Sau 55 ngày đóng cửa,
hôm thứ hai 11/05, Chánh phủ Pháp ra lệnh mở cửa nhưng cẩn thận tùy theo từng
vùng do tình trạng và mức độ lây nhiểm . Nước Pháp chia làm hai : vùng
XANH chiếm gần hết nước Pháp là nơi sự lây nhiểm hạ thấp quan trọng . Vùng ĐỎ gồm
phân nửa nước Pháp phía Đông và hơn phân nửa từ Bắc xuống, với vùng Paris, là
nơi lấy nhiểm chưa kiểm soát được .
Trường học mở cửa lại . Tiểu
học đi học sớm nhưng theo kết quả điều tra có tới 43% trẻ con được cha mẹ giử ở
nhà vì lo sợ bịnh . Chỉ có 8% cha mẹ đồng ý mở cửa và học sinh đi học lại bình
thường, 45% thấy nhiều rủi ro, 33% thấy đó là một quyết định xấu của Chánh phủ
.
Sau 2 ngày mở cửa, Pháp
còn 348 người chết, số tử vong tăng (26 991 người), số bịnh bị lây nhiểm
177 547 người từ lúc dịch Vũ hán phát tán .
Trong thời gian này, đời sống
xã hội dĩ nhiên có nhiều thay đổi khá sâu sắc .
Có người than phiền chưa
bao giờ thấy cuộc sống vô vị như vậy . Không có mọi quan hệ xã hội . Không có
nhà hàng . Không có café . Không có đá banh, đua xe đạp . Không có lễ hội, những
lễ hội cộng đồng trong tháng 6 như lễ âm nhạc . Cả lễ hội gia đình như sanh nhựt,
cưới hỏi, ma chay, ..cũng không !
Đúng là một thế giới kỳ lạ
mà chúng ta sống như đang bị phạt kỷ luật . Chỉ vì để bảo vệ an toàn sức khỏe .
Người nghiêm túc thì cho rằng
nhũng điều đó là phụ thuộc . Điều quan trọng cho nước Pháp là kinh tế . Kinh tế
phải hoạt động lại và phải vững vàng, phát triển phải bắt đầu .
Nhưng vẫn còn phải nghĩ tới
đợt nhì của dịch Vũ hán . Phải đối phó với nó . Phải giới hạn phâm vi sanh hoạt
. Những gì không thật sự cần mà còn nguy hiểm cho lây lan nên đóng cửa .
Thông điệp chánh phủ nêu rỏ
2 mục tiêu : bảo vệ an toàn y tế và cúu nền kinh tế để không bị sụp đổ .
Nhưng dân chúng không đơn giản chấp hành chủ trương của Chánh phủ . Dân chúng
luôn luôn phức tạp . Nhứt là dân Tây xưa nay không có gì thât sự làm cho họ thấy
bằng lòng .
Tướng De Gaulle nhận xét rất
đúng : «Tây có hơn 3 trăm thứ phô-mai nên cai trị dân pháp cực kỳ khó
khăn!»
Trong vụ dịch Vũ hán, ở
nhà tránh bịnh, Tây không chịu . Đi ra ngoài, bị bịnh thì la làng la xóm .
Chánh phủ vừa mở cửa, một
nhóm dân chúng đã họp nhau đưa lên Tòa Án Pháp lý Cộng hòa (Tribunal de Justice
de la République, thành lập năm 1993, xử Chánh phủ phạm tội trong thời gian
hành sử nhiệm vụ cai trị) 63 đơn khiếu nại Chánh phủ về quản lý dịch Vũ hán gây
thiệt hại .
Trong lúc đó cũng dịch Vũ hán, Chánh phủ ra lệnh đóng cửa, làm
cho sản lượng nội địa bị mất 6 điểm, kinh tế suy thoái 27% trong tháng 4 theo
đà trước khi bị ảnh hưởng dịch bịnh .
Chuyện vui buồn của
Tây trong thời đóng cửa
Theo kết quả thăm dò dư luận
trên 1006 người gồm nhiều thành phần xã hội và tuổi tác từ 18 tuổi trở lên do
YouGov thực hiện qua mạng từ hôm 20 tới 23 tháng 03 vừa qua, cho thấy một tình
trạng tâm lý xã hội chưa từng có của dân pháp . Tưởng chừng như một thứ ảo tưởng
. Đúng vậy vì có ai tưởng tượng trong
hai tháng đóng cửa vừa qua, dân pháp chỉ ở trong nhà không quá 15 ngày ?
Có nhiều trường hợp còn ít hơn !
Họ cảm thấy thế nào trong
vài ngày đầu bị ở trong nhà ? Họ sống như thế nào trong tình trạng mà họ
chưa bao giờ tưởng tượng có thể có ?
Đại đa số dân chúng đi ra
ngoài để đi chợ tuy lúc bình thường thì nhu cầu này thật sự không có . Về cảm
nhận bị ở nhà là một phản ứng rất khó chịu . Nhứt là trong tuần lễ đầu tiên .
Nên có ít nhứt 5% đi ra ngoài hơn 10 lần .
Họ nói họ muốn tuân hành lệnh
ở nhà nhưng chỉ năm bảy ngày sau đó, họ bắt đầu muốn tìm cớ cho chính mình để
đi ra khỏi nhà . Những người tuổi từ 25-34 có tới 7% có nhu cầu phải đi ra
ngoài . Và chỉ đi ra ngoài mà thôi . Còn lớp trẻ hơn, từ 15-24 lại đi ra ngoài
ít hơn . Vì bị cha mẹ giử ở nhà ? Hay vì trường học đóng cửa, chúng không
biết đi đâu trong lúc tất cả đều đóng cửa ?
Thật ra cũng còn đa số dân
chúng tuân lệnh chánh phủ ở nhà . Số này có khi lên tới 86%, trong suốt 55 ngày
cấm trại, chỉ thoát ra lối 5 lần . Đáng khuyến khích là lớp tuổi trên 55 có
69% tìm cách đi ra khỏi nhà một vài lần
nhưng kông quá 5 lần . Cũng vậy, các ông các bà huu trí, tức già, có tới 90% đi
ra khỏi nhà vài lần nói để thở cho nhẹ người !
Nhiều người cho biết họ có
nhiều thì giờ nhàn rổi khi có lệnh cấm
ra khỏi nhà nhưng không biết làm gì ? Những người có thể làm việc ở
nhà được nhờ internet (Télétravail) thì đời sống của họ không thấy có gì thay đổi
lắm . Có người thắc mắc không biết rồi đây cách làm việc sẽ bị thay đổi luôn
hay không ? Vì đây biết đâu sẽ không trở thành một nét mặt mới của nàng
Corona ? Nhưng cũng có người không hội nhập được vào chế độ làm việc từ xa
(Télétravail) tuy họ biết cách làm việc này rất có lợi, giúp họ tiết kiệm được
một số tiền lớn về di chuyển, áo quần, son phần và những chi phí lặc vặt bên
ngoài . Còn đi nhà hàng cuối tuần, đi cinéma, hòa nhạc, café, …nay hoàn toàn
không còn nữa vì tất cả còn đóng cửa chưa biết bao giờ sẽ mở cửa lại nhưng nhiều
người tới nay cơ hồ như bắt đầu quên những thói quen củ hay nếp sống paris . Phải
chăng vì đó là một hiện tượng cùng khắp nên không còn ảnh hưởng mạnh ở cá nhơn
sau thời gian khá dài như một sự mất mát ?
Vậy người pháp ở nhà và ở
không, họ làm gì cho hết thì giờ ?
51% những người không làm
việc qua internet được hoặc những người thất nghiệp mà nay không đi kiếm việc
làm được, họ nghe nhạc (29%), làm bếp (38%) vì trước đây, họ không có thì giờ
hoặc không có đủ thì giờ cho những thú vui nho nhỏ này .
Dầu sao chủ nghĩa tư bản vẫn
thắng cuộc !
Còn tình
yêu ?
Vấn đề sanh tử tuy là thời
cấm cửa ! Nhưng chỉ có 8% dân Tây lợi dụng thì giở rổi rảnh và ở nhà không
biết phải làm gì mà phải lao vào làm tình . Con số 8% thật ra quá khiêm tốn so
với lúc bình thường . Lý do ? Dịch Vũ hán làm cho anh hùng hảo hán đều xìu ?
Cụ thể có 10% tuổi từ 18 tới
24 hăng say sử dụng tận tình thì giờ nhàn rổi sống cho người yêu của mình . Ảnh
hưởng dịch Vũ hán khá nặng ở dân pháp vùng Đông-Nam nên ở đây, họ làm tình ít hơn
lúc bình thường . Có người còn tự hỏi không biết rồi đậy hai chúng tôi còn luyến
ái với nhau nữa hay không khi dịch Vũ hán hết ?
Trái lại lớp tuổi 55 trở
lên, nhiều người chủ trương dành thì giờ tập Thiền . Có 19% trong số này tập
trung thì giờ và khả năng gia tăng luyện tập Thiền . Trước đây, chỉ có trung bình
14% mà thôi, tính trên cả nước Pháp . Sanh hoạt này tập trung ở những thành phố
lớn, như Paris, Bordeaux, Toulouse, …và ở những gia đình không có con nhỏ, và
nhứt là gia đình có trình độ hiểu biết cao .
Lệnh cấm cửa, theo một số
người quan niệm, là một kinh nghiệm chua cay nhưng không thiếu mặt phong phú của
nó . Nếu phải làm bảng tổng kết cho tương lai thì hảy còn quá sớm . Nhưng có
44% dân pháp cho rằng nó có mặt tích cực của nó . Nhưng hiện tại người ta chỉ
thấy mặt tiêu cực của «cái kinh nghiệm cấm cửa» đang bát đầu có hiệu lực . 35%
người dân than phiền sự cấm cửa làm cho đời sống khó khăn, 33% nói việc ở nhà
làm cho người ta khó tránh khỏi bị khủng hoảng tinh thần (stress), 32% la lên
có thể điên mất .
Nhưng, đồng thời, có 21%
đánh giá việc cấm cửa là dễ chịu vì được cơ hội nghỉ ngơi phục sức, 20% khác
hoan nghênh vì ở nhà quan trọng, rát cần cho đời sống gia đình . Tuần lễ đầu ở
nhà ảnh hưởng mạnh tâm lý các bà (38%) nhiều hơn ở các ông (27%) . Và lớp tuổi
35-44 cảm thấy khó chịu nên có tới 42% bị stress . Có lẽ vì có con nhỏ không đi
học trong lúc cha mẹ phải làm việc . Chỉ có sinh viên là khỏe hơn hết .
Một chàng trai đang yêu tưởng
tượng không biết cái hôn đầu tiên sau khi gặp được người yêu sẽ hạnh phúc tới
đâu ? Anh cháng ở Paris, dĩ nhiên bị cấm cửa trong nhà .
Còn nàng ở tỉnh, cách
Paris hơn 600 km , cũng bị cô lập .
Nay Chánh phủ bỏ lệnh cấm nhưng giới hạn không quá 100 km . Đi xa hơn, phải có lý do chánh đáng và khẩn cấp
. Mà đi 600 km để gặp bạn tình,
hôn một cái cho đả, có phải là lý do được phép hay không ?
Họ nôn nóng như đang bị
thiêu đốt . Và chuyện tình của họ đúng là một thiên tiểu thuyết tình yêu thời
Corona vũ hán .
Từ hai tháng nay, họ viết
cho nhau, điện thoại với nhau . Theo nhà báo Đoàn Bùi (Le Point.Fr, 6/5/2020),
đúng là một chuyện tình lý tưởng, bốc cháy, của cặp này . Quả thật không khác
gì chuyện tình thời Trung cổ (Thế kỷ XII) giữa Tristan và Yseult .
Họ yêu nhau sai đấm mà
chưa từng hôn nhau . Họ nói chuyện với nhau thâu đêm, vừa than thở, vừa bày tỏ
sự khao khát với nhau . Giống như thời còn đi học vì còn trốn cha mẹ khi bày tỏ
yêu nhau . Có khi chàng phải trùm mền nói chuyện điện thoại với người yêu để ở
nhà không ai nghe biết .
Giữa hai người, màn ảnh điện
thoại nối kết họ với nhau hoặc ngăn cách họ . Thân thể họ không thể gặp nhau
nhưng tư tưởng của họ thì không bao giờ rời nhau .
Ngày thứ hai, 11 tháng 5,
họ chỉ còn biết tưởng tượng hôn nhau trong thương nhớ nhau ví thực tế vẫn kẻ
Paris, người tỉnh xa .
Nàng tưởng tượng thêm ngày
mở cửa sẽ gặp chàng . Hai người trên băng ở một công viên vắng . Có khẫu trang
hay không ? Thôi cứ giữ khẫu trang nhưng ta sẽ mở ra .
Chuyện sẽ nói với nhau là
truỵện dài không bao giờ có hồi kết .
Cũng chuyện tình
thời cấm cửa
Êm đẹp hay đổ vở !
Như một công thức tóm tắc được ít nhiều tình trạng của những cập tình nhơn ở
Pháp lúc này, sau gần 2 tháng cấm cửa . Nếu phần đông trong những cặp này (60%), bị cấm cửa ở nhà
không có rủi ro hay có gì không hay cho họ hoặc sẽ cho phép họ gặp lại nhau, gần
lại với nhau thì cũng không phải là trường hợp bình thường cho tất cả (Điều tra
của Ifop) .
Vì vậy, đối với tỷ lệ một
cặp hơn trên 10 cặp, tình trạng cấm cửa ở nhà không giúp họ sống thật sự hạnh
phúc . Nên có 4% trong số này nghĩ tới tan rả, chia tay với nhau . Nhứt là giới
trẻ . Đối với họ, sự cô lập là liều thuốc độc, chớ không phải là keo sơn để gắn
bó với nhau . Có 12% trong số này từ chối sống chung với nhau như vậy nữa nếu chẳng may có cấm cửa
trở lại . Chính các bà có ý này rỏ hơn hết và chỉ muốn mình sống cô lập riêng với
chính mình mà thôi . Các bà không muốn cảnh lo cho con cái, chia nhau việc nhà
như kẻ nấu cơm, người rửa chén, rồi lại đưa đến cải nhau .
Sống gần nhau suốt ngày,
chạm mặt nhau lịch kịt lại không phải không có hậu quả xấu . Còn thêm nổi lo
lây nhiểm virus vũ hán . Tất cả tự nhiên tới với họ, từ lúc nào, không ai biết
cho đến khi cả hai đều không ai còn muốn làm tình với nhau nữa . Thậm chí một cử
chỉ âu yếm với nhau thôi, cũng không .Trông thấy nhau sao mà ngán quá . Như gặp
phải cơm nếp mắc mưa vậy !
Với thanh niên độc thân
(25–35 tuổi), hiện tượng ngán làm tình lại trở thành trầm trọng hơn, có tới 87%
. Tuy những người này thường vi phạm lệnh cấm cửa dễ dàng . Tức việc họ sáp lại
với nhau lhá dễ dàng !
Lại cũng chuyện
tình thời dịch Vũ hán
Ở ngoại ô Đông-Bắc Paris,
trong một chung cư, cập vợ chồng trẻ có với nhau 2 đứa con nhỏ học mẫu giáo nay
nghỉ học . Cha mẹ của chúng cũng nghỉ làm việc, ở nhà tránh bị lây bịnh Vũ hán
.
Một hôm,vợ đi chợ, chồng ở
nhà giử con . Đi chợ không xa lắm nhưng mất nhiều thì giờ vì chợ chỉ cho một
nhóm mươi người vào. Khi tất cả ra hết, họ mới cho nhóm khác vào tiếp . Nên đi
chợ trong thời cô lập mất rất nhiều thì giờ và dễ làm cho người ta cao có.
Chị vợ kéo xe đi chợ về
trông thấy 2 đứa nhỏ có vẻ đói bụng mà bếp lạnh tanh trong lúc anh chồng nằm ở
ghế dài bấm máy tỉnh bơ.
Chi vợ cáo tiết, hét lên,
mắng anh chồng vô tích sự . Và tiến tới giựt máy ném đi .
Anh chồng nổi dóa, bèn đứng
lên, cung tay thoi vào mặt chị vợ vài quả . Chị vợ đổ máu mủi, bầm mặt . Vì anh
chồng vốn người to lớn, làm an ninh cho một xí nghiệp . Không biết có nghề võ
hay không nhưng anh đánh khá chính xác .
Chị vợ tung ra, vừa la, vừa
chạy tới bót cảnh sát thưa chồng tội sát nhơn .
Lập tức cảnh sát tới ngay,
bắt anh chồng dẩn về bót . Làm biên bản, bảo 2 người về, đừng gây nhau và đánh
nhau nữa . Dĩ nhiên anh chồng đã thật sự hối hận . Biết lỗi ở mình hoàn toàn .
Nhưng chị vợ không chịu cho anh chồng về nhà .
Bây giờ người đau khổ là cảnh
sát . Ở bót không có chổ nhốt . Mà không thể nhốt trong tình hình này . Tù còn được
chánh phủ thả ra cả chục ngàn, cả tù khủng bố .
Đem tạm gởi một chổ tiếp
cư nào đó ? Nếu là các bà thì có sẳn . Nhiều và đây đủ tiện nghi . Chưa có
dự bị này cho các ông . Trong tình trạng khẩn trương này, cũng chưa có một thứ
Hội bảo vể đàn ông . Hay Hội Nhơn quyền cho đàn ông !
Một cảnh sát viên vội nhớ
tới Bà Brigitte Bardot, Hội trưởng Hội Bảo vệ súc vật, điện thoại bà xin gởi tạm
anh chàng này vài hôm.
Nhưng bà Brigitte
Bardot từ chối !
Không biết
có ai tôi nghiệp cho anh chàng trong thời buổi đầy khó khăn của dịch Vũ hán hay
không ?
Thôi thì kiếp
sau, xin các ông đừng làm đàn ông nữa !
Nguyễn thị Cỏ May
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire