Tầng lớp này không ít đâu, con số có thể đến hàng trăm triệu hoặc hơn và đang sống trên khắp miền của đất nước họ. Chính quyền hiện tại đang áp đảo họ, khiến họ phải câm lặng, nhưng chính quyền không thể thu phục được lòng họ và họ sẽ bùng lên bất cứ lúc nào.
Đến Thượng Hải, tôi thấy
Thượng Hải thay đôỉ rất nhiều. Nhưng khi tôi về thăm trường cũ, đến thăm thầy
cô giáo cũ vẫn đang sống trong “Đồng tế tân thôn” bên cạnh trường và thăm nhà
riêng một vài bạn học cũ, tôi thấy một cuộc sống khác hẳn. Họ rất nghèo nàn và
thật khắc khổ. Có bạn vưà gặp tôi, liền ôm hai vai tôi và khóc nức nở. Đây
không phải vì họ cảm động, vì mừng vui hôị ngộ sau nhiều năm xa cách. Họ khóc
vì gặp lại chúng tôi là gặp lại nhân chứng của một thời nhục nhã và đáng xấu
hổ. Tôi đọc được tình cảm đó khi tôi xem bộ phim truyện “Nghiệp chướng ” noí về
những éo le và mất mát đeo đẳng suốt đời lớp thanh niên trí thức Thượng Hải,
trong đó có rất nhiều người từng là bạn tôi.“Nghiệp chướng” là cái giá rất đắt
mà những người cầm đầu đất nước này đã gây ra cho bao gia gia đình trí thức để
rôì đến lúc họ sẽ phải trả. Một người bạn tôi noí vơí tôi: “Tôi từng là Hồng vệ
binh và đang là nạn nhân của Hồng vệ binh suốt đời.
Đó là lũ con tôi, cháu tôi
hôm nay”
Có trong tay cuốn địa chỉ
và số điện thoại của bạn cũ ở khắp nơi, chúng tôi đã giành ra gần 2 tháng đi
thăm bạn và để quan sát sự thay đôỉ của nước Trung Hoa. Nhưng khắp Trung Quốc
hôm nay, ngoài những người rất câm lặng, rất đau khổ như tôi vừa noí, còn lớp
người Trung Quốc thứ ba đang vưà là chỗ dựa vưà là gánh nặng uy hiếp Nhà nước
Trung quốc: Bọn này đông lắm. Đó là lũ lưu manh mạnh vì gạo bạo vì tiền. Đáng
tiếc, các vị trong chính quyền Nhà nước Trung Hoa đã từng có thoí quen dùng bọn
lưu manh này làm “chỗ dựa”để đối phó vơí các lực lượng thù địch, nhưng khi
không cần nưã hoặc không sử dụng được nưã thì họ tiêu diệt “chỗ dựa” đó đi.
Tôi nhớ lại ngày chúng tôi
chuẩn bị về nước năm 1966, bà Giang Thanh nổi lên oai phong y như Võ Tắc Thiên
ngày xưa, cạnh bà có 3 kẻ thân cận là Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trịnh
Xuân Kiều, tạo thành một “Bộ tứ trụ” điều khiển hơn một tỷ dân. Nhưng thời nay
còn có rất nhiều người cao thủ hơn bè lũ bốn tên thời đó. Thời nay có các băng
đảng lưu manh kết hợp vơí công an và chính quyền hình thành hệ thống Mafia ở
khắp mọi nơi. Sự kiện triệt phá Mafia ở thành phố Trùng Khánh vưà qua là một
thí dụ. Không thể tin được trong một đô thị hiện đại của một quốc gia hùng mạnh
mà bọn lưu manh côn đồ bị truy bắt trong một đợt đã lên đến ngót 2000 tên,
trong số đó có cả giám đốc sở tư pháp và nhiều sĩ quan công an.
Cuôí cùng, có thể quan sát
“Trung Quốc hùng cường hôm nay” bằng cách quan sát những người Trung Quốc đang
xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều vơí vai trò lao động chui. Những người này
có thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tôị phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa
sang đây để sống cuộc đời phá phách, trộm cắp, lưà đảo và để tìm cách lấy vợ
sinh con và sẽ là lực lượng nằm vùng nôị ứng cho các cuộc tấn công của quân
chính quy sau này.
Lũ người này có đáng sợ
không?
Làm cách nào để dẹp chúng?
Thiết nghĩ mọi người đều
hiểu.
Chúng ta phải cám ơn các
nhà truyền giáo Phương Tây, đặc biệt là các giáo sĩ Bồ Đào Nha có công đầu về
việc xử dụng chữ gốc La Tinh để phiên âm tiếng Việt trong việc truyền đạo vào
nước ta ở thế kỷ 16-17 như Francisco de Pina, đến người biên soạn cuốn từ điển
Việt-Bồ-La đầu tiên là Alexandre de Rhodes ( 1651) và nhất là người có công
hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ thứ 19 để trở thành chữ viết chính thống của
nước ta đầu thế kỷ 20 là Bá Đa Lộc - Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine.
Cám ơn các vị giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát ra khoỉ ảnh hưởng của văn hoá
nô dịch Trung Hoa. Nhưng đây cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành
trong thế kỷ thứ 20 đã lãng quên một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương
Đông, trong đó có Phong Thuỷ, Địa Mạch và Kinh Dịch.……
Còn ở Việt Nam chúng ta?
Lịch sử bốn ngàn năm của nước ta là lịch sử chống ngoại xâm. “Ngoại xâm” đây là
chỉ giặc Phương Bắc, bơỉ vì Phương Đông, Phương Tây và Phương Nam gần như không
có. Hơn hai ngàn năm qua thì giặc ngoại xâm đã bị chỉ đích danh những nhân vật
cụ thể như Triệu Đà, Mã Viện, Cao Biền…
Bởi thế ta rất cần biết
tại sao họ quyết chiếm nước ta và tại sao họ không thể chiếm nổi?
Hiện nay họ biết không thể
ngang nhiên đổ bộ vào Thủ đô, họ đi vòng vèo từ phiá Tây qua Lào, qua Cam pu
chia và họ đang chiếm Bauxite Tây nguyên, còn tại Trung tâm Thủ đô, họ đang nhờ
bàn tay nào phá Thủ đô của ta? Tinh ý, chúng ta sẽ biết.…..
LỜI CUỐI BÀI
Để kết thúc bài viết, tôi
muốn quay lại những dòng mở đầu, rằng tôi không có chút năng khiếu nào trong
những vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh chính trị, nhưng do nghề nghiệp và do
số phận, tôi đã có dịp hiểu rất sâu vào cốt lõi của vấn đề kinh tế và chính trị
trong môí quan hệ vơí Trung Quốc hiện nay. Bơỉ vậy tôi muốn khuyên tất cả mọi
người, nhất là các vị sinh ra sau tôi và chưa có dịp trải nghiệm như tôi, là
hãy tỉnh táo để thoát ra khỏi cõi u mê của sự hoang tưởng trong môí quan hệ với
Trung Quốc. Cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm mới đưa ra được lời dậy bảo và
bản thân tôi phải trải qua hơn 55 năm để chiêm nghiệm và thấm nhuần lời dậy bảo
của cha ông.
Tôi biết, lúc này đã có
rất nhiều người suy nghĩ như tôi hoặc sâu sắc hơn tôi, nhưng vẫn còn khá đông
người đang lầm lẫn và ảo tưởng, không ít người còn rất sợ vía người bạn lớn vĩ
đại Trung Hoa, tôi không trách họ vì đôi lúc chính tôi cũng tin ở sức mạnh
Trung Quốc và nể sợ họ lắm.
Nhưng xin mọi người hãy
bình tâm và suy ngẫm xem cái gì tạo nên sức mạnh của họ và cái gì đang giết
chết sức mạnh đó?
Đông dân là một sức mạnh.
Có điều, một thảm hoạ đông
dân mà Nhà nước không vì dân, thì Nhà nước sẽ khốn đốn vì sự phản ứng của dân.
Có ai biết rằng trên đất
nước Trung Hoa vĩ đại đang có 200 triệu người sống lang thang không nhà cửa và
đặc biệt hệ thống băng đảng Mafia ở hầu hết các thành phố lớn như Thâm Quyến,
Thượng Hải, Qủang Châu... đang chia cắt quyền lực của đất nước họ hay không?
Việc tầy trời này thiết
nghĩ cũng không cần nhiều lời và chính là việc của các nhà chiến lược.
Vậy thì moị nỗ lực của họ
có thể có một kết thúc có hậu hay không?
KTS. Trần Thanh Vân._
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire