Xin ghi chú: ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH của CỘNG QUÂN là những toán quân có nhiệm vụ quan sát, theo dỏi các mục tiêu, vị trí đóng quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rồi báo cáo cho các đơn vị PHÁO BINH của Cộng Quân thực hiện các CUỘC PHÁO KÍCH, các TRẬN ĐỊA PHÁO vào các VỊ TRÍ QUÂN SỰ của QL/VNCH. Các toán quân nầy thường được ngụy trang, bố trí trên các ngọn cây, đồi núi ở quanh các Căn Cứ Quân Sự, các Vị Trí Đóng Quân của QL/VNCH, hoạt động ngày, đêm 24 giờ trên 24 giờ. Còn PHÁO BINH của Cộng Quân thì được bảo vệ bởi các LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG để chống lại các cuộc OANH KÍCH, NÉM BOM của KHÔNG LỰC VNCH. Cộng Quân luôn luôn áp dụng " TAM THỨC ĐỒNG HÀNH " tức là PHÁO BINH, ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH và PHÒNG KHÔNG, hổ trợ cho chiến thuật " TIỀN PHÁO HẬU XUNG và CÔNG ĐỒN ĐẢ VIỆN ". ).
- Trong cuộc tấn công, cưỡng
chiếm và xâm lăng miền Nam Việt Nam (VNCH), Cộng Sản Bắc Việt đã dùng mọi thủ
đoạn gian xảo, dã man, tàn ác ... bất chấp và hoàn toàn không bao giờ tôn trọng
các thỏa thuận, hiệp định và các quy định quốc tế đã ký kết.
- Cộng Sản Bắc Việt đã
thành lập các tổ chức tay sai trá hình mang tên MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN
NAM và CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM, cùng các tổ chức
tay sai NẰM VÙNG đội lớp Tôn Giáo, Ký Giả, Sinh Viên ... và những tên tay sai nằm
vùng nầy đã LẶN SÂU, TRÈO CAO trong mọi lãnh vực, mọi cơ cấu của chính quyền và
quân đội của VNCH.
- Quân Cộng Sản Bắc Việt
đã công khai xâm nhập người và vũ khí từ miền Bắc qua ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH, dọc
theo biên giới Việt, Miên, Lào vào miền Nam Việt Nam cho cuộc chiến xâm lăng
... quân Cộng Sản Bắc Việt đã trú đóng, ẩn náo với các đại đơn vị trên lãnh thổ
hai quốc gia Lào và Cao Miên ... và còn đưa những vũ khí chiến cụ tối tân, hạng
nặng (đặc biệt là Pháo Binh và Chiến Xa) do ĐẾ QUỐC LIÊN SÔ và TRUNG CỘNG ồ ạt
viện trợ bằng KHÔNG VẬN và HẢI VẬN và lãnh thổ quốc gia Cao Miên. (Tổng Bí Thư
Lê Duẩn của Cộng Sản Bắc Việt đã từng tuyên bố : TA ĐÁNH MỸ, ĐÁNH NGỤY LÀ ĐÁNH
CHO LIÊN SÔ, CHO TRUNG QUỐC. Lời tuyên bố nầy đã nói lên BẢN CHẤT TAY SAI của CỘNG
SẢN BẮC VIỆT đối với ĐẾ QUỐC LIÊN SÔ và TRUNG QUỐC).
- Miền Nam Việt Nam,
chính quyền VNCH ... Quân, Dân, Cán Chính VNCH đã TỰ VỆ CHIẾN ĐẤU chống lại cuộc
xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt và tay sai trong một cuộc chiến cực kỳ gian nan
nguy khốn ... vừa chiến đấu trên chiến trường, vừa phải bảo vệ lãnh thổ, dân
chúng, bảo vệ các công thự, cơ quan hành chánh của quốc gia, vừa phải xây dựng
kinh tế, văn hóa, xã hội ... với muôn ngàn khó khăn chồng chất trong trách nhiệm
BẢO QUỐC AN DÂN.
- Hậu phương thì hỗn loạn,
xáo trộn bị phá hoại bởi bọn Cộng Sản tay sai nằm vùng, trong khi đó, trên kháp
các chiến trường thì Cộng Quân gia tăng quân số tối đa (kể cả các LỰC LƯỢNG CHỦ
LỰC MIỀN và DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG) với những vũ khí tối tân hiện đại, nhất là các
lực lượng PHÁO BINH, PHÒNG KHÔNG và ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH ... rồi tập trung
các đơn vị thật đông, thật hùng hậu tấn công ngay vào các Cứ Điểm Quân Sự, các
Đơn Vị Quân Sự lẻ tẻ, cố định, hạn chế ít quân của QL/VNCH (vì nhu cầu bảo vệ
lãnh thổ và dân chúng). Cộng Quân áp dụng chiến thuật Tiền Pháo Hậu Xung và
Công Đồn Đả Viện để tấn công và đè bẹp các đơn vị quân sự nhỏ bé của QL/VNCH
... xong mục tiêu nầy, Cộng Quân lại tập trung quân tiếp tục tấn công vào những
đơn vị nhỏ bé kế tiếp của QL/VNCH như những vết dầu loang.
- Cuộc chiến tại miền Nam
Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt với những trận đánh lớn trên khắp lãnh thổ
... Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, rồi sau Hiệp Định Ba-Lê (27.01.1973) và đặc biệt
vào thời điểm Cuối Năm 1974 và Đầu Năm 1975, Cộng Quân đã triệt để áp dụng chiến
thuật " Tập trung quân số thật đông đảo, hùng hậu với những vũ khí tối tân hiện đại, nhất là PHÁO BINH HẠNG
NẶNG cùng PHÒNG KHÔNG, ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH rồi tấn công vào các đơn vị quân
sự cố định, lẻ tẻ ít quân của QL/VNCH theo chiến thuật TIỀN PHÁO HẬU XUNG và
CÔNG ĐỒN ĐẢ VIỆN ... Các đơn vị của QL/VNCH thì phải trải rộng trên toàn lãnh
thổ quá rộng lớn của VNCH, nhất là Vùng 2 Chiến Thuật, Quân Đoàn 2, Quân Khu 2
... đã anh dũng kiên cường chống lại NHỮNG TRẬN ĐỊA PHÁO và TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI
NHIỀU ĐỢT với QUÂN SỐ ĐÔNG GẤP NHIỀU LẦN so với quân trú phòng ... Cuối cùng, một
số đơn vị của QL/VNCH phải co cụm, rút lui và DI TẢN CHIẾN THUẬT trong hỗn loạn
và bị thiệt hại nặng nề ".
- Những THẮNG hoặc BẠI của
những TRẬN ĐÁNH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG sẽ là NHỮNG QUYẾT ĐỊNH SAU CÙNG cho một CHIẾN
THẮNG TOÀN DIỆN của đôi bên : " Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một minh chứng
cho những cuộc lui binh, co cụm, thiệt hại và THẤT TRẬN TRONG OAN KHIÊN, NGHIỆT
NGÃ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ... ".
Kính thưa quý vị và quý
chiến hữu.
Chúng tôi là những người
Lính ở các đơn vị chiến đấu, có mặt trực tiếp trên chiến trường, bài viết nầy
chúng tôi hoàn toàn không đề cập đến khía cạnh CHÍNH TRỊ mà chúng tôi chỉ đề cập
đến khía cạnh QUÂN SỰ mà thôi.
Và chúng tôi cũng xin được
thưa trước và được nhấn mạnh : " Đây là những nhận định chủ quan, mang
tính cách cá nhân của chúng tôi vì chúng tôi là 2 quân nhân của QL/VNCH với những
cấp bậc và chức vụ thật nhỏ (Đại Úy, Trung Úy ... Trung Đội Trưởng, Đại Đội
Phó, Đại Đội Trưởng, Sĩ Quan Trưởng Ban 3 cấp Tiểu Đoàn, Sĩ Quan Trưởng Ban
Truyền Tin cấp Trung Đoàn).
Xin kính mời quý vị và
quý chiến hữu cùng chúng tôi xem lại trận đánh ĐIỆN BIÊN PHỦ ( giữa Quân Đội
Pháp và quân Cộng Sản Bắc Việt) và một số TRẬN ĐÁNH LỚN trên chiến trường miền
Nam Việt Nam mà trong đó " Quân Cộng Sản Bắc Việt đã triệt để áp dụng chiến
thuật TIỀN PHÁO HẬU XUNG và CÔNG ĐỒN ĐẢ VIỆN với các TRẬN ĐỊA PHÁO và TẤN CÔNG
XUNG PHONG BIỂN NGƯỜI.
A. CHIẾN TRẬN ĐIỆN BIÊN
PHỦ giữa QUÂN ĐỘI PHÁP và QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT :
- Điện Biên Phủ còn có
tên là Mường Thanh, nằm về phía Tây của tỉnh Lai Châu, cạnh biên giới Lào - Việt
khoảng 8 cây số. Đây là vựa lúa và thuốc phiện của miền Trung Du Bắc Việt và
cũng là giao điểm của hệ thống đường mòn từ Hoa Nam xuống Trung Việt, từ Thượng
Lào qua Lai Châu.
- Thung lũng Mường Thanh
có chiều dài khoảng 20 cây số, chiều ngang khoảng từ 6 đến 8 cây số, vây quanh
bởi núi rừng trùng điệp, vì vậy đôi khi người ta còn gọi là " Lòng Chảo Điện
Biên Phủ ".
- Con sông Nậm Rốn (Nam -
Yun) chia đôi thung lũng chạy theo chiều Nam - Bắc. Dọc theo sông Nậm Rốn là
con đường Liên Tỉnh Lộ mang số 41.
- Đến cuối năm 1953, chiến
tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp đã mệt mỏi và muốn tìm một giải pháp có
thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến, nhưng mặt khác, Pháp vẫn muốn duy trì
quyền lợi tại Đông Dương. Pháp bổ nhiệm một vị Tướng 4 sao (Đại Tướng) làm Tổng
Chỉ Huy Quân Sự tại Đông Dương mang tên Henri Navarre và ông sang Đông Dương với
ước muốn tìm kiếm một CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ QUYẾT ĐỊNH để làm cơ sở cho một CUỘC
THẢO LUẬN HÒA BINH trên thế mạnh.
- Kế hoạch của Bộ Chỉ Huy
Quân Sự Pháp tại Đông Dương là tập trung các lực lượng cơ động tinh nhuệ lại
thành các Binh Đoàn Mạnh để đánh và tiêu diệt các đơn vị chính quy của quân Cộng
Sản Bắc Việt (CSBV) mà Pháp còn gọi là quân Việt Minh để làm Thế Mạnh trong việc
đàm phán. Vì vậy Căn Cứ Quân Sự Điện Biên Phủ được ra đời để án ngữ miền Tây Bắc
của Bắc Việt, để kiểm soát con đường huyết mạch tới Thượng Lào để làm " BẪY
NHỬ ", thách thức quân chủ lực CSBV tấn công vào, và theo kế hoạch dự trù
của quân Pháp CÁC ĐẠI QUÂN CỦA CSBV sẽ BỊ NGHIỀN NÁT tại LÒNG CHẢO ĐIỆN BIÊN PHỦ.
- Về phía quân CSBV, kể từ
sau năm 1950, được sự viện trợ to lớn của Trung Cộng và Liên Sô, quân CSBV đã
được lớn mạnh lên rất nhiều với các sư đoàn (đại đoàn) bộ binh và các trung
đoàn pháo binh, công binh đã có kinh nghiệm đánh trận cấp tiểu đoàn, trung đoàn
với quân Pháp.
- Tướng Võ Nguyên Giáp được
CSBV chỉ định là Tổng Chỉ Huy quân CSBV với sự hổ trợ của Trung Cộng, đặc biệt
về PHÁO BINH để đánh vào Lòng Chảo Điện Biên Phủ. Tướng Giáp nhìn Điện Biên Phủ
như một cơ hội đánh lớn tạo chiến thắng vang dội, chấp nhận mọi hy sinh, kể cả
NHỮNG THƯƠNG VONG THẬT TO LỚN SẼ XẢY RA, chấp nhận mọi thách thức của quân Pháp
và quyết tâm bằng mọi giá để dứt điểm Điện Biên Phủ và đạt được CHIẾN THẮNG CHO
CỘNG SẢN BẮC VIỆT. Do đó, Trận Chiến Điện Biên Phủ trở thành MỘT ĐIỂM QUYẾT ĐẤU
giũa Tân Tổng Tư Lệnh Quân Sự Pháp tại Đông Dương Henri Navarre và Tướng Việt
Minh Võ Nguyên Giáp (có sự hổ trợ PHÁO BINH của quân Trung Cộng).
1). LỰC LƯỢNG của QUÂN CỘNG
SẢN BẮC VIỆT :
* Khoảng 150.000 quân (gồm
quân số hiện có và nhiều lần tuyển quân khi cuộc chiến xảy ra) với 14 Trung
Đoàn Biệt Lập, phối hợp với các Sư Đoàn 304, 308, 312, 316, 320 và Sư Đoàn 351
Công Binh và Súng Hạng Nặng cùng 120.000 dân công phụ trách hậu cần và tiếp liệu.
* Có 3 Trung Đoàn Pháo
Binh Cơ Hữu :
- Trung Đoàn 234 Súng Cối
120 ly.
- Trung Đoàn 45 loại súng 105 ly nòng ngắn.
- Trung Đoàn 367 Phòng
Không loại Cao Xạ 37 ly. Sau đó, tăng thêm một Tiểu Đoàn Phòng Không (32 khẩu).
* 1 Tiểu Đoàn Hỏa Tiển Dã
Chiến Katyusha (được quân Trung Cộng cung cấp và trang bị).
* Trung Cộng tăng viện
cho quân CSBV lúc đầu là 12 Trung Đoàn Pháo Binh, sau đó tăng thêm 6 Trung Đoàn
Pháo Binh cùng hơn 3000 quân phụ trách việc xử dụng Pháo Binh đặt dưới quyền chỉ
huy của Đại Tướng Dương Đắc Chí và Thống Chế Diệp Kiếm Anh là Tổng Chỉ Huy quân
Trung Cộng tại chiến trường Điện Biên Phủ bên cạnh quân CSBV.
* Tổng số khẩu pháo của
quân Trung Cộng và quân CSBV tại chiến trường Điện Biên Phủ là 657 khẩu pháo đủ
loại. (Trong cuộc Chiến Tranh Hoa - Nhật tại Trung Hoa trước đây, Hoa Kỳ đã viện
trợ cho chính quyền Tưởng Giới Thạch hơn 2000 khẩu pháo binh đủ loại. Năm 1949,
Tưởng Giới Thạch đào thoát ra Đài Loan và toàn bộ số khẩu pháo nầy đã để lại Lục
Địa Trung Hoa và Trung Cộng đã chiếm giữ và nay viện trợ một số khẩu pháo cho
quân CSBV và chỉ huy lực lượng Pháo Binh cho chiến trường Điện Biên Phủ).
* Các Tướng Lãnh của quân
CSBV tại chiến trường Điện Biên Phủ : Ngoài Tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng Chỉ
Huy, còn có các Tướng : Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Chu Huy Mân, Lê Trọng
Tấn, Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba, Vương Thừa Vũ, Song Hào ...
2). LỰC LƯỢNG của QUÂN ĐỘI
PHÁP :
* Lúc đầu là 16.000 quân
và sau nhiều lần tăng viện, quân số lên đến 20.705 người cùng 8 Pháo Đội Pháo
Binh (56 khẩu pháo đủ loại). Chỉ Huy Trưởng Quân Sự của Quân Đội Pháp tại Căn Cứ
Điện Biên Phủ là Thiếu Tướng De Castrie. (khi nhảy vào Điện Biên Phủ ông mang
lon Đại Tá và sau đó ông được thăng cấp Thiếu Tướng), Đại Tá Pierre Piroth, Chỉ
Huy Trưởng Pháo Binh của quân Pháp tại Căn Cứ Điện Biên Phủ ... cùng một số sĩ
quan khác như Trung Tá Langlais (sau thăng Đại Tá), Trung Tá Lalande (sau thăng
Đại Tá), Trung Tá Gaucher (sau bị tử trận), Thiếu Tá Bigeard (sau thăng Trung
Tá) ... các Thiếu Tá Botella, Vadot, Martinelli ....
* Kể từ ngày 31.3.1954,
Căn Cứ Điện Biên Phủ ngoài Pháo Binh còn có 1 Tiểu Đoàn Công Binh, 1 Đại Đội Xe
Tăng loại 18 tấn (10 chiếc M.24 của Mỹ), 1 Đại Đội Xe Vận Tải gồm 200 chiếc, 1
Phi Đội Máy Bay gồm 14 chiếc (7 chiếc máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc
trinh sát và 1 máy bay trực thăng).
* Ngoài 2 phi trường và Bộ
Chỉ Huy Tối Cao của Căn Cứ, các đơn vị quân sự đóng quân trên 49 vị trí lớn, nhỏ
khác nhau và bao quanh BCH Trung Ương Tối Cao và chia thành 3 Phân Khu Quân Sự
phòng thủ riêng biệt BẮC, TRUNG TÂM và NAM. Mỗi Phân Khu có nhiều Trung Tâm Chỉ
Huy và Phòng Thủ với hệ thống giao thông hào và hàng rào phòng thủ thật kiên cố.
Tổng cộng có 8 Cứ Điểm Phòng Thủ chính mang các tên Pháp là : Béatrice,
Gabrielle, Anne-Marie, Éliane, Dominique, Hugette, Claudine và Isabelle ... thuộc
3 Phân Khu Quân Sự như sau :
- Phân Khu Bắc : có 3 Cứ
Điểm là Béatrice, Gabrielle và Anne-Marie.
- Phân Khu Trung Tâm : có
3 Cứ Điểm là Éliane, Dominique và Hugette.
- Phân Khu Nam : có 2 Cứ
Điểm là Claudine và Isabelle.
* Nhìn tổng quát sẽ thấy
: Vòng ngoài là Anne-Marie, Béatrice, Gabrielle và Isabelle và vòng trong là
Hugette, Claudine, Éliane và Dominique.
* Ghi nhận tổng quát vị
trí của các Cứ Điểm :
- Cứ Điểm Béatrie : nằm
án ngữ phía Bắc trên con đường Liên Tỉnh Lộ số 41 từ Tuần Giáo đến Điện Biên Phủ.
- Cứ Điểm Gabrielle : nằm
trên một ngọn đồi dài 700 mét, rộng 150 mét, ngăn chận hướng từ Lai Châu đến Điện
Biên Phủ.
- Cứ Điểm Anne-Marie : nằm
trên ngọn đồi phía Tây Bắc sân bay, cách BCH Tối Cao khoảng 2 cây số.
- Cứ Điểm Éliane : nằm về
phía Đông-Nam.
- Cứ Điểm Dominique : nằm
về phía chính Đông, có lực lượng Pháo Binh trấn đóng.
- Cứ Điểm Hugette : nằm về
phía chính Tây, có lực lượng Pháo Binh trấn đóng.
- Cứ Điểm Claudine : nằm
về phía chính Nam, có tăng cường Thiết Giáp và Pháo Binh.
- Cứ Điểm Isabelle : nằm
về phía cực Nam, có tăng cường Thiết Giáp và các súng hạng Nặng như đại liên,
súng phóng hỏa ...
3). CÁC DIỄN BIẾN QUAN TRỌNG
và KẾT QUẢ của CHIẾN TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ :
* Ngày 20.11.1953, toán
quân Pháp đầu tiên đã đặt chân đến Lòng Chảo Điện Biên Phủ để thiết lập Căn Cứ
Quân Sự Điện Biên Phủ. Và vài ngày sau đó thì quân CSBV cũng đã có mặt ở vùng
Điện Biên Phủ và chuẩn bị cho Trận Đánh Điện Biên Phủ sẽ xảy ra.
* Trận Điện Biên Phủ kết thúc
vào ngày 7.5.1954 với SỰ CHIẾN THẮNG của quân CSBV và SỰ THẤT TRẬN ĐẦU HÀNG của
quân đội Pháp và HIỆP ĐỊNH GENÈVE ngày 20.7.1954 ra đời. (Việt Nam được chia
thành 2 Quốc Gia với 2 thể chế chính trị khác nhau và lấy Vĩ Tuyến 17 làm ranh
giới : miền Bắc VN theo Chế Độ CỘNG SẢN mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Miền
Nam VN theo Chế Độ TỰ DO với danh xưng Quốc Gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa
cho đến ngày 30.4.1975).
* Tính từ ngày 20.11.1953
đến ngày 7.5.1954, có được 180 ngày, nhưng Trận Chiến Điện Biên Phủ giữa quân
Pháp và quân CSBV chính thức bùng nổ bắt đầu từ ngày 13.3.1954 cho đến ngày
7.5.1954 thì kết thúc tức kéo dài 56 ngày.
* Trước ngày 13.3.1954,
quân đội Pháp thì lo thiết lập căn cứ với giao thông hào, hàng rào phòng thủ, hầm
chỉ huy ... và với các địa điểm đóng quân kiên cố, vững chắc trong tư thế
" CHỜ ĐỊCH TẤN CÔNG ĐỂ TIÊU DIỆT " trong một cuộc Chiến Thắng Lớn được
gọi nôm na là " Nhử Địch Vào Tròng Để Phi Cơ và Pháo Binh Nghiền Nát
". Chính vị Tướng 4 sao Henri Navarre của Pháp đã chọn chiến trường nầy để
so gươm với quân CSBV như ông đã dự trù trong đầu mình.
* Quân CSBV với sự hỗ trợ
của quân Trung Cộng (đặc biệt về PHÁO BINH) thì điều động tối đa các đại đơn vị
tinh nhuệ với những tướng lãnh chỉ huy đầy kinh nghiệm chiến trường cùng quân số
và số dân công thật khổng lồ, ngày đêm băng rừng xẻ núi áp dụng chiến thuật
" vây lấn " bằng các hệ thống chiến hào... kéo pháo binh lên đồi và
các giao thông hào dần dần bao quanh Căn Cứ Điện Biên Phủ và âm thầm lấn dần dần
áp sát vào các Cứ Điểm quân Pháp, rồi làm vị trí bàn đạp với chiến thuật TIỀN
PHÁO HẬU XUNG vào Căn Cứ Điện Biên Phủ.
* Bộ Chỉ Huy Quân Sự của
Pháp tại Đông Dương cùng Tướng Henri Navarre cũng như BCH Quân Sự Pháp tại Căn
Cứ Điện Biên Phủ đã chủ quan tin tưởng rằng : Với khả năng cực mạnh của Không
Quân (từ Hàng Không Mẫu Hạm Arromanhes), cùng sự hỗ trợ của Không Lực Mỹ, Pháo
Binh dồi dào của Căn Cứ Điện Biên Phủ, các công sự phòng thủ kiên cố vững chắc,
quân trú phòng đông đảo, gan dạ, quân Pháp có thể đè bẹp và đập tan mọi cuộc tấn
công của quân CSBV.
* Nhưng các BCH/Quân Sự của
Pháp có một DỰ ĐOÁN SAI LẦM mà họ không thể ngờ là " CSBV đã huy động một
lực lượng QUÂN, DÂN KHỔNG LỒ, chấp nhận chiến đấu lâu dài và chịu mọi hy sinh
thương vong, cùng một Lực Lượng Pháo Binh và Phòng Không do Trung Cộng yễm trợ
thật dồi dào to lớn mà ngày đêm quân, dân của CSBV đã kéo từ dưới thấp lên đến
tận các đỉnh đồi, núi bao quanh Lòng Chảo Điện Biên Phủ ... và đã thực hiện CÁC
TRẬN ĐỊA PHÁO vào Cân Cứ Điện Biên Phủ.
* Ngày 13.3.1954 : Ngày đầu
tiên quân CSBV mở cuộc tấn công vào Căn Cứ Điện Biên Phủ. Vào lúc 16 giờ tức là
lúc 4 giờ chiều, quân CSBV pháo khoảng 9000 quả đạn pháo binh vào các cứ điểm
phía Bắc và phi trường ... liền ngay sau đó mở những đợt tấn công biển người
vào khu vực nầy. Quân Pháp trú phòng đã anh dũng chống trả mãnh liệt và đẩy lui
được cuộc tấn công nầy. Quân CSBV rút lui và để lại hàng trăm xác chết tại chỗ.
Phía quân Pháp cũng bị thiệt hại nặng với số người chết và bị thương, nhưng đa
số chết và bị thương vì TRẬN ĐỊA PHÁO của quân CSBV, trong đó có Trung Tá
Gaucher, Chỉ Huy Trưởng Cứ Điểm Béatrice và một số sĩ quan thuộc bộ chỉ huy của
Cứ Điểm Béatrice bị đạn pháo bắn sập hầm chỉ huy và bị tử thương.
* Và sau đó, với những
ngày tiếp theo ... trong 56 ngày giao tranh cho đến ngày 7.5.1954, ngày chấm dứt
của Chiến Trận Điện Biên Phủ, trung bình mỗi ngày, quân CSBV pháo vào Căn Cứ Điện
Biên Phủ từ 2000 đến 5000 quả pháo đủ loại và sau đó mở những cuộc TẤN CÔNG BIỂN
NGƯỜI vào Căn Cứ Điện Biên Phủ. Tổng cộng số quả pháo mà quân CSBV đã bắn vào
Căn Cứ Điện Biên Phủ cho đến ngày chấm dứt
cuộc chiến là khoảng 250.000 quả pháo đủ loại. (Dĩ nhiên là do quân Trung Cộng
hỗ trợ và chỉ huy).
* Cuối cùng, quân Pháp
trú phòng KHÔNG CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC CÁC TRẬN ĐỊA PHÁO TÀN PHÁ KHỦNG KHIẾP của các đạn
pháo và các Cứ Điểm Quân Sự ngày càng co cụm lại, số quân thương vong ngày càng
tăng cao vì đạn pháo ... quân Pháp trú phòng ĐÃ ĐẦU HÀNG và CĂN CỨ ĐIỆN BIÊN PHỦ
BỊ THẤT THỦ ... Tướng chỉ huy De Castrie bị bắt sống cùng bộ tham mưu vào lúc
17 giờ 20 phút ngày 7 tháng 5 năm 1954.
* Bộ Chỉ Huy của Quân
Pháp tại Đông Dương và tại chiến trường Điện Biên Phủ phải công nhận rằng :
" Chính NHỮNG TRẬN ĐỊA PHÁO của 657 khẩu pháo do quân Trung Cộng chỉ huy bắn
vào Điện Biên Phủ đã đem lại CHIẾN THẮNG CHO QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT tại Chiến
Trường Địện Biên Phủ. Nếu không có những TRẬN ĐỊA PHÁO nầy thì LÒNG CHẢO ĐIỆN
BIÊN PHỦ ĐÃ LÀ MỒ CHÔN QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT VÀO NĂM 1954 ".
* Ngày 14.3.1954 : Tiểu
Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam được đổ quân tăng cường cho Căn Cứ Điện Biên Phủ. Trong
đoàn quân nầy có Trung Úy Phạm Văn Phú, một Sĩ Quan Việt Nam làm Đại Đội Trưởng
Đại Đội 1. Ông là Sĩ Quan Việt Nam duy nhất trong Tiểu Đoàn Nhảy Dù nầy và là
người Sĩ Quan mang cấp bậc Trung Úy làm Đại Đội Trưởng, trong khi các Đại Đội
Trưởng khác trong Tiểu Đoàn đều là người Pháp và mang cấp bậc Đại Úy ... và hơn
thế nữa, Trung Úy Phú còn được xem là một Đại Đội Trưởng gan dạ và xuất sắc nhất
trong các đại đội trưởng của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam nầy.
* Ngày 16.3.1954 : Hơn
2/3 quân số người Tầy (dân tộc thiểu số miền Thượng Du Bắc Việt) tại Cứ Điểm
Anne-Marie đào ngũ bỏ trốn khỏi Căn Cứ Điện Biên Phủ. Số quân còn lại, bỏ cứ điểm
rút về Cứ Điểm Hugette. Liền ngay sau đó, quân Nhảy Dù Lê Dương được lệnh đến
phòng thủ Anne-Marie và được tăng cường thêm Thiết Giáp.
- Cùng ngày nầy, Tiểu
Đoàn 6 Nhảy Dù Thuộc Địa Pháp do Thiếu Tá Bigeard làm Tiểu Đoàn Trưởng và 2 khẩu
pháo 105 ly được đổ xuống tăng viện cho Căn Cứ Điện Biên Phủ.
- Và đặc biệt cũng cùng
ngày nầy, Đại Tá Charles Piroth, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh của Căn Cứ Điện Biên
Phủ, là người mà trước đây vài ngày trong cuộc họp tham mưu với Bộ Chỉ Huy Cao Cấp với Đại Tá De Castrie,
ông đã khẳng định một cách tự tin là khi quân CSBV có mặt quanh Lòng Chảo Điện
Biên Phủ thì chỉ cần 1 giờ đồng hồ là các KHẨU PHÁO CỦA ÔNG SẼ NGHIỀN NÁT đám địch
quân thiêu thân nầy. Nhưng ông đã tiên đoán SAI LẦM và chính TRẬN ĐỊA PHÁO của
quân CSBV trong giờ phút đầu tiên trước khi XUNG PHONG BIỂN NGƯỜI đã làm cho
toàn bộ những khẩu pháo của ông TRỞ THÀNH BẤT KHIỂN DỤNG ... sự sai lầm của ông
đã khiến Ông thất vọng và tự sát bằng lựu đạn tại hầm chỉ huy.
* Ngày 20.3.1954 : Tướng
Ély, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Pháp bay sang Hoa Kỳ cầu viện (theo sự thỏa
thuận trước của 2 bên). Đô Đốc Rudfort của Mỹ có đề cập đến kế hoạch xử dụng
Không Quân Mỹ can thiệp vào chiến trường Điện Biên Phủ : Xử dụng 98 oanh tạc cơ
B.29 và 450 chiến đấu cơ của Mỹ tại Căn Cứ Clark (ở Phi Luật Tân) theo kế hoạch
Vulture để hủy diệt tiềm năng quân sự của quân CSBV tại Chiến Trường Điện Biên
Phủ.
* Ngày 4.4.1954 : Căn Cứ
Điện Biên Phủ được tăng viện thêm 305 quân cho Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Thuộc Địa
Pháp (do Thiếu Tá Brechignac chỉ huy) và thành lập thêm 2 Cứ Điểm Phụ Éliane 10
và Dominique 3.
- Vào lúc 21 giờ đêm, quân
Pháp khám phá một vị trí súng không giật của quân CSBV tại Núi Trọc. Phi cơ và
pháo binh Pháp tiêu diệt vị trí nầy và hạ được hơn 200 địch quân ở cạnh Cứ Điểm
Hugette 6.
- Cũng vào ngày nầy, Tổng
Thống Hoa Kỳ Eisenhower chính thức tuyên bố MỸ KHÔNG CAN THIỆP VÀO ĐÔNG DƯƠNG.
* Ngày 10.4.1954 : Quân
CSBV mở Trận Địa Pháo rồi tấn công biển người vào Cứ Điểm Éliane 1. Sau hơn 1
giờ giao tranh, Cứ Điểm Éliane 1 bị tràn ngập và bị thất thủ ... quân CSBV chiếm
đóng vị trí quân sự nầy.
- Thiếu Tá Bigeard điều động
Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù Thuộc Địa Pháp và tăng cường thêm Đại Đội 1 thuộc Tiểu Đoàn
5 Nhảy Dù Việt Nam do Trung Úy Phạm Văn Phú chỉ huy và làm nổ lực chính trong
nhiệm vụ hành quân tái chiếm lại Cứ Điểm Éliane 1.
- Sau hơn 1 giờ giao
tranh, đại đội tiền phong của Trung Úy Phú trong đoàn quân tái chiếm đã làm chủ
tình hình tại cứ điểm Éliane 1 và đẩy quân CSBV ra ngoài vị trí phòng thủ để
cho Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù Thuộc Địa Pháp bao vây và chận đánh. Quân CSBV bị thiệt
hại nặng với hơn 1200 thương vong và rút lui. Tiểu Đoàn 2 Lê Dương cử 2 đại đội
đến chiếm đóng và phòng thủ Cứ Điểm Éliane 1.
* Ngày 11.4.1954 : Pháp
thả xuống Căn Cứ Điện Biên Phủ thêm 222 quân.
- Quân CSBV mở trận địa
pháo rồi xung phong tấn công biển người vào Cứ Điểm Isabelle nhưng bị quân trú
phòng đẩy lui để lại hơn 450 xác chết.
- Đại Tướng Henri Navarre
điều nghiên kế hoạch Condor để TRIỆT THOÁI QUÂN PHÁP RA KHỎI ĐIỆN BIÊN PHỦ BẰNG
ĐƯỜNG BỘ trong thời gian sớm nhất.
* Ngày 14.4.1954 : Đại Tá
De Castrie được thăng cấp Thiếu Tướng, Trung Tá Langlais được thăng cấp Đại Tá
và làm Phụ Tá Hành Quân cho Tướng De Castrie, Trung Tá Lalande được thăng cắp Đại
Tá, Thiếu Tá Bigeard được thăng cấp Trung Tá và làm Phụ Tá cho Đại Tá Langlais.
- Phi đạo của phi trường
bị cắt làm 3.
- Hai cứ điểm Hugette 1
và Hugette 6 hoàn toàn bị cô lập với Phân Khu Trung Tâm.
* Ngày 15.4.1954 : Số
thương binh Pháp không được di tản vì phi trường bị phong tỏa (405 người trong
tình trạng ngồi, 286 người trong tình trạng nằm. Tất cả đều hoàn toàn bất động
tại chỗ, không di chuyển được).
- Quân CSBV tiếp tục pháo
kích vào Căn Cứ Điện Biên Phủ nhưng không mở những cuộc tấn công bằng bộ binh.
- Trung Úy Phạm Văn Phú
được thăng cấp Đại Úy và được đề cử làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt
Nam.
* Ngày 24.4.1954 : Pháp hối
hả cầu viện Mỹ thêm một lần nữa nhưng Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Dulles trả lời rằng
QUỐC HỘI MỸ KHÔNG CHẤP THUẬN và SỐ PHẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ CỦA PHÁP COI NHƯ CHẤM DỨT.
* Ngày 26.4.1954 : Hội
Nghị Genève bắt đầu khai mạc, có tất cả 9 phe tham dự trong đó có cả phe Cộng Sản
Bắt Việt và phe Quốc Gia Việt Nam.
* Ngày 28.4.1954 : Trung
Cộng tăng viện thêm cho quân CSBV tại chiến trường Điện Biên Phủ : thực phẩm, đạn
dược và 18 giàn phóng hỏa tiển 75 ly loại 6 nòng, đây là loại vũ khí tối tân xuất
hiện lần đầu tiên tại chiến trường Đông Dương. Và quân CSBV tại chiến trường Điện
Biên Phủ được tăng viện thêm 25.000 quân tân binh.
* Ngày 29.4.1954 : Bộ
Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương của Đảng Lao Động Việt Nam (sau nầy là Đảng Cộng
Sản Việt Nam) họp khẩn cấp và đặc biệt và ra lệnh cho Tướng Võ Nguyên Giáp bằng
mọi giá phải THANH TOÁN DỨT ĐIỂM CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRONG THỜI GIAN SỚM
NHẮT VÌ HỘI NGHỊ GENÈVE ĐANG HỌP.
- Tại Chiến Trường Điện
Biên Phủ, Tướng Võ Nguyên Giáp cũng họp khẩn cấp các tướng lãnh chỉ huy chiến
trường của quân CSBV và các tướng lãnh của Trung Cộng để điều nghiên lại phương
thức tác chiến, vì thời gian qua đã bị thiệt hại rất nhiều về thương vong cho
quân tác chiến bộ binh trong các cuộc tấn công, xung phong biển người và bị
quân trú phòng đẩy lui.
- Về quân số tham chiến,
một số lớn tân binh vừa được tuyển mộ vừa được bổ sung khi đến Điện Biên Phủ đã
tự động bỏ đơn vị, đào ngủ trốn vào rừng rồi tìm cách trốn về quê nhà ... quân
tác chiến còn lại thì tinh thần chiến đấu xuống rất thấp và sợ chết.
- Cuối cùng, tướng Võ
Nguyên Giáp quyết định : Cho nghỉ đưởng quân trong vòng 2 ngày để chỉnh đốn lại
hàng ngủ, lựa chọn những binh sĩ có khả năng, kinh nghiệm chiến trường và gan dạ
... tập trung lại thành những đơn vị có quân số thật đông đảo và bắt đầu đánh
vào 1 cứ điểm ở vòng đai ngoài cùng ... chỉ tập trung quân thật đông và chỉ
đánh mạnh vào 1 cứ điểm duy nhất sau trận địa pháo toàn diện vào Căn Cứ Điện
Biên Phủ ... còn các cứ điểm khác còn lại thì chỉ tập trung các trận địa pháo để
gây áp đảo về tinh thần mà thôi.
- Khi nào đã thanh toán
được 1 cứ điểm rồi thì sẽ tiếp tục tấn công tiếp tục vào các cứ điểm kế tiếp.
* Ngày 4.5.1954 : Vào lúc
9 giờ sáng, quân CSBV mở các trận địa pháo Căn Cứ Điện Biên Phủ ( ngoại trừ 2 cứ
điểm Gabrielle và Isabelle ở vòng đai ngoài cùng đã bị quân CSBV chiếm đóng từ
2 ngày trước đây) ... rồi mở ngay cuộc xung phong tấn công biển người vào Cứ Điểm
Anne-Marie và cứ điểm Anne-Marie bị tràn ngập và bị thiệt hại nặng nề mặc dù đã
anh dũng chống trả.
- Cuối cùng, quân Pháp
trú phòng bỏ Cứ Điểm Anne-Marie và lui quân về Cứ Điểm Hugette. Cứ Điểm
Anne-Marie bị thất thủ và lọt vào tay quân CSBV vào lúc 13 giờ 30.
- Cùng ngày này, buổi chiều,
vào lúc 15 giờ 40, quân CSBV lại mở trận đại pháo vào Căn Cứ Điện Biên Phủ, rồi
xung phong tấn công biển người ngay vào Cứ Điểm Béatrice và gây thiệt hại nặng
cho quân trú phòng và quân trú phòng rút lui về cứ điểm Dominique. Cứ điểm
Béatrice coi như bị thất thủ vào lúc 17 giờ.
- Tướng De Castrie được
thông báo " Kế Hoạch Albatros (Chim Biển) " , tức KẾ HOẠCH RÚT BỎ CĂN
CỨ ĐIỆN BIÊN PHỦ BẰNG ĐƯỜNG BỘ sẽ được thực hiện vào lúc 20 giờ ngày 7.5.1954.
Tình báo của quân CSBV đã biết được tin tức của kế hoạch nầy.
* Ngày 5.5.1954 : Tướng
Võ Nguyên Giáp, chỉ huy quân CSBV tại Chiến Trường Điện Biên Phủ nhận định rằng
: Quân Pháp tại Lòng Chảo Điện Biên Phủ đang càng ngày càng co cụm lại, những cứ
điểm quân sự vòng ngoài (có 4 cứ điểm) đã bị quân CSBV chiếm đóng hoàn toàn, chỉ
còn 4 cứ điểm ở vòng trong. Tướng Võ Nguyên Giáp quyết định : Mở những trận địa
pháo và đồng loạt tấn công xung phong biển người vào cả 4 cứ điểm cuối cùng ở
vòng trong của Điện Biên Phủ với ước muốn dứt điểm Điện Biên Phủ, không để cho
quân Pháp rút khỏi Điện Biên Phủ mà phải khẳng định : QUÂN PHÁP THUA TRẬN VÀ ĐẦU
HÀNG TẠI ĐIỆN BIÊN PHỦ.
- Trung Cộng tăng viện
thêm cho quân CSBV 18 giàn phóng hỏa tiển Katiusha loại 6 nòng và thêm 200 quân
là những chuyên viên về Địa Đạo.
- 12 giờ 30, quân CSBV mở
trận điịa pháo vào Căn Cứ Điện Biên Phủ và xung phong tấn công toàn diện và thật
mạnh vào Cứ Điểm Hugette và đến 15 giờ 35 thì Cứ Điểm Hugette 4 hoàn toàn thất
thủ và quân CSBV chỉ còn cách hầm chỉ huy của Tướng De Castrie khoảng hơn 300
mét.
* Ngày 6.5.1954 : Từ 14
giờ 30, quân CSBV mở các trận địa pháo vào các cứ điểm cuối cùng của Điện Biên
Phủ vì ngày hôm qua, quân CSBV tấn công biển người nhưng bị thiệt hại nặng với
hơn 2000 thương vong bởi phi cơ và pháo binh của Pháp cùng sự chống trả anh
dũng của quân trú phòng ... và lần nầy quân trú phòng cũng bị thiệt hại rất nặng
nề.
- Chờ cho đêm xuống, lúc
20 giờ, sau một trận địa pháo, quân CSBV từ bên ngoài phối hợp cùng quân ở bên
trong (ở những cứ điểm đã chiếm đóng), đồng loạt ồ ạt tấn công vào cứ điểm cuối
cùng của quân Pháp.
- Những trận đánh xáp lá
cà xảy ra ác liệt từ các vòng rào phòng thủ cho đến các giao thông hào, các hầm
chỉ huy, các địa đạo, nhất là tại các Cứ Điểm Éliane và Claudine ... trận đánh
kéo dài suốt đêm.
* Ngày 7.5.1954 : Lúc 3
giờ sáng, Trung Đoàn 174 thuộc Sư Đoàn 316 của quân CSBV tấn công đánh chiếm
Claudine 1 (thuộc Cứ Điểm Claudine) và chiếm được hầm chỉ huy và bắt sống được
Thiếu Tá Pouget và hơn 100 quân Pháp đầu hàng làm tù binh và cứ điểm Claudine1
coi như bị thất thủ.
- Cùng lúc nầy, Trung
Đoàn 345 thuộc Sư Đoàn 304 của quân CSBV tấn công cứ điểm Claudine 2 nhưng bị đẩy
lui trước sự kháng cự
anh dũng của quân trú phòng thuộc Tiểu Đoàn 2
Lê Dương Pháp và Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam ... quân CSBV bị thiệt hại nặng
và xin thêm viện binh.
- Lúc 6 giờ sáng, Tướng
De Castrie xin TRIỆT THOÁI QUÂN PHÁP RA KHỎI CĂN CỨ ĐIỆN BIÊN PHỦ, được chấp
thuận nhưng đã trễ muộn rồi và toàn bộ Căn Cứ Điện Biên Phủ đang bị bao vây và
tấn công.
- Lúc 7 giờ 30 sáng, Sư
Đoàn 316 của quân CSBV mở đợt tấn công chia thành 3 mũi quân ồ ạt tiến vào cứ
điểm Claudine 2 và giao tranh ác liệt với quân trú phòng trong gần 2 giờ đồng hồ
và lúc 9 giờ 25 thì cứ điểm Claudine 2 bị thất thủ ... toàn bộ phía Đông của
Căn Cứ Điện Biên Phủ hoàn toàn lọt vào tay của quân đội CSBV.
- Tại Éliane 10 (thưộc cứ
điểm Éliane), không quân Pháp thả bom napalm chặn bước tiến quân của Trung Đoàn
165 thuộc Sư Đoàn 312 quân CSBV và gây thiệt hại thật nặng cho trung đoàn nầy
... Sư Đoàn 312 phải xin thêm quân tiếp viện.
- Mãi tới 17 giờ, Trung
Đoàn 209 của Sư Đoàn 312, phối hợp với Trung Đoàn 165 cũng của Sư Đoàn 312, tấn
công và tiến được vào hầm chỉ huy của BCH/Quân Sự Tối Cao của Căn Cứ Điện Biên
Phủ và bắt sống được Tướng De Castrie và Bộ Tham Mưu vào lúc 17 giờ 20.
- Tại phía Tây, Trung
Đoàn Thủ Đô 102 thuộc Sư Đoàn 308 của quân CSBV chiếm được Claudine 5 chỉ cách
hầm của De Castrie hơn 50 mét. Đại Tá Lalande, Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Trung
Tâm bị bắt sống và toàn bộ binh sĩ buông súng đầu hàng.
* Ngày 8.5.1954 : Tin Điện
Biên Phủ bị thất thủ sau 56 ngày bị vây hãm và tấn chiếm được đón nhận như MỘT
QUỐC TANG CHO NƯỚC PHÁP TẠI PARIS.
- Lúc 16 giờ 45, tại Hội
Nghị Genève về Đông Dương, Ngoại Trưởng Pháp đề nghị Ngưng Bắn để tìm một giải
pháp hòa bình.
* SỰ THIỆT HẠI CỦA ĐÔI
BÊN :
* Về Phía Quân Pháp :
- Tử thương (chết) : tại
mặt trận : 3690 người.
- Đào Ngũ : 368. (số quân
nầy đào ngũ, bỏ trốn trong lúc giao tranh, rời khỏi Cân Cứ Điện Biên Phủ, trốn
vào rừng, rồi tìm cách đến trình diện các đồn, bót của quân Pháp nằm xa Căn Cứ
ĐBP).
- Bị thương : 5294 người.
(trong đó có 4436 người bị thương nhẹ còn di chuyển được và sau đó trở thành tù
binh bị bắt sau khi Căn Cứ ĐBP thất thủ và 858 người bị thương nặng, nằm, ngồi
tại chỗ, hoàn toàn không thể di chuyển được và quân CSBV cho phép Hội Hồng Thập
Tự Quốc Tế di tản bằng Không Quân từ Căn Cứ ĐBP về Hà Nội).
- Tù Binh : 11.721 người. Sau 4 tháng tức
tháng 9 năm 1954, quân CSBV trao trả lại cho Pháp 3290 người, còn 7431 người
(70%) đã chết trong các trại tù của CSBV vì nhiều lý do khác nhau.
* Ngoài ra, quân Pháp còn
tổn thất thêm :
- Về Không Quân bị tổn thất
:
° 48 phi cơ bị phá huỷ.
(28 chiếc đang bay và 20 chiếc trên phi đạo).
° 167 phi cơ bị hư hại
trong đó có 2 trực thăng bị phá huỷ.
° 15 quân nhân bị bắt và
6 quân nhân bị mất tích.
- Về Hải Quân (từ các
Hàng Không Mẫu Hạm Arromanches, Belleau Wơd) bị tổn thất :
° 8 phi cơ bị phá huỷ.
° 19 phi cơ bị hư hại.
° 8 phi công bị chết, 1 bị
thương và 2 bị bắt.
- Về phía Mỹ : 1 phi cơ
C.119 bị bắn rơi, 2 phi công chết và 1 bị thương.
* Về Phía Quân Cộng Sản Bắc
Việt và Quân Trung Cộng :
- Cộng Sản Vắc Việt luôn
luôn tìm cách che dấu mọi tổn thất, nhưng căn cứ theo sự ghi nhận và tìm kiếm
qua nhiều nguồn tình báo và nhiều phương tiện thông tin khác nhau thì được biết
: quân CSBV bị chết 21.533 người và bị thương 66.619 người.
- Quân Trung Cộng : chết
(250 người) và bị thương (857 người).
- Quân Trung Cộng bị chết
và bị thương vì pháo binh phản pháo và bom oanh tạc của không quân Pháp. Còn
quân CSBV bị chết và bị thương nhiều vì pháo binh, không quân của quân Pháp ...
vì sự chiến đấu anh dũng của quân trú phòng và vì xung phong biển người
* Theo nhận định và báo
cáo của BCH/Quân Sự Pháp tại Căn Cứ ĐBP : " 80% quân Pháp tại chiến trường
ĐBP bị chết và bị thương là vì NHỮNG TRẬN ĐỊA PHÁO CỦA QUÂN CSBV (do quân Trung
Cộng chỉ huy). Quân Pháp thất trận nhưng số quân Pháp bị thương vong ìt hơn số
thương vong của quân CSBV rất nhiều ". Và cũng kết luận : QUÂN PHÁP THẤT
TRẬN TẠI ĐIỆN BIÊN PHỦ VÌ CÁC TRẬN ĐỊA PHÁO VÀ QUÂN SỐ QUÁ ĐÔNG VÀ XUNG PHONG TẤN
CÔNG BIỂN NGƯỜI của quân CSBV và quân Trung Cộng.
B. CÁC TRẬN ĐÁNH GIỮA
QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT và QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ :
- Từ khi bắt đầu khởi động
mục đính tấn công cưỡng chiếm và xâm lược miền Nam Việt Nam (VNCH), quân CSBV
và đạo quân tay sai, chúng tôi xin phép được gọi chung là CỘNG QUÂN ... từ năm
1961 cho đến khoảng giữa năm 1974, Cộng Quân đã hoàn toàn thất bại trong các cuộc
giao tranh lớn, nhỏ với QL/VNCH. Quân, Dân, Cán Chính VNCH nói chung và QL/VNCH
nói rieng đã ANH DŨNG KIÊN CƯỜNG CHIẾN ĐẤU trong cuộc chiến TỰ VỆ của miền Nam
... đã gây cho Cộng quân thiệt hại thật nặng nề ... và đặc biệt là KHÔNG MỘT
NƠI NÀO MÀ CỘNG QUÂN TẤN CÔNG CHIẾM ĐÓNG MÀ QL/VNCH KHÔNG TÁI CHIẾM LẠI ĐƯỢC.
- Nhưng từ sau Mùa Hè Đỏ
Lửa năm 1972, rồi sau Hiệp Định Paris (27.1.1973) và bước qua thời điểm đầu năm
1975, quân CSBV gia tăng xâm nhập tối đa người và vũ khí vào chiến trường miền
Nam. Về quân số, có những binh lính ở lứa tuổi còn quá nhỏ 14, 15 tuổi. Nhưng về
vũ khí thì lại được Liên Sô, Trung Cộng viện trợ thật nhiều, thật dồi dào và hiện
đại nhất là PHÁO BINH và CHIẾN XA.
- Cuối năm 1974 đầu năm
1975, Cộng Quân đã bắt đầu mở NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỚN THEO CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN
QUY ƯỚC với phương thức : " Tập trung quân thật đông đảo, xử dụng tối đa
TRẬN ĐỊA PHÁO có Phòng Không bảo vệ, có Đài Quan Sát Pháo Binh chỉ điểm mục tiêu
rồi XUNG PHONG TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI có đi kèm CHIẾN XA và ĐẶC CÔNG ... chấp nhận
Chết và chết thật nhiều để thu được CHIẾN THẮNG ".
- Quân trú phòng QL/VNCH
thì bố trí phòng thủ diện địa, cố định, lẻ tẻ, hạn chế ... tinh thần chiến đấu
Anh Dũng Kiên Cường nhưng không chịu đựng nổi các cuộc tấn công ... nên đành co
cụm, rút lui, tan hàng và thất thủ.
Trại Ben Het - Bến Hết, là trại của lực lượng đặc biệt Ben
Het – Ben Het Special Camp nằm về phía Tây Bắc Kontum cách Ngã 3 biên giới khoảng
9 cây số, cách quận Đắk Tô 13 cây số, nhiệm vụ của trại là tổ chức tuần tra,
thám sát, đánh đột kích, nhằm kiểm soát và ngăn chận sự xâm nhập của VC từ miền
Bắc vào Nam dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Đồng thời, bảo vệ cho Dắk Tô, Tân Cảnh.
Là vì, nằm sát đường mòn Hồ Chí Minh, nên còn được gọi là tiền đồn Ben Hét.
Trại Ben Het thành lập
ngày 9-2- 1960, do Toán LLĐB A-244 của Liên Đoàn 5 lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ –
5th Special Force chiu trách nhiệm để kiểm soát đường Trường Sơn. Ban đầu, Trại
chỉ gồm 1 toán lực lượng Đặc Biệt Mỹ và Việt NAM Cộng Hoà, cùng 3 đại độ dân sự
chiến đấu – CIDG – Tất cả đều là người Thượng. Trang bị rất thô sơ, giữ đúng
vai trò chỉ đánh du kích. Những năm kế tiếp, CS đổ quân, vũ khí, xe tăng, pháo
binh vào miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh ngày càng nhiều, quân đội Mỹ và Việt
Nam Cộng Hòa đã tăng cường rất mạnh cho Ben
Het kể cả xe tăng, pháo 81 ly, 105 ly và 3 khẩu 175 cùng 6 chiếc thiết
giáp M48. Hỏa lực Không Quân rất hùng mạnh. Ngày nào cũng có 1, 2 phi vụ B52
oanh tạc yểm trợ để tuyêt đối giữ an ninh cho Quốc lộ 14 từ Pleiku đến
Kontum. Xung quanh Ben Het có 3 đại đội
đóng chốt trên 3 đỉnh đồi làm tiền đồn cho Ben Het. Trong trại có Tiểu Đoàn
Công Binh 20 của Hoa Kỳ xây cất, tu bổ, sữa chữa, cho nên Ben Het là căn cứ
phòng thủ vững chắc nhất trong 181 trại LLĐB trên toàn cõi miền Nam.
Cuối tháng 2-1969 VC đã tập
trung sư đoàn 312 gia tăng áp lực lên Ben Hét, lực lượng phòng thủ trại đã cho
đặt mìn chống tăng và chống bộ binh trên các đường mòn quanh trại. Lực lượng phòng thủ bao gồm 12 binh sĩ đặc biệt
Mỹ do Đại úy Enigue Rodrigues chỉ huy và 360 binh sĩ Biệt Kích người Thượng
cùng các gia đình của họ trong trại. Ngoài ra, còn có 6 chiếc xe tăng M-48
Patton thuộc đại đội B, tiểu đoàn 1 trung đoàn 69 thiết giáp dưới quyền của đại
úy John Stovall đến tăng cường phòng ngự. Những ngày sau đó VC dùng các dàn pháo 122 ly, 130 ly và hỏa tiễn AT3 –
giàn phóng và trái hỏa tiễn lớn như hỏa tiễn S400 ngày nay. AT3 có tầm bắn xa
120 cây số, rưới xuống Ben Het như mưa giông 7 ngày 7 đêm.
Sau khi đến quan sát trại
Ben Het ngày 25 tháng 2, đại úy Stovall đã cho trung đội 1 với 4 chiến xa M-48 án ngữ phía Tây của trại để giám sát
khu vực thung lũng có đường tỉnh lộ 52 chạy xuyên đến biên giới Việt Lào. Khoảng
10h đêm ngày 2 tháng 3, trung sĩ Hugh Havermale của trung đội 1 báo cáo nghe có
tiếng xe cơ giới của quân VC. Binh sĩ trong trại cố gắng dùng ống dòm quan sát
ban đêm nhưng không phát giác được gì. Sáng hôm sau, các toán thám sát được
tung ra thấy có dấu vết xe thiết giáp của
CS. Trại được lệnh báo động. Đây là lần
đầu tiên CS dùng hỏa tiễn AT3 trên chiến trường VN.
Vào đêm ngày 3 rạng sáng
ngày 4 tháng 3 năm 1969 khi trung đoàn 66 và SĐ 312 VC được sự hỗ trợ của tiểu
đoàn 4, trung đoàn 202 thiết giáp đã tấn công trại. Khoảng 21h, sau khi ngưng pháo
pháo kích, liền cho xe tăng tấn công. Đại úy Stovall Bất thình lình thấy hai
chiếc xe tăng của VC đã cán trúng mìn cách trại khoảng 800 thước và bốc cháy,
ánh lửa làm soi rõ binh lính VC đang tùng thiết 3 chiếc xe tăng và 2 xe chở
quân. Trại liền gọi phi cơ đến yểm trợ. Đại úy Stovall leo lên 1 chiếc xe tăng
M-48, bị 1 quả đạn pháo nổ gần anh, hất anh và trưởng xa của chiếc xe tăng văng ra phía sau gần 3 thước. Cả hai đều bị
thương nặng. Quả đạn PT 76 pháo nổ giết chết người nạp đạn và lái chiếc tăng M48.
Hai bên đấu pháo ác liệt nhưng quân VC bị pháo binh, phi cơ oanh tạc ác liệt,
và binh sĩ trong trại bắn đến đỏ nòng súng, VC nằm chết la liệt khắp nơi, và bắt
đầu tháo lui bỏ chạy. Hai chiếc PT-76 lại bị một chiếc M48 dùng đạn HE bắn hạ.
Thiếu úy Ed Nickels – chỉ huy của trung
đội 2 đến thay thế Stovall nắm quyền chỉ huy.
Trận Ben Het kết thúc trong đêm khi quân VC rút lui để lại xác của 4 chiếc
PT-76 và 2 chiếc xe bọc thép chở quân BTR-50. Máy bay gunship, AC-47 “Spooky”
truy kích theo quân VC. Nhưng, 1 tháng sau đó, Trung đoàn 69, được tăng cường
thêm trung đoàn 28 tiếp tục bao vây và liên tục tấn công tiền đồn Ben Het từ
tháng 5 đến tháng 12 năm 1969 thì bị tổn thất quá nặng, Trung Đoàn 69 ăn 4 «
pass » B52, coi như bị chôn sâu dưới lòng đất.
Trong trận Ben Het năm
1969, VC đã bị bất ngờ với sự có mặt của lực lượng xe tăng Hoa Kỳ ở đây. VC
tính xử dụng xe tăng để tấn công trại lực lượng Đặc Biệt ở Làng Vei trong chiến dịch Khe Sanh năm
1968. Trong trận đó, VC đã thắng bởi quân trú phòng hoàn toàn bị bất ngờ trước
sự xuất hiện của xe tăng.
Cuối năm 1972, Hoa Ky rút
quân. Bịêt Kích trại Ben Het chuyển qua BĐQ Biên Phòng. Tiểu đoàn Trưởng là một
sĩ quan người Thượng, Đại úy Y Ba Nuk. Các đại đội trưởng được đồng hóa cấp bậc
chuẩn uý, vẫn tiếp tục giữ chức đại đội trưởng. Các trung đội trưởng được đồng
hóa trung si, trung sĩ nhất và thượng sĩ, tùy theo theo chiến công và chiến đấu
trên 10 năm. Trường hợp này, BTTMVNCH chỉ đặc biệt dành cho Ben Het. Như vậy, từ
đây trại Ben Het không còn người VN ở đây nữa, mặc dầu Ben Het vẫn nhận lệnh
BĐQ Biên Phòng C2 cho đến ngày tan hàng 30-4-1975. Toán A LLĐB VN rút về Bộ Chỉ
Huy 2 BĐQ Biên Phòng. Từ năm 1972, áp lực VC đè nặng lên khu Ben Het khi VC
liên tục chi viện cho miền Nam ngày càng mạnh. Ben Het trở thành mối nguy hiểm
cao độ cho VC, khi nằm gần sát vùng viên giới Việt Nam – Lào – Campuchia và kế
bên đường mòn Hồ Chí Minh.
Tháng 4- 1972 khi diễn ra
trận đánh Mùa Hè Đỏ Lửa, VC đánh bại sư đoàn 22 Bộ Binh của VNCH, chiếm Đắk Tô,
Tân Cảnh. Duy nhất chỉ có Trại Ben Het là còn tồn tại cho tới ngày cuối của cuộc
chiến. Sau năm 1975, Tiểu Đoàn của Đại Úy Y Ba Nuk còn khoảng 200 quân, không
chịu buông súng, kéo qua rừng Đắk Lắk, phối hợp với lực lượng FULRO tiếp tục
chiến đấu cho đến năm 1990, hết đạn dược, và cũng đã đuối sức vì không có tiếp
liệu quân dụng, lương thực, lúc đó Tiểu Đoàn này mới chịu tan hàng.
(Trích. OUTPOST of TONLE
TCHAMBE and BATTLE of BEN HET – WHY WE WERE DEFEAT IN VIET NAM – Colonel Floyld
Parker – 1979)
VIẾT LẠI CHO ĐÚNG VỀ TRẬN
CHIẾN AN LỘC. Trận chiến An Lộc bắt đầu ngày 5-4-192 và kết thúc ngày
5-7-1972. Kể từ ngày 16-6-1972 cường độ
pháo kích của CS giảm xuống một cách đáng kể. Nhờ vậy cho nên QLCNCH phản công
mãnh liệt và chiếm lại ưu thế trên chiến trường. Đến ngày 1-7-1972 thì CS ngưng
hẳn pháo kích, không pháo thêm một quả 107, 122 hoặc 130 ly nào nữa. Lý do –
Kho dự trữ đạn đại pháo đã cạn kiệt vì quân Pol Pot lúc đó ra mặt theo TC và trắng
trợn phản lại CSVN, cấm không cho CSVN vận chuyển vũ khí từ cảng Shihanouk
ville về chiến khu của CSVN. Sau đó, cuối năm 1972, Pol Pot yêu cầu VN có thời
hạn 5 tháng rút hết ra khỏi đất Miên. VC
phải di chuyển các sư đoàn chính quy lên cao nguyên VN. Riêng Cục R và Chính phủ
Ma của Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, di tản về ẩn trốn trong núi Bà Đen.
Tháng 4-1973, đám chính phủ ma này mới dọn về đống đô ở Lộc Ninh.
Tổng chỉ huy chiến dịch
An Lộc của VC: Trần Văn Trà, Đồng Văn Cống, Lê Ngọc Hiền, Bùi Phùng, Hoàng Văn
Thái, Phạm Hùng, Trần Độ, Hoàng Cầm. Thượng Tướng Nguyễn Thanh Trí, Tư Lệnh SĐ
9 VC, là sư đoàn đánh trực diện vào an Lộc cùng vời 1 trung đoàn đặc công. Còn
các sư đoàn 5, 7, C30B và 6 trung đoàn vừa đóng chốt do các tướng CS chỉ huy
như Bùi Thanh, Nguyễn Thới, Trần Độ, vừa bao vây, ép quân VNCH co cụm lại để
dùng pháo tiêu diệt, đồng thời, đánh chặn quân tiếp viện của VNCH. Tổng số trên
50.000 quân VC bao gồm 2 tiểu đoàn thiết giáp T54 và PT76, 2 lữ đoàn pháo hạng
nhẹ như 82, 61, 105, SKZ...., 2 tiểu đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn hỏa tiễn SAM
7 mang trên vai.... đều xuất phát từ trên đất Miên tràn qua tấn công An Lộc. Riêng 3 lữ đoàn pháo hạng nặng như hỏa tiễn
107, 122, 130 thì bố trí tại các địa điểm KREK, MIMOT, SNOUL... (3 tỉnh lỵ của
Miên cách xa nhau) bắn trên 200.000 quả sang An Lộc. Đó là chưa kể trên 100.000
pháo hạng nhẹ bắn yểm trợ trong lúc xung phong biển người. Mỗi ngày tại An Lộc,
Không Quân VNCH bị súng phòng không VC bắn rơi một chiếc phi cơ. 3 tuần lễ đầu
của cuộc chiến, pháo binh CS đè bẹp mọi sức đề kháng của quân VNCH. Binh sĩ chết
và bị thương ngoài sức tưởng tượng. Các pháo đội Dù, Tiểu Khu Bình Long, An Lộc,
và các pháo đội của SĐ 5, SĐ 18 VNCH tham dự trận An Lộc bị tiêu hủy hoàn toàn.
Các đội hình phòng thủ rối loạn, không đủ bình tĩnh để tái phối trí vì hàng loạt
trận mưa pháo, bão pháo trút suốt ngày suốt đêm không có một giây phút ngừng
nghỉ. Thậm chí, cả hai thiết đoàn xe tăng của VNCH cũng bị phong tỏa, không hoạt
động gì được cả, gần như bị tê liệt. Không quân VNCH bị phòng không, hỏa tiễn
SAM chế ngự, chỉ yểm trợ được có 40%.
Sư đoàn 5 VC bao vây Lộc Tấn và nằm vòng ngoài đánh quân tiếp viện
VNCH.
Sư đoàn C30B và SĐ 7 VC
đóng các chốt Phú Bình, Xa Cam, Đức Vinh, Xa Thạch, Tân Khai, Tàu Ô, Ngã Ba Xóm
Ruộng, rải quân trải dài tới Bàu Bàng, Chơn Thành. Các Trung Đoàn Chủ Lực Miền
đóng chốt ở Lộc Thạnh và có nhiệm vụ nhử các đơn vị trừ bị của VNCH đáp xuống
các đồi Đồng Long, Đồi Gió...... để nhận các trận pháo điên cuồng của địch từ
Cao Miên bắn qua. Trung đoàn phòng không
chia ra từng tổ 3 người giữ một khẩu, rải mỏng ra khắp nơi, nên phi cơ VNCH bay bất cứ nơi nào nằm trong
vùng An Lộc đều gặp đạn phòng không bắn lên như mưa. Chỉ riêng SĐ 9 VC là làm
mũi dùi chính đánh AN Lộc, các sư đoàn còn lại
bao vây An Lộc để pháo binh làm nhiệm vụ chính là tiêu diệt Quân VNCH. 9
Trung đội Đài Quan Sát pháo binh của VC đóng tại các địa điểm, thuận lợi cho việc
quan sát qua ống dòm khi chấm tọa độ, điều chỉnh pháo tại Phú Đức, Thanh Bình,
Phú Lô, Quản Lợi, Phú Thịnh, Phú Muông, An Phú, Minh Đức, Xa Cam. Số lần Tổng tấn
công vào An Lộc là 7 lần. Ngày
16-6-1972, Nha Kỹ Thuật cho nhảy qua Miên 2 toán Delta, khởi hành từ Bù Đốp, luồn
qua đất Miên, đi dọc xuống biên giới Snoul-Lộc Ninh, bất ngờ phát giác hai sư
đoàn 302, 317 của VC đang ứng chiến cách Bình Long 16 cây số về phía Tây Nam.
Sau khi 2 toán Delta này rút lui khoảng 1 tiếng đồng hồ thì hai pháo đài B52
bay đến oanh tạc một cách tuyệt đẹp. Hai SĐ này coi như bị xóa sổ. Như đã nói ở
trên, hai tuần lễ cuối cùng của tháng 6-1972, đạn pháo binh ở Miên đã cạn, đạn
dược tại mặt trận cũng cạn dần, vũ khí địch hư hại đến 60% không tiếp tế được,
hỏa lực VC yếu kém thấy rõ, lợi dụng cơ hội này, quân VNCH phản công dữ dội, đẩy VC ra xa từ 600 đến 1000 thước, nằm trong phạm vi B52 rộng tay trải thảm. VC
tử vong với con số 70%. 30% còn lại phân tán mỏng chạy trốn vào các truông rừng
cao su, trở lại chiến thuật ém quân, đánh quấy rối du kích cho đến ngày
17-3-1972, sau khi ký Hiêp Định Paris, mới quay lại chiếm Lộc Ninh.
TRẠI TỐNG LÊ CHÂN - Toán LLĐB A 334
Tống Lê Chân thành lập
ngày 6-1-1967, tên địa phương là Tonle Tchombe, nhưng chỉ huy trưởng Toán A334
LLĐB đầu tiên là Thiếu Tá Đặng Hưng Long dịch chữ Tonle Tchombe thành Tống Lê Chân. Năm 1969, Đại Úy Lê Văn Ngôn,
Khóa 21 Trường Võ Bị Đà Lạt, được Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ Huy Trưởng C3
bổ nhiệm làm Trưởng Trại kiêm Trưởng Toán A334 LLĐB.
Trại LLĐB này bị SĐ 7 và Trung Đoàn 165 CS bao vây đúng 510 ngày, trải qua 1111 lần pháo
kích và 49 cuộc xung phong biển người luôn luôn có 1 tiểu đoàn thiết vận xa T54
yểm trợ, Nhưng Tống Lê Chân vẫn đứng vững cho tới ngày chấm dứt chiến tranh.
Đây trận đánh dài nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. VC bắt đầu vây hảm
TLC từ ngày 10 tháng 7/1970.
Trại TLC tọa lạc trên ngọn đồi cao 50 thước, nhìn xuống hai
con suối Takon và Neron, những con suối nối liền với sông Sàigòn chảy khắp miền đất Tây Ninh, và
Bình Long. Trại nằm trên lằn ranh giữa hai tỉnh Tây Ninh, Bình Long, cách An Lộc
15 cây số về phía đông bắc, cách biên giới Việt-Miên 12 cây số. Là cứ
địa có mục đích chọc thủng khu Mỏ Vẹt, nơi đặt Tổng Hành Dinh Cục R của
CS. Tống Lê Chân là tiền đồn chiến lược của Quân Khu 3, giữ nhiệm vụ ngăn chặn
địch dọc theo biên giới Việt-Miên từ Tây Ninh qua Phước Long cùng với các trại
LLĐB Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Kà tum, Trảng Sụp, Suối Đá, , Lộc Ninh, Quản Lợi, Bù
Gia Mập. Các trại còn tạo thành một hàng rào phòng thủ kiên cố ngăn không cho địch
xâm nhập từ bên kia biên giới như Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt tiến sâu vào nội địa VN. TLC
còn là nơi xuất phát những cuộc hành quân tuần tiểu, phục kích, thám sát, và
tiêu diệt các đơn vị địch trong vùng. Khu vực hoạt động của TLC cũng thuộc chiến
khu Chiến Khu C của VC.
Năm 1970, thực thi Chương
Trình Chiến Tranh Hóa VN, Tống Lê Chân 100% là những binh sĩ tình nguyện, được
biến cải thành Tiểu Ðoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng. Tháng 4 năm 1972, cùng một
chiến dịch tổng tấn công vào An Lộc, VC quyết định "ủi sập" các trại
BĐQ Biên Phòng dọc theo biên giới để dễ dàng di chuyển đại quân. Bộ Chỉ Huy Biệt
Động Quân Biên Phòng Quân Khu 3 của Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn nhận được lệnh
BTTM ra lệnh rút hết lực lượng các trại Thiện Ngôn, Kàtum, Tống Lê Chân và Bùi
Gia Mập. Nhưng Trưởng Trại Lê Văn Ngôn xin được ở lại tử thủ. Anh xin lệnh cấp
trên qua máy PRC 25 : « BĐQ Biên Phòng xuất thân từ Biệt Kích mà di tản thì còn
gì danh dự của binh chủng này ».
BTTM sau gần hai năm thả
dù tiếp tế cho TLC cũng cảm thấy thấm mệt, nên chấp thuận lời đề nghị của Trung
Tá Ngôn, năm đó anh 25 tuổi, từ đại úy lên trung tá chỉ có hai năm, đều được
vinh thăng tại mặt trận. Người ta phải thả dù cặp lon trung tá xuống cho anh.
Ra trường năm 1966, tháng 9- 1972 mang lon trung tá.
Từ ngày 5 tháng 4-1974 đến
1:00 khuya ngày 11 tháng 4/1974 CS tràn ngập vào căn cứ. Trung Tá ngôn phải cố
gắng sinh tồn, với quân số 259 người, cùng với 50 binh sĩ, hạ sĩ quan bị thương từ
trước, 20 người bị thương ở đợt tấn công vào giờ chót. Tiểu đoàn 92 BĐQ do anh
chỉ huy, 1 trung đội cảm tử, hy
sinh ở lại lập phòng tuyến bọc hậu, bắn
chặn địch để cho Tiểu Đoàn mở đường máu rút về An Lôc. Trung đội bọc hậu về sau
bị CS bắn chết hết.
Sau 1975, CS biến căn cứ
Tống Lê Chân thành trại tù cải tạo.
* TRẬN ĐÁNH TẠI ĐỒI
CHARLIE CỦA TIỂU ĐOÀN 11 NHẢY DÙ QL/VNCH (từ ngày 9 đến 14 tháng 4 năm 1972) :
* * *
- Đây là một trận đánh đẫm
máu của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù QL/VNCH với Cộng Quân ở Vùng 2 Chiến Thuật, Quân
Đoàn 2, Quân Khu 2. Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Đình Bảo làm Tiểu
Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Lê Văn Mễ làm Tiểu Đoàn Phó và Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù thuộc
Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù do Đại Tá Trần Quốc Lịch làm Lữ Đoàn Trưởng.
- Ngày 7 tháng 4 năm
1972, Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù rút ra Quốc Lộ 14 để bổ sung quân số. Toàn bộ Tiểu
Đoàn 7 Nhảy Dù vào thay Tiểu Đoàn 2 ND để khai thác chiến trường và truy kích Cộng
Quân. Và ngày hôm đó cũng là lần cuối Đại Tá Lịch đi thị sát Căn Cứ
Charlie. Đại Tá Lịch dặn dò Trung Tá Bảo
về kế hoạch phòng ngự và không quên nhắc vị Tiểu Đoàn Trưởng một số điểm quan
trọng như sau : " Cộng Quân đã xử dụng pháo 130 ly, 122 ly cũng như các hỏa
tiển khi tấn công Căn Cứ Delta. Nếu địch dùng đầu nổ chậm thì không một hầm dã
chiến nào của quân trú phòng có thể chịu đựng được. Hầm TOC không nên làm lớn
và các cấp chỉ huy nên có hầm trú ẩn riêng cho từng người ".
- Và cũng trong ngày nầy,
các vị trí đóng quân của Lữ Đoàn 2 ND, kể cả Charlie cũng đã bắt đầu bị Cộng
Quân pháo kích, nhưng còn ở mức độ nhẹ mà phần lớn là hỏa tiển, và loại pháo
130 ly chỉ ở giới hạn từ 5 đến 10 quả.
- Căn Cứ Charlie nằm trên
cao độ 960 mét, cách Tân Cảnh khoảng 8 cây số về hướng Tây Nam. Trước đây, vào
khoảng đầu năm 1972 được thiết lập bởi Công Binh của Sư Đoàn 22 Bộ Binh và do
Trung Đoàn 42 Bộ Binh (thuộc SĐ22BB) trấn đóng và trách nhiệm an ninh. Ngày hôm
nay Tiểu Đoàn 11ND trấn đóng và chịu trách nhiệm : Đại Đội 111 của Tiểu Đoàn 11
ND trấn đóng tại Đồi Charlie, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và Đại Đội Chỉ Huy Yểm Trợ
đóng tại một Đồi có cao độ 1020 gần bên Căn Cứ Charlie.
- Khu vực Charlie nằm chận
trên con đường chiến lược mà mà xe tăng Địch Quân di chuyển từ Hạ Lào sang Quốc
Lộ 14, vì vậy bằng mọi giá Cộng Quân phải triệt hạ Căn Cứ Hỏa Lực Charlie.
- Tình hình mỗi ngày mỗi
thêm căng thẳng, Cộng Quân pháo kích liên tục từ những đỉnh cao của dảy Big
Mamma 1773 mét và 1513 mét và bao vây 2 Căn Cứ Delta và Charlie.
- Ngày 8 tháng 4 năm
1972, Không Quân VN phát giác ra một rừng súng Phòng Không của Cộng Quân quanh
Charlie, chạm địch lẻ tẻ cấp đại đội quanh căn cứ vào sáng sớm. Rõ ràng Cộng
Quân đã thăm dò và chọn Charlie làm mục tiêu tấn công. Sau khi thất bại ở Căn Cứ
Delta, Cộng Quân bổ sung quân số và quyết tâm tấn công dứt điểm Charlie để phục
hận.
- Ngày 9 tháng 4 năm 1972
: Hỏa tiển và đại pháo 130 ly,122 ly của Cộng Quân cày tung hệ thống phòng thủ
và sau 4 giờ pháo kích với hàng ngàn quả đạn công phá ... Cộng Quân bắt đầu tấn
công Charlie ... trong khi đó thì Cộng Quân cũng pháo thật mãnh liệt vào Bộ Chỉ
Huy Tiểu Đoàn11 ND. Đại Đội 111 ND ở Đồi Charlie anh dũng chống trả. Pháo binh,
phi cơ khu trục, trực thăng và võ trang của QL/VNCH trút đủ loại bom, đạn xuống
đầu Cộng Quân để yểm trợ cho Charlie. Sau nhiều đợt xung phong không kết quả, địch
quân rút lui để lại hàng trăm xác chết và vũ khí ngổn ngang trên sườn đồi.
- Ngày 10 tháng 4 năm
1972 : Cộng Quân mở TRẬN ĐỊA PHÁO vào ngay BCH/Tiểu Đoàn 11ND và tất cả các đại
đội. Đại pháo 130 ly và các hỏa tiển làm tê liệt các liên lạc của Charlie. Căn
Cứ lảnh gần 3000 quả đạn các loại ... sau đó tấn công biển người. Lữ Đoàn 2 ND
xin phi cơ quan sát lên vùng hành quân.
- Hỏa lực Súng Phòng
Không của Cộng Quân quá mạnh toàn loại 12 ly 7 từ các khe núi bắn ra làm cho trực
thăng võ trang không can thiệp được và trực thăng tải thương không xuống được
... quân trú phòng cũng đang bị thiệt hại nặng. Thiếu Tá John Duffy, Sĩ Quan Cố
Vấn của Tiểu Đoàn 11ND, theo một hệ thống riêng của Lực Lượng Đặc Biệt, xin được
mấy phi vụ B.52 của Hoa Kỳ và sẽ thả vào lúc nửa đêm.
- Cuộc chiến vẫn tiếp diễn
ác liệt. Đúng nửa đêm, B.52 đã trải thảm trên đầu Địch. Cộng Quân ngưng tiếng
súng, ngưng tiếng pháo và rút lui và để lại hàng trăm xác chết.
- Ngày 11 tháng 4 năm
1972 : Trung Tướng Ngô Du, Tư Lệnh Quân Đoàn 2, ông Paul Vann, Cố Vấn của Quân
Đoàn 2, Đại Tá Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22BB, đến thăm Lữ Đoàn 2 ND. Đại Tá
Lịch trình bày tình hình chiến trận và một lần nữa ông xin cho Tiểu Đoàn 11ND
được lư u động hành quân trong vùng trách nhiệm nhưng tướng Ngô Du không chấp
thuận và còn ra lệnh Tiểu Đoàn 11 ND phải tìm lấy mảnh đạn 130 ly gửi về chứng
minh với Quân Đoàn và Cố Vấn vì ông cho rằng Cộng Quân không thể nào có khả
năng kéo được Đạn Pháo 130 ly vào Vung 2 CT. (sự thật Cộng Quân đã kéo pháo 130
ly vào đây rất dễ dàng và kéo bằng chiến xa PT.76).
- Ngày nầy, Cộng Quân
không tấn công mà chỉ pháo cầm chừng ... Cộng Quân vẫn xử dụng súng Phòng Không
nên trực thăng tải thương không thực hiện được. Lữ Đoàn 2 ND xin được yểm trợ
chiến trường bằng B.52 nhưng không được chấp thuận.
- Ngày 12 tháng 4 năm
1972 : Từ sáng sớm, Cộng Quân mở Trận Địa Pháo vào các vị trí phòng thủ của Tiểu
Đoàn 11ND. và thực hiện ngay cuộc xung phong tấn công biển người sau đó ...
quân trú phòng bị thiệt hại thật nặng. Khoảng 11 giờ trưa, một quả đạn rớt cạnh
TOC nên Thiếu Tá Mễ bị thương nhẹ ... hầm của Trung Tá Bảo bị trúng đạn pháo, Trung Tá Bảo bị tử thương và Thiếu Tá
Duffy bị thương ở đầu và ngực ... và cuộc chiến vẫn tiếp diễn ác liệt ...
- Đến quá trưa, Cộng Quân
ngưng tấn công, rút lui nhưng vẫn còn pháo. Thiếu Tá Mễ lên thay Trung Tá Bảo
làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11ND. Quân trú phòng bị tử thương khoảng hơn 30
và bị thương khoảng 100. Charlie vẫn mịt mù đạn pháo ... rồi pháo ngưng và Cộng
Quân mở lại các cuộc tấn công biển người ... quân trú phòng anh dũng chống trả
...Bắc Quân vừa chết vừa bị thương với hàng trăm xác chết nằm la liệt trong biển
lửa ... địch quân vẫn pháo và phòng không vẫn tác xạ như đan lưới ...
- Ngày 13 tháng 4 năm
1972 : Các phi cơ khu trục và võ trang bắn phá để trực thăng tải thương và tiếp
tế nhưng vô hiệu vì phòng không của địch dầy đặc ... nhiều phi cơ bị bắn rơi và
bốc cháy.
- Thiếu Tá Mễ ra lệnh cho
Đại Đội 111 (do Trung Úy Thinh làm Đại Đội Trưởng), hành quân lục soát tìm bãi
đáp để nhận tiếp tế ... đã chạm địch nặng nề và Trung Úy Thinh bị tử thương
cùng một số quân nhân của Đại Đội 111ND ... mà vẫn không tìm được bãi đáp. Các
phi công anh dũng của Không Lực VN vẫn tiếp tục lên vùng để yểm trở và tìm cách
tiếp tế cho quân Dù dưới đất ... Nhưng hoàn toàn không thực hiện được mà còn bị
tiếp tục bị bắn rơi ...Thế là hết ! Hy vọng tan theo mây khói.
- Ngày 13 tháng 4 năm
1972 : Vào buổi chiều, sau trận mưa pháo, Cộng Quân mở trận xung phong tấn công
biển người vào Tiểu Đoàn 11ND. Hơn một tuần lễ nay, hầu như ngày nào cũng bị
pháo và tấn công ... số người chết và bị thương gia tăng rất nhiều mà không được
tản thương và tiếp tế, nhất là đạn dược ... nhưng quân trú phòng vẫn anh dũng
tiếp tục chiến đấu.
- Ngày 14 tháng 4 năm
1972 : Thiếu Tá Mễ, Đại Úy Đoàn Phương Hải (Sĩ Quan Trưởng Ban 3 của Tiểu Đoàn)
và Thiếu Tá Cố Vấn Duffy lấy một quyết định cuối cùng : " Bỏ Charlie vào
lúc 5 giờ chiều sau khi thiếu Tá Duffy xin được mấy phi vụ B.52 thả xuống phía
Nam và phía Đông của căn cứ để quân còn lại của Tiểu Đoàn 11ND di tản.
- Đợt bom lửa cuối cùng
thả sát ngay phía ngoài phòng tuyến của Đại Đội 114, nơi Cộng Quân tập trung
đông nhất ... Chiến trường tạm lắng dịu, chỉ còn tiếng pháo của quân ta đang
tác xạ vào những điểm nghi ngờ có địch quân tập trung dưới chân đồi có ý định
muốn mở lại các cuộc tấn công.
- Nhờ mấy phi vụ B.52 và
3 Toán tiền đồn cảm tử ... đoàn quân ào đi di tản không gặp sự tấn công nào của
Cộng Quân. Trời sáng dần, đoàn quân 167 người (kể cả thương binh) ... Thiếu Tá
Duffy (gốc Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ), những vết thương còn rỉ máu trên đầu và
ngực với cây súng XM.18 và chiếc máy truyền tin đặc biệt (của các Toán Lực Lượng
Đặc Biệt xử dụng khi hành quân xâm nhập), dõng dạc nói to : " Chúng ta
sẽ có máy bay trong vòng 15 phút ".
- Nhưng 5 phút sau đó,
đoàn quân lại bị Cộng Quân tấn công, đơn vị bị đánh thật mạnh và bị chia cắt
thành từng mảnh nhỏ ... và tiếp tục đơn độc chiến đấu và cũng là lúc 2 chiếc trực
thăng Cobra võ trang, một chở quân và một quan sát xuất hiện.
- Toán quân 36 người,
trong đó có Thiếu Tá Mễ, Đại Úy Hải, Trung Úy Long ... một số binh sĩ Dù và Thiếu
Tá Duffy. Các đợt bốc quân lần lượt được thực hiện và an toàn. Thiếu Tá Duffy
đã đi đợt bốc quân sau cùng và ông đã nhìn những chiến sĩ Nhảy Dù của Tiểu Đoàn
11 mà ông xem như là là những đồng đội thân thiết nhất của mình và nói : "
Tôi biết rõ, nếu Tôi đi đợt bốc quân đầu
tiên thì chắc khó hy vọng có máy bay trở lại bốc nốt các Anh, Tôi không bỏ các
Anh, những Chiến Hữu Đúng Nghĩa nhất mà Tôi chưa hề gặp trong cả đời chinh chiến
".
- Các Anh Hùng Mũ Đỏ còn
sống sót của Tiểu Đoàn 11ND về đến được Căn Cứ Tân Cảnh ... hoặc bằng phi cơ
tìm thấy và bốc được ... hoặc tự băng rừng, đồi núi ... vừa chiến đấu vừa rút
lui và trốn thoát.
- TRẬN ĐÁNH ĐỒI CHARLIE CỦA
TIỂU ĐOÀN 11 NHẢY DÙ QL/VNCH đã tạo nên MỘT THIÊN ANH HÙNG CA của QL/VNCH.
* GHI NHẬN VỀ TRẬN ĐÁNH ĐỒI
CHARLIE :
- Cộng Quân đã tập trung
một quân số thật đông đảo, hùng hậu so vố quân trú phòng, rồi thực hiện các TRẬN
ĐỊA PHÁO và TẤN CÔNG XUNG PHONG BIỂN NGƯỜI.
- Quân trú phòng rất ít
so với quân tấn công, nhưng đã anh dũng kiên cường chống trả và gây cho Địch
Quân thiệt hại nặng nề với hàng ngàn xác chết bỏ lại tại mặt trận.
* TRẬN TÂN CẢNH VÀ DAKTO
2 (ngày 22, 23 và 24 tháng 4 năm 1972) :
* * *
- Sư Đoàn 22 Bộ Binh dưới
quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Đức Đạt (Đại Tá Đạt là Tư Lệnh Phó của SĐ22BB, ông
được chỉ định làm Tư Lệnh thay thế Thiếu Tướng Lê Ngọc Triển, vị Tư Lệnh tiền
nhiệm trước đó, kể từ ngày 1 tháng 3 năm 1972).
- Sư Đoàn 22BB có 4 trung
đoàn tác chiến, đó là các trung đoàn 40, 41, 42 và 47 (trong QL/VNCH có 2 sư
đoàn bộ binh đặc biệt có 4 trung đoàn tác chiến, đó là Sư Đoàn 22BB và Sư Đoàn
1 BB, trong khi đó các sư đoàn bộ binh khác còn lại chỉ có 3 trung đoàn tác chiến).
- Căn Cứ Tân Cảnh được
phòng thủ bởi Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22BB, Trung Đoàn 42BB và 1 Tiểu Đoàn của Trung
Đoàn 41BB, trong khi đó Căn Cứ Dakto 2 là căn cứ của Trung Đoàn 47BB và Tiểu
Đoàn 9 Nhảy Dù thuộc Lữ Đoàn 2 ND đóng tại phi trường Phượng Hoàng, nằm ở giữa
Ben-Hét và Dakto.
- Ngày 22 tháng 4 năm
1972, vào lúc 23 giờ, Toán Cố Vấn Hoa Kỳ của Sư Đoàn 22BB, âm thầm trốn khỏi
Căn Cứ Tân Cảnh trên 1 chiếc trực thăng đáp cạnh Trung Tâm Hành Quân của Sư
Đoàn và hoàn toàn không thông báo cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22BB biết
- Khoảng 2 giờ sáng ngày
23 tháng 4 năm 1972, hai sư đoàn quân CSBV cùng 4 trung đoàn biệt lập có pháo
binh và chiến xa yểm trợ bắt đầu tấn công Căn Cứ Tân Cảnh và các căn cứ quân sự
trong vùng nầy.
- Sau TRẬN ĐỊA PHÁO thì
chiến xa và bộ binh của Cộng Quân mở ngay cuộc xung phong tấn công biển người
vào Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 22BB. Với 15 chiến xa tiến vào cổng chính, có quân bộ
binh đi kèm, bắn đại bác không giật và đại liên vào Cân Cứ Tân Cảnh. Quân trú
phòng đã anh dũng chống trả ... 10 chiến xa M.41 của quân trú phòng đã bị các hỏa
tiển AT3 SUGGER của Cộng Quân bắn cháy hết 8 chiếc và 2 chiếc bị đứt xích ... Lực
lượng trú phòng chống cự và giao tranh ác liệt với Cộng Quân suốt ngày với sự yểm
trợ tối đa của Không Lực Việt Nam và pháo binh phản pháo bắn trực xạ vào đoàn
quân tấn công.
- Sau cùng, lực lượng trú
phòng thấy nguy cơ Căn Cứ sẽ bị tràn ngập nên tìm cách mở vòng dây để băng sang
phi trường Phượng Hoàng, hy vọng bắt tay được với Tiểu Đoàn 9ND, nhưng không được,
vì hàng rào phòng thủ quá kiên cố và địch quân thì vừa pháo kích vừa tấn công
có chiến xa đi kèm với bộ binh.
- Đại Tá Đạt biết tình
hình nguy ngập và bi đát, ông ra lệnh cho tất cả mọi người tìm cách thoát ra khỏi
căn cứ trước khi trời sáng nhưng không được và cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn và
lực lượng trú phóng cũng anh dũng chiến đấu cho qua đến ngày hôm sau.
- Vào lúc 13 giờ (tức 1
giờ trưa) ngày 24 tháng 4 năm 1972, chiến xa PT.76 của Cộng Quân đã vào đến sân
cờ của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22BB và tràn ngập ... Căn Cứ Tân Cảnh thất thủ. Đại
Tá Lê Đức Đạt bị tử thương và mất tích.
- Lúc nầy, Tiểu Đoàn 9ND
tại phi trường Phượng Hoàng cũng đang bị Cộng Quân pháo kích và tấn công cho
nên không thể tiếp viện cho Căn Cứ Tân Cảnh.
- Cũng đồng thời lúc đó,
các đơn vị Cộng Quân của 2 sư đoàn CSBV, có sự yểm trợ của pháo binh, phòng
không và chiến xa đang tấn công Căn Cứ Dakto 2. Các chiến xa M.41 của QL/VNCH từ
Căn Cứ Ben-Het (cách Dakto 2 khoảng 20 cây số), trên đường về tiếp viện cho Tân
Cảnh và Dakto 2 đã bị lọt vào trận phục kích của Cộng Quân trên tỉnh lộ 512 ...
các súng chống chiến xa và các hỏa tiển AT3 SUGGER của Cộng Quân đã tiêu diệt
phá hủy hầu hết các chiến xa M.41 và đoàn quân bộ binh tùng thiết cũng bị đánh
tan.
- Mặc dù các phi cơ của
Không Lực VNCH, anh dũng yểm trợ cho chiến trường Dakto 2 (lẫn Tân Cảnh), đã bắn
hạ được 7 chiến xa của Cộng Quân và gây thiệt hại nặng nề cho Cộng Quân, nhưng
đến khuya ngày 24 tháng 4 năm 1972, Căn Cứ Dakto 2 cũng chịu số phận thất thủ
như Tân Cảnh.
- Tại 2 căn cứ Tân Cảnh
và Dakto (sau khi bị thất thủ), Cộng Quân đã tịch thu được : 13 khẩu pháo binh,
kể cả 7 khẩu đại bác 175 ly cùng 14.000 quả đạn pháo binh.
- Đại Tá Lê Đức Đạt, Tư Lệnh
Sư Đoàn 22BB, ông là 1 trong 2 vị tư lệnh sư đoàn đã hy sinh tại chiến trường
trong cuộc chiến VN. Ông được vinh thăng Cố Chuẩn Tướng. Trước ông, có Cố Thiếu
Tướng Trương Quang Ân, tư lệnh sư đoàn 23BB bị rớt phi cơ, hy sinh trên đường
công tác cùng Phu Nhân ngày 8 tháng 9 năm 1968 tại quận Đức Lập tỉnh Quảng Đức.
* GHI NHẬN VỀ TRẬN ĐÁNH TẠI
TÂN CẢNH VÀ DAKTO 2 :
- Cộng Quân với 2 sư đoàn
và 4 trung đoàn biệt lập có pháo binh, phòng không và chiến xa yểm trợ tấn công
sư đoàn 22BB và Tiểu Đoàn 9ND với các vị trí đóng quân cố định và riêng rẽ.
Quân tấn công quá đông, quân trú phòng quá ít, mà sự yểm trợ về Không Lực bị hạn
chế, còn pháo binh và chiến xa thì bị Vô Hiệu Lực từ đầu ... nhưng đã anh dũng
kiên cường chống trả và cũng gây thiệt hại nặng nề cho Cộng Quân.
* TRẬN PHƯỚC LONG (từ
ngày 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 7 tháng 1 năm 1975) :
* * *
- Tỉnh, tiểu khu Phước
Long thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, Quân Đoàn 3, Quân Khu 3, là một tỉnh ven biên của
Việt Nam và Cam Bốt, nằm cách thủ đô Sài-Gòn khoảng 110 cây số về hướng Đông Bắc
và gồm có 4 quận lỵ, chi khu, đó là : Đức Phong, Bố Đức, Đôn Luân và Phước
Bình. Phước Bình được xem là Thị Xã Châu Thành của tỉnh Phước Long. Dân số khoảng
30.000 người, đa số là đồng bào Thượng thuộc 2 sắc tộc Stiêng và Mnong làm gỗ
và dân phu đồn điền cao su cùng một số ít người Kinh sống bằng nghề thương mại,
chủ đồn điền cao su và công chức cư trú tại Thị Xã Phước Bình.
- Thị Xã Phước Bình có 1
phi trường có khả năng nhận vận tải cơ C.130. Thời tiết ở đây thường có sương
mù bao phủ từ sáng sớm đến 8, 9 giờ sáng, có khi đến 10, 11 giờ sáng nhất là
trong mùa mưa ... và có một ngọn núi mang tên Bà-Rá (ngọn núi nầy Cộng Quân
chiém đóng và thành lập các Đài Quan Sát Pháo Binh để chỉ điểm tác xạ cho Pháo
Binh của Cộng Quân vào các địa điểm quân sự của QL/VNCH đồn trú tại tỉnh Phước
Long).
- Quân đồn trú tại tỉnh,
tiểu khu Phước Long gồm có Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu với các đơn vị trực thuộc, còn
có 5 tiểu đoàn Địa Phương Quân, 48 trung đội Nghĩa Quân và Cảnh Sát Quốc Gia
...Đơn vị yểm trợ có 4 pháo đội pháo binh cơ hữu (105 và 155 ly). Trong khi trận
chiến đang tiếp diễn thì lực lượng trú phòng được tăng viện tiểu đoàn 2 trung
đoàn 7 của sư đoàn 5BB và 2 pháo đội pháo binh, 3 đại đội trinh sát của 3 sư
đoàn 5, 18 và 25 cùng 2 biệt đội của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
- Để tiến chiếm tỉnh, tiểu
khu Phước Long, Cộng Quân huy động 2 sư đoàn 3 và 7 quân CSBV cùng 2 trung đoàn
biệt lập, 2 trung đoàn pháo binh, phòng không, 1 trung đoàn thiết giáp, tổng cộng
quân số tương đương với khoảng 3 sư đoàn.
- Khi mở cuộc tấn công
vào Phước Long, Cộng Quân áp dụng chiến thuật " Tiền Pháo Hậu Xung,
Công Đồn Đả Viện ", theo phương thức " Tam Thức Đồng Hành ".
(Pháo Binh, Phòng Không
và Đài Quan Sát Pháo Binh), và tập trung quân số thật đông đảo, hùng hậu để
xung phong tấn công biển người và các đơn vị trú phòng cố định, lẻ tẻ, ít quân
số.
- Ngày 13 tháng 12 năm 1974
: Cộng Quân mở TRẬN ĐỊA PHÁO vào Phước Long, rồi mở cuộc tấn công xung phong biển
người vào quận, chi khu Đôn Luân nhưng bị tiểu đoàn ĐPQ đồn trú anh dũng đẩy
lui và gây thiệt hại nặng nề cho Cộng Quân.
- Ngày 14 tháng 12 năm
1974 : Cộng Quân mở Trận Địa Pháo khủng khiếp và ác liệt vào Phước Long và sau
đó mở cuộc tấn công biển người vào 2 chi khu Đức Phong và Bố Đức và đến đêm thì
chiếm được 2 chi khu nầy.
- Đêm 15 tháng 12 năm
1974 : Cộng Quân mở trận Địa Pháo vào Căn Cứ Hỏa Lực Bunard (nằm về phía Tây
Nam của Thị Xã Phước Bình), rồi mở cuộc tấn công biển người và chiếm được căn cứ
nầy.
- Ngày 16 tháng 12 năm
1974 : QL/VNCH tái chiếm lại được chi khu Bố Đức và gây thiệt hại nặng nề cho Cộng
Quân.
- Cộng Quân chỉnh đốn lại
hàng ngủ sau 1 tuần lễ, vào ngày 22 tháng 12 năm 1975, Cộng Quân mở lại trận Địa
Pháo, rồi tấn công biển người có chiến
xa yểm trợ và chiếm được quặn Bố Đức. Tính đến thời điểm nầy, Phước Long chỉ
còn lại chi khu Đôn Luân, thị xã Phước Bình và khu vực phi trường.
- Ngày 26 tháng 12 năm
1974 : Cộng Quân mở trận địa pháo rồi tấn công biển người vào chi khu Đôn Luân.
Sau nửa ngày giao tranh, chi khu Đôn Luân bị thất thủ ... một số quân nhân còn
sống sót, rút lui về thị xã Phước Bình.
- Ngày 30 tháng 12 năm
1974 : Sau trận địa pháo, sư đoàn 3 và sư đoàn 7 quân CSBV đồng loạt tấn công
biển người vào chi khu Phước Bình. Đến chiều thì BCH của chi khu bị tràn ngập,
lực lượng trú phòng rút lui ra đóng ở khu vực phi trường và tiếp tục chiến đấu
và bắn hạ được 4 chiến xa của Cộng Quân ở vòng đai phi trường ... cuộc chiến vẫn
xảy ra ác liệt.
- Trên núi Bà-Rá, Cộng
Quân đặt các đài quan sát pháo binh, điều chỉnh đại pháo 130 ly và 122 ly làm
tê liệt hầu hết các pháo đội của lực lượng phòng thủ Phước Long và các súng
phòng không của Cộng Quân bắn như đan lưới vào các phi cơ QL/VNCH trên vòm trời
Phước Long ...
- Trong các cuộc tấn công
của Cộng Quân vào ngày 2 tháng 1 năm 1975, lực lượng trú phòng còn lại anh dũng
kiên cường chiến đấu và bắn hạ được 15 chiến xa của Cộng Quân và cầm cự chờ
quân tiếp viện ...
- Ngày 5 tháng 1 năm 1975:
Hai biệt đội của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù được thả xuống phía Đông của
Phước Long với mục đích làm giảm áp lực của Cộng Quân, nhưng đã gặp phải các TRẬN
ĐỊA PHÁO của Cộng Quân liên tiếp nhiều đợt và thật khủng khiếp và bị thiệt hại
nặng mà chưa kịp giao tranh với Cộng Quân ... và đến khuya ngày 5/1/1975 thì được
báo là tình hình nguy ngập ... các đơn vị Địa Phương Quân trú phòng đã bị tan rả
dần dưới áp lực trận địa pháo và bị tấn công bằng chiến xa của Cộng Quân.
- Sáng ngày 6 tháng 1 năm
1975 : Sau một trận địa pháo thì bộ binh của Cộng Quân có chiến xa đi kèm đã có
mặt khắp nơi và tiến đánh những đơn vị cuối cùng của quân trú phòng ... vẫn còn
anh dũng chiến đấu chống lại Cộng Quân trong tình thế tuyệt vọng và đến 23 giờ
đêm thì mọi liên lạc với Phước Long coi như chấm dứt hoàn toàn và Cộng Quân đã
chiếm được tỉnh, tiểu khu Phước Long.
- Từ ngày 7 tháng 1 năm
1975 : Các trực thăng của Không Lực VNCH được lệnh tìm cứu các quân nhân thuộc
các đơn vị chiến đấu tại Phước Long. Sau 4 ngày hoạt động tìm cứu, có khoảng
121 quân nhân thuộc 2 biệt đội của Liên Đoàn 81 BCND được cứu thoát. Chỉ còn có
850 người sống sót trong số 4500 người thuộc các đơn vị đồn trú và tăng phái
cho mặt trận Phước Long ... Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phước Long (Đại Tá
Nguyễn Thống Thành) và Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Phước Bình được ghi nhận
bị mất tích.
- Có khoảng 3000 dân
trong số 30.000 dân của tỉnh Phước Long đã trốn thoát được khỏi vòng vây của Cộng
Quân. Đa số các viên chức hành chánh địa phương, Cảnh Sát Quốc Gia và quân nhân
bị bắt đã bị Cộng Quân sát hại, hành quyết dã man sau đó.
* MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT
(từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 3 năm 1975) :
* * *
- Thị Xã Ban Mê Thuột là
trung tâm của tỉnh lỵ, tiểu khu Darlac và được xem là 1 thành phố lớn nhất của
vùng Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1975, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Darlac là Đại
Tá Nguyễn Trọng Luật (là một sĩ quan cao cấp thuộc gốc Binh Chủng Thiết Giáp của
QL/VNCH).
- Tháng 11 năm 1974, Thiếu
Tướng Phạm Văn Phú được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Vùng 2 Chiến Thuật kiêm Tư Lệnh
Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2. Lãnh thổ của Vùng 2 CT rất rộng lớn với 2 mặt trận
Cao Nguyên và Duyên Hải gồm 12 tỉnh (tiểu khu quân sự), gồm 2/3 lãnh thổ đất nước
và gồm các tỉnh, tiểu khu như sau : Bình Định, Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Phú
Yên, Darlac, Khánh Hòa, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bộ Tư Lệnh QĐ2 và QK2 đặt tại tỉnh Pleiku.
- Đầu tháng 3 năm 1975,
quân CSBV tập trung 3 sư đoàn quân chính quy cùng các đơn vị pháo binh, chiến
xa, đặc công bao quanh Thị Xã Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac với quyết tâm ĐÁNH LẤY
BAN MÊ THUỘT để lập thủ đô cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam
Việt Nam (một tổ chức bù nhìn, tay sai trá hình của CSBV), sau đó sẽ chiếm toàn
Cao Nguyên cắt đôi lãnh thổ VNCH.
- Vào lúc 9 giờ 45 phút
sáng ngày 9.3.1975, Tướng Phạm Văn Phú đến Ban Mê Thuột, đó cũng là lúc tình
hình tỉnh, tiểu khu Quảng Đức đang nguy ngập với cuộc tấn công của 1 sư đoàn
quân CSBV có chiến xa và pháo binh yểm trợ đánh vào quận Đức Lập của Quảng Đức
và sau đó được biết chi khu Đức Lập đã thất thủ.
- Từ 2 giờ sáng ngày
10.3.1975, ba sư đoàn
- Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư
Lệnh Phó Sư Đoàn 23BB kiêm Tư Lệnh Mặt Trận BMT báo cáo cho Tướng Phú biết : "
Từ 2 giờ sáng ngày 20.3.1975, Cộng Quân đã mở TRẬN ĐỊA PHÁO vào BMT. Cộng Quân
đã xử dụng đại bác 130 ly, pháo thật chính xác vào nhiều nơi trong đó có
BTL/SĐ23BB, sân bay L.19, các kho xăng, kho đạn ... ".
- Tướng Phú ra lệnh cho Đại
Tá Quang : " Anh ra lệnh ngay cho các đơn vị trưởng phải sẳn sàng chuẩn bị
chiến đấu. Có thể Địch tấn công ngay sau TRẬN MƯA PHÁO ".
- Trên chiến trường BMT,
từ ngày khởi đầu (10.3.1975) cho đến ngày kết thúc, lực lượng phòng thủ BMT chỉ
có những pháo đội đại bác 105 ly chống trả với Trung Đoàn Pháo Nặng của Cộng
Quân gồm những đại bác 130 ly, 122 ly và những súng Phòng Không 37 ly, hỏa tiển
SA.7, hỏa tiển AT3 SAGGER.
- Một sự kiện quan trọng
được trình báo làm cho Tướng Phú thật lo ngại : " Kho đạn chính của BMT
ở trại Mai Hắc Đế đã bị trúng pháo của Cộng Quân ... đã nổ nhiều giờ liên tiếp,
đồng thời kho đạn nầy đã bị 1 đơn vị Đặc Công của Cộng Quân xâm nhập và vị Đại
Úy Chỉ Huy Trưởng của kho đạn đã bị tử thương ". Và những trận đánh ác
liệt vẫn đang tiếp diễn ở BMT.
- Vào lúc 23 giờ đêm ngày
10.3.1975, Tướng Phú ra 1 lệnh chót sau cùng cho Đại Tá Vũ Thế Quang : "
Ngay khi các đơn vị tiếp viện có mặt tại BMT phải bằng mọi cách chiếm lại những
đơn vị trọng yếu đã bị Cộng Quân chiếm đóng ... quan trọng nhất là kho đạn Mai
Hắc Đế và BCH/TK Darlac ... ".
- Liên Đoàn 21 Biệt Động
Quân (được tăng viện cho BMT ngày 10.3.1975), Hai trung đoàn 44 và 45BB thuộc
Sư Đoàn 23BB được trực thăng vận đổ xuống Phước An trong 2 ngày 12 và 13.3.1975
tăng cường cho BMT và đã anh dũng chiến đấu cho đến ngày 19.3.1975 ... rồi tan
hàng ... và ngày nầy được xem như CHIẾN TRƯỜNG BMT ĐÃ CHẤM DỨT và BMT COI NHƯ
ĐÃ THẤT THỦ.
* LỰC LƯỢNG CỦA QL/VNCH tại
MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT :
- Sư Đoàn 23 Bộ Binh với
các trung đoàn 44, 45 và 53BB (trung đoàn 53BB có mặt từ đầu 10.3.75 với 1 tiểu
đoàn (+) và BCH/trung đoàn.
- Liên Đoàn 21 Biệt Động
Quân.
- Lực Lượng Không Yểm của
Sư Đoàn 2KQ và Sư Đoàn 6KQ.
- Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh.
- Các đơn vị Pháo Binh
105 ly của Sư Đoàn 23BB.
- Tiểu Khu Darlac với các
tiểu đoàn ĐPQ và các trung đội Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Xây Dựng Nông
Thôn, Nhân Dân Tự Vệ ...
- Các quân nhân cơ hữu
canh gác, phòng thủ các vị trí quân sự tại BMT như kho xăng, kho đạn ...
* LỰC LƯỢNG CỦA QUÂN CSBV
tại MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT :
- 4 sư đoàn quân chính
quy của CSBV : Sư Đoàn F.10, sư đoàn 320, sư đoàn 316 và sư đoàn 968 tăng cường
thêm vào giờ chót.
- 1 trung đoàn Chiến Xa.
- 2 trung đoàn Pháo Binh.
- 1 trung đoàn Phòng Không (37ly +
SA.7 + hỏa tiển AT3 SAGGER).
- 1 tiểu đoàn Đặc
Công.
- 2 trung đoàn Công
Binh.
* CÁC DIỄN BIẾN TỔNG
QUÁT của MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT :
- Theo các tin tức
Tình Báo Quân Sự thì Cộng Quân sẽ tập trung một quân số thặt lớn để đánh chiếm
BMT (3 sư đoàn lúc đầu và sễ tăng cường 1 sư đoàn sau đó), có pháo binh, phòng
không, chiến xa, đặc công và công binh yểm trợ. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh
QĐ2 & QK2 thì KHÔNG TIN RẰNG CỘNG QUÂN SẼ ĐÁNH BMT mà CQ SẼ ĐÁNH PLEIKU. Vì thế, Tướng Phú ra lệnh tập
trung quân ở Pleiku mà ông không lư u tâm đến BMT. Tuy nhiên, Tướng Phú có ra lệnh
cho Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, tăng cường Pháo Binh loại khẳu pháo 155 ly cho
BMT.
- Chuẩn Tướng Tường, Tư Lệnh
Sư Đoàn 23BB có ra lệnh kéo pháo 155 ly từ Pheiku về tăng cường cho BMT, nhưng
trên đường di chuyển về BMT, đoàn quân kéo pháo đã bị Cộng Quân phục kích chận
đánh, một số quân nhân pháo binh bị tử thương, một số bị bắt làm tù binh, tất cả
các khẩu pháo 155 ly đều bị Cộng Quân tịch thu.
- Biến cố bị mất Pháo
Binh 155ly, Tướng Phú HOÀN TOÀN KHÔNG BIẾT, không được trình báo của các giới
chức trách nhiệm liên hệ, đó là Chuẩn Tướng Lê Trung Tường và Đại Tá Lê Khắc
Lý, Tham Mư u Trưởng Quân Đoàn 2.
* MẶT TRẬN tại BCH/TIỂU
KHU DARLAC :
- Từ 9 giờ 30 phút sáng
ngày 10.3.1975, sau CÁC TRẬN ĐỊA PHÁO, các mũi tiến quân của Cộng Quân từ hướng
Bắc và hướng Tây Bắc đã tràn vào trung tâm thành phố và tập trung nổ lực tấn
công BCH/Tiểu Khu với bộ đội và chiến xa T.54. Lượng trú phòng anh dũng chống
trả mãnh liệt, 1 chiếc T.54 bị bắn cháy ... mặc dù với chiến thuận BIỂN NGƯỜI
và có đại bác 150 ly trang bị cho chiến xa T.54 bắn trực xạ không ngừng nhưng Cộng
Quân vẫn chưa tiến sát được vào hệ thống giao thông hào phòng thủ vì lực lượng
trú phòng với đại liên, M.79, M.72, M.16 ... từ các vị trí phòng thủ phản kích
tối đa làm cho Cộng Quân phải rút lui và thiệt hại nặng với hàng trăm xác chết
tại trận.
- Cộng Quân rút lui và chỉnh
đốn lại hàng ngũ ... sau đó mở trận địa pháo và tấn công trở lại và lần nầy
mãnh liệt hơn, nhưng quân trú phòng vẫn anh dũng chống trả. Vào lúc 10 giờ 45,
2 chiếc thiết giáp Commando Car bảo vệ BCH/Tiểu Khu đánh bọc hậu vào Công Quân
đang công hãm BCH/TK và gây thiệt hại không nhỏ cho Cộng Quân ... nhưng sau đó,
2 thiết giáp nầy đã bị bắn cháy vì B.40, B.41 và hỏa tiển AT3 của Cộng Quân.
- Lực lượng Biệt Động
Quân tại Buôn Hô được điều động về tiếp viện cho BCH/TK nhưng bị Cộng Quân chận
đánh nên không về được và cũng bị tan hàng. Một lượng thiết giáp và ĐPQ đang
hành quân tại Budrang cũng được lệnh trở về tiếp cứu BMT nhưng cũng bị lực lượng
Cộng Quân thật đông chận đánh ở phía Nam cách BMT khoảng 10 cây số.
- Tính đến 11 giờ 50, các
chiến sĩ anh hùng của TK/Darlac vẫn cố thủ và giao tranh với Cộng Quân ... Rồi
Cộng Quân từ 2 mặt Bắc và mặt tiền của BCH/TK đã bám sát được vào hệ thống công
sự phòng thủ ... những trận đánh xáp lá cà thật ác liệt đẫm máu xảy ra dọc theo
các hệ thống công sự phòng thủ.
- Vào lúc 13 giờ 15 trưa,
Trung Tâm Hành Quân của TK/Darlac bị trúng pháo thật nặng, mọi liên lạc truyền
tin bị phá hủy và coi như hoàn toàn chấm dứt mọi liên lạc. Và lúc 14 giờ 20 thì
BCH/TK Darlac thất thủ sau hơn 7 giờ giao tranh một cách anh dũng mà không có
được quân tăng viện tiếp cứu ... Quân trú phòng phải rút lui di tản và sát nhập
với quân trú phòng của BTL/Sư Đoàn 23BB. Đại Tá Nguyễn Trọng Luật Tỉnh Trưởng
kiêm Tiểu Khu Trưởng Darlac xem như bị mất tích (sau nầy được biết ông bị Cộng
Quân bắt làm Tù Binh trên đường rút lui).
* MẶT TRẬN PHÍA BẮC của
THỊ XÃ BAN MÊ THUỘT (những trận đánh oanh liệt của các chiến sĩ thuộc BCH/Cảnh
Sát Quốc Gia) :
- Trong kế hoạch phòng thủ
Thị Xã BMT của tỉnh, tiểu khu Darlac, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac
là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm về 1 khu vực phòng thủ nặng nề nhất,
từ nội vi của Thị Xã BMT đến cả một mặt Bắc, bao gồm phi trường trực thăng và
phi trường L.19. Phòng thủ phi trường L.19, ngoài một đơn vị ĐPQ, còn có một
đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRU) trực thuộc BCH/Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac.
- Chỉ Huy Trưởng CSQG tỉnh
Darlac là Trung Tá Trần Quang Vĩnh, người chỉ huy và chịu trách nhiệm khu vực
phòng thủ nầy. Ông bổ nhiệm Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại Đội Trưởng Cảnh Sát Dã
Chiến 206 làm Phụ Tá Đặc Trách Hành Quân.
- Vào lúc 2 giờ 20 phút
khuya sáng ngày 10.3.1975, Cộng Quân mở TRẬN ĐỊA PHÁO (130ly + 122 ly) ... và đến
4 giờ sáng thì Cộng Quân bắt đầu TẤN CÔNG XUNG PHONG BIỂN NGƯỜI có CHIẾN XA YỂM
TRỢ vào phi trường L.19. Đơn vị trú phòng (trong đó có lực lượng Thám Sát Tỉnh)
chống trả quyết liệt ... vì quân số Cộng Quân tấn công quá đông, quân trú phòng
liên lạc với BCH/TK Darlac xin viện binh nhưng không có được viện binh.
- Vào lúc 6 giờ 20 phút,
Cộng Quân tràn ngập khu vực nầy, Lực Lượng Thám Sát Tỉnh rút lui về phía sau và
tiếp tục phòng thủ và chiến đấu và bị thiệt hại khá nặng nề vì đạn pháo của Cộng
Quân ... Một lúc sau đó thì Cộng Quân mở Trận Địa Pháo rồi tấn công trực tiếp vào
BCH/CSQG của tỉnh Darlac ... trong khi đó thì khu vực của Thám Sát Tỉnh đã bị Cộng
Quân tràn ngập và giao tranh cận chiến.
- Vào lúc 9 giờ sáng ngày
10.3.1975, các đơn vị CSQG của tỉnh Darlac mặc dù chỉ trang bị súng M.16, M.79
và Lựu đạn nhưng đã anh dũng kiên cường chống lại các cuộc tấn công xung phong
biển người của Cộng Quân và không để cho Cộng Quân tiến được sát vào các vị trí
giao thông hào phòng thủ.
- Vào lúc 15 giờ 40, Cộng
Quân được viện binh ... mở lại cuộc tấn công ác liệt hơn và được các súng hạng
nặng và hỏa tiển yểm trở tối đa ... Lần nầy, lực lượng CSQG trú phòng vẫn anh
dũng chống trả nhưng bị thiệt hại nặng với nhiều thương vong ... với những vũ
khí quá thô sơ so với Địch Quân, e sợ không chịu đựng được những cuộc tấn công
kế tiếp, Trung Tá Trần Quang Vĩnh CHT/CSQG tỉnh Darlac ra lệnh cho Thiếu Tá Hà
Văn Thành, Chỉ Huy Phó CSQG tỉnh Darlac chỉ huy một đơn vị CSQG mở đường máu
cho toàn bộ số quân còn lại rút lui triệt thoái ra khỏi Thị Xã BMT.
- Vào lúc 16 giờ ngày
10.3.1975, Cộng Quân đã làm chủ tình hình tại Thị Xã BMT, ngoại trừ khu vực thuộc
BTL/Sư Đoàn 23BB vẫn còn anh dũng chiến đấu chống cự với Cộng Quân.
- Trong gần suốt 14 giồ đồng
hồ (từ 2 giờ sáng đến 16 giờ ngày 10.3.1975), các đơn vị quân đội chủ lực quân,
Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Nhân
Dân Tự Vệ và ... của toàn Thị Xã BMT đã tận lực hết sức mình, anh dũng kiên cường
chống trả lại sự TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI có PHÁO BINH, PHÒNG KHÔNG, CHIẾN XA và ĐẶC
CÔNG YỂM TRỢ ... và đơn vị trú phòng không có được đơn vị tăng viện tiếp cứu.
* Và trong lúc các cuộc
giao tranh còn đang tiếp diễn và giữa những giờ phút quyết liệt nầy, các đơn vị
trú phòng nhận được tin tức vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 10.3.1975 : "
Một đơn vị Biệt Động Quân từ cửa Bắc của thị xã đang trên đường xâm nhập vào thị
xã tăng viện cho BMT. Tin tức nầy được loan truyền đến hầu hết các đơn vị
đang chiến đấu trên khắp các cửa ngỏ của thị xã ... đến mọi người Lính, từ cấp
binh sĩ đến các cấp chỉ huy ... tất cả đều hy vọng vui mừng ... tin tưởng cuộc
chiến có thể xoay chiều ... ".
- Nhưng cho đến lúc 13 giờ (tức 1 giờ chiều), tin tức về Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân tăng viện cho BMT vẫn im hơi lặng tiếng mà quân trú phòng BMT đang ở trong tình trạng thật bi đát và gần như tuyệt vọng ... thì được biết rằng : " Đơn vị Biệt Động Quân đã tiến vào thị xã là chỉ để GIẢI CỨU GIA ĐÌNH VỢ, CON CỦA CHUẨN TƯỚNG LÊ TRUNG TƯỜNG, TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23 BB RA KHỎI THỊ XÃ BMT ".
- Tin nầy, quả thật là một tác động tâm lý rất đau đớn ... không những làm cho các đơn vị tham chiến phòng thủ, bảo vệ BMT mà cho cả toàn thể quân, dân cán chính của BMT và tỉnh, tiểu khu Darlac ... tự coi như BAN MÊ THUỘT ĐÃ BỊ BỎ RƠI …
* MẶT TRẬN
TẠI BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23BB và TRUNG ĐOÀN 53BB ở PHI TRƯỜNG PHỤNG DỰC :
- Lực lượng phòng thủ BTL/SĐ23BB gồm 2 đại đội và một số các phòng, ban chuyên môn trong đó có Đại Đội Tổng Hành Dinh, chuyên trách về hành chánh và ẩm thực. Lực lượng chủ yếu là các trung đoàn 44 và 45BB đang hành quân vùng Pleiku. Riêng trung đoàn 53BB, chỉ có 2 tiểu đoàn ở BMT và 1 trung đội pháo binh 105 ly ... nhưng trong đó lại có 1 tiểu đoàn đã được điều động đến tiếp cứu chi khu Đức Lập của tiểu khu Quảng Đức, một chi khu đang bị Cộng Quân tràn ngập ngày 9.3.1975. Tiểu Đoàn còn lại phòng thủ phi trường Phụng Dực, cách Thị Xã BMT khoảng 7 cây số về hướng Đông, Đông Bắc.
- Từ 6 giờ 45 phút sáng ngày 11.3.1975, Cộng Quân đã bố trí xong các lực lượng và thắt chặt vòng vây hậu cứ BTL/SĐ23BB và thực hiện TRẬN MƯA PHÁO bằng đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly (từ hướng Bandon), dồn dập đổ xuống BTL/SĐ23BB ... đồng thời sau đó, bộ đội có chiến xa T.54 đi kèm, dàn hàng ngang tấn công bốn mặt vòng đai của BTL. Lực lượng trú phòng chống trả mãnh liệt, và đẩy lui được nhiều đợt tấn công và có lúc phải đánh cận chiến với Cộng Quân.
- Vào lúc 10 giờ 20 phút sáng, một phi vụ A.37 của Không Lực VNCH thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của BTL/SĐ23BB. Mọi liên lạc truyền tin với QĐ2 và Bộ TTM/QLVNCH hoàn toàn bị phá hủy và cắt đứt.
- Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng, một đoạn hệ thống công sự phòng thủ phía Tây và phía Nam của BTL bị chọc thủng ... Cộng Quân cùng chiến xa tràn vào hậu cứ BTL như nước vở bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23BB ra lệnh cho quân trú phòng còn lại mở đường máu rút lui, triệt thoái ra khỏi căn cứ ... và BTL/SĐ23BB coi như bỏ ngỏ và thất thủ.
- Thị Xã BMT đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng Quân từ chiều ngày 10.3.1975 và đơn vị cuối cùng triệt thoái khỏi thị xã BMT vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 11.3.1975 là hậu cứ của BTL/SĐ23BB. Nhưng trung đoàn 53BB, phòng thủ phi tr
* Nguyễn Văn Xuyên & Trần Trung Quân.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire