Trước
thời Obama
Ngày 3-11-1992, Bill Clinton thắng ông
Bush cha với tỷ lệ khá cao, hơn Buch cha 202 phiếu cử tri đoàn và gần 6 triệu
phiếu phổ thông (1). Thời TT Bush cha thất nghiệp nhiều, kinh tế yếu kém (2)
sang thời TT Clinton công ăn việc làm khá hơn nhiều nhờ sự bùng nổ của
internet, high tech;
Tại cuộc tranh cử ngày 7-11-2000, ông
Bush con đắc cử với 271 phiếu cử cư đoàn, hơn cựu Phó Tổng Thống Al Gore chỉ có
5 phiếu. Ông đã thắng trên 30 tiểu bang, Al Gore chỉ thắng trên 20 tiểu bang.
Ông Bush con lại thua Al gore 543,000 phiếu phổ thông toàn quốc (khoảng nửa
triệu). Cuộc tranh cử giữa hai ông này gây tranh cãi tốn nhiều giấy mực. Hiến
Pháp ấn định ứng cử viên Tổng Thống nào được đủ 270 phiếu là đắc cử không kể
đến phiếu phổ thông. Ông Bush con ở đây đã được 271 phiếu, dư sức trở thành
Tổng Thống, Tòa Bạch Ốc lại mang tên Bush một lần nữa.
TT Buch cha
Tuy nhiên vì ông Bush con thắng ông Al
Gore với tỷ lệ rất khít khao tại tiểu bang Florida (Bush chỉ hơn Gore khoảng
một ngàn phiếu) nên người ta cho đếm lại. Theo Luật bầu cử, ai thắng phiếu Phổ
thông tại tiểu bang nào sẽ chiếm được số phiếu Cử tri đoàn của Tiểu bang ấy.
Hồi đó tại Florida có khoảng 6 triệu phiếu Phổ thông và 25 phiếu Cử tri đoàn.
Khi đếm lại thì ông Bush vẫn hơn ông Gore 537 phiếu Phổ thông, người Mỹ nói khi
đếm lại Bush con hơn đối thủ tỷ lệ mỏng manh như lưỡi dao cạo (razor- thin
margin) chỉ có 537 phiếu. Tình cờ con số này lại vừa bằng toàn bộ số phiếu Cử
tri đoàn của toàn quốc, một sự trùng hợp thật mầu nhiệm Ông Bush con thắng cử
không vẻ vang, nhưng dù thắng ít cũng vẫn làm Tổng Thống, kỳ này cá nhân tôi bỏ
phiếu cho Al Gore nhưng cái số ông này không được làm Tông Tông nên chỉ thua
đối thủ một tí tẹo, thật là đau như hoạn. Dù sao Dân Chủ đã làm hai nhiệm kỳ và
người dân muốn đưa Cộng Hòa lên thay. Dưới thời TT Bush con tỷ lệ thất nghiệp
xuống thấp. Stock lên cao, khi mới nhậm chức vài năm, tỷ lệ thất nghiệp
xuống thấp (US unemployment rate) nhưng ông bị sa lầy vì cuộc chiến tranh Iraq
vả lại cuối nhiệm kỳ bị Recession suýt gây khủng hoảng kinh tế, chứng khoán tụt
đốc, hãng xưởng sa thải nhân công (3).
Khủng bố đẫm máu hàng ngày diễn ra tại
Iraq khiến dân vô cùng chán nản. Từ giữa năm 2008 tới ngày bầu cử Tổng thống,
tháng 11- 2008 bỗng khủng hoảng tài chính diễn ra dữ dội, thị trường chứng
khoán xuống dốc, có ngày Dow Jones mất gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn
tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới 500 điểm, khủng hoảng kéo dài mấy tuần
liên tiếp đã làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hãng
xưởng cho công nhân viên nghỉ hàng loạt... Biện pháp bail out lấy công quĩ 700
tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển.
Cộng Hòa đưa bà Sarah Palin trẻ đẹp ra
làm ứng cử viên phó Tổng thống cho McCain nhưng cũng không cứu vãn nổi tình
thế. Mới đầu thăm dò cho thấy Cộng Hòa lên điểm nhờ mỹ nhân kế nhưng rồi cũng
tàn lụi dần.
Về chi tiết xin nói thêm:
Khi TT Bush con mới nhậm chức đầu năm
2001 chỉ số Dow Jones là 10,800 (coi Dow Jones Industrial Average- Wikipedia),
tới ngày 9-10-2007 lên cao nhất từ trước đến 2007 là 14,176 điểm, sau đó nó tụt
dần xuống đầu năm 2008 còn 13,000, tới 27-6-2008 xuống còn 11,346 ngày này được
coi là Chứng khoán tuột dốc (Bear market), tới ngày bầu cử Tổng Thống 4-11 nó
tụt xuống còn 9,625. Khiến cho McCain ứng cử viên Cộng Hòa không còn hy vọng
gì. Người dân hốt hoảng trước viễn tượng khủng hoảng kinh tế, uy tín của
Cộng Hòa bị phá sản, người dân quá sợ Con Voi
Thời Obama
Ứng cử viên Dân Chủ Obama hứa hẹn rất
nhiều: “Change, yes we can” khiến giới trẻ rất hâm mộ, họ hô hào đi bầu cho
đông, người ta tin tưởng ông sẽ làm một cuộc cách mạng thay đổi cả nước Mỹ.
Obama lại được truyền thông, TV, báo chí phe ta ngày đêm cổ võ ầm ĩ, ông có
nhiều lợi điểm vì trước mắt người ta quá chán Cộng Hòa, họ dồn phiếu cho Dân
Chủ. Obama thắng cử vẻ vang: ông được 365 phiếu Cử tri đoàn so với McCain
173 phiếu, hơn McCain 192 phiếu (gấp đôi), hơn McCain 9 triệu rưỡi phiếu phổ
thông. Hạ Viện Dân Chủ thắng 21 ghế thành 257 ghế (53%), Thượng Viện thắng 8
ghế thành 57 ghế (57%), Cộng Hòa 41, trước đó hai bên bằng nhau 49 ghế
(Wikipedia).
Dân Chủ đại thắng, họ lấy lại Tòa Bạch
Ốc, giữ ưu thế Lưỡng Viện Quốc Hội và cả Thống Đốc các tiểu bang tỷ lệ 32/24.
Một bài bình luận trên báo tiếng Việt tại Quận Cam nói Cộng Hòa tan như xác
pháo trước sự phẫn nộ của người dân.
Ai nấy vui mừng tin tưởng vào Obama như
vị cứu tinh dân tộc, người sẽ phục hồi nền kinh tế do chính phủ trước để lại.
Mới đâu TT Obama dùng biện pháp bail out, tháo khoán tiền để giúp các ngân
hàng, các công ty phá sản và cứu thị trường chứng khoán
Ông dùng phương pháp bail out như ông
Bush con nhưng với số tiền khổng lồ gấp bội lần, cứu được các ngân hàng khỏi
phá sản, chận đứng sụp đổ của thị trường chứng khoán một thời gian. Dow Jones
tháng 1, tháng 2 -2009 tụt thê thảm xuống dưới 7,000 rồi từ từ lên 7,000,
8,000….đến gần cuối năm lên 10,000, người dân cho là chính phủ đi đúng
đường.
Nhiều người biểu tình chống đối chính
phủ lấy tiền thuế của dân để cứu các ngân hàng, hãng xe hơi… họ muốn bỏ cho nó
chết luôn nên chính phủ cũng gặp trở ngại sau đó stock lại xuống dốc không phanh.
Obama bail out rất nhiều tiền để cứu trợ
nhưng chỉ như muối bỏ biển khiến nợ công ngày càng tăng: khi ông nhậm chức Dow
Jones chỉ còn 7,950, chưa đầy hai tháng sau vào ngày 9-3-2009 xuống đáy vực chỉ
còn 6,546. Chưa có ai xài tiền nhiều như Obama khiến nợ công ngày càng tăng,
khi mãn nhiệm kỳ 2016 nó tăng lên tới 19,570 tỷ (gần 2,000 tỷ), được coi là
kinh hoàng nhất từ xưa đến nay (4). Cuối năm 2000 nợ công của TT Clinton là 5
ngàn tỷ rưỡi, TT Bush con khoảng 10 ngàn tỷ. Người dân tin tưởng ủng hộ TT
Obama tràn trề hy vọng ông sẽ ra tay cứu vãn khủng hoảng kinh tế. Lễ nhậm chức
Tổng Thống của Obama đầu năm 2009 thật là huy hoàng với chi phí một trăm triệu
đô la, tốn kém và danh giá nhất từ trước đến nay. Hai năm trôi qua, người ta
tưởng ông có phép lạ cứu nguy khủng hoảng kinh tế, đem lại việc làm nhưng tỷ lệ
thất nghiệp ngày càng cao. Cuối năm 2008 khi ông Bush bàn giao cho ông Obama tỷ
lệ thất nghiệp là 7.3, tháng 10- 2010 nó leo lên 10 chấm.
Obama càng cứu chữa thì tình trạng càng
thê thảm hơn. Người dân và các nhà đầu tư hốt hoảng rút tiền tại ngân hàng gây
khủng hoảng nhiềm tin, trương mục tiết kiệm 401 K của những người đi làm dành
dụm bị hao hụt nặng. Tính đến cuối năm 2009 Obama đã bail out tới 3 ngản tỷ
(5), thật là khủng khiếp. Chính phủ xài tiền quá nhiều để kích thích nền kinh
tế nhưng không thấy hiệu quả, trợ cấp cho công ty hãng xưởng, ngân hàng tạo lên
tính ỷ lại.
Người dân bất mãn vì không có việc làm,
họ biểu tình chống chính phủ Obama đầy đường đầy chợ, họ mang nhiều biểu ngữ:
Đâu? việc làm của chúng tôi đâu? ông hứa hẹn thay đổi, cách mạng đem lại việc
làm cho chúng tôi đâu? cuối nhiệm kỳ TT Bush con 2008 người dân quá chán Cộng
Hòa nhờ đó Dân Chủ thắng lớn, nay người ta lại chán ngấy Dân Chủ. Cuối năm 2008
người ta tưởng như Cộng Hòa sẽ không bao giờ ngóc đầu dậy được, Dân Chủ đại
thắng sẽ được ngự trị lâu dài, nhưng ngày vui qua mau, sự nghiệp của Dân Chủ
bắt đầu xuống dốc và Cộng Hòa lại được người dân chiếu cố. Người dân thay đổi ý
kiến luôn, khi Cộng Hòa làm dở người ta bầu cho Dân Chủ và bây giờ Dân Chủ quá
tệ người ta lại cần tới Cộng Hòa.
Cuộc bầu cử Quốc Hội giữa nhiệm kỳ ngày
2-11-2010 Cộng Hòa đại thắng vẻ vang, tại Hạ Viện họ lấy được 63 ghế (sáu mươi
ba ghế), đó là mức thắng Hạ Viện lớn nhất từ năm 1938 đến nay
(Republicans made their largest gain in House seats since 1938). Tại Thượng
Viện Cộng Hòa lấy thêm 6 ghế (thành 47 ghế) nhưng chưa đạt được đa số, tổng
cộng Cộng Hòa thắng 69 ghế (sáu mươi chín ghế) (Wikipedia). Cử tri bầu cho Cộng
Hòa giữ Hạ Viện để kiểm soát chính sách chi tiêu của chính phủ. Ngoài ra Cộng
Hòa cũng chiếm giữ đa số Thống Đốc các tiểu bang, trước đây Dân Chủ chiếm
32 tiểu bang, Cộng Hòa 24, nay đổi ngược lại Cộng Hòa chiếm 32, Dân Chủ chỉ còn
24 (6)
Từ 2012 tỷ lệ thất nghiệp thời TT Obama
xuống dần (coi trong US unemployment by year) năm 2011 còn 8.5, năm 2012 còn
7.9, năm 2013 còn 6.7, năm 2014 còn 5.6, 2015 còn 5.00, 2016 còn 4.7. Sau hai
nhiệm kỳ tỷ lệ thất nghiệp từ 10 chấm mới xuống còn 4.7 là quá chậm.
Khi Obama nhậm chức Dow Jones xuống còn
7,949 (20-1-2009) đến tháng ngày 9-3, chưa đầy 2 tháng nó tụt xuống còn 6,747.
Từ năm 2010 và 2011 thị trường chứng khoán bắt đầu lên lại, người ta khen ông
Obama cứu được thị trường chứng khoán nhưng tỷ lệ thất nghiệp xuống rất chậm.
Cuối năm 2010 Dow Jones lên được 11,570, cuối năm 2012 lên 13,000, cuối 2013
lên 16,500, cuối 2014 lên 18,000, cuối năm 2015 xuống còn 17,420, cuối 2016 lên
19,700 (7)
Tăng trưởng kinh tế thời TT Obama rất
chậm, chưa bao giờ đạt tới 3 chấm:
Năm 2009 tăng trưởng -2.5, năm sau
2010 tăng 2.5, năm 2011 tăng 1.6, 2012 tăng 2.2, năm 2013 tăng 1.7, năm 2014
tăng 2.5, năm 2015 tăng 2.6, năm 2016 tăng 1.9. (The Obama economy in 10
charts, Eonomic growth). Chính sách kinh tế của Obama bị chỉ trích là tăng
trưởng trì trệ, trong quá khứ kinh tế Mỹ đã tăng trung bình hơn 3%. (One
of the biggest criticisms of Obama's economy is that growth has been sluggish.
Historically, the U.S.
economy has expanded 3% or more a year, on average)
Tính
trung bình một năm tăng trưởng chỉ có 1.6.
Kinh
tế bị suy yếu không lên nổi, ông đổ cho Bush con nhưng ông này chỉ chịu trách
nhiệm năm 2008 do thị trường địa ốc sụp đổ. Obama phải cứu chữa nhưng mọi biện
pháp của chính phủ không hiệu quả. Người dân vẫn qui trách nhiệm cho Obama vì
ông hứa hẹn nhiều quá, vả lại năm 2009, 2010... khi Obama đã vào Tòa Bạch Ốc
hai năm nhưng kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái, thất nghiệp cao, chứng khoán tuột
dốc... khiếp đảm hơn thời TT Bush con khiến người dân hốt hoảng .
TT Buch con
Người
Mỹ bất mãn họ cho là Obama mười voi không được bát nước sáo, một nhà kinh tế
trong Hội đồng Cố vấn kinh tế của ông Bush cha chỉ trích TT Obama cho là do ông
mà kinh tế suy thoái (Recession).
Trong
cuộc tranh cử Tổng Thống ngày 6-11-2012, Obama thắng Mitt Romney 206 phiếu,
Obama thắng trên 26 tiểu bang so với 24 tiểu bang của Mitt Romney, ông hơn Mitt
Romney 5 triệu phiếu phổ thông. Người dân bầu cho ông để hoàn tất chương trình
Bảo hiểm y tế (Obamacare) còn dở đang.
Cuối
tháng 12 năm 2011 Obama cho rút hết quân Mỹ tại Iraq để lấy lòng dân nhưng hậu
quả của nó là quân ISIS từ Syrie qua tấn công Iraq và chiếm 1/3 đất nước này.
Cuộc chiến chống ISIS là
cái giá phải trả vì rút quân, Obama cho oanh tạc mạnh và đưa thêm quân, bị dân
chống đối, họ xếp ông vào hàng những Tổng Thống tồi tệ nhất nước Mỹ, đồng cân
đồng hạng với ông Bush con.
Cuộc
bầu cử giữa nhiệm kỳ 2014 khiến Cộng Hòa thắng lớn: 9 ghế Thượng Viện thành 54
(đa số, 54%), Dân Chủ mất 9 ghế còn 44 ghế (thiểu số)
Tại
Hạ Viện Cộng Hòa thêm 13 ghế thành 247 ghế (đa số, 56%), Dân Chủ mất 13 ghế chỉ
còn 188 (thiểu số).
Cộng
Hòa chiếm đa số Lưỡng Viện Quốc Hội và đa số Thống Đốc các Tiểu bang tỷ lệ
34/22. Như thế số phận của Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016 đã
được quyết định rồi, gió đã đổi chiều, người dân muốn đưa đảng khác lên thay.
Thời
Donald Trump
Trong
cuộc tranh cử năm 2016 TT Obama ủng hộ và giúp ứng cử viên Dân Chủ
Hillary Clinton triệt để, ông tin rằng với uy tín sẵn có sẽ giúp bà thắng cử.
Báo chí thiên tả nói Obama có uy tín không thua gì TT Reagan!! với bản tinh nhẹ
dạ ông tin là đúng. Năm 2008 người dân quá chán Cộng Hòa và bây giờ 2016 người
ta chán ngấy Dân Chủ.
Người
dân thường bầu cho mỗi đảng làm hai nhiệm kỳ, từ thời TT Eisenhower 1953
tới nay chỉ có một trường hợp duy nhất Cộng Hòa làm ba nhiệm kỳ: TT Reagan
(1981-1989) và Phó TT Bush cha (CH) thêm một nhiệm kỳ (1990-1993), và Dân Chủ
làm một nhiệm kỳ TT Carter (1977-1981) còn lại mỗi đảng chia nhau làm hai nhiệm
kỳ. Một sự thật phũ phàng là Dân Chủ năm 2016 không thể làm ba nhiệm kỳ.
Cuối
năm 2008 Dân Chủ hân hoan ăn mừng chiến thắng vĩ đại, vừa lấy lại Hành Pháp,
nắm ưu thế Lưỡng Viện Quốc Hội và chiếm đa số Thống Đốc các Tiểu bang và bây
giờ gió đã đổi chiều, nay đến lượt Cộng Hòa đại thắng. Họ làm chủ Tòa Bạch Ốc
và kiểm soát điện Capitole ....
Trước
đây năm 2008 Cộng Hòa tan như xác pháo trước sự phẫn nộ của người dân nay Dân
Chủ lại tả tơi như cánh hoa trước gió. Trump được 304 phiếu Cử tri đoàn, Clinton 227,
Hiến Pháp qui định ai đủ 270 phiếu Cử tri đoàn được làm TT. Clinton hơn
Trump gần 3 triệu phiếu Phổ thông nhưng vứt vào thùng rác vì không được tính
tới.
Donald
Trump nhậm chức đầu năm 2017 với chính sách kinh tế gồm những điểm chính, xin
tóm lược như sau (8):
- Tax
cut và Jobs act, giảm thuế cho hãng xưởng và gia đình
- Bảo
vệ ngoại thương.
-
Giảm di dân.
- Cải
cách Thuế vụ.
- Bãi
bỏ qui chế Ngân hàng.
- Tăng
thuế hàng nhập cảng để bảo vệ hàng nội.
Những
ý kiến không tán thành chính sách Kinh tế của TT Trump gồm:
Nhiều
người chê chính sách Trump giảm thuế đưa tới deficit thiếu hụt. TT Trump chủ
trương trong 3 năm 2017-2019 sẽ làm cho kinh tế tăng trưởng mạnh bằng giảm thuế
cho các công ty, hãng xưởng và nhân dân để tăng chi tiêu và nhiều việc làm (to
spur spending and employment). Nó mang lại nhiều việc làm nhưng cũng làm tăng
thiếu hụt ngân sách deficits và chi tiêu. Họ cũng nói kinh tế của TT Trump tăng
mạnh là nhờ TT Obama để lại (The positive economic situation he inherited from
President Obama accelerated), nay kinh tế tiến tới full employment, đời sống
cao hơn trước.
Họ
nói chính sách của TT Trump khiến số người không có bảo hiểm tăng lên và giảm
thuế gây bất công lợi tức trong xã hội.
Tôi
xin nói về tăng trưởng kinh tế (Growth) dưới thời TT Trump: (9)
Đầu
năm 2017 tỷ lệ tăng trưởng 2.3 giữa năm 2017 tỷ lệ 2.2 và 3.2, đầu năm 2018 tỷ
lệ 3.5 và 2.5, giữa năm 2018 tỷ lệ 3.5 và 2.9, đầu năm 2019 tỷ lệ 1.1 và 3.1,
giữa năm 2019 tỷ lệ 2 và 2.1, đầu năm 2020 tỷ lệ 2.1. Tỷ lệ tăng trưởng chưa
bao giờ bị âm và vài lần trên 3 chấm.
Tỷ lệ
thất nghiệp năm 2017 từ 4.7 xuống còn 4.1, năm 2018 từ 4.1 xuống 3.9, năm 2019
từ 4 chấm xuống 3.5, năm 2020 xuống 3.6. Người ta thường nói tỷ lệ thất nghiệp
thời TT Trump thấp nhất từ 50 năm qua vì cách đây 50 năm: từ tháng 4-1968 tới
tháng 8-1969 tỷ lệ thất nghiệp là 3.5 và 3.4 (coi unemployment rate).
Xin
nói về deficits qua các đời TT Bush con, Obama và Trump như sau (10):
TT
Bush trong năm 2008 đã thiếu hụt ngân sách 458 triệu, ông nói trong 7 năm tại
chức bị thiếu hụt ngân sách 2,134 tỷ (tức $2,134 trillion).
Chính
phủ Obama riêng trong những năm 2009, 2011 và 2010 đã thâm thủng ngân sách:
1,413
tỷ, 1,300 tỷ, và 1,290 tỷ. Trong 8 năm tại chức của TT Obama tổng cộng deficits
là 7,270 tỷ, (tức 7 ngàn 270 tỷ, gấp 3 lần rưỡi Bush con). Tính trung bình một
năm tại chức của ông là 909 tỷ.
TT
Trump tiếp tục thâm thủng ngân sách năm 2017 là 665 tỷ 4, năm 2018 thâm thủng
779.1 tỷ, thâm thủng thời TT Trump có khuynh hướng gia tăng, năm 2019 được ước
lượng khoảng 1 ngàn tỷ (hiện chưa có). Nay trung bình một năm của chính phủ
Trump thâm thủng là 722 tỷ, vẫn thấp hơn thời Obama 187 tỷ (909-722).
Nay
nợ công là 23, 291 tỷ gồm nợ thời Obama (19,570 tỷ) và nợ 3 năm của Trump
(3,721 tỷ) cộng lại (xin vào US debtclock.org).
Tính trung bình một năm Donald Trump nợ 1,240 tỷ trong khi Obama trung bình một
năm nợ 2,440 tỷ (19,570 chia cho 8). Tính trung bình một năm Obama nợ nhiều gấp
2 Trump.
Vào
khoảng đầu năm 2019, một nhà kinh tế gia Mỹ nói TT Trump thừa hưởng sự thịnh
vượng từ TT Obama để lại, có phổ biến trên yahoo, từ đó một vài nhà kinh tế VN
cũng nói theo. Nay nhiều người nói vậy, trên Wikipedia cũng đã nói thế và ông
Obama cũng nhận thành quả của chính ông đã khiến nền kinh tế TT Trump phồn
thịnh như ngày nay.
“Trăng
khoe trăng tỏ hơn đèn”
Riêng
tôi thấy lập luận này không “lô dích” vì mỗi khi một đảng đối lập lên nhậm chức
người ta làm ngược lại đảng cũ, thí dụ năm 2009 Dân Chủ lên thay Cộng Hòa, TT
Obama làm ngược lại hoàn toàn chính sách của TT Bush con về mọi mặt: Ông Tổng
thống mới Obama ra qui chế mượn tiền ngân hàng khó hơn để tránh cho thị trường
địa ốc sụp đổ đưa tới Recession. Ông Bush con đưa quân sang Iraq năm
2003, tới năm 2011 TT Obama cho rút quân về.
Năm
2016 khi Cộng Hòa lên thay Dân Chủ, TT Trump cho đem Jobs về ngược với chính
phủ cũ, giảm di dân, nhập cư, tăng thuế hàng nhập cảng....sở dĩ Obama làm ngược
lại Bush con và sau này Donald Trump làm ngược lại Obama vì người dân muốn vậy.
Khi cử tri bầu cho một đảng khác lên là họ muốn làm trái với đảng cũ để có một
kết quả tốt hơn. Mỗi đảng một chính sách khác nhau không thể truyền lại sự phồn
thịnh cho nhau được.
Xin
so sánh vài nét giữa hai ông và TT Obama và TT Trump
Tỷ lệ
thất nghiệp thời TT Obama cao hơn thời TT Trump nhiều
Tăng
trưởng kinh tế thời TT Obama chưa bao giờ đạt tới 3 chấm, khi bàn giao lại cho
TT Trump tỷ lệ tăng trưởng chỉ có 1.6, trong khi tỷ lệ thời TT Trump có 4 lần
trên 3 chấm.
Thâm
thủng ngân sách deficit của TT Obama cao hơn TT Trump 187 tỷ (tính trung bình)
Nợ
công thời TT Obama sau 8 năm lên tới 19,570 tỷ, cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ,
nợ công thời TT Trump trong 3 năm hiện là 3,731 tỷ (23,291-19,570). Trung bình
một năm Obama nợ 2,446 tỷ, Donald Trump trung bình một năm nợ 1,243 tỷ
khoảng một nửa của Obama.
Chứng
khoán lên rất mạnh, khi TT Trump mới nhậm chức đầu năm 2017 chỉ số Dow Jones là
19,800, sau 3 năm vào tháng 2-2020 lên hơn 29,000. Chỉ số Dow Jones, chỉ số
S&P 500 và Nasdaq tăng cao kỷ lục.
Nếu
TT Obama đã có khả năng để lại nền kinh tế phồn thịnh cho TT kế tiếp Donald
Trump thì người dân phải bầu cho Dân Chủ năm vào 2016 vì Obama là Tổng Thống
tuyệt vời, có uy tín cao. Nhưng tại sao năm 2016 cử tri lại bầu cho Cộng Hòa
làm chủ Tòa Bạch Ốc, nắm ưu thế Quốc Hội và giữ đa số Thống Đốc các Tiểu bang
như đã nói trên. Ta cứ xem lá phiếu của họ bầu cho Dân Chủ thì biết, họ quá sợ
hãi cái chính sách No Job của ông!! Thế thì làm sao mà truyền nghề cho ông
Donald Trump được?
Các
nhà kinh tế gia, chính trị gia giải thích về khiếm hụt ngân sách deficit, nợ
công public debt...nhưng giới thợ thuyền cu li cu leo ít học chẳng cần biết
những lý thuyết xa vời ấy. Nhờ chính phủ Trump đem Jobs về họ có lương để trả
tiền nhà, tiền xe, cho con đi học...thế thôi, họ chiếm đa số và là những người
quyết định kết quả cuộc bầu cử. Các nhà lý thuyết gia bàn bạc cho vui thôi,
chẳng ảnh hưởng gì tới ai cả.
Giữa
hai Tổng Thống Obama và Donald Trump có sự khác biệt về cách cư xử, Obama khôn
khéo hơn, ông không muốn mất lòng ai còn Donald Trump nói thẳng thừng nên hay
bị nhiều người chống đối. Việc đòi các nước NATO tăng 2% Ngân sách Quốc phòng
mỗi nước có từ thời Obama nhưng ông ta chỉ nhắc sơ thôi, Donald Trump đòi hỏi
bằng được nên bị các nước bên trời Âu không ưa là vậy.
Hai
vị Tổng Thống này giống nhau ở điểm họ cùng có khẩu hiệu “nổ zăng miểng” và đã
thắng cuộc: Obama hứa đao to búa lớn, sẽ thay đổi nước Mỹ, Donald Trump thực tế
hơn hứa sẽ đem Jobs về trong khi Hillary Clinton chẳng có lời hứa nào cho ra
hồn.
Nay
Dân Chủ và Cộng Hòa đánh phá nhau kịch liệt, người dân Mỹ đứng làm trọng tài,
ai làm hay được việc thì họ bỏ phiếu. Cử tri rất thực tế, họ chỉ nghĩ đến cái
lợi trước mắt như cơm áo, gạo tiền, mị dân không còn ăn khách và cũng không còn
chỗ đứng.
Kết luận
Chính
sách của TT Trump khác hẳn các vị tiền nhiệm trong nhiều thập niên qua, không
ai đoán trước được ông ta sẽ làm gì. TT Trump đánh Tầu dữ dội cả về kinh tế lẫn
chính trị trong khi các chính phủ trước thích vuốt ve, làm ăn với nước đông dân
nhất hành tinh này. Các chính phủ Clinton, Bush con và nhất là Obama đã để cho
kinh tế Hoa Lục hưởng nhiều lợi nhuận, gây tệ hại cho kinh tế Mỹ, giới tư bản
ham lời nhờ bóc lột khối công nhân rẻ mạt đã lộng hành và khiến cho đất nước
mất nhiều công ăn việc làm. Chính sách bảo vệ mậu dịch, cuộc thương chiến
(trade war) của Donald Trump đã đóng góp rất nhiều cho sự phục hồi nền kinh tế
Mỹ, ít ra là trong lúc này.
Mặc
dù bị trong và ngoài nước chống đối nhưng cử tri vẫn bỏ phiếu cho ông, con
người ta ai cũng có kẻ thương người ghét, cái gì có lợi thì người ta thương và
ngược lại, bất lợi người ta ghét Donald Trump cũng
không phải có cây đũa thần, có thể 10 hay trên 10 năm kinh tế Mỹ lại Recession
nhưng sau đó nó lên lại, giống như trái banh rơi xuống đất rồi lại nẩy lên hay
một thể tháo gia từ trên cao lao xuống hồ bơi, người ấy chìm một lúc rồi lại
nổi lên.
Nay
Trung Cộng, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang suy thoái vì dịch bệnh
Virus, stock của họ xuống mạnh trong nhiều tháng qua và gây ảnh hưởng tới nhiều
nước trên thế giới, chứng khoán Mỹ cũng xuống theo. Các nước Á châu như Mã
Lai , Nam Hàn,
Nhật... cắt giảm nhiều chuyến bay sang Tầu khiến tình hình kinh tế thế giới xấu
đi. Các kinh tế gia ước lượng có sớm lắm cũng phải vài tháng nữa mới hy vọng
phục hồi.
Kinh
tế Mỹ hiện đang tốt đẹp và nhiều triển vọng, người ta cũng mong cho nó thuận
buồm xuôi gió.
Trọng Đạt
Cước chú
(1) US
presidential election 1992
(3) United
States bear market of
2007–2009. Wikipedia
Khủng hoảng tài
chính toàn cầu Wikipedia Tiếng việt
(4) US
NATIONAL DEBT BY YEAR POLIDIOTIC
(5) Economic
policy of the Barack Obama administration
(6) US mid term
gubernatorial election 2010 Wikipedia.
(7) Dow Jones -
10 Year Daily Chart
(8) Economic
policy of Donald Trump
(9) Trading
Economics- United States GDP growth rate
(10)
Investopedia.com- These U.S.
Presidents Had the Largest Budget Deficits, by Mary Hall, July 18-2019.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire