Theo tiên đoán mới đây của ông Peter Zeihan -
nhà phân tích người Mỹ về tình hình địa lý chiến lược Trung Quốc, thì "sự
sụp đổ của ĐCSTQ trên thị trường quốc tế sẽ diễn ra chỉ trong vòng 3 hay 4
năm" (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Đã có nhiều tiên đoán về ngày sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ),
nhưng theo tiên đoán mới đây của ông Peter Zeihan - nhà phân tích
người Mỹ về tình hình địa lý chiến lược Trung Quốc, thì "sự sụp đổ của
ĐCSTQ trên thị trường quốc tế sẽ diễn ra chỉ trong vòng 3 đến 4 năm".
Gần
đây, ông Peter Zeihan đã đưa ra tiên đoán về sự sụp đổ của ĐCSTQ trên kênh truyền
hình Fox New. Ông nói rõ: "Đây không phải cuộc chiến của thập
kỷ hay thế kỷ. Đây cũng không phải là cuộc so găng ngang hạng. Điều này sẽ không
kéo dài cả thế kỷ đâu. Nó có lẽ chỉ kéo dài khoảng 3 hay 4 năm thôi".
Zeihan
giải thích rằng lý do duy nhất mà ĐCSTQ là một quốc gia với nền kinh tế quan trọng
là bởi vì Hoa kỳ đã tạo ra một trật tự toàn cầu như vậy (Toàn cầu hóa), và vì
nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, Hoa kỳ đang rời bỏ trật tự này.
“ĐCSTQ
không có sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyến đường/vành đai thương mại, và
càng không thể ảnh hưởng cả hệ thống toàn cầu, cho nên đây thực sự là hồi kết của
họ”, ông nói
Trong
cuốn sách Tai nạn Siêu Cường: Thế hệ tới của sự Ưu thế của Hoa kỳ và sự
Bất trật tự toàn cầu sắp tới (The Accidental Superpower: The next
Generation of American Preeminence and the Coming Global Disorder), Zeihan đã
phác họa tình hình trật tự kinh tế thương mại thế giới sau Thế chiến thứ
II(1939-1945), chủ yếu là về Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh hải quân vượt trội nhằm
ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô
Với
Hội Nghị Bretton Wood, Ngân Hàng quốc tế (WB), Quỹ Tiền tệ thế giới (FMI), Tổ
chức Thương mại quốc tế (WTO), trật tự kinh tế thương mại toàn cầu này được định
ra, nhưng giờ đây Hoa kỳ không còn quan tâm nhiều đến trật tự kinh tế thương mại
này nữa.
Cuộc
gặp gỡ Mao-Nixon vào năm 1972 cũng là lúc Hoa kỳ “dẫn dắt” ĐCSTQ vào trật tự
kinh tế thương mại thế giới, sau đó Tổng Thống Bill Clinton đã cho phép ĐCSTQ
tham gia vào WTO vào năm 2001.
Tuy
nhiên, từ đó đến nay, ĐCSTQ không tuân thủ bất kỳ “luật chơi” quốc tế nào, cũng
không tôn trọng những lời cam kết của mình. Do đó, chính quyền Trump sẽ phải
khôi phục lại trật tự thế giới, với màn mở đầu là khai chiến về thương mại và
kinh tế với ĐCSTQ.
Ông
Zeihan cho rằng ĐCSTQ không đủ sức mạnh để tạo ra một trật tự kinh tế thương mại
mới, do đó, chính quyền này sẽ sụp đổ trong vòng 3 đến 4 năm.
Quả
thực, Peter Zeihan có cái nhìn khác hẳn với quan điểm chung rằng "thị trường
chứng khoán là tấm gương phản ánh tình trạng kinh tế của một quốc gia ở vào một
thời điểm nhất định". Câu này chỉ đúng với các nền kinh tế của các quốc
gia tự do, dân chủ. Còn đối với một quốc gia độc tài như ĐCSTQ, thì không có gì
minh bạch trên thị trường chứng khoán cả, cái gì cũng có thể bị che dấu, bưng
bít.
Một
công ty “thân ĐCSTQ” (được “chống lưng” bởi các thế lực quan chức chính phủ),
thì dù có bị thua lỗ, chính phủ vẫn bơm vốn đầu tư vào để vực dậy. Ông Zeihan
cho rằng chính vì lẽ đó mà những tiên đoán trước đây về sự sụp đổ hay hạ cánh cứng,
không an toàn của nền kinh tế Trung Quốc, phần lớn đều sai là ở chỗ này.
Nếu
đứng từ góc độ những nền kinh tế tự do Tây phương thì không thể nhìn ra bản chất
của nền kinh tế Trung Quốc.
Hơn
thế nữa, xã hội phương Tây thường có một lối suy diễn rằng: chứng khoán, tài
chính là “máu” của một nền kinh tế; nếu khủng hoảng tài chính, chứng khoán nổ
ra, thì sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế; khủng hoảng kinh tế sẽ kéo theo khủng
hoảng xã hội; và một khi có khủng hoảng xã hội thì sẽ có khủng hoảng chính trị.
Cái
nhìn này chỉ đúng với các quốc gia dân chủ, còn đối với một nước độc tài như
ĐCSTQ thì không đúng, ông Zeihan khẳng định.
Ông
nói: "ĐCSTQ không thể vận hành bình thường nếu không có hệ thống toàn cầu…
Nếu không có hệ thống toàn cầu thì sẽ không tồn tại ĐCSTQ".
Ở
đây, ĐCSTQ khác hẳn với dân tộc Trung Hoa, giới chức Hoa kỳ hiện nay có lẽ đã
phân biệt rất rõ ràng. Ông Zeihan cho rằng, một khi Hoa kỳ rút khỏi WTO, hạn chế
thương mại với ĐCSTQ, thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển dịch khỏi Trung
Quốc, thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ như “cá thiếu nước” và ĐCSTQ có lẽ chỉ còn
chờ... giãy chết.
* Tâm An
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire