Bản
quyền hình ảnhLUONG
THAI /GETTY IMAGESImage captionÔng Donald Trump và ông Nguyễn Phú Trọng
bắt tay trước thềm Thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội hôm 27/2/2019
Việt Nam
và Mỹ cùng lúc đưa ra các thông điệp về tăng cường
quan hệ ngoại giao, đồng thời
bày tỏ quan ngại về hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Việt Nam
và Mỹ đang kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong dịp này, hai
bên cùng bày tỏ quyết tâm tăng cường hơn nữa mối quan hệ mà theo lời một quan
chức ngoại giao Mỹ là "đang ở mức tốt đẹp nhất từ trước đến nay".
'Tốt nhất từ trước đến nay'
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm
2/7, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Việt Nam kiên trì đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng
làm bạn và đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia trên thế giới".
Về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, bà Hằng nói:
"Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, sáu năm thiết lập và triển khai
quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chứng kiến những bước phát
triển tích cực, thực chất trên tất cả các lĩnh vực và trên cả bình diện song phương
và đa phương trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và thể chế chính trị của nhau."
"Hai bên duy trì thường xuyên các cuộc tiếp
xúc song phương và trao đổi đoàn các cấp, duy trì các cơ chế đối thoại, tăng cường
thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, khắc phục hậu quả chiến
tranh, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, hợp tác
trên các vấn đề khu vực và quốc tế".
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage
captionNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Trước câu hỏi được đặt ra liệu hai nước có nên
nâng cấp quan hệ từ "đối tác toàn diện" lên "đối tác chiến lược"
hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Thời gian tới, hai
bên sẽ tiếp tục hợp tác nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, góp
phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế
giới".
Trong diễn biến khác, chiều cùng ngày, Đại sứ Mỹ
tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã có cuộc gặp với báo chí Việt Nam nhân dịp kỷ
niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đại sứ Kritenbrink nói ông cũng không có thông
tin cụ thể về việc bao giờ quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ có một cái tên mới,
nhưng nhấn mạnh quan hệ thực chất không phụ thuộc vào tên gọi.
Đồng thời, ông cũng khẳng định quan hệ hai nước
chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay, với nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.
Hai nước cam kết sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ này và hợp tác trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau, chia sẻ những giá trị chung về một trật tự thế giới dựa trên luật
lệ, cởi mở, thịnh vượng, không cá lớn nuốt cá bé.
Báo Thanh Niên dẫn lời Đại sứ Kritenbrink nói:
"Chúng tôi tin rằng quan hệ Việt - Mỹ đang ở mức tốt nhất và mạnh mẽ nhất
từ trước đến nay. Sự hợp tác này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn nữa bất kể chúng ta gọi
tên mối quan hệ đó là gì".
Cảm ơn Việt Nam
đã hỗ trợ Mỹ trong chống dịch Covid-19, Đại sứ Kritenbrink cũng dẫn một câu ngạn
ngữ: "A friend in need is a friend indeed" (người bạn ở bên lúc khó
khăn là người bạn đích thực) và nhấn mạnh, trong khó khăn, Mỹ đã thấy được bạn
của mình là ai.
"Có lẽ, chúng tôi không có người bạn nào tốt
hơn Việt Nam .
Sự hỗ trợ của các bạn đã giúp cứu mạng người Mỹ", Đại sứ Daniel
Kritenbrink nói.
Phản đối Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông
Cũng trong thời gian này, Mỹ và Việt Nam
đều đưa ra thông điệp phản đối Trung Quốc tập trận tại Biển Đông.
Hôm 2/7, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố bày tỏ lo
ngại về việc Trung Quốc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, chỉ trích hành động
này sẽ làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Trong tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng
định quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp.
"Các cuộc tập trận là động thái mới nhất
trong chuỗi hành động nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải phi pháp, gây bất lợi
cho các nước Đông Nam Á ở Biển Đông", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ nêu
rõ.
Thông tin từ Cục Hải sự Trung Quốc và truyền
thông quốc tế cho biết từ ngày 1 tới 5/7, Bắc Kinh thực hiện tập trận gần quần đảo
Hoàng Sa.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt
Nam chiều 2/7, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng đã lên tiếng phản đối:
"Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh
thần tuyên bố DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông), làm phức tạp
tình hình, không có lợi cho quy trình đàm phán COC (bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông)
hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc, và việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác
ở Biển Đông".
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage
captionĐại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng,
ảnh năm 2018;
Tại cuộc gặp với báo chí cũng vào hôm 2/7, Đại sứ
Kritenbrink cho biết với ba tàu sân bay Mỹ đang hiện diện tại Thái Bình Dương,
Washington muốn khẳng định lợi ích lâu dài của mình trong việc đảm bảo hòa
bình, ổn định tại khu vực.
"Ở Biển Đông, các quốc gia lớn hay nhỏ đều
phải hành xử theo luật pháp quốc tế, đưa ra các tuyên bố chủ quyền dựa trên luật
pháp quốc tế. Các quốc gia lớn hơn không thể bắt nạt hay đe dọa các quốc gia nhỏ
hơn. Chúng tôi tin tưởng vào các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông, tin tưởng vào quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông",
ông Kritenbrink khẳng định.
Cụ thể hơn, ông Kritenbrink cho biết Hoa Kỳ
"phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc can thiệp và cản trở các
quốc gia khai thác dầu khí trên Biển Đông, trong đó có các hoạt động lâu năm của
Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi phản đối Trung Quốc cố gắng cản trở các quốc gia
ASEAN tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên trị giá 2.500 tỷ USD tại vùng biển
này".
Trang tin Indo-Pacific đưa hình ảnh hiếm hoi chụp
được trên Biển Đông khi có tàu chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords (LCS-40) của
Mỹ, tàu khảo sát địa chất HYDZ 4 của Trung Quốc và tàu Kiếm ngư KN750 của Việt
Nam. Trang này nhận xét đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự hỗ trợ của Mỹ trên
Biển Đông.
* NGUỒN:
BBC VIETNAMESE
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire