượng bộ và ngoan ngoãn ngồi vào
bàn Hội nghị.
Ông
ta cử vận động viên và phái đoàn cao cấp Bắc Hàn tham dự Thế vận hội mùa đông
tại Hán Thành ngày 9-2-2018 .
Kim
xuống thang, ngày 27-4-2018 cuộc họp Thượng đỉnh giữa TT Nam Hàn Moon Jae In và
Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un mang nhiều hy vọng hòa bình.
Ngày 12-6-2017 , Kim
và TT Trump đã gặp nhau tại Singapore . Nay
Kim dựa vào tình hình bầu cử tại Mỹ để làm khó dễ TT Trump nhưng mọi chuyện sẽ
được giải quyết thỏa đáng.
Kết luận
Từ
sau Thế chiến thứ hai, trên thế giới có ba nước bị chia đôi, một nửa thuộc CS
Nga và một nửa chịu ảnh hưởng của Mỹ như Đức, Triều Tiên và Việt Nam.
Trong
số này chỉ có nước Đức là thống nhất trong hòa bình, dù sao người da trắng cũng
văn minh hơn da vàng. Hai nước CS da vàng VN và Triều Tiên nghèo đói chỉ nghĩ
tới chuyện đi ăn cướp dựa vào súng đạn của Nga, Tầu. CS Triều Tiên nay còn có
tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc hơn CSVN.
Tập
đoàn hiếu chiến man rợ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh... đã
đưa dân tộc vào chỗ chém giết lẫn nhau suốt mấy chục năm đằng đẵng.
Cái
xui xẻo của dân VN là bị chúng sỏ mũi ngay từ đầu, tập đoàn hiếu chiến này
không kể gì tới xương máu sinh mạng của dân tộc mà chỉ biết nhắm mắt làm tay
sai không công cho CS quốc tế một cách mù quáng.
Trọng Đạt
Cước chú
(1) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 15
(2) Agonie de l’Indochine trang 27
(3) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 20, 21
(4) Robert S.
McNamara: In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, trang 48
(5) Sách kể trên trang 169
(5) Sách kể trên trang 169
(6) Wikipedia
tiếng Việt, Vụ Án Xét Lại Chống Đảng
(7) George
Donelson Moss: Vietnam , An
American Ordeal, chương 8, trang 311
(8) Richard
Nixon: No more Vietnams
trang 150, Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 587
(9) The Pentagon
Papers Volum 1, Chapter 2
(10) Wikipedia
tiếng Việt: “Chiến dịch xuân hè 1972”
Richard Nixon:
No More VietNams trang 150
(11) Trần Khải
Thanh Thủy “Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Nam ”,
bài đăng trên nhiều báo và trang mạng Hải ngoại
(12) Wikipedia
Tiếng Việt, Vụ Án Xét Lại Chống Đảng
(13) Bài Lê Duẩn
và cuộc chiến tranh Việt Nam của cùng tác giả Trọng Đạt
(14) Wikipedia,
List of countries by GDP
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire