Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn
Kiếp ( TTHL/QG/VK & KBC. 4432 ), được thành lập ngày 16 tháng 2 năm 1962,
trực thuộc Tổng Cục Quân Huấn Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là một
Trung Tâm Huấn Luyện cấp Quốc Gia của Vùng 3 Chiến Thuật và đồn trú tại tỉnh lỵ
Phước Tuy (Bà-Rịa cũ),
cũng như các TTHL/QG của các vùng chiến thuật khác như: TTHL/QG/Đống Đa (ở Huế)
thuộc Vùng 1 Chiến Thuật, TTHL/QG/Lam Sơn ở Dục Mỹ, Ninh Hòa, Khánh Hòa (Nha Trang) thuộc Vùng 2 Chiến
Thuật, và TTHL/QG/Chi Lăng ở tỉnh lỵ Châu Đốc, gần núi Thất Sơn, nên còn gọi là
TTHL/ Thất Sơn thuộc Vùng 4 Chiến Thuật.
Vị
Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của TTHL/QG/Vạn Kiếp là Trung Tá Vĩnh Lộc. Và Trưởng
Ban Truyền Tin đầu tiên là Thiếu Úy Lưu Văn Ngọc.
Trong
cuộc Chính Biến ngày 1 tháng 11 năm 1963, Trung Tá Vĩnh Lộc, Chiến Đoàn Trưởng
Chiến Đoàn Vạn Kiếp ( có thiếu úy Lưu Văn Ngọc đi theo ), kéo quân từ tỉnh lỵ
Phước Tuy về thủ đô Sài-Gòn tham gia và ngày 2.11.1963, Trung Tá Vĩnh Lộc được
vinh thăng Đại Tá và Thiếu Úy Lưu Văn Ngọc được vinh thăng Trung Úy.
Năm
1975, Trung Tướng Vĩnh Lộc đang đảm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng trường Cao Đẳng
Quốc Phòng VNCH.
Ngày
29 tháng 4 năm 1975 ( lúc 10 giờ 05 phút sáng ), Trung Tướng Vĩnh Lộc được Tổng
Thống VNCH Dương Văn Minh đề cử đảm nhiệm chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa ( QL/VNCH ) thay thế Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham
Mưu Trưởng Liên Quân kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận Bộ TTM/QLVNCH đang
Xử Lý Thường Vụ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH.
* Trung Tướng Trần Văn Trung
Vào
ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại thủ đô Sài-Gòn, cách đây hơn 45 năm, Trung Tướng
Trần Văn Trung, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Bộ TTM/QLVNCH,
đã nói với Tôi như sau ( nguyên văn ) : " Buổi sáng ngày 30.4.1975, sau
khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Cộng Sản, lúc bấy giờ Trung Tướng
Vĩnh Lộc và Tôi, chúng tôi vẫn còn đang có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi hỏi
Trung Tướng Vĩnh Lộc, bây giờ mình tính sao đây anh ? Trung Tướng Vĩnh Lộc nói
: mình ra Sài-Gòn rồi ra Bến Bạch Đằng. Rồi tất cả mọi người lên xe đi, đoàn xe
của Trung Tướng Vĩnh Lộc có khoảng 4, 5 chiếc, còn Tôi chỉ có một mình, xe có một
tài xế lái, tôi chạy theo đoàn xe của Trung Tướng Vĩnh Lộc. Tình hình Sài-Gòn
lúc bấy giờ dân chúng rất lộn xộn, đường sá lưu thông rất trở ngại, khó khăn.
Khi đoàn xe vào trung tâm Sài-Gòn thì đoàn xe của Trung Tướng Vĩnh Lộc có dừng
lại một lúc tại một đường phố để cho một số người nhà của Trung Tướng Vĩnh Lộc
ra xe để cùng đi. Lưu thông rất khó khăn, nhưng cuối cùng tất cả mọi người cũng
đến được Bến Bạch Đằng. Tại Bến Bạch Đằng, Trung Tướng Vĩnh Lộc cùng một số người
của ông và Tôi xuống một chiếc ghe rồi khởi hành ra sông, ra biển, lúc đó là
khoảng 12 giờ trưa ngày 30.4.1975. Trên đường chúng tôi đi, lúc còn ở sông, thì
phía ngược chiều có rất nhiều ghe, thuyền trên có đông người đang di chuyển vào
Sài-Gòn. Khi ra tới cửa biển thì chúng tôi may mắn gặp được một chiếc tàu Hải
Quân của mình, trên tàu Tôi thấy có khoảng 100 người. Tàu nầy họ cho tất cả
chúng tôi lên và tiếp tục di chuyển, nhưng được một lúc thì chiếc tàu nầy gặp
trở ngại, bị hư một máy, tàu có 2 máy, một số anh em Hải Quân cố gắng sửa chữa
nhưng không được... nhưng quyết định cứ tiếp tục đi ... và một lúc sau thì gặp
được một chiếc hạm Hải Quân to do một Trung Tá Hải Quân chỉ huy mà Tôi còn nhớ
tên là Thường. Họ cho tất cả hơn 100 người của chúng tôi lên chiếc hạm lớn nầy
và từ đó được coi như an toàn và tiếp tục đi... "
* Thiếu Úy Nguyễn Vân Xuyên, Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
Tôi
( Nguyễn Vân Xuyên ) xin phép được nhấn mạnh và thưa rằng : " Trung Tướng
Trần Văn Trung, hiện đang sống định cư tại Pháp, nhà số 42 Rue Boucicaut
92260 Fontenay aux Roses. France. Trung Tướng Trung sinh năm 1926, nhưng
trí óc và trí nhớ của ông vẫn còn rất minh mẫn, sáng suốt ... thể lực sức khỏe
của ông vẫn còn tốt lành, chỉ có một ít trở ngại về tầm nhìn xa, gần vì tuổi
tác. Cá nhân Tôi và một số anh em Cựu Quân Nhân QL/VNCH đang sống định cư tại
Pháp cũng thường xuyên liên lạc và đến thăm ông. Và riêng đối với gia đình của
chúng tôi, ông cũng có nhiều lần đến nói chuyện, dùng cơm với chúng tôi và với
một số anh em Quân Nhân QL/VNCH tại tư gia của chúng tôi."
Năm
1975, trung tá Lưu Văn Ngọc, mà năm 1963 ông là Trung Úy Trưởng Ban Truyền Tin
đầu tiên của TTHL/QG/Vạn Kiếp, trung tá Ngọc phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn
2, Quân Khu 2 ... và ngày 18 tháng 3 năm 1975, trong cuộc Triệt Thoái Cao
Nguyên của QĐ.2 & QK.2 trên Liên Tỉnh Lộ 7B Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên, ông đã
chết, mất xác vì đạn pháo kích của Cộng Quân. Trung Tá Ngọc bị thương nặng, rồi
tử thương và xác bị bỏ lại ( những người quân nhân ngành Truyền Tin dưới quyền
ông, cùng di tản với ông, còn sống sót, trở về kể lại cho gia đình ông, cho các
bạn bè và các đồng đội, và Tôi cũng biết được tin tức nầy qua các quân nhân của
ngành truyền tin ).
Vị
Chỉ Huy Trưởng cuối cùng ( tính đến ngày 30.4.1975 ) là Đại Tá Nguyễn Bá Thịnh
, tốt nghiệp khóa 9 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ( Võ Bị Đà-Lạt ). Ông đã từng
là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 52 BB, Sư Đoàn 18 Bộ Binh , rồi Tham Mưu Trưởng
trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Tôi,
Nguyễn Vân Xuyên, với cấp bậc Đại Úy là Trưởng Ban Truyền Tin cuối cùng của
TTHL/QG/Vạn Kiếp. Tôi tốt nghiệp khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường ngày
8.6.1968, phục vụ tại Tiểu Đoàn 3 ( KBC.4020 ) , Trung Đoàn 48BB, Sư Đoàn 18BB,
với các chức vụ Trung Đội Trưởng, Đại Đội Phó, Đại Đội Trưởng ... và đầu năm
1972 được thuyên chuyển về TTHL/QG/Vạn Kiếp sau khi thụ huấn khóa Sĩ Quan Truyền
Tin Lục Quân 7 tại Trường Truyền Tin QL/VNCH tại Thị Xã Vũng Tàu
Ngày
1 tháng 4 năm 1975, tôi cùng vợ tôi về quận Bến Cát tỉnh Bình Dương thăm cha mẹ
và các em của tôi.
Trên
đường trở về, chúng tôi ghé qua quận Phú Hòa ( tỉnh Bình Dương ) thăm thiếu tá
Châu Xuân Lộc, quận trưởng kiêm chi khu trưởng chi khu Phú Hòa thuộc tiểu khu Bình
Dương. Ông Lộc là người cậu ruột thứ 10 ( thứ út ) của vợ tôi. Bà nhạc gia của
tôi thứ 7 trong gia đình và tên là Châu Thị Huệ ... quê ngoại của vợ tôi là người
gốc ở Phan Thiết.
Trong
lúc bà Lộc nói chuyện với vợ tôi ở nhà riêng nằm phía sau văn phòng hành chánh
quận lỵ thì tại văn phòng quận, tôi ngồi uống cà phê và nói chuyện với ông Lộc.
Ông Lộc hỏi tôi : " Bữa nay Xuyên và Châu đi đâu mà có dịp ghé thăm cậu, mợ
đây ? ". Tôi trả lời ông Lộc : " Dạ, tụi cháu về Bến Cát thăm gia
đình ".
Nghe
tôi nhắc đến hai chữ Bến Cát, ông Lộc hỏi tôi : " Xuyên này, Xuyên là dân
gốc Bến Cát, Xuyên có muốn về làm quận trưởng Bến Cát không ? ".
Tôi
rất ngạc nhiên khi nghe ông Lộc hỏi tôi điều nầy. Suy nghĩ một chút rồi tôi trả
lời : " Dạ, gốc Bến Cát, cháu cũng muốn về Bến Cát, nhưng chắc không có phần
của cháu đâu cậu ... làm quận trưởng có nhiều điều tế nhị và nhiều điều kiện
ràng buộc lắm, cháu không dám nghĩ tới ".
Ông
Lộc lại nói : " Cậu với đại tá Của, tỉnh trưởng Bình Dương là dân gốc sư
đoàn 5 với tướng Thuần, cũng rất thân thiết với nhau và cùng ê-kíp làm việc, để
có dịp cậu thử giới thiệu Xuyên coi xem sao, cứ hi vọng đi, có mất mát gì đâu
".
Tôi
im lặng không trả lời ông Lộc. Chắc có lẽ thấy tôi không có vẻ mặn mà lắm về vấn
đề nầy nên ông Lộc nói lảng sang chuyện khác.
Lúc
chia tay ông bà Lộc, vợ tôi ra xe trước ngồi chờ, tôi bắt tay từ giã ông Lộc,
ông Lộc nói : " Xuyên, vụ Bến Cát, I will do my best ".
Vào
trung tâm của tỉnh lỵ Bình Dương, chúng tôi ghé thăm một người thầy dạy học của
tôi trước đây là thầy Nguyễn Văn An. Thầy An là cựu chủ tịch Hội Đồng Tỉnh của
tỉnh Bình Dương.
Gặp
mặt tôi thầy An rất vui. Sau một vài câu hỏi thăm về gia đình và đời lính hiện
nay của tôi, thầy An đột ngột hỏi tôi : " À này Xuyên, con quê quán ở Bến
Cát, sao không về làm quận trưởng cho bà con mình ở trên đó được nhờ, con có muốn
làm quận trưởng Bến Cát không, thầy sẽ giới thiệu cho con ? ".
Vừa
mới nghe ông Lộc hỏi tôi vụ nầy ở quận Phú Hòa, giờ lại nghe thầy An hỏi, tôi
im lặng một lúc rồi trả lời : " Thưa thầy, chắc không được đâu thầy, không
có chỗ cho con đâu thầy ".
Thầy
An chặn lời tôi và nói : " Sao không, để thầy giới thiệu con với đại tá Của,
tỉnh trưởng Bình Dương. Thầy và đại tá Của là chỗ thân tình và làm việc lâu năm
với nhau khi thầy còn ở trong Hội Đồng Tỉnh. Thầy sẽ giới thiệu thêm cho con với
ông Lê Công Chất, bộ trưởng nội vụ hiện nay cũng là chỗ quen biết thân tình với
thầy ... ông Chất có thời gian làm phó tỉnh trưởng hành chánh của tỉnh Bình
Dương mình ".
Thấy
thầy An có vẻ tận tình trong vấn đề nầy, tôi nói : " Thưa thầy, thầy
thương con, thầy muốn giới thiệu, giúp đỡ cho con, con xin cám ơn thầy, nhưng
con nghĩ có lẽ không nên, thưa thầy, vì con mà thầy phải nhờ đến nhiều người
quá, nhất là mấy ông quá lớn, con thấy sợ và lo ngại quá ".
Một
lần nữa thầy An chặn lời tôi và nói : " Xuyên, con không được cãi lời thầy,
thầy muốn con về Bến Cát, thầy sẽ giới thiệu và lo cho con việc nầy trong thời
gian sớm nhất ".
* Từ phải sang trái: Thiếu Tá Nguyễn Xuân
Thường, Xuyên, Chuẩn Úy Ngô Văn Lương, Trung Úy Tăng Hữu Phước. ( Tiểu Đoàn 3,
Trung Đoàn 48, Sư Đoàn 18 Bộ Binh ).
Vào
khoảng 12 giờ 15 ngày 21 tháng 4 năm 1975, thượng sĩ Phạm Văn Hưng, hạ sĩ quan
điều hành của Ban Truyền Tin trình với tôi : " Thưa đại úy, thằng Ngọt cho
biết có nhận công điện báo đại úy đi làm quận trưởng quận Bến Cát ở tỉnh Bình
Dương kể từ ngày 23 tháng 4 tới đây, tôi phải trình ngay với đại tá chỉ huy trưởng.
Tình hình đang gay go lộn xộn quá, tôi nghĩ đại tá sẽ xin giữ đại úy lại, đại
úy mà đi trong lúc nầy thì kẹt cho Ban Truyền Tin quá. Tôi xin thông báo riêng
cho đại úy biết ... giờ tôi lên trình cho đại tá ngay ... ".
Tôi
nói với thượng sĩ Hưng : " Anh cứ trình gấp cho đại tá biết và chờ sự quyết
định của ông. Thú thực với anh, trong lúc nầy tôi cũng không muốn đi đâu hết, ở
đây mình đã quen hết mọi việc rồi ... đến chỗ lạ không biết sẽ ra sao ... Thôi,
anh đi trình công điện cho đại tá đi ".
Tôi
đến trình diện đại tá chỉ huy trưởng vào lúc 19 giờ ngày 21 tháng 4 năm 1975 tại
Trung Tâm Hành Quân của đơn vị.
Đại
tá Thịnh, chỉ huy trưởng nói với tôi : " Đại úy là Trưởng Ban Truyền Tin của
đơn vị, chắc đại úy đã biết công điện bổ nhiệm đại úy đi làm quận trưởng ở tỉnh
Bình Dương rồi, tôi không cần nhắc lại việc nầy. Sư đoàn 18 đã rút khỏi Long
Khánh, cộng quân đang đánh tới Xà-Bang, Bình Giã, Ngãi Giao ... ở đây, nay mai,
chiến trận sẽ bùng nổ lớn, tôi và đơn vị cần sự có mặt của đại úy, tôi xin giữ
đại úy lại vì nhu cầu công vụ. Chút nữa tôi sẽ trình thẳng với trung tướng Nguyễn
Bảo Trị ở Bộ Tổng Tham Mưu và sẽ thông báo cho Quân Đoàn 3, Quân Khu 3 ".
Đại
tá Thịnh nói đến đây ông ngừng nói và chờ phản ứng của tôi. Tôi im lặng không
nói gì và ông nói tiếp : " Khi nào tình hình chiến trận thực sự lắng dịu,
tôi sẽ để cho đại úy đi nhận nhiệm vụ mới. Bây giờ, đại úy có thể trở về đơn vị
và lo mọi việc cho đơn vị của mình ".
Tôi
chào đại tá Thịnh và nói : " Xin tuân lệnh đại tá ".
Lúc
10 giờ sáng ngày 23 tháng 4 năm 1975, thiếu úy Trần Chiếm Sở, phụ tá trưởng ban
truyền tin, vào phòng làm việc của tôi, ngồi vào ghế trước mặt tôi và nói :
" Anh Xuyên, theo lệnh trên, tiểu đoàn 342 địa phương quân của tiểu khu
Long Khánh đang thụ huấn bổ túc ở trung tâm mình, tăng cường cho mình 2 tiểu đội,
22 thằng, có 2 thằng hạ sĩ quan chỉ huy, tụi nó đang tập hợp ở bên hông nhà, chờ
lệnh của mình, bây giờ mình tính sao về đám nầy ? "
Giữa
tôi và thiếu úy Sở, khi chỉ có riêng 2 người thì Sở gọi tôi bằng anh và xưng
tôi, còn tôi thì gọi Sở bằng mầy và xưng là tao. Khi có đông người và trong các
buổi họp công tác thì gọi nhau theo lễ nghi quân cách.
Tôi
nói với thiếu úy Sở : " Sở này, vụ mấy thằng địa phương quân, tao sẽ bàn với
mầy sau. Bây giờ, mầy lo ngay mấy chuyện quan trọng sau đây : đại tá Thịnh sợ
những ngày sắp tới, Việt Cộng sẽ pháo kích và tấn công vào trung tâm của mình,
mà khi pháo kích thì các hệ thống điện thoại liên lạc có thể bị gián đoạn, cho
nên phải thiết lập ngay hệ thống vô tuyến máy C.25 cho các chỗ trọng yếu. Mình
phải cấp ngay 5 máy C.25 cho liên đoàn khóa sinh, 3 máy cho đại đội an ninh xạ
trường, 2 máy cho khoa vũ khí và khu súng cối của đại úy Tống Văn Bích, 2 máy
cho bệnh xá, 1 máy cho trại gia binh, 1 máy cho phòng an ninh, 1 máy cho phòng
tiếp liệu, 1 máy cho đại đội công vụ, 1 máy cho ban quân nhu. Các nơi nầy cử
người đến Ban Truyền Tin để thượng sĩ Hưng hướng dẫn cấp tốc về cách xử dụng
máy. Đại tá Thịnh là dân gốc tác chiến, ông tăng cường thêm cho mình mấy thằng
địa phương quân là đúng và tốt thôi ... Tao với mầy cũng là dân tác chiến, đã
có ít, nhiều kinh nghiệm ... tao thì đúng rồi, còn mầy, ra trường, đánh giặc
chưa đầy 2 năm, lên lon thiếu úy là đã lo lót, chạy chọt về đây để " núp
bóng mai bạc và chạy trốn tử thần " rồi. Mầy dưới quyền tao, nếu gặp nguy
khốn, bỏ chạy trước là tao sẽ bắn mầy rồi tao tự sát trước khi việt cộng tràn
ngập và chiếm đóng vị trí phòng thủ của mình ... Thôi, đùa chút cho vui, đi lo
việc tao giao và ra biểu 2 thằng hạ sĩ quan địa phương quân vô trình diện tao
cho tao biết mặt ... "
Hai
người hạ sĩ quan của địa phương quân thuộc tiểu khu Long Khánh với nón sắt,
súng đạn, chỉnh tề đứng trước mặt tôi trong tư thế nghiêm, chào tay và nói :
-
Trung sĩ Nguyễn Văn Tiến, tiểu đoàn 342 ĐPQ, trình diện đại úy và chờ lệnh.
-
Trung sĩ Trần Văn Tấn, tiểu đoàn 342 ĐPQ, trình diện đại úy và chờ lệnh.
Tôi
đứng dậy, chào tay rồi bắt tay 2 người và nói : " Thôi được rồi, cho 2 anh
thao diễn nghỉ. Kể từ giờ phút nầy 2 anh và các quân nhân thuộc quyền coi như
được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi và thiếu úy Sở. Thiếu úy Sở sẽ
cho 2 anh biết chi tiết những gì cần phải làm. Hai anh ở Long Khánh có biết
quán ăn Ba Tiều, động Bà Sáu Tấm và em Lan Tóc Dài, em Thủy Răng Khểnh không ?
".
* Đại Úy Nguyễn Vân Xuyên, Trưởng Ban Truyền Tin
TTHL/QG/Vạn Kiếp &.KBC.4432.
Nghe
tôi hỏi như vậy, trung sĩ Tấn có vẻ ngạc nhiên, vừa cười vừa trả lời : "
Trời ơi, thưa đại úy, đại úy ở đây mà sao đại úy biết Động Bà Sáu Tấm và 2 em nầy
? ".
Tôi
cười và nói : " Trước đây, tôi là dân sư đoàn 18 BB ở Long Khánh. Ở Long
Khánh mà không biết Bà Sáu Tấm là thiếu sót lắm đó nhe hai bạn. Hiện tại, tôi
không có nhiều thì giờ, tôi cần gặp để biết mặt hai anh. Mọi việc sẽ có thiếu
úy Sở lo. Bây giờ hai anh ra kiểm soát lại anh em và chờ lệnh của thiếu úy Sở.
Thôi, cám ơn hai anh ".
Ngày
26 tháng 4 năm 1975 : Trong lãnh thổ của tiểu khu Phước Tuy đang xảy ra những
trận đánh ác liệt, nặng nề nhất là chi khu Đức Thạnh, vì sư đoàn 18 BB đã triệt
thoái khỏi Long Khánh. Những lực lượng chính quy của Cộng Sản Bắc Việt đã từ
Long Khánh tràn qua Phước Tuy.
Các
chi khu còn lại như Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền và ngay cả chi khu Long Lễ,
cũng đã bắt đầu xảy ra những trận đánh lớn. Những tiểu đoàn ĐPQ của tiểu khu
Phước Tuy đã anh dũng chống lại và ngăn chặn được những cuộc tấn công cấp tiểu
đoàn của Cộng Quân
Trung
đoàn 56 BB ( thuộc sư đoàn 3 BB ), dưới quyền chỉ huy của đại tá Nguyễn Văn Hướng,
đơn vị nầy có nhiệm vụ yểm trợ hành quân lãnh thổ cho tiểu khu Phước Tuy và
Trung Tâm HL Vạn Kiếp của chúng tôi. Đại tá Hướng ra lệnh dời Bộ Chỉ Huy của
trung đoàn từ khu vực Chu Hải ( nằm trên quốc lộ 15 ) về Long Toàn và rải quân
thực hiện an ninh từ Long Toàn xuống đến Long Hải, Lò Vôi, Phước Tỉnh và kéo
dài đến khu vực Nước Ngọt.
Vào
lúc 15 giờ 30 ngày 26.4.1975, tại TTHL/QG/Vạn Kiếp, có một buổi họp đặc biệt dưới
quyền chủ tọa của đại tá chỉ huy trưởng. Mục đích chính của buổi họp là để nghe
thiếu tá Nguyễn Ngọc Mai, trưởng phòng nghiên cứu kế hoạch kiêm chỉ huy trưởng
của Trung Tâm Hành Quân thuyết trình về tình hình quân sự trong phạm vi tỉnh
Phước Tuy và sự phối hợp yểm trợ hành quân giữa các đơn vị quân sự đồn trú trên
lãnh thổ Phước Tuy. Đồng thời, nhận những chỉ thị cần thiết của đại tá chỉ huy
trưởng ... và cuộc họp được rút gọn trong vòng nửa tiếng đồng hồ vì hiện tại Cộng
Quân đang có những cuộc pháo kích lẻ tẻ vào lãnh thổ của tiểu khu Phước Tuy.
Trước
khi buổi họp bắt đầu, đại tá CHT ra lệnh là sau buổi họp, tôi gặp riêng ông để
nhận một lệnh đặc biệt của ông.
Buổi
họp được tuyên bố chấm dứt, mọi người lần lượt rời khỏi phòng họp để trở về đơn
vị, phòng sở của mình. Tôi ở lại gặp riêng đại tá CHT. Đại tá Thịnh nói với tôi
: " Đại tá Phạm Ngọc Lân đã thay thế trung tá Huỳnh Bửu Sơn làm Tỉnh Trưởng
kiêm Tiểu Khu Trưởng Phước Tuy khoảng một tuần lễ nay và đại tá Lân có liên lạc
với tôi. Chút nữa, đại úy thực hiện ngay cho tôi một hệ thống liên lạc vô tuyến
đặc biệt giữa tôi, đại tá Lân và đại tá Hướng của trung đoàn 56 BB. Đại úy thiết
lập ám danh và tần số riêng giữa ba người để khi cần thiết chúng tôi sẽ liên lạc
hàng ngang với nhau ".
Đại
tá Thịnh vừa nói đến đó thì có những đạn trái pháo của Cộng Quân bắn ngay vào TTHL/Vạn
Kiếp và liên tục sau đó, những trái đạn pháo tiếp tục bắn vào trung tâm ... và
cũng bắt đầu bắn vào lãnh thổ Phước Tuy. Đại tá Thịnh nói ngay với tôi : "
Thôi, đại úy về đơn vị đi và liên lạc xuyên với tôi và thiếu tá Mai ở trung tâm
hành quân ".
Suốt
đêm 26.4.1975, Cộng Quân mở những cuộc tấn công vào các đơn vị quân sự của lãnh
thổ Phước Tuy và đặc biệt là trung đoàn 56 BB, tiểu đoàn 342 ĐPQ/TK/Long Khánh,
đại đội An Ninh Xạ Trường là những đơn vị chính có nhiệm vụ bảo vệ TTHL/Vạn Kiếp
đang chạm địch rất nặng nề. Song song với những cuộc tấn công quân sự, Cộng
Quân còn mở những trận địa pháo gần như liên tục vào lãnh thổ Phước Tuy và
trong đó có TTHL/Vạn Kiếp của chúng tôi.
Ngày
27 tháng 4 năm 1975 : Trên vòm trời của Phước Tuy đã có sự xuất hiện của phi cơ
quan sát và chiến đấu cho nên các cuộc pháo kích của Cộng Quân tương đối ít và
thưa thớt hơn. Nhưng những cuộc chạm súng và tấn công của Cộng Quân vẫn còn tiếp
diễn.
Suốt
đêm, hứng chịu các cuộc pháo kích của Cộng Quân cho nên hệ thống liên lạc hữu
tuyến ( điện thoại ) của trung tâm gần như bị tê liệt, may mắn là từ Tổng Đài
Truyền Tin và từ Trung Tâm Hành Quân còn liên lạc được với Liên Đoàn Khóa Sinh,
Bệnh Xá, Ban Quân Xa, Trại Gia Binh, Phòng Tiếp Liệu, và đặc biệt quan trọng là
còn liên lạc được Khoa Vũ Khí và Khu Súng Cối ( coi như Pháo Binh của đơn vị )
của đại úy Tống Văn Bích ... và Khu Súng Cối đã bắn yểm trợ tối đa cho các đơn
vị phòng thủ vòng đai gần của trung tâm
Khoảng
7 giờ sáng ngày 27.4.1975, đại tá Thịnh gọi điện thoại bảo tôi lên ngay Trung
Tâm Hành Quân gặp ông và thiếu tá Mai, giao quyền chỉ huy Ban Truyền Tin lại
cho thiếu úy Sở.
Trước
khi lên TTHQ, tôi ra lệnh cho Sở : " Sở nầy, tao thấy tình hình nầy coi bộ
không ổn rồi, mầy ra lệnh cho Ban Truyền Tin trong tình trạng báo động, ứng chiến
100 phần 100, có thể phải di tản, Tổng Đài Truyền Tin chỉ để một mình thằng
Tình thôi vì hệ thống hữu tuyến coi như tiêu rồi, bảo trung sĩ Xuân và trung sĩ
Khôn, mỗi người mang ngay một máy C.25, lấy theo ăng-ten cần câu, 2 máy C.25 của
đám ĐPQ cũng phải mang theo ăng-ten cần câu, biểu thằng Nhận, thằng Xiếu đậu xe
ngay trước Ban Truyền Tin và cho xăng đầy bình, 3 thằng ôn-dịch của tao đều phải
mang M.16 và lựu đạn, kể cả mầy cũng mang thêm M.16 và mầy phải chuẩn bị ngay một
số chất nổ và lựu đạn tại chỗ... tao lên TTHQ, có gì đặc biệt, tao sẽ trở về
ngay ... mằy đi lo đi ".
* Từ phải sang trái: Th /Úy Vũ Huy Quý, Trung Úy Nguyễn Mạnh
Tông, Chuẩn Úy Nguyễn Vân Xuyên, Chuẩn Úy Trần Văn Phương. (Đại Đội 3, Tiểu Đoàn 3,KBC.4020, Trung
Đoàn 48, Sư Đoàn 18 Bộ Binh)
Tại
Trung Tâm Hành Quân, tôi kiểm soát lại hệ thống liên lạc của trung tâm với tiểu
khu Phước Tuy, với Trung Đoàn 56 BB, với tiểu đoàn 342 ĐPQ, với Đại Đội An Ninh
Xạ Trường, với toán quân bảo vệ Trại Gia Binh, với Liên Đoàn Khóa Sinh, với Khu
Súng Cối ... tất cả các mạch liên lạc vô tuyến vẫn còn tốt, nhưng các cuộc chạm
súng vẫn còn tiếp diễn.
Vào
khoảng 7 giờ 30, Đại Đội An Ninh Xạ Trường của thiếu tá An báo cáo : " Các
toán tiền đồn chạm địch nặng phải rút về vị trí đóng quân của đại đội ... Việt
Cộng bám theo rồi tấn công mạnh vào vị trí đóng quân của đại đội, có nhiều đợt
xung phong của địch và bị đẩy lui ... nhưng sau đó địch lại tấn công và bị đẩy
lui ... thiếu tá An cho biết địch quân đang áp dụng chiến thuật Xa Luân Chiến,
ông e sợ với đà nầy, đại đội sẽ không chịu nổi những cuộc tấn công sắp tới của
địch và ông xin được rút lui và xin quyết định của đại tá CHT ".
Đại
tá Thịnh nói chuyện trực tiếp với thiếu tá An qua máy truyền tin và ra lệnh :
" Thiếu tá An xem tình hình tại chỗ và tự quyết định chiến trường, trong
trường hợp rút lui thì điểm tập trung 1 là Khu Mưu Sinh và điểm tập trung 2 là
Long Hải ".
Trung
Tâm Hành Quân ra lệnh cho Khu Súng Cối của đại úy Bích, bắn súng cối tối
đa để yểm trợ cho Đại Đội An Ninh Xạ Trường.
Liền
sau đó, tiểu đoàn 342 ĐPQ báo cáo : " Toàn bộ đơn vị đang chạm địch nặng ở
khu Xóm Cát, ấp Nguyễn Bỉnh Khiêm, ấp Thủ Lựu, ấp Xóm Bào ". Đây là những
khu vực thuộc vòng đai gần của trung tâm.
Đại
tá Thịnh ra lệnh : " Tiểu đoàn 342 ĐPQ cho ngay một đại đội cấp tốc rút
quân về Khu Mưu Sinh và thiết lập ngay vòng đai an ninh để bảo vệ Khu Mưu Sinh
vì đây sẽ là điểm tập trung quân đầu tiên khi các đơn vị được lệnh di tản
".
Tiểu
đoàn 342 ĐPQ lại báo cáo : " Cộng Quân đang xung phong tấn công vào các
tuyến quân và bị đẩy lui ... nhưng lại có ngay các đợt xung phong tiếp theo ...
sợ tuyến quân sẽ bị tràn ngập và sẽ bị chiếm nên xin lui quân về phía sau sát
vào hàng rào cuối cùng của trung tâm vì địch quân quá đông ".
Đại
tá Thịnh ra lệnh : " Tiểu đoàn 342 ĐPQ tùy theo tình hình tại chỗ và tự
quyết định chiến trường ... điểm tập trung 1 là Khu Mưu Sinh và điểm tập trung
2 là Long Hải ". Đồng thời, TTHQ ra lệnh cho Khu Súng Cối của đại úy Bích
bắn yểm trợ tối đa cho tiểu đoàn 342 ĐPQ khi đơn vị nầy rút quân.
Lúc
bấy giờ là 8 giờ 30 phút sáng ngày 27.4.1975, đại tá Thịnh nói với thiếu tá Mai
và tôi : " Với tình trạng nầy chắc mình phải di tản, rời khỏi trung tâm,
vì Cộng Quân sẽ vào sát hàng rào vòng đai mà các tuyến quân phòng thủ bảo vệ đã
bị vỡ và bị chọc thủng ... chúng ta có nửa giờ để chuẩn bị di tản, thiếu tá Mai
ra lệnh cho các đơn vị vòng ngoài, đại úy Xuyên ra lệnh cho các đơn vị vòng
trong, đại úy Xuyên trở về Ban Truyền Tin và sẽ gặp lại tôi ở Khu Mưu Sinh
".
Tại
Ban Truyền Tin, tôi nói với thiếu úy Sở : " Sở, vòng đai phòng thủ gần đã
bị Việt Cộng tràn ngập, sẽ vỡ và sẽ bị chọc thủng, Việt Cộng sẽ vào tới hàng
rào phòng thủ cuối cùng, mình sẽ di tản khỏi trung tâm, chỉ có nửa giờ để chuẩn
bị thôi, mầy gọi ngay 3 thằng đệ tử thân tín vào gặp tao với mầy ngay rồi tao sẽ
cho biết kế hoạch di tản ".
Tôi
nói với 3 thằng đệ tử thân tín của tôi ( Tánh, Tình, Tốt ) : " 3 thằng tụi
bây nghe rõ lệnh của tao đây, đơn vị sẽ di tản, ngay bây giờ, 3 thằng tụi bây,
đến Phòng Tài Chính, bắn nát mấy ổ khóa của các tủ sắt đựng tiền, mỗi thằng lấy
một ba-lô tiền. Tao nhấn mạnh là chỉ một ba-lô mà thôi , không được tham lam lấy
cho cố, nhét vào túi quần, túi áo, rơi rớt ra ngoài phiền lắm ..."
Thằng
Tốt, ấp a, ấp úng hỏi : " Thưa ...thưa...đại úy, nếu có ai hỏi, đây là lệnh
của ai và ngăn không cho lấy thì tụi em làm sao ? ".
Tôi
tức giận, vừa nạt vừa chửi thề ( xin lỗi !!! ) : " Đ... mẹ, con c... mình
sẽ đi khỏi trung tâm, để tiền cho Việt Cộng nó vô nó lấy nó xài hả, bảo lệnh của
đại úy Xuyên, thằng nào ngăn cản, bắn bỏ cho tao ...đ... mẹ, đi ngay đi, trễ rồi,
xong thì phải về ngay ".
Tôi
nói với thiếu úy Sở : " Sở, đây là kế hoạch di tản : mầy cho tất cả mấy thằng
ĐPQ lên xe GMC của thằng Xiếu, mầy và trung sĩ Xuân đi chung xe với tụi nó, xe
của tao có thằng Nhận, trung sĩ Khôn và 3 thằng ôn dịch của tao ... trong lúc mọi
người lên xe, mầy cho các chất nổ, một số lựu đạn còn gài chốt xuống hầm Tổng
Đài Truyền Tin ... đứng trước cửa Ban Truyền Tin, nhìn tao, khi nào tao phất
tay, cho lựu đạn tháo chốt vào lỗ cửa sổ châu mai ngang hông, chờ cho hầm nổ là
mình lên đường. Xe của tao chạy trước, mầy theo sau, nhớ giữ khoảng cách, trên
đường đi, nếu chạm địch, cho tất cả xuống đi bộ, bỏ xe tại chỗ, bằng mọi giá phải
ra cho được Khu Mưu Sinh ... mầy đi lo ngay đi ".
Trong
lúc thiếu úy Sở điều động quân, tôi mở máy liên lạc thông báo lệnh di tản : tôi
thông báo cho thiếu tá Phần ở Liên Đoàn Khóa Sinh, tôi thông báo cho Bệnh Xá,
Ban Quân Xa, Phòng Tiếp Liệu ... và sau cùng, tôi gọi máy báo cho Đại Úy Tống
Văn Bích, Trưởng Khoa Vũ Khí kiêm Trưởng Khu Súng Cối ... di tản và điểm tập
trung 1 là Khu Mưu Sinh và 2 là Long Hải ...
Ba
thằng đệ tử thân tín của tôi trở lại Ban Truyền Tin với 3 chiếc ba-lô nặng trĩu
trên vai với vẻ mặt hớn hở đến gặp tôi, tôi hỏi : " Ra sao ? ". Thằng
Tình trả lời : " Thưa đại úy, tốt, tụi em làm đúng theo lệnh của đại úy,
không có gặp ai ở đó hết ... "
Tôi
ra lệnh : " Tốt rồi, lên xe ngay, chuẩn bị đi ".
Thiếu
úy Sở đứng trước cửa Ban Truyền Tin nhìn tôi, tôi nhìn Sở và phất tay, Sở đi
vào trong hầm Tổng Đài Truyền Tin .
Hầm
Tổng Đài Truyền Tin của TTHL/QG/Vạn Kiếp phát nổ lớn. Chúng tôi lên đường ...
lúc đó là 9 giờ 03 phút sáng ngày 27.4.1975.
Chúng
tôi đã an toàn đến Khu Mưu Sinh ( KMS ) và các đơn vị của trung tâm cũng lần lượt
có mặt tại đây.
Tại
KMS, đại tá Thịnh ra lệnh cho tôi, liên lạc với BCH của trung đoàn 56 BB đang
đóng quân ở Long Toàn hỏi về tình hình an ninh của tuyến đường Long Toàn-Long Hải.
Vị sĩ quan trưởng ban 3 của trung đoàn đã nói chuyện trực tiếp qua máy truyền
tin và ông cho biết là lộ trình nầy hoàn toàn an ninh, chúng tôi có thể di chuyển
bất cứ lúc nào chúng tôi muốn. Tôi trình lại với đại tá Thịnh và ông ra lệnh
chuyển quân.
Chúng
tôi có mặt ở Long Hải vào khoảng 11 giờ. Đại úy Phạm Triều Tiên đón đại tá Thịnh
và Tôi vào nhà ông, còn thiếu úy Sở và các quân nhân dưới quyền được bố trí
xung quanh nhà đại úy Tiên trong một vườn cây ăn trái to và rộng.
Đại
úy Phạm Triều Tiên ( khóa 25 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức ), trước đây là Chánh Văn
Phòng của đại tá chỉ huy trưởng, bây giờ ông là Trưởng Quầy Hàng Quân Tiếp Vụ của
TTHL/QG/Vạn Kiếp ... nhà riêng của ông tại Long Hải và ông đã về đây từ mấy
ngày trước và hôm nay ông đón đại tá Thịnh và có Tôi đi kèm.
Đại
tá Thịnh thì hoàn toàn ở trong nhà của đại úy Tiên, còn Tôi thì chạy ra chạy
vào, có lúc ở trong nhà đại úy Tiên có lúc thì ở ngoài sân vườn cây ăn trái vì
thằng Tình đã lo cho Tôi một chiếc võng dã chiến.
Tại
Long Hải, ngoài đơn vị của chúng tôi, tôi thấy còn có một số đơn vị quân đội
khác nữa, nhất là tiểu khu Phước Tuy và trung đoàn 56 BB.
Riêng
về chúng tôi, tôi biết có Đại Úy Tống Văn Bích ( Trưởng Khoa Vũ Khí ) và một số
quân nhân dưới quyền của Anh, nhưng vì quá bận việc nên Tôi không gặp được anh
Bích, nhưng tôi thấy có một sĩ quan thuộc Khoa Vũ Khí là Thiếu Úy Ngô Thế Phú,
lái một chiếc xe díp mui trần, trên xe có thêm một số quân nhân, chạy quanh
trong đường phố ở Long Hải, lúc đó, thiếu úy Phú đang bị thương ở mặt và được
băng bó.
Sau
nầy, Tôi có gặp lại anh Tống Văn Bích và anh đã kể lại với Tôi như sau : "
Sau khi nhận được lệnh di tản do chính Tôi thông báo cho Anh, anh Bích chạy
sang Ban Quân Xa, lấy một chiếc xe GMC , để chở tất cả anh em quân nhân của
Khoa Vũ Khí di tản ra khỏi trung tâm. Nhưng lúc bấy giờ, có Đại Úy Nguyễn Văn
Hương, Phụ Tá Trưởng Khoa Vũ Khí, đang bị thương rất nặng ở bụng vì đạn pháo
kích của Cộng Quân, sợ di tản theo sẽ làm trở ngại cho anh em, đại úy Hương xin
anh Bích cho anh ở lại cùng một số lựu đạn, chờ Việt Cộng vào, anh sẽ ném lựu đạn
vào Việt Cộng rồi anh Hương sẽ tự sát, nhưng anh Bích không đồng ý và quyết định
đưa anh Hương lên xe cùng di tản với tất cả anh em, mọi người đến được Khu Mưu
Sinh, rồi Long Hải, rồi Vũng Tàu ... tại Vũng Tàu anh Bích và anh em đưa anh
Hương vào Bệnh Viện Lê Lợi. Anh Bích và anh em về Sài-Gòn ( anh Bích đi cùng với
Ngô Thế Phú ) ... và rồi Biến Cố Đau Thương ngày 30.4.1975 đã xảy ra ...
".
Tại
Long Hải, trong vườn cây ăn trái phía sau nhà của đại úy Phạm Triều Tiên, ngồi
trên một chiếc võng đối diện với chiếc võng tôi đang ngồi, thiếu úy Trần Chiếm
Sở nói nhỏ với Tôi : " Anh Xuyên, 3 thằng đệ tử của anh với 3 ba-lô tiền
trên vai, thấy nhiều tiền quá, liệu tụi nó có tham lam, tụi nó có phản bội mình
và sẽ bỏ trốn, không anh ? ".
Tôi
rất ngạc nhiên khi nghe Sở hỏi như thế. Thú thực, Tôi rất bực mình, rất tức giận
trong lòng, nhưng cố kìm chế, vừa cười, vừa chửi thề ( xin lỗi !!! ), và nói :
" Đ... mẹ, lúc nầy mà mầy còn bận tâm đến vấn đề tiền bạc, sống chết còn
chưa biết sẽ ra sao đây. Tao cam đoan với mầy, 3 thằng đệ tử nầy của tao tụi nó
sẽ không phản bội tao đâu. Tao nói ra điều nầy không biết mầy có tin không,
nhưng tao cứ thử nói ra cho mầy nghe ... tao rất tin ở Thượng Đế và Huyền Bí
trong cuộc đời ... mầy nghe đây, trên xe của tao có 5 người, tao là người được
xem như là chủ, là chỉ huy lớn nhất, có 5 cái tên theo thứ tự : XUYÊN - KHÔN -
NHẬN - TÁNH - TÌNH - TỐT ... mầy thấy chưa. , có huyền bí không, Thượng Đế đã
ban phước lành cho tao đó Sở. Còn về vấn đề tiền bạc, nếu mầy lo lắng, tao sẽ
ra lệnh cho thằng Tốt nó giao ba-lô tiền cho mầy giữ ".
Nói
tới đây, Tôi im lặng ngừng nói và chờ phản ứng của Sở. Sở nói với Tôi : "
Anh là người chỉ huy, anh có toàn quyền quyết định ".
Tôi
nghiêm giọng nói với Sở : " Để giữ thể diện cho tao và cả thể diện cho mầy,
tao sẽ không cần ra lệnh cho thằng Tốt giao ba-lô tiền cho mầy, mà tao có cách
để nó sẽ tự nguyện giao ba-lô tiền cho mầy ... mầy ra biểu 3 thằng tụi nó mang
đầy đủ ba-lô, súng đạn, nón sắt đến trình diện tao ... và nhấn mạnh là trình diện
theo lễ nghi cách ... ".
* Trung
Tướng Trần Văn Trung, Tổng Cục Trưởng
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Bộ TTM/QL/VNCH và Nguyễn Vân Xuyên.
Thằng
Tánh, thằng Tình và thằng Tốt, với ba-lô trên vai, nón sắt, súng đạn, đến đứng
trước mặt Tôi, chào Tôi trong tư thế nghiêm, vẻ mặt lo lắng và chờ lệnh.
Rời
khỏi chiếc võng đang ngồi, Tôi đứng dậy, thiếu úy Sở cũng đứng dậy và đứng cạnh
Tôi.
Tôi
để tay lên báng súng colt đeo lưng và nghiêm giọng nói : " Tình hình chiến
sự đang bùng nổ lớn, lính của tiểu khu Phước Tuy và của trung đoàn 56 BB đang
đánh nhau ác liệt với Việt Cộng tại trung tâm của tỉnh lỵ Phước Tuy và chắc chắn
chiến trận sẽ lan rộng đến đây ... chuyện sống chết không biết sẽ ra sao ...
tao lập lại một lần cuối, kể từ giờ phút nầy, 3 thằng tụi bây chỉ nghe lệnh của
tao và thiếu úy Sở mà thôi, nhất là thiếu úy Sở ... tao chỉ dưới quyền có một
người, đó là đại tá chỉ huy trưởng, nhưng tao đứng trên và chỉ huy 30 người
trong đó có 3 thằng tụi bây ... tụi bây thì biết đại tá CHT, nhưng ông ấy quá lớn,
ông không biết tụi bây đâu ... chút nữa đây, tụi bây sẽ có dịp ngồi bên cạnh ổng,
nhưng không cần phải sợ ổng, mà chỉ sợ tao và thiếu úy Sở mà thôi ... có một việc
rất quan trọng nghe tao hỏi đây và phải thành thật trả lời để tao tính ... hiện
nay, tụi bây, mỗi thằng trên vai đang có một ba-lô tiền, liệu có bảo vệ nổi mấy
bao tiền nầy hay không, nhất là thằng Tốt, thằng Tốt, mầy trả lời ngay cho tao
biết ".
Tôi
ngừng nói, nhìn thẳng vào mặt thằng Tốt và chờ đợi.
Với
vẻ mặt lo lắng, sợ sệt, thằng Tốt nhìn Tôi và ấp úng nói : " Dạ ... dạ ...
thưa, thưa đại úy, tiền nhiều quá, em sợ không giữ nổi, em xin giao cho đại úy
và thiếu úy Sở ..".
Tôi
chặn ngay, không cho thằng Tốt nói tiếp và nghiêm giọng nói : " Được ...
được, nhưng tao không giữ tiền, mầy đưa ba-lô tiền cho thiếu úy Sở và mầy mang
ba-lô đồ đạc của thiếu úy Sở. Còn thằng Tánh và thằng Tình, 2 đứa tụi bây, mỗi
thằng lấy ra một ít tiền giao cho thằng Tốt giữ, nghĩa là, 3 thằng tụi bây,
chia nhau 2 ba-lô và lo giữ cẩn thận ... số tiền nầy khi nào thiếu úy Sở cần đến
thì tụi bây thi hành theo lệnh của thiếu úy Sở ".
Tôi
ngừng nói, nhìn mặt 3 thằng đệ tử thân tín của mình. Thấy chúng nó có vẻ hớn hở,
bớt phần lo lắng. Để trấn an mấy thằng lính nầy, Tôi cười cười, đóng kịch nổ sảng
trước mặt tụi nó, vừa nói vừa chửi thề ( xin lỗi !!! ) : " Đ... mẹ, tụi
bây là đàn em, là đệ tử của đại úy Xuyên mà tụi bây yếu quá, làm mất mặt tao và
mất mặt đơn vị ... trong tay mới có một chút tiền mà đã run, đã sợ không dám giữ
rồi. Tao hồi còn nhỏ, năm 12 tuổi, tao có 2 đứa em 10 tuổi và 8 tuổi ... trong
lúc tản cư, chạy giặc, ba má tao bỏ 3 anh em tao lên một chiếc xe bò, có người
làm đánh xe cho bò kéo đi, trên xe, ngoài ba anh em tao ra còn có mười mấy bao
tiền to, bự hơn mấy ba lô tiền nầy nhiều ..., nhìn thấy mấy đống tiền to bự mà
tao tỉnh bơ..., tụi bay có 3 ba lô nhỏ xiú mà đã run sợ..., thật yếu quá !!!
Thằng
Tình thấy Tôi có thái độ vui vẻ, nó nói chen vào để nịnh Tôi : " Thưa đại
úy, vậy là ba má của đại úy là Triệu Phú rồi ".
Tôi
chặn lại không cho nó nói tiếp, Tôi nói : " Không, không, ba má của tao
không phải là Triệu Phú mà là Tỷ Phú ... triệu phú thì nhỏ quá, nhầm nhò gì ...
còn tao khi lớn lên tao là Công Tử Bình Dương cũng như Công Tử Bạc Liêu ngày
xưa vậy. Tụi bây mà đến Bình Dương hỏi đến tên của tao thì ai cũng biết hết. Ba
thằng tụi bây, nhà ở Sài-Gòn chắc nghe nói đến Ngân Hàng Thần Tài Tín Nghĩa của
ông Nguyễn Tấn Đời chứ gì. Tài sản chung của Thần Tài Tín Nghĩa có 3 phần hùn vốn,
ông Nguyễn Tấn Đời chỉ có một phần, còn 2 phần còn lại là của ba má tao. Vì là
những người khiêm nhường nên ba má tao để cho ông Đời thay mặt đứng tên. Có một
lúc, ông Đời làm ăn không đứng đắn, không nghe lời khuyên giải của ba má tao,
ba má tao rút phần hùn ra ... Sau đó, ông Đời bị bắt và bị nhốt vào tù. Thôi
... tụi bây chỉ cần biết đến đó là đủ rồi. Bây giờ tao đi gặp đại tá coi có lệnh
gì không. Tụi bây và thiếu úy Sở lo giải quyết mọi việc còn lại ".
Hơn
20 phút sau, Tôi trở ra khu vườn cây sau nhà và ngồi xuống võng.
Ngồi
ở võng bên cạnh, thiếu úy Sở nói : " Anh Xuyên, 3 thằng nhỏ, tụi nó lấy tiền
nhiều quá, tiền xếp thành từng xấp, toàn là giấy 500 đồng, mỗi xấp là 100.000 đồng.
Tổng cộng cả 3 ba-lô khoảng hơn 10 triệu đồng
Nghe
đến số tiền quá lớn nầy, Tôi giật mình, vừa nói vừa chửi thề ( xin lỗi
!!! ) : " Đ... mẹ, sao mà nhiều quá vậy, tao biểu mỗi thằng chỉ lấy một
ba-lô mà thôi ... chắc là quá tham lam, cố nhét tối đa vào ba-lô, rồi còn nhét
thêm vào các túi quần, túi áo, cho nên mới có được số tiền quá lớn như thế nầy
... thiệt tình, tao chịu thua mấy thằng nầy. Đ... mẹ, lỡ rồi, thôi đành chịu,
ai mà đến đó, thấy tiền nhiều chắc cũng tham như mấy thằng nầy mà thôi. Sở nầy,
tao nghĩ, nếu tiền để lại, tụi Việt Cộng nó vào, nó lấy xài thì cũng đau cho
mình thôi. Chút nữa qua tới Vũng Tàu, tao sẽ ra lệnh phát cho tất cả đám lính của
tụi mình kể cả mấy thằng địa phương quân tăng phái, mỗi thằng một mớ tiền để có
tiền lận lưng mà tiêu xài khi cần ".
Sở
đứng dậy rời khỏi võng, đến mở ba-lô tiền và nói : " Anh Xuyên, tôi bỏ tạm
10 xấp tiền vô ba-lô của anh để phòng hờ cho anh ... ".
Tôi
cắt ngang lời Sở : " Thôi, không cần đâu, mầy cứ giữ hết đi. Cái tên của
tao nó kỵ với chữ " Tiền " và " số 10 ". Tao thấy, họ và
tên của mầy mà giữ tiền là an toàn lắm đó ... mầy là Trần Chiếm Sở ... mà
Sở, theo tiếng Hán là Giữ là Thu ... Chiếm rồi thì Giữ là Thu thì là nhứt rồi,
bỏ cho tao 3 xấp thôi, tao hạp với số 3 ".
Sở
mở ba-lô của tôi ra, bỏ cho tôi 3 xấp tiền theo lệnh của tôi và nói : "
Anh Xuyên, từ lâu, tôi làm việc dưới quyền anh, tôi đã phục anh. Bữa nay, thằng
Tốt tự nguyện giao ba-lô tiền cho tôi, làm tôi càng phục anh và tôi thực sự chới
với ! ".
Tôi
chặn lời Sở và nói : " Chới với mẹ gì ... 3 cái thằng đệ tử nầy, tao đã biết
tụi nó nghĩ gì và muốn gì. Mình là cấp chỉ huy, chọn lính làm đàn em, làm đệ tử
thì phải coi giò coi tướng và phải tìm hiểu tâm tính của tụi nó ... mấy thằng
lính văn phòng, lính quân trường thì nhầm nhò gì ... mấy thằng lính tác chiến mới
quan trọng, tụi nó sống chết với mình trên chiến trường ... phải làm sao cho nó
vừa thương vừa phục mình thì mình mới chỉ huy được tụi nó ... ".
Sở
lại nói tiếp : " Cũng may mắn cho tôi, đại tá Thịnh giữ anh lại, không cho
anh đi về Bình Dương để làm Quận Trưởng Bến Cát, đại tá Thịnh hoàn toàn có lý,
ông đã giữ lại bên mình một sĩ quan có tài trong lúc dầu sôi lửa bổng. Anh mà
đi, tôi không biết xoay sở ra sao trong lúc nầy ? ".
Tôi
trả lời Sở : " Mầy lại nịnh tao nữa rồi, tài cán gì, đại tá Thịnh giữ tao
lại là vì tao đã quen việc ở đây và là dân tác chiến như ông nên làm việc dễ hợp
gu với nhau. Còn mầy nữa, mầy khéo lo quá, cờ đến tay ai người đó phải phất
thôi. Không có tao thì mầy phải làm và sẽ hoàn thành nhiệm vụ, mà có khi còn
hay hơn tao nữa ".
Tôi
đứng dậy, mở ba-lô lấy tấm bản đồ và đặc lệnh truyền tin, rồi nói với Sở :
" Đại tá Thịnh ra lệnh : kể từ giờ phút nầy, tao là người chỉ huy và điều
hành mọi kế hoạch hành quân và di tản của đơn vị. Trong vòng một giờ đồng hồ nữa
mình sẽ di tản sang Vũng Tàu, đại úy Tiên đã mướn xong xuôi ghe rồi và ghe sẽ đậu
trước nhà đại úy Tiên và mình sẽ xuống quân tại đó. Mầy nghe đây mà sắp xếp mọi
việc, ra lệnh cho Tiến và Tấn đặt đơn vị ứng chiến 100 phần 100 tại chỗ và chờ
lệnh. Biểu thằng Nhận và thằng Xiếu đem 2 chiếc xe của mình chạy ra chỗ vắng,
không có nhà dân, bắn bể các bánh xe và các bình điện, đặt các xe trong tình trạng
bất khiển dụng, làm xong thì trở về đây ngay. Ngoài 2 tiểu đội ĐPQ thì BCH/Hành
Quân chính thức của mình gồm có, đại tá Thịnh, tao, mầy và mấy thằng lính cơ hữu
của mình. Đại tá Thịnh nói là trong lúc nầy ông chỉ tin cậy tao vì tao có quân
trong tay. Cũng may là có thêm được 2 tiểu đội ĐPQ, chứ nếu không, tao mang lon
đại úy mà chỉ huy có 8 người, đại tá Thịnh chỉ huy có 9 người, trong đó có 2 sĩ
quan là tao và" mầy ... ngày xưa, đại tá Thịnh là trung đoàn trưởng, còn
tao là đại đội trưởng ... bây giờ thì đúng là lúc mạt vận rồi ... Khi có lệnh
lên đường, tiểu đội của Tiến xuống trước, tới Bộ Chỉ Huy và tiểu đội của Tấn
sau cùng ".
Chúng
tôi rời Long Hải lúc 14 giờ 30 và đến Vũng Tàu vào lúc 15 giờ 56 phút ngày 27
tháng 4 năm 1975
Tại
bãi biển Ô-Quắn, tiểu đội của Tấn do thiếu úy Sở chỉ huy, rời ghe, đổ bộ đầu
tiên, tiến quân vượt các dốc đá, chiếm lấy con đường nhựa trước mặt nối liền
Bãi Trước và Bãi Sau rồi bố trí quân và chờ lệnh của Tôi.
Bộ
chỉ huy và tiểu đội của Tiến đổ quân tiếp theo và chia làm 2 phân đội, mỗi phân
đội tiến chiếm 2 phía phải, trái và bố trí trên các chởm đá cao. Bộ chỉ huy
đóng và bố trí ở giữa trên các chởm đá thấp.
Trên
bờ cát trắng cạnh sát biển, có 2 người đứng riêng ra và xa BCH và đứng sát gần
bên nhau, đó là Đại Tá Nguyễn Bá Thịnh, Chỉ Huy Trưởng TTHL/QG/Vạn Kiếp và Đại
Úy Nguyễn Vân Xuyên, Trưởng Ban Truyền Tin của đơn vị nầy.
* Hàng ngồi : Trung Tướng Trung ( giữa ),
bên trái của Tr/Tg Trung : Bà Ngọc Duyên, chủ nhân nhà hàng La Pivoine ở Paris
13, Pháp Quốc, bên phải của Tr/Tg Trung : Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, Tổng Cục Tiếp
Vận, Bộ TTM/QL/VNCH.
Hàng đứng : từ phải sang trái : Thiếu Tá
Ong Kim Miêng ( Tổng Cục Tiếp Vận ), Đại Úy Tống Văn Bích ( TTHL/QG/Vạn Kiếp ),
Hải Quân Thiếu Tá Tôn Thất Phú Sĩ, Đại Úy Nguyễn Vân Xuyên (TTHL/QG/Vạn Kiếp), Thiếu Tá Nguyễn Đình Lỳ ( Tổng Cục Tiếp Vận, Bộ TTM/QL/VNCH ).
Giữa
Tôi và đại tá Thịnh có một cuộc đàm thoại riêng mà chỉ có ông và Tôi, nghe được
và biết được mà thôi.
Đại
tá Thịnh với vẻ mặt thật trang nghiêm và thật buồn, ông lên tiếng trước và nói
với Tôi :
-
Tôi thành thật cám ơn Em, Em đã luôn luôn ở bên cạnh tôi từ Khu Mưu Sinh, Long
Hải và bây giờ đến đây. Em đã hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó. Em đã bảo
vệ và đưa tôi an toàn đến đây. Bây giờ, Em đưa tất cả mọi người dưới quyền vào
trình diện Đặc Khu Vũng Tàu của Đại Tá Vũ Duy Tạo. Em xin được gặp trực tiếp đại
tá Tạo và tự giới thiệu Em là đàn em của tôi và xin nhờ đại tá Tạo giúp đỡ. Tối
nay, khoảng 7 giờ, Em giao đơn vị lại cho thiếu úy Sở và một mình Em đến Hãng
Nước Đá Minh Đức ở Bến Đình gặp tôi và gia đình tôi. Chắc Em đã hiểu ý của tôi
.
-
Thưa đại tá, Tôi sẽ ra lệnh cho thiếu úy Sở, chỉ huy một tiểu đội, hộ tống, bảo
vệ và đưa đại tá đến nơi mà đại tá muốn. Sau khi đại tá đến nơi an toàn, thiếu
úy Sở và anh em trở về đây, Tôi sẽ đưa tất cả mọi người vào trình diện Đặc Khu
Vũng Tàu và tối nay Tôi sẽ gặp đại tá tại Bến Đình.
-
Thôi, cám ơn Em, không cần đâu, tôi có thể đi một mình. Em hãy lo cho anh em
đi.
-
Thưa đại tá, xin đại tá hãy đến ngồi ở khu vực có chởm đá thấp phía bên phải,
Tôi sẽ ra lệnh cho anh em tiến quân về phía Bãi Sau. Khoảng 15 phút sau, đại tá
có thể rời khỏi nơi đây ... như vậy sẽ tốt cho đại tá và sẽ tiện lợi cho Tôi
hơn.
-
Được rồi, cám ơn Em, tôi hiểu ý Em ... sẽ gặp lại nhau tối nay.
Lần
đầu tiên đại tá Thịnh gọi Tôi bằng Em một cách thân mật. Trong suốt thời gian
làm việc dưới quyền ông, ông lúc nào cũng gọi Tôi bằng cấp bậc Tôi đang mang.
Khi
chia tay đại tá Thịnh, Tôi giơ tay nhìn đồng hồ, lúc đó là 16 giờ 52 phút ngày
27 tháng 4 năm 1975.
Tại
một khoảnh đất trống, nhỏ bên cạnh lề đường, Tôi có một buổi họp đặc biệt với
thiếu úy Sở TS.Tiến và TS.Tấn. Liếc mắt một vòng, nhìn cả 3 người, xong Tôi nói
: " Xin các anh nghe rõ đây : đại tá CHT nói rằng ông vào Đặc Khu Vũng Tàu
trước, sau đó, Tôi thu xếp đưa tất cả anh em vào trình diện Đặc Khu Vũng Tàu, rồi
gặp lại ông sau. Ông chỉ nói với Tôi như thế, ngoài ra không có lệnh gì rõ ràng
cho Tôi. Nhưng riêng Tôi, Tôi quyết định : Tôi sẽ không gặp lại đại tá CHT vì
ông không có lệnh gì cho Tôi và Tôi cũng quyết định không đưa anh em vào trình
diện ĐK/Vũng Tàu, vì nếu trình diện ĐK/VTàu, hoặc là chúng ta bị tước vũ khí rồi
bị bỏ rơi, hoặc là chúng ta bị họ trưng dụng và đặt dưới quyền chỉ huy của họ.
Cả hai trường hợp đều nguy hiểm cho số phận của mình. Tôi quyết định từ bây giờ,
sẽ tự mình bảo vệ cho mình và tự chiến đấu rồi xem xét tình hình sắp tới coi ra
sao ? Xin anh Tấn và anh Tiến cho biết ý kiến?
Trung
sĩ Tiến với vẻ mặt vừa buồn vừa lo lắng nói : " Thưa đại úy, xin đại úy
thương và đừng bỏ tụi em, bây giờ tụi em chỉ biết tin cậy và theo đại úy mà
thôi, đại úy biểu gì tụi em cũng nghe theo và tụi em xin đặt dưới quyền chỉ huy
của đại úy.".
Tôi
hỏi trung sĩ Tấn : " Còn anh Tấn thì sao ? ". Tấn cũng có vẻ buồn và ấp-úng
trình bày như ý của Tiến.
Sau
khi nghe xong ý kiến của Tiến và Tấn, Tôi nghiêm giọng nói : " Được rồi, tốt
rồi ... như vậy 2 anh quyết định theo Tôi và đặt dưới quyền chỉ huy của Tôi thì
nghe rõ đây : " Tạm thời, đêm nay chúng ta sẽ đóng quân ở đây, cho anh em
xử dụng phần lương khô của mình, nếu cần, cắt cử người ra chợ Vũng Tàu mua thêm
lương thực cho đêm nay. Tôi quyết định sẽ phát cho mỗi người một số tiền để anh
em có tiền mà chi dùng cho mình khi cần thiết ... mỗi người sẽ nhận 100.000 đồng,
riêng anh Tấn và anh Tiến, mỗi người nhận 300.000 đồng. Tóm lại, anh Tấn và anh
Tiến, mỗi người sẽ nhận 1 triệu 300 ngàn đồng cho tiểu đội của mình ... sau khi
họp xong, gặp ngay thiếu úy Sở để nhận tiền và về phát lại cho anh em. Tạm thời
như vậy ... chút nữa thiếu úy Sở sẽ cho biết kế hoạch bố trí quân đêm nay. Chào
các bạn ".
Sau
khi phát tiền xong cho Tiến và Tấn, Sở đến gặp Tôi và hỏi : " Anh Xuyên, đại
tá Thịnh đã bỏ rơi tụi mình rồi phải không anh ? ".
Tôi
trả lời Sở : " Ổng bỏ rơi tụi bây chứ ổng không có bỏ rơi tao ".
Sở
lại hỏi Tôi : " Anh nói gì kỳ lạ quá tôi không hiểu, anh Xuyên ? ".
Tôi
lại trả lời Sở : " Ông bảo tao đem giao tụi bây cho Đặc Khu Vũng Tàu, rồi
tối nay, một mình tao đến Bến Đình gặp ông, ông nói với tao như vậy, mầy muốn
hiểu sao thì hiểu ». Sở tức giận la, hét to lên : " Đ... mẹ, đại tá ...
đ... mẹ, tình thầy trò bạc như vôi. Đ... mẹ, đại tá, tàn ác và dã man quá
".
Tôi
biết Sở đang tức giận, Tôi dịu giọng nói : " Sở, mầy nói nhỏ thôi chứ, mầy
la, hét, mấy thằng lính, tụi nó nghe, tụi nó hỏi lôi thôi làm sao tao trả lời
đây. Tao không bỏ tụi bây là được rồi, tao không theo ổng, sẽ không đi gặp ổng.
Tao đang ngồi trước mặt của mầy đây. Thôi, mầy đừng nhắc đến đại tá Thịnh nữa,
đừng bận tâm đến chuyện đó nữa ... vợ và một bầy con của ổng đang ngồi chờ ổng ở
Bến Đình, nếu mầy mang lon đại tá như ổng và ở trong hoàn cảnh như hiện nay thì
mầy sẽ làm sao ... uống một hớp nước cho khỏe đi rồi nghe tao ra lệnh ...
".
Tôi
nói với Sở : " Kế hoạch của đêm nay, tao quyết định : BCH đóng ở giữa, 2
tiểu đội ở hai đầu, Tấn ở hướng Bãi Sau, Tiến ở hướng Bãi Trước. Bây giờ thì
lưu thông vẫn bình thường, nhưng không được dừng lại trong vị trí đóng quân của
mình. Kể từ 10 giờ đêm, hoàn toàn cấm lưu thông qua lại, ở hai đầu phải
cho lính gác, nếu có gặp chuyện gì rắc rối, gọi máy cho tao hoặc mầy đến giải
quyết tại chỗ. Bộ Chỉ Huy của tụi mình chia làm 2 toán, toán 1 có tao, mầy và 3
thằng ôn-dịch, toán 2 có Khôn, Xuân, Xiếu, Nhận và mầy phát cho mấy thằng nầy mỗi
thằng 300.000 đồng và biểu tụi nó tự túc trong vấn đề ăn uống. Việc ăn uống của
tụi mình chiều nay, biểu thằng Tốt ở nhà lo giữ đồ đạc, còn 2 thằng kia ra chợ
Vũng Tàu lo mua thức ăn, thức uống cho tụi mình.
Vũng
Tàu, ngày 28 tháng 4 năm 1975 : Tất cả mọi người đã thức dậy, ăn sáng xong và
lúc 9 giờ 30 phút sáng chúng tôi có một buổi họp.
Tôi
nói với Sở, Tiến và Tấn : " Qua máy truyền tin mà Tôi theo dõi, BCH của tiểu
khu Phước Tuy đã dời sang Vũng Tàu, nhưng các đơn vị ĐPQ của tiểu khu vẫn còn
có mặt tại lãnh thổ Phước Tuy và tiếp tục giao tranh với Cộng Quân. Cầu Cỏ May
đã được giật sập, các đôn vị ĐPQ của Vũng Tàu và các đơn vị trừ bị của sư đoàn
3 BB đã được tăng cường tối đa để bảo vệ Vũng Tàu. Họp xong thì chúng ta sẽ di
chuyển quân trở lại đóng quân ở chỗ chiều hôm qua mình đổ quân xuống và sáng sớm
ngày mai mình sẽ xuống ghe tại đó và di chuyển về Sài-Gòn ... bằng mọi giá phải
rời khỏi nơi đây càng sớm càng tốt. Nhưng có một điều quan trọng mà Tôi thấy
mình cần phải thực hiện ngay từ ngày hôm nay, đó là phải làm một cầu gỗ để sáng
mai khi ghe tới , cho nối cầu gỗ từ bờ biển ra tới chỗ ghe đậu cho anh em dễ
dàng lên ghe vì sáng sớm mực nước biển cao không thể lội ra biển như chiều hôm
qua. Hai anh Tiến, Tấn về hỏi trong tiểu đội ai có khả năng về mộc, gỗ, cưa, cắt
... thì trưng dụng ngay, đi theo thiếu úy Sở ra chợ Vũng Tàu, mướn xe , mua gỗ và
tất cả dụng cụ cần thiết để thực hiện ngay việc nầy trước 6 giờ chiều ngày hôm
nay. Hai anh Tiến và Tấn về hỏi ngay anh em và phối hợp làm việc ngay với thiếu
úy Sở. Cám ơn các anh em ".
Vào
khoảng 4 giờ chiều thì 6 người quân nhân ĐPQ tăng cường dưới quyền chỉ huy của
thiếu úy Sở và trung sĩ Tấn đã làm xong một cầu gỗ thật chắc chắn và được giấu
kín vào một hóc đá ở cạnh bờ biển. Thiếu úy Sở và trung sĩ Tấn đến báo cáo kết
quả tốt đẹp cho Tôi trong sự vui mừng khôn tả ... Tôi cám ơn 2 người và bảo Sở là
chiều nay sau buổi cơm chiều Tôi sẽ có một chuyện rất quan trọng sẽ bàn riêng với
Sở.
Ăn
cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ 30 chiều ( tức 18 giờ 30 ), ngồi trên võng Tôi
nói với Sở : " Sở, mầy nghe cho rõ đây, đây là một việc rất quan trọng,
chuyện sinh tử của tụi mình, bằng mọi giá, đêm nay, phải mướn cho bằng được một
chiếc ghe loại to, có thể đi biển gần và vào sông lớn như cở chiếc ghe hôm qua
chở mình từ Long Hải qua đây, Cứ trả tiền nhiều và hậu hỉ cho cái đám chủ ghe,
tài công nầy ... Chút nữa, mầy, TS.Xuân mang theo máy C.25, thằng Nhận, thằng
Xiếu, súng đạn đầy đủ, 4 thằng tụi bây, rà rà dọc theo bờ biển từ Bãi Dâu, Bãi
Dứa đến Bến Đình ... tìm mướn một chiếc ghe như tao vừa nói. Quan trọng là phải
đặt một điều kiện rõ ràng với bọn tài công, chủ ghe là người của mình sẽ đến ngủ
đêm tại nhà của họ ngay đêm nay và sáng sớm mai, lúc 6 giờ sẽ cùng họ đem ghe đến
đây rồi sau đó di chuyển về Sài-Gòn ... phải nhấn mạnh điều kiện nầy và chấp nhận
mọi giá cả do họ đề ra ... đừng do dự, mặc cả, trả giá ít, nhiều ... phải chứng
tỏ cho họ thấy mình là người giàu, người có nhiều tiền ... đồng thời, cũng chứng
tỏ là mình tin tưởng ở họ và mầy cứ trả hết tiền trước cho họ ... mày hãy nghe
lời tao về việc nầy ... ".
Vào
lúc 7 giờ tối ( tức 19 giờ ), Sở, Xuân, Nhận và Xiếu lên đường theo lệnh của
Tôi.
Khoảng
21 giờ, qua máy truyền tin C.25, Sở gọi về nói chuyện trực tiếp với Tôi và
thông báo là mọi việc đã xong, coi như thành công tốt đẹp như ý muốn của Tôi. Sở
đang trên đường về, sẽ ghé chợ Vũng Tàu mua đồ ăn, thức uống mang về để nhậu ăn
mừng.
Thằng
Đào Nhận cầm trên 2 tay, một bịch nylon to có 20 lon bia hộp ướp nước đá lạnh
và một bịch nylon to chứa những chén, dĩa, ly, đũa, dao và giấy lau miệng ...
còn thằng Xiếu thì cầm ba bịch thức ăn gồm thịt heo, thịt bò và tôm, cua đem đến
chỗ Tôi đang ngồi.
Thiếu
úy Sở tháo dây ba-chạt đeo súng bỏ xuống đất, rồi nói ngay với Tôi trước mặt thằng
Nhận và thằng Xiếu : " Đại úy, tụi tui không ngờ mình thành công một cách
quá dễ dàng, bây giờ mình phải nhậu ăn mừng ... ".
Nhìn
Sở và hai thằng em, Tôi vừa cười, vừa nói, vừa chửi thề ( xin lỗi !!! ) :
" Đ... mẹ, chưa ra quân, chưa thắng trận mà đã say men trong chiến thắng rồi
... uống cho cố vào rồi ngủ quên để cho Việt Cộng mò vào cắt cổ ... thiệt tình,
tao chịu thua tụi bây ".
Sở
cười nói với Tôi trong khi 2 thằng em Nhận, Xiếu trở về chỗ đóng quân để sắp xếp
lại súng đạn : " Anh Xuyên, mấy ngày nay, tụi mình căng thẳng thần kinh
quá, tụi Việt Cộng nó pháo kích như mưa, nằm dưới hầm không dám ngóc đầu lên,
bây giờ, đang sống trong cảnh trời cao biển rộng, anh cho em út vui chơi thoải
mái tinh thần một chút đi anh ... ".
Tôi
ngắt lời Sở : " Tao biết rồi, tao chỉ uống một lon thôi ... mầy biểu thằng
Xiếu mang 2 lon bia và một ít thức ăn đem cho thằng Tấn và thằng Tiến, biểu nó
kín đáo một chút, đừng để cho tụi lính nó thấy ... còn ở đây, chia làm 3 nhóm
nhỏ, mầy với tao, 3 thằng ôn-dịch và 4 thằng cơ hữu còn lại ... rồi, mầy chuẩn
bị thi hành lệnh hành quân đi ... ".
Đưa
một miếng thịt gà vào miệng nhai xong, hớp một ngụm bia, Sở với vẻ mặt thật hớn
hở, nói nhỏ với Tôi : " Anh Xuyên, tôi nói ra điều nầy cho anh nghe, xin
anh đừng cười tôi, từ lúc cha sanh mẹ đẻ ra tới bây giờ, đây là lúc tôi cảm thấy
hạnh phúc, sung sướng nhất trong cuộc đời mình, chưa bao giờ tôi cầm được trong
tay một số tiền quá lớn như hôm nay, tiền lên tới bạc triệu, tôi tưởng tôi đang
nằm mơ đó anh Xuyên ơi ... thật không thể ngờ được ... ".
Sở
ngừng nói, gấp lấy một miếng thịt heo bỏ vào miệng nhai, im lặng nhìn Tôi, chờ
xem phản ứng của Tôi ra sao, sau câu nói của Sở.
Tôi
uống một hớp bia rồi nói : " Cuộc đời của tao cũng chưa bao giờ có được số
tiền lớn đến bạc triệu. Trưa nay, ở Long Hải, mầy bỏ vô ba-lô cho tao ba xấp,
300.000 đồng chứ phải chơi đâu, số tiền quá lớn. Thú thật với mầy, ba má của tao
đúng là Triệu Phú như thằng Tình đã nói nịnh tao, còn Tỷ Phú và Thần Tài Tín
Nghĩa là tao nổ sảng cho vui ... anh em của tụi tao may mắn sinh ra trong một
gia đình giàu có, hồi nhỏ, đi học cũng được ăn sung mặc sướng, sống trong vinh
hoa phú quý của gia đình ... bây giờ, nhiều lúc ngồi nhớ lại thời học sinh, thời
niên thiếu, tao thấy tiếc nhớ quá ... bây giờ, tao cũng đang may mắn ngồi bên cạnh
4 ông Triệu Phú đây rồi ... tụi bây có ý định cho tao được làm Triệu Phú không
đây, tao cũng đang mơ đây ? ".
Nghe
Tôi nói tới đây, Sở hớn hở nói ngay : " Đương nhiên, đương nhiên anh ...
chính anh mới là người cho tụi tui làm Triệu Phú, không có anh thì làm sao tụi
tui trở thành Triệu Phú được. Hiện giờ, anh đang là Anh của một thằng triệu phú
và là Thầy của ba thằng triệu phú, anh phải là Đại Triệu Phú, tụi tui đã lo việc
đó cho anh rồi ... anh đừng lo ".
Tôi
giả vờ hỏi lại Sở : " Bộ tụi bây tính cho tao làm một " Triệu Phú Bất
Đắc Dĩ " như phim " 5 chàng triệu phú bất đắc dĩ " mà bà Túy
Hoa, bà Tường Vi đóng chung với 5 thằng hề ... Khả Năng, Phi Thoàn, Thanh Việt,
Xuân Phát và Tùng Lâm hả ... tụi bây có 4 thằng ... còn tao sẻ là thằng triệu
phú thứ 5 phải không ? ".
Sở
chặn ngay lời của Tôi và nói : " Giỡn hoài anh, mấy thằng đó, tụi nó là
triệu phú đóng phim, tụi nó làm gì có tiền. Mình có tiền, mình là triệu phú thiệt
ngoài đời ... ngày mai về tới Sài-Gòn, tụi mình sẽ chính thức là những Triệu
Phú của Hòn Ngọc Viễn Đông ... và tụi tui sẽ đi sau lưng anh ... dạo chơi một
vòng ở đường Tự Do và Lê Lợi ".
Khoảng
23 giờ, Tôi nói với Sở : " Sở, bây giờ khuya rồi, cũng nên nghỉ ngơi một
chút ... mầy nghe tao dặn đây : đúng 12 giờ khuya, Mầy, thằng Nhận, thằng
Xiếu và TS.Xuân có máy C.25, tất cả mang theo bên mình súng, đạn và đồ đạc cá
nhân ... tụi bây đến đó thì chắc cũng khoảng 1 giờ khuya ... tại đó, còn lại
khoảng 4 giờ đồng hồ, tụi bây, thay phiên nhau nghỉ ngơi, canh gác cẩn thận,
đúng 5 giờ, rời khỏi chỗ đó khởi hành đến đây, bắt đầu đi là mở máy liên lạc với
tao ngay. Đúng 6 giờ có mặt ở Ô-Quắn, tao ra lệnh đổ quân xuống ghe là mình đi
luôn, 4 thằng tụi bây cứ ở trên ghe, chờ tụi tao xuống ... Nhưng tao muốn , bằng
mọi giá phải có một chiếc ghe cho sáng mai, nếu giờ chót, đám chủ ghe, tài công
phản bội không chịu đi, tụi bây phải xử dụng biện pháp mạnh, tao không chấp nhận
sự phản bội nầy ... đây là lệnh của đại úy Xuyên ra lệnh cho thiếu úy Sở, mầy
phải ghi nhớ điều nầy ... chắc mầy đã hiểu ý của tao ... thôi, đi nghỉ một chút
rồi dẫn tụi nó lên đường ... sẽ gặp lại đúng 6 giờ sáng mai. Tao hoàn toàn tin
tưởng ở khả năng của mầy. Chúc thành công ... Tôi đưa tay bắt tay Sở và cười cười
nói đùa ... ngày mai, đúng 6 giờ sáng mà thiếu úy Sở và 3 quân nhân thuộc quyền
không có mặt ở bãi biển Ô-Quắn thì đại úy Xuyên sẽ tự sát ở bãi biển nầy ...
thôi chia tay ".
Đúng
6 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, Sở, TS.Xuân, Nhận, Xiếu và một chiếc ghe
loại lớn cùng hai tài công có mặt ở bãi biển Ô-Quắn. Tôi ra lệnh thiết trí cầu
gỗ nối xuống ghe, rồi đổ quân và lên ghe ... an toàn, sau đó, trực chỉ về hướng
Sài-Gòn.
Khi
ghe của chúng tôi vào được sông Lòng Tàu thì bị Hải Quân VNCH chặn lại và
không cho vào Sài-Gòn. Ghe của chúng tôi, hoặc phải trở lại Vũng Tàu hoặc phải
hướng qua bãi biển Vàm-Láng của tỉnh lỵ Gò-Công.
Tôi
ra lểnh cho Sở : " Bảo tài công đưa ghe hướng qua Vàm-Láng, Gò-Công, cho
tài công thêm một số tiền vì chương trình bị thay đổi không phải do lỗi của họ
".
Khoảng
16 giờ 30 ngày 29 tháng 4 năm 1975, chúng tôi có mặt tại Bãi Biển Vàm Láng thuộc
tỉnh lỵ Gò Công.
Theo
lệnh của Đại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng tiểu khu Gò Công : " Tất
cả các quân nhân của QL/VNCH thuộc mọi quân binh chủng và thuộc mọi cấp bậc ...
muốn vào lãnh thổ của tiểu khu Gò Công, phải tuyệt đối giao nộp vũ khí, súng đạn
các loại, máy móc các loại và phải thông qua Trạm Kiểm Soát Quân Sự tại Vàm
Láng ".
Tại
Trạm Kiểm Soát Quân Sự Vàm-Láng, chúng tôi có tất cả 31 người ( trong đó có Tôi
) do Tôi chỉ huy. Vì là một đơn vị quân sự đông người, với vũ khí, máy móc đầy
đủ ... nên vị sĩ quan chỉ huy trạm kiểm soát ( cấp bậc Đại Úy ) đến gặp riêng
Tôi, ông lễ phép yêu cầu Tôi, trực tiếp chỉ huy các quân nhân thuộc quyền , tự
động từng người một vào phòng giao nộp vũ khí dưới sự chứng kiến trực tiếp của
Tôi và thiếu úy Sở.
Trong
lúc thiếu úy Sở cho anh em tập họp trước phòng giao nộp vũ khí, vị sĩ quan trưởng
trạm mời Tôi ra gặp riêng ông, Tôi nhìn thấy bảng tên là Hoàng. Đại úy Hoàng
nói với Tôi : " Thưa anh, anh và anh thiếu úy phụ tá của anh, có thể giữ lại
mỗi người một cây colt, tôi sẽ ra lệnh việc nầy cho các em út của tôi ... mong
anh hiểu cho ". Tôi bắt tay đại úy Hoàng và nói : " Xin cám ơn anh
Hoàng ".
Trước
phòng giao nộp vũ khí, Tôi nói với Sở : " Sở, mầy vào phòng giao nộp vũ
khí trước, nhớ mang theo ba-lô, chứng kiến việc giao nộp, tao sẽ ra lệnh cho tụi
nhỏ, bỏ ba-lô tại chỗ rồi lần lượt vào phòng giao nộp vũ khí, khi thằng cuối
cùng đi ra, mầy ở đó chờ tao vào, tao với mầy, nhét cây colt vào ba-lô rồi đi
ra, việc nầy, đại úy Hoàng đã ra lệnh cho các em út của ông rồi ... mầy đi đi
".
Chúng
tôi hoàn thành việc giao nộp vũ khí và vào Trạm Tiếp Cư ở trung tâm tỉnh lỵ Gò
Công.
Thay
vì vào cư ngụ ở đây, thiếu úy Sở và thằng Xiếu tìm và xin được một nhà kho chứa
gạo bỏ trống có thể chứa được hơn 20 người và một căn nhà nhỏ chứa dụng cụ xe
hơi phế thải ... tất cả của một chủ nhân của một ga-ra sửa xe tên Hiệp Thành, nằm
cạnh một con sông nhỏ và chúng tôi cư ngụ tại đây và ổn định cơ ngơi vào lúc 18
giờ 30 phút ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Hai
tiểu đội ĐPQ của Tấn và Tiến có 22 người cư ngụ trong căn nhà kho. Chúng
tôi, 9 người là quân nhân cơ hữu của Ban Truyền Tin thuộc TTHL/QG/Vạn Kiếp thì
cư ngụ trong căn nhà chứa dụng cụ phế thải của ga-ra sửa xe Hiệp Thành.
Tôi
kéo Sở ra ngoài sân trước nhà và nói với Sở : " Sở, tao nghĩ rằng, có lẽ kể
từ giờ phút nầy, tao với mầy chỉ lo và trách nhiệm với mấy thằng lính cơ hữu của
mình ... để mấy thằng ĐPQ lại cho Tiến và Tấn, tụi nó tự lo cho nhau. Mầy đưa mấy
thằng em của mình rà rà ra chợ xem coi tình hình như thế nào và lo vụ mướn xe
cho ngày mai để về Sài-Gòn. Mầy qua nhà kho biểu Tấn và Tiến sang gặp tao và ra
chợ với mấy đứa tụi nó, xong việc rồi về đây tao và mầy đi ăn cơm tối ...
".
Tôi
nói với Tấn và Tiến như sau :" Hai em nghe Tôi nói đây, như 2 em đã biết,
bây giờ anh em mình không còn súng đạn gì nữa và cũng không còn trách nhiệm,
chiến đấu gì nữa ... cho nên Tôi nghĩ kể từ giờ phút nầy, 2 em cố gắng tự lo
cho các em út của mình ... nếu có điều gì cần thì cứ việc đến gặp Tôi ... Tôi sẽ
cho hai em thêm một số tiền nhỏ nữa để hai em có phương tiện mà lo cho các anh
em mình ...".
Tấn
chặn lời Tôi và nói : " Thưa đại úy, đại úy vẫn luôn là cấp chỉ huy của tụi
em, và đại úy đã cho tụi em nhiều tiền rồi và tiền vẫn còn nhiều, mấy thằng
lính, có tiền của đại úy cho tụi nó mừng lắm ... ".
Tôi
nói tiếp với Tấn và Tiến : " Những số tiền phát cho anh em, thực ra không
phải là tiền riêng của cá nhân Tôi mà là tiền của quốc gia, của quân đội. Trước
khi rời khỏi trung tâm, Tôi ra lệnh cho các em của Tôi đến Phòng Tài Chính của
đơn vị lấy tiền, Tôi nghĩ rằng, để tiền lại tụi Việt Cộng nó vào lấy, nó xài
thì đau xót cho mình quá ... các anh cứ xem như đó là tiền lương, cộng thêm tiền
thưởng mà Tôi xin thay mặt quốc gia, quân đội phát cho các anh, kể cả cho chúng
tôi ... Mong rằng, quốc gia, quân đội sẽ tha lỗi cho Tôi và các anh em thông cảm
cho Tôi đã làm việc nầy trong trường hợp bất khả kháng ". Nói xong, Tôi mở
ba-lô lấy ra 3 xấp tiền, 300.000 đồng giao cho Tấn và Tiến.
Lúc
19 giờ 30 phút thì thiếu úy Sở trở về nhà còn mấy người lính cơ hữu của Tôi thì
vẫn còn ở ngoài phố chưa trở về nơi cư ngụ.
Sở
cầm trên tay 2 cái xắc tay to loại sắc du lịch dân sự. Sở bỏ hai sắc tay to xuống
đất và nói : " Anh Xuyên, tình hình có vẻ gay go ... ngoài phố chợ, dân
chúng rất xôn xao, có tin đồn là Việt Cộng đang bao vây và sẽ tấn công vào
Sài-Gòn ... ông Dương Văn Minh mới lên làm Tổng Thống, đang thương thuyết với
Việt Cộng để thành lập một Chính Phủ Liên Hiệp gồm 3 thành phần trong đó có tụi
Việt Cộng, Giải Phóng Miền Nam, nhưng Việt Cộng không chịu còn đòi chiếm luôn
miền Nam của mình ... "
Tôi
im lặng không nói gì, Sở nói tiếp : " Anh Xuyên, tụi thằng Tánh, thằng
Tình, thằng Tốt còn báo cho tôi biết là ngoài phố chợ, có nhiều thằng lính vào
các tiệm bán quần áo, mua quần áo, giầy dép dân sự để thay thế đồ lính, rồi bỏ
đồ lính ngay trong tiệm bán quần áo trông rất dị hợm và lố bịch. Mấy thằng em
út cơ hữu của mình, tụi nó có vẻ mất tinh thần, tụi nó cũng đã thủ, đã mua quần
áo, dép dân sự, sắc tay dân sự ... 3 thằng ôn-dịch của mình cũng vậy và tụi nó
mua luôn cho cả tui lẫn anh sắc tay, quần áo, giầy dép dân sự rồi và giao cho
tui mang về.
Tôi
bực mình lên tiếng và chửi thề ( xin lỗi !!! ) : Đ... mẹ, mình vẫn còn là lính
nghe Sở, mấy thằng nầy quá đáng, đúng là lính văn phòng, lính quân trường,
trong khi mấy thằng lính ĐPQ vẵn còn quân phục chỉnh tề ... thôi, tao chịu thua
tụi nó rồi ...".
Tôi
nói đến đây thì bọn thằng Tánh, thằng Tình, thằng Tốt về tới, 3 thằng, trên
tay, mỗi thằng cầm một sắc tay dân sự loại du lịch thật to và một bịch ny-lông
đựng các thức ăn, uống ... im lặng nhìn Tôi như có vẻ sợ sệt ... Tôi nhìn chúng
nó nhưng Tôi im lặng không nói gì ...
Sở
lên tiếng nói : " Ba thằng tụi bây ở nhà coi chừng đồ đạc, tao và đại úy
ra chợ ăn cơm ... nếu muốn đi đâu nữa thì phải chờ tao và đại úy về rồi mới đi
tiếp nghe chưa ? ". Ba thằng cùng dạ một tiếng thật nhỏ.
Tôi
mang ba-lô trên vai và biểu Sở cũng mang ba-lô theo, cả 2 cùng rời khỏi nhà.
Tôi
và Sở ngồi ăn cơm trong một quán ăn nhỏ, vắng khách và ngồi khuất trong một góc
hẹp ... thành phố giờ nầy trông có vẻ yên tỉnh, người qua lại cũng không nhiều,
thỉnh thoảng có những chiếc xe quân đội chạy nhanh trong thành phố.
Tôi
nói với Sở : " Sở, lúc nầy đi đâu phải tự mang ba-lô theo vì có súng colt
trong đó, mấy thằng nhỏ tụi nó không biết là tao và mầy vẫn còn súng trong người
... chút nữa trở về tao qua nằm với đám ĐPQ còn mầy cứ tiếp tục nằm với tụi cơ
hữu của mình ... mầy nói với tụi nó là tao muốn như thế ... ".
Tại
tỉnh lỵ Gò-Công ngày 30 tháng 4 năm 1975 :
Tôi
giật mình thức dậy là đã hơn 8 giờ sáng, thằng Tình mời Tôi qua nhà ăn sáng ...
Rửa mặt xong Tôi vào nhà, kéo ghế ngồi vào bàn, trên bàn, trong một dĩa to có một
khúc bánh mì thịt, hai cái bánh bao và một ly cà phê sữa nóng.
Tôi
im lặng ngồi ăn sáng không nói một lời nói nào ... Tôi vừa ăn xong thì thiếu úy
Sở từ ngoài chợ về tới ... trước bụng Sở có nhét cây súng colt bên ngoài trông
có vẻ oai vệ ... đưa tay chào Tôi theo lễ nghi quân cách, rồi lên tiếng nói lớn
với đám lính cơ hữu của chúng tôi trong nhà : " Tất cả mọi người trong nhà
ra ngoài, tôi có chuyện cần bàn với đại úy ... ".
Tất
cả đám lính cơ hữu im lặng từ từ rời khỏi nhà ... Sở kéo ghế ngồi xuống.
Tôi
nhìn Sở, vừa cười vừa nói, vừa chửi thề ( xin lỗi !!! ) : " Đ... mẹ, sao bữa
nay mầy oai quá vậy, đeo cả súng làm tao sợ quá ... có chuyện gì quan trọng cần
phải trình, báo không thiếu úy ? ".
Sở
nghiêm giọng nói : " Anh Xuyên, mấy thằng lính của mình xuống tinh thần
quá, tôi phải dọa tụi nó mới được. Sáng nay, tụi nó thấy tôi mang súng, tụi nó
giật mình, mặt thằng nào cũng tái mét ... chưa chi mà đã muốn thay đồ dân sự rồi
... sáng nay, tôi nói với tụi nó, thằng nào, trong lúc nầy mà bận đồ dân sự là
tao sẽ bắn nát óc ngay ... bây giờ mình vẫn còn là lính, tụi nó im như hến ...
anh để tôi trị mấy thằng nầy mới được ... đúng là lính quân trường ".
Thiếu
úy Sở với vẻ mặt thật buồn nói : " Thưa anh, ở Sài-Gòn, Tổng Thống Dương
Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng Việt Cộng. Các đơn vị phải buông súng tại chỗ và
bàn giao đơn vị lại cho Việt Cộng ".
Sau
khi nghe thiếu úy Sở nói như thế thì TS.Xuân, TS.Khôn, thằng Nhận, thằng Tốt
khóc nức nở thành tiếng ...
Liền
ngay sau đó, thằng Tánh, thằng Tình, thằng Xiếu từ ngoài phố chợ Gò-Công chạy về,
khóc mếu máo, thằng Xiếu nói : " Đại úy ơi ! ở ngoài chợ, người ta nghe
ra-dô, người ta nói ở Sài-Gòn mình đã đầu hàng Việt Cộng rồi, mình phải làm sao
đây, đại úy ? ".
Thực
sự, lúc đầu Tôi hơi giật mình, choáng váng, nhưng sau đó, Tôi bình tĩnh lại
ngay và nghiêm giọng cố gắng nói to : " Tất cả mọi người hãy nghe Tôi nói
đây : chúng ta phải bình tĩnh, không có gì phải lo sợ, Tôi và thiếu úy Sở sẽ lo
cho các anh em ... ".
Tôi
vừa nói tới đó thì trung sĩ Tấn của ĐPP, từ nhà kho chạy qua và bước vào nhà, vừa
khóc vừa nói : "Đại úy ơi ! mình thua Việt Cộng rồi, tụi em phải làm sao
đây, đại úy ".
Tôi
chặn lời của Tấn và nới : "Tấn, em, hãy bình tĩnh, em hãy nghe Tôi nói, em
phải bình tĩnh. Em và Tiến tập họp anh em lại, Tôi sẽ sang nói chuyện với anh
em ngay ... em về tập họp anh em, Tôi sẽ sang ngay ...
Để trấn an những quân nhân thuộc
quyền và cũng để tự trấn an Tôi, Tôi mở ba-lô lấy cây súng colt ra nhét vào trước
bụng và nói : " Tao lập lại một lần nữa là chúng mình phải hết sức
bình tĩnh, không phải lo lắng và sợ sệt gì cả, Tao, và thiếu úy Sở còn không sợ,
anh em tụi bây có gì mà phải sợ, tụi tao vẫn còn mang cấp bậc và mang súng ...
bây giờ nghe lệnh của Tao đây : tụi bây ở tại chỗ, Tao sang nói chuyện với anh
em ĐPQ, xong Tao sẽ về ngay ... Sở, mầy bận quân phục và có súng colt trước bụng
như vậy, qua ngay bên nhà thằng chủ ga-ra sửa xe Hiệp Thành, gặp thằng chủ
xe đò, trước mặt cả 2 thằng, đề nghị xin trả hết số tiền còn lại, ngoài số tiền
đặt cọc trước chiều hôm qua cho việc mướn xe chở tụi mình về Sài-Gòn hôm nay,
nói năng lịch sự lễ phép với tụi nó, nếu nó phản bội, không tôn trọng hợp đồng,
không chịu đi thì đ... mẹ ( xin lỗi !!! ), rút súng hăm dọa bắn nát óc 2 thằng
nầy cho tao, lúc nầy, chẳng còn con c... gì phải sợ, mầy đi ngay đi, trể rồi
... ".
Tôi bước vào nhà kho và nhìn thấy
: tất cả 22 quân nhân ĐPQ của tiểu khu Long Khánh, đã đặt dưới quyền chỉ huy của
Tôi, quân phục chỉnh tề, đứng nghiêm trang, ngay ngắn, xếp thành bốn hàng, hàng
đầu có 7 người, trung sĩ Tấn và trung sĩ Tiến đứng ở hai đầu, bên phải và bên
trái. Ba hàng còn lại tiếp theo ở phía sau, mỗi hàng có 5 người.
Trung sĩ Tấn chỉ huy tất cả đứng
nghiêm trang chào Tôi, Tôi chào lại và nghiêm giọng nói : " Chào các anh
em. Theo lệnh của Thượng Cấp, kể từ giờ phút nầy, chúng ta không còn là một người
quân nhân của QL/VNCH nữa. Nhưng trước đây một giờ đồng hồ, chúng ta vẫn còn là
người quân nhân của QL/VNCH ... chúng ta đã phục vụ, đã chiến đấu và đã hoàn
thành mọi nhiệm vụ được giao phó, đặc biệt là trong thời gian ngắn ngủi các anh
em được đặt dưới quyền trực tiếp chỉ huy của Tôi. Bây giờ, Tôi đến đây để chào
từ biệt các anh em và để có lời cám ơn các anh em. Tôi xin yêu cầu, các anh em
phải hết sức bình tĩnh, không lo lắng, sợ sệt gì cả ... trước đây, chúng ta đã
từng xông pha trên chiến trận mà chúng ta còn không sợ, thì bây giờ có gì mà phải
sợ, bằng chứng là chúng ta vẫn còn mặc quân phục QL/VNCH trên người, Tôi vẫn
còn mang cấp bậc và còn mang súng và còn đang đứng trước mặt của các anh em.
Chút nữa đây, trung sĩ Tấn và trung sĩ Tiến sẽ mướn một chiếc xe đò.
Tôi bước vào nhà kho và nhìn thấy : tất cả 22 quân nhân ĐPQ
của tiểu khu Long Khánh, đã đặt dưới quyền chỉ huy của Tôi, quân phục chỉnh tề,
đứng nghiêm trang, ngay ngắn, xếp thành bốn hàng, hàng đầu có 7 người, trung sĩ
Tấn và trung sĩ Tiến đứng ở hai đầu, bên phải và bên trái. Ba hàng còn lại tiếp
theo ở phía sau, mỗi hàng có 5 người.
Trung sĩ Tấn chỉ huy tất cả đứng nghiêm trang chào Tôi, Tôi
chào lại và nghiêm giọng nói : " Chào các anh em. Theo lệnh của Thượng Cấp,
kể từ giờ phút nầy, chúng ta không còn là một người quân nhân của QL/VNCH nữa.
Nhưng trước đây một giờ đồng hồ, chúng ta vẫn còn là người quân nhân của
QL/VNCH ... chúng ta đã phục vụ, đã chiến đấu và đã hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao phó, đặc biệt là trong thời gian ngắn ngủi các anh em được đặt dưới quyền
trực tiếp chỉ huy của Tôi. Bây giờ, Tôi đến đây để chào từ biệt các anh em và để
có lời cám ơn các anh em. Tôi xin yêu cầu, các anh em phải hết sức
bình tĩnh, không lo lắng, sợ sệt gì cả ... trước đây, chúng ta đã từng
xông pha trên chiến trận mà chúng ta còn không sợ, thì bây giờ có gì mà phải sợ,
bằng chứng là chúng ta vẫn còn mặc quân phục QL/VNCH trên người, Tôi vẫn còn
mang cấp bậc và còn mang súng và còn đang đứng trước mặt của các anh em. Chút nữa
đây, trung sĩ Tấn và trung sĩ Tiến sẽ mướn một chiếc xe đò để chở tất cả các
anh em về lại Long Khánh và gặp lại gia đình. Trước khi đi, các anh em, mọi người,
bình tĩnh ra chợ Gò-Công, mua cho mình một bộ quần áo dân sự thay cho
bộ quân phục của mình. Riêng bộ quân phục, xin các anh em, cẩn thận xếp lại
ngay ngắn bỏ vào ba-lô riêng của mình rồi đem thả xuống sông bên cạnh đây, đừng
vứt bỏ bừa bãi khắp nơi, vì đó là BỘ QUÂN PHỤC DANH DỰ mà QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG
HÒA và TỔ QUỐC VIỆT NAM đã trao cho chúng ta. Trước khi chia tay, Tôi xin phép
được hân hạnh bắt tay từng người một. Xin chúc sức khỏe Tốt Lành và May Mắn đến
với tất cả anh em và gia đình ... "
Tôi bắt tay từng người một, có những người vừa bắt tay Tôi
vừa khóc, nhất là trung sĩ Tấn và trung sĩ Tiến ... Tôi thực sự xúc động không
cầm được được nước mắt rơi ... bắt tay người Lính cuối cùng ... Tôi đi nhanh ra
cửa và không dám nhìn lại.
Tôi, Sở và 7 người quân nhân thuộc cấp, tự động thay quần
áo dân sự ... quân phục được bỏ vào ba-lô và được thả xuống sông.
Tôi lấy một khăn tay nhỏ, gói cặp lon đại úy màu vàng bỏ
vào túi áo trước ngực có nút gài, bỏ vào sắc tay dân sự cái bóp nhỏ chứa các giấy
tờ tùy thân và một ít tiền mà hơn 10 ngày nay đã chưa sờ và xài tới ... sau
cùng bỏ cái nón bo vải mà trên nón có thêu cặp lon đại úy màu đen và cây súng
colt 45 ... Đây là những trang kỷ vật thân yêu trong GIỜ THỨ 25 CỦA
TÔI ... và của TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN QUỐC GIA VẠN KIẾP ( KBC.4432 ) QUÂN LỰC VIỆT
NAM CỘNG HÒA.
Chúng tôi 9 người : Nguyễn Văn Xuyên, Trần Chiếm Sở, Trương
Văn Khôn, Mã Thành Xuân, Đào Nhận, Nguyễn Văn Xiếu, Lê Văn Tánh, Nguyễn Văn
Tình và Trần Văn Tốt ... trên một chiếc xe đò chở khách loại nhỏ có một người vừa
chủ xe vừa tài xế và một người con trai làm phụ xế, rời trung tâm tỉnh lỵ
Gò-Công vào lúc 12 giờ 18 phút ... tiến về Sài-Gòn ... thật buồn ... và thật buồn
...
Ba-Lê, ngày 19 tháng 6 năm 2020 & Ngày Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa lần thứ 55. ( 19.6.1965 - 19.6.2020 ).
Xin được viết lại cho Một Thời Để Nhớ và Một Thời Không Bao
Giờ Quên.
* Nguyễn Vân Xuyên.
*
Ghi chú 1 : Các Sĩ Quan Đơn Vị Trưởng của TTHL/QG/Vạn Kiếp vào ngày
30.4.1975 mà Tôi còn nhớ được. ( Đã hơn 45 năm, một thời gian thật dài, tháng,
năm đã chồng chất, không sao tránh khỏ những khiếm khuyết sai sót. Mong nhận được
sự sửa chửa, bổ túc. Xin cáo lỗi và chân thành cám ơn . Nguyễn Vân Xuyên ).
- Chỉ
Huy Trưởng : Đại Tá Nguyễn Bá Thịnh. ( tốt nghiệp khóa 9 Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam & Võ Bị Đà Lạt - VBĐL ).
- Chỉ
Huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng : Trung Tá Phan Văn Kim. ( tốt nghiệp khóa 8
VBĐL )
-
Chánh Văn Phòng của Chỉ Huy Trưởng : Đại Úy Trần Văn Vĩnh. ( Khóa 23 Sĩ Quan Trừ
Bị Thủ Đức & SQTB/TĐ ).
-
Chánh Văn Phòng của Chỉ Huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng : Thiếu Úy Lê Văn Hòa.
-
Trưởng Phòng Nghiên Cứu Kế Hoạch kiêm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân : Thiếu
Tá Nguyễn Ngọc Mai; ( gốc Thiếu Sinh Quân, khóa 2 Sĩ Quan Đặc Biệt
Nha Trang ).
-
Trưởng Phòng Thanh Tra : Thiếu Tá Lưu Đức Thạc. ( khóa 4 SQTB/TĐ ).
-
Trưởng Phòng Tài Chánh : Thiếu Tá Nguyễn Văn Sô.
- Phụ
Tá Trưởng Phòng Tài Chánh : Trung Úy Trần Văn Đạo.
(
Trên phương diện Điều Hành Hành Chánh, Phòng Tài Chánh trực thuộc Khối Hành
Chánh Yểm Trợ, nhưng trên phương diện Điều Hành Chỉ Huy, đặt dưới quyền chỉ huy
của Chỉ Huy Trưởng và Chỉ Huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng - CHT, CHP&TMT ).
- Đại
Đội Trưởng Đại Đội An Ninh Xạ Trường : Thiếu Tá Nguyễn Văn An.
-
Trưởng Phòng An Ninh : Trung Úy Nguyễn Văn Bình. ( khóa 27 SQTB/TĐ ).
- Phụ
Tá Trưởng Phòng An Ninh : Trung Úy Thái Chi.
(
Trên phương diện Điều Hành Hành Chánh, Phòng An Ninh trực thuộc Khối Chiến
Tranh Chính Trị, nhưng trên phương diện Điều Hành Chỉ Huy, đặt dưới quyền chỉ
huy của CHT và CHP&TMT ).
-
Trưởng Trại Gia Binh : Thiếu Tá Nguyễn Đăng Thắng.
-
Trưởng Ban Truyền Tin : Đại Úy Nguyễn Vân Xuyên. ( khóa 26 SQTB/TĐ ).
- Phụ
Tá Trưởng Ban Truyền Tin : Thiếu Úy Trần Chiếm Sở.
(
Trên phương diện Điều Hành Hành Chánh, Ban Truyền Tin trực thuộc Khối Hành
Chánh Yểm Trợ, nhưng trên phương diện Điều Hành Chỉ Huy, đặt dưới quyền của CHT
và CHP&TMT ).
-
Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Khóa Sinh : Trung Tá Nguyễn Văn Vĩnh. ( khóa 4
SQTB/TĐ ).
-
Liên Đoàn Phó LĐKS : Thiếu Tá Nguyễn Văn Phần.
- Tiểu
Đoàn Trưởng TĐKS. Nguyễn Trải : Thiếu Tá Lê Thế Dzịch. ( khóa 18 SQTB/TĐ ).
- Tiểu
Đoàn Trưởng TĐKS. Thành Thái : Thiếu Tá Ngô Xuân Dũng.
- Tiểu
Đoàn Trưởng TĐKS. Duy Tân : Đại Úy Lê Thi.
- Tiểu
Đoàn Trưởng TĐKS. Quang Trung : Đại Úy Nguyễn Văn Thọ.
-
Trưởng Khối Huấn Luyện : Thiếu Tá Trần Khắc Thuyên. ( khóa 16 VBĐL ).
-
Trưởng Phòng Điều Hành HL : Đại Úy Hoàng Xuân Hoan ? Đại Úy Trần Ngọc Ánh. (
khóa 21 VBĐL ) ? Đại Úy Khiếu Như Hổ ?
- Phụ
Tá Trưởng Phòng Điều Hành HL : Đại Úy Nguyễn Đa.
-
Trưởng Ban Khảo Hạch : Trung Úy Phạm Khắc Hiện. ( khóa 4/68 SQTB/TĐ ).
-
Trưởng Ban Thao Dược : Đại Úy Vũ Huy Quý. ( khóa 23 SQTB/TĐ ).
-
Trưởng Ban Trợ Huấn Cụ : Trung Úy Dương Kỳ Trung. ( khóa 6/68 SQTB/TĐ ).
-
Trưởng Khoa Chiến Thuật : Thiếu Tá Nguyễn Đức Kiệt. ( khóa 16 VBĐL ).
-
Trưởng Ban Huấn Luyện Cá Nhân : Đại Úy Lê Văn Xê.
-
Trưởng Ban Huấn Luyện Đơn Vị : Đại Úy Nguyễn Văn Hưng ? Đại Úy Nguyễn Văn Dương
?
-
Trưởng Khoa Vũ Khí kiêm Trưởng Khu Súng Cối : Đại Úy Tống Văn Bích. ( khóa 15
SQTB/TĐ ).
- Phụ
Tá Trưởng Khoa Vũ Khí kiêm Trưởng Huấn Luyện Vũ Khí Cộng Đồng : Đại Úy Nguyễn
Văn Hương.
-
Trưởng Ban Huấn Luyện Vũ Khí Cá Nhân : Đại Úy Nguyễn Văn Lai.
-
Trưởng Khoa Tổng Quát : Đại Úy Nguyễn Văn Ấm. ( khóa 14 SQTB/TĐ ).
- Phụ
Tá Trưởng Khoa Tổng Quát : Đại Úy Trần Viên Hoành. ( khóa 12 SQTB/TĐ ).
-
Trưởng Ban Huấn Luyện Đại Cương : Đại Úy Huỳnh Tấn Khéo. ( khóa 23 SQTB/TĐ ).
-
Trưởng Ban Huấn Luyện Chuyên Môn : Đại Úy Nguyễn Văn Đẹp. ( gốc Thiếu Sinh
Quân).
-
Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị : Đại Úy Ngô Trung Quang.
-
Trưởng Phòng Chính Huấn : Đại Úy Dương Văn Trinh. ( khóa 1 Trường Chiến Tranh
Chính Trị Đà-Lạt ).
-
Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến : Đại Úy Hoàng Đình Cự.
-
Trưởng Ban Thể Dục, Thể Thao : Trung Úy Nguyễn Minh Kiệt. ( khóa 9/68 SQTB/TĐ
).
-
Trưởng Võ Đường : Trung Úy Nguyễn Kim Châu. ( gốc Thiếu Sinh Quân ).
-
Trưởng Khối Hành Chánh Yểm Trợ : Thiếu Tá Trần Hữu Thái.
-
Trưởng Phònh Nhân Viên : Thiếu Tá Phạm Công Tắc.
-
Trưởng Phòng Tiếp Liệu : Đại Úy Lê Văn Từ.
- Đại
Đội Trưởng Đại Đội Công Vụ : Đại Úy Trần Hồng Cẩm.
-
Trưởng Ban Quân Nhu : Trung Úy Mai Quang Vinh.
-
Trưởng Ban Ẩm Thực : Trung Úy Nguyễn Văn Liêm. ( gốc Thiếu Sinh Quân ).
-
Trưởng Ban Quân Khí : Đại Úy Nguyễn Văn Hổ.
-
Trưởng Ban Quân Xa : Chuẩn Úy Nguyễn Văn Quốc.
-
Trưởng Quầy Hàng Quân Tiếp Vụ : Đại Úy Phạm Triều Tiên. ( khóa 25 SQTB/TĐ ).
- Y
Sĩ Trưởng Bệnh Xá ; Y Sĩ Trung Úy Cao Tấn Phương.
( +
Nha Sĩ Trung Úy Nguyễn Bảo Gia + Dược Sĩ Trung Úy Nguyễn Xuân Quang + Sĩ Quan
Trợ Y Trung Úy Nguyễn Văn Phán ).
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire