Mùa Xuân Prague Đã Dẫn Đến Sự Sụp Đổ Của Chủ Nghĩa Cộng Sản Như Thế Nào (Doug Bandow - Việt Dương dịch)

Doug Bandow
Tháng giêng 1968, mùa xuân đã đến sớm. Ngày 5/1, Alexander Dubcek được bầu làm Bí Thư Thứ Nhất của đảng Cộng Sản Tiệp Khắc. Sau hơn 2 thập kỷ dưới chế độ cộng sản hà khắc, hy vọng thay đổi đã nảy nở.
Tiệp Khắc là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa Quốc Xã, đã mất các tuyến phòng thủ địa lý bên ngoài tại hội nghị Munich năm 1938, và đã bị Adolf Hitler nuốt chửng vài tháng sau đó. Khi chiến tranh lao tới kết cục thảm khốc,
người Đức đã coi Tiệp Khắc như một thành lũy ẩn náu cuối cùng. Prague đã phải chịu trận chiến lớn cuối cùng của cuộc xung đột và đã sụp đổ vào đầu tháng năm. Thật ra vẫn còn vài trận chiến tiếp tục sau khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng Năm.

Than ôi! “Giải phóng” đã dẫn đến chuyên chế. Liên Xô phải mất một ít nỗ lực để đặt nền cai trị cộng sản thất nhân tâm lên đất nước Trung Âu sau khi Thế Chiến thứ II kết thúc.
Liên Xô đã đạt được lợi thế từ nhận thức của mình như một người giải phóng, nhưng quan trọng hơn là nỗ lực tàn nhẫn của đảng Cộng Sản địa phương, đã lên tới đỉnh trong cuộc đảo chính năm 1948.  Suy nghĩ và hành động tự do đã bị loại bỏ khi những người cứng rắn mở rộng quyền kiểm soát của họ. Ở Tiệp Khắc, trái ngược với Liên Xô, chủ nghĩa Stalin tồn tại lâu hơn Stalin.
Steven Pifer, cựu đại sứ tại Ukraine (1998 đến 2000) (L) và Doug Bandow, một thành viên cao cấp tại Viện Cato và là cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan.

Tản quyền hóa và tự do hóa của Dubcek
Tuy nhiên những cán bộ trung kiên của đảng Cộng Sản đã tốt hơn nhiều trong việc bỏ tù người dân hơn là tạo ra sự thịnh vượng. Nền kinh tế trì trệ, dẫn đến áp lực thay đổi. Năm 1965, đảng đã thông qua Mô Hình Kinh Tế Mới, nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế. Những cải cách chính trị khiêm tốn nhất cũng vậy, đã được đưa vào, mặc dù những người bảo thủ già đã chống lại những thay đổi quan trọng. Cuối năm 1967, một nhà cải cách người Slovakia học ở Liên Xô, Alexander Dubcek, đã thách thức Antonin Bovotny, người đứng đầu cả đảng và nhà nước. Gần hai tháng sau, Dubcek đã thay Novotny. Dubcek và những người ủng hộ ông đã thúc đẩy cả tản quyền và tự do hóa. Đất nước được chia thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Czech và Slovakia. Tự do hơn về báo chí và ngôn luận được ban bố. Du lịch cũng được nới lỏng. Nông dân và đoàn viên Công Đoàn đã được các quyền tự do trước đây bị giới hạn. Đảng viên Cộng Sản được phép hành động “theo lương tâm của mình”, thậm chí họ có thể thách thức những chính sách chính thức.

Dubcek cho biết mục tiêu của ông là: Xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa tiên tiến trên nền tảng kinh tế vững chắc và một chủ nghĩa tương ứng với truyền thống dân chủ lịch sử của Czechoslovakia. Ông đã ban hành một “Chương Trình Hành Động” vào tháng Tư, trong đó hình dung một bước tiến 10 năm tới bầu cử và tạo ra chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Lưu tâm đến những gì đã xảy ra ở Hungary hơn một thập niên trước, Dubcek nhấn mạnh duy trì mối quan hệ với Moscow và những vệ tinh khác. Tiệp Khắc vẫn còn ở lại trong Hiệp Ước Warsaw. Hơn thế, chương trình hành động đối sử nhẹ nhành với hồ sơ của chủ nghĩa cộng sản. Nó chỉ gợi ý rằng chính sách tập thể trước đây đã lỗi thời và không còn cần thiết nữa. Hạnh phúc thay chủ nghĩa xã hội đã chiến thắng.

Chủ nghĩa xã hội với mặt người
Vì vậy, Dubcek đã thúc đẩy những thay đổi có vẻ không đồng bộ với chủ nghĩa cộng sản, nói thẳng hơn, điều đó sẽ gửi cho những vĩ nhân cộng sản Marx, Lenin, Stalin và Trostky cũng như hàng triệu tín đồ chân chính khác đang quay cuồng trong những ngôi mộ của họ. Ông đã nói về Chủ Nghĩa Xã Hội Có Mặt Người và lên kế hoạch cho Đại Hội Đảng lần thứ 14 vào tháng 9 khi Chương Trình Hành Động được thông qua, những luật mới sẽ được ban hành và sẽ bầu một Ủy Ban Trung Ương mới.

Mặc dù Dubcek đã cẩn thận trong những lời chỉ trích, nhưng việc xả kiểm duyệt của ông đã cho phép nhưng người khác tấn công tội ác của chủ nghĩa cộng sản. Dân chủ có thể chưa đến, nhưng những Câu Lạc Bộ Chính Trị độc lập đã xuất hiện và Đảng Dân Chủ Xã Hội đã bắt đầu tổ chức.

Không có gì đáng ngạc nhiên, Liên Xô vừa bước vào thời kỳ trì trệ dưới thời Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev, người lãnh đạo lật đổ Khrushchev, đã lo ngại. Những vệ tinh của Moscow cũng vậy, một số trong đó đang bị chỉ trích bởi những người Czechs và Slovakia mới được giải phóng. Một cuộc họp diễn ra vào cuối tháng Bảy giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Tiệp Khắc. Dubcek đã thực hiện tất cả những nhượng bộ dường như cần thiết. Ông khẳng định sự trung thành với Hiệp Ước Warsaw, đồng ý ngăn chặn sự hồi sinh của Đảnh Dân Chủ Xã Hội, hứa sẽ kiểm soát truyền thông và cam kết hạn chế xu hướng chống xã  hội chủ nghĩa.

Hai ngày sau, những người lãnh đạo Tiệp Khắc đã họp với những đối tác Hiệp Ước Warsaw và ký bản Tuyên Bố Bratislava. Mọi người chống lại hệ thống tư sản và những diễn viên chống xã hội chủ nghĩa, cam kết trung thành đời đời với chủ nghĩa Marx – Lenin, và yểm trợ, tăng cường, thúc đẩy sự hợp tác anh em giữa những nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Doug Bandow của Viện Cato nói về chính sách đối ngoại theo quan điểm của một người chủ nghĩa tự do. Chúng ta nói về Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Iran, Iraq, và tất nhiên, Israel.

Chủ nghĩa xã hội với bộ mặt vô nhân (mặt quỷ)
 Lúc đó Liên Xô đã rút quân khỏi Tiệp Khắc, nhưng trong một lần tái chiếm Hungary đã để quân lại dọc theo biên giới Tiệp Khắc. Ngày 20/ 8, xe tăng và binh lính Liên Xô được những lực lượng từ Bulgary, Hungary và Poland hỗ trợ đã xâm lăng Tiệp Khắc với một lực lượng lên tới nửa triệu quân và 2000 xe tăng (Quân đội Đông Đức ở lại nhà, không muốn đánh thức lại những kỷ niệm bẩn thỉu của thập niên trước).

Quân đội xâm lăng bao vây quân đội Tiệp Khắc trong doanh trại của họ, chiếm phi trường và tràn ngập đường phố. Dubcek ra lệnh cho công chúng không được chiến đấu, giải thích rằng “Đưa ra sự phòng vệ quân sự có nghĩa là đẩy người dân czech và Slovalia vào một cuộc tắm máu vô nghĩa”. Tuy nhiên, vẫn có sự kháng cự lẻ tẻ và 137 người Tiệp đã mất mạng vì chiến đấu, và hàng trăm người khác bị thương. Moscow biện minh cho hành động của mình là dựa trên yêu cầu hỗ trợ quân sự của đảng. Một số nhà lãnh đạo Tiệp Khắc độc tài đã yêu cầu sự can thiệp của Liên Xô, mặc dù điều đó chỉ là đẩy một cái cửa đã mở. Đại sứ Liên Hiệp Quốc của Liên Xô, đã bào chữa là “sự trợ giúp anh em” để chống lại “các thế lực chống đối xã hội”.

Brezhnev giải thích: “Khi những thế lực thù địch với xã hội chủ nghĩa để biến sự phát triển của một số nước xã hội chủ nghĩa sang chủ nghĩa tư bản, nó không chỉ là vấn đề của nước liên hệ mà còn là vấn đề chung và mối quan tâm chung của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa”.

Không có gì đáng ngạc nhiên, sự kiểm soát của Liên Xô có nghĩa là sự trở lại của Xã Hội Chủ Nghĩa Với Khuôn Mặt Vô Nhân (inhuman face = mặt quỷ). Trước hết, Dubcek và những quan chức khác đã phải bay đến Moscow. Họ bị bắt buộc phải đảo ngược tiến trình, phá bỏ những cải cách trước đó. Dubcek sớm được Gustav Husak thay thế, rồi bị trục xuất khỏi đảng, sau đó ông được gửi tới Sở Lâm Nghiệp. Husak và đảng được Liên Xô hậu thuẫn đã thiết lập một thời kỳ “bình thường hóa”, nghĩa là đảo ngược Mùa Xuân Prague trong hầu hết mọi sự kiện. Khoảng 300.000 người Czechs đã chạy trốn trước khi cánh cửa quốc gia bị đóng. Cuộc phản đối có ấn tượng sâu sắc nhất diễn ra vào ngày 16/1, khi sinh viên Jan Palach tự thiêu. Anh ta sống được 3 ngày, thậm chí còn trả lời phỏng vấn trước khi chết.

Sự sẵn sàng của những gì Ronald Reagan sau này đã gọi là Đế Chế Ác Ma đã đè bẹp tia lửa mong manh của con người ở Đông Âu, đó là một thất bại cay đắng cho không chỉ Tiệp Khắc mà cho tất cả những người trong khối Đông Âu, những người nuôi dưỡng tia lửa tự do. Hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn dường như đã tuyệt vọng với sự tàn khốc của chủ nghĩa cộng sản là một thực tại vĩnh viễn.

Mùa Xuân Prague
Tuy thế, tất cả đã không bị mất. Hóa ra là một Liên Xô đang trỗi dậy theo dõi kinh nghiệm của Tiệp Khắc. Năm 1987, Mikhail Gorbachev đã thừa nhận rằng “Glasnost” và “Perestroika” của ông đã chịu ảnh hưởng của Mùa Xuân Prague. Đối với người Czech và Slovak trung bình, thêm 19 năm nữa có vẻ như là cả cuộc đời. Tuy nhiên, hầu hết những người thích hương vị tự do hơn vào năm 1968 đã tham gia cuộc Cách Mạng Nhung (Velvet Revolution), một giai đoạn được quy cho người bất đồng chính kiến (và sau đó là Đại Sứ Cộng Hòa Czech tại Mỹ) Rita Klimova vào năm 1989. Sự khác biệt quan trọng với cuộc cách mạng sau là tự do bắt đầu ở trung tâm chứ không phải ở ngoại vi của Đế Chế Ác Ma. Moscow không còn ngăn cản vệ tinh của mình vượt thoát sang tự do.

Năm 1989, Ba Lan đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên. Hungary đã cắt một lỗ hổng lớn trong Bức Màn Sắt khi chế độ cải cách xé toạc hàng rào biên giới với Áo. Vào 9/11, Bức Tường Berlin sụp đổ và cái gọi là  Dân Chủ Đức đã bước lảo đảo về phía Thùng Rác Lịch Sử. Vào 20/11, một nửa triệu người Czech và Slovak đã tràn ngập đường phố Prague. Tám ngày sau, những cán bộ trung kiên và những kẻ xu thời tràn ngập đảng cộng sản, không thể tin tưởng vào quân đội của nước mình hoặc quay sang Hồng Quân, tuyên bố chuyển giao quyền hành.

Nhà viết kịch, nhà bất đồng chính kiến và là nhà hoạt động Vaclav Havel cuối cùng đã thành Chủ Tịch của nước Cộng Hòa Dân Chủ mới. Mặc dù thời gian của Dubcek đã đi qua từ khi người dân của ông không quan tâm đến việc cải cách chủ nghĩa cộng sản, nhưng ông đã không bị lãng quên. Dubcek đã xuất hiện cùng với Havel khi những cuộc biểu tình lên đến đỉnh, và ông đã trở thành Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang Czech và sau đó là người đứng đầu Đảng Dân Chủ Xã Hội Slovakia. Ông chết trong một tai nạn xe hơi ở tuổi 70 vào năm 1992, nhưng ít nhất ông đã nhìn thấy đỉnh cao cuối cùng giấc mơ của mình. Giống như Gorbachev, ông đã nhận ra rằng một chính quyền có khuôn mặt người không thể là cộng sản.

Tuyệt vọng là một phản ứng chung đối với cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1968. Tuy nhiên nếu không có Mùa Xuân Prague, phép màu của năm 1989 có thể đã không xảy ra. Như cả Hungary và Tiệp Khắc đã chứng minh, chìa khóa đối với tự do của Đông Âu là sự kiềm chế quân sự của Liên Xô. Và chính Gorbachev, người đã được truyền cảm hứng từ những cải cách của Dubcek, người trở thành Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô, trong một vị trí để thực thi những gì các quan chức của ông đã gọi là “Học thuyết Sinatra”, cho phép người Đông Âu thực hiện con đường của họ. Từ nguyên tắc đơn giản đó đã xuất hiện lực lượng quần chúng lật đổ những quân cờ Domino cộng sản, đánh sập Bức Tường và cuối cùng buộc chính Liên Xô phải giải thể.

Doug Bandow
(Viện sĩ ở Cato Institute và là tác giả của một số sách về kinh tế và chính trị)
Mùa Xuân Prague Đã Dẫn Đến Sự Sụp Đổ Của Chủ Nghĩa Cộng Sản Như Thế Nào
Doug Bandow
Việt Dương dịch
Tháng giêng 1968, mùa xuân đã đến sớm. Ngày 5/1, Alexander Dubcek được bầu làm Bí Thư Thứ Nhất của đảng Cộng Sản Tiệp Khắc. Sau hơn 2 thập kỷ dưới chế độ cộng sản hà khắc, hy vọng thay đổi đã nảy nở.

Tiệp Khắc là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa Quốc Xã, đã mất các tuyến phòng thủ địa lý bên ngoài tại hội nghị Munich năm 1938, và đã bị Adolf Hitler nuốt chửng vài tháng sau đó. Khi chiến tranh lao tới kết cục thảm khốc, người Đức đã coi Tiệp Khắc như một thành lũy ẩn náu cuối cùng. Prague đã phải chịu trận chiến lớn cuối cùng của cuộc xung đột và đã sụp đổ vào đầu tháng năm. Thật ra vẫn còn vài trận chiến tiếp tục sau khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng Năm.

Than ôi! “Giải phóng” đã dẫn đến chuyên chế. Liên Xô phải mất một ít nỗ lực để đặt nền cai trị cộng sản thất nhân tâm lên đất nước Trung Âu sau khi Thế Chiến thứ II kết thúc.
Liên Xô đã đạt được lợi thế từ nhận thức của mình như một người giải phóng, nhưng quan trọng hơn là nỗ lực tàn nhẫn của đảng Cộng Sản địa phương, đã lên tới đỉnh trong cuộc đảo chính năm 1948.  Suy nghĩ và hành động tự do đã bị loại bỏ khi những người cứng rắn mở rộng quyền kiểm soát của họ. Ở Tiệp Khắc, trái ngược với Liên Xô, chủ nghĩa Stalin tồn tại lâu hơn Stalin.

Tản quyền hóa và tự do hóa của Dubcek
Tuy nhiên những cán bộ trung kiên của đảng Cộng Sản đã tốt hơn nhiều trong việc bỏ tù người dân hơn là tạo ra sự thịnh vượng. Nền kinh tế trì trệ, dẫn đến áp lực thay đổi. Năm 1965, đảng đã thông qua Mô Hình Kinh Tế Mới, nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế. Những cải cách chính trị khiêm tốn nhất cũng vậy, đã được đưa vào, mặc dù những người bảo thủ già đã chống lại những thay đổi quan trọng. Cuối năm 1967, một nhà cải cách người Slovakia học ở Liên Xô, Alexander Dubcek, đã thách thức Antonin Bovotny, người đứng đầu cả đảng và nhà nước. Gần hai tháng sau, Dubcek đã thay Novotny. Dubcek và những người ủng hộ ông đã thúc đẩy cả tản quyền và tự do hóa. Đất nước được chia thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Czech và Slovakia. Tự do hơn về báo chí và ngôn luận được ban bố. Du lịch cũng được nới lỏng. Nông dân và đoàn viên Công Đoàn đã được các quyền tự do trước đây bị giới hạn. Đảng viên Cộng Sản được phép hành động “theo lương tâm của mình”, thậm chí họ có thể thách thức những chính sách chính thức.

Dubcek cho biết mục tiêu của ông là: Xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa tiên tiến trên nền tảng kinh tế vững chắc và một chủ nghĩa tương ứng với truyền thống dân chủ lịch sử của Czechoslovakia. Ông đã ban hành một “Chương Trình Hành Động” vào tháng Tư, trong đó hình dung một bước tiến 10 năm tới bầu cử và tạo ra chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Lưu tâm đến những gì đã xảy ra ở Hungary hơn một thập niên trước, Dubcek nhấn mạnh duy trì mối quan hệ với Moscow và những vệ tinh khác. Tiệp Khắc vẫn còn ở lại trong Hiệp Ước Warsaw. Hơn thế, chương trình hành động đối sử nhẹ nhành với hồ sơ của chủ nghĩa cộng sản. Nó chỉ gợi ý rằng chính sách tập thể trước đây đã lỗi thời và không còn cần thiết nữa. Hạnh phúc thay chủ nghĩa xã hội đã chiến thắng.

Chủ nghĩa xã hội với mặt người
Vì vậy, Dubcek đã thúc đẩy những thay đổi có vẻ không đồng bộ với chủ nghĩa cộng sản, nói thẳng hơn, điều đó sẽ gửi cho những vĩ nhân cộng sản Marx, Lenin, Stalin và Trostky cũng như hàng triệu tín đồ chân chính khác đang quay cuồng trong những ngôi mộ của họ. Ông đã nói về Chủ Nghĩa Xã Hội Có Mặt Người và lên kế hoạch cho Đại Hội Đảng lần thứ 14 vào tháng 9 khi Chương Trình Hành Động được thông qua, những luật mới sẽ được ban hành và sẽ bầu một Ủy Ban Trung Ương mới.

Mặc dù Dubcek đã cẩn thận trong những lời chỉ trích, nhưng việc xả kiểm duyệt của ông đã cho phép nhưng người khác tấn công tội ác của chủ nghĩa cộng sản. Dân chủ có thể chưa đến, nhưng những Câu Lạc Bộ Chính Trị độc lập đã xuất hiện và Đảng Dân Chủ Xã Hội đã bắt đầu tổ chức.

Không có gì đáng ngạc nhiên, Liên Xô vừa bước vào thời kỳ trì trệ dưới thời Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev, người lãnh đạo lật đổ Khrushchev, đã lo ngại. Những vệ tinh của Moscow cũng vậy, một số trong đó đang bị chỉ trích bởi những người Czechs và Slovakia mới được giải phóng. Một cuộc họp diễn ra vào cuối tháng Bảy giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Tiệp Khắc. Dubcek đã thực hiện tất cả những nhượng bộ dường như cần thiết. Ông khẳng định sự trung thành với Hiệp Ước Warsaw, đồng ý ngăn chặn sự hồi sinh của Đảnh Dân Chủ Xã Hội, hứa sẽ kiểm soát truyền thông và cam kết hạn chế xu hướng chống xã  hội chủ nghĩa.

Hai ngày sau, những người lãnh đạo Tiệp Khắc đã họp với những đối tác Hiệp Ước Warsaw và ký bản Tuyên Bố Bratislava. Mọi người chống lại hệ thống tư sản và những diễn viên chống xã hội chủ nghĩa, cam kết trung thành đời đời với chủ nghĩa Marx – Lenin, và yểm trợ, tăng cường, thúc đẩy sự hợp tác anh em giữa những nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa xã hội với bộ mặt vô nhân (mặt quỷ)
 Lúc đó Liên Xô đã rút quân khỏi Tiệp Khắc, nhưng trong một lần tái chiếm Hungary đã để quân lại dọc theo biên giới Tiệp Khắc. Ngày 20/ 8, xe tăng và binh lính Liên Xô được những lực lượng từ Bulgary, Hungary và Poland hỗ trợ đã xâm lăng Tiệp Khắc với một lực lượng lên tới nửa triệu quân và 2000 xe tăng (Quân đội Đông Đức ở lại nhà, không muốn đánh thức lại những kỷ niệm bẩn thỉu của thập niên trước).

Quân đội xâm lăng bao vây quân đội Tiệp Khắc trong doanh trại của họ, chiếm phi trường và tràn ngập đường phố. Dubcek ra lệnh cho công chúng không được chiến đấu, giải thích rằng “Đưa ra sự phòng vệ quân sự có nghĩa là đẩy người dân czech và Slovalia vào một cuộc tắm máu vô nghĩa”. Tuy nhiên, vẫn có sự kháng cự lẻ tẻ và 137 người Tiệp đã mất mạng vì chiến đấu, và hàng trăm người khác bị thương. Moscow biện minh cho hành động của mình là dựa trên yêu cầu hỗ trợ quân sự của đảng. Một số nhà lãnh đạo Tiệp Khắc độc tài đã yêu cầu sự can thiệp của Liên Xô, mặc dù điều đó chỉ là đẩy một cái cửa đã mở. Đại sứ Liên Hiệp Quốc của Liên Xô, đã bào chữa là “sự trợ giúp anh em” để chống lại “các thế lực chống đối xã hội”.

Brezhnev giải thích: “Khi những thế lực thù địch với xã hội chủ nghĩa để biến sự phát triển của một số nước xã hội chủ nghĩa sang chủ nghĩa tư bản, nó không chỉ là vấn đề của nước liên hệ mà còn là vấn đề chung và mối quan tâm chung của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa”.

Không có gì đáng ngạc nhiên, sự kiểm soát của Liên Xô có nghĩa là sự trở lại của Xã Hội Chủ Nghĩa Với Khuôn Mặt Vô Nhân (inhuman face = mặt quỷ). Trước hết, Dubcek và những quan chức khác đã phải bay đến Moscow. Họ bị bắt buộc phải đảo ngược tiến trình, phá bỏ những cải cách trước đó. Dubcek sớm được Gustav Husak thay thế, rồi bị trục xuất khỏi đảng, sau đó ông được gửi tới Sở Lâm Nghiệp. Husak và đảng được Liên Xô hậu thuẫn đã thiết lập một thời kỳ “bình thường hóa”, nghĩa là đảo ngược Mùa Xuân Prague trong hầu hết mọi sự kiện. Khoảng 300.000 người Czechs đã chạy trốn trước khi cánh cửa quốc gia bị đóng. Cuộc phản đối có ấn tượng sâu sắc nhất diễn ra vào ngày 16/1, khi sinh viên Jan Palach tự thiêu. Anh ta sống được 3 ngày, thậm chí còn trả lời phỏng vấn trước khi chết.

Sự sẵn sàng của những gì Ronald Reagan sau này đã gọi là Đế Chế Ác Ma đã đè bẹp tia lửa mong manh của con người ở Đông Âu, đó là một thất bại cay đắng cho không chỉ Tiệp Khắc mà cho tất cả những người trong khối Đông Âu, những người nuôi dưỡng tia lửa tự do. Hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn dường như đã tuyệt vọng với sự tàn khốc của chủ nghĩa cộng sản là một thực tại vĩnh viễn.

Mùa Xuân Prague
Tuy thế, tất cả đã không bị mất. Hóa ra là một Liên Xô đang trỗi dậy theo dõi kinh nghiệm của Tiệp Khắc. Năm 1987, Mikhail Gorbachev đã thừa nhận rằng “Glasnost” và “Perestroika” của ông đã chịu ảnh hưởng của Mùa Xuân Prague. Đối với người Czech và Slovak trung bình, thêm 19 năm nữa có vẻ như là cả cuộc đời. Tuy nhiên, hầu hết những người thích hương vị tự do hơn vào năm 1968 đã tham gia cuộc Cách Mạng Nhung (Velvet Revolution), một giai đoạn được quy cho người bất đồng chính kiến (và sau đó là Đại Sứ Cộng Hòa Czech tại Mỹ) Rita Klimova vào năm 1989. Sự khác biệt quan trọng với cuộc cách mạng sau là tự do bắt đầu ở trung tâm chứ không phải ở ngoại vi của Đế Chế Ác Ma. Moscow không còn ngăn cản vệ tinh của mình vượt thoát sang tự do.

Năm 1989, Ba Lan đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên. Hungary đã cắt một lỗ hổng lớn trong Bức Màn Sắt khi chế độ cải cách xé toạc hàng rào biên giới với Áo. Vào 9/11, Bức Tường Berlin sụp đổ và cái gọi là  Dân Chủ Đức đã bước lảo đảo về phía Thùng Rác Lịch Sử. Vào 20/11, một nửa triệu người Czech và Slovak đã tràn ngập đường phố Prague. Tám ngày sau, những cán bộ trung kiên và những kẻ xu thời tràn ngập đảng cộng sản, không thể tin tưởng vào quân đội của nước mình hoặc quay sang Hồng Quân, tuyên bố chuyển giao quyền hành.

Nhà viết kịch, nhà bất đồng chính kiến và là nhà hoạt động Vaclav Havel cuối cùng đã thành Chủ Tịch của nước Cộng Hòa Dân Chủ mới. Mặc dù thời gian của Dubcek đã đi qua từ khi người dân của ông không quan tâm đến việc cải cách chủ nghĩa cộng sản, nhưng ông đã không bị lãng quên. Dubcek đã xuất hiện cùng với Havel khi những cuộc biểu tình lên đến đỉnh, và ông đã trở thành Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang Czech và sau đó là người đứng đầu Đảng Dân Chủ Xã Hội Slovakia. Ông chết trong một tai nạn xe hơi ở tuổi 70 vào năm 1992, nhưng ít nhất ông đã nhìn thấy đỉnh cao cuối cùng giấc mơ của mình. Giống như Gorbachev, ông đã nhận ra rằng một chính quyền có khuôn mặt người không thể là cộng sản.

Tuyệt vọng là một phản ứng chung đối với cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1968. Tuy nhiên nếu không có Mùa Xuân Prague, phép màu của năm 1989 có thể đã không xảy ra. Như cả Hungary và Tiệp Khắc đã chứng minh, chìa khóa đối với tự do của Đông Âu là sự kiềm chế quân sự của Liên Xô. Và chính Gorbachev, người đã được truyền cảm hứng từ những cải cách của Dubcek, người trở thành Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô, trong một vị trí để thực thi những gì các quan chức của ông đã gọi là “Học thuyết Sinatra”, cho phép người Đông Âu thực hiện con đường của họ. Từ nguyên tắc đơn giản đó đã xuất hiện lực lượng quần chúng lật đổ những quân cờ Domino cộng sản, đánh sập Bức Tường và cuối cùng buộc chính Liên Xô phải giải thể.

Doug Bandow
(Viện sĩ ở Cato Institute và là tác giả của một số sách về kinh tế và chính trị)

Aucun commentaire: