Tham vọng điên cuồng khó giết chết khát vọng chính đáng của nhân loại * Đại-Dương:


Suốt chiều dài lịch sử nhân loại không hiếm chứng kiến những kẻ ôm tham vọng thực hiện ý đồ điên rồ. Nhưng, sau mỗi cơn mê, nhân loại lại tìm được biện pháp bảo vệ và duy trì khát vọng chính đáng để cùng thăng hoa.
Mặc dù vậy, tình trạng điên rồ tiếp tục leo thang khắp thế giới hiện nay. Đặc biệt, trong cuộc tranh cử chức tổng thống của Hoa Kỳ
năm 2020 giữa đương kim Tổng thống Donald Trunp và cựu Phó tổng thống Joe Biden (2009-2016), đại diện cho Đảng Dân Chủ. Giới lãnh đạo thế giới và truyền thông quốc tế cũng nhảy vào trận đấu.

Khác biệt nào rõ rệt và lộ liễu nhất trong cuộc tranh tài Trump-Biden?
Phe ủng hộ Donald Trump gồm có các quốc gia chính như Anh Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Ba Tây, Israel … muốn bảo vệ và duy trì hệ thống chính trị dân chủ, tự do, phát triển và tôn trọng chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ cho mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ.

Phe theo Joe Biden gồm Trung Cộng , Tây Âu, Nga muốn duy trì hệ thống Xã hội Chủ nghĩa cũng như Cộng sản Chủ nghĩa trái với quy luật tiến hoá của loài người: “Mọi người đều có toàn quyền chọn lựa cuộc sống cá nhân nếu không trái với luật pháp quốc tế và quốc gia”.

Vì thế, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 sẽ ảnh hưởng tới dân Mỹ các dân tộc trên thế giới.

Cử tri Mỹ phải chọn lựa: Chủ nghĩa Tư bản Hiện đại, hoặc, Chủ nghĩa Xã hội?
Các dân tộc khác cần Hoa Kỳ duy trì và bảo vệ lý tưởng dân chủ, sinh hoạt tự do, duy trì Hòa Bình Thế giới, hoặc, bị Trung Cộng  thống trị, cầm tay chỉ việc cho các nguyên thủ quốc gia, trao tài nguyên quốc gia vào tay Bắc Kinh?

Suốt 244 năm, người Mỹ đã chọn thể chế tư bản ngày càng hiện đại đã đưa Hoa Kỳ thành siêu cường duy nhất sau năm 1991 trên các phương diện quân sự, kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, chính trị. Tuy gặp nhiều thăng trầm theo dòng lịch sự, như bất cứ quốc gia nào, mà đã vượt qua nhanh chóng và lớn mạnh hơn trước. Hiện tại, Hoa Kỳ đang gặp một thách đố từ trong nước lẫn quốc tế do Tổng thống Donald Trump đang siết chặt hầu bao để tránh cho người Mỹ thoát khỏi bị nước ngoài lợi dụng triền miên.

Chủ nghĩa Cộng sản đã cầm quyền tại Nga từ năm 1917 và phát triển lan tràn khắp nơi, đặc biệt tại Trung Cộng , quốc gia đông dân nhất thế giới. Siêu vi trùng cộng sản đã làm ô nhiễm quả địa cầu qua hàng trăm cuộc chiến tranh đủ loại đã làm chết hơn 100 triệu người tính đến cuối thế kỷ thứ 20 cùng với tốc độ đàn áp khốc liệt, dã man không bút mực nào tả hết được.

Tập Cận Bình kết hợp Chủ nghĩa Cộng sản với Chủ nghĩa Đại Hán làm gia tăng tham vọng thống trị toàn cầu khiến loài người rúng động mà giới cầm quyền trên thế giới suốt 40 năm qua cứ hy vọng sẽ “cải tạo” được các lãnh đạo cộng sản.

Khi Doanh gia Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ liền bị giới ngoại giao trong nước và thế giới chê trách “thiếu khả năng và kinh nghiệm trong bang giao quốc tế”.

Trong bài “To Deal With China, Trump Should Learn German” đăng trên Nhật báo The New York Times ngày 25/08/2020 đã chỉ trích Trump đã không xây dựng mối quan hệ với đối tác với Đức khi đối phó với Trung Cộng .

Bài báo cho rằng Thế chiến Thứ nhất và Thứ hai cũng như Chiến tranh Lạnh với Liên Sô mà Hoa Kỳ thắng trận nhờ liên minh với Châu Âu.
Hoa Kỳ kết đồng minh với Anh Quốc để chấm dứt Thế chiến Thứ nhất tại Châu Âu và Thứ hai khắp toàn cầu. Chiến tranh Lạnh thành công nhờ Hoa Kỳ lãnh đạo toàn diện Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bất chấp Tổng thống Pháp Charles de Gaulle cố bắt tay với Liên Sô. Vai trò của Đức chỉ đồn trú quân viễn chính Mỹ mà không cần cải thiện khả năng quân sự, chỉ tập trung phát triển kinh tế, đặc biệt vào triều đại Angela Merkel quá dài.

Tổng thống Barack Obama từng thân thiết với Tể tướng Angela Merkel mà làm giảm hay tăng khả năng bành trướng của Tập Cận Bình? Không những thế mà Liên Âu còn bị Bắc Kinh công khai gây chia rẽ giữa các khối Tây Âu, Bắc Âu, Đông và Trung Âu. Bà Merkel chỉ lưu ý về hành vi của Trung Cộng  mà không có biện pháp đối phó hữu hiệu ngoài khẩu hiệu “đối thoại” cũ rích chẳng hiệu quả. Thoả ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Kế hoạch Hành động chung (JCPOA) với Iran, Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) do Hành pháp Obama thực hiện mà chẳng phục vụ quyền lợi người Mỹ nên Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đã từ chối phê chuẩn và Tổng thống Trump đã huỷ bỏ.
Gần 27,000 đại biểu từ 170 quốc gia tụ tập về Tây Ban Nha hội họp gần 2 tuần lễ đầu năm 2020 mà không mang lại kết quả cụ thể: không tìm được 100 tỉ USD trong số hàng ngàn tỉ cần thiết cho PCA. Các nước phát triển không đóng góp đủ tiền trong khi Trung Cộng , Ấn Độ chiếm 30% và 9% khí thải toàn cầu đòi nhận tài trợ mới thi hành. Hoa Kỳ rút khỏi PCA thiếu tính ràng buộc pháp lý và vô bỗ.

New York Times viết tiếp “Trung Cộng  có 1.3 tỉ người với nền kinh tế rất năng động sao phải mô phỏng theo 328 triệu người Mỹ đang hành động theo chiến lược Nước Mỹ Trên Hết của riêng Trump”.
Với đầu óc phóng khoáng, tinh thần tự chủ nên dân Mỹ không giống đàn cừu Panurge cứ đi theo sự dẫn đầu của Tập Cận Bình.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, Vương Nghị khởi sự thăm Ý Đại Lợi, Hoà Lan, Na Uy, Pháp, Đức từ 25 tháng 8 đến 1 tháng 9 nhằm kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu (EU) tập trung vào lợi ích chung của hai bên cần chống Mỹ và chuẩn bị Thượng đỉnh EU-TQ vào giữa tháng 9.
Bài viết “The End of American Illusion” đăng ngày 26-08-2020 trên Tập san Foreign Affairs tháng 9 và 10-2020 mở đầu bằng nhận xét “tay mơ chính trị năm 2016, Donald Trump tố cáo các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã bị mê hoặc bởi một loạt ảo tưởng về trật tự thế giới”.

Với những khám phá và suy nghĩ của Tổng thống Trump đã xác định Hoa Thịnh Đốn phải từ bỏ những ảo tưởng cũ, vượt qua những huyền thoại về Chủ nghĩa Quốc tế Tự do và xem xét lại quan điểm của mình về bản chất của Trật tự Thế giới.

Từ Tổng thống George H. W. Bush tới Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama đã đưa Trung Cộng  gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 vì thế giới sẽ tiếp cận được thị trường Hoa Lục và hàng nhập cảng giá rẻ; và Trung Cộng  thịnh vượng sẽ cải thiện triển vọng dân-chủ-hóa.

Họ không biết hoặc cố tình lờ chủ trương “không hội tụ với Tây Phương” của Trung Cộng  nên cứ bị  Bắc Kinh đánh lừa: mở cửa thị trường rất hạn chế mà vẫn buộc các công ty Tây Phương phải chuyển nhượng kỹ thuật trước khi được cứu xét; hứa một đàng làm một nẽo (Bắc Kinh đồng ý cùng với Phi Luật Lân rút tàu đối đầu ở Scarborough Shoal theo trung gian của Obama, nhưng, tàu của Trung Cộng  cưỡng đoạt luôn từ năm 2012. Khi thăm viếng chính thức Hoa Kỳ năm 2015, Tập hứa với Obama không quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa (SCS), sau đó đã lần lượt vũ trang tới tận răng. Trung Cộng  coi nó như chiếc ao nhà bất chấp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA). Bắc Kinh giữ tỷ giá hối đoái thấp một cách giả tạo, mang lại lợi thế không-công-bằng và ưu tiên xây dựng các doanh nghiệp nhà nước mà không công ty tư nhân nào đủ khả năng cạnh tranh. Từ năm 2000 đến năm 2016, Hoa Kỳ đã mất khoảng năm triệu việc làm cho Trung Cộng  trong lĩnh vực sản xuất.

Giai đoạn 1989-1994, LHQ đã tổ chức 20 phái bộ hoà bình quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề liên quốc gia đã thất bại vì Trung Cộng  đã lũng đoạn các phái bộ trở nên cồng kềnh và vô hiệu.

Sức mạnh quân sự vô địch của Hoa Kỳ bị Trung Cộng  và Nga thách đố làm hạn chế uy lực vũ khí và thu hẹp khả năng điều động lực lượng quân sự của siêu cường trên bộ, dưới biển, không gian.

Các quốc gia độc tài đã triển khai kỹ-thuật-số để kiểm soát và điều khiển dân chúng qua “hệ thống tín dụng xã hội” nhằm theo dõi 1.4 tỷ người dân Trung Cộng  và tưởng thưởng hoặc trừng phạt họ dựa trên lòng trung thành được tri nhận của họ đối với đảng và nhà nước. Các quốc gia “bất hảo” đã sử dụng kỹ-thuật-số để thực hiện các chiến dịch thông tin sai lệch nhằm làm suy yếu các nền dân chủ.
Tổng thống Trump chủ trương tôn trọng chủ quyền của nước khác nhằm chống lại Bắc Kinh đang tạo ra mối quan hệ lệ thuộc trong khu vực và thiết lập phạm vi bành trướng, đồng thời, thúc giục các cường quốc nhận trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh.

Ông Trump áp dụng thuế quan để bảo đảm nguyên tắc có đi có lại trong giao thương bị chỉ trích mà quên rằng điều đó đã xảy ra trong thời Tổng thống George Washington và được các quốc gia khác cũng sử dụng.

Tạp chí The Foreign Affairs khuyến cáo Hoa Thịnh Đốn nên đầu tư nhiều vào tình báo kinh tế và phải chống lại các khoản đầu tư lớn lao của Trung Cộng  vào nghiên cứu và phát triển trong các ngành kỹ thuật đang ló dạng. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn diện trên thế giới hiện nay không thể bám vào những gì đã hoạt động trong quá khứ và hy vọng sẽ có điều tốt nhất. Tổng thống Donald Trump đã nhận diện thực tại này sớm hơn nhiều người trong cộng đồng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Hy vọng bất kỳ nhà lãnh đạo nào sau này sẽ phải nhìn nhận điều đó.

Cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng  còn kéo dài nên đòi hỏi giới lãnh đạo thế giới phải nhận định tình hình bằng lý trí, tránh bị tình cảm thương/ghét chi phối sẽ tìm ra con đường hợp lý không những cho Hoa Kỳ mà cả nhân loại trong tương lai.
* Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:
Breaking Norms, Pompeo Hails America-First Policies (RealClear Politics)
Back To College, Back To Academic Brainwashing (Daily Signal)
To Deal With China, Trump Should Learn German (NYT)
‘I Fear That We Are Witnessing the End of American Democracy’ (NYT)
The End of American Illusion (Foreign Affairs)
Trump and the World as It Is (Foreign Affairs)

Aucun commentaire: