Nhiều kiến trúc ở Học viện Larung Gar bị phá dỡ hôm 20/7/2020 (Ảnh: RFA)
Hôm
20/7/2020 theo giờ Tây Tạng, chính quyền Trung Cộng đã bắt đầu phá dỡ phần
lớn học viện Phật giáo Larung Gar tại Tây Tạng, Tứ xuyên, sớm hơn thông báo 5
ngày.
Trước đó, trang Lion's Roar đưa tin chính phủ Trung Cộng
đã yêu cầu hơn 5.000 nhà sư và ni cô ở Larung Gar, học viện Phật giáo lớn nhất
thế giới, phải rời đi, đồng thời lên kế hoạch dỡ bỏ 50% diện tích nhà ở trong
tu viện lịch sử này.
Học viện Phật giáo Larung Gar
nổi tiếng với kiến trúc đồ sộ và cực kỳ thu hút khách du lịch
Hiện có khoảng hơn 10.000 tăng ni, phật tử sinh sống ở đây,
và theo yêu cầu mới của chính phủ thì dân số sẽ phải giảm xuống còn 5.000 người
cho đến tháng 9.2017.
Nằm trong chiến dịch “đàn áp”
sức ảnh hưởng của Học viện, Chính phủ Trung Cộng đã ra quyết định phá vỡ một phần
và yêu cầu rút gọn số Học viên
Tuy nhiên, hôm 20/7/2020 việc phá dỡ di dời nơi đây đã được
thực hiện, các hình ảnh phá hủy các con đường, khu nhà được chia sẻ cho thấy
những đống đổ nát ngổn ngang, cho thấy sự bất lực của nhiều cư dân địa phương
cũng như Học viện.
Chính phủ Trung Cộng còn đe dọa sẽ dỡ bỏ toàn bộ Học viện nếu
các nhà chức trách sùng đạo ở Larung Gar không tuân thủ những yêu cầu này.
Hầu hết cư dân Tây Tạng và Phật
tử khắp nơi trên thế giới đều không đồng tình hành động can thiệp vào Trung tâm
Phật giáo có sức ảnh hưởng này
Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền, đây là một trong những động
thái cắt giảm “sức mạnh” và độ ảnh hưởng của Trung tâm, xuất phát từ những lo
ngại về độ bành trướng trong số lượng học viên nơi đây. Ngoài ra, Chính phủ
Trung Cộng cho rằng Học viện cũng sẽ gặp các rủi ro về hỏa hoạn và an toàn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng việc phá dỡ Học viện
Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng của Tây Tạng là động thái mà Chính phủ
muốn can thiệp mạnh mẽ vào “định hướng, chỉ đạo về tư tưởng” khu vực này.
Toàn cảnh Học viện Phật giáo Larung Gar, còn gọi với tên
khác là Serthar
Trên thực tế, đây không phải là sự việc một sớm một chiều,
từ năm 2001, chính quyền địa phương cũng đã đuổi hàng nghìn nhà sư, ni cô và đe
dọa hơn 1.000 ngôi nhà ở Larung Gar phải di dời.
Học viện được thành lập vào
năm 1980 trong một thung lũng, nơi ban đầu hoàn toàn chưa có người ở. Mặc dù ở
nơi xa xôi, hẻo lánh như vậy nhưng Larung Gar đã nhanh chóng phát triển, trở
thành một trong những trung tâm có ảnh hưởng lớn nhất tới Phật giáo thế giới.
Tất nhiên, người dân đã phản đối dữ dội nên Học viện đã được
giữ nguyên và tiếp tục phát triển đến ngày nay.
Học viện Phật giáo Serthar
thu hút không chỉ những học viên thuộc dân tộc thiểu số của Trung Cộng , mà còn
các sinh viên đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, và Malaysia
Tuy nhiên, sự phát triển của Trung tâm nghiên cứu Phật giáo
Larung Gar sẽ bị ảnh hưởng nghiêm khi việc phá hủy đã được tiến hành ngay từ
hôm thứ tư, 20.9, sớm hơn so với dự định ban đầu của chính quyền Trung Cộng .
Khung cảnh Serthar lung
linh huyền bí về đêm
Acharya
Yeshi Phuntsok, Phó Chủ Tịch Quốc hội Tây Tạng cho rằng “Đây thực sự là một tin
đáng buồn và một nỗi bất hạnh to lớn…” và chỉ trích Chính phủ Trung Cộng
trong việc cưỡng ép này.
Trong khi
đó, những người đứng đầu Trung tâm phật giáo Larung Gar, Khenpo Tsultrim Lodro
và Khenpo Rider, cố gắng thuyết phục các học viên “giữ bình tĩnh”, “tiếp tục
nghiên cứu” và “tránh tham gia vào các cuộc biểu tình”.
Người dân
Tây Tạng đang kêu gọi Phật tử khắp nới ký đơn thỉnh nguyện gửi Hội đồng nhân
quyền Liên hợp quốc để yêu cầu can thiệp vào quyết định phá dỡ Học viện này của
Chính quyền Trung Cộng .
Nằm giữa
thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4.000 m so với mặt nước biển, cách thị trấn
Serthar, Tây Tạng 15km, Học viện Phật giáo Larung Gar được coi là trung tâm Phật
giáo và có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
* Thanh Bình
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire