DANH TƯỚNG HƯNG ĐẠO VƯƠNG CHIẾN THẮNG NGUYÊN MÔNG LẦN THỨ HAI * ANH PHAM TRAN

Tuy bị thất bại nặng nề trong cuộc xâm lược năm 1258, nhưng triều Nguyên vẫn ỷ vào sức mạnh của đế quốc Nguyên Mông nên cử sứ giả Sài Thung sang nước ta đòi vua Trần sang chầu. Vua Trần tìm cớ thoái thác nên cử Trần Di Ái là chú họ của vua sang Tàu nhưng vua Nguyên không chịu. Vua Nguyên
xuống chiếu thành lập “Tuyên Phủ Ty Giám Trị” nước ta. Khi viên quan triều Nguyên đến biên giới thì bị quân ta đuổi về. Vua Nguyên tức giận phong Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương rồi sai Sài Thung hộ tống về nước. Quân Trần bắn Sài Thung mù một mắt và bắt Trần Di Ái phải làm lính như một quân sĩ bình thường, sách sử gọi là “Tội Đồ”.
Vua Nguyên tức giận cử con là Thoát Hoan làm Trấn Nam Vương cùng với 2 bộ tướng Toa Đô và Ô Mã Nhi mượn  đường nước ta để đem quân sang đánh Chiêm Thành. Biết rõ ý đồ của giặc nên vua Trần Nhân Tông phong cho Trần Quốc Tuấn làm Tiết Chế thống lĩnh toàn quân.

Tiết Chế Hưng Đạo Vương ban lệnh cho các Vương Hầu hội 20 vạn quân thủy bộ tại Đông Bộ Đầu để ban Hịch Tướng sĩ trong buổi lễ duyệt binh. Đồng thời nhà vua cho triệu tập các bô lão trên toàn quốc về điện Diên Hồng để bàn việc “Hòa hay chiến” nên sách sử gọi là hội nghị Diên Hồng. Toàn thể bô lão đồng thanh hô vang "Quyết chiến", "Quyết chiến đấu chống quân Mông cổ xâm lược cho tới người Việt Nam cuối cùng để bảo vệ đất nước".

Cuối năm 1284, quân Nguyên lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành để chia quân làm 2 mũi thủy-bộ tiến công nước ta theo thế "Gọng kìm". Thoát Hoan chỉ huy bộ binh tiến vào nước ta và Toa Đô chỉ huy đại quân theo đường biển đánh chiếm Nghệ An rồi đánh ngược lên phía Bắc. Thế giặc mạnh như vũ bão, tràn vào đánh chiếm Thăng Long. Quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy đoàn chiến thuyền tiến vào cửa bể đánh chiếm các bến sông Hồng để đóng quân, từ khúc sông Đại Hoàng ở Hà Nam lên tới bến Thăng Long. Hưng Đạo Vương rước xa giá nhà vua xuống Thiên Trường rồi sai Thượng tướng Trần Quang Khải đem quân vào chặn đánh quân Toa Đô ở Nghệ An. Dũng tướng Trần Bình Trọng được giao nhiệm vụ đánh chặn quân giặc và tử thủ Thiên Trường, chiến đấu để cầm chân quân địch tại đây để Hưng Đạo Vương đưa vua Trần ra Hải Dương.
Trần Quang Khải bị quân của Toa Đô từ trong Nam đánh ra, quân của Ô Mã Nhi từ mặt bể đánh vào nên phải lui quân ra mặt ngoài. Quan Trấn Thủ Nghệ An là Trần Kiện chống cự không nổi phải đầu hàng. Tại mặt trận Thiên Trường, Trần Bình Trọng anh dũng chống cự với hàng hàng lớp lớp quân Nguyên cho đến khi kiệt sức bị bắt sống, không chịu ăn uống thức ăn của quân thù cho đến khi bị chém đầu. Thoát Hoan chiêu dụ Trần Bình Trọng theo quân Nguyên sẽ phong tước Vương nhưng anh hùng Trần Bình Trọng đã khẳng khái chửi thẳng vào mặt giặc “Các ngươi cứ giết ta đi. Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.  Thoát Hoan tức giận lệnh cho quân sĩ chém đầu Trần Bình Trọng nhưng trong lòng hết sức kính phục danh tướng nước Nam. Tấm gương hào hùng dũng liệt với câu nói khí phách anh hùng đã đi vào lịch sử muôn đời của Việt Nam.

Hưng Đạo Vương lại hộ tống xa giá nhà vua ra Quảng Yên rồi cho thuyền tiến thẳng ra cửa bể Ngọc Sơn để nghi binh, đưa vua lên bộ rồi lại xuống thuyền vào Thanh Hoá.

CHIẾN THẮNG HÀM TỬ QUAN 1285
Quân của Toa Đô và Ô Mã Nhi bị quân của Trần Quang Khải chặn đánh nên không tiến ra Bắc được, bèn đem quân vượt biển ra Bắc hội quân với Thoát Hoan. Được mật tin, vua Trần sai tướng Trần Nhật Duật và Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái đem binh ra mai phục chờ đánh đạo quân của Toa Đô ở Hải Dương. Khi quân Toa Đô vừa đến bến Hàm Tử thì Trần Nhật Duật cho đội quân của Triệu Tung, nguyên là một tướng của triều Tống về theo quân ta mặc quân phục Tống triều ra đánh quân Nguyên. Quân Nguyên tưởng rằng triều Tống đã đánh chiếm lại Trung Quốc nên hoang mang tháo chạy. Quân ta thừa thắng xông lên đánh giết quân giặc, Toa Đô tháo chạy ra cửa biển Thiên Trường.

CHIẾN THẮNG CHƯƠNG DƯƠNG ĐỘ
Tin chiến thắng Hàm Tử Quan làm nức lòng quân dân nhà Trần. Tiết Chế Hưng Đạo Vương biết quân giặc đã mỏi mệt suy kiệt, tinh thần sa sút nên trình lên vua Trần Nhân Tông cho lệnh tổng phản công. Hưng Đạo Vương sai tướng Trần Nhật Duật đóng quân chặn đường đánh không cho quân của Toa Đô tiến lên Thăng Long. Đồng thời ra lệnh cho đại quân của Thượng tướng Trần Quang Khải vừa từ Nghệ An kéo ra phối hợp với Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hoá vòng theo đường biển tiến vào đánh bản doanh quân Nguyên ở bến Chương Dương.
Quân ta khí thế dâng cao ngùn ngụt, hàng hàng lớp lớp tấn công ào ạt khiến quân Nguyên tháo chạy. Quân ta bỏ thuyền lên bộ truy đuổi quân giặc chạy về đại bản doanh của Thoát Hoan đóng ở Thăng Long. Thoát Hoan đem quân ra nghênh chiến bị lọt vào trận địa mai phục của danh tướng Trần Quang Khải. Quân ta từ bốn phiá đổ ra tấn công, quân giặc chết vô số kể nên Thoát Hoan phải bỏ Thăng Long tháo chạy sang bờ bên kia sông Hồng. Đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long khí thế ngút trời. Trong tiệc khao quân mừng chiến thắng, Thượng tướng Trần Quang Khải sang sảng ngâm 4 câu thơ đi vào văn học sử nước nhà:
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước rạng ngàn thu”

CHIẾN THẮNG TÂY KẾT
Toa Đô đóng quân ở bến sông Thiên Mạc để tiến về Thăng Long. Sau khi biết đại quân đã tháo chạy, Toa Đô vội cho lui quân về Tây Kết nghe ngóng tình hình. Tiết Chế Hưng Đạo Vương sai Thượng Tướng Trần Quang Khải và Tướng Trần Nhật Duật đóng binh chia cắt quân của Thoát Hoan và Toa Đô, rồi thân chinh đem quân tiêu diệt đại quân Toa Đô. Quân của Ô Mã Nhi và Toa Đô tháo chạy lên bờ chạy ra hướng biển thì bị phục binh vây đánh. Toa Đô trúng tên chết tại trận, Ô Mã Nhi lẻn xuống thuyền chạy vào Thanh Hóa rồi trốn về nước. Hưng Đạo Vương bắt sống hơn 3 vạn quân Nguyên, tịch thu toàn bộ quân trang vũ khí giặc chỉ trong một thời gian ngắn. Hưng Đạo Vương mở tiệc khao quân rồi huy động toàn lực tiến đánh Thoát Hoan.

CHIẾN THẮNG VẠN KIẾP

Biết Thoát Hoan sẽ tìm đường tháo chạy về nước nên trước khi xuất quân, Quốc Công Tiết Chế ra lệnh cho Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái đem 3 vạn quân theo đường núi lên mai phục ở 2 bên rừng sậy ở Vạn Kiếp. Hưng Đạo Vương sai 2 con là Hưng Võ Vương và Hưng Hiếu Vương dẫn 3 vạn quân tiến ra Quảng Yên chặn đường giặc chạy về châu Tư Minh Trung Quốc. Hưng Đạo Vương thân chinh chỉ huy đại quân tiến đánh quân giặc.

Đại quân Nguyên tháo chạy về Vạn Kiếp lọt vào trận địa mai phục của quân ta. Tướng giặc Lý Hằng chết tại trận, Thoát Hoan, Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lý Quán mở đường máu thoát thân. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trên đường tháo chạy về gần đến châu Tư Minh thì lại lọt vào ổ phục kích của Hưng Võ Vương và Hưng Hiếu Vương, tướng giặc Lý Quán tử trận còn Thoát Hoan, A Bát Xích và Phàn Tiếp chạy thoát về Tàu.

Lịch sử Việt ghi thêm một chiến thắng lẫy lừng của quân dân Đại Việt. Chỉ trong 6 tháng từ cuối năm 1284 đến tháng 6 năm 1285, một đạo quân thiện chiến đã bị đánh tan tành không còn manh giáp bởi lòng yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng của vua tôi nhà Trần dưới sự chỉ huy tài ba của Tiết chế Hưng Đạo Vương.

Đại danh tướng Hưng Đạo Vương đã đi vào lịch sử không riêng của dân tộc mà còn là đại danh tướng của cả nhân loại nữa.
ANH HÙNG DÂN TỘC  HƯNG ĐẠO  VƯƠNG
CHIẾN THẮNG NGUYÊN MÔNG LẦN THỨ BA 1288

Hốt Tất Liệt quyết tâm chiếm Đại Việt bằng mọi giá để rửa mối nhục cho đế quốc Nguyên Mông. Đầu năm 1287, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan làm Đại Nguyên Súy đem 30 vạn quân sang đánh phục thù. Để thực hiện ý đồ này, Hốt Tất Liệt hủy bỏ ý định tấn công Nhật Bản để dốc toàn bộ lực lượng vào chiến trường Đại Việt. Ngoài bộ binh và kỵ binh còn huy động lực lượng thủy binh hùng hậu gồm 600 chiến thuyền chở vũ khí lương thực đầy đủ cho một cuộc chiến lâu dài.

Ngày 25 tháng 12, đại quân Mông vượt biên giới tiến vào nước ta để phục hận. Cánh quân Vân Nam do A Lỗ chỉ huy vượt biên giới tiến xuống Bạch Hạc rồi hội quân với Thoát Hoan ở Phú Lương. Đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi thẳng tiến vào cửa Quảng Ninh. Tướng Trần Khánh Dư được lệnh chặn đánh lấy lệ rồi giả thua khiến quân giặc ỷ y, ào ạt tiến vào cửa vịnh. Khi đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi mở đường tiến nhanh đi trước, đoàn binh lương của Trương văn Hổ vừa vào vịnh cửa Lục thì bị đoàn binh thuyền của Trần Nhật Duật phục sẵn nhất loạt tấn công tiêu diệt toàn binh thuyền hộ tống, tịch thu toàn bộ vũ khí lương thực. Tướng giặc chỉ huy đoàn binh lương Trương văn Hổ bỏ chạy sang đảo Quỳnh Châu.

Trước đó, Hưng Đạo Vương đã sai Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái dẫn 3 vạn quân lên trấn giữ Lạng Sơn, Trần Quốc Toản và Lê Phụ Trần dẫn 3 vạn quân trấn giữ Nghệ An. Đích thân Hưng Đạo Vương thống lĩnh đại binh đóng ở núi Phù Sơn trấn giữ Quảng Yên. Thế giặc mạnh tiến như vũ bão, quân ta chống cự không nổi phải rút về Vạn Kiếp. Thoát Hoan điều động Trịnh Bằng Phi đánh Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi và A Bát Xích đem quân từ sông Lục Đầu tiến đánh dọc lưu vực sông Hồng. Để bảo toàn lực lượng, Hưng Đạo Vương lại rút quân về giữ Thăng Long.

Quân Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của Lý Hằng và Khoan Triệt đang truy đuổi đoàn binh thuyền chở vua Trần tới sông Tam Trì thì Hưng Đạo Vương rước vua lên bờ rồi xuống thuyền của Dã Tượng đậu sẵn ở sông Bạch Đằng khúc Hải Dương để vượt qua cửa bể Đại Bàng vào Thanh Hóa. Tiết Chế Trần Hưng Đạo cử danh tướng Trần Nhật Duật đem đại quân chặn đánh Toa Đô ở Hải Dương. Ô Mã Nhi tức giận không bắt được vua Trần nên quật mồ vua Trần Thái Tông, phá nát lăng miếu nhà Trần ở Long Hưng cho hả giận để trả mối thù ô nhục năm xưa. Quân Nguyên đốt nhà cướp của, giết chồng hiếp vợ, tàn sát bất kỳ già trẻ lớn bé đến nỗi Nguyên sử cũng phải ghi lại tội ác tầy trời như sau: “Đốt phá chùa chiền, đào bới lăng mộ, giết người già cả lẫn trẻ em, cướp của tàn phá sản nghiệp của trăm họ, không có điều gì mà không làm khiến một dải đồng bằng từ Thăng Long đến các lộ xơ xác tiêu điều”.

Thoát Hoan đem đại quân đánh chiếm Thăng Long mãi không được bèn rút về giữ Vạn Kiếp, Chí Linh và Phả Lại. Hưng Đạo Vương đem đại binh tới bao vây quân giặc. Từ thế tiến công, quân Nguyên bị dồn vào thế phòng ngự, lương thực cạn kiệt dần, tinh thần binh sĩ sa sút …Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi dẫn thủy quân ra cửa bể Đại Bàng đón thuyền binh lương của Trương văn Hổ. Trần Nhật Duật chặn đánh Ô Mã Nhi nhưng bị thua nên quay đầu bỏ chạy. Chờ mãi không thấy đoàn quân lương, Ô Mã Nhi dẫn đoàn chiến thuyền ra biển tìm kiếm nhưng vừa đến cửa Đại Bàng thì bị quân ta chặn đánh bắt giữ hơn 300 chiến thuyền.

Biết tin đoàn quân lương bị tiêu diệt, Thoát Hoan hoảng sợ vội bỏ Thăng Long lui về Vạn Kiếp. Sử triều Nguyên chép “Ở Giao Chỉ không có thành trì để chống giữ, không còn lương thực để ăn. Khí trời nóng nực, lương hết quân mệt mỏi thì làm sao mà chống giữ nổi. Thật là hổ thẹn cho triều đình, chi bằng rút quân về là thượng sách”. Thoát Hoan vội vã ra lệnh rút chạy theo 2 đường: Đại quân do Thoát Hoan chỉ huy rút theo đường Lạng Sơn, Tướng A Bát Xích cho kị binh đi trước mở đường. Quân thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp, Thân vương Tích Lệ Cơ, Vạn Hộ Thủy quân Trương Ngọc rút theo đường thủy có kị binh đi dọc 2 bờ sông để bảo vệ cho thủy quân.

Quân Nguyên Mông tháo chạy đúng như tiên liệu của Hưng Đạo Vương nên khi giặc đến Vạn Kiếp rồi tiến về Thăng Long thì quân ta được lệnh vừa đánh để tiêu hao sinh lực địch, vừa kềm chế để bảo toàn lực lượng rồi rút về hướng Đông Bắc chờ lệnh tổng phản công. Đây là trận chiến mở đầu cho chiến dịch tổng phản công của quân ta. Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương phân công cho các danh tướng Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Soái và Nguyễn Chế Nghĩa dẫn quân lên phối hợp với dân quân thiểu số địa phương mai phục sẵn ở ải Nội Bàng Lạng Sơn.

Ngày 30 tháng 3 năm 1288, thủy binh của giặc với kị binh hộ tống bắt đầu rút chạy nhưng quân ta đã cho phá hết các cầu nên kị binh phải quay trở lại Vạn Kiếp. Trong khi đó, đoàn thuyền vẫn di chuyển chậm chạp mãi đến ngày 8 tháng 4 mới đến sông Bạch Đằng. Khi thuyền giặc vừa tiến vào trận địa mai phục thì tướng Nguyễn Khoát dẫn chiến thuyền ra nghênh chiến rồi giả vờ thua quay thuyền bỏ chạy. Ô Mã Nhi thừa thắng cho chiến thuyền đuổi theo, đúng lúc thủy triều xuống nên chiến thuyền giặc lao nhanh theo dòng nước đụng phải những hàng rào chông, những bãi cọc ngầm khiến chiến thuyền giặc thủng vỡ tan tành chìm xuống dòng sông.

Giữa lúc quân giặc còn đang hoảng hốt bối rối không biết xoay trở làm sao thì quân ta gồm cả thủy bộ do nhà vua cùng với Quốc Công Tiết Chế chỉ huy tấn công ào ạt tứ phía. Cuộc chiến diễn ra hết sức ác liệt, cuối cùng quân ta đại thắng, đạo thủy binh của giặc bị tiêu diệt toàn bộ, xác giặc chết máu loang đỏ ngầu cả một khúc sông. Tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ bị quân ta bắt sống, trên 400 chiến thuyền cùng với những chiến lợi phẩm bị tịch thu. Chính lời thề của Hưng Đạo Vương cùng toàn thể quân sĩ “Trận này mà không phá tan giặc Nguyên thì quyết không về đến sông này nữa” đã tạo nên kỳ tích Bạch Đằng Giang lịch sử.

Nhận được hung tin đạo thủy quân đã bị tiêu diệt, Thoát Hoan hồn vía lên mây hốt hoảng lên ngựa tháo chạy. Đoàn kị binh của Trịnh Bằng Phi, A bát Xích, A Lỗ Xích chạy trước mở đường, bộ binh chạy theo sau về hướng Lạng Sơn. Vừa đến ải Nội Bàng thì đạo quân của danh tướng Phạm Ngũ Lão từ các ngõ ngách đổ ra vây đánh tới tấp, quân giặc hoảng loạn mạnh ai nấy chạy về Nữ Nhi, Khâu Cấp thuộc Bắc Giang Lạng Sơn bị phục kích tiêu diệt gần hết.

Thoát Hoan quát tháo thúc giục tàn binh mở đường máu tháo chạy, viên tướng hộ tống Thoát Hoan tử trận, xác giặc nằm chết ngổn ngang suốt từ Ải Nội Bàng đến Tư Minh. Thoát Hoan cởi bỏ võ phục, len lỏi trong đám tàn quân may mắn thoát chết, chạy thục mạng về đến nước rồi mà vẫn chưa hoàn hồn. Quân Nguyên Mông tan rã hoàn toàn chạy về nước hú hồn vừa thoát chết, lòng còn run sợ nên không trình diện mà mạnh ai nấy bỏ về nhà. Cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên Mông lần thứ ba đã thất bại hoàn toàn, quân dân nhà Trần vang ca khúc khải hoàn.

Sau chiến thắng Mậu Tý tháng 3 năm 1288, Hưng Đạo Vương cùng các tướng sĩ dẫn quân rước xa giá Thượng Hoàng và vua Trần Nhân Tông về kinh đô. Khi về đến Long Hưng, vua Trần đem bọn tướng Nguyên gồm Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc vào quỳ chịu tội làm lễ “Hiến Phù” trước Chiêu Lăng.

Với đức hiếu sinh, lòng từ bi độ lượng, vua Trần quỳ lạy Chiêu Lăng rồi xin tha tội chết cho những kẻ thù đã đốt nhà cướp của, tàn sát dân Việt dã man. Với đức từ bi nhà vua cũng tha tội chết cho Ô Mã Nhi, kẻ  đã cho lính quật mồ vua Trần Thái Tông, phá nát lăng miếu nhà Trần ở Long Hưng.

Về đến Thăng Long, nhà vua cho mở tiệc khao thưởng tướng sĩ. Nhân dân vui hội Thái Bình Diên Yến suốt 3 ngày đêm bù lại những tháng ngày chiến đấu gian khổ với bao tang thương chết chóc của toàn quân toàn dân Việt. Nghĩ tới đất nước vừa trải qua cơn binh lửa nay lại thanh bình, Thái Thượng Hoàng cảm khái làm 2 câu thơ đi vào lịch sử Việt:
“Đất nước hai phen chồn ngựa đá,
Non sông thiên cổ vững âu vang…”.

ĐẠI ĐẾ TRẦN THÁI TÔNG BIỂU TƯỢNG SÁNG NGỜI VIỆT NAM
Chiến thắng oanh liệt hào hùng của Đại Đế Trần Thái Tông đã xóa bỏ danh hiệu “Bách chiến Bách thắng” của đạo quân khét tiếng thế giới. Chiến thắng oanh liệt 1258 đạo quân Mông Cổ thiện chiến đã mở đầu cho sự suy tàn của đế quốc Mông Cổ. Lần đầu tiên trong lịch sử, đế quốc Mông Cổ đã nếm mùi thất bại trước sức sống Việt Nam được biểu tượng qua người anh hùng dân tộc Đại Đế Trần Thái Tông, văn võ toàn tài, khoan dung đức độ, biểu tượng ngời sáng của bậc đại nhân, đại trí, đại tài của Việt Nam. Trên phương diện tâm linh, Đại Đế Trần Thái Tông chính là hóa thân của Bồ Tát Cứu Khổ Cứu Nạn trong đời sống bình thường của một con người, trọn nghĩa vẹn tình, chu toàn bổn phận của một con dân đất Việt trước đại họa mất nước. Các vị vua đời Trần thì suốt một đời sống thực, trải nghiệm qua những khổ đau mất mát đời thường để tuốt gươm lên ngựa xông pha ngoài chiến trận, bảo vệ giang sơn bờ cõi rồi giác ngộ thể hiện một tinh thần nhập thế, một triết lý nhân sinh Phật giáo đáp ứng nhu cầu tri thức hiện thực thời đại của nhân loại.

Ngoài chiến công hiển hách, Đại Đế Trần Thái Tông còn là một người thông tuệ, có trí huệ của bậc thiện tri thức ngay từ thế kỷ thứ 13. Đại Đế Trần Thái Tông là “Bó Đuốc của nền Thiền Học Việt Nam”. Thời Lý Trần là thời kỳ cực thịnh của dân tộc nói chung và cũng thời kỳ rực rỡ của Phật Giáo Việt Nam với những vị vua nhân từ đức độ, không màng danh lợi, rời bỏ tột đỉnh quyền uy, cao sang phú quý để trở thành những thiền sư thông tuệ đạo hạnh.

Ngay từ thời trai trẻ, nhà vua đã lãnh hội được tinh hoa của môn phái Đông A của dòng họ Trần nên nhà vua tinh thông võ nghệ hơn người. Nhà vua đã cho thành lập Giảng Võ Đường ngay kinh đô để đào tạo quan võ nên nhà nho Ngô Thời Sĩ đã viết trong Việt Sử Tiêu Án “Vua lập ra nhà học, tôn chuộng nghề văn, dựng nên ngôi nhà giảng tập việc võ. Cả văn lẫn võ có vẻ rực rỡ lắm cho nên có các ông Hán Siêu, Trung Ngạn, Nhật Duật, Ngũ Lão nối nhau xuất hiện, Văn Trinh và Hưng Đạo là bậc danh tướng lẫy lừng thời bấy giờ, là kết quả của sự tôn trọng văn võ đó…”.

Vua Trần Thái Tông hết sức quan tâm tới nền quốc học của nước nhà. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho tổ chức khoa thi Thái Học sinh là khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của nước ta. Nhà vua tuy là một Thiền Sư Phật Giáo nhưng lại chủ trương chấn hưng quốc học trên nền tảng tinh thần “Tam Giáo” nên ra lệnh cho mở kỳ thi Tam giáo vào mùa Thu năm 1247. Sách Cương mục chép: “Trước đấy, những nhà nho theo Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo mà có con nối nghiệp nhà đều được cho vào thi. Nay lại cho thi tất cả những ai thông hiểu các khoa về 3 tôn giáo…”. Trong kỳ thi này, nhà vua đặt ra lệ Tam khôi, chọn 3 người đậu cao theo thứ tự là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.

Đặc biệt ở vào thời kỳ phong kiến mà nhà vua lại có tinh thần dân chủ nên năm 1250, xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là “Quốc Gia” nghĩa là nhà vua không xem nặng ngôi vị thiên tử mà tự xem mình là người đại diện cho nước nhà thì thật là cách mạng, thật là dân chủ không thấy ở bất cứ nước nào trên thế giới vào thời đó.

Sách sử cũng chép lại việc Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu sắp đặt ép buộc vì quyền lợi dòng họ Trần khiến Trần Liễu tức giận tụ tập đại quân ở Đại Giang chống lại triều đình nhưng nhà vua đã hành xử hết sức nhân nghĩa, không vì bảo vệ ngôi vua mà giết anh như vua Đường Thái Tông đã đang tay giết em rồi lại lấy vợ em trong một đất nước lấy Hán Nho làm đích điểm trị quốc an dân như Trung Quốc.37 Tất cả đã nói lên ý nghĩa cao đẹp chuẩn mực đạo đức của Trần Thái Tông không vì ngôi vua và một người phụ nữ mà chối bỏ tình anh em ruột thịt…

Bàn về cách ứng xử của Đại đế Trần Thái Tông qua việc gả vợ cũ là công chúa Thiên Cực cho tướng tài Lê Phụ Trần là người có công bảo vệ mạng sống của nhà vua thì quả là hành xử của một một bậc đại nhân đại nghĩa, trọn nghĩa vẹn tình. Trong “Thiền Học Việt Nam”, Học giả Nguyễn Đăng Thục viết về chuyện này như sau: “Nhà vua cũng có một cử chỉ đặc biệt nhân bản này là sau khi vì quyền lợi của triều đại phải lấy chị dâu như tục Levirat cổ xưa, để có người nối nghiệp mà phải bỏ Chiêu Thánh và phế xuống làm công chúa. Bấy giờ là năm 1237.

Cách 21 năm sau, vào năm 1258, sau khi thắng quân Mông Cổ, vào sinh ra tử, nhờ có Phụ Trần can đảm và trung thành bảo vệ thoát chết. Một mặt nhớ ơn người trung thần, một mặt cũng nhớ tới tình xưa nghĩa cũ với Chiêu Thánh nên sang ngày mồng một tết năm 1258, nhà vua ngự triều ở Chính Điện, định công đánh giặc để ban thưởng, phong cho Lê Phụ Trần chức Ngự Sử Đại Phu, rồi lại gả Chiêu Thánh Công chúa chp Phụ Trần. Nhà vua bảo Lê Phụ Trần rằng “Nếu Trẫm không có nhà ngươi giúp sức, thì làm gì có được ngày nay. Nhà ngươi nên cố gắng để cùng làm tròn sự nghiệp sau này…”.

Cử chỉ trên đây chứng tỏ nhà vua vẫn có quan điểm về giá trị nhân sinh không hoàn toàn thuộc về hệ thống giá trị nho giáo. Trong thâm tâm nhà vua lúc ấy hẳn là quý trọng và biết ơn bầy tôi Lê Phụ Trần coi như chính bản thân mình vì nhờ Trần đem thân che cho mình khỏi mưa tên giữa trận tiền đang nguy ngập. Vậy nhà vua ở bình diện người đối với người cũng phải đề cao cái giá trị hy sinh cao cả và anh dũng ấy rồi. Huống chi hành động hy sinh ấy của Phụ Trần lại là đối với chính mình. Như thế, ngoài việc nhà vua phải thưởng cho Tước vị cao, mà còn phải đền ơn cứu sống nữa. Lấy gì mà đền ơn ấy cho xứng đáng giữa người với người?

Nhà vua hy sinh mối tình đầu của mình cho ân nhân, vì Chiêu Thánh tuy bị phế xuống làm Công chúa do áp lực của triều đình, nhưng dù sao vẫn là người yêu ban đầu của nhà vua. Nhà vua hẳn bất an trong lòng khi phải chia tay với mối tình đầu, để người phụ nữ bỗng trở nên người góa phụ bất đắc dĩ. Do đấy mà xét, chúng ta có thể thấy được chỗ tế nhị u uẩn của con người Trần Thái Tông vậy…”.38

Đọc lại sách sử xưa, suy ngẫm về những ứng xử, những hành động của người xưa để lại những bài học ý nghĩa giá trị mãi tới muôn đời sau. Viết về Trần Thái Tông, Sử thần Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Vua khoan dung nhân từ, đại độ, có cái lượng của bậc Đế Vương cho nên khai sáng nghiệp lớn để lại truyền thống, lập ra kỷ cương phép nước đó là chế độ nhà Trần vĩ đại vậy…”.

37. Sử thần Ngô Sĩ Liên viết “Dụ Tông tán dương Thái Tông bài thơ… Đường Việt khai cơ lưỡng Thái Tông, Bỉ xưng Trinh Quán, ngã Nguyên Phong. Kiến thành chu tử, An Sinh tại, Miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng… nghĩa là triều Đường và nhà Việt mở nước có 2 vua Thái Tông… Miếu hiệu tuy có giống nhau mà đức độ khác nhau…”.

38. Nguyễn Đăng Thục: Thiền Học Trần Thái Tông 1996 tr 32.

Sau khi đánh thắng quân Mông, truyền ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng sống đời tu trì đạo hạnh khi mới 40 tuổi… Sử thần Ngô Thời Sĩ phải hết lời ca ngợi:    “Nghiên cứu nội điển làm ra sách Khóa Hư Lục, mến cảnh sơn lâm, xem sống chết như nhau, tuy ý tứ gần với đạo Phật “Không tịch” mà chí thì rộng xa cao siêu, cho nên bỏ ngôi báu như trút bỏ giép nát vậy…”.

Thời đại Lý-Trần là thời thịnh trị của dân tộc Việt về văn học và võ công. Năm 1054, vua Lý Thái Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt và với chiến thắng năm 1075, danh tướng Lý Thường Kiệt mở ra một kỷ nguyên Đại Việt lẫy lừng hiển hách đánh tan tành Trung Quốc.

Đại Đế Trần Thái Tông, sau khi  xóa sổ danh hiệu bách chiến bách thắng của đạo quân Mông Cổ, đã truyền ngôi vua cho con rồi lên làm Thái Thượng Hoàng lo việc tu trì. Đến đời cháu nội là vua Trần Nhân Tông sau khi cùng với Hưng Đạo Vương đánh thắng quân Nguyên, năm 1293 đã truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ (竹林大士) nhưng vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao. Đặc biệt, vua Trần Nhân Tông là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.

Trong Chiếu Truyền Ngôi tuyên cáo với thần dân, Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng đã viết với lòng tự hào dân tộc về Trần Cảnh: “Nay Trẫm suy đi tính lại một mình, chỉ có Trần Cảnh, văn chất rực rỡ, thật là thể cách thánh hiền quân tử. Uy nghi lẫm liệt, có tư bẩm văn võ Thánh Thần, dầu vua Cao Tổ đời Hán, Thái Tông đời Đường cũng không hơn được…”.

Vua Trần Thái Tông đã cho mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử Việt trên nền tảng “Tam Giáo Đồng Nguyên”, nhà vua cũng cho mở Giảng Võ Đường đầu tiên nên thời Trần nền văn học rực rỡ, võ học xiển dương nhất trong lịch sử Việt.
* PM ANH PHAM TRAN

TẠI SAO MỘT NƯỚC ĐẠI VIỆT NHỎ BÉ LẠI CHIẾN THẮNG ĐẠO QUÂN MÔNG CỔ  KHÉT TIẾNG?

Cho đến ngày nay rất nhiều nhà nghiên cứu quốc tế vẫn chưa hiểu được là tại sao một nước Đại Việt nhỏ bé lại có thể xóa sổ danh hiệu “Bách Chiến Bách Thắng” của đạo quân Mông Cổ khét tiếng? Thật vậy, kể từ khi trở thành đế quốc thì đạo quân Mông Cổ chưa một lần thất bại. Thế mà Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn kỵ binh thiện chiến và 3 vạn quân Thoán Bặc Đại Lý tiến đánh Đại Việt, lúc trở về chỉ còn 3 ngàn kỵ binh sống sót và 1 vạn quân Thoán Bắc nước Đại Lý.1 (Theo Ngột Lương Hợp Thai truyện của Nguyên sử và Kinh Thế Đại Điển Tự Lục chép rằng sau khi bỏ Thăng Long, quân Mông Cổ đã lui về thành Áp Xích, trên đất của 37 bộ Quỷ Phương (Đại Lý) thì chỉ còn 3 ngàn kỵ binh sống sót và 1 vạn quân Thoán Bắc nước Đại Lý). Như vậy tổn thất của quân Mông Cổ hết sức nặng nề, quân Đại Việt đã tiêu diệt 27.000 kỵ binh Mông Cổ thiện chiến cùng với 2 vạn quân Thoán Bặc là một chiến thắng oanh liệt chưa từng có trong lịch sử, một chiến thắng thần kỳ lần đầu tiên xoa sổ danh hiệu bách chiến bách thắng của đạo quân Mông Cổ của dân tộc Việt Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung. Vấn đề đặt ra là tại sao quân Mông Cổ thất bại tại Việt Nam và không phải 1 lần mà cả 3 lần đều thảm bại nhục nhã?

1 . Lý do đầu tiên là Lòng yêu nước thương nòi, ý chí quyết chiến quyết thắng để sống còn của quân dân Đại Việt. Cái Gen yêu nước thương nòi lưu truyền trong huyết quản từ hàng ngàn năm trước để Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay. Sau gần một ngàn năm bị Tầu Hán thống trị nhưng toàn dân Việt vẫn vùng lên giành độc lập dân tộc khiến Sử gia G Buttinger trong tác phẩm The smaller Dragon, NewYork, Praeger 1958 đã phải thốt lên rằng: “ Một việc phi thường mà không một sử gia nào có thể giải thích được một cách thỏa đáng, mặc dầu đã nghiên cứu rất nhiều là tại sao sau hơn 1 ngàn năm bị đô hộ, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa và Việt Nam vẫn giành lại nền độc lập dân tộc”.

Trong suốt trường kỳ lịch sử, dân tộc chúng ta đã liên tục vùng lên giành tự chủ mãi đến năm 938, Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng Giang đã mở ra thời kỳ độc lập của dân tộc. Nhà Đông phương học Paulmus đã nhận định: “Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường. Việt Nam đầy rẫy những triết gia hiểu biết theo nghĩa là những con người có chiều sâu tư tưởng, biết suy nghĩ trăn trở. Càng về đồng quê, thôn cùng xóm vắng thì càng nhiều, đó là xã hội lý tưởng của Platon mơ ước đã hiện thực ở Việt Nam từ lâu rồi”.

Bộ Bách Khoa Toàn Thư của thế giới với ban biên tập là những học giả, các nhà nghiên cứu trong đó học giả Phillipe Devilère đã đặt vấn đề “Lịch sử Việt là gì?”, thế rồi Phillipe Devilière đã tự trả lời như sau: “Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt mười thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vàosức mạnh tưởng có thể khuất phục được dân tôc này.  Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và họ đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuộc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất... Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai.

2 . Lý do thứ hai khiến đạo quân Mông Cổ khét tiếng phải chịu thảm bại nhục nhã đó là Đại Việt đã biết vận dụng địa hình để thực hiện chiến lược “Vườn không nhà trống - Tiêu thổ Kháng chiến” từ thời An Dương Vương đánh tan 50 vạn quân Tần. Đại Đế Trần Thái Tông biết rõ ưu thế của kỵ binh Mông Cổ tốc chiến tốc thắng, lấy sức mạnh vũ bão chiến thắng áp đảo đối phương nên sau trận thư hùng đầu tiên, nhà vua đã cho lệnh lui quân, bỏ trống cả thành Thăng Long để quân giặc tiến vào kinh đô dễ dàng thì sẽ chủ quan khinh địch. Đồng thời nhà vua đã ra lệnh cho quân địa phương nơi kinh thành phân tán lực lượng, cất giấu lương thực nên khi quân Mông vào Thăng Long thì thành không nhà trống. Số lương thực mỗi chiến binh mang theo đã hết mà đi cướp phá lấy lương thực cũng không có nên lâm vào hoàn cảnh bi đát thiếu thốn lương thực trầm trọng.

3 . Nếu so sánh lực lượng 3 vạn kỵ binh và 2 vạn quân Thoán Bạt Đại Lý của Đạo quân Mông Cổ và 2 vạn Cấm quân chủ lực của Đại Việt còn 8 vạn Sương quân là quân địa phương không huy động ngay được thì quân số tương đương. Mặt khác, chúng ta phải biết rằng Kỵ binh là binh chủng lợi hại bậc nhất thời trung cổ, là những chiến binh cả đời sống trên lưng ngựa, bắn tên bách phát bách trúng và chuyển đội hình cơ động cho phép quân Mông Cổ nhanh chóng tập trung lực lượng đánh vào chỗ mỏng yếu của đối phương, hoặc sẽ rút lui nhanh nếu thấy bất lợi. Kỵ binh Mông Cổ cũng rất giỏi bắn cung trên lưng ngựa, họ có thể phi ngựa rồi bắn đối phương từ xa mà không sợ bị đánh trả. Lịch sử đã chứng minh có những trận mà quân Mông Cổ chỉ đông bằng 1/4 đối phương mà vẫn chiến thắng (như Trận sông Kalka, trận Mohi...). Đặc biệt, cuộc chiến tranh Mông-Kim, Mông Cổ chỉ có khoảng 12 vạn quân mà đã đánh bại quân đội gần 1 triệu người của nhà Kim.

Quân đội Đại Việt tuy chỉ có 2 vạn Cấm Binh nhưng là lực lượng chủ lực đã được vua Trần Thái Tông huấn luyện tác chiến thuần thục. Quân sĩ Cám Binh tuyệt đối trung thành với nhà vua, trên trán có xâm chữ “Thiên Tử Quân” được tuyển chọn những tráng đinh lực lưỡng võ nghệ trên cả nước. Dòng dõi Nhà Trần là những cư dân sống trên biển, thường xuyên phải chống lại bọn giặc biển thảo khấu nên phải giỏi võ nghệ. Vua Trần Thái Tông xuất thân từ môn phái võ Đông A của dòng họ Trần nổi tiếng khắp miền duyên hải Đông Nam Trung Quốc nên ngay từ năm 1253, nhà vua đã cho thành lập “Giảng Võ Đường” tại kinh đô lần đầu tiên đào tạo những võ quan và trong những Thái Ấp của quý tộc Trần đều có những lò luyện võ nên hầu hết các Võ Tướng đời Trần đều là những danh tướng trong lịch sử Việt Nam.

4 . Vũ khí độc đáo của Đại Việt: Một lý do nữa khiến quân Mông Cổ đại bại đó là lợi hại của cái Qua, Câu Liêm, cái Dáo, mũi Lao của quân dân nhà Trần. Quân Mông Cổ đã gặp kỳ phùng địch thủ, nếu nói là kỵ binh Mông Cổ thạo nghề bắn tên thì những chiến binh Đại Việt, hậu duệ của tiền nhân Việt Cổ Hậu Nghệ đã sáng chế ra cung nỏ đầu tiên của nhân loại và ngay từ thời An Dương Vương đã đánh thắng quân Tần với hàng ngàn mũi tên đồng, với nỏ Liên Châu độc đáo. Thêm vào đó, người Việt cổ từ xa xưa đã sáng tạo ra một thứ vũ khí độc đáo là cái Qua còn gọi là Câu Liêm, cái Lao (ngọn Dáo) khắc tinh của kỵ binh du mục. Khi xáp chiến để chống lại vó ngựa Nguyên Mông, quân Đại Việt ném Qua vừa để chém đầu giặc, vừa để móc vào vó ngựa khiến ngựa té bổ nhào rồi tiện tay phóng ngọn Lao (Dáo) vào ngực quân thù.

Hoàng Đế Trần Thái Tông đích thân cầm quân đánh tan đạo quân Mông Cổ xâm lược, xóa bỏ danh hiệu “Bách Chiến Bách Thắng” của đế quốc Mông Cổ lừng lẫy một thời. Đây là chiến công oanh liệt nhất đã tiêu diệt 27 ngàn kỵ binh Mông Cổ lần đầu tiên trong quân sử thế giới. So với chiến thắng của đạo quân Ai Cập Macmeluk năm 1260 chỉ tiêu diệt được 1.500 kỵ binh Mông Cổ mà thôi. Trước đây người ta sai lầm khi ca tụng những Đại Đế đem quân đi xâm lược những quốc gia khác như Alexandre, Cesar, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon... Thế nhưng, chiến tích oai hùng của Hoàng Đế Trần Thái Tông của quốc gia Đại Việt nhỏ bé đã chiến thắng một đạo quân xâm lược khét tiếng chiếm 1/6 diện tích thế giới mới thật sự xứng đáng với danh hiệu Đại Đế trong lịch sử nhân loại.
“Hào Khí Đại Việt” kiêu hùng lại thể hiện qua 2 chiến thắng liên tiếp của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua Trần Nhân Tông và tài chỉ huy của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương năm 1285 và 1288. Đại Đế Trần Thái Tông và Hưng Đạo Vương quả là Đại Danh Tướng không những của Việt Nam mà còn của cả nhân loại nữa.

* ANH PHAM TRAN

Gửi bạn hiền tóm tắt về 3 lần chiến thắng của nhà Trần Nhà Trần nổi tiếng trong lịch sử với 3 lần đại thắng quân Mông Nguyên 1258, 1285 và 1288. Trong lịch sử chiến tranh xâm lược, vó ngựa Mông Cổ chưa một lần thất bại. Trong nửa thế kỷ 13, một đế chế rộng lớn chưa từng thấy Đế quốc Mông Cổ trải dài từ Á sang Âu, từ bờ Thái Bình Dương đến bên kia bờ Hắc Hải châu Âu. Lịch sử Việt Nam huy hoàng chói lọi với chiến thắng đạo quân Mông Cổ khét tiếng của Đại Đế Trần Thái Tông năm 1258. Chiến thắng oanh liệt này không chỉ riêng của Việt Nam mà là chiến thắng đầu tiên, xóa sổ danh hiệu Mông Cổ “Bách chiến Bách thắng” của nhân loại. Quân sử thế giới cũng ghi thêm 2 chiến thắng lẫy lừng của Hưng Đạo Vương và quân dân Đại Việt năm 1285 và 1288.

Hoàng Đế Trần Thái Tông không những quan tâm tới nền văn học với chính sách giáo dục mà còn chú trọng tới nền võ học dân tộc để xây dựng một quân đội hùng mạnh để bảo vệ giang sơn bờ cõi Đại Việt. Chính vì vậy Sử gia Lê Tung đã phải ca ngợi "chế độ nhà Trần do đấy hưng thịnh". Vua Trần Thái Tông rất chú trọng việc xây dựng quân đội thiện chiến, gồm cấm quân và quân các lộ. Năm 1239 ban lệnh tuyển đinh tráng trong nước gia nhập quân đội với  3 bậc thượng, trung, hạ. Năm 1241, tuyển chọn trai tráng khỏe mạnh và thạo võ nghệ gia nhập quân Thượng Đô Túc Vệ gọi là Cấm Quân. Năm 1246 Triều đình lập ra 3 vệ Cấm quân, tên là Tứ thiên, Tứ thần, Tứ thánh.

Cuối năm 1241, các trại của giặc cướp (thổ phỉ) ở trên đất Tống  lại quấy phá biên giới Đại Việt. Vua Trần sai đốc tướng Phạm Kính Ân mang quân dẹp loạn, phá được quân Thổ, Mán. Vua Trần Thái Tông thân chinh đánh vào đất Tống, hòng truy diệt các toán cướp Thổ Mán và nối lại đường giao thông giữa Đại Việt với Tống. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã thuật lại cuộc hành quân này rằng: "Vua thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang. Người châu ấy không biết là vua, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về.". Năm 1242, vua Thái Tông lại sai Thân vệ tướng quân Trần Khuê Kình đưa quân lên đóng tại biên ải Việt-Tống. Trần Khuê Kính thúc quân đánh chiếm lộ Bằng Tường (Trung Quốc), từ đây các tuyến giao thông giữa Đại Việt với Tống hoàn toàn được khôi phục.

Tháng 8 âm lịch năm 1253, Thái Tông thành lập Giảng Võ đường để huấn luyện cho quan võ. Ngô Thì Sĩ trong Việt Sử Tiêu Án đã ca tụng chính sách xem trọng văn, võ của vua sáng lập triều Trần: “Vua [Thái Tông] lập ra nhà học, tôn chuộng nghề văn, dựng lên ngôi nhà, giảng tập việc võ, cả văn và võ có vẻ rực rỡ lắm, cho nên có các ông Hán Siêu, Trung Ngạn, Nhật Duật, Ngũ Lão nối nhau xuất hiện, Văn Trinh và Hưng Đạo là bậc danh nho, danh tướng lừng lẫy thời bấy giờ, là kết quả của sự tôn chuộng văn võ đó”. Ở biên giới phía Nam, kể từ cuối thời Lý, Chiêm Thành thường xua quân cướp phá vùng ven biển của Đại Việt. Sau khi Nhà Trần thành lập, vua Thái Tông đã sai sứ sang thông hiếu với Chiêm. Người Chiêm một mặt dâng triều cống, mặt khác cho quân đánh phá Đại Việt và đòi vua Trần trả lại lãnh thổ bị mất năm 1069. Tháng 1 âm lịch năm 1252, Thái Tông cử em là Trần Nhật Hiệu làm Lưu Thủ Kinh Sư, rồi thân chinh đánh Chiêm Thành. Quân Đại Việt thắng trận. Kể từ đó cho đến năm 1285, Chiêm Thành sai sứ sang triều cống Đại Việt.

ĐẠI ĐẾ TRẦN THÁI TÔNG
ĐẠI THẮNG QUÂN MÔNG CỔ 1258

Nhà Trần nổi tiếng trong lịch sử với 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông 1258, 1285 và 1288, một đạo quân bách chiến bách thắng trong lịch sử chiến tranh xâm lược. Trong nửa thế kỷ 13, một đế quốc Mông Cổ rộng lớn chưa từng thấy trải dài từ Á sang Âu. Lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới ghi thêm chiến thắng lẫy lừng góp phần làm suy tàn đế quốc Mông Cổ của quân dân Đại Việt. Cả 3 lần xâm lược, một đạo  quân "Bách Chiến Bách Thắng" đã bị đánh tan tành không còn manh giáp bởi lòng yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân dân Đại Việt.

Hầu như các sách sử trước đây đều chép là Tiết Chế Hưng Đạo Vương đã 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Đây là một sai lầm lịch sử mà chúng ta phải phục hồi sự thật lịch sử. Chính Đại Danh Tướng Đại Đế Trần Thái Tông, với Quốc sư Trần Thủ Độ và danh tướng Lê Phụ Trần và quân dân nhà Trần đã đánh tan đạo quân Mông Cổ hung hãn thiện chiến nhất năm 1258. Chiến thắng oanh liệt này đã đi vào lịch sử không riêng của dân tộc mà còn là của cả nhân loại nữa.

Trong lịch sử chiến tranh xâm lược, vó ngựa Mông Cổ chưa một lần thất bại. Trong nửa đầu thế kỷ 13, một đế chế rộng lớn chưa từng thấy “Đế quốc” Mông Cổ trải dài từ Á sang Âu, từ bờ Thái Bình Dương đến bên kia bờ Hắc Hải châu Âu. Năm 1257, Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp Thai đem quân Mông Cổ đánh thẳng xuống Tây Nam Trung Quốc, tiêu diệt nước Đại Lý chiếm toàn bộ vùng Vân Nam uy hiếp trực tiếp nước ta.

Sử gia của đế quốc Mông Cổ  là Rasid-ud Din và Lê Tắc (tác giả An Nam chí lược) đều viết rằng Mông Kha muốn chiếm Đại Việt làm bàn đạp để đánh thọc vào châu Ung, châu Quế phía nam nước Tống. Chính vì vậy, Mông Kha đã cử 50 chư vương của triều đình Mông Cổ, trong đó có cả phò mã Mông Cổ tên là Quaidu tham gia chỉ huy đội quân này.

Đạo kỵ binh Mông Cổ thiện chiến đánh thẳng xuống nước ta rồi đánh ngược lên Ung Châu và Quế Châu (Quảng Tây) hợp với đạo quân của Khubilai ở Ngạc Châu, tạo thành thế gọng kìm chiếm toàn bộ Nam Tống. Trước khi tiến công, Hốt Tất Liệt cử sứ giả sang chiêu dụ buộc nước ta phải thần phục nhưng vua Trần Thái Tông cương quyết chống trả. Vua Trần cho bắt sứ giả và cử Trần Quốc Tuấn đem đại binh trấn giữ cửa ải phía Bắc. Quân Mông chia làm 2 mũi tiến xuống dọc sông Thao để hội quân ở Việt Trì.

Trận huyết chiến xảy ra bên dòng sông Thao, đích thân nhà vua chỉ huy nhưng trước sức tiến công như vũ bão của đội quân thiện chiến, nhà vua phải cho lệnh phá cầu Phù Lỗ rồi rút lui để bảo toàn lực lượng. Thừa thế, quân Mông Cổ tiến công thẳng về Thăng Long. Vua Trần cho bỏ ngỏ thành Thăng Long rút quân về đóng ở khúc sông Thiên Mạc khiến một số quần thần lo sợ nhưng Thái sư Trần Thủ Độ vẫn vững tâm tâu với vua rằng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo”.

Quân Mông tràn vào kinh thành chỉ thấy thành không nhà trống. Theo Nguyên sử thì khi Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long thấy 3 tên sứ giả đang bi giam cầm trong ngục. Hợp Thai tức giận cho lệnh tiêu hủy kinh thành, giết hết những người già cả ốm đau bệnh tật vô tội còn ở lại Thăng Long. Sau đó quân Mông Cổ lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng.

Biết giặc đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan, ngày 29 tháng 1, vua Trần Thái Tông ra lệnh Tổng phản công.
* ANH PHAM TRAN 

Aucun commentaire: