World
Oceans Day
Ngày Đại dương Thế giới là một phong trào toàn
cầu để kỷ niệm, bảo vệ, bảo tồn, và hỗ trợ Sự sống của Trái đất.
Trong năm 2020 Ngày Đại dương Thế giới đang
phát triển phong trào toàn cầu để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới bảo vệ 30%
hành tinh xanh của chúng ta vào năm 2030.
Nhu cầu quan trọng này được gọi là 30x30. Bằng cách bảo vệ ít nhất 30%
đại dương của chúng ta thông qua một mạng
lưới các khu vực được bảo vệ cao, chúng ta có thể giúp bảo đảm một ngôi nhà thế
giới lành mạnh cho tất cả mọi người!Nhu cầu quan trọng này được gọi là 30x30. Bằng cách bảo vệ ít nhất 30%
Hội đồng Tuổi trẻ Tư
vấn Ngày Đại dương Thế giới - The World Oceans Day Youth Advisory Council
là chìa khóa để thu hút và hướng dẫn giới trẻ trên toàn thế giới. Tuổi trẻ khắp
nơi cùng nhau có thể tạo ra một đại dương khỏe mạnh hơn, kết nối nhau lại cho
dù chúng ta sống ở đâu.
Ngày Đại dương Thế giới là
một lễ kỷ niệm toàn cầu được tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng 6, với hàng trăm
sự kiện trên khắp thế giới kỷ niệm đại dương của chúng ta. Ngày Đại dương Thế
giới này, Hoa Kỳ tổ chức 27 hoạt động dọn dẹp bãi biển với khẩu hiệu Love
Beauty and Planet & Love Home and Planet trên khắp nước để loại bỏ hàng
ngàn pound rác và nhựa khỏi bờ biển và thu hút hàng ngàn tình nguyện viên, với
hy vọng truyền cảm hứng thay đổi thói quen cá nhân tích cực trên nhằm hỗ trợ
một đại dương khỏe mạnh.
1 - Cuộc sống trong một giọt nước biển
Bạn có bao giờ tự hỏi
những gì trong một giọt nước biển chưa? Hàng ngàn sinh vật nhỏ bé, được gọi là
sinh vật phù du - phytoplankton, trôi dạt trong đại dương và chuyển đổi ánh
sáng mặt trời thành thức ăn cho động vật biển. Tham gia cùng Mary Miller, Giám
đốc chương trình môi trường tại Exploratorium, Moro Bay, CA trong cuộc trò
chuyện với nhà khoa học đại dương UC Santa Cruz Anna McGaraghan khi cô khám phá
hệ sinh thái biển thu nhỏ bằng kính hiển vi robot mạnh mẽ được lắp đặt tại
Exploratorium Nott Pier 17, San Francisco.
Hầu hết các sinh vật phù
du là những sinh vật trôi nhỏ bé, lang thang trong một đại dương rộng lớn.
Nhưng ở nơi gió và dòng chảy hội tụ, chúng trở thành một phần của một câu
chuyện vĩ đại, một sự bùng nổ của một quần thể có sức sống ảnh hưởng đến tất cả
sự sống trên Trái đất, bao gồm cả chính chúng ta. Từ đó, quần thể trên có thể
chuyển đổi thế giới trong nhu cầu lương thực, một đáp ứng cần thiết cho sự gia
tăng dân số trên địa cầu nầy. Đó là sự hội tụ cá, tôm và nhiều loại hải sản
hoang dã trong thiên nhiên tạo ra một nguồn protein dinh dưỡng cho con người
trong tương lai.
Từ đó có thể kết luận là
sự tham gia vào các nỗ lực toàn cầu để giữ cho đại dương của chúng ta khỏe mạnh
là trách nhiệm và bổn phận của mỗi cư dân thế giới.
Chúng ta biết rằng những
hành động nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Hình dung một tương lai nơi đại
dương và cả quần thể cá biển đang phát triển mạnh; chúng ta hướng tới một tương
lai trong đó có thể tiếp tục thưởng thức hải sản hoang dã, bền vững cho các thế
hệ mai sau.
Vì vậy, một chút suy nghĩ
nhẹ nhàng trên về việc bảo vệ Đại dương có thể thực sự tạo ra một sự khác biệt
lớn cho thế giới trong những ngày sắp đến!
2 - Rừng ngập mặn -
Mangroves
Rừng ngập mặn là gì? Rừng
ngập mặn là cây nhiệt đới phát triển mạnh trong điều kiện hầu hết cây có thân
gỗ không bao giờ chịu đựng được như: 1- nước mặn, 2- ven biển, 3- và dòng chảy
và dòng chảy vô tận của thủy triều. Với khả năng lưu trữ lượng lớn carbon, rừng
ngập mặn là vũ khí chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhưng chúng
đang bị đe dọa trên toàn thế giới vì nhu cầu nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ.
Chính vì lý do nầy mà rừng ngập mặn bị tàn phá với vận tốc phi mã (Việt Nam đã
phá hủy tính đến năm 2015 trên 100.000 ngàn mẫu rừng ngập mặn bao quanh vùng
tỉnh và biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng tên tổng số trên 200.000 mẫu rừng ngập
mặn trước 1975).
Vì vậy bằng cách bảo vệ
rừng ngập mặn, chúng ta có thể giúp bảo vệ tương lai của hành tinh chúng ta.
Về tính chất của rừng ngận
mặn, tuy có vài khác biệt nhỏ tùy theo vùng, nhưng tựu trung, rừng ngập mặn có
những đặc tính sau đây:
· Rừng ngập mặn là những
loại cây duy nhất trên thế giới có thể chịu được nước mặn. Mặc dù ước tính khác
nhau tùy theo vùng, có ít nhất 50 và có thể lên tới 110 loài cây ngập mặn, có chiều cao từ 2 đến 10
mét, nhưng tất cả các loài đều có lá hình thuôn hoặc hình bầu dục và chia sẻ
mối quan hệ với môi trường nước lợ.
· Các hệ thống rễ dày đặc
của rừng ngập mặn ức chế dòng chảy của nước thủy triều và khuyến khích sự lắng
đọng trầm tích giàu chất dinh dưỡng. Nhưng một khi đã mất, rừng ngập mặn rất
khó trồng lại do sự dịch chuyển trong chính các trầm tích mà rễ giúp giữ đúng
vị trí.
3 - Rừng ngập mặn ở Việt
Nam
Rừng ngập mặn là loại rừng
cây mọc ở cửa sông lớn ven biển, nơi nước mặn hòa với nước ngọt. Khi thủy triều
lên, rừng sẽ bị ngập một phần, có khi toàn bộ trong nước biển; khi nước triều
xuống, rừng lại hiện ra nguyên vẹn để trơ ra lớp đáy cấu tạo lớp bùn dày đặt.
Đây là khu vực có giá trị cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, môi
trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.
Theo thống kê và ước tính
của Chương trình Môi trường LHQ - UNEP, rừng ngập mặn ở Việt Nam có rất nhiều
loại về số lượng, đa dạng về chủng loại. U Minh Thượng và U Minh Hạ là hai rừng
ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
Hệ thực vật ở rừng ngập
mặn là các loại cây có bộ rễ nơm, như: đước, sú, vẹt, tràm, mắm, cùng các loài
cỏ, cây bụi dày lá… làm “bức tường” chắn:
· Ngăn chắn sóng, giữ đất,
tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn;
· Rừng cũng là một vùng
bảo vệ sự sói mòn và tích tụ phù sa thải ra từ các cửa sông Cửu Long. Tình
trạng nầy đã chấm dứt vì sự phá rừng ngập mặn nói trên và hiện tại, hàng năm
mũi Cà Mau bị sói mòn khoảng 1km so với trước 1975, Cà Mau đã được “nối dài”
hàng Km do sự bồi đấp của phù sa!
· Đây cũng là nơi cư trú
và sinh sản của các loài chim biển và chim sống trong vùng lục địa;
· Đối với tôm cá, nơi nầy
cũng là “nhà” của chúng, tránh bão lục, sinh sản, và cũng là nguồn lương thực
của chúng;
·Rừng ngập mặn còn có một
đặc tính đặc biệt qua các loại rể cây hình “cái nôm” là hấp thụ chất phèn
sulphate;
· Sau cùng, rừng ngập mặn
ở miền Nam Việt Nam còn là một vùng ngăn chận nước mặn tràn vào sâu trong lục
địa trong mùa khô, khi lưu lượng nước sông Mekong giảm thiểu trầm trọng do TC
xây dựng các đập ngay trên dòng chính của sông. (Tháng 3 năm 2020, nước mặn đã
vào sâu trên 120 km , đến tận sông
Đồng Nai!)
4 - UNESCO kêu gọi bảo vệ
rừng ngập mặn
Hiện tại, diện tích rừng
ngập mặn trên thế giới đang dần biến mất nhanh gấp từ 3 đến 5 lần so với thiệt
hại diện tích rừng tổng thể toàn cầu, với những tác động sinh thái và kinh tế -
xã hội nghiêm trọng cho nhiều quốc gia.
Rừng ngập mặn có một hệ
sinh thái quý hiếm đặc biệt vì những lý do kể trên trong đó hai mấu chốt quan
trọng là ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu và ngập mặn. Năm 2017, UNESCO kêu
gọi cần có những nỗ lực lớn hơn nữa trong việc bảo tồn, bảo quản và ngăn chận
sự phá rừng cho nhu cầu chăn nuôi ở một số quốc gia đang phát triển như Việt
Nam và Nam Dương. Giám đốc UNESCO Irina Bokova nhấn mạnh. “Rừng ngập mặn là hệ
sinh thái quý hiếm, tuyệt đẹp và phong phú trên ranh giới giữa đất và biển.
Chúng đảm bảo an ninh lương thực cho cộng đồng địa phương, cung cấp sinh khối,
lâm sản và giúp duy trì nghề cá. Chúng đóng góp vào việc bảo vệ bờ biển, đồng
thời cũng giúp giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu và các sự kiện
thời tiết khắc nghiệt”.
5 - Giải pháp cho Rừng
ngập mặn
Hội Bảo tồn Quốc tế -
Conservation International là một đối tác tích cực trong Liên minh Rừng Ngập
mặn toàn cầu - Global Mangrove Alliance, một tổ chức gồm các chuyên gia kỹ
thuật, các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ chuyên thúc
đẩy bảo tồn và tái phát triển rừng ngập mặn.
Chiến lược của Hội nhằm
mục đích tăng mức độ sinh sống của rừng ngập mặn toàn cầu lên 20% vào năm 2030,
một mục tiêu đầy tham vọng sẽ trả lại những gì đã bị phá hủy trong quá khứ nhằm
hạn chế sự giảm thiểu biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và sự thịnh vượng của
các cộng đồng ven biển trên toàn thế giới.
Ngoài việc hợp tác với
Liên minh, Conservation International còn hợp tác với các cộng đồng địa phương
để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Indonesia, nơi khai thác,
khai thác và phát triển thương mại có nguy cơ môi trường rừng ngập mặn quan
trọng nhứt trên thế giới. Tại quốc gia nầy, Hội đã hợp tác với các nhà hoạch
định chính sách ở tỉnh West Papua của Indonesia để thiết lập các hướng dẫn bảo
tồn vững chắc, bao gồm việc đặt 30% vùng nước ven biển trong các khu bảo tồn
biển và loại bỏ các mối đe dọa đối với 100% môi trường rừng ngập mặn.
5 - Giải pháp cho nạn suy
thoái rừng ngập mặn ở Việt Nam
Trong khoảng thời gian gần
đây, một số tổ chức, cá nhân và các nhà khoa học môi trường…nhận thức được vấn
đề về môi trường, vai trò của rừng ngập mặn đã có những dự án gây dựng lại
rừng. Song việc gây rừng cũng như “muối bỏ biển” vì “nói và làm” hoàn toàn khác
nhau. Lập dự án để có ngân sách, và việc thực hiện luôn bị bỏ dở nửa chừng càng
làm cho tình trạng suy thoái của rừng ngập mặn càng tệ hại hơn. Một thí dụ điển
hình như sau:
· Năm 2013, Nhà máy Đường
Cam Ranh phối hợp Viện Hải dương học Nha Trang trồng lại rừng sau nhà máy tiếp
giáp với đầm Thủy Triều. Đơn vị đã cố gắng gầy lại rừng vừa tạo sinh cảnh vừa
ngăn chận nước thải của nhà máy và những chất thải độc hại không có lợi đến môi
trường. Tuy nhiên, hiện nay, rác thải nhựa đã uy hiếp sức sống của cánh rừng
này. Rác thải nhựa đang bủa vây, bấu víu, bám vào thân cây mắm, gây tác động
không tốt đến sức sinh trưởng và phát triển của cây mấm.
Trong nghiên cứu “Cơ hội
và thách thức đối với quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam - Bài học từ các tỉnh
Thanh Hoá, Thái Bình và Quảng Ninh” gồm nhiều tác giả do Bà Phạm Thu Thủy phụ
trách có nhận định như sau:
“Rào cản đối với quản lý
và bảo vệ rừng ngập mặn. Nguyên nhân gốc rễ của phá rừng và suy thoái rừng ngập
mặn rất phức tạp và thường đi cùng với chiến lược phát triển kinh tế của các
tỉnh. Tạo ra sự cân bằng giữa các ưu tiên bảo vệ môi trường và phát triển kinh
tế là một thách thức và đòi hỏi cam kết chính trị mạnh mẽ từ chính phủ để giải
quyết các động lực gây phá rừng và suy thoái rừng ngập mặn. Nhiều chính sách và
dự án tạo ra các hình thức khuyến khích về xã hội và kinh tế để bảo vệ rừng
ngập mặn. Tuy nhiên, các chính sách và dự án này khó thực hiện khi quyền sử
dụng đất không ổn định, có hiện tượng chiếm dụng đất, lợi ích nhóm và chia sẻ
lợi ích không công bằng.
Tổ chức thể chế về bảo vệ
rừng ngập mặn cũng còn nhiều bất cập bởi nhiệm vụ chồng chéo, phân công trách
nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan chính phủ từ cấp trung ương đến tỉnh và cả
địa phương. Người dân địa phương gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin về các
chính sách và dự án. Thông tin về tính hiệu quả của các chương trình ngoài nhà
nước về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cũng còn thiếu. Những phát hiện từ
nghiên cứu này cũng khẳng định những nghiên cứu trước đây (ví dụ Hue &
Scott 2008), cho thấy chỉ có một nhóm lợi ích nhất định được hưởng lợi từ các
chương trình và dự án rừng ngập mặn. Ngoài ra, có các dự án và chương trình đã
được chứng minh là dẫn đến việc chiếm dụng đất (Hoang & Takeda 2015) vì
người nuôi trồng thủy sản khá giả về tài chính thường được hưởng lợi nhiều hơn
so với nông dân nghèo đã bán đất. Nghiên cứu của chúng tôi cũng lặp lại những
phát hiện từ Nguyen & Dang (2018) rằng cả nam và nữ đều phụ thuộc vào việc
thu hoạch hải sản tự nhiên quanh rừng ngập mặn. Phụ nữ và nam giới đều có hiểu
biết về vai trò của rừng ngập mặn và gắn kết như nhau đến rừng ngập mặn. Tuy
nhiên, cho đến nay, vai trò của phụ nữ đã bị các chương trình của chính phủ bỏ
qua.
Tăng cường sự tham gia của
xã hội dân sự và phụ nữ trong quản lý rừng ngập mặn và xây dựng các chiến lược
bảo vệ rừng ngập mặn có chú trọng vấn đề giới và các quy định dựa vào cộng
đồng, là điều cần thiết để đảm bảo phụ nữ tham gia bảo vệ và phát triển rừng
ngập mặn. Cũng có những điểm yếu lớn từ các cơ chế khuyến khích ưu đãi, các hạn
chế và hệ thống M&E được thiết kế bởi các chính sách và dự án liên quan đến
rừng ngập mặn.
Các điểm yếu này bao gồm
thực thi pháp luật và tuân thủ kém, cơ chế xử phạt không rõ ràng và không yêu
cầu trồng lại rừng ngập mặn sau khi đã phá rừng bất hợp pháp. Nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy rằng người dân địa phương sẵn sàng chi trả để bảo vệ rừng
ngập mặn nhưng cần các điều kiện như: thực thi pháp luật hiệu quả; quản lý tài
chính minh bạch và có trách nhiệm; chia sẻ lợi ích công bằng; phân phối công
bằng các quyền và trách nhiệm; đồng tài trợ từ chính phủ hoặc các dự án; mức
thu nhập hang năm; và mức độ phụ thuộc trực tiếp về sinh kế của những người dân
cụ thể đối với rừng ngập mặn.
Các chính sách và dự án
nhấn mạnh và tạo ra các ưu đãi để khuyến khích để trồng lại rừng ngập mặn,
nhưng không ưu tiên duy trì và bảo tồn các khu vực rừng ngập mặn. Các cơ chế
khuyến khích tài chính thường là để chi trả công lao động địa phương cho việc
trồng lại rừng ngập mặn hoặc hoạt động tuần tra, chứ không chú trọng giải quyết
các động lực trực tiếp của phá rừng và suy thoái rừng. Sự tham gia và gắn kết
của địa phương vào các dự án và chương trình bảo tồn rừng ngập mặn cũng bị hạn
chế do quyền sử dụng đất không ổn định; hầu hết các diện tích rừng ngập mặn
được quản lý bởi các tổ chức nhà nước. Nhiều phát hiện thấy việc thúc đẩy quốc
hữu hóa hoặc tư nhân hóa, thay vì giải quyết các vấn đề suy thoái tài nguyên và
khai thác quá mức, đã tước đi sinh kế của nhiều hộ gia đình nông thôn. Cần có
nghiên cứu sâu hơn để xác định công thức kết hợp tốt nhất giữa các ưu đãi về
kinh tế và các quy định của nhà nước và cộng đồng để đạt được và duy trì quản
lý bền vững và công bằng các tài nguyên địa phương.
Hoàng & Takeda (2015)
nhận thấy chính quyền trung ương và người dân địa phương có quan điểm khác nhau
về phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam. Các tác giả này cho rằng trong khi chính quyền trung ương nhìn sự phục hồi rừng
ngập mặn thông qua lăng kính của các dịch vụ sinh thái, người dân địa phương
coi rừng ngập mặn là một phần của văn hóa của họ và là nguồn sinh kế. Điều này
có thể giải thích một phần lý do tại sao
các chính sách của chính phủ tại các địa điểm nghiên cứu tập trung vào các nỗ
lực trồng rừng ngập mặn và chi trả cho tuần tra tại chỗ, trong khi bỏ qua các
ưu đãi kinh tế và xã hội để giải quyết các mối quan tâm địa phương. Các chính
sách và dự án trong tương lai cần xem xét nhu cầu của địa phương, để thiết kế
các cơ chế khuyến khích phù hợp. Cũng nên giải quyết vấn đề quyền sử dụng đất
như yếu tố chính ảnh hưởng đến việc người dân có thể tham gia bảo vệ rừng ngập
mặn.”
Trên đây là trích dẫn phần
kết luận của Nhóm nghiên cứu, chúng ta thất rất rỏ là việc quan sát, phân tích,
truy tìm nguyên nhân, và các đề nghị của Nhóm tương đối khách quan và chính xác so với những
nghiên cứu của LHQ về Rừng ngập mặn ở Việt Nam.
Nhưng tại sao rừng ngập
mặn nơi đây ngày càng thóai hóa trầm trọng trên bình diện của cả nước?
Người viết không muốn phân
tích dài dòng vì sự hạn chế của mỗi bài viết, sau khi đọc những văn bản chính
thức cùa “nhà nước” CSBV về các “giải pháp đề nghị và thực hiện” chính thức
như:
· Đẩy mạnh việc tuyên
truyền phổ cập về vai trò và giá trị hệ sinh thái của rừng ngập mặn;
· Đẩy mạnh các hoạt động
nghiên cứu khoa học;
· Củng cố và hoàn thiện hệ
thống Ban quản lý;
· Đẩy mạng bảo vệ hệ sinh
thái dựa trên quy hoạch;
· Lập kế hoạch phục hồi và
trồng rừng trong giai đoạn 5 năm;
· Giao cho các hợp tác xả
nông nghiệp nhận khoán và chăm sóc;
· Cần chọn một số rừng
ngập mặn điển hình đại diện cho hệ sinh thái;
· Thưc hiện nhà nước và
nhân dân cùng làm.
Qua 8 kế hoạch và chính
sách trên, thử hỏi Bà Con có tìm thấy được một kế hoạch nào có thể thực hiện để
chận đứng sự suy thoái của rừng ngập mặn hay không?
Riêng người viết chỉ có
một câu kết luận cho tất cả các kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái
của rừng ngập mặn, phòng chống sự biến đổi khí hậu toàn cầu của CSBV chỉ là
những lý giải giảo ngôn nhằm áp đặt và tăng cường việc quản lý (đàn áp, cai
trị) người dân trong nước của CSBV mà thôi.
Biết được như vậy, chắc
chắn câu trả lời của mỗi chúng ta sẽ phải là “Cần phải thay thế CSBV bằng mọi
phương cách”.
Và giải pháp cho việc bảo
vệ, bảo tồn hệ sinh thái và rừng ngập mặn chỉ có thể thực hiện được với điều
kiện CSBV phải ĐI ĐOONG!
Không có giải pháp “khoa
học” nào khác!
* Mai
Thanh Truyết
Cây muốn lặn mà gió chẳng
ngừng
Houston – Ngày Đại dương Thế giới - 8 tháng 6, 2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire