Với thư này, tôi tổng hợp những tin tức mà tôi có được,
liên quan đến hồ sơ Biển Đông & Eo biển Đài Loan + Hồ sơ Thương Mại mở rộng
+ Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc 2020 + Giáo dục Việt Cộng, ảnh hưởng trực tiếp
lẫn gián tiếp đến ước mơ của tôi là góp phần dân chủ hóa chính trị trên quê
hương Việt Nam. Điều mà tôi tin là khi Trung Cộng suy sụp, sẽ là cơ hội giúp đồng
bào Việt Nam trong nước thực hiện được, trong khi Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng
Sản tại hải ngoại vận động các quốc gia bản xứ trợ giúp những nhu cầu thiết yếu
vào những thời gian thích hợp, để khôi phục và phát triển toàn diện xã hội Việt
Nam, nhất là nền giáo dục
nhân bản và khoa học thích nghi với truyền thống dân tộc. Thứ
nhất. Hồ
sơ Biển Đông & eo biển Đài Loan.
1a. Anh,
Pháp, Đức, phản đối Trung Cộng.
Theo bản tin của
đài RFA, Bộ Ngoại Giao Anh quốc + Pháp quốc + Đức quốc, -còn gọi là nhóm
E 3- cùng gởi Công Hàm lên Liên Hiệp Quốc ngày 16/9/2020, chánh thức phản
đối Trung Cộng giành chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời khẳng định tự do hàng
hải và hàng không ngang qua vùng biển này.
Trong Công Hàm,
Nhóm E3 cùng nhấn mạnh rằng: “Các đòi hỏi mà Trung Cộng gọi là chủ quyên lịch
sử trên Biển Đông là không đúng với luật quốc tế và các điều khoản của UNCLOS”,
và ngay cả phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế ngày 12/7/2016 đã bác
bỏ hoàn toàn vì Trung Cộng không có gì chứng minh chủ quyền đó. Nhóm E3 chúng
tôi chỉ đứng về luật pháp quốc tế, chớ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp
vùng biển này”.
Đây là Công Hàm
mới nhất từ 3 quốc gia Âu Châu gởi lên Liên Hiệp Quốc, sau một loạt các Công
Hàm cùng nội dung gởi Liên Hiệp Quốc là Philippines, Việt Nam, Indonesia,
Malaysia, Hoa Kỳ, Australia. Gộp chung lại, có thể nói đây là “cuộc chiến Công
Hàm về Biển Đông” càng đẩy Trung Cộng vào thế cô lập, vì cái mà Trung Cộng gọi
là “chủ quyền lịch sử” nhưng họ không thể chứng minh với guốc tế.
1b. Chánh phủ mới của Nhật Bản làm Trung Cộng
lo ngại.
Ngày
16/9/2020, nội các đầu
tiên của tân Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihide Suga công bố thành phần chánh
phủ mới, trong đó có 8 Bộ Trưởng giữ nguyên vị trí. Tuy nhiên, một thay đổi ở
chức vụ then chốt là tân Bộ Trưởng Quốc Phòng là ông Nobuo Kishi, 61 tuổi,
em trai của cựu Thủ Tướng ông Abe, một nhân vật nổi tiếng là thân với chánh phủ
Đài Loan. (Thủ Tướng Nhật Bản
Suga)
Ông Nobusuke
Kishi là thành viên sáng lập của Đảng Dân Chủ Tự Do đang cầm quyền, và đã thừa
nhận sửa đổi Hiến Pháp thích hợp với
tình hình hiện nay, là mục tiêu quan trọng của đảng này. Tháng 8/2020 vừa
qua, ông Nobusuke Kishi đã sang thăm Đài Loan, cùng lúc dự tang lễ của cố
Tổng Thống Đài Loan Lý Đăng Huy, và có buổi gặp gỡ với Tổng Thống Đài Loan
Thái Anh Văn.
Ngày
16/9/2020, theo nhật báo
Hoa Kỳ Washington Examiner, thì tháng 3/2014, ông Kishi
tuyên bố là các bất đồng trong lịch sử không ảnh hưởng đến bang giao toàn diện
với Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, bang giao giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ là ưu tiên hàng đầu
trong chính sách đối ngoại và an ninh của Thủ Tướng Abe (lúc ấy). Năm 2016,
ông Kishi trả lời báo chí Đài Loan rằng: “Đài Loan cùng chia sẻ các
giá trị chung với Nhật Bản, duy trì hợp tác kinh tế chặt chẽ, và là người bạn
quan trọng của Nhật Bản. Vào lúc chúng ta tăng cường hợp tác và bang giao 3
bên, gồm: Nhật Bản + Hoa Kỳ + Đài Loan”, Nhật Bản hy vọng sự hợp tác
phát triển ổn định. Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng cũng ủng hộ sáng kiến của Hoa Kỳ về
Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do cởi mở, và là một trung tâm tăng trưởng kinh tế
toàn cầu, chẳng những đối với khu
vực này mà
còn cho cộng đồng thế giới nữa”.
(Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bàn Nobusuke
Kishi)
Nhìn chung, tân
Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản cùng quan điểm đối ngoại với cựu Thủ Tướng Abe và
tân Thủ Tướng Suga trên hồ sơ Biển Đông, đồng thời Ông rất thân với Đài Loan.
Vì vậy mà Trung Cộng lo ngại khi gởi Thông Điệp chúc mừng tân Thủ Tướng Nhật Bản,
phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Vương Văn Bân, như kèm theo lời
cảnh báo, rằng:
“Bắc Kinh hy
vọng là Nhật Bản sẽ tôn trọng nguyên tắc một nước Trung Hoa, và tránh bất kỳ
hình thức trao đổi chánh thức nào với Đài Loan. Chúng tôi hy vọng Bộ Quốc Phòng
giữa hai nước sẽ thắt chặt đối thoại và trao đổi, tiếp tục tăng cường an ninh,
tin tưởng lẫn nhau, cổ vũ cho sự an ninh song phương và cùng bảo vệ hòa bình và
ổn định khu vực và quốc tế”. (trích bản tin của RFI)
Ngày
21/9/2020, tân Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihise Suga trả lời phỏng vấn trong khoảng 25 phút: “Hôm qua
-20/9/2020- trong cuộc điện đàm với Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, tôi
khẳng định tầm quan trọng của linh minh Nhật Bàn - Hoa Kỳ là nền tảng
cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Tổng Thống Trump đáp lại rằng, hai nước
nên tiếp tục thúc đẩy mối bang giao đồng minh với nhau. Nhật Bản kêu gọi sự ủng
hộ của Hoa Kỳ đối với một Nghị Quyết về công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc
hàng chục năm trước, và được Hoa Kỳ cho biết là Hoa Kỳ sẽ có những nỗ lực để giải
quyết vấn đề này một cách nhanh chóng.
Theo Asian
Nikkei Review, hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với Nhật Bản đã thảo luận nhu cầu thúc đẩy
một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như tình trạng
căng thẳng giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng
ngày càng gia tăng. Tổng Thống Trump nói với Thủ Tướng Suga
rằng: “Có thể gọi vào bất kỳ giờ nào trong ngày, nếu Thủ Tướng Nhật Bản thấy
cần thiết”.
Cuối cùng, Thủ
Tướng Nhật Bản nói với phóng viên rằng: “Chúng tôi đồng ý làm việc chặt
chẽ với nhau, tôi cảm thấy đó là một cuộc trò chuyện cực kỳ hiệu quả, và tôi hy
vọng sẽ nhân cơ hội này để nói chuyện với các nhà lãnh đạo khác, cũng như truyền
đạt lập trường của Nhật Bản và tăng cường hợp tác quốc tế”.
Cũng trong tuần
này, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Nhật Bản Kitamura Shigeru, vừa gặp Cố Vấn
An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Robert O’Brien, và các viên chức khác tại Hoa Kỳ.
Cùng ngày 21/9/2020,
Thủ Tướng Nhật Bản Suga
cũng đã nói chuyện với Thủ Tướng Australia Scott Morrison. (trích bản
dịch của dịch giả Đại Nghĩa dẫn tin từ Theo Asian Nikkei Review)
1c.
Philippines với Biển Đông.
Ngày 21/9/2020, Ngoại Trưởng Philippines Teodoro
Locsin trong phiên điều trần về ngân sách tại Ha Viện Philippines có đoạn liên
quan đến Biển Đông, như sau: “Trung Cộng yêu cầu loại bỏ các quốc gia
phương Tây ra khỏi Biển Đông, điều này tôi sẽ không bao giờ cho phép xảy ra, vì
các cường quốc này phải hiện diện ở Biển Đông trong mục đích cân bằng quyền lực
với Trung Cộng tại vùng biển này. Tôi nhấn mạnh với quý vị rằng, tự do của người
dân Philippines phụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông”.
Thứ
hai. Hồ sơ
thương mại.
2a. Tổ chức
OPEC từ đối đầu trở thành bạn với Hoa Kỳ.
Xin nhắc lại.
Tổ chức Các Nước
Xuất Cảng Dầu Mỏ -gọi tắt Anh ngữ là OPEC- thành lập ngày 14/9/1960 tại
thủ đô Baghdad của Iraq, nhằm đối đầu với 7 hãng dầu mỏ của Anh quốc và Hoa Kỳ.
Năm 1973, Saudi Arabia và những quốc gia Arab khác
thuộc tổ chức OPEC áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Hoa Kỳ, nhằm trả đũa hành
động của Hoa Kỳ ủng hộ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur giữa Israel và Syria
với Ai Cập.
Tổ chức OPEC giảm
sản lượng để tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ, và giá dầu tăng cao khiến các nước
nhập cảng dầu mỏ gặp nhiều khó khăn. Ngay tại Hoa Kỳ -lúc ấy còn phụ thuộc vào
dầu nhập cảng- dẫn đến tình trạng người dân phải xếp hàng trước các cây xăng chờ
đến lượt mình. Hoa Kỳ phải thương lượng với OPEC với kết quả là OPEC hủy bỏ lệnh
cấm ấy trong năm 1974.
Năm 2016, OPEC đã hợp tác với Nga và 9 nước sản xuất
dầu khác thành lập một OPEC + với mục đích tăng thêm sức mạnh. Nhưng, một viên
chức cấp cao trong chánh phủ Hoa Kỳ nói rằng: “Ảnh hưởng của OPEC+
đang giảm sút, trong khi sản lượng dầu mỏ của chúng tôi ngày càng tăng nhanh”.
Theo thời gian,
Hoa Kỳ gia tăng nhanh sản lượng dầu cùng lúc với điều chỉnh chính sách trong
bang giao quốc tế, khiến cho tổ chức OPEC ngày càng mềm dẽo với Hoa Kỳ. Theo
hãng tin Reuters thì trong thời gian gần đây, nhiều cựu viên chức cũng như những
viên chức hiện tại của OPEC cho biết, Iran và Venezuela là hai quốc gia cứng rắn
nhất trước đây trong OPEC, đang bị Hoa Kỳ trừng phạt.
Năm 2017, Ông Donald Trump nhậm chức Tổng
Thống Hoa Kỳ, sự hòa hoãn nhân nhượng của tổ chức OPEC ngày càng rõ hơn về
việc tăng sản lượng dầu để hạ giá nhiên liệu giúp người tiêu dùng Hoa Kỳ và thế
giới.
Và xin tiếp
tục.
Hiện nay -2020-
giá dầu xuống thấp quá làm cho các công ty khoan dầu không có lời. Theo hãng
tin Reuters, thì Tổng Thống Hoa Kỳ
Donald Trump đã thảo luận với Saudi
Arabia về giảm bớt sản lượng dầu, đều được đáp ứng. Ông Chakib Khelil -Cựu
Bộ Trưởng Dầu Mỏ Algeria kiêm cựu lãnh đạo OPEC nhận xét: "OPEC đã thay
đổi".
(Tổng Thống
Hoa Kỳ Thái tử Saudi Arabia. Hình của Saudi
Royal Court)
Saudi Arabia là
quốc gia dẫn đầu về sản xuất dầu trong OPEC trong nhiều chục năm qua, dĩ nhiên
là quốc gia này có uy tín trong tổ chức OPEC, trong khi uy ín của Iran và
Venezuela trong OPEC giảm dần.
Cũng vì vậy mà
Saudi Arabia trở thành quốc gia quyền lực nhất OPEC, trong khi sản lượng dầu của
Hoa Kỳ ngày càng tăng cao -12 triệu thùng dầu mỗi ngày- trở thành quốc gia sản
xuất dầu lớn nhất thế giới (trích tài liệu của Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng
Hoa Kỳ EIA).
Theo ông
Gary Ross -nhà sáng lập Black Gold Investors- nhận định rằng: “Tổng
Thống Hoa Kỳ Donald Trump tạo dựng bang giao thân thiết với Thái Tử
Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Trong khi Saudi Arabia cần Hoa Kỳ để
có các loại vũ khí bảo vệ trước các đối thủ mà Iran là một trong số đó”.
Nhìn chung. Từ ngày
15/9/2020, tổ chức OPEC với Hoa Kỳ chẳng những không còn đối đầu, mà
còn trở thên thân thiết. (trích trong e-mail của Quốc Tuấn dẫn tin từ
Reuters)
2b. Ứng dụng
Tiktok và WeChat biến mất trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Nhiều năm qua, WeChat
đã trở thành "siêu ứng dụng" không thể thiếu trong cuộc sống
của người Trung Cộng tại Hoa Kỳ, vì nó được sử dụng để trò chuyện với gia đình
trên lục địa Trung Hoa, dùng để mua sắm, thanh toán, đặt xe, ..v..v... trong cuộc
sống thường ngày giữa những khoảng không gian trên trái đất. Nhưng, ứng dụng
này sẽ biến mất trên thị trường Hoa Kỳ, vì ngày 7/8/2020, Tổng Thống Hoa
Kỳ ký Sắc Lệnh cấm giao dịch WeChat và TikTok sau 45 ngày.
(WeChat
không chỉ sử dụng liên lạc, mà còn thanh toán hay chuyển tiền, và nhiều yêu cầu
khác nữa. Hình của Reuters)
Juliet Shen, 27 tuổi, sống tại Brooklyn New York) than
rằng: “Tôi có cảm giác như sắp ngất đi, vì WeChat là cách duy nhất và dễ
dàng nhất để tôi liên lạc với cha mẹ còn ở quê nhà, và anh trai sống ở
Nicaragua, mà lệnh cấm sử dụng WeChat ở nước này sắp áp dụng”.
Ngày
18/9/2020, Bộ Thương Mại
Hoa Kỳ chánh thức công bố lệnh cấm WeChat và TikTok tại các kho ứng dụng của
Hoa Kỳ. Và lệnh này có hiệu lực từ ngày 20/9/2020, cũng có nghĩa là WeChat
và TikTok sẽ bị xóa khỏi App Store, Google Play, và các kho ứng dụng khác.
Trong khi Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross chia sẻ trên Fox
Business rằng: “WeChat tại Hoa Kỳ bị đóng hoàn toàn”.
Hầu hết người
dùng Trung Cộng sử dụng WeChat đều quen thuộc và đã cài đặt ứng dụng này.
WeChat thường xuyên đứng vị trí thứ 4 trong số những ứng dụng được tải nhiều nhất
trên App Store. Tuy nhiên, theo tài liệu của Sensor Tower, thì ngày 7/8/2020 số
lượt tải WeChat tăng vọt.
Theo đại diện Bộ
Thương Mại Hoa Kỳ, Bộ này không yêu cầu người đang dùng các ứng dụng phải xóa
hoặc ngừng sử dụng, nhưng họ sẽ không thể tải lại hoặc cập nhật TikTok hay
WeChat. Thêm nữa, các giao dịch thực hiện
qua WeChat cũng không thể sử dụng được sau ngày 20/9/2020, ngay cả gởi tiền cho
người khác qua tài khoản WeChat cũng vậy.
Các công ty
cung cấp máy chủ cho WeChat tại Hoa Kỳ cũng ngừng giao dịch, đồng nghĩa ứng dụng
này sẽ không hoạt động tốt tại Hoa Kỳ Mỹ.
Vẫn theo đại diện
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ giải thích với Reuters, thì ngay lập tức, người dùng có thể
gặp những lỗi trên WeChat, vì vậy mà ứng dụng vẫn có thể dùng được, nhưng sẽ
không đầy đủ như trước. Nhưng bên ngoài Hoa Kỳ, WeChat không bị hạn chế. Việc cấm
WeChat tại Hoa Kỳ dẫn đến phương tiện nối kết người Trung Cộng tại Hoa Kỳ bị đứt
gãy.
Tuy đã có thông
báo trước về lệnh cấm WeChat và TikTok được Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, nhưng với cộng
đồng người Hoa Kỳ gốc Trung Hoa vẫn là bất ngờ, vì cuộc sống thường ngày của họ
quá phụ thuộc vào WeChat, nên họ chưa kịp nghĩ ra cách nào để thay thế, nhất là
liên lạc với người thân đang sống tại lục địa, trong khi Facebook, Google,
Twitter, đều bị chặn hoặc không cung cấp dịch vụ tại Trung Cộng.
Nhóm có tên “Liên
Minh Người Dùng WeChat Tại Hoa Kỳ” cho biết: “Nhóm chúng tôi đã đệ đơn
lên tòa án tại San Francisco, yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thay đổi quyết định
nói trên”.
QQ, ứng dụng nhắn
tin cũng thuộc về Tencent có thể là lựa chọn tốt cho những người gốc Trung Hoa
. FaceTime cũng là một sự lựa chọn khác, vì ứng dụng của Apple không bị cấm tại
nước này. Tuy nhiên, tất cả đều khó so sánh với WeChat, một siêu ứng dụng đã
quá quen thuộc và cần thiết với người gốc Trung Hoa. (trích bài của Andy
trong PhungSuXaHoi...)
2c. Hoa Kỳ
trừng phạt hàng nhập cảng từ Hong Kong.
Theo thông báo
của Quan Thuế Hoa Kỳ thì từ ngày 25/9/2020, hàng hoá Hong Kong xuất cảng
sang Hoa Kỳ phải ghi rõ là “Made in China”, chớ không được sử dụng “Made in
Hong Kong” nữa, và Hoa Kỳ sẽ áp thuế thêm 10% giống như hàng nhập cảng từ Trung
Cộng.
Vậy là, Hong
Kong thật sự rơi vào khó khăn về kinh tế và thương mại, nhất là hàng xuất
cảng sang Hoa Kỳ. Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất cảng của Hong Kong sang Hoa
Kỳ giảm 22.3% so với cùng thời gian của năm 2019. Nhưng, trước mắt còn ảm đạm
thêm nữa.
Theo Nam Hoa Tảo
báo đưa tin, nhà phân tích kinh tế John Marrett củaEconomist Intelligence
Unit cho rằng,“Ở góc độ chung, đây hiển nhiên không phải là việc tốt”.Chuyên
gia luật thương mại của Công ty
luật Sandler, Travis & Rosenberg đã đưara một báo cáo hôm 11/8, và chỉ
ra:“Sự thay đổi này cũng làm dấy lên lo ngạirằng hàng hóa được sản xuất hoặc
giacông trên quy mô lớn ở Hồng Kông sẽ được coi là sản phẩm của Trung Quốc,
và sẽchịu ảnh hưởng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc theo ‘Ðiều khoản
301’ hiện hành của Mỹ”.
Mỹ thực thi thuế
quan trừng phạt đối với Trung Quốc, hiện tại áp dụng với các sản phẩm
của Ðại Lục trị giá lên đến 550 ty USD.Nếu cộng thêm chế tài đối với hàng hóasản
xuất từ Hồng Kông, điều này có nghĩa là chế tài của Mỹ đã mở rộng phạm vi.
2d. Hoa Kỳ bắt
gián điệp Trung Cộng.
Ngày 21/9/2020, Công Tố Viên Liên Bang cho biết: “Cảnh Sát của thành phố
New York tên Baimadajie Angwang, từng là Trung Sĩ trong Lực Lượng trừ bị
Hoa Kỳ tại Fort Dix, New Jersey. Bị bắt
với cáo buộc tham gia vào hoạt động gián điệp cho Trung Cộng:
- Khai báo gian
dối + Gian lận công tác điện tử.
- Cản trở thi
hành công vụ.
- Cung cấp tin
tức tình báo về những người Tây Tạng đang sinh sống ở New York cho Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng tại
thành phố này.
- Giúp các viên chức trong Tòa Lãnh Sự Trung Cộng tiếp xúc với các
viên chức cao cấp của thành phố New
York.
Baimadajie Angwang bị bắt ngày 19/9/2020, và tại phiên tòa đầu tiên phía Đông của New
York, nghi can không được bảo lãnh, và đối mặt với án tù lên đến 55
năm, nếu bị kết án với các tội danh trên.
(Cảnh Sát Baimadajie Angwang trong một cuộc phỏng vấn với NTD. The Epoch
Times)
Theo
lời của Công Tố Viên, thì Baimadajie Angwang sinh ra ở Tây Tạng. Nhập cảnh Hoa
Kỳ với thị thực trao đổi văn hóa, và cuối cùng được phép tị nạn với lời khai
bị Trung Cộng bắt và bị tra tấn, vì anh là người Tây Tạng. Sau khi nhập quốc
tịch Hoa Kỳ, Angwang gia nhập Cảnh Sát.
Tháng 12/2018, Angwang liên lạc điện thoại với
viên chức trong Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng tại New York, mà Angwang gọi là “Sếp”, Angwang
tự nhận mình là tài sản của Bắc Kinh trong Sở Cảnh Sát New York. Angwang liên lạc
với “sếp” ít nhất là 55 lần từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2020 (trong hồ sơ
tòa án).
Điều
tra cho thấy, cả cha và mẹ của nghi can đều là đảng viên đảng Cộng Sản Trung
Hoa.
Ủy Viên Cảnh Sát New York Dermot Shea cho biết: “ “Cục Nội Vụ và Tình Báo
đã phối hợp chặt chẽ với bộ phận Phản Gián của FBI trong cuộc điều tra Angwang.
Theo cáo buộc trong hồ sơ khởi tố của liên bang, Baimadajie Angwang đã vi
phạm mọi lời thề mà anh ta đã tuyên bố tại Hoa Kỳ:
- Một lời thề với
chánh phủ Hoa Kỳ.
- Một lời thề với
quân đội Hoa Kỳ.
- Và một lời thề với Sở Cảnh sát New York. (trích bài của Nguyễn Minh dẫn
tin từ Theo Epoch Times)
Theo
báo Washingtion Post ngày 24/9/2020, thì Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike
Pompeo trả lời câu hỏi của phóng viên về những gì đang diễn ra bên trong Tòa Tổng
Lãnh Sự Trung Cộng tại New York, rằng: “Họ đã và đang hoạt động quá giới hạn
của một cơ quan ngoại giao thông thường, vì những hoạt động của họ giống như những
hoạt động cùa điệp viên. Rồi đây, có thể sẽ có những nhà ngoại giao và đặc vụ
Trung Cộng bị bắt nữa”.
Theo
báo New York Post, Trung Cộng lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ.
Xin nhắc lại. Hồi tháng 7/2020, Tổng Thống Hoa Kỳ đã quyết định đóng cửa Tòa Tổng Lãnh Sự
Trung Cộng tại Houston với lý do “cơ quan ngoại giao này là một mắt xích
trong mạng lưới gián điệp của Trung Cộng tại Hoa Kỳ, và cũng là cách mà Hoa Kỳ
đáp trả Trung Cộng đã gây khó dễ cho các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Cộng”.
Cùng
thời gian, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận là các tòa lãnh sự của Trung Cộng tại
20 thành phố Hoa Kỳ, đang góp phần giúp các quân nhân bí mật của Trung Cộng dưới
dạng sinh viên du học trong mục đích tham gia vào các hoạt động gián điệp tại
các trường đại học Hoa Kỳ. (trích bài của Tra Le trong e-mail của
nguyenvantung...)
Với
phát biểu trên đây của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, liệu cơ quan ngoại giao của Trung Cộng
tại New York có theo vết xe của cơ quan ngoại giao tại Houston chạy về Trung Cộng
không? Rất có thể sẽ như vậy.
Thứ
ba. Đại Hội Đồng Liên
Hiệp Quốc.
3a.
Philippines khẳng định bảo vệ phán quyết năm 2016.
Ngày
22/9/2020, Tổng Thống
Philippines Rodrigo Duterte chánh thức lên tiếng bảo vệ phán quyết của Tòa
Trọng tài Quốc Tế về Biển Đông tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, rằng:
“Phán quyết đó bây giờ là một phần của luật
quốc tế, và chúng tôi cương quyết bác bỏ mọi nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết
này. Chúng tôi hoang nghênh con số đang gia tăng những quốc gia ủng hộ
phán quyết này, và đó là chiến thắng của lý lẽ trước sự liều lĩnh, của luật
pháp trước sự mất ổn định, và của tình hữu nghị trước tham vọng”. (trích
bài của NamphuongTran dẫn tin từ báo Inquirer của Philippines)
3b. Hoa Kỳ
nhắm thẳng vào Trung Cộng.
Do ảnh hưởng của
đại dịch, Liên Hiệp Quốc đề nghị lãnh đạo các quốc gia thành viên, gởi bài phát
biểu dưới hình thức video thu sẵn và phát tại phiên họp toàn thể của Đại Hội Đồng.
Ngày
22/9/2020, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong bài phát biểu trực tuyến, tôi xin trích những đoạn
liên quan đến Trung Cộng:
“.. Hoa Kỳ
yêu cầu Liên Hiệp Quốc buộc Trung Cộng phải chịu trách nhiệm sự thất bại trong
việc kiềm chế China virus...”
“Vì trong những
ngày đầu tiên của dịch bệnh, Trung Cộng đã phong tỏa người dân nội địa, trong
khi vẫn cho phép các chuyến bay rời Trung Cộng mang lây nhiễm cho thế giới. Vậy
mà Trung Cộng lại phản đối Hoa Kỳ hạn chế
nhập cảnh cũng như xuất cảnh để tránh lây nhiễm...”
“... Tổ Chức
Y Tế Thế Giới hầu như dưới quyền kiểm soát của Trung Cộng,
nên đã tuyên bố sai sự thật là không có bằng chứng cho sự lây nhiễm từ người
sang người. Sau đó, họ đã tuyên bố sai lệch rằng, những người không có triệu chứng
sẽ không lây bệnh cho người khác...”
“... Những
người công kích thành tích môi trường kỷ lục của Hoa Kỳ, trong khi không nói đến
tình trạng ô nhiễm tràn lan của Trung Cộng. Tại sao họ chỉ muốn trừng phạt Hoa
Kỳ? Và tôi không tán đồng điều này...”.
“Nếu Liên Hiệp
Quốc muốn trở thành một tổ chức hiệu quả, thì Liên Hiệp Quốc phải tập trung vào
các vấn đề thực sự của thế giới, bao gồm những vấn đề: “Khủng bố + Cưỡng bức
lao động + Áp bức phụ nữ + Buôn người và cưỡng ép bán dâm + Buôn bán ma túy +
Đàn áp tôn giáo + Và thanh lọc sắc tộc...”
“... Các quốc gia thành
viên Liên Hiệp Quốc, hãy đặt người dân của mình lên trên hết, vì trong nhiều chục
năm qua, những ai theo đuổi tham vọng toàn cầu đã phải trả giá cho sự thiệt hại
của chính người dân của mình...” (trích
bài của Thanh Hải trong e-mail timothynguyen...)
3c. Trung Cộng
phản ứng.
Cùng ngày
22/9/2020 (ngày giờ Hoa Kỳ),
theo bản tin của đài Fox News, thì Đại Sứ Trung Cộng Zhang Jun tại Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc, đã nói rằng:
“Bài phát biểu
của Tổng Thống Hoa Kỳ đổ lỗi cho Trung Cộng gây ra dịch viêm phổi Vũ Hán là vô
căn cứ, mà chính Hoa Kỳ đã cố tình cho lây lan một “vi rút chính trị.
“Trung Quốc
đã đóng góp quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu, được cộng
đồng quốc tế ghi nhận và khen ngợi, một thực tế không ai có thể phủ nhận..
Thứ
tư. Anh ngữ
trong giáo dục Việt Cộng.
Năm 2009, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Việt Cộng -Nguyễn Thiện Nhân là Bộ Trưởng- thực
hiện “Chương Trình Anh ngữ với ngân khoản 10.000 tỷ đồng (gần 500 triệu mỹ
kim), với mục tiêu là “đến năm 2020, đa số thanh niên tốt nghiệp trung cấp,
cao đẳng, và đại học, phải nói thành thạo Anh ngữ khi giao tiếp, khi trình bày
bài bình luận bằng Anh ngữ, và nói tiếng Anh rành mạch về một vấn đề nào
đó”.
Vào
thời gian ấy, chương trình dạy Anh ngữ bắt đầu từ lớp Sáu, nhưng từ năm 2009 sẽ
được giảng dạy từ lớp Ba.
Trang
Thời Báo Sài Gòn Kinh Tế cho biết, kết quả khảo sát toàn quốc năm học
2014-2015, trong số 4.598 giáo viên Anh ngữ được hỏi đến, chỉ 729 Thầy Cô
có bằng Cử Nhân Đại Học tại trường (= 16%), còn lại là những người có bằng cao
đẳng hoặc đại học tại chức, trong khi nhu cầu lớn nhất của các giáo viên là phải
có kiến thức căn bản vững chắc và phương pháp giảng dạy thực tiễn.
Tháng 10/2016, Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo là Phùng Xuân Nhạ, nhìn nhận rằng: “Chương
trình này không thực tế, và đến năm 2020 cũng không thể đạt được mục tiêu, dù
đã sử dụng hết một nửa ngân khoản rồi”.
(Học sinh trung học Việt Nam chụp hình bên cạnh một tấm áp phích quảng cáo
trường đại học Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 4/10/2016. Hình AFP)
Thời
Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 23/9/2020: “Lẽ ra 2020 phải là đích đến như
mục tiêu đề ra lúc ban đầu, nhưng thực tế thì điểm thi Anh ngữ năm nay vẫn thấp
kỷ lục trong số các môn thi tốt nghiệp phổ thông”.
Một
cử nhân Anh ngữ tốt nghiệp ở Australia nói rằng: “Điểm Anh ngữ trung bình của
học sinh Việt Nam được coi là “thấp bền vững”, chưa lên được vị trí 4,6 trên
thang điểm 10” .
Tiếp
theo là nhận định của nhà giáo Đỗ Việt Khoa: “Chương trình này
không hiệu quả, trong khi phương pháp dạy và phương pháp học rất lạc hậu, đã dẫn
đến kết quả là điểm trung bình thi tốt nghiệp môn Anh ngữ vừa rồi chỉ đạt 2,7
trên thang điểm 10 là quá kém”.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng tường thuật và nhận định: “Trong thời gian dạy ở Đại
Học Bách Khoa, có lần tôi nhìn thấy một chuyện cười ra nước mắt. Đó là,
những giáo viên Anh ngữ đang dạy nửa chừng thì có phái đoàn Anh quốc tới thăm,
thế là các giáo viên Anh ngữ nhanh chân lẫn trốn hết vì không ai nói thông thạo
Anh ngữ. Sự kiện này tự nó khẳng định rằng, giáo viên phải giỏi mới có thể đào
tạo được trong vòng 10 năm, một tầng lớp sinh viên học sinh nói được Anh ngữ một
cách thông thạo. Nếu không thực hiện được, thì chương trình với ngân khoản
10.000 tỷ đồng xem như đổ sông đổ biển thôi” (hay đổ vào túi ai. PB Hoa).
Và Cô Trang Tracey -tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Anh ngữ Sài Gòn- sau này lập ra các “Trung Tâm
Ivy Language Schools”, nhận định rằng: “Giáo viên Anh ngữ phải được đào tạo
căn bản, nhưng mà hằng năm rất ít sinh viên chọn ngành sư phạm. Vì vậy mà tại
Sài Gòn chỉ có duy nhất một trường đào tạo Anh ngữ được công nhận là Đại
Học Sư Phạm, thì làm sao đủ số lượng giáo viên Anh ngữ trải đều cho các trường
... Một tiết tiếng Anh 45 phút mà bị xé lẻ ra 2 hay 3 tiết làm sao học. Nên giảm
tiết học các môn phụ, tăng thêm giờ học tiếng Anh cho phù hợp với yêu cầu thì
lúc đó mới có kết quả theo như chương trình đã đề ra...”. (trích bản tin đài
RFA)
Tôi
muốn Các Anh cùng tôi nhìn vào thực tế xã hội Việt Nam thời Việt Cộng để nhận
ra rằng, 100% lãnh đạo trong hệ thống tổ chức đảng cộng sản cũng như trong hệ
thống tổ chức nhà nước Việt Cộng, đều không có kiến thức dân chủ tự do của các
quốc gia phát triển, vì bằng cấp của họ cho dù Cử Nhân, Kỹ Sư, hay Tiến Sĩ là từ
các trường tại Nga Cộng, Trung Cộng, Việt Cộng, hay quốc gia cộng sản nào khác.
Với
con số thật nhỏ các vị có bằng cấp thời Việt Nam Cộng Hòa, và bằng cấp từ các
trường đại học Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ..v..v.. đang sống tại Việt
Nam, lãnh đạo Việt Cộng không đưa các vị này vào vị trí lãnh đạo, mà cho dẫu có
ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo vẫn phải góp phần thực hiện bản chất “độc tài +
gian trá + tự cao + tham nhũng” của lãnh đạo Việt Cộng chớ không thể làm khác
được.
Xin
nhắc lại là cơn bão số 5 ngày 18/9/2020 tràn vào các tỉnh từ Quảng Bình
vào đến Đà Nẳng với sức gió cấp 8 cấp 9, chưa nói đến hư hao nhà cửa, chỉ riêng
cột điện thông thường là cột đúc bê tông cốt sắt,
vậy
mà có đến 616 cột điện bị gãy. Riêng tại Huế, có đến 408 cột điện trung
và hạ thế bị gãy, còn số cột điện bị nghiêng ngã chưa thống kê (theo lời thuật
của Hà Thanh Long, Giám Độc công ty điện lực Thừa Thiên/Huế ngày 21/9/2020 trên
báo Dân Trí online).
Nếu
có thống kê về số cây rừng hay cây trồng bị gãy, có lẽ ít hơn cột điện gãy nữa
đó.
Chỉ
một sự kiện rất nhỏ mà tôi vừa nói, khả dĩ giúp Các Anh nhận ra kết quả của 8
chữ trong bản chất của lãnh đạo Việt Cộng rồi. Vì vậy mà trong tất cả lãnh vực
sinh hoạt xã hội -nhất là trong hệ thống giáo dục- không có cấp lãnh đạo hay cấp
chỉ huy nào có kiến thức như trong chế độ dân chủ tự do cả.
Các
Anh hãy đọc một đoạn tôi trích kỳ họp Quốc Hội Việt Cộng ngày 30/5/2019,
như sau: “Quốc Hội Việt Cộng thảo luận về nội dung “Nhiều người mất niềm tin
vào hệ thống giáo dục”. Ông Nguyễn Lân Hiểu -Đoàn Đại Biểu Quốc Hội
tỉnh An Giang- phát biểu: “Trong phiên thảo luận về giáo dục, chúng ta
đã dành nhiều thời gian để bàn về triết lý giáo dục. Nhưng theo tôi, trước mắt
là chúng ta cần xây dựng một nền giáo dục không nói dối. Không nên kỳ vọng
vào một sản phẩm giáo dục hoàn hảo, nếu chúng ta chấp nhận sự dối trá ngay từ
khi các con bước vào trường”.
Xin
nhắc lại trong hội thảo về “thực trạng giáo dục học đường...” ngày
24/9/2013, Giáo Sư Trần Ngọc Thêm, Giám Đốc Trung Tâm Văn Hóa Lý Luận và
Ứng Dụng (ĐHQGTP.HCM) đã đưa ra kết quả điều tra như sau: Tỷ lệ nói dối
của học sinh cấp tiểu học là 22%, cấp trung học cơ sở là 50%, cấp
trung học phổ thông là 64%, và sinh viên đại học nói dối lên đến 80%.
Cứ
theo mức gia tăng đó, thì tôi nghĩ, khi các sinh viên tốt nghiệp và bước vào xã
hội, thì mức độ nói dối của họ sẽ là 100% giống như các cấp lãnh đạo hay các cấp
chỉ huy trong hệ thống xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.
Muốn
có một xã hội không dối trá, chỉ có cách duy nhất là phải có một chế độ dân chủ
tự do, với nền giáo dục nhân bản và khoa học thích nghi với truyền thống Việt
Nam, ngoài ra không có cách nào khác.
Kết
luận.
Các Anh hãy
nhớ rằng:
-
Không ai ăn giùm Các Anh khi Các Anh đói.
-
Không ai uống thuốc giùm Các Anh khi Các Anh bệnh.
-
Không ai đi học giùm Các Anh khi Các Anh muốn có kiến thức.
-
Không ai tập thể dục giùm Các Anh khi Các Anh muốn có một cơ thể khỏe mạnh.
-
Không ai đi làm giùm Các Anh khi Các Anh muốn có tiền lương để chi tiêu thường
ngày.
-
Không ai bước giùm Các Anh khi Các Anh muốn đi về phía trước.
-
Không ai đứng dậy giùm Các Anh khi Các Anh vấp ngã trên đường đời.
- Cũng không quốc gia nào giành
lại Quyền Làm Người giùm Các Anh, khi Các Anh và dân tộc bị chế độ độc tài tước đoạt cái quyền đó từ nửa thế
kỷ qua.
Vì
vậy, chỉ có chính chúng ta là những người Việt Nam trong nước, mà Các Anh là
lực lượng duy nhất đứng lên thì toàn dân sẽ đứng lên cùng Các Anh, trong
khi Cộng Đồng Việt Nam Chúng Tôi Tị Nạn Cộng Sản nhiều thuận lợi trong cuộc
vận động các quốc gia nơi định cư để góp sức với Các Anh và đồng bào, giật
sập chế độ độc tài + gian trá + tự cao + tham nhũng, rồi xóa bỏ mọi văn kiện ràng buộc Việt Nam vào Trung Cộng. Đó
là cơ hội duy nhất giúp toàn dân Việt Nam thoát khỏi gông cùm Việt Cộng, gông
cùm Trung Cộng, và hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu
giữa thế giới văn minh lịch sự, vừa hãnh diện trước những người ngoại quốc đến
Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn
năm trước đã lừng danh thế giới.
Từ
đó, toàn thể người Việt Nam trong nước và hải ngoại, cùng nhau vá lại mảnh
giang sơn đã rách loang lỗ, xóa tan những “vệt da beo trên da thịt quê hương”,
để khôi phục và xây dựng một nền văn hoá nhân bản, khoa học, và phát triển toàn
diện một xã hội dân chủ pháp trị mà mọi người được hưởng một cách tự nhiên những
quyền căn bản của mình.
Tôi khẳng định với Các
Anh rằng, bản thân mỗi con người là chánh,
trong khi những người chung quanh chỉ giúp chúng ta khi chúng ta cần họ. Quốc
gia cũng tương tự như vậy, chỉ có người Việt Nam đứng lên giành lại Quyền
Làm Người của mình, trong khi các quốc gia khác chỉ giúp mình khi mình cần họ,
chớ không quốc gia nào làm giùm mình cả.
Vá
Các Anh hãy nhớ rằng: “Tự Do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng
cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có Dân Chủ, không thể có sự trỗi
dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự
Do không phải là quà tặng”.
Texas, tháng 10 năm 2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire