Thư số 105 gởi; Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam; * Phạm Bá Hoa

Với Thư này, tôi tổng hợp những tin tức mà tôi thu thập được về hồ sơ Biển Đông, hồ sơ thương mại, hồ sơ dịch viêm phổi Trung Cộng, và hồ sơ Việt Cộng. Các Anh nhớ là thảm họa dịch viêm phổi Vũ Hán, lãnh đạo Trung Cộng -với sự hỗ trợ của Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới- đã che giấu dịch bệnh bùng phát,
đến khi lây lan nhanh chóng ra thế giới họ mới công bố. Trong lúc che giấu thế giới, thì lãnh đạo Trung Cộng cho phép hằng chục ngàn người tại Vũ Hán sang Âu Châu và Bắc Mỹ Châu du lịch với thâm ý cho lây lan dịch bệnh, cùng lúc ra lệnh cho các cơ quan của họ tại ngoại quốc ào ạt tìm mua mặt nạ y tế cùng với các máy móc dụng cụ y tế sử dụng điều trị dịch bệnh, và chuyển gấp về Trung Cộng tích trữ.  

Vậy mà, lãnh đạo Trung Cộng tự cho là họ thông minh sáng suốt khi giải quyết dịch bệnh, đồng thời ra cái điều “anh hùng nghĩa hiệp” khi vui vẽ bán mặt nạ y tế và máy móc dụng cụ y tế mà phần lớn do họ sản xuất cho các quốc gia cần đến. Trong số đó có: Cộng Hòa Séc. Ý Đại Lợi. Tây Ban Nha. Pháp. Hoa Kỳ. Philippines. Hòa Lan. Australia. Pakistan. Ireland. Thổ Nhĩ Kỳ. Anh quốc. Canada. Và..v..v.. Hầu hết các quốc gia mua những mặt hàng đó của Trung Cộng đền lên tiếng là hàng không đạt phẩm chất, thậm chí còn gọi là hàng giả nữa.

Từ khi Ông Donald Trump nhận chức Tổng Thống -tháng 1/2017- thì chính sách của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Cộng để giành lại sự công bằng trong thương mại, cũng như trong những lãnh vực khác. Và rồi “đại dịch viêm phổi Vũ Hán Trung Cộng” bùng phát, lây lan khắp thế giới, và cách mà lãnh đạo Trung Cộng giải quyết, lại giúp lãnh đạo nhiều quốc gia phát triển nhận ra chiến lược từ mấy chục năm qua giúp Trung Cộng là sai lầm khi nhận ra bản chất của cộng sản -dù là cộng sản Trung Hoa hay cộng sản Việt Nam- là Độc Tài + Gian Trá + Tự Cao. Thế là các quốc gia này mạnh mẽ bắt đầu điều chỉnh lại chiến lược đối với Trung Cộng.         

Thứ nhất. Hồ sơ Biển Đông.
1a. Indonesia- Trung Cộng.
Ngày 12/6/2020, phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên Hiệp Quốc gởi Công Hàm cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, với nội dung phản bác Công Hàm của Trung Cộng ngày 2/6/2020 liên quan đến Biển Đông.

Với Công Hàm này, Indonesia tái khẳng định lập trường về Biển Đông theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ngày 12/5/2016 (trong vụ kiện của Philippines), qua hai điểm: Một là, không thực thể nào quần đảo Trường Sa được hưởng vùng đặc quyền Kinh tế (EEZ) hoặc thềm lục địa, do đó không thực thể nào tại đây tạo ra vùng chồng lấn với EEZ hoặc thềm lục địa của Indonesia. Và hai là, Trung Cộng không có quyền lịch sử nào tại trong EEZ và thềm lục địa của Indonesia. Nếu có bất kỳ quyền lịch sử nào tồn tại trước khi UNCLOS có hiệu lực, thì các quyền đó đã được thay thế bởi quy định của UNCLOS".

Xin nhắc lại là trước đó, các quốc gia ven Biển Đông đã gởi Công Hàm đến Liên Hiệp Quốc trong cùng nội dung phản bác Công Hàm của Trung Cộng, là: Công Hàm của Malaysia ngày 12/12/2019. Công Hàm của Philippines ngày 6/3/2020. Công Hàm của Việt Nam ngày 30/3/2020. Và Công Hàm của Indonesia ngày 26/5/2020. 
1b. Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ngày 4/6/2020, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ Tướng Australia Scott Morrison đã  họp thượng đỉnh trực tuyến. Hai quốc gia đã thông qua nhiều hiệp định quân sự quan trọng, trong đó có Thỏa Thuận Hỗ Trợ Tiếp Vận + Thỏa thuận Về Khoa Học & Kỹ Nghệ Quốc Phòng trong mục đích hợp tác vì an ninh và ổn định khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Thời gian qua, 4 quốc gia Hoa Kỳ + Nhật Bản + Australia + Ấn Độ cùng chia sẻ chung tầm nhìn về  những vấn đề liên quan đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, với nội dung chính là bảo vệ an ninh chung, trong khi Trung Cộng ngày càng có nhiều hành động quân sự trên Biển Đông, chừng như Trung Cộng chuẩn bị tuyên bố “vùng nhận dạng phòng không” trên Biển Đông để họ kiểm soát vùng trời này.
Ngày 7/6/2020, Tiến Sĩ Satoru Nagao -Viện Nghiên cứu Hudson, Hoa Kỳ- nhận định: “Việc Ấn Độ và Australia tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến và thông qua một số các thỏa thuận, là bằng chứng cho thấy bước tiến của khu vực tứ giác an ninh.” (còn gọi là tứ giác kim cương)

Trong số các thỏa thuận  mà Úc với Ấn Độ vừa ký, có thỏa thuận chia sẻ tin tức. Hiệp Định chia sẻ tin tức tình báo quân sự (G-SOMIA) đã có các ký kết song phương gồm: Hoa Kỳ - Nhật Bản, Hoa Kỳ - Ấn Độ, Hoa Kỳ - Úc, Nhật Bản - Ấn Độ. Nhật Bản và Úc không có hiệp định song phương tương tự G-SOMIA, nhưng liên minh tình báo “Năm Đôi Mắt” gồm: Hoa K ỳ + Anh + Austraia + Canada + New Zealand, đã có thỏa thuận hợp tác tình báo với Nhật Bản. Dựa vào khung hợp tác này, Nhật Bản và Australia có thể chia sẻ tin tức tình báo dễ dàng.
Để cùng chia sẻ nguồn lực tiếp vận và nhập vào cơ sở nguồn tin của nhau, Hiệp Định Thu Nhận & Dịch Vụ Hỗ Tương (ACSA) cũng đã có các ký kết song phương, là: Hoa Kỳ - Nhật, Hoa Kỳ - Úc, và Nhật - Úc.

Về mặt lý thuyết, Hoa Kỳ và Ấn Độ chưa phải là đồng minh và hai nước cũng chưa ký kết ACSA. Ấn Độ cũng chưa ký kết ACSA với Nhật Bản. Giờ đây, Ấn Độ vừa ký kết LEMOA với Úc trong cùng mục đích giống nhau, nên LEMOA có thể xem là một ACSA phiên bản Ấn Độ để New Delhi ký kết với Nhật Bản, cũng như với Hoa Kỳ.
Tóm lại, các thỏa thuận hợp tác tình báo và tiếp vận của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm Hoa K ỳ + Nhật Bản + Australia + Ấn Độ,  có đủ hệ thống thỏa thuận chia sẻ tin tức tình báo quân sự, tiếp vận, như một mạng lưới đồng minh khi vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong mục đích đối phó với Trung Cộng.
1c. Trung Cộng- Việt Cộng.

Tàu Hải Cảnh Trung Cộng đâm tàu cá ngư dân Việt Nam.
Xin nhắc lại. Ngày 10/6/2020, tàu Hải Cảnh của Trung Cộng số 4006 rượt đuổi và đâm mạnh vào tàu cá mang số Qng 96416 của ngư dân Nguyễn Lộc đang đánh bắt cá trên vùng biển gần Hoàng Sa, làm cho tàu cá trong tình trạng nửa nổi nửa chìm lênh đênh trên biển, trong khi trên tàu có 16 ngư dân. Đến chiều 12/6/2020, tàu cá này mới về đến Quảng Ngãi. 
Và tiếp tục.

Ngày 12/6/2020, Tiến Sĩ Ngô Sĩ Tồn, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Nam Hải -một học giả Trung Cộng- nhận định rằng: “Nếu Việt Nam khởi kiện Trung Cộng, thì Trung Cộng sẽ không ngồi yên, và Việt Nam sẽ phải trả giá”.
Về những cái giá mà Việt Nam phải trả, sẽ là: (1) Trung Cộng có thể công bố đường lãnh hải của Trung Cộng ở quần đảo Trường Sa. (2) Trung Cộng sẽ trấn áp mạnh hơn đối với việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp trong quần đảo Hoàng Sa. (3) Trung Cộng sẽ chận đứng hành động quân sự hóa của Việt Nam trên các đảo và các rạn san hô nằm trong tay Việt Nam”.

Cuối cùng, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu của Trung Cộng nói như một lời hăm dọa lãnh đạo Việt Cộng, rằng: “Trung Cộng sẽ thăm dò dầu khí trong Bãi Tư Chính, nếu Việt Nam nộp đơn khởi kiện Trung Cộng ra tòa trọng tài quốc tế”. (trích bản tin của đài VOA)
Nhưng cho đến nay, lãnh đạo Việt Cộng không có phản ứng gì về lời lẽ ngang ngược của Ngô Sĩ Tồn.  

Tàu Hải Dương 4 Trung Cộng lại vào vùng biển Việt Nam.
Ngày 13/6/2020, công ty dầu khí Repsot của Tây Ban Nha đã chuyển nhượng các cổ phần của công ty chỗ 3 lô dầu khí ngoài khơi phía Đông Nam Việt Nam cho PetroVietnam, sẽ rất nguy hiểm nếu tiếp tục hoạt động vì bị sức ép của Trung Cộng hồi năm 2018. 
Theo bản tin của truyền thông Việt Cộng, thì giàn khoan dầu Clyde Boudraux của một công ty có trụ sở tại Anh quốc, dự định sẽ hoạt động trong khu vực này. Ngày 22/4/2020, giàn khoan này đến đậu tại hải cảng Vũng Tàu, Việt Nam. Hiện, giàn khoan vẫn còn tại đây.   

Ngày 14/6/2020, tàu khảo sát Hải Dương 4 (HD4) Trung Cộng lại vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý, sau khi di chuyển  ngang qua căn cứ quân sự của họ ở đảo nổi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ngày 12/6/2020, trong khi tàu Hải Cảnh số 5202 đang đậu tại đảo nổi này. Hiện chưa thấy tàu khảo sát HD4 hoạt động, và lãnh đạo Việt Cộng cũng chưa có phản ứng.
Báo chí nhà nước Việt Cộng dự đoán là tàu khảo sát HD4 vào vùng biển này, có thể liên quan đến hoạt động khai thác dầu khí của Việt Cộng vì công ty Rosneft của Nga gần Bãi Tư Chính.  

1d. Hoa Kỳ - Liên Hiệp Âu Châu – Đông Nam Á Châu.
Ngày 25/06/2020, tại Diễn đàn Bruxelles 2020 đối thoại quan trọng thường niên giữa Hoa Kỳ và Liên Âu”, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo khẳng định rằng: “Mối đe dọa của Trung Cộng đối với Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Philippines, là một trong những lý do chính đã khiến Hoa Kỳ phải quyết định giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Âu Châu, để ổn định của khu vực Biển Đông”. (trích bản tin của Trọng Thành đài RFI) 

Thứ hai. Hồ sơ thương mại.
2a. Mở lại đàm phán thương mại.
Ngày 14/6/2020, hệ thống truyền thông Trung Cộng bỗng dưng ca ngợi tình thân hữu giữa hai dân tộc Mỹ - Trung.

Điển hình là bài viết có tựa “Tình hữu nghị không thể ngăn cản giữa nhân dân hai nước Trung - Mỹ” trên trang Nhân Dân Nhật Báo của Trung Cộng. Dưới bút danh chung, bài báo có dòng chữ: “Trung Cộng không có ý định thách thức hay thay thế bất kỳ ai, và Trung Cộng luôn cam kết phát triển mối bang giao không xung đột hay đối đầu với Hoa Kỳ, mà là tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi”.
Cuối cùng có đoạn “ca ngợi tinh thần tương trợ của người dân, của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, và sự trao đổi thân thiện giữa người dân Trung cộng với người dân Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài, và tình thân hữu giữa hai dân tộc là không thể ngăn cản.....”.

Thật ra không phải là bỗng dưng đâu Các Anh à, mà sự hạ giọng của truyền thông Trung Cộng là họ hy vọng phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc đàm phán thương mại sắp tới tại Hawaii sẽ nhẹ tay với phái đoàn của họ đó thôi.
Ngày 17/6/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Chủ Nhiệm Văn Phòng Ủy Ban Công Tác Ngoại Sự Trung Ương của Trung Quốc Dương Khiết Trì họp tại tại căn cứ Không Quân Hoa Kỳ ở Hawaii. Vòng đàm phán này trong 7 tiếng đồng hồ mà không đạt được bất cứ điều gì. 

Ngày 18/6/2020, theo New York Times thì Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Stilwell -đặc trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương, nói với truyền thông rằng:

“Hoa Kỳ cảm thấy thất vọng với thái độ của Trung Cộng. Mặc dù Trung Cộng đưa ra cam kết thật rõ ràng là sẽ thực hiện giai đoạn một của Hiệp Định Thương Mại, nhưng thật sự thì Trung Cộng không có biểu hiện nào cho thấy họ thi hành cả. Và ngay trong những đề tài thảo luận, phía Trung Cộng cũng không có sự chân thành nào. Hoa Kỳ hoài nghi các tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng vì rất phiến diện, khắt khe, và không thực tế”.

Ông Stilwell nói tiếp: “Một trong những mục tiêu trong vòng đàm phán này là giúp Trung Cộng hiểu rằng hành động của Bắc Kinh sẽ gây bất lợi cho chính họ. Và họ cần đánh giá lại hướng đi của mình”.

Về phần liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán, ông Stilwell nói rằng: “Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ông Pompeo nhấn mạnh với Trung Cộng rằng, Hoa Kỳ cương quyết yêu cầu Trung Cộng công khai tất cả dữ liệu và tin tức bùng phát dịch bệnh”.
Phan Tiểu Đào, nhân viên truyền thông phân tách trên Apple Daily của Hong Kong như sau: “Luật An Ninh Quốc Gia  phiên bản Hong Kong- trước vòng đàm phán tại Hawaii không được đưa vào chương trình nghị sự của Đại Hội Đại Bểu Nhân Dân Trung Cộng này. Nhưng ngày sau khi đàm phán thất bại thì Tân Hoa Xã Trung Cộng loan tin là Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân đã xem xét “Luật An Ninh Quốc Gia -phiên bản Hong Kong- và quy định rõ bốn hành vi tội phạm và trách nhiệm hình sự”.
Vẫn ông Phan Tiểu Đào: “Trước đây, Trung Cộng muốn sử dụng “Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong” để mặc cả với Hoa Kỳ. Nếu đàm phán thuận lợi cho Trung Cộng thì họ đình chỉ dự Luật. Nếu không thuận lợi thì họ đẩy mạnh dự Luật này. Và thật sự là ngay sau ngày đàm phán thất bại, Trung Cộng đưa dự Luật này vào chương trình nghị sự của Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Khóa 13”.

Về vấn đề Hong Kong, Hoa Kỳ nói rõ rằng: “Nếu áp dụng Luật An Ninh Quốc Gia phiên bản Hong Kong” thì Hong Kong không còn là Trung Tâm Tài Chánh Quốc Tế nữa”.
Ngày 18/6/2020, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump viết trên Twitter của ông như sau: “Đó không phải là lỗi của Đại sứ Lighthizer, mà có lẽ tôi đã không nói rõ quan điểm của mình, là Hoa Kỳ chắc chắn duy trì lựa chọn một chính sách, đó là chính sách tách rời hoàn toàn khỏi Trung Cộng”.

Ngày 19/6/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên tiếng cảnh báo các quốc gia Châu Âu rằng: “Hợp tác với Trung Cộng -một quốc gia bất hảo trên trường quốc tế- không có lựa chọn nào khác là sẽ đánh mất nền dân chủ của mình. Hãy cấm các thương vụ hợp tác với Tập Đoàn Viễn Thông Huawei Trung Cộng, vì Huawei là “vũ khí” của Trung Cộng sẽ tấn công chủ quyền một cách trắng trợn, thông qua các khoản đầu tư vào dự án cảng ở Hy Lạp và Tây Ban Nha. Những thách thức của Trung Cộng đã xuất hiện nhiều nơi ngang qua các khoản đầu tư từ các công ty của họ, vì vậy cần phải xem xét thận trọng”.

2b. Thêm biện pháp trừng phạt Trung Cộng. 
Ngày 24/6/2020, chánh phủ Hoa Kỳ vừa trình Quốc Hội một danh sách những công ty trực thuộc quân đội Trung Cộng và những công ty do quân đội Trung Cộng kiểm soát, chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt tài chánh từ Hoa Kỳ. Danh sách này gồm 20 công ty và tập đoàn, trong số đó có: (1) Tập Đoàn Viễn Thông Di động (China Mobile Communications Group). (2) Tập Đoàn Viễn thông (China Telecommunications Corp). (3) Tập Đoàn Kỹ Nghệ Hàng Không (Aviation Industry Corp of China)/ (4) Tập Đoàn viễn thông Huawei Technologies. (5) Và doanh nghiệp sản xuất camera giám sát Hikvision. (trích bản tin Reuters)
Theo Luật hồi năm 1999, Tổng Thống có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để có thẩm quyền trừng phạt bất cứ công ty nào có tên trong danh sách và đang hoạt động tại Hoa Kỳ.

Thứ ba. Hồ sơ dịch Vũ Hán Trung Cộng.
Theo bản tin của trường đại học Johns Hopkins, thì trên thế giới đến ngày 1/7/2020 lúc 7 giờ 33 phút sáng, có 10.501.482 người nhiễm dịch bệnh, trong số đó có 511.909 người chết và 5.721.792 người hồi phục tại 188 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dưới đây là 7 quốc gia có số người chết từ 20.000 trở lên:

Mexico, có 27.769 người chết, trong tổng số nhiễm dịch là 226.089 người.
Tây Ban Nha, có 28.355 chết, trong tổng số nhiễm dịch là 249.271 người.
Pháp, có 29.846 người chết, trong tổng số nhiễm dịch là 202.063 người.
Ý, có 34.767 người chết, trong tổng số nhiễm dịch là 240.578 người
Anh, có 43.815 người chết, trong tổng số nhiễm dịch là 314.162người.
Brazil, có 59.594 người chết, trong tổng số nhiễm dịch là 1.402.041 người.
Hoa Kỳ, có 127.427  người chết, trong tổng số nhiễm dịch là 2.636.856 người.

Brazil, một quốc gia mà dịch bệnh Covid 19  “đến khá chậm”. Bệnh nhân đầu tiên là người đàn ông từ Italy trở về Sao Paulo ngày 26/2/2020. Nhưng hơn bốn tháng sau đó -ngày 1/7/2020- số người nhiễm dịch bệnh lên đến 1.402.041 người. Trung bình mỗi ngày -trong 126 ngày- có 11.127 người nhiễm dịch bệnh.

Ngày 14/6/2020, Giảng viên đại học Columbia -ông Miguel Lago- trả lời phỏng vấn của CNN, như sau: “Tôi nghĩ, tình hình ở Brazil sẽ tệ hơn Hoa Kỳ, và phần lớn chúng tôi sẽ trở thành nạn nhân của Covid-19. Đây là hậu quả trực tiếp của việc thiếu kế hoạch ứng phó với đại dịch cấp quốc gia.”

Nhiều chuyên gia đến từ Đại học Washington dự đoán rằng: “Brazil sẽ vượt qua Hoa Kỳ và trở thành quốc gia có số người nhiễm dịch bệnh cũng như số người chết cao nhất thế giới vào khoảng đầu tháng 8/2020”. 

Tóm tắt. Chỉ trong 2 tuần qua, dịch bệnh lây nhiễm cũng như số người chết gia tăng khá nhanh, nhất là tại Brazil.  
Thứ tư. Hồ sơ nhân quyền của Việt Cộng.

4a. Ngày 3/6/2020, Bà Michelle Bachelet từ văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR biết: “Trong một thông cáo báo động 12 quốc gia vùng Châu Á – Thái Bình Dương -trong đó có Việt Nam- đã gia tăng việc bắt người dân chỉ vì họ chia sẻ tin tức liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán, hoặc góp ý về cách giải quyết đời sống trong mùa dịch bệnh, với cáo buộc là loan truyền “tin tức sai lệch” (không đúng theo thông báo che giấu của nhà nước) trên hệ thồng internet”.
Bà Bachelet nói thêm: “Tại Việt Nam, ít nhất có ba người bị Công An tỉnh Hậu Giang bắt, đó là: (1) Ngày 19/4/2020, bà Đinh Thị Thu Thủy -38 tuổi- bị cáo buộc “lợi dụng dịch viêm phỗi Vũ Hán tuyên truyền chống nhà nước”. Bà Thủy đang bị giam giữ. (2) Ngày 11/5/2020, anh Mã Phùng Ngọc Phú -28 tuổi- bị tòa tuyên án 9 tháng tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” với bài viết xúc phạm lãnh đạo liên quan dịch Vũ Hán Trung Cộng. (3) Và ngày 14/5/2020, anh Đinh Văn Pú 47 tuổi bị Công An tỉnh Dak nông bắt, với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 117 Luật Hình Sự”.       
4b. Hai Facebookers bị bắt
Ngày 13/6/2020, hai Facebokers có tên Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường bị Công An Quận 8 thành phố hồ chí minh (không viết hoa) bắt giữ với cáo buộc “tình nghi liên quan đến chính trị”.
Theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, một người thường đưa các tin về kinh tế và chính trị ở Việt Nam, hai người bị bắt vừa nêu nằm trong một nhóm trên Facebook chuyên tổ chức các cuộc thảo luận về tình hình xã hội, kinh tế của Việt Nam có tên “thảo luận Kinh tế * chính trị”.Cả hai anh Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thưởng bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 331 Luật Hình Sự. (trích bản tin đài RFA)

4c. Bốn hội viên Hội Nhà Báo Độc Lập lần lượt bị bắt.
Hội Nhà Báo Độc Lập thành lập ngày 4/7/2014 hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, bằng sự hiểu biết tường tận, bằng nhu cầu cấp thiết của xã hội và đất nước. Mỗi thành viên chấp nhận làm những viên đá lót đường, chấp nhận hy sinh vì lợi ích xã hội, đất nước và nhân dân:
Hội tuân theo những điều khoản mà Hiến Pháp Việt Nam quy định cũng như những cam kết mà nhà nước đã long trọng ký kết với cộng đồng quốc tế. Chủ trương của Hội là lên tiếng cho sự thật, cho công lý trong ôn hòa.

Tháng 11/2019, ông Phạm Chí Dũng-Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập- bị Công An Việt Cộng bắt.
Ngày21/5/2020, ông Phạm VănThành (trong hình bên phải),  bút danh Phạm Thành và “chủ trang blog Bà Đầm Xòe”, bị bắt. Ông Thành từng làm việc cho Đài Tiếng Nói Việt Nam (VoV). Tác phẩm mới của ông đề cập đến người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, nhà độc tài toàn trị.

Ngày 23/5/2020, ông Nguyễn Tường Thụy-Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập- bị bắt tại nhà ở Hà Nội.  Sau đó, ông Thụy (trong hình bên trái) bị chuyển vào Sài Gòn.  Ông Thụy từng là cựu chiến binh, và lâu nay đóng góp bài viết cho chuyên mục Blog của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA).

Ngày 26/5/2020, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF) phổ biến thông cáo báo chí về việc hai thành viên hàng đầu của Hội Nhà Báo Độc Lập tại Việt Nam là Nguyễn Tường Thụy và Phạm Văn Thành, đã bị Công An Việt Cộng bắt trong tuần qua. Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới yêu cầu nhà cầm quyền Việt Cộng trả tự do ngay cho hai nhà báo độc lập vừa nêu; đồng thời kêu gọi các quốc gia giao thương với Việt Nam -trong đó có Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ- cần áp lực nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này.

Ngày 12/6/2020, ông Lê Hữu Minh Tuấn -bút danh Lê Tuấn- thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập, bị Công An bắt tại thành phố hồ chí minh, sau nhiều tháng bị sách nhiễu đe dọa với cáo buộc “làm, tàng trữ, phân phối, và gieo rắc tin tức và tài liệu chống nhà nước” (Việt Cộng) theo Điều 117 Luật Hình Sự 2015.

Từ nhiều năm nay, và ngay trong bảng xếp hạng về ‘Tự Do Báo Chí Thế Giới năm 2020” này, Việt Nam ở thứ hạng 175/180 quốc gia (nguồn RSF). 
Phải chăng, lãnh đạo Việt Cộng bắt giữ những thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập, cùng với những người mà họ cáo buộc “lợi dụng quyền dân chủ tự do chống phá nhà nước”, là họ chuẩn bị an toàn cho đại hội 13 của họ vào đầu năm 2021? Nếu điều này đúng, thì tại sao lãnh đạo với đảng viên Việt Cộng họp với nhau rồi bầu qua bầu lại với nhau, mà sợ người dân quá vậy?

Nhìn chung. Tôi nhắc để Các Anh nhớ rằng: “Xã hội Việt Nam thời Việt Cộng, “dân chủ tự do” chỉ có trên trang giấy cũng như trong lời nói của lãnh đạo, chớ đâu có trong sự kiện hay hành động mà Công An cứ mở miệng ra là lợi dụng đcó lý do bắt dân”.  

4d. Hội nghị ASEAN lần thứ 36 chỉ trích Việt Nam về Nhân Quyền.
Ngày 26/6/2020, nhón Nghị Sĩ khối ASEAN về Nhân Quyền nhận định rằng: “Việt Nam ứng phó tốt với đại dịch Covid-19, nhưng gia tăng đàn áp Nhân Quyền gấp hai lần đối với các nhà hoạt động dân chủ, đồng thời cùng kêu gọi nhà nước Việt Nam cần phải tôn trọng Nhân Quyền đi với các nhà hoạt động và những tiếng nói bất đồng chính kiến như đã ký trong Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền”.

Kết luận.
Các Anh nhận rõ rồi đó, chính bà Michelle Bachelet từ văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, về Nhân Quyền thì Việt Nam thời Việt Cộng bị xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia. Chính xác là lãnh đạo Việt Cộng không hề tôn trọng Quyền Làm Người của 96.000.000 dân Việt Nam. Các Anh là Những Người cầm súng trong quân đội, mà quân đội phải có trách nhiệm bảo vệ Quyền Làm Người của toàn dân -trong đó có Các Anh và thân nhân Các Anh- cớ sao Các Anh lại bảo vệ Bộ Chính Trị chỉ một nhóm hơn chục người, để rồi cả toàn dân không được làm con người đúng nghĩa! Tức là hiện nay tại Việt Nam, đại đa số con người chỉ có thân xác, còn hồn thì lãnh đạo Việt Cộng nắm giữ.

Các Anh hãy đứng lên, cùng đứng lên, dân tộc sẽ đứng lên cạnh Các Anh, cùng giành lại Quyền Làm Người của mình. Các Anh không đứng lên, sẽ không bao giờ có quốc gia nào đến Việt Nam giành lại Quyền Làm Người giùm Các Anh đâu.
Tôi giải thích thêm để Các Anh hiểu rõ hơn. Này nhé, trong gia đình cũng như trong xã hội, bản thân mỗi người là chánh, vì không một ai -dù là người thân của mình- cũng không thể làm thay cho mình những gì liên quan trực tiếp đến bản thân mình trong cuộc sống từ khi vào tuổi thành niên.
Từ cá nhân trong thực tế là:
Không ai ăn giùm mình khi mình đói.
Không ai đi học giùm mình khi mình muốn có kiến thức.
Không ai luyện tập giùm mình khi mình muốn có một cơ thể lành mạnh.
Không ai đi làm giùm mình khi mình muốn có đồng lương để chi phí cho cuộc sống.
Không ai uống thuốc giùm mình khi mình muốn hết bệnh.
Không ai bước giùm mình khi mình muốn đi về phía trước.
Không ai tạo dựng hạnh phúc giùm mình khi mình muốn được sống trong mái ấm gia đình.
Không ai đứng dậy giùm mình khi mình vấp ngã và muốn tiếp tục cuộc sống để phụng sự xã hội.
Và ..v..v...

Đó, chính là mình thương bản thân mình, rèn luyện bản thân mình trở thành người tử tế. Khi mình có tử tế với chính mình, thì mình mới tử tế được với gia đình. Và từ đó, mình sẽ tử tế với mọi người khi hòa mình vào sinh hoạt xã hội”.

Đến dân tộc bị lãnh đạo nhà nước tước Quyền Làm Người cũng tương tự như vậy. Và thực tế là, không một dân tộc nào đến Việt Nam lật đổ chế độ độc tài thay cho dân tộc mình, khi dân tộc mình muốn giành lại Quyền Làm Người. Họ có thể đến giúp mình chớ không phải làm thay mình. Các Anh phải hiểu rằng, “Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng, mà chính dân tộc Việt Nam phải tranh đấu, và Các Anh là thành phần nòng cốt trong cuộc tranh đấu này”, trong khi Cộng Đồng chúng tôi tị nạn Việt Cộng tại hải ngoại có nhiều điều kiện thuận lợi, với nhiều cách vận động những quốc gia phát triển giúp Các Anh và đồng bào làm nên lịch sử.   

Các Anh còn chần chờ gì nữa ... Vì thời cơ trước mắt rồi đó... Lịch sử Việt Nam sẳn sàng đón nhận Các Anh như những anh hùng của thời cổ đại, đến thời cận đại, rồi thời đương đại, và đầu thế kỷ 21 này.  

Các Anh hãy sẳn sàng, vì Trung Cộng rối ren lắm rồi .... Trung Cộng đang lo là Hoa Kỳ rất có thế sẽ cắt đứt bang giao + Trong khi Liên Hiệp Âu Châu đang trong giai đoạn thay đổi chính sách bang giao + Nhật Bản cũng tương tự  Âu Châu + Ấn Độ và Australia cứng rắn hơn trong bang giao, .... + thêm tình trạng lũ lụt kinh hoàng chưa từng thấy trong nhiều chục năm qua, dẫn đến nguy cơ Đập Tam Hiệp như sắp vỡ tan hoang, và khoảng 100 triệu dân dọc theo sông Dương Tử đang vô cùng lo sợ.     

Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
* Phạm Bá Hoa
Texas, tháng 7 năm 2020

Aucun commentaire: