Tin nầy,
quả thật là một tác động tâm lý rất đau đớn ... không những làm cho các đơn vị
tham chiến phòng thủ, bảo vệ BMT mà cho cả toàn thể quân, dân cán chính của BMT
và tỉnh, tiểu khu Darlac ... tự coi như BAN MÊ THUỘT ĐÃ BỊ BỎ RƠI …
- Lực lượng phòng thủ BTL/SĐ23BB gồm 2 đại đội và một số các
phòng, ban chuyên môn trong đó có Đại Đội Tổng Hành Dinh, chuyên trách về hành
chánh và ẩm thực. Lực lượng chủ yếu là các trung đoàn 44 và 45BB đang hành quân
vùng Pleiku. Riêng trung đoàn 53BB, chỉ có 2 tiểu đoàn ở BMT và 1 trung đội
pháo binh 105 ly ... nhưng trong đó lại có 1 tiểu đoàn đã được điều động đến tiếp
cứu chi khu Đức Lập của tiểu khu Quảng Đức, một chi khu đang bị Cộng Quân tràn
ngập ngày 9.3.1975. Tiểu Đoàn còn lại phòng thủ phi trường Phụng Dực, cách Thị
Xã BMT khoảng 7 cây số về hướng Đông, Đông Bắc.
- Từ 6 giờ 45 phút sáng ngày 11.3.1975, Cộng Quân đã bố trí xong
các lực lượng và thắt chặt vòng vây hậu cứ BTL/SĐ23BB và thực hiện TRẬN MƯA
PHÁO bằng đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly (từ hướng Bandon), dồn dập đổ xuống
BTL/SĐ23BB ... đồng thời sau đó, bộ đội có chiến xa T.54 đi kèm, dàn hàng ngang
tấn công bốn mặt vòng đai của BTL. Lực lượng trú phòng chống trả mãnh liệt, và
đẩy lui được nhiều đợt tấn công và có lúc phải đánh cận chiến với Cộng Quân.
- Vào lúc 10 giờ 20 phút sáng, một phi vụ A.37 của Không Lực VNCH
thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của BTL/SĐ23BB. Mọi liên lạc truyền tin với
QĐ2 và Bộ TTM/QLVNCH hoàn toàn bị phá hủy và cắt đứt.
- Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng, một đoạn hệ thống công sự phòng thủ
phía Tây và phía Nam của BTL bị chọc thủng ... Cộng Quân cùng chiến xa tràn vào
hậu cứ BTL như nước vở bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23BB ra lệnh
cho quân trú phòng còn lại mở đường máu rút lui, triệt thoái ra khỏi căn cứ ...
và BTL/SĐ23BB coi như bỏ ngỏ và thất thủ.
- Thị Xã BMT đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng Quân từ chiều ngày
10.3.1975 và đơn vị cuối cùng triệt thoái khỏi thị xã BMT vào lúc 10 giờ 30
phút sáng ngày 11.3.1975 là hậu cứ của BTL/SĐ23BB. Nhưng trung đoàn 53BB, phòng
thủ phi trường Phụng Dực, nằm cách thị xã BMT khoảng 7 cây số về hướng Đông,
Đông Bác vẫn còn cố thủ và anh dũng chiến đấu.
- Cùng lúc tấn công vào thị xã BMT vào lúc 2 giờ khuya sáng ngày
10.3.1975, Cộng Quân cũng tấn công trung đoàn 53BB ở phi trường Phụng Dực. Sau
khi thực hiện TRẬN ĐỊA PHÁO thì Cộng Quân có chiến xa đi kèm cũng XUNG PHONG TẤN
CÔNG BIỂN NGƯỜI vào các vị trí đóng quân của trung đoàn 53BB (gọi là trung đoàn
chứ thực ra, lúc bấy giờ chỉ là 1 tiểu đoàn (+) mà thôi).
- Khi tấn công trung đoàn 53BB thì Cộng Quân cũng vẫn áp dụng chiến
thuật TIỀN PHÁO HẬU XUNG và có CHIẾN XA đi kèm. Nhưng quân trú phòng dưới quyền
chỉ huy của Trung Tá Võ Ân, trung đoàn trưởng trung đoàn 53BB vẫn anh dững kiên
cường chống trả và đẩy lui và gây thiệt hại nặng cho Cộng Quân.
- Một điểm đặc biệt của trung đoàn 53BB là trong 6 ngày đêm chiến
đấu, trung đoàn 53BB không những đánh tan nhiều đợt xung phong tấn công biển
người của Cộng Quân, gây thương vong cho địch quân mà còn tịch thu các vũ khí của
Cộng Quân (vũ khí cá nhân lẫn cộng đồng như B.40, B.4) ... rồi xử dụng vũ khí tịch
thu của địch quân bắn cháy các chiến xa của Cộng Quân.
- Từ sáng sớm ngày 10.3.1975 cho đến hết ngày 15.3.1975, trung
đoàn 53BB với quân số hơn một tiểu đoàn và pháo đội 105 ly đã anh dũng chiến đấu
chống lại một lực lượng Cộng Quân đông hơn gấp chục lần có pháo binh và chiến
xa yểm trợ nhưng vẫn giữ vững được phòng tuyến ... buổi chiều ngày 15.3.1975, một
phi vụ tiếp tế đạn dược và lương thực cho trung đoàn 53BB đã thả xuống không
đúng điểm ấn định mà rơi vào vùng kiểm soát của Cộng Quân ... trong khi đó,
trung đoàn 53BB đã cạn kiệt hoàn toàn lương thực và đạn dược...
- Trưa ngày 16.3.1975 : Trung Đoàn 53BB bị pháo và tấn công thật nặng
... liên lạc với QĐ2 hoàn toàn bị cắt đứt. Trung Tá Võ Ân ra lệnh rút lui, triệt
thoái ra khỏi phi trường Phụng Dực.
- Hai trung đoàn 44 và 45BB thuộc sư đoàn 23BB được đổ quân xuống
tăng viện cho Mặt Tận Ban Mê Thuột ở Phước An ngày 12 và 13 tháng 3 năm 1975
... và những đơn vị nầy cũng đã anh dũng chiến đấu với Cộng Quân đến ngày
19.3.1975 thì mới tan hàng.
* GHI NHẬN VỀ SỰ THẤT THỦ của BAN MÊ THUỘT
TẠI CHIẾN TRƯỜNG CAO NGUYÊN NAM 1975 :
- Tại Mặt Trận Ban Mê Thuột, quân CSBV tập trung một quân số
thật đông (khoảng 40.000 quân), có Pháo Binh, Phòng Không, Chiến Xa, Đặc
Công, Công Binh yểm trợ ... trong khi quân trú phòng Ban Mê Thuột (khoảng 4000
quân), chỉ có Pháo Binh 105 ly, Không Lực hổ trợ bị giới hạn và gặp nhiều khó
khăn bởi các súng Phòng Không của Địch Quân.
- Cộng Quân với nhiều đợt Tấn Công Xung Phong Biển Người.
- Quân trú phòng Ban Mê Thuột không có viện binh, co cụm, rút lui,
triệt thoái và cuối cùng THẤT THỦ.
* Thị Xã Ban Mê Thuột (tỉnh, tiểu khu Darlac)
của Vùng 2 Chiến Thuật, Quân Đoàn 2 & Quân Khu 2 đã THẤT THỦ, cùng CUỘC
TRIỆT THOÁI CAO NGUYÊN NĂM 1975 sau đó với NHỮNG THIỆT HẠI được coi là nặng nề
nhất về nhân mạng (cả dân lẫn quân), vũ khí, chiến xa, máy bay, chiến cụ ...
trong 20 năm chiến tranh Việt Nam (1955-1975).
- Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên năm 1975 cũng đã ảnh hưởng tai hại
đến việc mất Huế, Đà Nẵng ... và các phần đất khác của Việt Nam Cộng Hòa, làm sụp
đổ tinh thần chiến đấu và củng làm tan rã Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ... và MẤT
MIỀN NAM VIỆT NAM VÀO TAY CỘNG SẢN BẮC VIỆT.
* Năm 1954, tại CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ, Đại Úy
Phạm Văn Phú, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam (trong Quân Đội Liên
Hiệp Pháp), Ông đã chứng kiến và chịu đựng các TRẬN ĐỊA PHÁO và các CUỘC
TẤN CÔNG XUNG PHONG BIỂN NGƯỜI của QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT ... và
Ông đã biết QUÂN PHÁP ĐÃ THẤT BẠI TẠI TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ VÌ TIỀN PHÁO HẬU XUNG
và QUÂN TẤN CÔNG ĐÔNG HƠN QUÂN TRÚ PHÒNG GẤP NHIỀU LẦN.
- Ngày hôm nay, 21 năm sau, năm 1975 tại MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT ,
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là Tư Lệnh Chiến Trường của Mặt Trận nầy ... quân tấn
công chính là QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT, cũng ĐÔNG HƠN QUÂN TRÚ PHÒNG BAN
MÊ THUỘT GẤP NHIỀU LẦN ... rồi cũng áp dụng chiến thuật TIỀN PHÁO HẬU XUNG ...
và BAN MÊ THUỘT ĐÃ THẤT THỦ.
- Năm 1954, Điện Biên Phủ thất thủ, Đại Úy Phạm Văn Phú đã trở
thành MỘT TÙ BINH.
- Năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã trở
thành ... ... ???
(Trong quyển sách " CUỘC TRIỆT THOÁI
CAO NGUYÊN 1975 của tác giả Phạm Huấn, bìa sau của quyển sách có viết một câu
sau đây : NGƯỜI THẤT BẠI ANH HÙNG PHẠM VĂN PHÚ TỰ GIẾT ĐỂ ĐƯỢC CHẾT VỚI LƯƠNG
TÂM THANH THẢN, ĐỂ GIỮ ĐƯỢC TIẾT THÁO VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA MỘT TƯỚNG
LÃNH. Nguyễn Đông Thành ).
- Thị Xã Ban Mê Thuột hoàn toàn thất thủ vào chiều ngày 16.3.1975.
Mặt Trận BMT chấm dứt vào ngày 19.3.1975 ... rồi CUỘC TRIỆT THOÁI CAO NGUYÊN của
Quân Đoàn 2 & Quân Khu 2 (từ ngày 17 đến 25 .3.1975) ... Pleiku, Kontum bỏ
ngỏ, không xảy ra những TRẬN ĐÁNH LỚN NÀO mà chỉ VỪA ĐÁNH VỪA LUI QUÂN là LIÊN
TỈNH LỘ 7 đã trở thành CON LỘ MÁU bị Cộng Quân pháo kích, phục kích, chận đánh,
tấn công và CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA CẢ QUÂN LẪN DÂN đến mức Khổng Lồ không kể xiết
... kéo theo Cuộc Triệt Thoái Lui Quân của Quân Đoàn 1, của các phần đất còn lại
của VNCH ...rồi Mặt Trận Khánh Dương (từ ngày 19.3 đến ngày 2.4.1975), Mặt Trận
Phan Rang (từ ngày 1 đến 17.4.1975), Mặt Trận Xuân Lộc, Long Khánh (từ ngày 9 đến
21.4.1975) ... Cộng Quân vẫn luôn luôn áp dụng chiến thuật : " Tập trung
Quân Số Thật Đông (cấp sư đoàn trở lên), mở các Trận Địa Pháo có Phòng Không bảo
vệ, có Đài Quan Sát Pháo Binh chỉ điểm mục tiêu rồi Xung Phong Tấn Công Biển
Người có Chiến Xa và Đặc Công yểm trợ đi kèm ... QL/VNCH với những đơn vị cố định,
nhỏ bé, ít quân trú phòng, không chịu đựng nổi các cuộc ĐẠI PHÁO và TẤN CÔNG BIỂN
NGƯỜI .. trở nên rối loạn, co cụm, lui quân và thất thủ ... Trên khắp
chiến trường, các đơn vị của QL/VNCH đã kiên cường anh dũng chiến đấu ... nhưng
ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì miền Nam Việt Nam đã HOÀN TOÀN LỌT VÀO TAY CỘNG SẢN
BẮC VIỆT.
Xin phép được đưa ra KẾT QUẢ của 3 trận đánh và
tìm ra những NHẬN ĐỊNH QUÝ BÁU của các kết quả nầy :
* TRẬN ĐÁNH CỦA TRẠI BIỆT KÍCH QUÂN BIÊN
PHÒNG KATUM VÀO CUỐI NĂM 1968 :
-Trại BKQ/Biên Phòng Katum thuộc lãnh thổ tỉnh Tây Ninh có 5 đại đội
dưới quyến chỉ huy huy của Trung Úy Nguyễn Minh Đường (1 đại đội BKQ có 144 người,
như vậy Trại BKQ Katum có 720 quân).
- Cuối năm 1968, quân CSBV tập trung 2 trung đoàn quân chính quy
(quân số khoảng 5000 người), có pháo binh, phòng không và các đài quan sát pháo
binh yểm trợ, từ Cam-Bốt vượt biên giới Việt-Miên tấn công Biển Người vào trại
BKQ/Katum.
- BKQ/Katum thuộc Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt ... với lối đánh
chia quân TRONG và NGOÀI ... bên trong phòng thủ với 2 đại đội,
bên ngoài có 3 đại đội chia thành từng Toán Nhỏ và đánh Phục Kích, Đột
Kích và Du kích vào ban đêm theo chiến thuật truyền thống Bất Ngờ, Nhanh Gọn và
Lựu Đạn Tấn Công của BC/LLĐB.
- Khi chiến trận vừa bùng nổ, sau đợt pháo kích đầu tiên của Cộng
Quân ... lúc Cộng Quân vừa có mặt ở vòng rào phòng thủ để chuẩn bị tấn công thì
cũng là lúc các Toán BKQ ngoài trại " Bắn Tỉa " tiêu
diệt ngay các đài quan sát pháo binh, các Toán BKQ Đột Kích dùng lựu đạn
để " Bịt Miệng, Khớp Họng " ngay các khẩu pháo
và làm " Nổ Tan Xác " các lực lượng Phòng Không của
Cộng Quân.
- Với 5 đại đội BKQ trong ngoài của Trại Katum và 2 đại đội BKQ của
Trại Thiện Ngôn tăng viện, anh dũng với súng đạn trên tay cùng sự yểm trợ Không
Quân và Pháo Binh của quân ta đã làm cho 2 trung đoàn Cộng Quân trở thành NHỮNG
CON THIÊU THÂN TAN XÁC trên chiến trường.
* Xin được kết luận : Tiêu diệt được Pháo Binh, Phòng Không và Đài
Quan Sát Pháo Binh của Cộng Quân thì Đoàn Quân Tấn Công Biển Người ... chỉ đón
nhận Cái Chết trước họng súng chiến đấu can trường của quân trú phòng mà thôi.
2). TRẬN ĐÁNH PHƯỚC LONG (tháng 12 năm 1974) : Lúc nầy
quân CSBV đã áp dụng CHIẾN TRANH QUY ƯỚC và đánh cấp Sư Đoàn trở lên, có Pháo
Binh, Phòng Không, Đài Quan Sát Pháo Binh và Chiến Xa, Đặc Công yểm trợ ... và
lúc nầy Hiệp Đinh Paris về Việt Nam đã được ký kết (27.1.173), cho nên quân đội
Đồng Minh Hoa Kỳ không còn yểm trợ về KHÔNG QUÂN cho QL/VNCH.
- Cộng Quân với 2 sư đoàn mang số 3 và 7 cùng 2 trung đoàn biệt lập,
2 trung đoàn pháo binh, phòng không và các đài quan sát pháo binh, quân số tổng
cộng tương đương với 3 sư đoàn (tức khoảng 30.000 quân), tấn công Biển Người
vào Phước Long (quân trú phòng khoảng 5000 người và 4 pháo đội pháo binh với 24
khẩu pháo).
- Có chiến xa yểm trợ đánh vào Phước Long và Phước Long thất thủ.
* Xin được kết luận : Các TRẬN ĐỊA PHÁO của Cộng
Quân tự do hoạt động, quân trú phòng bị áp đảo và đè bẹp ngay từ đầu. Các súng
Phòng Không của Cộng Quân bắn lên vòm trời Phước Long như đan lưới, Không Lực
VNCH hoàn toàn bị vô hiệu và bất lực trong việc yểm trợ cho quân trú phòng cũng
như bị hạn chế hoàn toàn trong việc tiêu diệt các TRẬN ĐỊA PHÁO của Cộng Quân.
3). MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT (vào
tháng 3 năm 1975) : Cũng cùng số phận như Phước Long với hơn 4000 quân trú
phòng và 12 khẩu pháo 105 ly, chống trả với 4 sư đoàn CSBV có Pháo Binh (TRẬN ĐỊA
PHÁO), Phòng Không, Đài Quan Sát Pháo Binh cùng hàng trăm Chiến Xa xung phong tấn
công BIỂN NGƯỜI vào Ban Mê Thuột ... và Thị Xã Ban Mê Thuột bị thất thủ.
* Xin được kết luận : TRẬN ĐỊA PHÁO của Cộng Quân
là YẾU TỐ QUAN TRỌNG và CHÍNH làm cho Ban Mê Thuột THẤT THỦ.
* KẾT LUẬN CUỐI CÙNG QUA 3 TRẬN ĐÁNH
: " Yếu tố quân số đông đảo, hùng hậu tấn công BIỂN NGƯỜI (kể cả
việc có Chiến Xa và Đặc Công đi kèm), KHÔNG PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐƯA ĐẾN CHIẾN THẮNG
cho Cộng Quân mà chính là các TRẬN ĐỊA PHÁO của Cộng Quân đã QUYẾT ĐỊNH CHIẾN
THẮNG trên chiến trường dành cho Cộng Quân. Nếu QL/VNCH có phương thức và biện
pháp TIÊU DIỆT ĐƯỢC CÁC TRẬN ĐỊA PHÁO, PHÒNG KHÔNG và ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH của
Cộng Quân (như trường hợp các Biệt Kích Quân của Trại Katum thuộc BC/Lực Lượng
Đặc Biệt/C.3 QL/VNCH) đã làm ... thì đoàn quân tấn công BIỂN NGƯỜI của Cộng
Quân chỉ là NHỮNG CON THIÊU THÂN TỰ SÁT trước những họng súng anh dũng kiên cường
của QL/VNCH.
* Bắt đầu từ tháng 2 năm 1974, Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra
lệnh cho quân CSBV và tay sai ở Chiến Trường Miền Nam VN " Đưa Chiến Trường
đến hình thức CHIẾN TRANH QUY ƯỚC ", trong khi toàn bộ
các đại đơn vị của QL/VNCH, kể cả 2 đơn vị Tổng Trừ Bị là Nhảy Dù và Thủy Quân
Lục Chiến đều bị CẦM CHÂN TRONG HỆ THỐNG PHÒNG THỦ DIỆN ĐỊA
NHƯ CÁC ĐƠN VỊ ĐỊA PHƯƠNG QUÂN ... chưa có một đơn vị nào đủ KHẢ
NĂNG CƠ ĐỘNG để sẳn sàng ứng phó với một cuộc chiến Quy Ước.
* Cuộc Chiến Quy Ước mà Cộng Quân thực hiện là : " Tập trung
quân số đông đảo (cấp sư đoàn), xử dụng Các Trận Địa Pháo, có Phòng Không bảo vệ
và Đài Quan Sát Pháo Binh chỉ điểm mục tiêu ... rồi Tấn Công Xung Phong Biển
Người vào các đơn vị cố định, lẻ tẻ, ít quân của QL/VNCH mà trong đó CÁC
TRẬN ĐỊA PHÁO là Đáp Số của Bài Toán, là Con Chủ Bài của CHIẾN THẮNG ".
* Vậy mà, các cấp LÃNH ĐẠO QUỐC GIA, các TƯỚNG LÃNH QUÂN SỰ
CAO CẤP của VNCH không tìm hiểu, phân tích, ước tính ĐỂ TÌM RA
KẾ HOẠCH DÀI HẠN ĐỐI PHÓ ... mà lại ra lệnh cho QL/VNCH tiếp tục CHIẾN
THUẬT THỤ ĐỘNG, PHÒNG THỦ GIỮ ĐẤT, GIỮ DÂN ... hoàn toàn KHÔNG CƠ ĐỘNG CHO PHÙ
HỢP THEO NHU CẦU CHIẾN TRƯỜNG ... cứ để cho BỊ BAO VÂY, LUI BINH và THẤT THỦ.
* Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã không có được NHỮNG BAN
THAM MƯU TÀI GIỎI, không có được NHỮNG VỊ TƯỚNG LÃNH CÓ NHỮNG
BỘ ÓC CHIẾN LƯỢC GIA để ĐỐI PHÓ VỚI CUỘC CHIẾN QUY ƯỚC mà Quân CSBV
bày ra. Các trận đánh của Trại BKQ Katum cuối năm 1968, của Phước Long cuối năm
1974 và của Ban Mê Thuột tháng 3 năm 1975 ... chính là những ĐÁP SỐ THẮNG,
BẠI của cuộc chiến VN ... và ngày 30 tháng 4 năm 1975 chính
là NHỮNG CON SỐ ĐAU THƯƠNG của Bài Toán đó dành cho số phận
nghiệt ngã, oan khiên của miền Nam VN ...
* Vì cái hậu quả đau khổ, oan khiên, nghiệt ngã của Chiến Tranh
Quy Ước mà QL/VNCH với hơn 1 triệu quân gồm Hải, Lục, Không Quân ... đã anh
dũng kiên cường chiến đấu, đặc biệt là những chiến sĩ trên chiến trường, trực
tiếp cầm súng ngày đêm chống chọi với quân thù, đem xương máu, lòng quả cảm
trong sứ mạng BẢO QUỐC AN DÂN ... nhưng ... nhưng than ơi !!! ... tại Chi Khu Đức
Lập (thuộc tiểu khu Quảng Đức), ngày 9.3.1975, gần 1000 quân trú phòng và 2 khẩu
pháo 105 ly dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Cao Vực (quận trưởng kiêm
chi khu trưởng) phải đương đầu với 1 sư đoàn Cộng Quân (sư đoàn F.10) có Pháo
Binh, Chiến Xa yểm trợ với hơn 10 ngàn quân tấn công xung phong biển người sau
TRẬN ĐỊA PHÁO ... cuối cùng 2 khẩu pháo 105 ly của chi khu phải bắn trực xạ ...
chi khu Đức Lập nằm trong biển lửa và thất thủ ... Người Hùng Nguyễn Cao Vực phải
" mang đầu máu " (xin lỗi, đây là sự thật, vì lúc bấy giờ Trung Tá Vực
bị thương nặng ở Đầu và Tay), rút lui, triệt thoái ...
* Cuối năm 1974, Tỉnh, Tiểu Khu Phước Long với quân
trú phòng khoảng hơn 5000 quân và 24 khẩu pháo binh dưới quyền chỉ huy của Đại
Tá Nguyễn Thống Thành ... và 30.000 dân cư ngụ mà đa số là người Thượng thuộc 2
sắc tộc Stiêng và Mnong cùng một số người Kinh (cư ngụ ở quận Phước Bình) ...
đã chống chọi với cuộc tấn công Biển Người có Đại Pháo, Chiến Xa và các trung
đoàn biệt lập, quân số khoảng 30 ngàn quân ... tiểu khu Phước Long đã THẤT THỦ.
- Đại Tá Nguyễn Thống Thành, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng và
Thiếu Tá Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng được ghi nhận là tử thương và mất tích
... 850 người trong số hơn 5000 người của quân trú phòng sống sót trốn thoát khỏi
các vị trí đóng quân của Phước Long, đa số các viên chức hành chánh, cảnh sát
quốc gia, cán bộ Xăy Dựng Nông Thôn ... quân nhân bị kẹt lại và bị bắt đã bị Cộng
Quân tàn sát, hành quyết dã man ... chỉ có 3000 dân trong số 30 ngàn dân của
Phước Long vượt thoát được vòng vây của Cộng Quân, hàng chục ngàn người còn lại
đã chôn vùi thân xác dưới các TRẬN ĐẠI PHÁO của Cộng Quân ... 121 quân nhân còn
sống sót trong số gần 500 quân của 2 Biệt Đội thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy
Dù ...
* Và đặc biệt, và thật đau khổ tang thương ... Xin
lỗi phải được ghi rằng : Với sự suy tính và ước tính SAI LẦM của "
Người Hùng Nhảy Dù của Chiến Trường Điện Biên Phủ, Đại Úy Phạm Văn Phú năm 1954
" ... tại Thị Xã Ban Mê Thuột ngày 10.3.1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư
Lệnh Quân Đoàn 2 & QK2, Tư Lệnh Chiến Trường Cao Nguyên, trong đó có BMT
... quân trú phòng với hơn 4000 người, 12 khẩu pháo binh 105 ly đã bị 4 sư đoàn
Cộng Quân tấn công Biển Người có Pháo Binh, Chiến Xa và Đặc Công yểm trợ ... và
Thị Xã Ban Mê Thuột đã THẤT THỦ .
- Người Hùng Mũ Đen, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu
Khu Trưởng Darlac (trong đó có BMT) và Đại Tá Vũ Thế Quang, Người Hùng Mũ Đỏ
(đàn em của Tướng Phú), Tư Lệnh Phó sư đoàn 23BB kiêm Tư Lệnh Mặt Trận BMT,
cùng một số nhỏ đồng đội sống sót ... tháo lui, triệt thoái và bị bắt làm Tù
Binh.
- Theo tin tức Tình Báo thì Cộng Quân sẽ tập trung một số quân thật
to để đánh chiếm BMT, nhưng Tướng Phú thì nghĩ rằng Cộng Quân sẽ đánh Pleiku,
cho nên BMT đã không được tăng quân phòng thủ từ đầu và không được sự quan tâm
đúng mức về quân sự của BTL/QĐ2 và của Tướng Phú.
* LỜI KẾT
LUẬN SAU CÙNG :
Kính thưa quý vị và kính thưa quý chiến hữu.
- Đoàn quân xâm lăng Cộng Sản Bắc Việt với chiến thuật " TIỀN
PHÁO HẬU XUNG và CÔNG ĐỒN ĐẢ VIỆN " (Đại Pháo, Trận Địa Pháo và Xung Phong
Biển Người), và tập trung quân tấn công thật đông đảo, hùng hậu (từ cấp sư
đoàn) theo hình thức CHIẾN TRANH QUY ƯỚC.
- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì " DI TẢN CHIẾN THUẬT "
và co cụm, lui binh trong hỗn loạn, rồi mất đất, mất dân ... và THẤT THỦ.
- Nếu như chúng ta (QL/VNCH) có được những Kế Hoạch, Phương Thức để
TIÊU DIỆT các lực lượng PHÁO BINH, các lực lượng PHÒNG KHÔNG, các ĐÀI QUAN SÁT
PHÁO BINH của quân Cộng Sản Bắc Việt ... thì những Đạo Quân Tấn Công Xung Phong
Biển Người của quân Cộng Sản Bắc Việt sẽ là " NHỮNG CON THIÊU THÂN COI NHƯ
TỰ SÁT " trước những họng súng anh dũng oai hùng của các chiến sĩ QL/VNCH.
- Nếu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa làm chủ và chiến thắng trên mọi
chiến trường trên toàn lãnh thổ của miền Nam Việt Nam thì tại Thủ Đô Sài-Gòn,
chắc chắn " SẼ KHÔNG CÓ ÔNG DƯƠNG VĂN MINH VỚI LỜI TUYÊN BỐ ĐẦU
HÀNG CỘNG SẢN BẮC VIỆT ".
- Miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa ... Quân, Dân,
Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa nói chung, và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói riêng
... Đúng ra, đã có được " MỘT CHIẾN THẮNG TRONG VINH
QUANG ANH HÙNG, NHƯNG TIẾC THAY ... MỘT CUỘC CHIẾN THẮNG ĐÃ BỊ BỎ LỠ ".
Than ơi ! Than ơi ! Đau Khổ ! Buồn ! Buồn ! và Tiếc lắm thay !!!
* Xin có được " MỘT NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM, MỘT
LỜI VINH DANH, TRI ÂN VÀ TẤM LÒNG THƯƠNG TIẾC DÀNH CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI VIỆT
NAM ĐÃ CHẾT, ĐÃ ANH DŨNG HY SINH, ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN CHO VIỆT NAM CỘNG HÒA
TRONG CUỘC CHIẾN VỪA QUA ".
- Bài viết nầy được thực hiện qua những suy nghĩ và nhận định CHỦ
QUAN và CÁ NHÂN của chúng tôi trên Phương Diện Quân Sự ... có thể có những khiếm
khuyết sai sót ... mong sự chỉ giáo và sự cảm thông của tất cả mọi quý vị và quý
chiến hữu.
- Các Tài Liệu liên quan đến Quân Sự của bài viết, chúng tôi
tra cứu, tham khảo, sưu tầm qua nhiều nguồn sử liệu khác nhau (trên các mạng
internet, các bài viết, các sách, báo có liên quan đến Quân Sử Việt Nam, các
tác giả của các bài viết, các sách, báo, các cơ quan truyền thông báo chí ...).
Chúng tôi xin được cám ơn chung và xin lỗi đến với tất cả các tác giả có các Sử
Liệu Việt Nam mà
chúng tôi đã xử dụng cho bài viết nầy.
Trân trọng kính chào.
Ba-Lê, ngày 1 tháng 4 năm 2021.
Nguyễn Vân Xuyên và Trần Trung Quân.
*TB : Bài viết nầy được tham khảo, tra cứu, sưu tầm qua nhiều tài liệu từ
các nguồn sử liệu khác nhau, chúng tôi nghĩ rằng : chắc chắn sẽ có những khiếm
khuyết sai sót về tên, họ, cấp bậc, đơn vị, ngày tháng năm, số liệu và số lượng.
Mong sự chỉ giáo, bổ túc và cảm thông của tất cả mọi quý vị.
Chân thành cám ơn.
* PHẦN PHỤ CHÚ ĐẶC BIỆT : (vì sự giới hạn của Phần Phụ
Chú, chúng tôi xin phép " không đề cập đến Không Quân, Hải Quân, các đơn vị
Diện Địa (ĐPQ + NQ ), các đơn vị Tổng Trừ Bị (Nhảy Dù + Thủy Quân Lục Chiến +
Liên Đoàn 81 BCND), các đơn vị Yểm Trợ Chuyên Môn mà chỉ xin phép đề cập một
cách Tổng Quát về các đơn vị Yểm Trợ Trực Tiếp Chiến Đấu như Pháo Binh và Thiết
Giáp). Và Phần Phụ Chú nầy chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết,
sai sót ... Mong sự chỉ giáo, bổ túc sửa chữa của quý vị và quý chiến hữu. Chân
thành Cám Ơn.
- Quân Lực VNCH luôn luôn duy trì quân số 1 triệu quân và quân số
nầy được kể chung Hải, Lục, Không Quân ... các đơn vị trực tiếp chiến đấu và kể
cả những đơn vị yểm trợ chuyên môn kỹ thuật và yểm trợ chiến đấu ...
- Về quân số tác chiến tổng quát cho 1 đơn vị bộ binh như sau :
* 1 Tiểu Đội có 11 người (kể cả Tiểu Đội Trưởng và
Tiểu Đội Phó)
* 1 trung Đội có 36 người với 3 tiểu đội tác chiến
(33 người) và 1 Ban Chỉ Huy 3 người gồm : Trung Đội Trưởng, Trung Đội Phó và 1
Âm Thoại Viên.
* 1 Đại Đội gồm có 148 người với 3 trung đội tác
chiến và 1 trung đội vũ khí nặng (36X4 : 144 người) và 1 bộ chỉ huy có 4 người
gồm : Đại Đội Trưởng, Đại Đội Phó và 2 Âm Thoại Viên.
* 1 Tiểu Đoàn Bộ Binh có 5 đại đội (4 đại đội tác
chiến + 1 đại đội chỉ huy yểm trợ + 1 trung đội thám báo) và Bộ Chỉ Huy Tiểu
Đoàn (có Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Phó và các Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ
thuộc các Ban của Tiểu Đoàn và một bộ phận Hậu Cứ của Tiểu Đoàn. Quân số lý
thuyết của một Tiểu Đoán Bộ Binh là 790 người. Các đơn vị Tổng Trừ Bị (ND +
TQLC+LĐ/81BCND) quân số có thể nhiều hơn (khoảng 850 đến 900 người).
* 1 Trung Đoàn BB có 3 tiểu đoàn tác chiến + 1 đại
đội chỉ huy công vụ + 1 đại đội trinh sát + 1 Bộ Chỉ Huy. Tổng cộng quân số của
1 Trung Đoàn Bộ Binh là 3000 người.
* 1 Sư Đoàn Bộ Binh có 1 Bộ Tư Lệnh với các đơn vị
trực thuộc + 3 Trung Đoàn BB Tác Chiến + 1 Đại Đội Trinh Sát + Các Đơn Vị Yểm
Trợ (Quân Y, Công Binh, Truyền Tin ...) và có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh và được
tăng phái 1 Thiết Đoàn Kỵ Binh. Quân số của 1 Sư Đoàn Bộ Binh khoảng từ 10 đến
12 ngàn người.
*** Thiết Giáp : Theo căn bản 1
Chi Đội có 5 chiếc thiết giáp.
* 1 Chi Đoàn Kỵ Binh gồm có :
- 1 BCH với 1 phân đội chỉ huy (2TVX/M.113 + 1TVX/M.125) + 1 chi đội
yểm trợ (4TVM/M.113 có trang bị Súng Cối).
- 3 Chi Đội Tác Chiến : (15 chiếc M.113 x 3 : 15 chiếc M.113)
- Tổng cộng 1 Chi Đoàn Kỵ Binh có 22 chiếc TVX/M.113.
* 1 Chi Đoàn Chiến Xa có 17 Chiến Xa (M.41 và
M.48).
* 1 Thiết Đoàn Kỵ Binh gồm có :
- Bộ Chỉ Huy : 2TVX/M.113 + 2TVX/M.577 + 1TVX/M.578 Cần Trục +
1TVX/M.132 Phun Lửa + 1TVX/Súng Cối 106 ly + 2 Thám Xa V.100
- 2 Chi Đoàn Kỵ Binh (22 chiếc x 2 : 44 chiếc).
- 1 Chi Đoàn Chiến Xa M.41 (17 chiếc).
- Tổng Cộng 1 Thiết Đoàn Kỵ Binh (QĐ1, QĐ2, QĐ3) gồm có 70
chiếc thiết giáp.
- Riêng Quân Đoàn 4 không xử dụng Chiến Xa và mỗi Thiết
Đoàn Kỵ Binh ở QĐ4 có 75 chiếc M.113.
* Thiết Đoàn Chiến Xa có 60 chiến xa M.48.
* Quân Đoàn 1 :
- Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh : 2 Thiết Đoàn : - Thiết Đoàn 17KB : 7O
TG (51 TVX/M.113 + 17 Chiến Xa M.41 + 2 Commando Car/V.100).
- Thiết Đoàn 2O Chiến Xa : 60 Chiến Xa M.48.
- Sư Đoàn 1 Bộ Binh : Thiết Đoàn 7 KB : 7O TG (51 M .113 + 17 Chiến
Xa M.41 + 2 V.100).
- Sư Đoàn 2 BB : Thiết Đoàn 4 KB : 70 TG (51 TVX/M.113 + 17 Chiến
Xa M.41 + 2V.1000).
- Sư Đoàn 3 BB : Thiết Đoàn 11 KB : 70 TG (51TVX/M.113 + 17 Chiến
Xa M.41 + 2 V.1000).
- Tổng Cộng : 34O Thiết Giáp (204 TVX/M.113 + 68 Chiến Xa
M.41 + 60 Chiến Xa M.48 + 8 Commmando Car V.100).
* Quân Đoàn 2 :
- Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh : 3 Thiết Đoàn : - Thiết Đoàn 3 KB
: 70 TG (51 TVX/M.113 + 17 CX/M.41 + 2 V.100).
- Thiết Đoàn 19 KB : 70 TG (51 TVX/M.113 + 17
CX/M.41 + 2 V.100).
- Thiết Đoàn 21 CX : 60 CX/M.48.
- Sư Đoàn 22 BB : Thiết Đoàn 14 KB : 70 TG (51 TVX/M.113 + 17
CX/M.41 + 2 V.100).
- Sư Đoàn 23 BB : Thiết Đoàn 8 KB : 70 TG (51 TVX/M.113 + 17
CX/M.41 + 2 V.100).
- Tổng Cộng : 340 Thiết Giáp (204 TVX/M.113 + 68 Chiến Xa
M.41 + 60 Chiến Xa M.48 + 8 Commando Car V.100).
* Quân Đoàn 3 :
- Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh : 3 Thiết Đoàn : - Thiết Đoàn 15 KB :
70 TG (51 TVX/M.113 + 17 CX/M.41 + 2 V.100).
- Thiết Đoàn 18 KB : 70 TG (51 TVX/M.113 + 17 CX/M.41 + 2
V.100).
- Thiết Đoàn 22 CX : 60 CX/M.48.
- Sư Đoàn 5 BB : Thiết Đoàn 1 KB : 70 TG (51 TVX/M.113 + 17
CX/M.41 + 2 V.100).
- Sư Đoàn 18 BB : Thiết Đoàn 5 KB : 70 TG (51 TVX/M.113 + 17
CX/M.41 + 2 V.100).
- Sư Đoàn 25 BB : Thiết Đoàn 10 KB : 70 TG (51 TVX/M.113 + 17
CX/M.41 + 2 V.100).
- Tổng Cộng : 410 Thiết Giáp (255 TVX/M.113 + 85 CX/M.41 + 60
CX/M.48 + 10 V.100).
* Quân Đoàn 4 :
- Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh : 2 Thiết Đoàn : - Thiết Đoàn 12 KB : 75 TG
(73 TVX/M.113 + 2 V.100).
- Thiết Đoàn 16 KB : 75 TG (73 TVX/M.113 + 2 V.100).
- Sư Đoàn 7 BB : Thiết Đoàn 6 KB : 75 TG (73 TVX/M.113 + 2 V.100).
- Sư Đoàn 9 BB : Thiết Đoàn 2 KB : 75 TG (73 TVX/M.113 + 2 V.100).
- Sư Đoàn 21 BB : Thiết Đoàn 9 KB : 75 TG (73 TVX/M.113 + 2
V.100).
- Tổng Cộng : 375 Thiết Giáp ( 365 TVX/M.113 + 10 Commando Car
V.100).
* Biệt Khu Thủ Đô :
- 2 Thiết Đoàn Kỵ Binh : - Thiết Đoàn A/KB : 70 TG (51
TVX/M.113 + 17 CX/M.41 + 2 V.100).
- Thiết Đoàn B/KB : 70 TG ((& TVX/M.113 + 17 CX/M.41 +
2 V.100).
- 2 Thiết Đoàn Chiến Xa : - Thiết Đoàn C/CX : 60 CX/M.48.
- Thiết Đoàn D/CX : 60 CX/M.48.
- Tổng Cộng : 260 Thiết Giáp (102 TVX/M.113 + 12O CX/M.48 + 34
CX/M.41 + 4 Commando Car V.100).
* Thiết Giáp Diện Địa của 44 Tiểu Khu :
Mỗi tiểu khu có 1 Chi Đội (5 xe) Commmando Car. Như vậy có : 44 x 5 : 220
V.100.
Tổng số Thiết Giáp các loại của
QL/VNCH :
1925
Thiết Giáp (1130 TVX/M.113 + 300 CX/M.48 + 255 CX/M.41 + 260 V.100).
*
Pháo Binh :
- Theo căn bản : 1 Trung Đội có 2 khẩu pháo & 1
Pháo Đội có 3 trung đội tức có 6 khẩu pháo & 1 Tiểu Đoàn có 1 Pháo Đội Chỉ
Huy và 3 Pháo Đội Tác Xạ (6 khẩu x 4),
tức là có 24 khẩu pháo.
- 1 Sư Đoàn Bộ
Binh có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh : 3 Tiểu Đoàn 105 ly và 1 Tiểu Đoàn 155
ly, tức là có 96 khẩu pháo ( 72 khẩu 105 ly và 24 khẩu 155 ly).
- 2 Sư Đoàn
Tổng Trừ Bị (Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến), mỗi sư đoàn có 4 Tiểu Đoàn
Pháo Binh 105 ly, tức là mỗi sư đoàn có 96 khẩu pháo 105 ly.
- Pháo Binh Diện
Địa dành cho các Tiểu Khu và Chi Khu là loại Pháo Binh 105 ly : Mỗi
Chi Khu có 1 trung đội pháo binh tức là có 2 khẩu pháo 105 ly và tại BCH của Tiểu
Khu có 1 pháo đội 155 ly để yểm trợ tổng quát thêm cho các chi khu trong vùng
trách nhiệm và yểm trợ trực tiếp cho các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trực thuộc
Tiểu Khu. QL/VNCH có 44 tiểu khu và 254 chi khu. Như vậy, số khẩu pháo của Pháo
Binh Diện Địa có được : 44 tiểu khu x 6 khẩu : 264 khẩu + 254 chi khu x 2 khẩu
: 508 khẩu ... Tổng cộng : 772 khẩu pháo 105 ly.
*
Quân Đoàn 1 & Quân Khu 1 :
- Tại Bộ Tư Lệnh QĐ
& QK : Có 5 Tiểu Đoàn Pháo Binh : 1 TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly + 2 TĐ/175 ly +
1TĐ/Phòng Không.
- Sư Đoàn 1 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly.
- Sư Đoàn 2 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly.
- Sư Đoàn 3 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/ 155 ly
- Tổng Cộng : 10
TĐ/105 ly + 4 TĐ/155 ly + 2 TĐ/175 ly + 1 TĐ/Phòng Không, tức là có : 240 khẩu
pháo 105 ly + 96 khẩu pháo 155 ly + 48 khẩu pháo 175 ly + 24 khẩu pháo Phòng
Không.
*
Quân Đoàn 2 & Quân Khu 2 :
- Tại Bộ Tư Lệnh QĐ
& QK : Có 7 Tiểu Đoàn Pháo Binh : 3 TĐ/105 ly + 2 TĐ/155 ly + 1 TĐ/175 ly +
1 TĐ/Phòng Không.
- Sư Đoàn 22 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly.
- Sư Đoàn 23 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly.
- Tổng Cộng : 9
TĐ/105 ly + 4 TĐ/155 ly + 1 TĐ/175 ly + 1 TĐ/Phòng Không, tức là có : 216 khẩu
pháo 105 ly + 96 khẩu pháo 155 ly + 24 khẩu pháo 175 ly + 24 khẩu pháo Phòng Không.
*
Quân Đoàn 3 & Quân Khu 3 :
- Tại Bộ Tư Lệnh QĐ
& QK : Có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh : 1 TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly + 1TĐ/175 ly +
1TĐ/Phòng Không.
- Sư Đoàn 5 BB : 3
TĐ/105 ly + 1TĐ/155 ly.
- Sư Đoàn 18 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly.
- Sư Đoàn 25 BB : 3
TĐ/105 ly + 1TĐ/155 ly.
- Tổng Cộng : 10
TĐ/105 ly + 4 TĐ/155 ly + 1 TĐ/175 ly + 1 TĐ/Phòng Không, tức là có : 240 khẩu
pháo 105 ly + 96 khẩu pháo 155 ly + 24 khẩu pháo 175 ly + 24 khẩu pháo Phòng
Không.
*
Quân Đoàn 4 & Quân Khu 4 :
- Tại Bộ Tư Lệnh QĐ
& QK : Có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh : 2 TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly + 1 TĐ/Phòng
Không.
- Sư Đoàn 7 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly.
- Sư Đoàn 9 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly.
- Sư Đoàn 21 BB : 3
TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly.
- Tổng Cộng : 11
TĐ/105 ly + 4 TĐ/155 ly + 1 TĐ/Phòng Không, tức là có được : 264 khẩu pháo 105
ly + 96 khẩu pháo 155 ly + 24 khẩu pháo Phòng Không.
*
Biệt Khu Thủ Đô : Có 5 Tiểu Đoàn Pháo Binh : 2 TĐ/105 ly + 2 TĐ/155 ly
+ 1 TĐ/Phòng Không, tức là có được : 48 khẩu pháo 105 ly + 48 khẩu pháo 155 ly
+ 24 khẩu pháo Phòng Không.
** TỔNG
CỘNG CHUNG, QL/VNCH gồm có :
- Phần Chính Quy : 50 TĐ/105 ly + 18 TĐ/155 ly + 4 TĐ/175 ly + 5
TĐ/Phòng Không.
- Phần Diện Địa : 772 khẩu pháo 105 ly
- Tổng Cộng : 2620 khẩu pháo : 1972 khẩu pháo 105 ly + 432
khẩu pháo 155 ly + 96 khẩu pháo 175 ly + 120 khẩu pháo Phòng Không.
* Phân Loại Tổng Quát :
1). Đại Bác 105 ly : 1 viên đạn nặng 15 kg . Tầm xa : 14
cây số.
2). Đại Bác 155 ly : 1 viên đạn nặng 43 kg . Tần xa : 17
cây số.
3). Đại Bác 175 ly : 1 viên đạn nặng 66,78 kg . Tầm
xa : 20 cây số. (Nòng súng 175 ly phải thay sau khi bắn được 300 viên đạn).
* Ngoài ra, QL/VNCH có được những Vũ Khí và
Khí Cụ sau đây ( một vài loại đặc biệt chủ yếu ... ) :
- Súng Cá Nhân M.16 : 981.200 khẩu.
- Súng Đại Liên M.60 : 35.800 khẩu.
- Súng Phóng Lựu M.79 : 45.850 khẩu.
- Súng Cối 81 ly : 17.600 khẩu.
- Máy Truyền Tin AN/PRC.25 : 42.100 máy.
- Xe jeep : 210.000 chiếc.
- Xe GMC : 198.200 chiếc.
* PHÁO BINH VÀ THIẾT GIÁP CỦA QUÂN CỘNG SẢN
BẮC VIỆT
TẠI
CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM VIỆT
NAM :
- Tính đến cuối năm 1974 đầu năm 1975, tức là vào thời điểm Quân
CSBV bắt đầu thực hiện hình thức CHIẾN TRANH QUY ƯỚC thì vấn đề Pháo Binh và
Chiến Xa, nhất là PHÁO BINH để mở CÁC TRẬN ĐỊA PHÁO, là SỞ TRƯỜNG THEN CHỐT cho
CHIẾN THẮNG của các trận đánh và số khẩu pháo đủ loại, nhất là Pháo Hạng Nặng Tầm
Xa và Hỏa Tiển, CSBV đã được Liên Sô viện trợ thật nhiều, kể cả Chiến Xa thật
hiện đại tối tân như PT.76 và T.54.
- Số khẩu pháo mà quân CSBV xử dụng là 6224 khẩu pháo đủ loại
và 1520 chiến xa.
- Mỗi Sư Đoàn của quân CSBV có 1 Trung Đoàn Pháo Binh. Một Trung
Đoàn có 4 Tiểu Đoàn, mỗi tiểu đoàn có 22 khẩu pháo. Như vậy 1 sư đoàn quân CSBV
có 88 khẩu pháo.
- Những loại khẩu pháo được xử dụng :
* Pháo 130 ly với tầm xa 27 cây số.
* Pháo 122 ly với tầm xa 21 cây số.
* Pháo Phản Lực : 8 ống gắn trên xe Molotova, tầm bắn
11 cây số.
* Pháo giàn phóng hỏa tiển BM.1, BM.2 (2 người
khiên trên vai, tầm xa 17 cây số).
* Hỏa tiển SAM.7 (vác trên vai).
- Riêng các loại pháo SKZ, 62 ly, 82 ly, pháo " phản lực loại
trung bình " bắn bằng ống phóng vác trên vai giống như B.40, B.41 sẽ khai
hỏa đồng loạt cùng một lúc khi chuẩn bị xung phong. Trước đó, các loại pháo nặng
bắn phủ đầu, tàn phá một cách khủng khiếp (lúc đầu từ biên giới Việt-Miên-Lào,
sau đó, kéo vào nội địa Việt Nam ) ...
- Nếu chưa có " Chiến Dịch ", mỗi ngày Cộng Quân bắn từ
5000 đến 7000 quả đạn pháo binh trên toàn lãnh thổ của miền Nam VN, mục đích cầm
chân QL/VNCH, quấy rối hoặc yểm trợ cho các Trung Đoàn Chủ Lực Miền hoặc Du
Kích Địa Phương ...
- Khi mở " Chiến Dịch ", tổng tấn công thì bắn mỗi ngày
từ 20.000 đến 30.000 quả đạn đủ loại.
- Khi tấn công Chi Khu Đức Lập (tiểu khu Quảng Đức),
quân CSBV xử dụng 1 sư đoàn (khoảng 8000 quân), 88 khẩu pháo đủ loại, 50 chiến
xa(T.54 và PT.76) ... trong khi Chi Khu Đức Lập có 1000 quân phòng thủ và 2 khẩu
pháo 105 ly.
- Khi tấn công tiểu khu Phước Long, 2 sư đoàn quân
CSBV + 2 trung đoàn Biệt Lập, tổng cộng quân số khoảng 3 sư đoàn (25.000 quân),
200 khẩu pháo và 100 chiến xa ... trong khi Phước Long với khoảng 5000 quân trú
phòng và 12 khẩu pháo binh.`
- Khi tấn công Thị Xã Ban Mê Thuột, Cộng Quân xử dụng
4 sư đoàn, 300 khẩu pháo và 300 chiến xa, trong khi quân trú phòng chỉ hơn 4000
người và 12 khẩu pháo 105 ly.
CÁC
TRẠI BIỆT KÍCH PHÒNG THỦ DỌC THEO BIÊN GIỚI
Các
trại Bịêt Kích thành lập tháng 1-1961, giải tán tháng 12-1970
TỈNH
QUẢNG TRỊ. Trại Ba Lòng. Trại Cồn Thiên. Trại Delta. Trại
Gio Linh. Trại Làng Vei. TỈNH QUẢNG NAM : Trại
A Rô. Trại An Diêm. Trại Hiệp Đức. Trại Hoa Cam . Trại
Nam Đức.
Trại Nông Sơn. Trại Ta Kho. Trại Thường Đức. TỉNH QUẢNG NGẢI :
Trại Ba Gia. Trại Ba Tơ. Trại Gia Vực. Trại Hà Thanh. Trại Mang Buk. Trại Minh
Long. Trại Sa Huỳnh. Trại Ta Ma. Trại Trà Bồng. TỉNH QUẢNG ĐỨC :
Trại Bu Prang. Trại Buôn Sa Pa. Trại Đức Lập. Trại Nhơnc Cơ. HUẾ : Trại
A Lưới, là tiền đồn của Trại A Shau. Trại Tà Bạt. Trại Tà Rau. TỈNH
PLEIKU : Trại Đức Cơ. Trại Kan
Nack. Trại Phú Thiện. Trại Plei Do Lim. Trại Plei Dje Reng. Trại Pleike. Trại
Pleimei. Trại Plei Mrong. Trại Plei Yarong. Trại Plei Yu. Trại Suối Dơi. TỈNH
KONTUM : Trại Ben Het – tiếng Việt đọc là Bến Hết. Trại
Chu Ta Kra. Trại Dar Pek. Trại Dak Seang. Trại Dark Sút. Trại Dak Tô. Trại Mang
Buk. Trại Plateau Gi. Trại Plei Jar. Trại Plei Kleny. Trại Plei Krong. TỈNH
BAN MÊ THUỘT : Trại Buôn Tha. Trại Buôn Ying. Trại Buôn Yun. Trại
Krong Kho. Trại Krongmo. Trại Lạc Thiện. Trại Tân Linh. Trại Tiêu Ajar.
Trại Trang Phúc. Trại Ya Soup. TỈNH DAK LAK : Trại An Lạc. Trại
Buôn Beng. Trại Bujôn Brieng. Trại Buôn Bak. Trại Buôn Bang. Trại Buôn Dan Bak.
Trại Buôn Dom. Trại Buôn Eaya. TỈNH LÂM ĐỒNG : Trại Bảo Lộc.
Trại Djirai. Trại Tân Rari. TỈNH TUYÊN ĐỨC : Trại Trại Dam Pau . Trại
Phey Jrum. TỈNH BÌNH ĐỊNH : Trại An Khê. Trại Bình Khê. Trại
Hà Tây. Trại Hoài Ân. Trại Kammack. Trại Plei Ta Nongle. Trại Vĩnh Thạnh. TỉNH
BÌNH THUẬN : Trại Hương Sơn. Trại Phước Thiện. Trại Plei Long. Trại
Phi Mã. Trại Sông Mao.TỈNH PHƯỚC LONG : Trại Bù Đốp. Trại Bù
Gia Mập. Trại Rumark. Trại Đức Phong. Trại Đồng Xoài – Đôn Luân. Trại Sông Bé. TỈNH
BÌNH LONG : Trại Chí Linh. Trại Chơn Thành. Trại Hớn Quản. Trại Lộc
Ninh. Trại Ninh Thạnh. Trại Widder. TỈNH BÌNH DƯƠNG : Trại Lai
Khê. Trại Bến Cát. Trại Phước Vĩnh. TỈNH PHƯỚC THÀNH - nằm
trên con sông Bé - Trại Túc Trưng. Trại Xóm Cát. Trại Bo Mua. Trại Nước
Vàng. TỈNH TÂY NINH : Trại Bao Đôn. Trại Bến Sỏi.
Trại Bến Sơn – cách Bến Sỏi 25 cây số, về hướng Tà Lọt, sát biên giới Miên, cạnh
bờ sông Vàm Cỏ. Trại Kà Tum. Trại Gò Dầu Hạ. Trại Núi Bà Đen. Trại Prek Klock.
Trại Suối Đá. Trại Thiện Ngôn. Trại Tonle Chamn- Tống Lê Chân. Trại Trại Bí. Trại
Trảng Sụp. Trại Phước Tân – tiền đồn của trại Bến Sỏi, trại này cách biên giới
Miên 1 cây số. TỈNH PHƯỚC TUY : Trại Mike Force Long Hải. TỈNH
HẬU NGHĨA : Trại Đức Hòa, Trại Đức Huệ, Trại Hiệp Hòa. TỈNH
LONG AN : Trại Bến Phước. Trại Hương Hòa. Trại Trà Cú. TỈNH KIẾN
TƯỜNG : Trại Ấp Bắc. Trại Bình Thạnh. Trại Cái Cai. Trại Dân Cường. Trại
Kinh Qua. Trại Mộc Quá. Trại Mỹ Diên. Trại Tuyên Nhỏ. Trại Tân Hiệp. Trại Thượng
Thới. TỈNH CHÂU ĐỐC : Trại An Long. Trại An Phú. Trại Ba Chúc
Núi Tượng. Trại Ba Xoài. Trại Chi Lăng. Trại Hiêp Đức. Trại Tịnh Biên. Trại Tân
Châu. Trại Tri Tôn. Trại Vĩnh Gia. TỈNH R ẠCH GIÁ : Trại Hà
Tiên. Trại Sà Tiên. Trại Tô Châu. Trại Phú Quốc. Tổng cộng 181 trại LLĐB trên
toàn lãnh thổ VNCH. Ở đây chỉ ghi lại những trại đóng dọc theo biên giới Việt
Miên Lào mà thôi.
(Trích
theo tài liệu của KELLY và FRANCIS : Viet Nam Studies U.S. Army Special
Forces – 1973 – USAID United States Agency for International Development
– Saigon)
TRẠI LLĐB LÀ
HÀNG RÀO CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ BIÊN GIỚI
Trong cuộc
họp ngày 2-9-1957 tại Phủ Tổng Thống, gồm các ông: Ngô Đình Nhu, Giám
Đốc Sở Chính Trị Trần Kim Tuyến và Bộ Trưởng Lao Động Huỳnh Hữu Nghĩa (được xem là
3 bộ óc siêu đẳng của chính thể Đệ Nhất VNCH) duyệt xét lần
chót kế hoạch thoát khỏi hiểm họa CS trước khi trình lên TT Ngô Đình Diệm phê
chuẩn. Ông Nhu giải thích. Muốn cứu quốc, tái thiết xứ sở, đương đầu cuộc chiến
một mất một còn với CS, Chúng ta phải thực hiện cho bằng được học thuyết Cần
Lao Nhân Vị (con người có thể xác và linh hồn, sống có
nhân bản và phải biết vị tha theo lời Chúa dạy, cá nhân liên đới với xã hội, cần
kiệm trong cuộc sống, siêng năng lao động để phát triển đất nước. Cần Lao Nhân
Vị là chủ nghĩa DUY TÂM, đối đầu với chủ
nghĩa DUY VẬT CS).
và
hoàn tất 3 Chiến Lược.
1-
Chiến Lược Phòng Thủ Biên Giới : Ngăn chặn đại
quân địch từ xa, và đánh địch khi địch còn ở ngoại biên. Đồng thời, đánh địch
ngay trong vùng địch.
2.
Thành lập Ấp Chiến Lược : Nhằm tách rời dân và địch ra hai giới
tuyến riêng biệt.
3-
Chiến Lược Đắc Nhân Tâm : Lập các Khu Dinh Điền, Khu Trù
Mật, Ấp Đời Mới, kỹ nghệ hóa công nghịêp. Kỹ nghệ hóa nông nghiệp. Cấp
đất cho dân có ruộng cày. Học đường miễn phí. Y tế miễn phí. Lập các trại tế bần
nuôi người nghèo, các trẻ em mồ côi. Lập viện dưỡng lão săn sóc người già…. Sau
đó, ông giao công tác phòng thủ biên giới cho Thiếu Tá Lê
Quang Tung. (Năm 1957 ông Tung còn mang cấp bậc Thiếu Tá - và
người phụ tá là Đại Úy Trần Khắc Kính).
Bộ Tư Lệnh
LLĐB đã hình thành từ cuối năm 1956 theo lệnh TT Ngô Đình Diệm. Nhưng, ông
Tung và Sở Liên Lạc của ông làm việc với Đại Tá Cố Vấn Rogers mãi đến 3 năm sau
mới hoàn tất Chiến Lược Phòng Thủ Biên Giới. Từ tháng 2-1960 đến
tháng 7 – 1962, Trung Đoàn 20 Công Binh Hoa Kỳ đã xây dựng xong 65 trại LLĐB đầu
tiên. Đến năm 1966, con số lên tới 181 trại. Quân số Dân Sự Chiến Đấu –
Biệt Kích Quân (CIDG) - khoảng 50.000 người. 181 Trại, có 110 trại bố
trí sát biên giới Việt Miên, Việt Lào từ 4 đến 8 cây số. Hai chữ « Biệt
Kích”, mang ý nghĩa một hình thức chiến đấu đa dạng. Ngoại lệ. Không tùy
thuộc vào chiến tranh quy ước. Họ không phải là quân nhân của VNCH. Không có số
quân. Khi bị bắt làm tù binh. Chính phủ VNCH không có thẩm quyền nhìn nhận và bảo
vệ họ. Họ chiến đấu âm thầm. Lặng lẽ. Cô đơn. Thường 1 toán 6 người. Thi hành
nhiệm vụ thám sát, theo dõi, bắt cóc, tấn công các vị trí đặt đại pháo của địch
trên lãnh thổ Miên, Lào. Thời gian hành quân trong lòng địch 3
tuần lễ. Họ là những chiến sĩ chiến đấu trong bóng tối. Chết trong vô danh. Thi
hài không được an táng trong Nghĩa Trang Quân Đội VNCH. Chỉ được chôn cất ở các
nghĩa trang tại các Trại Biệt Kích. Họ là người: Tày, Thái trắng, Miên,
Lào, Nùng, Mường, Hmông, Dao, Gia Rai, Ra Đê, Rê Đê, Haré, Mứn Xen, Tềnh, Tà
Ôi, Tà Mun, Pu Đăng, Khù Xung, Brao, Ka Pèo... Họ sinh trưởng
trên ba miền đất nước Việt Nam. Tình nguyện phục vụ dưới màu áo Biệt Kích. Chết
cho chính thể VNCH. Họ ít khi tình nguyện vào lính Biệt Kích một mình. Rủ rê cả
anh em ruột. Con, cháu, chú, bác, cả dòng họ. Cả làng. Phục vụ chung trong một
đại đội. Do đó, khi đụng trận. Họ điên cuồng xung phong. Quyết liệt chống trả đến
viên đạn cuối cùng để bảo vệ người thân, anh em máu mủ ruột thịt. Cha mẹ. Vợ
con họ, cũng đi theo họ. Sống với họ trong khu Gia Binh Trại. Chức đại đội trưởng.
Thường là Tộc Trưởng. Trưởng Bộ Lạc. Trưởng Làng. Trước kia từng là binh sĩ
trong quân đội Pháp. Rất có uy tín. Nên được người của họ đề cử. Trong lực lượng
Biệt Kích. Người sắc tộc thiểu số chiếm 70%. Người VN chính gốc 30%. Người VN,
không thích thi hành quân dịch. Đưa qua bộ binh. Đổi ra các đơn vị xa nhà. Gia
nhập vào Biệt Kích. sống gần gia đình. Đại Đội Trưởng. Đa số cựu sĩ quan Cao
Đài, Hòa Hảo. Các nhân vật có thành tích chống Cộng đựơc các cha Giáo Xứ như
Bùi Chu – Phát Diệm giới thiệu với Sở Liên Lạc. Sau này là Nha
Kỹ Thuật. Mỗi cuối tháng. Đúng vào ngày 28. Ban Quân Lương Hoa Kỳ, đến tận
trại, phát lương trực tiếp cho họ. Lính Biệt Kích lãnh lương nhiều gấp rưỡi
lính VNCH. Ngoài ra, họ còn lãnh thêm tiền thưởng nếu lập được chiến công tại mặt
trận. Thí dụ, len lỏi vào đất Miên. Tấn công Đột Kích (đánh
bất ngờ). « Hỏa thiêu » được một khẩu 122 ly hoặc 130 ly. Tiền
thưởng cho nguyên một toán, không dưới 20.000 (tiền VNCH, trước 1975). Vì nhận
lãnh những công tác vô cùng nguy hiễm. 1 phần sống. 9 phần chết. Cho nên, tiền
tử của Biệt Kích, nhiều gấp đôi lính VNCH.
Trại LLĐB –
Biệt Kích – đặt dưới sự chỉ huy của Toán A. gồm:
1 đại úy trưởng trại. 1 trung úy phó trưởng trại. 1 thiếu úy trưởng ban 3. Hai
chuẩn úy phụ tá. 1 trung sĩ nhất. Trưởng ban 1 - hành chánh -. 1 trung sĩ nhất
trưởng ban 2 - an ninh. 1 trung sĩ nhất trưởng ban truyền tin. 1 trung sĩ nhất
trưởng ban cứu thương. 1 trung sĩ nhất trưởng ban tình báo. 1 trung sĩ nhất trưởng
ban tâm lý chiến. 1 trung sĩ nhất trưởng ban tiếp liệu – phối hợp với trưởng
ban tiếp liệu của HK trong trại. 1 trung sĩ nhất chuyên viên về chất nổ. 1 thượng
sĩ nhất trông coi thường vụ trại. 1 thượng sĩ nhất phụ trách huấn luyện. 15 người
tất cả. Toán B, trưởng toán, cấp thiếu tá, chỉ huy khoảng 5 hoặc 6 Toán A. Trên
Toán B là Toán C, cấp Quân Đoàn. Trưởng toán, trung tá hoặc đại tá. Người giữ
chức vụ chỉ huy trưởng C 3 – Vùng 3 Chiến Thuật - lâu đời nhất. Cho đến ngày chấm
dứt chiến tranh, 1975, là Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn. Bên cạnh Toán A LLĐB Việt
Nam. Có một Toán LLĐBHK. Trực thuộc 5TH SPECIAL FORCES GROUP.
Cấp bậc và quân số cũng tương đương với Toán A VN. Giữ vai
trò cố vấn. Yểm trợ hành quân trên mọi phương diện. Tài chánh. Vũ khí. Lương thực.
Pháo binh. Không quân… Phi trường Utapao, Thái Lan, luôn luôn túc trực 2 pháo
đài B52 dành riêng cho Biệt Kích VN. Sĩ quan LLĐBHK có quyền gọi thẳng B52 yểm
trợ. Không cần thông qua Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại VN.
LLĐBVN có
nhiệm vụ chỉ huy, huấn luyện BK hoàn thành các công tác được giao phó như
sau : Thám sát sâu trong hậu cứ VC. Nhảy vào khu vực của địch
trước đó 2 tuần lễ. Tìm địa điểm địch đóng quân, các ổ pháo phòng không. Phục
kích, giữ an toàn bãi đáp đổ quân. Chuẩn bị chiến trường cho đại quân nhảy xuống
giữa chiến khu địch. Yểm trợ các hoạt động nổi dậy trong vùng địch kiểm soát .
Yểm trợ các hoạt động đặt mìn. Bắn tỉa cán bộ. Sĩ quan bộ đội. Trên đường mòn Hồ
Chí Minh. Bắt cóc bộ đội khai thác tin tình báo. Đánh sập các căn cứ tiếp liệu
sâu trong hậu cứ đối phương. Phá hủy các khẩu đại pháo 122 ly, 130 ly. Các kho
chứa vũ khí của địch. Do thi hành những nhiệm vụ trên, lính BK đòi hỏi cao
về kỹ thuật tác chiến. Tinh thần vững chắc, kiên cường. Sự can đảm tột cùng. Khả
năng hoạt động riêng lẻ rất điêu luyện theo từng toán nhỏ. Hoặc, trong sự cô độc,
một mình, nếu là một tay thiện xạ chuyên bắn tỉa trong vùng địch kiểm soát.
Nói cách
khác, một cán bộ LLĐB, một Toán Delta, một toán Lôi Vũ tác chiến như thế nào,
lính BK sẽ được huấn luyện y như vậy.
Trại Biệt
Kích, 60% xây dựng theo khung hình tam giác (3 góc). 40% theo
hình tứ giác (4 góc). Mỗi góc thiết kế 2 khẩu đại liên M60 (khoảng cách mỗi
khẩu là 4 thước). 1 súng cố 61 ly. 8 khẩu phóng lựu M79. 2 súng phun lửa
M-1. 12 khẩu M72 chống xung phong biển người. 7 hỏa tiễn TOW diệt xe tăng.
Hỏa lực 1, có sức mạnh
tàn sát kinh khủng. Khai hỏa đồng loạt, từ ba góc giao chéo với nhau khi địch
dùng chiến thuật biển người. Địch càng xung phong. Xác chết càng chất lên cao.
Con kiến cũng không lọt qua nổi. Nói chi là con người.
Hỏa lực 2, bố trí cả
trăm súng đủ loại, dọc theo giao thông hào bắn yểm trợ hỏa lực 1.
Trong phòng tuyến này. Có 4 toán thiện nghệ tung lựu đạn mini. Cách xa đối
phương. Có khi trên 50 thước. Khiến số thương vong của địch. Càng gia tăng. Địch
chùn bước. Rối loạn đội hình xung phong. Thêm vào đó. Các toán chuyên môn về
các loại mìn. Bấm kích hỏa theo từng chiến thuật phản công.
Hỏa lực 3, giao
thông hào 2. Có 2 khẩu 82 ly. 2 khẩu 105 ly. « Rải trấu » phía
sau lưng địch. Nghiền nát nhừ các cánh quân đoạn hậu. Đang chờ đến lượt xung
phong. Ấy là chưa kể, pháo binh của Hoa Kỳ « dập » như
giông bão. Lên đầu địch. Hỏa lực 4, hỏa lực cuối cùng. Sức mạnh
không thua gì hỏa lực 1. Giao cho các toán « cao tay nghề »
đánh đặc công bằng lựu đạn. Cận chiến lưỡi lê. Đánh mìn claymore. Chất nổ
TNT. Lựu đạn Napalm (bộ binh VNCH chưa có trang bị loại “lựu đạn xăng lửa”
này), một khi địch lọt được vào bên trong trại. Chuyện rất hiếm xảy
ra. Quân số một trại BK. Trung bình 5 đại đội. Một đại đội 144 BK (144x4 = 576
người). Các trại « Tiền Đồn » có 2 đại đội, 1 trung đội « nhảy
toán ».
Bờ tường đổ
béton cốt sắt, dài hai thước. Bên trên phủ 3 lớp bao cát. Bên trong phủ 1 lớp
bao cát. Khoảng 1 thước có một lỗ châu mai. Sát bờ tường là một giao thông hào
sâu 2 thước. Rộng 2 thước. Ăn thông xung quanh chu vi trại. Đằng sau giao thông
hào, cũng có một bờ tường, kéo dài song song với bờ tường thứ nhất. Bề dày 1
thước. Hai bờ tường được nối bằng tấm vĩ béton cốt sắt dày
1,50 thước. Bên trên phủ 4 lớp bao cát. Xin nhắc lại, hệ thống phòng thủ của trại.
Giao thông hào. Hố cá nhân. Hầm truyền tin. Hầm trú ẩn. Bộ chỉ huy. Đều do Công
Binh Hoa Kỳ đổ “béton” cốt sắt. Trước khi phủ bao cát.
Bên ngoài
trại. Một phi đạo dành cho phi cơ vận tải C123 chở hàng tiếp tế. Một bãi đáp trực
thăng dùng tản thương. Từ bờ tường của trại. Hướng ra bìa rừng, bãi trống 1000
thước. Hàng rào kẽm gai thứ nhất bao quanh trại. 10 thước chôn
một trái mìn M15-606 – antitank (mìn chống chiến xa, nặng
14kg). Hàng rào kẽm gai thứ 2. Cách trại 600 thước. Cứ Khoảng 7
thước. Chôn 1 mìn định hướng tự động KM-162. Chống biển người. (Mìn
nặng 5kg. Khi nổ, miễng văng xa 27 thước). Hàng rào kẽm thứ 3.
Cách trại 400 thước. Chôn mìn chống chiến xa lần thứ nhì. Loại M6A2.
Hàng rào kẽm thứ tư. Cách trại 100 thước. Gài mìn claymore. Hàng
rào thứ 5, cách trại 50 thước. Gài thêm một lớp mìn claymore cuối
cùng. Dưới mỗi trái mìn. Gài thêm một trái lựu đạn M26 đã mở chốt. Dự trù trường
hợp, đặc công VC lén bò vào gỡ mìn ban đêm.
Hệ thống
phòng thủ Hỏa lực 1. Trại chỉ định Đại Đội Bộ Chỉ Huy trấn thủ. Bởi
vì. Thứ nhất. Họ được tuyển lựa kỹ càng. Mức độ tin tưởng rất cao. Thứ nhì. Họ
là những tay súng tinh nhuệ. Can trường. Dày dặn kinh nghiệm đánh tuyến đầu. Được
huấn luyện thuần thục các loại vũ khí “sát thương” đặc biệt. Hơn nữa. Họ
bình tĩnh đến độ. Trong lúc địch hò hét xung phong. Vừa bắn trả. Vừa ca Vọng Cổ.
Bốn đại đội còn lại. Đóng quân ở 4 khu vực ngăn ra riêng rẻ bằng các bờ tường “béton” cốt
sắt. Giao thông hào. Hầm trú ẩn. Hầm tác chiến riêng. Sau 21 giờ. kẽm gai
kéo bao quanh doanh trại của từng đại đội. Cánh cổng khu đại đội khép lại. Giờ
giới nghiêm. Người của đại đội này, không thể đi qua đại đội bạn. Ở yên tại vị
trí tác chiến. Nếu có pháo kích. Có lệnh báo động. Đại Đội thứ nhì. Cũng được
huấn luyện nhuần nhuyễn chiến thuật đánh đặc công. Giỏi xử dụng vũ khí hạng nặng.
Cùng một lúc, bảo vệ hậu tuyến, chuẩn bị thay thế khu hỏa lực 1. Nếu có
người vừa ngã gục. Hai đại đội còn lại. Một đại đội dùng tiếp ứng một
phòng tuyến nào đó bị chọc thủng. Một đại đội chuyên đánh vào lòng địch ban
đêm, bằng lựu đạn. Phòng hờ có thể được tung ra bên ngoài trại. Từng toán 3 người.
Đánh vào chỗ mạnh nhất của địch. Chiếm được vị trí nào. Họ liền bám chặt vị trí
đó. Chờ trực thăng Corbra bắn bao che. Dọn tuyến an toàn cho các toán đi sau.
Điều cần lưu ý. Người lính của đại đội này. Thuộc lòng từng địa điểm chôn mìn.
Lối viết
trên đây. Viết theo mô hình tổ chức trên lý thuyết. Trên thực tế, ngày lẫn đêm.
Lúc nào cũng có 2 đại đội hoạt bên ngoài trại. Một đại đôi phân ra từng toán nhỏ
viễn thám « bao vùng ». Trên đất Miên. Nếu Trại nằm trong lãnh
thổ Quân Đoàn 3. Thí dụ như Trại Thiện Ngôn (tỉnh Tây Ninh). Cách cầu Xa
Mách biên giới Miên 4 cây số. Trại này « bao vùng »các địa
danh như : Mimot, Chup, Steung : Nơi các sư đoàn 5,
7, 9, C30 VC « ém quân”, bảo vệ Cục R – Bộ
Tư Lệnh quân CS tại miền Nam. Và, xâm nhập. Phối hợp với 5 trung đoànchủ
lực du kích miền. Tấn công quân đội VNCH trong các tỉnh: Tây
Ninh, Bình Long, Phước Long, Bình Dương, Phước Tuy, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long
An. Các toán Biệt Kích bám sát mọi di chuyển. Mọi cử động của các sư đoàn địch,
gọi B52 tapis - trải thảm. (B52 dội bom địch cấp trung đoàn trở
lên. Cấp tiểu đoàn, BK dùng quân số liên đại đội. Đánh trực diện. Dưới sự yểm
trợ của Không Quân chiến thuật, pháo binh 175 ly của Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ,
trú đóng ở căn cứ Trảng Lớn – Tây Ninh).
Một đại đội
hành quân nội địa VN. Lục soát, tảo thanh, truy kích địch những khu vực Trại chịu
trách nhiệm.
Sau năm
1965. Cường độ pháo kích của địch quá ác liêt. Phương pháp phòng thủ kiểu này,
đã thay đổi. LLĐBVN dùng chiến thuật « Nhữ Mồi » (Kế
sách Hư Hư Thực Thực. Thả lỏng việc phòng thủ. Rút 60% quân ra khỏi trại. Phục
kích cách xa trại khoảng 3 cây số. Địch tưởng bở. Vội vã xua quân tấn công. Sau
khi rót cả ngàn quả pháo vào trại. Đợi địch quân sâp bẫy. Khi đó, BK từ ngoài
đánh vào. Từ trong đánh ra. Ép địch dồn cục vào giữa vòng vây. Phi cơ Corbra
Gunship bắn rocket triệt hạ). Kế hoạch triệt tiêu hữu hiệu pháo binh CS.
Chúng tôi sẽ viết ở phần sau.
Huấn luyện : Tiền
nào của nấy. Đối với người Mỹ. Lãnh lương nhiều. Phải làm việc nhiều. Biệt Kích
không phải là người lính đơn thuần chỉ biết xung phong, bắn súng khi có lệnh. Họ
phải được huấn luyện gần giống như Toán A LLĐBVN. Nghĩa là. Tự chiến
đấu. Tự mưu sinh trong vùng địch. Nếu hết lương thực. Tự thoát thân. Bằng mọi
cách. Lính BK phải trở thành một binh sĩ tác chiến chuyên nghiệp. Nhà nghề. Vì
thế. Họ được gởi đến hai Trung Tâm Huấn Luyện Trảng Sụp (Tây Ninh),
Trung Tâm Huấn Luyện Mike Force Long Hải – Bà Rịa. Tại đây, cán bộ LLĐBVN huấn
luyện họ qua các môn tác chiến: « Đu » dây trực thăng khi thả xuống
giữa rừng già. Hoặc, triệt thoái, vừa bắn vừa rút lui. Nếu bị bại lộ. Gặp lúc địch
áp đảo với số đông truy đuổi. Gunship bắn yểm trợ. Trực thăng bóc ra khỏi vùng.
Cũng bằng cách « đu » dây. Như lúc nhảy xuống.
Học các thế
ngồi. Nằm ngửa. Quăng lựu đạn mimi. Thế đánh cận chiến trong đêm. Không dùng
súng. Dùng lựu đạn. Lưỡi lệ.
Học thế
đánh phá chốt, đánh đặc công (từng
toán 3 người. Nửa đêm đột nhập vào bên trong khu địch đóng quân. Bất ngờ đánh bằng
lựu đạn mini. Lựu đạn napalm). Hàng ngũ địch phải hỗn loạn. Lúc đó, 1 Đại Đội
ứng chiến đã phục kích từ đêm trước. Đồng loạt xung phong. Đánh trực diện bộ chỉ
huy cấp tiểu đoàn của địch. Cùng một lúc. Trực thăng đổ ngay trên đầu địch Đại
Đội thứ nhì. Lối đánh đồng bộ này (1- Đặc công. 2-phục kích trước. 3- Lấy
BCH địch làm bãi đáp). Dù quân số địch, 1 trung đoàn cũng tan hàng. Trực
thăng dám bay trên đầu địch. Là bởi vì. Trước đó mấy ngày. Các toán Task
Forces (đặc nhiệm) đã âm thầm diệt gọn các ổ phòng không.
« Nghệ
thuật phá chiến pháp « Công Đồn Đả Viện »: Đưa quân tiếp viện
bằng trực thăng (quân số tối thiểu từ 3 Đại Đội trở lên). Bãi đổ quân xa
mặt trận 20-30 cây số. Rồi chạy bộ đến căn cứ đang trong tình thế nguy ngập. Gần
tới mục tiêu 3 cây số. Dừng quân, sắp đội hình chiến đấu. Phân mỏng ra từng
toán. Một toán 6 người. (Quân số BK, một Trung Đội 36 người. Một
tiểu đội 12 người. Tức 6 toán. Một Đại Đội có 4 Trung Đội. 6 x 4 = 24
toán ). 4 toán phá chốt. 10 toán đánh quân “Đả Viện”. 5
Toán tiền quân. 5 Toán hậu quân. 1 Toán bắn tỉa.
Toán hậu quân phóng M72, M79 tới tắp. Đè đầu địch thụt sâu dưới
hố cá nhân. Toán tiền quân nương theo hỏa lực Toán hậu
quân. Lăn người đến sát phòng tuyến địch. Đánh lựu đạn mini, lựu đạn napalm. Lựu
đạn quăng chính xác mục tiêu. Địch hốt hoảng. Bắt buộc phải ngóc đầu lên bắn trả.
Từ xa, Toán bắn tỉa súng MX18. Ống nhắm “zoom” tự động. Rất hiện
đại. Đốn ngã từng tên một. Bây giờ, cánh quân Đả Viện của địch đã lộ
diện. Oanh tạc cơ vào vùng, « nhả” hàng ngàn tấn bom nổ
chụp. Bom napalm. Quân Đả Diện chìm trong biển lửa.
3 Toán tuần
tiễu xung quanh căn cứ. Sâu trong rừng khoảng 1 cây số. Truy lùng các Đài Quan
Sát địch “trầm mìn” trên các ngọn cây. Chấm tọa độ. Điều chỉnh pháo. Hễ
thấy chúng, hạ gục tức khắc. 3 Toán len lỏi giữa đội quân địch. Dọn sạch các ổ
phòng không. 5 Toán còn lại. Di chuyển về phía biên giới. Đào hố phục kích hàng
ngang. Một hố hai người. Khoảng cách 10 thước. Tuyến phục kích với số quân ít ỏi.
Nhưng kéo dài hơn 700 thước. Đoán được rằng. Đã là sư đoàn chính quy Bắc Việt.
Trước sau gì cũng chạy qua Miên.
Hai Đại Đội
chủ lực. Đại Đại 110. Đại Đội 112. Lách xa các chốt, quân Đả
Viện, băng rừng, tiến về phía căn cứ, diệt đạo quân “Công Đồn”. Di chuyển
nhanh. Gọn. Êm ả, không nghe tiếng động. Đánh lén. Bất ngờ. Là nghề của Biệt Kích.
Hai Đại Đội bọc hậu. Bố trí phía sau tuyến địch. Bao vây ngược lại địch. Địch
không thể ngờ. Bọn Biệt Kích đang ở sau lưng mình. 11 ngày trôi qua. Biệt Kích
trong Trại đã thấm mệt. Bên ngoài, quân CS, qua 55 lần xung phong biển người.
Sau nhiều ngày ăn mìn. Ăn pháo 155 ly. Ăn rocket gunship. Ăn Bom tấn của Không
Quân Hoa Kỳ. 2 Trung Đoàn, lúc mở màn Công Đồn. Trên 4000 quân. Nay
chỉ còn, không quá 1000 « chiến sĩ”. Bộ Đội cũng là người. Mà người
thì sức lực có hạn. Quân « Công Đồn”, đang trong tình cảnh tả
tơi, đuối sức. Hết cựa quậy nổi. Nằm đây, xung phong bằng « mồm”.
Pháo kích quấy rối, cầm chừng. Chờ quân tiếp viện.
Đại Đội
110, cũng chia ra 24 toán, rải mỏng 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, tấn công đột
kích, phá hầm, phá chốt địch, bằng đủ loại chất nổ. Đại Đội 112, không phân
tán, tập trung, giữ nguyên quân số đại đội, làm mũi tấn công chính, cắt
quân Công Đồn CS ra làm 2 mảnh. Sau khi Trại cho nổ tung hết các bãi
mìn. 24 Toán BK ầm ầm ném chất nổ. Ồ ạt xung phong chiếm từng hố cá nhân địch.
Quân BK có mặt khắp nơi. Địch tưởng lầm, BK tiếp diện trên cấp trung đoàn. Vừa
lúc đó, trong trại tung ra 2 trung đội đánh đặc công. Trước mặt cũng BK. Sau
lưng cũng BK. Địch lớp chết, lớp bị thương nằm la liệt. Số quân còn lại, tính mở
đường máu rút lui. Biết được ý đồ của địch. BK mở rộng một « lộ
trình”, giúp địch lui quân “thoải mái ». 20 phút sau, các Toán phục
kích khu biên giới, báo cáo đang chạm địch dữ dội. Quân CS tứ bề thọ địch. Đành
cam đứng giữa trời, hứng hàng trăm trái rocket, từ hai trực thăng gunship
Corbra. Trên 4000 quân (tính luôn 3 tiểu đoàn Đả Viện, 1 tiểu
đoàn Đóng Chốt), giờ còn đúng 257 bộ đội, mặt mày tái mét, thất thần,
ngoan ngoãn đưa tay lên đầu hàng. (Ghi lại trận đánh tiếp viện Trại LLĐB Kà
Tum cuối tháng 12-1968).
Học thế tác
chiến trong rừng. Trên núi. Dưới đầm lầy. Học phương thức phục kích ngoài đồng
trống. Trên các đường mòn trong rừng rậm. Học cách gài các loại mìn của địch:
Mìn TM 35, TM 46 – Anti-Tank mine (Nga Sô). Mìn TM 72 (Trung Cộng). Mìn Riegel
43 (Đông Đức). Học xử dụng thông thạo các loại vũ khí CSVN: CKC. Tiểu liên trường
bá đỏ. AK47. B40. B41. Mas 36 (Pháp). Và, vũ khí VNCH : Garand
M1. Carbine M1. Carbine M2. Carbine bá xếp. Tiểu liên M14. M16. Súng bắn tỉa
MX18. Uzi (Do Thái) có gắn ống hãm thanh. Ống dòm hồng ngoại tuyến nhìn
ban đêm. Đại liên M60. Súng cối 60 ly.
Học cách ngụy
trang bội đội chính quy miền Bắc. Mặc bộ kaki màu cứt ngựa. Đội nón tai bèo.
Chân mang giép râu. Vai mang AK 47. 1 cái xẻng cáng xếp đào hố cá nhân. Đạn 2 hỏa
lực 300 viên. 3 trái lựu đạn mãng cầu gai MKII-A2. Một sắc ba lô do TC sản xuất.
Một túi ruột tượng đựng gạo. (Nhưng, bên trong toàn chứa hai loai lựu đạn
đánh cận chiến của BK). Học cách ngụy trang du kích địa phương. Du kích
chuyên ngành ám sát. Du kích đấp mô chôn mìn. Phá hoại cầu cống. Các trục lộ
giao thông. Các cơ sở hành chánh VNCH. Du kích tuyên truyền. Du kích kinh tài.
Du kích bắn sẻ. Bắn phá rối. Gây bất an xã hội. Du kích địa phương trang bị các
loại súng: CKC. Trường Bá Đỏ. Carbine M1. PPSH-41 (Nga) Thompson (Anh Quốc).
Du kích chủ
lực miền. Mặc quần kaki màu đen. Áo bà ba màu đen. Đội nón lá. Hoặc để đầu trần.
Một túi ruột tượng gạo. Mang giép râu. Cổ quàng khăn rằn. Lưng đeo một sắc quân
trang bọc bằng bao nylon hay vải kaki màu đen.
Du kích Chủ
Lực Miền. Trang bị AK 47. B40. B41. Súng cối 81 ly. Pháo 105 ly. Tuyển mộ tại
miền Nam. Thành lập các Trung Đoàn. Chịu trách nhiệm một Miền. Ví vụ, miền
Đông, miền Tây Nam Bộ, miền Tây Nguyên (Cao Nguyên), miền Trung. Hằng đêm tấn
công các căn cứ. Doanh trại bộ binh VNCH. Đồn bót Nghĩa Quân. Địa Phương Quân
xã, quận.... Xin hiểu rằng, du kích không có quyền hoạt động trên đất Miên,
Lào. Miên và Lào, chỉ có các sư đoàn bộ đội chính quy từ miền Bắc xâm nhập vào
đây từ tháng 6-1964 . Qua sự hướng dẫn của các giao liên Khmer Đỏ và Pathet
Lào. Mới có quyền đóng quân. CS Bắc Kỳ không tin CS Nam Kỳ. Tuy rằng, trên đầu
môi chót lưỡi. Họ đều nói : « chúng ta cùng là đồng chí với nhau”).
Bao nhiêu
môn học đó. Mất ít nhất 6 tháng. Nhưng đủ 3 tuần lễ thì ngưng học. Cho phép trở
về đơn vị. Kéo dài thêm. Người lính dễ chán nản. 2 tháng sau, ai tử trận. Thì
thôi. Ai còn sống, phải trở lại quân trường học tiếp. Càng học. Càng biết cách
tránh đạn. Càng ít chết. “Thao Trường Đổ Mồ Hôi, Chiến Trường Bớt Đổ Máu”,
là vậy.
NGHỆ THUẬT
DIỆT ĐẠI PHÁO ĐỊCH: Sau trận đánh Trại Biệt Kích Đồng Xoài (do Toán LLĐB
A-342 chỉ huy) tháng 7-1965. Từ đầu năm 1966. Các trại BK biên giới, mỗi trại,
hàng đêm nhận không dưới 100 quả đại đại pháo 122ly, 130, 105 ly. Sang năm
1967, cường độ pháo kích gia tăng khủng khiếp. Mỗi đêm 200-300 quả. Số thương
vong BK tản thương không kịp. Các trại BK thủ vai trò tiền đồn cho cả nước. Bởi
thế, “ăn” đạn đại pháo địch trước các sư đoàn bộ binh VNCH đóng quân sâu
trong nội địa VN. Mãi đến năm 1970, Biệt kích chuyển qua Biệt Động Quân Biên
Phòng. Năm 1971 đóng cửa các trại BK. Biên giới VN bỏ ngỏ, đại pháo CS trút
như « mưa dầm” xuống các doanh trại bộ binh, các quận lỵ, tỉnh
lỵ trên toàn lãnh thổ. LLĐB lập tức thay đổi chiến thuật phòng thủ.
1- Nhử
địch bao vây trại.
2- Truy
kích, bắn tỉa, hạ các toán tiền sát pháo binh địch.
3- Đến
tận ổ, ném lựu đạn napalm, bắn hỏa tiễn TOW, tiêu diệt các khẩu đại bác địch.
4- Tung
các toán cận thám dập nát các ổ phòng không.
5- Đem
ra bên ngoài 4 đại đội, hành quân đêm, giữ lại 1 Đại Đội Chỉ Huy phòng thủ trại.
6- Trong
4 đại đội, 2 đại đội phụ trách kế hoạch 2, 3, và 4. Hai đại đội di chuyển xa trại
3 cây số, rải quân phục kích xung quanh trại.
Từng tổ 3
người. Đào hầm tam giác. 3 người 3 góc. Địch tấn công bất cứ hướng nào, BK cũng
dễ bắn yểm trợ cho nhau. Mỗi tổ khoảng cách 15 thước. Trên miệng hầm gát các
cây sà ngang. Bên trên phủ cỏ, cây tranh, gai mây, hợp với cỏ cây hoa lá ở khu
vực. Ngụy trang thế nào cũng được. Miễn là, khi quân địch di chuyển ngang qua
đây, vào tấn công Trại, mà không phát giác được ta.
Các năm
1966, 1967, 1968, 1970, hàng trăm Toán Delta, Lôi Vũ, Lôi Hổ, Tesk Forces,
Mike Forces, Biệt Kích… « quậy » tan tành các vị trí đặt đại
pháo địch trên đất Miên, Lào, tỉnh Vĩnh Linh, đường mòn Hồ Chí Minh. Theo tài
liêu USAID-Vietnam – 1973 – (hiện lưu trữ tại Library of
America Congress), 89 khẩu 122 ly, 73 khẩu 130 ly, 118 khẩu 105 ly, 260 khẩu
81 ly bị tiêu diệt gọn. Các chiến lợi phẩm bị giấu nhẹm. Không được mang về VN
triển lãm. Lào và Miên có ký Hiệp Định Trung Lập Genève 1962. Nếu phơi bày chiến
lợi phẩm này ra công chúng. VNCH sẽ vi phạm luật Công Pháp quốc tế, xâm lăng
hai nước Trung Lập Miên, Lào. Điều mà chính phủ Hoa Kỳ không dám rớ tới. Tuy vậy,
CIA lại đứng phía sau hết lòng yểm trợ. Tốc độ đại pháo giảm thấy rõ. Từ 300 quả,
xuống còn 50. Dần dần 3, 4 quả mỗi ngày. Mất khả năng pháo kích, địch nổi cơn
điên. Xua các sư đoàn chính quy tràn qua biên giới VN, bao vây với mục
tiêu “bứng” các Trại tiền đồn BK chướng tai gai mắt. Thế
là, CS lại lọt vào cái bẫy do Nha Kỹ Thuật đã giăng sẵn (sáng kiến sọan kế
hoạch diệt đại pháo địch là Đại Tá Giám Đốc Nha Kỹ Thuật Ngô Thế Linh).
CS Vẫn áp dụng
theo Binh Pháp Tôn Tử (Tôn Tử sinh năm 512, trước Tây Lịch,
thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tôn Tử là Tướng Quốc của vua nước Ngô, tên Hạp Lư.
Con Hạp Lư là Phù Sai, lên nối ngôi, mê mệt gái đẹp gián điệp Tây Thi, lọt “lỗ
chân trâu” Mỹ Nhân Kế của Phạm Lãi, Văn Chủng, Việt Câu Tiễn mà mất
luôn nước Ngô):
“Giương
Đông Kích Tây”. Giương Đông Kích Tây là Rầm rộ chuyển quân công khai, phô
trương lực lượng, la hét vang trời dậy đất, làm như sẵn sàng đánh phía Đông.
Nhưng âm thầm chuyển đại quân tấn công phía Tây, khiến địch không biết đường
nào mà đỡ. CSVN mở chiến dịch cương quyết « nhổ chốt” các Trại Biệt
Kích Biên Phòng, trưng dụng 2 sư đoàn chính quy 5, 7, và 4 Trung Đoàn Du kích
Chủ Lực Miền, chia ra “7 mũi giáp công”, chứ không phải « 3 mũi giáp
công”, đồng loạt bao vây, rầm rộ tấn công, với ý đồ “hạ huyệt” các Trại
LLĐB : Bến Sỏi, Phước Tân, Thiện Ngôn, Kà Tum, Trại Bí, Trại Trảng Sụp,
Trại Đức Hòa, Trại Đức Huệ, Trại Trà Cú, Trại Tống Lê Chân.
Mười Trại
thực hiện chung một kế hoạch: Các Đại Đội chủ lực, di chuyển ra khỏi Trại như
thường lệ, hàng đêm, phục kích giấu quân dưới hố sâu, cách Trại 3 cây số. Khẩu
phần « C-Ration”, đồ hộp Mỹ, mang theo dùng được 2 tuần lễ. Tại sao
phục kích xa Trại 3 cây số ? Khoảng cách có tính toán. Quân bên ngoài
có 1,50 km an toàn
lúc B52 « gặt lúa». Quân trong trại cũng có khoảng cách 1,50km
giữ an toàn. Khoảng giữa trận địa, là mồ chôn các đạo quân nào lọt vào đây. Hai
trại Đức Hòa, Trà Cú, dân cư VN, Miên, sống quá gần khu vực giao chiến. B52
không thể can thiệp. Oanh tạc cơ chiến thuật, pháo binh đảm nhận. Cộng Sản thuộc
lào Binh Pháp Tôn Tử. Sĩ quan LLĐB cũng nhuyễn nhừ Binh Pháp Tôn Tử. Cả hai bên
cùng “chơi” Du kích của Tôn Tử. Đều biết « tẩy” lẫn nhau.
Vấn đề là, bên nào có óc tổ chức, có bí quyết riêng, bên đó đoạt giải.
Đội hình
tác chiến của CS. Thời chống Tây. Thời chống Mỹ. Y chang nhau. Không có gì thay
đổi: « Tiền Pháo Hậu Xung. Công Đồn Đả Viện. Phục kích. Du Kích. Đột
Kích. Đặc Công, Tấn Kích. Tổng Tấn Công”. Các “liệu pháp” lỗi thời
này. Biệt Kích biết hết. Nên dùng gậy ông đập lưng ông. Khai hỏa pháo 122 ly,
130 ly, sợ các Toán Biệt Kích bên Miên “luộc chín”, bèn dùng xe bò kéo
105 ly, 81 ly đặt gần các Trại để diễn kịch bản « TIỀN PHÁO”.
Các Toán Biệt Kích diệt Đài Trinh Sát địch, nhận diện vị trí pháo, diệt các ổ
phòng không, đang tuần tiễu khắp các truông rừng, bao xung quanh trại, chờ địch
xuất hiện là “nhổ cỏ”. Đúng giờ N, hai Trung Đoàn địch có mặt. Cấp chỉ
huy chia quân ra 2 « nhánh”. 1 Trung Đoàn đánh biển người vào Trại. 1
Trung Đoàn đóng chốt hạ quân tiếp viện. Địch di chuyển ngay trên đầu quân BK
đang phục kích mà không hề hay biết. Theo binh pháp, địch không thấy ta, ta có
90% thắng. Hôm đó, đêm 30, trời tối đen như mực Tàu. Đúng 23h, 8 khẩu 81
ly, 5 khẩu 105 ly, rót như mưa trút vào trung tâm Trại. Đại pháo 122 ly, 130 ly
còn chưa ngán, xá gì mấy loại pháo hù con nít này. Trại im lặng, bất động,
không có một phản ứng gì, dù 1 viên đạn 82 ly bắn đáp lễ. Phải đợi. Đợi nhận diện
đủ các vị trí pháo địch do các toán viễn thám gởi về. Và, đợi địch từ bốn hướng
Đông, Tây, Nam, Bắc la hét xung phong long trời lở đất, thề «ăn gỏi
vét sạch dĩa” Trại Thiện Ngôn, không chừa một thằng BK ác ôn nào sống sót.
Sau 5 tiếng đồng hồ pháo nhừ tử vào Trại, BK vẫn không phản ứng, địch hiểu lầm,
tưởng Trại đã bị pháo chôn sống, chết trọn gói rồi, bèn ùn ùn mở đợt xung phong
đầu tiên. Hàng rào mìn thứ nhất nổ vang dội. Xác địch văng tung tóe. Hỏa
lực 1 của Trại khai hỏa. Địch hơi khựng lại. Pháo 175 ly của Hoa Kỳ “gởi » trúng
phóc hàng trăm quả xuống “địa chỉ” pháo địch. Các khẩu 81 ly, 105
ly câm họng ngay từ phút đầu xung phong. Phi cơ oanh tạc chiến thuật F-5E, F-5F Tiger II liên tục dội bom lửa, bom nổ chụp,
bom phá hầm ngay trên đầu Trung ĐoànĐả Viện. Gunship Corbra suốt đêm “trải
chiếu” rocket vào từng cánh quân xung phong của địch. 6 giờ sáng, hàng rào thứ
3 phát nổ, thì đợt xung phong thứ 4 của địch cũng yếu dần. Trung Đoàn Đả
Viện, sau một đêm nuốt bom, nuốt pháo 175 ly, quân số rụng gần phân nửa. Bỏ
vị trí đóng chốt, rút qua phía quân Công Đồn, tiếp viện, và, tiếp tục xung
phong vào Trại. 8h sáng, B52 lên vùng, trải thảm rất đẹp mắt. Xác địch
được chôn tập thể dưới các hố bom lớn hơn một đìa nuôi cá lóc. Vừa khi đó, 3 Đại
Đội BK phục kích 3 hướng khác nhau, nằm im cả đêm, tung nắp hầm, đứng lên hô
xung phong khắp mọi nơi. Hỏa lực của 3 Đại Đội : 144 x 3 = 432 khẩu
súng đủ loại, nhả đạn cùng một lúc, giống như « rải lúa” gieo
mạ. Đánh sau lưng. Bắn từ phía sau lưng. Cộng với yếu tố bất ngờ. Địch chịu đời
gì thấu. Một tiểu đoàn tàn quân còn lại, cấm đầu rút bỏ chạy qua Miên.
Vào những
năm 1967, 1968, 1969, 1970, các Trại Biệt Kích Biên Phòng vững như bàn thạch,
không bị pháo kích triền miên, địch tràn ngập xâm chiếm Trại như các năm
1963-1965. Nhờ thay đổi chiến thuật diệt pháo, diệt phòng không, diệt tăng, nhử
địch xuất hiện tấn công hoặc bao vây Trại. Dụ địch xuất đầu lộ diện, BK đánh Du
Kích ban đêm. Ban ngày xử dụng phi cơ và pháo binh tapis địch.
Theo tài liệu MAAG
– Viet Nam - 1970 – (Military Assistance Advisory Group) và USOM 1971
– Viet Nam (United States Operation Mission), con số thương vong của Biệt Kích
không phải là nhỏ. Từ 1961 đến 1969: Tử trận. 76.520. Bị thương cấp độ tàn phế:
20% – 100%: 162.000.
Tháng
1-1970, VNCH giải tán Biệt Kích, chuyển thành Biệt Động Quân Biên Phòng. BĐQBP
làm lực lượng tổng trừ bị, đi tiếp viện quân bạn trên 4 vùng Chiến Thuật. Đánh
giặc theo lối đánh quy ước, tập trung, vận động chiến, rồi biến thành một đạo
quân rày đây mai đó, án ngữ, giữ đồn, giữ quận, tương tự như lính Nghĩa Quân, Địa
Phương Quân. Sở trường của BK là đánh lén, đánh lẻ, đánh ban đêm, du kích, phục
kích và cận chiến. Nhận thấy không thích hợp với lối đánh của mình nữa,
40% người Thượng, Miên, Tài, Mường đào ngũ mà không có thể khiển trách được
họ. Theo Hiến Pháp VNCH ban hành năm 1967: “Các sắc tộc người thiểu số được miễn
thi hành quân dịch” – (trong số đó có nghệ sĩ Chế Linh). Các năm 1971,
1972, 1973, lần hồi đóng cửa các Trại BĐQBP. Biên giới VN bỏ trống,
CS « di tản” trên 20 sư đoàn, 3000 khẩu pháo binh loại tầm xa
lẫn tầm gần, qua VN, tấn công sâu vào nội địa VN, chiếm đóng quận, tỉnh. Mở các
chiến trường lớn nhất trong chiến tranh VN như: An Lộc, Kon-Tum, Quảng Trị. Sau
cùng, chiếm Ban Mê Thuột. VNCH thua trận. Thua trận không phải vì Mỹ bỏ rơi. Vì
tham nhũng. Vì bọn nằm vùng. Bọn phản chiến. Thua trận do nguyên nhân mà chúng
tôi đã trình bày đầy đủ trong tài liệu này.
* Nguyễn Văn Xuyên & Trần Trung Quân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire