Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Công hôm nay, 10/4/2020 (GS. Mai Thanh Truyết)


Thưa Quý Bà Con,
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Công hôm nay, 10/4 xin được chia xẻ với Bà Con nhân ngày Thứ sáu Thương khó – Good Friday của Thiên Chúa giáo, một vấn nạn khác của Trung Cộng. Đó là chất phế thải trong quá trình sản xuất hóa chất và dược phẩm và xuất cảng ra khắp thế giới.
Đây là một tội ác của TC đối với nhân loại. Xin mời đọc dưới đây:
Phế thải dược phẩm của Trung Cộng
Harbin Pharmaceutical Group, một công ty dược phẩm lớn ở tỉnh Hắc Long Giang (Heilonjiang)
phía đông bắc của Trung Cộng chuyên về thuốc kháng sinh, đã ký kết một thỏa thuận với thành phố A Thành (Acheng), một vùng ngoại ô của Cáp Nhĩ Tân để xây dựng một nhà máy sản xuất mới. Ngay sau khi có thỏa thuận này, một vụ bê bối liên quan đến ô nhiễm gần đây của công ty đã dẫn đến nhà máy sản xuất dược phẩm phải đóng cửa.
Vụ bê bối gây ô nhiễm - khí thải và nước ô nhiễm nầy vượt quá giới hạn cho phép đã được phát thải vào môi trường của Cáp Nhĩ Tân. Theo Tân Hoa Xã của TC, nhà máy Cáp Nhĩ Tân nầy quy kết sẽ không phát tán các chất ô nhiễm dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia, đã được hoàn thành vào năm 2013 và có giá trị 2 tỷ đồng Nguyên (193.300.000 £).

Đây chỉ là một thí dụ điển hình trên trăm ngàn trường hợp khác xảy ra trên khắp nước. Và kết quả của những vi phạm trên trong ngành dược đang là nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của quốc gia nầy hầu như bị ô nhiễm hoàn toàn.
Từ năm 2013, các chuyên gia từ Trung Hoa Học viện Khoa học (CAS) nhận định rằng:"Quy định mới về ô nhiễm kháng sinh không có khả năng được thông qua trong một tương lai gần, tuy nhiên, những thử nghiệm theo dõi nồng độ kháng sinh trong khu vực nơi có vấn đề ô nhiễm là có thể thực hiện được".

Trung Cộng hiện đang tạo ra khoảng 650.000 tấn chất thải y tế mỗi năm (2016) và lượng này được dự đoán sẽ tăng với tốc độ 19 đến 25% hàng năm. Các phương pháp chính để giải quyết chất thải y tế này là chôn lấp, hóa rắn (solidification), tái chế và đốt rác (incineration). Tuy nhiên, những biện pháp này không phải lúc nào cũng được thực hiện nghiêm chỉnh. Một nghiên cứu của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới - World Wildlife Fund - WWF  về Thị trường Dịch vụ Môi trường của TC - China's Environmental Services Market đã báo cáo rằng TC tạo ra khoảng 20-40 tấn chất thải nguy hại hàng năm và hơn một nửa trong số đó đã bị thanh lọc (mistreated) không đúng cách hay không thanh lọc. Mặc dù chất thải trên có tính độc hại chưa rõ ràng về mặt y tế, nhưng nó là minh chứng cho những cải tiến cần thiết trong quy trình thanh lọc phế thải y tế của TC.

Trước đây, TC không đặt nặng vấn đề phế thải y tế cho đến khi dịch SARS năm 2003 bùng phát, nghĩa là TC hoàn toàn thả lỏng việc thanh lọc nguồn phế thải nầy trước năm 2003:

· Nguồn khí đốt các chất thải như áo quần bịnh viện, bông gòn, và những vật dụng ỳ tế được đốt và thải thẳng vào không khí không qua thanh lọc. Chúng ta còn nhớ trong vụ China Covid-19 ở Wuhan, vì xác người bị thiêu đốt nhiều qua cho nên lượng khí SO2 do xác người phát thải lên đến trên 3000 mg/m3 không khí. Thông thường trong khi đốt vật dụng chỉ phát thải khoảng 2-5 mg/m3 mà thôi;

· Các vấn đề mãn tính bao gồm: thiết bị y tế dùng một lần được tái chế, khí độc được tạo ra từ việc đốt thiết bị y tế bằng nhựa, và nhân viên xử lý chất thải và người nhặt rác phải đối mặt với nhiễm trùng tiềm ẩn từ kim chích. Tất cả những vấn đề này đặt ra những mối đe dọa an ninh và sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng;

· Còn các phế thải lỏng được chuyển vào một hồ chứa lộ thiên và qua sự bốc hơi do ánh nắng mặt trời. Dĩ nhiên tất cả khí thải độc hại đều đi vào không khí. Và sau đó đi vào buồng phổi của cư dân gần vùng phát triển.

· Một số phế thải lỏng đã ngấm vào lòng đất, di vào dòng nước ngầm tạo ra bao hệ lụy cho cây trồng và người dân khi xử dụng nước giếng…

Bắc Kinh đã bắt đầu kiểm soát nghiêm ngặt hơn từ những năm 2013 trở đi và có cho biết những báo cáo hàng năm.Vào tháng 7, 2018,  kết quả của vòng thanh tra lần thứ bảy và trong một cuộc càn quét hai tuần trong tháng đó, 5.322 doanh nghiệp đã bị kiểm tra; 1.389 trong số họ đã được tìm thấy không đáp ứng dử các quy định môi trường. Đến cuối tháng 7, một vòng thứ tám nhắm vào các ngành công nghiệp ở khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, cũng có kết quả tệ hại tương tự.
Hồ phế thải nầy thuộc Cty Tuoketuo là một bộ phận của Đại Cty China Shijiazhuang Pharmaceutical Group (CSPC) – a mega pharmaceutical enterprise with approximately 10 affiliates, 20,000 employees, ¥11.5 billion in assets (€1.39 million, and ranked as the second most profitable pharmaceutical company in China.

Qua những gì đã trình bày thêm, chúng ta thấy là rốt cuộc nạn nhân của TC cũng chỉ là người dân sống trong đất nước nầy.

Và những người dân toàn cầu sống khắp nơi trên thế giới cũng là nạn nhân của một chế độ cộng sản chỉ biết lợi nhuận, chỉ biết bốc lột và lường gạt cả thế giới qua:
· Thuốc giả mạo, không đúng tiêu chuẩn;
· Hàng tiêu dùng không đúng phẩm chất, chứa đầy rẩy các hóa chất độc hại;
· Thực phẩm có tẩm hóa chất bảo quả không đúng cách;
· Trong da thịt gia cầm, trâu bò, tôm cá …chứa đầy hóa chất tăng trưởng …

Chỉ còn một phương cách là TẨY CHAY tất cả mọi hàng hóa của Tàu, của Trung Cộng.
Và cung cách hành xử hay nhứt của mỗi người con Việt là:

CHỐNG  TÀU  DIỆT  VIỆT  CỘNG

Phụ Chú:
Góp ý về bịnh ung thư ở Việt Nam do một BS trong nước: Nhật ký yêu nước

Đặc thù các khu công nghiệp ở Việt Nam xuất hiện nơi nào, sông, suối ao hồ kênh rạch, kể cả lòng đất nơi đó đều chết hết.

Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều luồn lách luật VN hoặc đút lót cơ quan chức năng nên được phép xả thải trực tiếp ra sông suối ao hồ mà không cần xử lý, vì xử lý chất thải sẽ rất tốn kém. Chất thải đa số là chất độc hại, cực độc ảnh hưởng tới sức khỏe người dân cả một vùng rộng lớn.

Nhất là các doanh nghiệp TC, vì bản chất ác độc, cộng với sự tham lam của quan chức VN nên 100% doanh nghiệp TC đều không tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường mà cứ xả thải trực tiếp ra ngoài, mặc dù chất thải có cả kim loại nặng phá huỷ môi trường ghê gớm.

Mưa là thời điểm thích hợp để xả, chất độc trôi đi sẽ loãng nhanh hơn, nếu có mùi thì bớt mùi hơn ít ai phát hiện.

Đêm qua, Sau một cơn mưa, con kênh Tân Phước Khánh-Tân Uyên - Bình Dương nổi bọt trắng như tuyết. Một con kênh bé tí thế kia làm sao chịu nỗi hàng trăm doanh nghiệp thải cùng một lúc?
Tôi rùng mình khi nghĩ về VN một năm có 140.000 người chết bởi ung thư, cao nhất thế giới.

Nếu chính phủ siết chặt việc giám sát môi trường, hay nói cách khác chính phủ thực tâm muốn bảo vệ môi trường thì... bệnh viện đâu có chuyện 4 người trên một giường bệnh?-
GS. Mai Thanh Truyết

Aucun commentaire: