Với Thư này, tôi tổng hợp những tin tức mà tôi thu thập được
về hồ sơ Biển Đông trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, và hồ sơ giáo dục
Việt Cộng. Mục đích của tôi là giúp Các Anh nhận rõ bản chất của nhóm lãnh đạo
Việt Cộng là độc tài + dối trá + tự cao + tham nhũng” đang thống trị quê hương
Việt Nam. Các Anh hãy nhớ rằng, lãnh đạo Việt Cộng luôn tự xưng là lãnh đạo
giai cấp bần cố nông, và họ loại trừ những giai cấp khác, nhất là giai cấp trí
thức đúng nghĩa. Vì vậy mà nền giáo dục Việt Nam từ khi họ cầm quyền đến nay, họ
chỉ đào tạo “những thế hệ thần dân để tuân phục họ”, chớ họ không đào tạo những
thế hệ công dân để xây dựng đất nước, và chống lại họ. Họ đã thành công với xã
hội Việt Nam ngày nay là một xã hội toàn dối trá, và chỉ có dối trá là sự thật
trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giết người mà không cần luật pháp là một tội
ác kinh hoàng! Nhưng, giáo dục một xã hội dối trá là tội ác kinh hoàng cao hơn
hết! Và Các Anh cũng cần tìm hiểu thêm là “tại sao lãnh đạo Việt Cộng lại tạo rối
loạn trong giáo dục từ năm học 2020-2021 này?” .......
Thứ nhất.
Hồ sơ Biển Đông.
Năm
2018, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến công du Australia và
đảo quốc New Caledonie, có nói đến chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng đó
mới là một ý tưởng chung chung.
Ngày
9/9/2020, Pháp
đã khai mạc một tổ chức đối thoại ba bên với Australia + Ấn Độ + Pháp, trong mục
đích bảo đảm một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Với hồ sơ Tân
Cương, cộng với hồ sơ Hong Kong, và hồ sơ Biển Đông, Ngoại Trưởng Pháp đã không
ngần ngại nêu đích danh Trung Cộng là một trong những mối đe dọa cho chủ nghĩa
đa phương quốc tế”.
Ngày
16/9/2020, chánh phủ Pháp bổ nhiệm tân Đại Sứ Pháp Christophe Penot tại Ấn Độ -
Thái Bình Dương, trong bối cảnh
Trung Cộng ngày càng hung hăng trong vùng này.
Ông
Christophe Penot, 65 tuổi, nhà ngoại giao được đánh giá là nhân vật hiểu biết sâu
về Trung Cộng, tiếng Trung Hoa là một trong hai ngoại ngữ vững vàng, cộng
với kinh nghiệm về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Christophe Penot từng làm việc tại tòa đại sứ Pháp ở Việt Nam vào giữa thập
niên 1980, sau đó hai lần phục vụ tại Nhật Bản trong khoảng 10 năm, tiếp theo
là Đại Sứ Pháp tại Malaysia rồi Australia. Văn
phòng của Đại Sứ phụ trách Ấn Độ - Thái Bình Dương tạm thời đặt tại Paris.
Với
quyết định trên đây, báo The Sydney Morning Herald ngày 12/10/2020 của Australia nhận
định rằng: “Sự kiện này diễn ra trong khi các quốc gia trong khu vực rất
quan tâm những hành động của Trung Cộng ngày càng gia tăng. Và đây là hành động
rõ nét nhất trong chiến lược của Pháp tại khu vực tranh chấp từ trước đến nay,
cũng là lúc mà Đức và Pháp đang thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu mạnh mẽ hơn trong
chính sách đối với Trung Cộng”.
Theo
nhật báo Ấn Độ Hindustan Times ngày 14/10/2020,
nhiều viên chức cao cấp của Pháp cho rằng:
“Sự
hiện diện của Trung Cộng tại một loạt cơ sở vừa dân sự vừa quân sự, từ cảng
Hambantota ở Sri Lanka, cảng Gwadar ở Pakistan, cho đến cảng Djibouti vùng Sừng
Châu Phi, sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh toàn vùng Ấn Độ Dương. Đó là một
trong những nguyên nhân giải thích vì sao Pháp thúc đẩy hình thành một trục
liên minh gồm ba quốc gia Pháp + Úc + Ấn,
một tổ chức mà Pháp và Châu Âu có tiếng nói, song song với nhóm bộ tứ kim cương
gồm Hoa Kỳ + Nhật Bản + Ấn Độ + Úc Đại Lợi.
“Ngoài
mục tiêu chống hành động bá quyền của Trung Cộng trong khu vực, Pháp thúc đẩy
chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương còn nhằm bảo vệ 1.500.000 công dân Pháp trên
các vùng lãnh thổ hải ngoại, và 93% của một vùng đặc quyền kinh tế với diện tích 11.000.000
cây số vuông, cũng là nơi mà 8.000 quân nhân Pháp đồn trú. Pháp đã ký một thỏa
thuận hỗ trợ Tiếp Vận Quốc Phòng với Ấn Độ hồi năm 2018, để bảo vệ lợi ích của
cả hai nước và bảo vệ trật tự căn cứ vào luật pháp”... (trích bản tin của đài RFA 16/10/2020)
1b.
ASEAN với Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ngày
20/10/2020, tại Diễn Đàn Kinh Doanh Ấn Độ - Việt Nam trực tuyến, Thứ Trưởng Bộ
Ngoại Giao Ấn Độ Riva Ganguly Das tuyên bố: “Việt Nam là trụ cột chính trong
Chính sách Hành Động hướng đông của Ấn Độ, và là một quốc gia quan trọng trong
Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vốn dựa trên các giá trị và lợi ích
chung trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, và thịnh vượng của khu vực. Sáng
kiến này là khuôn khổ hợp tác trong mục tiêu tạo ra một khu vực hàng hải an
toàn và an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Khởi đầu của
“sáng kiến” này là Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi đã trình bày trong Hội nghị
Thượng Đỉnh Đông Á năm 2019 tại Thái Lan.
Từ ý
tưởng đó thu hút Nhật Bản tham gia và trở thành thành viên góp phần thực hiện
sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong khi một số quốc gia khối ASEAN từ
lâu tranh chấp với Trung Cộng trên Biển Đông, và Việt Nam là thành viên của
ASEAN đã thúc đẩy hợp tác với Ấn Độ nhiều
lãnh vực, nhất là an ninh và quốc phòng.
Với
cương vị Chủ Tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến cao cấp từ
13 đến 15/11/2020, và đã mời 10 quốc gia bên ngoài ASEAN tham dự, là:
“Australia + Canada + Trung Cộng + Ấn Độ
+ Nhật Bản + Đại Hàn + New Zealand + Nga + Hoa Kỳ + Liên Minh Châu Âu.
Trong
hội nghị của “bộ tứ kim cương” Hoa Kỳ + Nhật Bản + Ấn Độ + Australia ngày
6/10/2020 tại Nhật Bản, các vị Bộ Trưởng đã tái khẳng định vai trò trung tâm của
ASEAN trong nỗ lực xây dựng hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. (trích
bản tin đài VOA ngày 21/10/2020)
Theo
nhà nghiên cứu David Camroux trường đại học khoa học chính trị Paris, đang dạy
tại đại học quốc gia Hà Nội, trả lời phỏng vấn của đài RFI ngày 22/10/2020, rằng:
“Năm
2013, Indonesia có nói đến Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hãy nhớ, Indonesia là quốc
gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, tự đặt mình nằm giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình
Dương, một quốc gia quần đảo giống như Philippines. Dưới thời Tổng Thống
Yudhoyono cũng như hiện này là Tổng Thống Joko Widodo, Indonesia tự cho mình là
một diễn đàn chính trị cả cho Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương. Indonesia
đã vận động rất nhiều cho Công Ước Liên
Hiệp Quốc về Luật biển. Năm 2018, bắt đầu các cuộc tham vấn với các nước thành
viên trong khối ASEAN, và được các quốc gia thành viên chấp nhận vào năm 2019.
Theo đó thì khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, ASEAN có một vị trí ở giữa”.
“Nhưng
sang năm 2020 thì vị trí này lung lay, vì cuộc bỏ phiếu trong Đại Hội Đồng Liên
Hiệp Quốc liên quan đến Hong Kong mất quyền tự do, và vấn đề Nhân Quyền ở Tân
Cương, cho thấy sự chia rẻ trong ASEAN khi Lào + Cam Bốt + Miến Điện ủng hộ
Trung Cộng”.
Vì vậy
mà trong thời gian trước mắt, ASEAN vẫn chưa thể tham gia vào tổ chức 3 quốc
gia cũng như tổ chức 4 quốc gia trên đây.
1c.
Vẫn là hồ sơ Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ngày
21/10/2020, Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận bán cho Đài Loan: 11 hệ thống hỏa tiễn
di động cao (HIMARS) model M142 + 135 hỏa tiễn phản ứng mở rộng tấn công đất liền
(SLAM-ER) model AGM-84H cùng các trang bị liên quan + 6 vỏ cảm biến gắn bên
ngoài MS-110 Recce cho phi cơ chiến đấu + các bệ phóng cơ động HIMARS sẽ bao gồm
64 hệ thống hỏa tiễn chiến thuật (ATACMS).
Ngày
22/10/2020, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết: “Ngày 23/10/2020,
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Pompeo sẽ thảo luận với đại diện Liên Minh Châu Âu Josep
Borrell về ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình
Dương. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ tin tưởng cuộc thảo luận này sẽ góp phần gắn bó thêm
giữa Hoa Kỳ với dồng minh Châu Âu về vấn đề quan trọng này”.
Tiếp theo
là từ 25 đến 30/10/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lần lượt đến thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, và Indonesia.
Ngày
25/10/2020, phát biểu trước khi phái đoàn rời Hoa Kỳ sang Ấn Độ, ông Dean Thompson, viên chức ngoại giao cao cấp
của Hoa Kỳ chuyên trách vùng Nam Á và Trung Á, khẳng định rằng: “Chúng tôi
đang nỗ lực thắt chặt bang giao với đồng minh, cùng dấn thân sâu hơn vào vùng Ấn
Độ - Thái Bình Dương, trong chiến lược bảo vệ an toàn và phát triển bền vững
trước tham vọng bành trướng của Trung Cộng trong vùng này.”
Tối
26/10/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark
Esther, đến New Dehli -thủ đô Ấn Độ- bắt đầu chuyến công du 4 quốc gia Châu Á,
là: Ấn Độ - Tích Lan - Maldives - Indonesia, với mục đích thúc đẩy hợp tác kinh
tế thương mại mạnh mẽ hơn, cũng là thúc đấy chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương
tự do và rộng mở.
Ngày
27/10/2020, Ngoại Trưởng Mike Pompeo và Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper,
họp với Ngoại Trưởng và Bộ Trưỏng Quốc Phòng Ấn Độ trong tổ chức đối thoại về các vấn đề chiến
lược và an ninh.
Kết
quả là Hoa Kỳ và Ấn Độ cùng ký một Hiệp Ước Quân Sự quan trọng về trao đổi
thông tin tình báo. Hoa Kỳ sẽ giúp Ấn Độ tấn công các mục tiêu với độ
chính xác cao. Đây là bước tiến có thể giúp Ấn Độ giành lợi thế
trong cuộc chiến biên giới căng thẳng trong nhiều tháng với Trung Cộng.
Theo
một viên chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, thì thỏa thuận này sẽ giúp Ấn Độ
theo dõi bản đồ và hình ảnh vệ tinh tối tân của Hoa Kỳ, giúp nâng cao khả năng
tấn công của vũ khí tự động, phi cơ không người lái, và hỏa tiễn.
Trong
20 năm qua, bắt đầu từ một thỏa thuận hợp pháp hóa kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ
và cho phép thúc đẩy thương mại, bang giao giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ ngày càng gắn
bó hơn. Trong thương mại, từ con số 0 mỹ
kim năm 2018, đã tăng lên đến 20 tỷ mỹ kim năm 2020. Các công ty hàng không và
sản xuất phi cơ thương mại Hoa Kỳ -Boeing và Lockheed Martin- đã nhận được nhiều
hồ sơ đặt hàng từ Ấn Độ.
Ngày
28/10/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đến Sri Lanka -Tích Lan- một quốc gia mới được
Hoa Kỳ quan tâm sau khi nước này bị Trung Cộng khống chế vì bẫy nợ rất cao, đến
mức không trả nỗi, đành phải giao một hải cảng cho Trung Cộng quản trị.
Trước
đó 2 ngày -26/10/2020- trên báo Nikkei có bài viết của Ông Brahma Chellaney,
nhà nghiên cứu chiến lược, đã nhận định về “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Cộng tại
Châu Á, như sau: “Khoảng 3 năm trước, Sri Lanka ký hợp đồng cho Trung Cộng
mướn hải cảng Hambantota, một vị trí chiến lược của vùng Ấn Độ Dương, và hơn
6.000 hecta đất chung quanh hải cảng này trong thời hạn 99 năm. Sri Lanka đồng
ý cho Trung Cộng mướn hải cảng để đổi lấy 1 tỷ 100 triệu mỹ kim, giúp Sri Lanka
giảm bớt gánh nặng nợ nần sau khi nước này vay tiền của Trung Cộng để xây dựng
hải cảng.
Trong
cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phát biểu với Ngoại Trưởng Sri Lanka rằng: “Chúng
tôi sát cánh cùng người dân Sri Lanka và thế giới, để đánh bại chủ nghĩa cực
đoan bạo lực và đưa thủ phạm ra trước công lý. Tôi tự hào rằng, Bộ Ngoại Giao
đã cung cấp hỗ trợ chống khủng bố đáng kể, để giúp Sri Lanka đưa những kẻ giết
người dân Sri Lanka và người Hoa Kỳ chúng tôi ra trước công lý. Nhà thờ Thánh
Anthony ở Kochchikade, Colombo, là một trong ba nhà thờ trở thành mục tiêu bởi những kẻ đánh bom giết người
vào ngày 21/4/2019”.
Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ họp riêng với Thủ Tướng Sri Lanka Gotabaya Rajapaska và Ngoại Trưởng
xứ này. Không có bất cứ thỏa thuận hay hợp tác quân sự nào ngoài những tuyên bố
hợp tác trong công tác phòng chống khủng bố. Khi được ngỏ ý về sự hiện diện
quân sự của Hoa Kỳ tại vùng biển Ấn Độ Dương, Thủ Tướng Sri Lanka nói rằng: “Sri
Lanka sẽ duy trì quyền tự do hàng hải trên các vùng biển, trên không, và đường
dây liên lạc cáp quang tại Ấn Độ Dương”.
Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ nói với các phóng viên rằng: “Trung Cộng là một kẻ săn mồi.
Hoa Kỳ đến với tư cách là một người bạn và là người hợp tác. Hoa Kỳ muốn phát triển
bang giao và hợp tác với Sri Lanka dựa trên các giá trị dân chủ. Một Sri Lanka
có chủ quyền mạnh mẽ, là một hợp tác chiến lược hùng cường của Hoa Kỳ trên thế
giới. Chúng tôi muốn người dân Sri Lanka có chủ quyền, và phát triển bền vững.”
Trong
khi Ngoại Trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena phát biểu: “Với tư cách là một
quốc gia có chủ quyền, tự do, độc lập, chính sách đối ngoại của Sri Lanka sẽ
trung lập, không liên kết, và thân thiện. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục bang
giao với Hoa Kỳ và với các bên khác”.
Tờ
The Diplomat nhận định: “Dù không đạt được tín hiệu hợp tác từ Sri
Lanka, nhưng các viên chức Hoa Kỳ cho rằng;
Cho dù Sri Lanka không hợp tác đi nữa, thì theo thời gian, bang giao giữa Sri
Lanka với Trung Cộng trở nên xấu đi trong tương lai, vì “bẫy nợ” là hành động xấu
xa của Trung Cộng”.
Sau
Sri Lanka, Ngoại Trưỏng Hoa Kỳ đến thăm đảo quốc Maldives.
Đảo
quốc Maldives nằm trên Ấn Độ Dương, cũng đảo quốc đã nhận rất nhiều khoản đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ Trung Cộng, nhưng sau khi Tổng Thống Ibrahim
Mohamed Salih nhận chức hồi năm 2018, thì đảo quốc này cố gắng thoát khỏi sự ảnh
hưởng của Trung Cộng.
Tháng
9/2020 vừa qua, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và Bộ Quốc Phòng Maldives đã ký kết bộ
khung hợp tác giữa hai Bộ, về an ninh và quốc phòng giữa 2 nước. Trong chuyến
thăm lần này, Ngoại Trưởng Mike Pompeo
tuyên bố rằng: “Hoa Kỳ và Maldives, sẽ hợp tác sâu rộng hơn nữa trong bang
giao giữa hai nước. Hoa Kỳ sẽ mở tòa đại sứ tại Maldives với vị Đại Sứ thường
trú tại thủ đô Male”.
Ngày
29/10/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đến Indonesia và họp với Ngoại Trưởng quốc gia
này. Chiều tối cùng ngày, trước khi rời Indonesia, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ tuyên bố
rằng: “Hoa Kỳ rất ủng hộ cách thức
Indonesia
ngăn chặn
sự xâm phạm trái phép của Trung Cộng vào quần đảo Natuna. Hoa Kỳ và Indonesia sẽ
tìm ra cách thức hợp tác mới tại khu vực Biển Đông, để tiếp tục ngăn chặn sự
bành trướng của Trung Cộng tại khu vực này”.
Chuyến
công du này, cũng là một thông điệp mạnh mẽ của Hoa Kỳ gởi đến Trung Cộng.
Trong
bản tin đài RFA ngày 28/10/2020, có đoạn như sau: “... Trong số các quốc gia
Đông Nam Á, thì Indonesia luôn là quốc gia mà Hoa Kỳ rất quan tâm vì vị thế
chính trị cũng như thực lực cùa quốc gia này. Indonesia luôn là “anh cả” của
khu vực Đông Nam Á và khối ASEAN, trong khi Việt Nam là vị trí chiến lược đối
với Biển Đông mà Hoa Kỳ cũng rất quan tâm”.
Cuối
cùng của chuyến công du Châu Á là Việt
Nam, dù không có trong chương trình lúc đầu.
Nhận
lời mời của Ngoại Trưởng Việt Cộng Phạm Bình Minh, tối 29/10/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đến Hà Nội.
Sáng
30/10/2020, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ.
Trước đó, Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đã đón và hội đàm với Ngoại Trưởng
Hoa Kỳ.
Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ nói với Thủ tướng Việt Cộng rằng: “Chúng tôi vô cùng tôn trọng
nhân dân Việt Nam và chủ quyền của đất nước các bạn. Chúng tôi mong muốn tiếp tục
làm việc cùng nhau để xây dựng mối bang giao của chúng tôi nhằm làm cho khu vực
Đông Nam Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được an toàn, hòa bình, và thịnh vượng".
Các
Anh để ý một chút sẽ nhận là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ chỉ nói đến người dân Việt
Nam, mà không một lời nào nói đến lãnh đạo Việt Cộng.
Thứ
hai. Nội bộ Việt Cộng.
Nhìn vào bộ sách
giáo khoa lớp 1 từ năm học 2020-2021.
Năm 2019, Bộ Giáo
Dục & Đào Tạo công bố quyết định thành lập 9 Hội Đồng Quốc Gia Thẩm Định
Sách Giáo Khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 biên soạn.
ầĐửằầếệầếđểđưữ
Trong đó, Hội Đồng
Thẩm Định Sách Giáo Khoa môn tiếng Việt gồm 15 thành viên., do Giáo Sư Trần
Đình Sử làm Chủ Tịch. Tổng Chủ Biên là Giáo Sư Mai Ngọc Chừ. Và 13 thành viên,
gồm: Thư Ký Hội Đồng là chuyên viên Vụ Giáo Dục Tiểu Học + Giảng viên trường đại
học sư phạm + Trưởng phòng giáo dục cấp huyện + Hiệu trưởng một số trường tiểu
học + 5 Giáo Viên lớp 1. (Giáo
Sư Trần Đình Sử)
Ngày 22/11/2019,
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo họp báo công bố quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp
1 và bắt đầu áp dụng từ năm học 2020-2021, sau khi được Hội Đồng Thẩm Định thông
qua.
Theo lời Nguyễn
Xuân Thành, Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo Dục Trung Học, thì: “Theo nguyên tắc, sách
giáo khoa khi được Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo phê duyệt, đều được áp dụng
trong nhà trường. Sau đó, lãnh đạo cấp tỉnh và thành phố thành lập Hội Đồng Chọn
Sách để dạy tại địa phương. Học sinh trên toàn quốc sử dụng một bộ sách
giáo khoa và một số sách Công Nghệ Giáo Dục ếệớềềđđ
tiểu học của
Giáo Sư Hồ Ngọc Đại”.
Năm bộ sách này
do 5 nhóm biên soạn gồm 32 tập của 8 môn học, và mỗi nhóm từ 2 Giáo Sư đến 10
Giáo Sư biên soạn. Trong thư này, tôi chỉ nói đến môn học Tiếng Việt vì sách
giáo khoa môn mọc này đang gây xôn xao trong giới phụ huynh cũng như giới Giáo
Viên lớp 1. Tổng Chủ Biên của 5 bộ sách môn học Tiếng Việt, là:
- Bùi Mạnh Hùng
và 9 thành viên phụ trách bộ sách Chân Trời Sáng Tạo.
- Bùi Mạnh Hùng
và 8 thành viên phụ trách bộ sách Cùng Học Để Phát Triển Năng Lực. (không rõ
Bùi Mạnh Hùng là 1 người hay 2 người)
- Nguyễn Thị Hạnh
và 5 thành viên phụ trách bộ sách Vì Sự Bình Đẳng Và Dân Chủ Trong Giáo Dục.
- Đỗ Việt Hùng
và 3 thành viên phụ trách bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.
- Nguyễn Minh
Thuyết và 6 thành viên phụ trách bộ sách Cánh Diều.
Theo bản tin của
VNExpress online ngày 13/10/2020, sách giáo khoa lớp 1 gồm 5 bộ, và mỗi bộ có 9
tập hay 10 tập. Trong số đó, 4 bộ do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam ấn hành và
Bộ Tài Chánh ấn định giá 199.000 đồng một
bộ, và bộ sách thứ 5 có tên là “Cánh Diều” do công ty VEPIC phối hợp với Nhà Xuất
Bản Đại Học Sư Phạm và Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm Sàigòn biên soạn do Giáo Sư
Nguyễn Minh Thuyết là Tổng Chủ Biên, và Bộ Tài Chánh ấn định giá bán 215.00 đồng
một bộ.
Tác hại của các
bộ sách giáo dục này.
Sau tháng học đầu
tiên, dư luận xã hội chỉ trích rất nhiều -nhất là bộ sách Cánh Diều- vì quá nhiều
chữ mà ngay cả Giáo Viên cũng rất khó giải thích cho học sinh hiểu.
ềạớủề
Cô Hà My, đã 12
năm dạy lớp 1 tại Hà Nội, nhận định vắn tắt rằng: “Với chương trình Tiếng Việt
lớp 1 hiện nay, trẻ chưa học xong chữ này đã vội vàng sang chữ kia”.
Một số phụ huynh
đã đem sách giáo khoa đến Quốc Hội trình bày với các Đại Biểu, và nói rằng: “Là
phụ huynh có con mới vào học lớp 1, chúng tôi và nhiều phụ huynh hàng xóm đều
chê sách giáo khoa Tiếng Việt thậm tệ, và ước muốn con chúng tôi được học giống
như ngày xưa, vì sách giáo khoa gọi là mới nhưng đang kéo lùi giáo dục Việt Nam
về mấy chục năm trước. Và xin quý vị Đại Biểu giúp giải quyết”.
Ngày 12/10/2020,
Giáo Sư Trần Đình Sử -Chủ Tịch Hội Đồng Thẩm Định- mong muốn phụ huynh hãy bình
tĩnh và tin tưởng vào Giáo Viên cũng như tin tưởng nền giáo dục, kết quả của
chương trình sẽ được trả lời trong cuối năm học.
Ngày
15/10/2020, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo gởi bản tin cho báo chí biết: “Bộ đã
chỉ thị cho Hội Đồng Thẩm Định Sách Giáo Khoa Tiếng Việt, “rà soát” sách Tiếng
Việt lớp 1 và báo cáo lên Bộ trước ngày 17/10/2020”. (tức là phải báo cáo
ngay sau ngày nhận chỉ thị)
Tổng Chủ Biên
trong Hội Đồng Thẩm Định là Giáo Sư Mai Ngọc Chừ, giải thích:
“Hội Đồng
cũng đã khuyến cáo nhóm tác giả thay bằng những chữ hay nhóm chữ mà tuổi trẻ lớp
1 dễ tiếp nhận, điều này có nghĩa Hội Đồng đã khuyến cáo, cũng có biên bản và
chỉnh sửa, nhưng vì quan niệm của mỗi người có thể khác nhau.
“Có người cho
rằng những nội dung này dạy trẻ em lừa lọc, nhưng quan điểm của nhóm tác giả
cho là dạy trẻ biết những người lừa lọc hay lười biếng là đúng. Giáo Viên khi dạy
sẽ rút ra bài học, dạy các em sống chân thật, chăm chỉ. Vậy là những gì sai, Hội
Đồng đã yêu cầu chỉnh sửa, nhưng cũng có những cái phù hợp mà Hội Đồng phải tôn
trọng ý kiến của tác giả”.
Trong khi Tiến
Sĩ Lê Thống Nhất, căn cứ Điều 32 trong Luật Giáo Dục qui định: “Toàn bộ nội
dung và phẫm chất sách giáo khoa mới sẽ do Hội Đồng Thẩm Định Sách Giáo Khoa chịu
trách nhiệm”. Vì Hội Đồng đã thẩm định, tức là chấp nhận nội dung do tác giả
biên soạn, thì tác giả đâu có trách nhiệm gì nữa. (trích trong VTC News
13/10/2020)
Các Anh có thấy
lạ không?
Tại sao phải 5 bộ
sách Tiếng Việt mà không phải 1 bộ thống nhất bài học trên toàn quốc? Giúp các
địa phương không cần thành lập Hội Đồng Chọn Sách, rồi đến các trường chọn
sách, vừa mất thời gian của Giáo Viên cũng như các phụ huynh, vừa tốn công sức
đi lại.
Tại sao mỗi địa
phương chọn một bộ, lại cộng thêm một số sách “công nghệ giáo dục” của ông Hồ
Ngọc Đại để dạy? Mà sách của ông Đại với cách dạy lạ lùng chưa từng thấy trong
lịch sử giáo dục Việt Nam. Trường hợp học sinh A đang học bộ sách tiếng Việt
“Chân Trời Sáng Tạo” chẳng hạn, rồi theo cha mẹ dọn sang tỉnh khác trong khi tỉnh
này dạy học sinh lớp 1 với bộ sách “Cánh Diều”, thì làm sao em A học tiếp được?
Tại sao từ sau hội
nghị Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên (Trung Cộng) tháng 9/1990, bao nhiêu hành động của
lãnh đạo Việt Cộng gây thiệt hại quan trọng đối với tổ quốc và dân tộc Việt
Nam, nhất là chính sách giáo dục đã biến xã hội Việt Nam vô cảm như ngày nay,
điển hình là:
- Ngày
30/12/1999 tại Bắc Kinh, lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung cộng đã ký Hiệp Ước
biên giới trên bộ, và ông Nông Đức Mạnh với tư cách Chủ Tịch Quốc Hội đã phê
chuẩn ngày 9/6/2000. Theo đó, biên giới Việt Nam mất 789 cây số vuông vào tay
Trung Cộng, bao gồm Ải Nam Quan và 3/4 thác Bản Giốc.
Ngày 25/12/1999,
Chủ Tịch nhà nước Trần Đức Lương sang Trung Cộng với danh nghĩa thăm viếng thiện
chí, nhưng thật sự là ký Hiệp Ước bán biên giới trên vịnh Bắc Việt với lãnh đạo
Trung Cộng tại Bắc Kinh. Việt Nam bị mất 11.362 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt”.
Tháng 11/2007,
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết Định số 167/2007, về thăm dò khai
thác quặng Bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến
năm 2015, xét đến năm 2025, và giao cho Tập Đoàn Than & Khoáng Sản quốc
doanh Việt Nam thực hiện. Tập đoàn này dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco của
Trung Cộng khai thác.
Ngày 27/3/2009,
Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công Ty Năng Lượng Sông Hồng thuộc Tập Đoàn
Khai Thác Than & Khoáng Sản, được mời đến văn phòng trung ương đảng dự buổi
tọa đàm. Sau đó, trong thư gởi Bộ Chính Trị, ông Sơn viết: “Lựa chọn nhà thầu
Trung quốc là một sai lầm... Tôi có thể khẳng định, nếu đấu thầu một cách minh
bạch, đúng luật, thì không một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong
bất cứ dự án Bauxite nào”. (trích báo Tuổi Trẻ online)
Ngày
3/4/2009 (Đối thoại online). Thiếu Tướng Công An Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng
Viện Chiến Lược & Khoa Học Bộ Công An, phân tách về địa thế của Tây Nguyên
như sau: “Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với
cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất
rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri, sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm,
và họ đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-tô-pơ, tỉnh cực Nam của Lào,
giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu
họa khôn lường đối với an ninh quốc gia.
Theo
BBC online ngày 26/8/2010, “Bộ Công Thương đưa ra con số vào tháng 7/2009,
theo đó đã có 30 doanh nghiệp Trung Quốc
đang tham gia tổng thầu EPC trong 41 dự án ở Việt Nam. Tất cả 41 dự án này là
kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên
quốc gia hoặc an ninh hay năng lượng”.
Trang
Bauxite online ngày 26/9/2010, ông Dương Danh Hy, cựu Tổng Lãnh Sự Việt
Nam tại Trung Cộng, nhắc đến bài báo trích đăng của Giáo sư Bùi Huy Hùng, Viện
Khoa Học Năng Lượng, nhận định rằng: “Việc
hiện nay có đến 90% dự án nhiệt điện hiện nay do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới
sự phụ thuộc có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra vì khi đó
chúng ta có cái gì làm đối trọng”.
Ngày
20/6/2011, theo bản tin từ báo Thanh Niên thì cuộc chiến biển người kiểu mới
đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam chúng ta: “Đó là lao động phổ thông
Trung Quốc tràn ngập Việt Nam. Điều bi thảm là trong các Phố Tàu mới mọc lên tại
VN, thí dụ như tại Hải Phòng và Quảng Ninh, nhiều nơi chỉ dựng lên bảng tiếng
Hoa, không sử dụng tiếng Việt, làm người dân Việt tự cảm thấy thân phận mình y
hệt như dân Tây Tạng bị dân Hán tộc vào lấn ép”.
Ngày
16/8/2011, nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên Tập của vài tờ báo trong nước:
“ Hiện nay độc lập dân tộc đang đứng trước sự đe dọa của ngoại bang còn nguy
hiểm hơn những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám. Bởi vì giặc ngoại xâm ngày nay, được
nối giáo bởi giặc nội xâm ngụy trang bằng mặt nạ đồng chí.... Vì sao 90% các
công trình công nghiệp đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, hàng chục
vạn lao động cơ bắp của Trung Quốc theo
chân các công trình do họ trúng thầu rải từ Bắc vào Nam mà không có biện pháp
ngăn chặn?
Ngày
17/8/2011, trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ Tịch Tổng Giám đốc
Investconsult Group trong bài “Chuyên gia nói về người Trung Hoa thuê đất”,
hiện tượng này là một sự tranh giành không gian sống. Không những thế, đó là một
hệ thống các hành vi trong âm mưu của họ”...
Ngày
31/8/2011, trên trang Bauxite online ngày 31/8/2011. Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận định:
“Bằng chiêu bài“ hợp tác khai thác bô-xit”, đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở
một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê
300.000 mẫu tây đất rừng đầu nguồn với các “đồng chí” của họ tại các địa
phương trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô
cùng nguy hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ quốc của Việt
Nam khi bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy
nhung nhúc gồm trên 1,3 triệu người lao động Trung Cộng, gồm những tráng đinh
chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bọn chúng được các“ đồng
chí” sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt Nam đã tạo ra một đạo quân dự bị
khổng lồ, cầm súng bắn được ngay, đang mai phục khắp đất nước này. Một nguy cơ
đang rập rình chờ đợi và người dân Việt -những ai còn tỉnh táo- đành sống trong
muôn nỗi phập phồng!”
Trang
Bauxite online ngày 19/9/2011. Ông Lê Hiếu Đằng tại Sài Gòn đã cảnh báo rằng: “Ngay
vấn đề lao động Trung Quốc hiện nay sang đây không phép, tôi nghĩ là không phải
bộ máy cầm quyền Việt Nam không biết, nhưng tại sao lại để tình trạng như vậy?
Sẽ có những cái làng Trung Quốc, những vùng Trung Quốc mà người Việt Nam không
thể vào được. Đó là những nhân viên dân sự hay là quân sự? Ai mà biết họ đang
làm gì trong đó! Thì vấn đề đấy không phải là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề
an ninh chính trị, vấn đề quốc phòng, mà chúng ta lại lơi lỏng. Điều này rất là
nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.
Gần nhất là
Tổng Bí Thư Việt
Cộng Nguyễn Phú Trọng hướng dẫn phái đoàn sang thăm Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận
Bình, từ ngày 12 đến 15/1/2017. Chiều ngày 12/1/2017, hai Tổng Bí Thư Việt –
Trung hội đàm tại đại lễ đường nhân dân. Và ngay trong hội đàm này, Tổng Bí Thư
Việt Cộng đã ký 15 văn kiện, mà hai Tổng Bì Thư gọi là những văn hợp tác giữa
hai đảng, giữa hai nước cộng sản anh em. Tham khảo và trích dẫn bài viết của
Dân Làm Báo trong nước, căn cứ những sự kiện gọi là “hợp tác song phương” từ
lâu nay, thì 15 bản văn cam kết này đồng nghĩa với “hợp tác một chiều” mà Nguyễn
Phú Trọng đã ký với Tập Cận Bình. Dưới đây là 9 trong số 15 văn kiện rất có thể
là liên quan đến vấn đề sáp nhập vào Trung Cộng, như sau:
1. “Thỏa thuận
hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa lãnh đạo Việt Cộng với lãnh đạo Trung Cộng”.
Sẽ không bao giờ có chuyện
"hợp tác song phương”, mà phải hiểu là “chỉ có hợp tác một chiều”. Liệu có
phải Trung Cộng chuẩn bị nhân sự cho cuộc sáp nhập êm thắm không?.
2. “Bản ghi
nhớ hợp tác giữa Ban Kinh Tế trung ương Việt Cộng với TrungTâm Nghiên Cứu Phát
Triển Quốc Vụ Viện Trung Cộng”. Có nghĩa là Việt Nam phải ghi nhớ mọi
hoạch định kinh tế của lãnh đạo Việt Cộng, sẽ là một phần trong toàn bộ kế hoạch
phát triển kinh tế của Trung Cộng. Liệu có phải những kế hoạch kinh tế của Việt
Cộng từng bước đi vào kế hoạch của Trung Cộng chăng?
4. ”Công thư
trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai -
Hà Nội - Hải Phòng”. Khi
một dự án nằm trong lãnh thổ Việt Nam được đưa vào "văn kiện hợp
tác", liệu có phải Trung Cộng đang biến lãnh thổ Việt Nam từng bước trở
thành lãnh thổ Trung Cộng chăng?.
5. “Tuyên bố
tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc Phòng Việt Cộng với Bộ Quốc
Phòng Trung Cộng đến năm 2025” . Phải chăng, hai Bộ Quốc Phòng chỉ là một, trên một
lãnh thổ?
6. “Hiệp định
khung hợp tác cửa biên giới đất liền giữa Bộ Quốc Phòng Việt Cộng và Tổng Cục Hải
Quan Trung Cộng”. Quan
thuế cũng theo kế hoạch chung do Trung Cộng lãnh đạo?
9. “Kế hoạch hợp
tác du lịch Việt Nam-Trung Hoa giai đoạn 2017-2019” . Liệu đây có phải là “tập dượt” cho những bước để
người Việt Nam và người Tàu quen dần với văn hóa Tàu ngang ngược, thô lổ sơ
khai, dần theo thời gian sáp nhập vào nước Tàu chăng?
10. “Thỏa thuận
hợp tác giữa nhà xuất bản Sự Thật của Việt Cộng với nhà xuất bản Nhân Dân của
Trung Cộng giai đoạn 2017-2021” . Đây là cách để biến nhà xuất bản Sự Thật tại Hà Nội
sẽ xuất bản theo lệnh của Bắc Kinh.
11. “Bản ghi
nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam -
sức lôi cuốn của Trung Hoa” giữa đài truyền hình Việt Cộng và đài truyền hình
Trung Cộng. Sự hợp tác được hiểu là một chiều như sự hợp tác của nhà xuất bản
vậy.
12. “Thỏa thuận
hợp tác giữa Đài Phát Thanh trung ương của Việt Cộng và Đài Phát Thanh trung
ương của Trung Cộng”.Sự hợp
tác về phát thanh, cũng trong trường hợp hợp tác về truyền hình..
Các văn kiện 10,
11, và 12 trên đây cho phép nhận định rằng, phim ảnh + sách báo + phát thanh +
phát hình, bên ngoài là hai quốc gia cộng sản, nhưng nội dung là của Trung Cộng.
Các Anh thử tìm hiểu trong các Bộ các cơ quan của nhà nước mà ô ng Trọng ký kết
gọi là hợp tác với Trung Cộng, xem có người cán bộ viên chức nào mặc áo quần giống
Việt Nam mà không nói được tiếng Việt Nam, thì họ là Trung Cộng đó.
Các Anh cũng cần
đọc kỹ 9 nội dung trên đây và dành thì giờ suy nghĩ, vì theo tôi là rất quan trọng.
Trước 9 nội dung này, đầu năm 2016 bắt đầu cấp thẻ Chứng Minh Nhân Dân 12 số
cho người dân tại Sài Gòn và Hà Nội, tôi tin là Các Anh sẽ không khó để nhận
ra, nó là một chuỗi sự kiện -dĩ nhiên là còn nhiều nữa- trong kế hoạch từng bước
theo thời gian đưa Việt Nam sáp nhập vào nước Tàu. Chữ “từng bước” không phải
tôi nghĩ ra đâu nhé, mà là tôi trích nguyên văn đoạn cuối trong Biên Bản Thành
Đô ngày 4/9/1990, là: “... Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị
nói trên, cho Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng cộng sản Việt
Nam giải quyết các bước tiến hành êm thắm cho việc gia nhập
đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Rồi năm học
2020-2021, học trò lớp 1 bắt đầu học sách gần như hỗn loạn chữ nghĩa chưa từng
thấy, cộng với cách dạy và học của ông Hồ Ngọc Đại cũng không giống ai hết.
Liệu, khi người
dân từ hoang mang đến rối loạn trong suy nghĩ, bỗng dưng lãnh đạo Việt Cộng ra
lệnh áp dụng chính sách giáo dục thống nhất, nhưng là thống nhất theo Trung Cộng
chăng?
Và
phải chăng, tất cả những hành
động tệ hại của các nhóm lãnh đạo Việt Cộng đã và đang thực hiện những gì mà
trang Wikileaks khẳng định theo những nội dung
trong số 3.100 bức điện đánh đi, từ cơ quan ngoại
giao Hoa Kỳ tại Hà Nội và Sài Gòn gởi về chính
phủ Hoa Kỳ. Tài liệu này có đoạn ghi rõ:
“....
Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, đảng CSVN
và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa
hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn
có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ
Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ, và Việt Nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn
sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế “khu tự
trị” trực thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành
cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề
nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong 30 năm (1990-2020) để đảng cộng
sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia
đình các dân tộc Trung Quốc”.
Kết luận.
Tôi giúp Các Anh
hiểu rằng, lãnh đạo Việt Cộng “đã thành công” trong mục tiêu đào tạo con người
mới theo văn hóa mới xã hội chủ nghĩa để tuân phục họ, mà họ thực hiện ngay sau ngày 30 tháng 4 năm
1975, ngày mà Việt Cộng nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam, rồi dâng công với cộng sản
quốc tế là Nga Sô, sau đó là Trung Cộng, mà Tổng Bí Thư Việt Cộng Lê Duẫn đã
nói rằng: “Ta đánh đây là đánh cho Nga Sô, đánh cho Trung Quốc”, vậy mà
họ nói với Các Anh là “giải phóng”. Đúng không?
Chiến tranh Việt
Nam 1954-1975 do lãnh đạo Việt Cộng thi hành lệnh của Cộng Sản Quốc Tế Nga Sô,
đã đẩy hằng chục triệu người Việt Nam vào cõi chết, là những con số thật kinh
hoàng! Nhưng, còn kinh hoàng hơn nữa, đó là tội àc về giáo dục xã hội chủ nghĩa
mà tôi gọi là “giáo dục Việt Cộng”. Nó
khác với thứ vũ khí giết người chết ngay tại chỗ trong chớp mắt, nó là
thứ vũ khí vô hình của tội ác, thứ tội ác mà ông hồ chí minh -tôi không viết
hoa- mang về áp dụng tại Việt Nam sau khi học trường đại học Đông Phương năm
1923 ở bên Nga. Đúng không?
“Giáo dục xã hội
chủ nghĩa Việt Cộng”. Nó là thứ vũ khí đục khoét dần trái tim người Việt Nam đến
mức loại trừ lòng nhân ái, và thay vào đó bằng sự vô cảm. Nó đục khoét dần khối
óc người Việt Nam đến mức loại trừ ý tưởng phục vụ người dân, để tuân phục nhóm
lãnh đạo Việt Cộng. Nó đục khoét dần tâm hồn người Việt Nam, và biến thành tâm
hồn dối trá của Việt Cộng, lại thêm lòng tham vô tận nữa. Đúng không?
Tôi không muốn
Các Anh phải tin tôi ngay, mà Các Anh hãy bình tâm kiểm chứng trong thực tế về
những gì mà tôi nói, xem có đúng sự thật hay không nhé.
Các Anh hãy thử
hình dung rằng: “Nếu ngày mai này, chế độ Việt Cộng tại Việt Nam sụp đổ hoàn
toàn, nhóm lãnh đạo lâm thời chủ trương dân chủ tự do lên cầm quyền sẽ cần thời
gian 2 năm, 3 năm, thậm chí là 5 năm là ổn định xã hội, nhưng phải 20 năm, 30
năm, 40 năm, thậm chí là phải 50 năm (= 2 thế hệ), mới khôi phục được nếp sống
văn hóa nhân bản và khoa học trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam. Vì vậy
mà tôi nhận định rằng: “Giáo dục xã hội chủ nghĩa do các nhóm lãnh đạo Việt Cộng
chủ trương và thực hiện, là tội ác kinh hoàng hơn tất cả tội ác kinh hoàng khác
gộp lại đối với dân tộc Việt Nam hơn 70 năm qua!”
Vì vậy mà ngày
nào còn chế độ cộng sản độc tài toàn trị trên quê hương, thì ngày ấy xã hội Việt
Nam vẫn tiếp tục lún xuống tận đáy của suy đồi băng hoại. Cách duy nhất là phải
triệt tiêu chế độ cộng sản Việt Nam, thì toàn dân Việt Nam -trong nước và hải
ngoại- mới có cơ hội cùng nhau xây dựng một chế độ phục vụ nguyện vọng người
dân, từ đó khôi phục và phát triển quốc gia trên nền tảng văn hóa văn minh truyền
thống dân tộc, thích ứng với phát triển khoa học kỹ thuật thế giới.
Không một quốc
gia nào đến Việt Nam diệt chế độ Việt Cộng độc tài giùm cho Việt Nam mình đâu
Các Anh à, mà họ chỉ trợ giúp Việt Nam mình để thực hiện trách nhiệm cao cả đó.
Vậy, Các Anh hãy
sẳn sàng, Trung Cộng đang trên đà suy yếu và rất đơn độc, trong khi các quốc
gia phát triển đang từng bước tách rời Trung Cộng vì sau thảm họa Covid 19 họ
đã nhận ra bản chất quốc gia cộng sản rộng lớn này. Khi cơ hội chợt đến là ngay
lập tức đứng lên, toàn dân sẽ đứng cạnh Các Anh, cùng Các Anh làm nên lịch sử bằng cách triệt
hạ chế độ cộng sản độc đảng, độc quyền, độc tài, độc đoán, và độc ác nhất suốt
dòng lịch sử Việt Nam oai hùng từ khi lập quốc hơn 4.000 năm trước.
Từ đó, mọi người Việt Nam trong nước và hải ngoại,
cùng nhau vá lại mảnh giang sơn đã "rách loang lỗ" bởi những Hiệp Ước
của Việt Cộng giao đất giao biển cho Trung Cộng, xóa tan những “vệt da beo trên
da thịt quê hương” mà hiện nay là những làng mạc có công nhân hay quân lính
Trung Cộng mà người Việt bị cấm vào. Từ đó, xây dựng một nền văn hoá nhân bản,
khoa học, và phát triển một xã hội dân chủ pháp trị mà mọi người được hưởng một
cách tự nhiên những quyền căn bản của mình.
Tôi vững tin rằng,
bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những
Người cựu Lính Chúng Tôi- vẫn hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào làm
nên lịch sử.
Và Các Anh đừng
bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh
vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền
vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
* Phạm Bá Hoa
Texas, tháng 11năm 2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire