Mời đọc bài viết này để hiểu rõ cách thức mà chính quyền
Hoa Kỳ và các nước trên thế giới sẽ ép buộc Trung Công phải bồi thường những
thiệt hại mà Trung Cộng đã gây nên sự chết chóc của con người cùng những thiệt
hại về kinh tế của toàn cầu .
Xin hãy chờ đợi một vụ kiện khổng lồ, vô tiền khoáng hậu của loài
người .
Kẻ gieo gió sẽ gặt phong ba bão .
Theo nhiều thông tin, Hoa Kỳ - quốc gia bị tổn hại nặng nề nhất bởi
đại dịch viêm phổi Vũ Hán, sẽ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh bồi thường vì đã gây
ra thảm họa toàn cầu này. Một số kế hoạch khả thi tiến hành để đạt được mục tiêu
đòi bồi thường đang được triển khai. Bắc Kinh đang chịu áp lực lớn chưa từng có
từ trước tới nay.
Theo VOA, vào ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa chỉ
trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì đã không thông báo về dịch bệnh viêm phổi
Vũ Hán một cách kịp thời và chính xác, và ông cũng đề cập tới chính quyền Bắc
Kinh.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng tối hôm đó, khi trả lời câu hỏi của
phóng viên, Tổng thống Trump đã nói: “Chúng tôi sẽ có một đề xuất rất sớm”. Ông
nói rằng đề xuất này có “liên quan đến WHO, và sau đó là Trung Quốc”.
Trước đó, Hoa Kỳ đã đóng băng khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ dành
cho WHO. Đây là một lần nữa chỉ trong vòng 1 tuần ông Trump ám chỉ sẽ yêu cầu Bắc
Kinh bồi thường.
Đại dịch đã khiến nền kinh tế Mỹ trong quý đầu năm nay giảm 4,8%,
20 triệu người bị thất nghiệp và vô số người phải ở trong nhà. Mỹ đã có hơn
1.130.000 ca xác nhận nhiễm virus và hơn 65.000 ca tử vong. Cơn thịnh nộ đối với
chính quyền Bắc Kinh vì đã giấu giếm thông tin bệnh dịch đã khơi mào cho một loạt
các kế hoạch mang tính trừng phạt. Sau khi im lặng, Nhà Trắng đã bắt đầu bày tỏ
thái độ.
Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố rằng họ sẽ yêu cầu
Bắc Kinh bồi thường
Theo tin trên trang web chính thức của Nhà Trắng, tại cuộc họp
giao ban tại Nhà Trắng hôm thứ Hai (27/4), một phóng viên đã hỏi: “Các cuộc
thăm dò ý kiến cho thấy hầu hết người Mỹ đổ lỗi cho Bắc Kinh gây ra sự lây lan
của dịch viêm phổi Vũ Hán. Tổng thống thấy thế nào và làm thế nào để Bắc Kinh
chịu trách nhiệm?”
Tổng thống Trump nói: "Có nhiều cách để buộc họ phải chịu
trách nhiệm. Bạn có thể biết rằng chúng tôi đang thực hiện một cuộc điều tra rất
nghiêm túc. Và chúng tôi không hài lòng với chính quyền Trung Quốc. Chúng tôi
không hài lòng với tình hình này vì chúng tôi nghĩ rằng đại dịch virus lẽ ra đã
được chặn sớm, và nó sẽ không lan ra khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi nghĩ lẽ
ra phải như thế. Do đó, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn kết quả điều tra tới thời
điểm thích hợp, nhưng chúng tôi đang điều tra nghiêm túc".
Một phóng viên sau đó hỏi: "Đức đưa ra hóa đơn yêu cầu Trung
Quốc bồi thường thiệt hại 130 tỷ Euro. Chính phủ Mỹ sẽ xem xét làm như thế?".
Tổng thống Trump nói: "Chúng tôi có thể làm dễ dàng hơn.
Chúng tôi có cách làm mọi thứ dễ dàng hơn thế này. Đức đang nghiên cứu, chúng
tôi cũng đang nghiên cứu, hơn nữa chúng tôi đang nói về khoản tiền bồi thường
nhiều hơn của Đức".
Ông nói tiếp: "Chúng tôi chưa xác định số tiền cuối cùng. Đó
sẽ là rất lớn. Nếu bạn nhìn toàn thế giới, ý tôi là, đây là sự phá hoại trên phạm
vi toàn thế giới. Đây không chỉ là sự phá hoại đối với Hoa Kỳ, mà đây là cả thế
giới".
Hôm 29/4, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng xác nhận kế hoạch của Hoa
Kỳ yêu cầu Bắc Kinh bồi thường. Ông nói trong cuộc họp báo: "Nhiệm vụ đầu
tiên của chúng tôi rất rõ ràng, là giải quyết cuộc khủng hoảng này. Trong cuộc
khủng hoảng này, chúng tôi thấy mình là nạn nhân trực tiếp của đại dịch này, nó
đến từ Vũ Hán, Trung Quốc".
"Chúng tôi cần thời gian để đánh giá làm thế nào để truy cứu
trách nhiệm cho kẻ gây ra những mất mát về tính mạng và khối tài sản khổng lồ của
hàng ngàn người Mỹ, không chỉ của cải của người Mỹ, mà cả thiệt hại kinh tế
toàn cầu do đại dịch gây ra”, ông nói.
Hoa Kỳ đang xây dựng một kế hoạch cụ thể khả thi
Tổng thống Trump đề xuất sẽ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải trả
tiền phạt tài chính "đáng kể" cho các quốc gia chịu thiệt hại từ đại
dịch, nhưng làm thế nào để buộc Bắc Kinh chấp nhận hình phạt cần phải cân nhắc
nhiều.
Theo tin từ Fox News và Washington Post, các nhà lập pháp và quan
chức Hoa Kỳ các cấp đã đưa ra các ý tưởng và kế hoạch cụ thể khác nhau để thực
hiện trừng phạt Trung Quốc.
Một số nghị sĩ muốn tước quyền "miễn trừ chủ quyền" của
chính quyền Bắc Kinh được luật liên bang Hoa Kỳ trao cho, để những người chịu ảnh
hưởng bởi đại dịch có thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Hoa Kỳ. Các ý tưởng
này đã được đề xuất bởi những nghị sĩ Mỹ theo ‘phái diều hâu’ như Thượng nghị sĩ
Tom Cotton, Thượng nghị sĩ Martha McSally và Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn.
Trước đây, Bắc Kinh có thể bỏ qua bất kỳ mệnh lệnh nào của các thẩm
phán Mỹ ban hành, nhưng luật trên và vụ kiện sẽ đặt nền móng cho việc tịch thu
tài sản của các quan chức Bắc Kinh thuộc các khu vực tài phán của Hoa Kỳ.
"Quá trình đưa ra mệnh lệnh thông qua phán quyết vốn là một
chiến thắng, bởi vì các quan chức ở Bắc Kinh sẽ không bao giờ biết khi nào có
thể nhận được phán quyết", một trợ lý của đảng Cộng hòa làm việc tại Thượng
viện nói.
Cách làm của tiểu bang Missouri cũng đáng học hỏi. Theo Fox News, vào ngày 21/4, chính quyền tiểu
bang Missouri đã đệ đơn kiện chính quyền Bắc Kinh và các cơ quan chính quyền
Trung Quốc ở tất cả các cấp, và vụ kiện trực tiếp điểm tên Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ).
Các quan chức Missouri cho biết, ngoài việc truy tố chính phủ, bằng cách truy tố Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông qua việc kiện những người vốn khống chế phần lớn trong đảng, họ sẽ có thể đưa ra yêu cầu mà không chịu hạn chế Luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài.
Các quan chức Missouri cho biết, ngoài việc truy tố chính phủ, bằng cách truy tố Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông qua việc kiện những người vốn khống chế phần lớn trong đảng, họ sẽ có thể đưa ra yêu cầu mà không chịu hạn chế Luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài.
Ngoài ra, họ tuyên bố rằng vụ kiện của họ cũng phù hợp với một số
ngoại lệ nhất định của Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài và có thể đưa ra
yêu cầu.
Trong số các đề xuất, một số đã được ấp ủ trong một thời gian dài.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 29/4, ông Pompeo gợi ý rằng chính phủ sẽ không
chùn bước đưa ra trừng phạt tích cực với bất kể hình thức nào.
Ông nói: "Chúng tôi sẽ nắm chắc thời cơ".
Bắc Kinh rơi vào khốn cảnh chưa từng có kể từ khi thành lập
Theo nhiều tin truyền thông, các quốc gia hiện đang yêu cầu Bắc
Kinh bồi thường bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Ý, Đức, Ai Cập và Ấn Độ. Trong số đó, Ý và
Đức đã đưa ra yêu cầu với chính quyền Bắc Kinh nhân danh chính phủ.
Ngoài việc phải đối mặt với khoản tiền bồi thường khổng lồ, các
nhà phân tích chỉ ra rằng Bắc Kinh cũng phải đối mặt một cuộc tẩy chay của nhiều
quốc gia trên thế giới, như Hoa Kỳ và Đức (đại diện cho Liên minh châu Âu).
Theo VOA, bà Nadege Rolland, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Văn
phòng Nghiên cứu Châu Á tại Washington , DC . cho rằng Bắc Kinh đang gặp phải thách thức lớn nhất kể từ khi
thành lập.
Bà nói: "Như chính ông Tập Cận Bình thừa nhận, đây là thời điểm
vô cùng khó khăn đối với Bắc Kinh và là một thách thức chưa từng có. Kể từ khi
thành lập, đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có".
Bắc Kinh đang rơi vào một vòng xoáy của thảm họa và áp lực lớn do
chính mình gây ra.
* Minh Thanh
Mỹ nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền? * Quan tâm
Tính đến hết tháng 3, Trung Quốc nắm giữ khoảng 1.100 tỷ USD nợ
công của Chính phủ Mỹ. Trong khi đó, nợ quốc gia của Mỹ hiện tại đã vượt 23.400
tỷ USD.
Theo Harvard Business Reviews (HBR), chỉ trong 2 thập kỷ
qua, Trung Quốc đang là một trong số những chủ nợ lớn nhất thế giới, chiếm hơn 5%
GDP toàn cầu. Số nợ công mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sở hữu hiện đã vượt
qua nhiều kênh cho vay truyền thống như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF), thậm chí hơn tổng các chủ nợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) gộp lại.
Báo cáo này còn cho biết Chính quyền Trung Quốc và các công ty con
tại nước này đã rút khoảng 1.500 tỷ USD tiền mặt và tín dụng cho vay
với hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới. Trước đó, Trung Quốc từng là “trùm cho
vay” lớn nhất của Mỹ.
Cho đến tháng 6/2019, vị trí này được chuyển sang Nhật Bản khi nước
này bơm thêm 21,9 tỷ USD để mua các loại trái phiếu chính phủ Mỹ,
nâng tổng giá trị nắm giữ nợ công Mỹ lên 1.112 tỷ USD. Số tiền Mỹ đang nợ
Trung Quốc tính đến tháng 3 vào khoảng 1.100 tỷ USD.
Theo một bài viết trên tờ Bloomberg, nhận định nợ quốc
gia của Mỹ tăng đều đặn trong nhiều thập kỷ, song bất ngờ tăng vọt vào những
năm gằn đây khi chính phủ nước này tích cực bơm tiền vào nền kinh tế gây ra cú
sốc tài chính.
Trong khi đó, vai trò của Trung Quốc trong chuỗi thương mại toàn cầu
ngày càng thể hiện rõ rệt, song ảnh hưởng của nó đến tài chính quốc tế vẫn còn thiếu minh bạch về hệ thống dữ liệu.
Vậy tại sao Trung Quốc lại sở hữu nhiều nợ công của Mỹ? Có hai bài
toán kinh tế được đặt ra vào lúc này. Đầu tiên, Trung Quốc cho Chính phủ Mỹ vay
tiền (hay mua nợ công Mỹ) do muốn thực hiện việc “nhân dân tệ hóa” các giao dịch
quốc tế, nhằm thu về lượng ngoại tệ khổng lồ từ các hoạt động ngoại thương.
Việc mua nợ công Mỹ của Trung Quốc có tác động mạnh mẽ đến đồng
NDT và thị trường xuất nhập khẩu. Ảnh: Forbes.
Việc “dựa hơi” vào đồng bạc xanh từ lâu đã trở nên phổ biến đối với
nhiều quốc gia kể từ Hội nghị Bretton Woods năm 1944.
Ngoài ra, thu ngoại tệ về sẽ giảm chi phí xuất khẩu cho Trung Quốc.
Theo đó, củng cố sự ổn định cho đồng nhân dân tệ, chưa kể đến việc đồng USD từ
lâu được xem là đồng tiền có giá trị và an toàn nhất thế giới.
Bản đồ thể hiện nợ công của các quốc gia đối với Mỹ tính đến cuối
tháng 4/2019. Lúc này, Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Nhật Bản ở vị
trí thứ hai với 1.064 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ có nhiều tác động đáng kể đến thặng dư thương mại. Khi
Trung Quốc thu về các hóa đơn bằng đồng USD dưới dạng kho bạc, giá trị của nó sẽ
được tăng lên. Đổi lại, người tiêu dùng Mỹ mua được sản phẩm giá rẻ của Trung
Quốc và có thêm nguồn vốn đầu tư chảy vào.
(Theo Zing)
Mỹ chuẩn bị tuyên bố vỡ nợ đối với nợ
Trung Quốc
Vincent Thian
Theo dõi Sputnik trên
Các cáo buộc liên tiếp của Nhà Trắng đối với Bắc Kinh về đại dịch
coronavirus đều kết thúc với yêu cầu không trả nợ Trung Quốc - chủ sở hữu lớn
nhất của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, nên trên thực tế, đây là một sự xù nợ có
chọn lọc.
Làm thế nào hợp pháp hóa một đề xuất như vậy, và có thể tác động
thế nào với nền kinh tế Mỹ — theo tài liệu của Sputnik.
Hãy đưa tiền đây!
"Bắc Kinh sẽ bị trừng phạt vì che giấu bùng nổ dịch ở Vũ Hán, gây ra cuộc khủng hoảng y
tế toàn cầu, do đó cần phải không thanh toán một phần nợ của Mỹ do Ngân hàng
trung ương Trung Quốc nắm giữ", - theo Thượng nghị sĩ Marsha
Blackburn từ bang Tennessee.
Bà được Thượng nghị sĩ nổi tiếng Lindsey Graham, tác giả một số dự
luật về trừng phạt chống lại Nga và «Dòng Bắc 2» ủng hộ.
"Đây là đại dịch thứ ba bắt đầu từ Trung Quốc, xuất phát từ
những ngôi chợ bẩn thỉu, nơi chuột và khỉ bị nhiễm virut, sau đó lây nhiễm sang
người qua thực phẩm", Graham nói với Fox News hôm thứ Hai.
Theo ông, "cả thế giới nên lập hóa đơn cho đại dịch" và
đẩy Bắc Kinh vào "ngã rẽ lớn". "Và tôi muốn bắt đầu xóa một phần
nợ của Mỹ trước Trung Quốc, bởi vì chính họ cần trả tiền cho chúng ta chứ
không phải Hoa Kỳ cần trả cho họ!" - thượng nghị sĩ nhấn mạnh.
Blackburn và Graham không đơn độc trong việc cố gắng kiếm tiền từ
nguồn gốc lây lan coronavirus từ Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Josh Hawley, phối hợp
với 3 đồng nghiệp khác, đã đệ trình một dự luật lên Nghị viện về sự cần thiết
phải điều tra quốc tế về sự bùng phát coronavirus và tạo ra một cơ chế bồi thường.
Tất cả điều này được đi kèm với một chiến dịch tuyên truyền quy mô
lớn liên quan đến các quan chức chính phủ cao cấp. Vào thứ Tư, Bộ trường quốc
phòng Mark Esper nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News "Trung Quốc tiếp
tục che giấu rất nhiều về COVID-19, cũng như trong giai đoạn đầu khởi phát dịch bệnh."
© AP Photo / Jacquelyn Martin
"Trung Quốc có thể trung thực và cung cấp thêm thông tin để
giúp chúng ta dễ dàng đối phó với sự lây nhiễm hơn", - Esper nói, và kêu gọi
gia tăng "áp lực" lên Bắc Kinh, vạch trần toàn bộ sự thật về nguồn gốc
của virus.
Thuyết âm mưu
Botao Xiao, nhân viên Viện Virus học Wihan, là người đầu tiên tiết
lộ trên Internet về sự rò rỉ sinh học từ cơ sở này. Ông chỉ ra một trong những
phòng thí nghiệm nghiên cứu nằm cách chợ bán buôn hải sản có 600 mét, nơi dịch
bệnh phát sinh.
Botao cho rằng "coronavirus chết người có lẽ đã được tạo ra
trong phòng thí nghiệm" và vô tình được đưa đến thành phố. Tuy nhiên, ông
đã sớm xóa bài viết, giải thích do giả thuyết không được xác nhận.
Tuy nhiên, phiên bản nguồn gốc nhân tạo của virus đã ngay lập tức
được các phương tiện truyền thông phương Tây, và sau đó các quan chức
Washington nắm bắt. Ngày 17 tháng 2, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton
tuyên bố rằng sự lây nhiễm đến từ một phòng thí nghiệm sinh hóa ở Vũ Hán, Trung Quốc và hứa sẽ đưa ra tòa "những kẻ chịu trách nhiệm
cho sự lây lan đại dịch chết người".
Những lời buộc tội đã được tiếp nối tại Nhà Trắng. Donald Trump
trong các tweet của mình, gọi COVID-19 không gì khác hơn là một "virus Trung Quốc".
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire