TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM. * Nguyễn Vân Xuyên.

TỔNG QUÁT.
Phần Thứ Nhất. 
- Thành lập tại Đập Đá, Huế năm 1948 với danh xưng " TRƯỜNG SĨ QUAN VIỆT NAM " (còn thường được gọi thêm với tên là Trường Sĩ Quan Đập Đá, Huế), có nhiệm vụ đào tạo các SĨ QUAN HIỆN DỊCH ra trường với cấp bậc THIẾU ÚY HIỆN DỊCH và đảm nhận chức vụ TRUNG ĐỘI TRƯỞNG trong các ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI.
- Kể từ khi được thành lập cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường đã trải qua 3 thời kỳ với những danh xưng khác nhau như sau:
― Trường Sĩ Quan Việt Nam (1948-1950) tại Đập Đá, Huế và đào tạo được hai khóa (khóa 1 và khóa 2).
Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt (1950-1959) tại Đà-Lạt và đào tạo từ khóa 3 đến khóa 13.
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM (1959-1975) tại Đà Lạt và đào tạo từ khóa 14 đến khóa 31.
- Cuối tháng 3 năm 1975. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (viết tắt là TVBQG/VN) di tản về Trường Bộ Binh Long Thành (Trường đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) thuộc địa phận quận Long Thành của tỉnh Biên Hòa.
- Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Trường VBQG/VN đã đào tạo được 31 khóa (riêng khóa 22 được chia thành hai khóa là các khác 22A và 22B.
- Tổng số sĩ quan được đào tạo từ khóa 1 đến khóa 29 là 6053 sĩ quan ra trường với 6018 Thiếu Úy và 35 Chuẩn Úy.
- Riêng hai khóa 30 và 31 chưa hoàn tất và có 463 Sinh Viên Sĩ Quan (khóa 30 có 223 SVSQ, và khóa 31 có 240 SVSQ). Và những SVSQ nầy cũng đã cùng đồng đội anh dũng cầm súng chiến đấu chống Cộng cho đến những giây phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
- Theo Nghị Định số 143, NĐ của Thủ Tướng Trần Văn Hữu ký ngày 19 tháng 8 năm 1950. Trường Sĩ Quan Việt Nam được cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
- Theo Nghị Định số 317/QP/TT ngày 29-7-1959 của Bộ Quốc Phòng, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt cải danh thành TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM với quy chế của một Trường Đại Học bậc Cao Đẳng Chuyên Nghiệp. Nhiệm vụ đào tạo cung cấp cho QL/VNCH các sĩ quan có căn bản quân sự vững chắc, với trình độ văn hóa bậc Đại Học và thời gian thụ huấn là 4 năm.
- Theo Sắc Lệnh 221/DQT/HC, ngày 8.2.1953, và Sắc Lệnh 2018/QP/ND, tuyên dương công trạng TVBQG/VN trước Quân Đội và ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu.
- Theo Nghị Định 71/QP/CA. Ngày 21-11-1963 cho TVBQG/VN được mang " Dây Biểu Chương Màu Anh Dũng Bội Tinh ".
- Trong ngày Lễ Mãn Khóa của khóa 27, Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên dương công trạng TVBQG/VN trước Quân Đội và trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu cho Quân Kỳ của TVBQG/VN. Ngày 27.12.1974.
 
- Phương Châm của Sinh Viên Sĩ Quan: " TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY ". Đây là phương châm của người SVSQ và cũng là Kim Chỉ Nam của nghệ thuật chỉ huy. Hay nói cách khác, muốn chỉ huy thuộc cấp thì phải tự thắng mình trước đã.
 
- HUY HIỆU của TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM:
" Dân tộc Việt Nam, dòng giống Tiên Rồng, với khí phách anh dũng, với truyền thống tự cường, cương quyết gìn giữ giang sơn cẩm tú mà Tổ Tiên đã để lại. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, nơi đào tạo những cán bộ đa năng đa hiệu, có nhiệm vụ kế tục sự nghiệp của Tổ Tiên, rèn luyện tài đức trong tinh thần " Tự Thắng ", quyết tâm tranh đấu cho Chính Nghĩa Tự Do, Nền Độc Lập của Tổ Quốc và Hạnh Phúc của Đồng Bào."
 
Rồng vàng: - Tục truyền Dân Tộc Việt Nam là dòng giống Tiên Rồng. Màu vàng chỉ sự trang nghiêm cao quý.
Thanh kiếm: - Biểu trưng sức chiến đấu dũng cảm và tinh thần bất khuất của dân tộc.
Nước Việt Nam màu trắng trên nền xanh: "Màu trắng biểu hiệu lòng liêm khiết, sáng suốt, thanh bạch của người cán bộ trong nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi Việt Nam. Màu xanh chỉ sự bao la của biển cả trời xanh, hình nước Việt Nam nằm trên Thái Bình Dương ".
 
Tân Khóa Sinh Lê Như Hùng, Khóa 14.
VÕ BỊ HÀNH KHÚC:
" Ta đoàn sinh viên Võ Bị Việt Nam,
Đồng hát khúc ca quân hành.
Đoàn sinh viên ta siết chặt dây thân ái,
Gieo khắp đó đây những mầm sống vui.
 
Đồng thanh ca ta vui hát lên,
Dù gian nan qua bao khó khăn,
Đoàn sinh viên ta vui bước lên. Đi lên, đi lên, đi.
Ta đoàn sinh viên họp đoàn vui sống,
Gieo khắp đó đây khúc ca thanh bình."
 
Phần Thứ Hai:
CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
A. Các khóa Sĩ Quan Hiện Dịch chính thức của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
1). Khóa 1:
Tên lúc đầu là khóa Bảo Đại và sau đổi tên là khóa Phan Bội Châu. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là ông Phan Văn Giáo, Thủ Hiến Trung Phần Việt  Nam.
- Nhập khóa tháng 10 năm 1948 và mãn khóa tháng 5 năm 1949. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 63 và tốt nghiệp là 56 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa là Thiếu Úy Nguyễn Hữu Có.
2). Khóa 2:
Tên khóa là khóa Quang Trung. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Đại Tá Nguyễn Ngọc Lễ.
- Nhập khóa ngày 01-09-1949 đến 07-01-1950. Thời gian thụ huấn là 10 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 109 và tốt nghiệp là 103 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Hồ Văn Tố.
3). Khóa 3:
Tên khóa là khóa Trần Hưng Đạo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 01-10-1950 đến 01-07-1951. Thời gian thụ huấn là 9 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 143 và tốt nghiệp là 135 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Bùi Dzinh.
4). Khóa 4:
Tên khóa là khóa Lý Thường Kiệt. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 01.04.1951 đến 01-12-1951. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 120 và tốt nghiệp là 100 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy: Nguyễn Cao Albert.
5). Khóa 5:
Tên khóa là Hoàng Diệu. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 25-7-1951 đến 20.4.1952. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 250 và tốt nghiệp là 246 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Dương Hiếu Nghĩa.
6). Khóa 6:
Tên khóa là khóa Đinh Bộ Lĩnh. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 16.12.1951 đến 01.10.1952. Thời gian thụ huấn là 9 tháng và 15 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 200 và tốt nghiệp 184 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Lý Tòng Bá.
7). Khóa 7:
Tên khóa là khóa Ngô Quyền. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 16-5-1952 đến 01-02-1953. Thời gian thụ huấn là 8 tháng và 15 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 130 và tốt nghiệp 128 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Trương Quang Ân.
 
8). Khóa 8:
Tên khóa là khóa Hoàng Thúy Đồng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Bảo Đại.
- Nhập khóa ngày 27-10-1952 đến 28-6-1953. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 221 và tốt nghiệp 163 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Bá Thìn tự Long.
 
9). Khóa 9:
Tên khóa là khóa Huỳnh Văn Louis. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.
- Nhập khóa ngày 01-03-1953 đến 01.08.1953. Thời gian thụ huấn là 5 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 180 và tốt nghiệp 150 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Thành Toại.
10). Khóa 10:
Tên khóa là khóa Trần Bình Trọng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Bác Sĩ Phan Huy Quát, Bộ Trưởng Quốc Phòng của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam.
- Nhập khóa ngày 01.10.1953 đến 01.6.1954. Thời gian thụ huấn là 8 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 525 và tốt nghiệp 442 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Tấn Đạt.
11). Khóa 11:
Tên khóa là khóa Phạm Công Quân. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (lúc bấy giờ Trung Tá Thiệu đang là Chỉ Huy Trưởng đương nhiệm tại trường).
- Nhập khóa ngày 01-10-1954 đến 01-5-1955. Thời gian thụ huấn là 7 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 188 và tốt nghiệp 162 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa : Thiếu Úy Ngô Văn Phát.
12). Khóa 12:
Tên khóa là khóa Cộng Hòa. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 15-10-1955 đến 02-12-1956. Thời gian thụ huấn là 1 năm và 1 tháng + 20 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 163 và tốt nghiệp 147 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Phạm Phùng.
13). Khóa 13:
Tên khóa là khóa Thống Nhất. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 24-4-1956 đến 13-4-1958. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 11 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 210 và tốt nghiệp 198 sĩ quan gồm 179 Thiếu Úy và 19 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Văn Bá.
14). Khóa 14:
Tên khóa là khóa Nhân Vị. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Ngọc Thơ.
- Nhập khóa ngày 04-02-1957 đến 17-01-1960. Thời gian thụ huấn là 3 năm thiếu 17 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa là 138 và tốt nghiệp 128 sĩ quan gồm 124 Thiếu Úy và 4 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Cao Đàm.
15). Khóa 15:
Tên khóa là khóa Lê Lợi. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 05-04-1958 đến 03-06-1961. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 2 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 64 và tốt nghiệp 57 sĩ quan gồm 55 Thiếu Úy và 2 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Võ Trung Thứ.
16). Khóa 16:
Tên khóa là khóa Ấp Chiến Lược. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 23-11-1959 đến 22-12-1962. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 1 tháng.
- Số ứng viên nhập trường là 326 và tốt nghiệp 226 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Bùi Quyền.
17). Khóa 17:
Tên khóa là khóa Lê Lai. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
- Nhập khóa ngày 11-11-1960 đến 30-03-1963. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 4 tháng + 19 ngày.
- Số ứng viên nhập trường là 210 và tốt nghiệp 189 sĩ quan gồm 179 Thiếu Úy và 10 Chuẩn Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Vĩnh Nhi.
18). Khóa 18:
Tên khóa là khóa Bùi Ngươn Ngãi. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Trung Tướng Dương Văn Minh.
- Nhập khóa ngày 26-11-1961 đến 28-11-1963. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 2 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 201 và tốt nghiệp 191 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Anh Vũ.
19). Khóa 19:
Tên khóa là khóa Nguyễn Trãi. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Quốc Trưởng Đại Tướng Nguyễn Khánh.
- Nhập khóa ngày 23-11-1962 đến 28-22-1964. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 5 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 413 và tốt nghiệp 390 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Võ Thành Kháng.
20). Khóa 20:
Tên khóa là khóa Nguyễn Công Trứ. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 07-12-1963 đến 20-11-1965. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 17 ngyày.
- Số ứng viên nhập khóa 425 và tốt nghiệp 407 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Quách Tinh Cần.
21). Khóa 21:
Tên khóa là khóa Chiến Thắng Nông Thôn. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Chủ Tịch UBLĐ/QG Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 14-12-1964 đến 26-11-1966. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 18 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa 249 và tốt nghiệp 235 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Mai Văn Hóa.
22). Khóa 22:
* Gồm hai khóa 22A và 22B. Khóa 22A: Tên khóa là khóa Huỳnh Văn Thảo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 06-12-1965 đến 02-12-1967. Thời gian thụ huấn là 2 năm thiếu 4 ngày.
- Số ứng viên nhập khóa 176 và tốt nghiệp 173 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Văn An.
* Khóa 22B:
Tên khóa là khóa Trương Quang Ân. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 06-12-1965 đến 12-12-1969. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 6 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 100 và tốt nghiệp 92 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Đức Phống.
23). Khóa 23.
Tên khóa là khóa Nguyễn Đức Phống. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Nhập khóa ngày 12-12-1966 đến 18-12-1970. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 6 ngày.
- Số ứng viên nhập trường 282 và tốt nghiệp 241 Thiếu Úy.
- Thủ Khoa: Thiếu Úy Trần Vĩnh Thuấn.
24). Khóa 24:

Tên khóa là khóa Đỗ Cao Trí. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Thủ Tướng VNCH Trần Thiện Khiêm.

- Nhập khóa ngày 07-12-1967 đến 17-12-1971. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 10 ngày.

- Số ứng viên nhập khóa 312 và tốt nghiệp 245 Thiếu Úy.

- Thủ Khoa: Thiếu Úy Vũ Xuân Đức.

25). Khóa 25:

Tên khóa là khóa Quyết Chiến Tất Thắng. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

- Nhập khóa ngày 10.12.1968 đến 15.12.1972. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 5 ngày.

- Số ứng viên nhập trường 298 và tốt nghiệp 260 Thiếu Úy.

- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Anh Dũng.

26). Khóa 26:

Tên khóa là khóa Nguyễn Viết Thanh. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

- Nhập khóa ngày 24-12-1969 đến 18-01-1974. Thời gian thụ huấn là 4 năm và 24 ngày.

- Số ứng viên nhập trường 196 và tốt nghiệp 175 Thiếu Úy.

- Thủ Khoa: Thiếu Úy Nguyễn Văn Lượng.

27). Khóa 27:

Tên khóa là khóa Trương Hữu Đức. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

- Nhập khóa ngày 26.12.1970 đến 27.12.1974. Thời gian thụ huấn là 4 năm.

- Số ứng viên nhập khóa 192 và tốt nghiệp 182 Thiếu Úy.

- Thủ Khoa: Thiếu Úy Hoàng Văn Nhuận và Thiếu Úy Lê Mạnh Kha.

28). Khóa 28:

Tên khóa là khóa Nguyễn Đình Bảo. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn Bộ Tổng TTM/QLVNCH.

- Nhập khóa ngày 24-12-1971 đến 21-4-1975. Thời gian thụ huấn là 3 năm và 4 tháng.

- Số ứng viên nhập trường 298 và tốt nghiệp 255 Thiếu Úy.

- Thủ Khoa: Thiếu Úy Hồ Thanh Sơn.

29). Khóa 29:

Tên khóa là khóa Hoàng Lê Cường. Chủ tọa Lễ Mãn Khóa là Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn Bộ TTM/QLVNCH.

- Nhập khóa ngày 29-12-1972 đến 21-4-1975. Thời gian thụ huấn là 2 năm và 5 tháng.

- Số ứng viên nhập trường 315 và tốt nghiệp 291 Thiếu Úy.

- Thủ Khoa: Thiếu Úy Đào Công Hương.

30). Khóa 30:

Nhập khóa ngày 28-1-1974 đến 30-4-1975: 223 Sinh Viên Sĩ Quan. ( chưa hoàn tất ).

31). Khóa 31:
Nhập khóa ngày 10-01-1975 đến 30-4-1975. 24O SVSQ. (chưa hoàn tất).
 
Căn cứ theo thời gian thụ huấn của các khóa, xin phép được ghi nhận một cách tổng quát như sau :
- Từ khóa 1 đến khóa 11: đa số từ 7 tháng đến 10 tháng, chỉ có khóa 9 là khóa ngắn nhất là 5 tháng và cũng là khóa ngắn nhất của  TVBQGVN.
- Khoảng hơn 1 năm có khóa 12 (1 năm và 1 tháng +12 ngày).
- Khoảng trên, dưới 2 năm có các khóa : 13, 17, 18, 19, 20, 21, 22A và 29.
- Khoảng trên, dưới 3 năm có các khóa 14, 15, 16 và 28.
- Khoảng 4 năm hơn một ít có các khóa 22B, 23, 24, 25, 26, và 27.
- Hai khóa 30 và 31 thì chưa hoàn tất.
 
GHI CHÚ ĐẶC BIỆT.
- Theo Nghị Định số 317/QP/TT, ngày 29-7-1959 của Bộ Quốc Phòng, Trường VBLQ Đà-Lạt được cải danh thành Trường VBQG/VN với quy chế của một Trường Đại Học Cao Đẳng Chuyên Nghiệp và chương trình huấn luyện 4 năm với Mùa Văn Hóa và Mùa Quân Sự cho mỗi năm.
- Về phương diện huấn luyện, chương trình 4 năm được áp dụng cho khóa 15 (khai giảng tháng 4 năm 1958). Đến năm 1961, tình hình khẩn trương của đất nước được ban hành vì cuộc chống Cộng ngày một gia tăng, sau khi Cộng Sản Bắc Việt cho thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (năm 1960), một tổ chức bù nhìn, tay sai trá hình của CS Bắc Việt. Theo đề nghị của Bộ TTM và được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp thuận, chương trình huấn luyện được rút ngắn lại còn 3 năm để kịp đáp ứng cho nhu cầu chiến trường và có 4 khóa được huấn luyện trong chương trình này là các khóa 14, 15, 16 và 17.
- Sau đó, cũng vì tình hình chiến sự gia tăng ác liệt, chương trình lại rút ngắn còn 2 năm và kéo dài từ 1961 cho đến 1967 và được áp dụng cho các khóa 18, 19, 20, 21 và 22A.
- Do Nghị Định số 2349/NĐ/QP của Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ký ngày 13.12.1966, chương trình huấn luyện được CẢI TỔ TOÀN DIỆN, thời gian huấn luyện là 4 năm với quy chế của một TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT. Khóa đầu tiên hoàn tất chương trình 4 năm là khóa 22B và các khóa kế tiếp theo là các khóa 23, 24, 25, 26 và 27. Các khóa 22B, 23, 24 và 25 được cấp " VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM " có giá trị tương đương với VĂN BẰNG KỶ SƯ TỐT NGHIỆP từ các TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỶ THUẬT DÂN CHÍNH trong nước. Kể từ tháng 1 năm 1974, tức là khóa 26 và 27, Bộ Giáo Dục VNCH đã chính thức công nhận " VĂN BẰNG CỬ NHÂN KHOA HỌC ỨNG DỤNG " do Trường VBQG/VN cấp cho những sĩ quan tốt nghiệp. Các khóa 28 và 29 thì ra trường sớm hơn 4 năm và các khóa 30 và 31 thì chưa hoàn tất.
 
Cũng xin được nói thêm: Từ những khóa đầu, trường đã cung cấp sĩ quan cho cả 3 quân chủng Hải, Lục và Không Quân; một số ít SVSQ được chọn quân chủng trước ngày mãn khóa. Kể từ khóa 16, vào năm thứ hai, Bộ TTM cho trắc nghiệm tâm lý SVSQ để sau khi mãn khóa tại TVBQG/VN, những SVSQ thích hợp sẽ có thể được chuyển qua Hải Quân hoặc Không Quân. Từ tháng 12 năm 1970, TVBQG/VN thực sự thi hành nhiệm vụ huấn luyện các sĩ quan hiện dịch cho Hải, Lục và Không Quân ngay từ trong Trường. Chương trình HUẤN LUYỆN LIÊN QUÂN CHỦNG được áp dụng kể từ khóa 25 (1968-1972); trước khi sang năm thứ 3, SVSQ được qua một cuộc trắc nghiệm do Bộ TTM thực hiện để tuyển chọn theo học Hải Quân, Lục Quân hoặc Không Quân trong 2 năm cuối cùng.
 
B. CÁC KHÓA ĐẶC BIỆT THỤ HUẤN QUÂN SỰ TẠI TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
Ngoài nhiệm vụ chính đào tạo các Sĩ Quan Hiện Dịch làm nòng cốt cho quân đội, Trường VBQG/VN còn huấn luyện các khóa sau đây:
― Các khóa SĨ QUAN TRỪ BỊ.
1). Khóa 3 Phụ Trừ Bị mang tên Khóa Đống Đa.
Nhập khóa ngày 11-9-1953 đến 16-3-1954.
Có 119 Thiếu Úy Trừ Bị tốt nghiệp và Thủ Khoa là Thiếu Úy Nguyễn Xuân Diệu.
 
2). Khóa 4 Phụ Trừ Bị mang tên Khóa Cương Quyết :
Nhập khóa ngày 19-3-1954 đến 01-10-1954.
Có 300 Thiếu Úy Trừ Bị tốt nghiệp và Thủ Khoa là Thiếu Úy Ngô Văn Lợi.
Hai khóa Sĩ Quan Trừ Bị này thụ huấn quân sự tại Trường VBQG/VN và khi mãn khóa sẽ trở về làm Lễ Mãn Khóa tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (tức là tại Trường Mẹ Thủ Đức).
 
Các khóa ĐẶC BIỆT KHÁC.
1). Khóa Cấp Tốc Trung Đội Trưởng Hiện Dịch.
Nhập khóa đầu tháng 6 năm 1954 và mãn khóa ngày 01.10.1954.
Có 210 Chuẩn Úy Hiện Dịch tốt nghiệp.
2). Khóa Vương Xuân Sỹ.
Nhập khóa giữa năm 1955 và mãn khóa tháng 11 năm 1955.
Có 200 Chuẩn Úy Hiện Dịch tốt nghiệp và Thủ Khoa là Chuẩn Úy Nguyễn Văn Ngà.
3). Các khóa Sĩ Quan Quân Y. (Huấn luyện quân sự).
4). Khóa Huấn Luyện Viên.
5). Khóa Đại Đội Trưởng.
6). Huấn Luyện Quân Sự cho các khóa Quốc Gia Hành Chánh.
7). Huấn Luyện Quân Sự cho các khóa Tuyên Úy Quân Đội.
8). Các khóa Quân Sự Học Đường cho học sinh Trường Grand Lycée Yersin Dalat và sinh viên Viện Đại Học Đà-Lạt.
 
* Phần Thứ Ba;
CÁC VỊ CHỈ HUY TRƯỞNG CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
Ngoài những Chỉ Huy Trưởng người Pháp từ năm 1948 đến 1954, có 13 nhiệm kỳ Chỉ Huy Trưởng là những SÍ QUAN VIỆT NAM cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
Những Chỉ Huy Trưởng Việt Nam gồm có (Cấp bậc hiện tại trong chức vụ đương nhiệm).
1). Trung Tá NGUYỄN VĂN CHUÂN, từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 3 năm 1955.
2). Trung Tá NGUYỄN VĂN THIỆU, từ tháng 3 năm 1955 đến tháng 7 năm 1957.
3). Trung Tá HỒ VĂN TỐ, từ tháng 7 năm 1957 đến tháng 7 năm 1958.
4). Trung Tá NGUYỄN VĂN THIỆU ( lần thứ hai ), từ tháng 7 năm 1958 đến tháng 2 năm 1959.
5). Thiếu Tướng LÊ VĂN KIM, từ tháng 2 năm 1959 đến ngày 12-11-1960.
6). Trung Tá TRẦN NGỌC HUYẾN, từ 12-11-1960 đến 05-01-1964.
7). Thiếu Tướng TRẦN TỬ OAI, từ 05.01.1964 đến tháng 6 năm 1964.
8). Đại Tá TRẦN VĂN TRUNG, từ tháng 6 năm 1964 đến tháng 12 năm 1964.
9). Chuẩn Tướng NGUYỄN VĂN KIỂM, từ tháng 12 năm 1964 đến tháng 9 năm 1965.
10). Đại Tá LÂM QUANG THƠ, từ tháng 9 năm 1965 đến 19.11.1966.
11). Đại Tá ĐỖ NGỌC NHẬN, từ 19-11-1966 đến tháng 7 năm 1968.
12). Thiếu Tướng LÂM QUANG THI, từ tháng 7 năm 1968 đến 14-4-1972. ( Trong thời gian đảm nhận chức vụ Chỉ Huy Trưởng, ông được thăng cấp Trung Tướng vào ngày 1.11.1971 ).
13). Thiếu Tướng LÂM QUANG THƠ ( lần thứ hai ), từ 14-4-1972 đến 30-4-1975.
 
* Phần Thứ Tư .
CƠ CẤU TỔ CHỨC.
- Cơ cấu tổ chức của Trường VBQG/VN thay đổi theo từng gia đoạn và nhu cầu huấn luyện. Ban đầu Trường còn đơn sơ, chỉ có một Chỉ Huy Trưởng, một số nhỏ sĩ quan huấn luyện viên và quân nhân yểm trợ.
 
Khi trường dời về Đà Lạt, với số khóa sinh gia tăng và chương trình huấn luyện quy củ hơn, cơ cấu tổ chức cũng được thay đổi cho thích hợp.
Kể từ khi có chương trình huấn luyện văn hóa, trường tổ chức thành 4 khối.
1). Khối Chỉ Huy & Tham Mưu sau đổi thành Bộ Chỉ Huy và Ban Tham Mưu.
2). Khối Huấn Luyện Quân Sự, sau đổi thành Quân Sự Vụ.
3). Khối Huấn Luyện Văn Hóa, sau đổi thành Văn Hóa Vụ.
4). Khối Yểm Trợ và Công Vụ, sau đổi thành Tiểu Đoàn rồi Liên Đoàn Yểm Trợ.
 
Cả 4 khối nhầm vào mục đích duy nhất là huấn luyện và yểm trợ  Sinh Viên Sĩ Quan trong suốt thời gian thụ huấn tại trường. trong cơ cấu tổ chức, các đơn vị SVSQ trực thuộc khối Quân Sự Vụ.
Căn cứ vào những năm sau cùng và đặc biệt với " Chương Trình Huấn Luyện Đặc Biệt Cải Tổ Toàn Diện Đúng 4 Năm " cho các khóa 22B, 23, 24, 25, 26 và 27, xin được ghi lại một cách TỔNG QUÁT và CƠ BẢN về Cơ Cấu Tổ Chức của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam như sau:
 
A. BỘ CHỈ HUY và THAM MƯU.
Đây là cơ quan đầu não trong trách nhiệm chỉ huy, đặt kế hoạch và kiểm soát tổng quát việc huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan.
Bộ Chỉ Huy và Tham Mưu gồm có: Chỉ Huy Trưởng, Chỉ Huy Phó, Tham Mưu Trưởng và Ban Tham Mưu.
 
B. VĂN HÓA VỤ .
Gồm có Văn Hóa Vụ Trưởng, Văn Hóa Vụ Phó, một Phòng Điều Hành (có vị Trưởng Phòng), phụ trách Hành Chính và các Khoa Trưởng của 9 Phân Khoa cùng các Giảng Viên cho các môn.
 
9 Phân Khoa của Văn Hóa Vụ gồm có:
1). Khoa Anh Văn.
2). Khoa Cơ Khí.
3). Khoa Công Chánh.
4). Khoa Khoa Học.
5). Khoa Khoa Học Xã Hội.
6). Khoa Kỹ Thuật Điện.
7). Khoa Kỹ Thuật Quân Sự.
8). Khoa Nhân Văn.
9). Khoa Toán.
 
Được biết rằng: Kể từ năm 1956 (khóa 13) đến năm 1975 (khóa 31), có 6 vị Văn Hóa Vụ Trưởng phục vụ tại Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và có khoảng 30 giảng viên (vào năm 1961), đã tăng lên 160 giảng viên vào năm 1975 đã giảng dạy tại Trường VBQG/VN.
 
C. QUÂN SỰ VỤ .
Gồm có Quân Sự Vụ Trưởng, Quân Sự Vụ Phó, Trưởng Phòng Điều Hành Quân Sự Vụ (bên dưới có Trưởng Ban Kế Hoạch, Quản Trị, Huấn Đạo và Hỏa Thực), các Sĩ Quan Cán Bộ trông coi SVSQ theo từng Đại Đội và Tiểu Đoàn và Phòng Huấn Luyện Quân Sự.
 
Đặc biệt, Phòng Huấn Luyện Quân Sự (do một Trưởng Phòng chỉ huy), gồm có:
Phòng Điều Hành đứng đầu là một Trưởng Phòng, và 4 Khoa Huấn Luyện, gồm Trưởng Khoa và các Huấn Luyện Viên, và có thêm Khoa Thể Chất có Trưởng Khoa và các Huấn Luyện Viên.
 
Các Khoa Huấn Luyện gồm có :
1). Khoa Chiến Thuật.
2). Khoa Vũ Khí - Tác Xạ.
3). Khoa Tổng Quát: Địa Hình, Cứu Thương ...
4). Khoa Binh Chủng: Công Binh, Truyền Tin, Pháo Binh, Thiết Giáp.
5). Khoa Thể Chất: Thể Dục, Thể Thao, Kiếm Thuật, Kỵ Mã và Võ Thuật.
- Ngoài ra, còn có thêm phần huấn luyện: Huấn Luyện Đạo Đức và Lãnh Đạo, Huấn Luyện Liên Quân Chủng.
- Quân Sự Vụ Trưởng chịu trách nhiệm trước Chỉ Huy Trưởng về việc Huấn Luyện Quân Sự và Điều Hành Trung Đoàn SVSQ.
 
Song song với việc huấn luyện Quân Sự và Thể Chất là việc điều hành Liên Đoàn SVSQ. Tám (8) sĩ quan cán bộ đại đội trưởng được chỉ định trông coi 8 đại đội SVSQ thuộc 2 tiểu đoàn. Hai (2) sĩ quan cán bộ tiểu đoàn trưởng, mỗi vị phụ trách một tiểu đoàn. Từ năm 1971, khi có thêm chương trình huấn luyện SVSQ Hải Quân và Không Quân tại trường, Trung Đoàn SVSQ có thêm 1 đại đội Hải Quân và 1 đại đội Không Quân, nâng tổng số Sĩ Quan Cán Bộ thành 10 Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng.
 
Bắt đầu từ khóa 22B, sau khi khóa 24 nhập học (tháng 12 năm 1967), trường có 3 khóa với số SVSQ khoảng 600 người. Liên Đoàn SVSQ được đổi thành Trung Đoàn SVSQ, vẫn gồm 2 Tiểu Đoàn với 4 Đại Đội SVSQ cho mỗi Tiểu Đoàn.
- Từ khi khóa 25 nhập học (tháng 12 năm 1968), trường có luôn 4 khóa, Trung Đoàn SVSQ có 10 Đại Đội SVSQ với hơn 1000 người.SVSQ Cán Bộ Trung Đoàn Trưởng ( chịu trách nhiệm trước Quân Sự Vụ Trưởng), và bên cạnh có thêm SVSQ Tham Mưu Trung Đoàn, gồm Ban 1, Ban 2, Ban 3, Ban 4 và Ban 5 tương tự như ở cấp Tiểu Đoàn.
 
Về HỆ THỐNG TỰ CHỈ HUY thì được biết rằng: Trong gia đoạn Trường có 2 danh xưng: Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, từ khóa 12 đến khóa 14, và Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (từ khóa 14 đến khóa 31). Bắt đầu từ khóa 12, Hệ Thống Tự Chỉ Huy được thành lập. Theo thời gian, đơn vị SVSQ được thay đổi có:
- Tiểu Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Tiểu Đội Trưởng chỉ huy.
Trung Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Trung Đội Trưởng chỉ huy.
- Đại Đội SVSQ do SVSQ Cán Bộ Đại Đội Trưởng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội Trưởng, và bên cạnh có thêm SVSQ Tham Mưu Ban 4 (Tiếp Liệu) của Đại Đội.
- Tiểu Đoàn SVSQ do SVSQ Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước một Sĩ Quan Cán Bộ Tiểu Đoàn Trưởng, và bên vạng có các SVSQ Tham Mưu Tiểu Đoàn : Ban 1 phụ trách Quân Số, Ban 3 lo Nghi Lễ, Ban 4 lo Tiếp Liệu và Ban 5 lo Văn Nghệ.
 
PHÙ HIỆU SINH VIÊN SĨ QUAN.
Phù Hiệu của SVSQ được thực hiện từ khóa 12 cùng với bộ đại lễ mới với ý nghĩa :
― Ngôi Sao: Tượng trưng cho sự lãnh đạo. Sĩ Quan xuất thân từ TVBQG/VN chẳng những là cấp chỉ huy quân sự thời chiến mà còn là một cán bộ xây dựng quốc gia trong thời bình. Ngôi Sao, soi sáng người SVSQ trên con đường binh nghiệp mà họ đã chọn phục vụ Tổ Quốc và Dân Tộc.
 
* Ngọn Lửa:
Biểu tượng cho bầu nhiệt huyết của người SVSQ, hăng say và dũng cảm trong nhiệm vụ.
* Cành Trúc:
Tiêu biểu tiết tháo của người quân tử.
* Cung Kiếm:
Tượng trưng cho võ nghiệp, biểu thị tinh thần và ý chí của người SVSQ trong sứ mạng bảo vệ đất nước.
 
Hàng chữ TỰ THẮNG ĐỂ CHỈ HUY là phương châm của người SVSQ, mang ý nghĩa: Muốn chỉ huy người khác trước hết phải tự thắng bản thân.
 
Phù Hiệu SVSQ được gắn trên mũ lưỡi trai (casquette) và được thêu trên mũ dạ (béret) của SVSQ. Phương châm " Tự Thắng Để Chỉ Huy " được sử dụng trên các văn thư và tài liệu của Trường, sau đó được ghi trên phù hiệu mũ lưỡi trai. Mũ lưỡi trai được dùng với các quân phục đại lễ, tiểu lễ và dạo phố. Mũ dạ được dùng với quân phục làm việc trong Mùa Văn Hóa. Trong Mùa Quân Sự, SVSQ dùng mũ tác chiến bằng vải, có cấp hiệu Alpha ở phía trước mũ.
 
D. LIÊN ĐOÀN YỂM TRỢ.
Các đơn vị yểm trợ và công vụ phụ trách tất cả các phần hành yểm trợ cho đời sống và việc học hành của SVSQ trong thời gian thụ huấn. Các thành phần nầy gồm: quân nhu, quân cụ, quân nhạc, an ninh và phụ tá huấn luyện tại các bãi tập quân sự.
 
Có 2 đại đội Địa Phương Quân để lo canh phòng an ninh và diễn tập trong việc huấn luyện quân sự tại trường.
 
Có một Đội Kỵ Mã do Trung Úy Nguyễn Văn Rồng (Thiết Giáp) phụ trách giảng dạy và thực tập vào mỗi chiều Thứ Bảy.
 
* Phần Thứ Năm: 
CÁC TƯỚNG LÃNH QL/VNCH XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
Từ khi thành lập năm 1948 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường VBQG/VN với hơn 6000 sĩ quan tốt nghiệp và 463 SVSQ (của 2 khóa 30 và 31 chưa hoàn tất), đã cung ứng 61 vị Tướng Lãnh cho QLVNCH. Ngoài những vị Tướng Lãnh và 463 SVSQ, những sĩ quan tốt nghiệp còn lại đã mang những cấp bậc từ Thiếu Úy đến Đại Tá trong QL/VNCH.
 
Trong số 61 vị Tướng Lãnh (kể cả những vị Tướng Lãnh Truy Thăng), xin được ghi nhận như sau: Cấp Trung Tướng có 19 vị, cấp Thiếu Tướng có 18 vị và cấp Chuẩn Tướng có 24 vị.
 
Ghi nhận theo các khóa tốt nghiệp ( các khóa có Tướng Lãnh tốt nghiệp: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 12).
 
* Khóa 1:
Có 9 vị gồm 5 Trung Tướng, 3 Thiếu Tướng và 1 Chuẩn Tướng:
1). Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu. Tổng Thống VNCH (1967-1975).
2). - Trần Văn Trung. Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Bộ TTM/QLVNCH. (1966-1975).
3). - Đặng Văn Quang. Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (1968-1975).
4). - Nguyễn Hữu Có. Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng (28-4-1975).
5). - Tôn Thất Đính. Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 ( từ 9-4-1966 đến 15-5-1966).

6) Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân. Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 (từ 13-3-1966 đến 8-4-1966).
7). - Tôn Thất Xứng. Chỉ Huy Trưởng Trường Đại Học Quân Sự ( từ tháng 11 năm 1964 đến tháng 11 năm 1966).
8). - Bùi Đình Đạm. Tổng Giám Đốc Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng (1965 - 1975).
9). Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận. Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh ( từ 10-3-1966 đến 19-6-1966).
 
* Khóa 2:
Có 10 vị gồm 3 Trung Tướng, 5 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng.
1). Trung Tướng Ngô Du. Trưởng Đoàn Quân Sự Ban LHQS 4 Bên Trung Ương (1973-1974).
2). - Nguyễn Văn Mạnh. Tổng Tham Mưu Phó/An Ninh Phát Triển (1974-1975).
3). - Trần Thanh Phong. Phụ Tá Thủ Tướng VNCH (16-10-1972 / 1-12-1972) & Truy Thăng.
4). Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao: Tư Lệnh Vùng 1 & QĐ1, QK1 (15-5-1966/30-5-1966).
5). -  Hoàng Văn Lạc. Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ Quân Khu 1 (1972-1975).
6). - Lê Ngọc Triển. Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ TTM (1972-1975).
7). - Hồ Văn Tố. Chỉ Huy Trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức (27.7.1961- 19.5.1962).
8). - Nguyễn Thanh Sằng. Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương QĐ4, QK4 (1972 - 1973).
9). Chuẩn Tướng Lê Trung Tường. Tham Mưu Trưởng QĐ3, QK3 ( tháng 4 năm 1975).
10). - Nguyễn Thành Hoàng. Chánh Thanh Tra QĐ2, QK2 (1972 -1973).
 
* Khóa 3 : Có 10 vị gồm 4 Trung Tướng, 2 Thiếu Tướng và 4 Chuẩn Tướng:
1). Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng (1972 - 1975).
2). - Lữ Lan. Tổng Thanh Tra Bộ TTM/QLVNCH (1970-1975).
3) - Lâm Quang Thi. Tư Lệnh Tiền Phương QĐ1, QK1 (1972 - 1975).
4). - Nguyễn Xuân Thịnh. Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QL/VNCH ( 1972 - 1975 ).
     5). Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Tư Lệnh Phó QĐ3, QK3 ( 1973 - 1975 ).
6). - Lâm Quang Thơ. Chỉ Huy Trưởng Trường VBQG/VN ( 1972 - 1975 ).
7). Chuẩn Tướng Võ Dinh. Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân (1967 - 1975).
8). -  Lý Bá Hỷ. Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô ( 1968 - 1975 ).
9). - Nguyễn Ngọc Oánh. Chỉ Huy Trưởng TTHL/ Không Quân Nha Trang ( 1969 - 1975 ).
10). - Nguyễn Văn Phước. Phụ Tá Tư Lệnh QĐ4, QK4 ( 1965 - 1971 ). Truy Thăng.
 
* Khóa 4 :
Có 6 vị gồm 2 Trung Tướng, 3 Thiếu Tướng và 1 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Nguyễn Văn Minh. Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô ( tứ 24.3.1975 - 30.4.1975 ).
2). - Nguyễn Viết Thanh. Tư Lệnh Vùng 4 & QĐ4, QK4 ( 1968 -1970 ) . Truy Thăng.
3). Thiếu Tướng Đào Duy Ân. Tư Lệnh Phó QĐ3, QK3 ( 1970 - 1975 ).
4). - Phan Đình Niệm. Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
5). - Nguyễn Cao Albert. Đổng Lý Văn Phòng QT Nguyễn Khánh ( 1964 - 1965 ).
6). Chuẩn Tướng Đỗ Kiến Nhiễu. Đô Trưởng Sài-Gòn ( 1968 - 1975 ).
 
* Khóa 5 :
Có 11 vị gồm 5 Trung Tướng, 2 Thiếu Tướng và 4 Chuẩn Tướng :
1). Trung Tướng Phan Trọng Chinh. Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy & Tham Mưu ( 1974 - 1975 ).
2). - Dư Quốc Đống. Tư Lệnh QĐ3 và QK3 ( 1.11.1974 - 5.1.1975 ).
3). - Nguyễn Vĩnh Nghi. Tư Lệnh Tiền Phương QĐ3, QK3 ( 4.4.1975 - 30.4.1975 ).
4). - Phạm Quốc Thuần. Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang ( tháng 11 năm 1974 - 30.4.1975 ).
5). - Nguyễn Văn Toàn. Tư Lệnh Vùng 3 CT & QĐ3, QK3 ( 2.11.1975 -  28.4.1975 ).
6). Thiếu Tướng Trần Bá Di. Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ( 1.11.1974 - 3O.4.1975 ).
7). - Đỗ Kế Giai. Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân QL/VNCH ( tháng 8 năm 1972 đến 30-4-1975).
8). Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quay. Tham Mưu Trưởng QĐ4, QK4 (tháng 6 năm 1973 đến 30-4-1975).
9). - Trần Văn Cẩm. Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh QĐ2 (tháng 1 năm 1975 đến 30-4-1975).
10). - Lê Văn Tư. Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh (25-1-1972 đến 7-11-1973 ).
11). - Lê Đức Đạt. Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh ( 1-3-1972 đến 24.4.1972 ). Truy Thăng.
 
* Khóa 6: Có 4 vị gồm 3 Chuẩn Tướng và 1 Phó Đề Đốc :
1). Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá. Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh ( 1974 - 1975 ).
2). - Trần Quang Khôi. Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ( 1973 - 1975 ).
3). - Trần Đình Thọ. Trưởng Phòng 3 Bộ TTM:QLVNCH ( 1965 - 1975 ).
4). Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy. Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân ( 1974 - 1975 ).
 
* Khóa 7 :
Có 3 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng .
1). Thiếu Tướng Trương Quang Ân. Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh ( 1966 - 1968 ).
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Hai. Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh ( 1974 - 1975 ).
3). -  Lê Văn Thân. Tư Lệnh Phó QK2 ( 1974 - 1975 ).
 
* Khóa 8. Có 3 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 2 Chuẩn Tướng.
1). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú. Tư Lệnh Vùng 2 & QĐ2,QK2 ( 1974 - 1975 ).
     2). Chuẩn Tướng Huỳnh Thới Tây. Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH ( 1969 - 1975 ).
3). - Lý Đức Quân. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 Sư Đoàn 5 Bộ Binh ( 1971 -1973 ). Truy Thăng.
 
* Khóa 10 :
Có 4 vị gồm 1 Thiếu Tướng và 3 Chuẩn Tướng :
1). Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt; Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh ( 1972 - 1975 ).
3). - Vũ Văn Giai. Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh ( 1971 - 1972 ).
4). - Trương Hữu Đức. Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh ( 1971 - 1972 ).
 
* Khóa 12:
Có 1 vị là Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường. Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh ( tháng 11 năm 1974 / 30-4-1975 ).
 
* Phần Thứ Sáu.
TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM VỚI THIÊN ANH HÙNG CA... VỊ QUỐC VONG THÂN.
 
A. Những Sĩ Quan tốt nghiệp THỦ KHOA đã Anh Dũng Hy Sinh trên Chiến Trường.
Có 5 sĩ quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tốt nghiệp Thủ Khoa đã tình nguyện gia nhập các Đơn Vị Chiến Đấu và đã Anh Dũng hy sinh trên chiến trường. Trong số này có 4 sĩ quan đã tử trận rất sớm và có người là người chết đầu tiên của khóa mình.
 
Những sĩ quan đã hy sinh này gồm có:
1). Cố Thiếu Tướng TRƯƠNG QUANG ÂN.
Thủ Khoa của khóa 7 (Ngô Quyền), ra trường ngày 01-02-1953.
Ngày 24-11-1966. Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh.
Ngày 19-6-1968. vinh thăng Chuẩn Tướng.
Ngày 8-9-1968. (lúc 10 giờ 30 phút sáng), cùng với Phu Nhân bị tử nạn công vụ trên trực thăng tại tỉnh Quảng Đức trên đường bay thăm viếng và ủy lạo các đơn vị đang hành quân và Ông được vinh thăng Thiếu Tướng.
- Được biết Phu Nhân của Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân là Bà Dương Thị Kim Thanh. Bà nguyên là 1 trong 9 Nữ Quân Nhân đầu tiên của Binh Chủng Nhảy Dù QL/VNCH và Bà giải ngũ khi còn là Chuẩn Úy.
 
2). Cố Trung Úy NGUYỄN ANH VŨ.
Thủ Khoa khóa 18 (khóa Bùi Ngươn Ngãi), ra trường ngày 23-11-1963 với cấp bậc Thiếu Úy.
 
Thuộc Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, hy sinh tại chiến trường Miền Đông Nam Phần vào tháng 8 năm 1964, chỉ khoảng 6 tháng sau ngày ra trường và được vinh thăng Cố Trung Úy.
 
3). Cố Trung Úy VÕ THÀNH KHÁNG.
Thủ Khoa khóa 19 (khóa Nguyễn Trải), ra trường ngày 28-11-1964 với cấp bậc Thiếu Úy.
 
Thuộc Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, hy sinh tại chiến trường Bình Giã (tỉnh Phước Tuy) ngày 31-12-1964 cùng với Thiếu Úy Thủy Quân Lục Chiến NGUYỄN VĂN HÙNG (cùng khóa 19).
 
Trước đó, ngày 28-12-1964, Thiếu Úy Biệt Động Quân NGUYỄN THÁI QUAN (cùng khóa 19) cũng đã hy sinh tại chiến trường Bình Giã.
 
Cả 3 sĩ quan của khóa 19 đã hy sinh tại Bình Giã và được vinh thăng Cố Trung Úy. Đây là những sĩ quan hy sinh sớm nhất của khóa 19... chỉ khoảng hơn 1 tháng kể từ ngày ra trường.
 
4). Cố Trung Úy NGUYỄN ĐỨC PHỐNG.
Thủ Khoa khóa 22B ( khóa Trương Quang Ân ), ra trường ngày 12-12-1969 với cấp bậc Thiếu Úy.
 
Thuộc Binh Chủng Thiết Giáp và đã hy sinh trong năm 1970 tại chiến trường Campuchia và được vinh thăng Cố Trung Úy.
 
5). Cố Trung Úy HOÀNG VĂN NHUẬN.
Thủ Khoa khóa 27. Khóa Trương Hữu Đức, ra trường ngày 27.12.1974.
 
Chọn đơn vị thuộc Binh Chủng Thiết Giáp và đang theo học tại Trường Thiết Giáp.
 
Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Việt Cộng tấn công vào trường Thiết Giáp, Thiếu Úy Hoàng Văn Nhuận đã anh dũng chiến đấu cùng đồng đội chống lại Cộng Quân và đã anh dũng hy sinh và được vinh thăng Cố Trung Úy.
 
B. TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM VỚI BIẾN CỐ NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975.
 
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ông Dương Văn Minh, vị Tổng Thống cuối cùng của VNCH tuyên bố ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN và ra lệnh cho tất cả các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa BUÔNG SÚNG TẠI CHỖ và BÀN GIAO ĐƠN VỊ LẠI CHO VIỆT CỘNG.
(Ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống VNCH vì những áp lực chính trị hoàn toàn thất lợi và đầy oan khiên khổ đau cho miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa).
 
Có một số đơn vị của QL/VNCH đã KHÔNG CHẤP NHẬN ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN, KHÔNG CHỊU BUÔNG SÚNG và tiếp tục CHIẾN ĐẤU ĐẾN NHỮNG VIÊN ĐẠN, ĐẾN NHỮNG GIỌT MÁU CUỐI CÙNG .
 
Đã có NHỮNG CHIẾN SĨ ANH HÙNG của QL/VNCH bị chết, hy sinh trên chiến trận, bị bắt và bị CS xử tử... và có những người đã CAN ĐẢM TỰ SÁT để giữ tròn khí tiết anh hùng của QL/VNCH... trong đó có NHỮNG SĨ QUAN XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
 
Xin được ghi lại một số Chiến Sĩ Anh Hùng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, chắc chắn còn nhiều thiếu sót...
 
1). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (khóa 8 TVBQG/VN). Tư Lệnh Vùng 2 CT & QĐ2, QK2, tự sát ngày 30-4-1974 tại Sài-Gòn.
2). Chuẩn Tướng Trần Văn Hai (khóa 7). Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB, tự sát tại Căn Cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho. Ngày 30-4-1975.
3). Thiếu Tá Nguyễn Văn Chúc (khóa 8). Thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ TTM, tự sát ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn.
4). Trung Tá Nguyễn Xuân Tiêu (khóa 8). Tuẩn tiết tháng 4 năm 1975 tại tỉnh Bình Định.
5). Đại Tá Phạm Tường Chinh (khóa 8). Tuẫn tiết tại tư gia ở Sài Gòn ngày 30.4.1975.
6). Trung Tá Nguyễn Định Chi (khóa 10). Phụ Tá Chánh Sở 3 An Ninh Quân Đội, tuẫn tiết ngày 30-4-1975.
7). Đại Tá Nguyễn Bùi Quang (khóa 8). Tự sát ngày 30-4-1975.
8). Trung Tá Nguyễn Văn Đức (khóa 11). Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Giao Thông Công Lộ, tự sát ngày 30.4.1975 tại Sài-Gòn.
9). Trung Tá Võ Văn Đường (khóa 11). Chỉ Huy Trưởng CSQG tỉnh Chương Thiện, không đầu hàng, chiến đấu đến cùng, bị bắt và bị CS xử tử tại tỉnh Chương Thiện ngày 30.4.1975.
10). Thiếu Tá Lê Vĩnh Xuân (khóa 10). Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Quân Báo của Biệt Khu Thủ Đô, tự sát cùng vợ, con tại Sài- Gòn ngày 30-4-1975.
11). Đại Tá Nguyễn Hữu Thông (khóa 16). Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42 Sư Đoàn 22 BB, tự sát ngày 2-4-1975 tại Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
12 Trung Tá). Phan Ngọc Lương (khóa 17). Không trình diện CS sau 30-4-1975. Tham gia các Tổ Chức Phục Quốc, chống Cộng, bị CS bắt và xử tử tại Huế ngày 9.9.1979.
13). Thiếu Tá Phạm Văn Thái (khóa 20). Tự sát tại tư gia ở tỉnh Ninh Thuận vào trưa ngày 2-4-1975 sau khi nghe tin tỉnh Khánh Hòa bị thất thủ.
14). Thiếu Tá Huỳnh Túy Viên (khóa 20). Quận Trưởng quận Đầm Dơi tỉnh An Xuyên (Cà-Mau), bị bắt và bị xử tử tại Sân Vận Động Cà-Mau ngày 30.4.1975. Anh đã can đảm không cho kẻ thù bịt mắt khi súng hướng về phía Anh và đã anh dũng hô to " Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm " khi bị xử bắn.
15). Thiếu Tá Tôn Thất Trân (khóa 20).Gốc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, là em trai của Đại Tá Tôn Thất Soạn, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Hậu Nghĩa. Thiếu Tá Trân là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Địa Phương Quân/Tiểu Khu Hậu Nghĩa. Không đầu hàng CS, chiến đấu đến cùng, bị bắt và bị xử tử ngày 30-4-1975 tại Hậu Nghĩa. Anh đã anh dũng chửi thẳng vào mặt kẻ thù CS " Chúng mày là bọn không có chính nghĩa " trước khi bị xử bắn.
16). Đại Úy Hoàng Đình Đạt (khóa 20) :Trưởng Ban 4 của Trung Đoàn 52 Sư Đoàn 18BB, Anh đã có giấy nghỉ phép trong tay, nhưng trước tình hình chiến sự ác liệt của Mặt Trận Xuân Lộc tỉnh Long Khánh, anh đã tình nguyện ở lại chiến đấu cùng đồng đội và đã hy sinh tại mặt trận vào ngày 30-4-1975.
17). Đại Úy Trịnh Lan Phương (khóa 21). Thuộc Phủ Tổng Thống VNCH, tự sát ngày 30-4-1975 tại Sài-Gòn.
18). Đại Úy Hoàng Trọng Khuê (khóa 21). Sau ngày 30-4-1975, không trình diện CS, tham gia các Tổ Chức Phục Quốc, chống Cộng, bị bắt năm 1978, rồi bị giam cầm, hành hạ dã man và bị xử bắn ngày 14.6.1980 tại Gò Cả tỉnh Quảng Nam.
19). Trung Úy Quách Văn Sở (khóa 24). Thuộc binh chủng Nhảy Dù, ngày 26-4-1975 có giấy nghỉ phép nhưng không đi, trở vào Trại Hoàng Hoa Thám Nhảy Dù, cùng đồng đội chiến đấu và hy sinh vào ngày 30-4-1975.
20). Trung Úy Nguyễn Đình Giang (khóa 25). Đại Đội Trưởng Đại Đội Trinh Sát của Trung Đoàn 50, Sư Đoàn 25 BB, chiến đấu đến cùng và tự sát vào ngày 30-4-1975 tại Cầu Khởi tỉnh Tây Ninh.
21). Trung Úy Vy Văn Đạt (khóa 25). Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân, bị thương và tự sát ngày 30-4-1975.
22). Các Thiếu Úy Nguyễn Hữu Thành, Phạm Ngọc Châu, Lê Kháng Chiến và Nguyễn Ngọc Lợi, là các Tân Sĩ Quan của khóa 28, đáo nhận đơn vị vào ngày 21-4-1975, họ đã cùng đồng đội anh dũng chiến đấu đến những viên đạn, giọt máu cuối cùng và đã hy sinh vào ngày 30-4-1975.
Và còn rất nhiều sĩ quan khác nữa của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã bất khuất, anh hùng hy sinh trong ngày 30-4-1975.
   
C. NHỮNG SĨ QUAN CỦA TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM BỊ CỘNG SẢN SÁT HẠI, XỬ TỬ, HÀNH HẠ, ĐÀY ĐỌA DÃ MAN CHO ĐẾN CHẾT TRONG CÁC TRẠI TÙ KHỔ SAI CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM SAU NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975.
(Xin được ghi nhận Tổng Quát và chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót ...)
 
1). Đại Tá Nguyễn Bá Thìn tự Long (khóa 8). Chết tại trại tù Yên Bái năm 1976.
2). Trung Tá Lồ Văn E (khóa 8). Chết tại trại tù Gia Trung năm 1981.
3). Đại Tá Ngô Hoàng (khóa 8). Bị CS bắn chết tại trại tù Kỳ Sơn tỉnh Quảng Nam.
4). Trung Tá Đoàn Minh Viêm (khóa 8). Chết tại trại tù Suối Máu tháng 12 năm 1975.
5). Năm (5) sĩ quan của khóa 14, bị CS sát hại trong các trại tù của CSVN gồm có:
- Nguyễn Thành Long (Suối Máu), Tôn Thất Luân (Vĩnh Quang), Lưu Văn Chuyền (Sơn La), Võ Tín (Hoàng Liên Sơn), và Nguyễn Đỗ Tước (Yên Bái).
6). Nguyễn Văn Nhiều (khóa 14). Sau 30-4-1975, bị giam và tự vận trên đường bị chuyển ra Bắc.
7). Đại Tá Đặng Phương Thành (khóa 16). Bị giam, trốn trại vượt ngục, bị bắt lại và bị hành hạ, tra tấn cho đến chết vào ngày 7.9.1979 tại trại tù Yên Bái.
8). Trung Tá Võ Vàng (khóa 17). Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Kỳ Sơn tỉnh Quảng Nam vào tháng 7 năm 1977.
9). Thiếu Tá Phạm Văn Tư (khóa 19). Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Suối Máu ngày 22-2-1976.
10). Thiếu Tá Trần Văn Bé (khóa 19). Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Suối Máu ngày 9-4-1976.
11). Thiếu Tá Trần Văn Khánh (khóa 19). Bị giam tại trại tù Long Giao, trốn trại bị CS bắt và sát hại chết năm 1976.
12). Thiếu Tá Trương Đình Phước (khóa 19). Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Tiên Lãnh tỉnh Quảng Nam 15-12-1979.
13). Đại Úy Lê Trọng Tài (khóa 19). Bị giam và bị CS sát hại chết tại trại tù Bù Gia Mập năm 1977.
14). Trung Tá Huỳnh Như Xuân (khóa 19). Bị giam và bị CS sát hại chết tháng 12 năm 1979 tại trại tù Tiên Lãnh, Quảng Nam.
15). Trung Tá Lê Văn Ngôn (khóa 21). Bị giam và bị CS hành hạ, đọa đày dã man và bị kiệt lực đến chết tại Yên Bái 19.7.1978.
16). Đại Úy Nguyễn Thuận Cát (khóa 24). Bị giam và bị CS sát hại chết trong trại tù của CSVN.
17). Trung Úy TQLC Nguyễn Ngọc Bửu (khóa 25). Bị giam, trốn trại và vượt thoát khỏi trại tù A.20 Xuân Phước tỉnh Quảng Nam ngày 1361161980, nhưng một thời gian ngắn sau đó bị bắt lại và bị xử tử.
18). Hải Quân Trung Úy Hoàng Tân (khóa 25). Bị giam và trốn thoát khỏi trại tù A.20 Xuân Phước tỉnh Quảng Nam, trốn về được Đà-Lạt, nhưng sau đó bị bắt và bị xử tử tại Đa Thiện, thành phố Đà-Lạt.
19). Đại Úy Hoàng Văn Nghị (khóa 23). Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 67 Biệt Động Quân, bị giam, vượt trại tù bị CS bắt lại và đem xử bắn.
20). Thiếu Úy Trần Hữu Sơn (khóa 28). Bị giam và bị CS tra tấn cho đến chết tại trại tù Bình Điền, Huế.
21). Thiếu Úy Lưu Đức Sơn (khóa 28). Bị giam, vượt ngục, trốn trại và bị CS bắn chết.
22). Thiếu Úy Trần Duy Hiến (khóa 28). Bị giam và bị CS hành hạ cho đến chết trong trại tù của CSVN.
23). Và có một số sĩ quan thuộc khóa 28, có người tham gia các tổ chức Phục Quốc, hoặc có người trốn trại và biệt tích mà tính đến nay, KHÔNG CÓ TIN TỨC, KHÔNG BIẾT SỐ PHẬN CỦA HỌ RA SAO ? (Ai cũng tin chắc rằng họ đã chết). Đó là các Thiếu Úy: Trần Văn Danh, Trần Hữu Dược, Ngô Xuân, Phạm Văn Bê, Lương Đình Phong, Nguyễn Văn Sáng, Lê Chí Thành, Nguyễn Trần Bảo, Dương Hợp, Nguyễn Gia Lê, Nguyễn Văn Chọn và Trần Quang Tâm.
...Và chắc chắn còn nhiều chiến sĩ anh hùng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam... bị CSVN sát hại chết hoặc xử tử...
 
E. NHỮNG TỬ SĨ ANH HÙNG CỦA TRƯỜNG VBQG/VN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CỘNG.
 
- Không chấp nhận và kiên cường chống lại mục tiêu bành trướng và thực hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản (mà CS Bắc Việt là tay sai) trên đất nước Việt Nam của những người Việt Nam yêu nước đã có từ trước, sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- Đặc biệt là sau Hiệp Định Genève năm 1954, đất nước Việt Nam được chia ra thành 2 miền Nam, Bắc với 2 quốc gia theo hai thể chế chính trị khác nhau. Miền Bắc theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, là tay sai đắc lực, ngoan cuồng cho CS Quốc Tế, tiếp tục mục tiêu xâm lăng và muốn Nhuộm Đỏ toàn cõi đất nước Việt Nam, và đã mở CUỘC XÂM LĂNG MIỀN NAM VN... Miền Nam VN theo Chủ Nghĩa Quốc Gia Tự Do và thực hiện hai chế độ Đệ 1 và Đệ 2 Việt Nam Cộng Hòa với mục tiêu xây dựng đất nước theo LÝ TƯỞNG TỰ DO và CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA... và tự vệ chống lại cuộc xâm lăng của CỘNG SẢN BẮC VIỆT.
 
Với mưu mô bịp bợm và thâm độc, CS Bắc Việt đã dựng lên một tổ chức tay sai, trá hình tại miền Nam VN mang tên Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam vào năm 1960, rồi cho quân từ miền Bắc xâm nhập vào Nam, mở những trận đánh trên quy mô lớn... trận Ấp Bắc (năm 1960), trận Bình Giã (năm 1964), trận Đồng Xoài (năm 1965)... Tổng Công Kích, Tổng Tấn Công vào Tết Mậu Thân (năm 1968), và tàn bạo, ác liệt vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 với những trận đánh An Lộc, Kontum, Bình Định, Quảng Trị... và những chiến sĩ anh hùng của QL/VNCH đã kiên cường chống lại mọi cuộc tấn công của Cộng quân để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương miền Nam thân yêu.
 
Rồi đến Hiệp Định Ba-Lê năm 1973, CS Bắc Việt lại vi phạm Hiệp Định và mở những cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ miền Nam, và ác liệt nhất từ đầu năm 1975 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
Trong cuộc chiến đấu chống Cộng vì Lý Tưởng Tự Do và Chính Nghĩa Quốc Gia, toàn thể Quân, Dân, Cán Chính VNCH đã làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trong những hoàn cảnh cực kỳ cam go oan nghiệt nhưng vẫn luôn luôn thể hiện tinh thần anh dũng, không khiếp sợ trước quân thù CS.
 
Và điểm đặc biệt xin được ghi nhận riêng đối với những chiến sĩ anh hùng của QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA (mà trong đó có những sĩ quan xuất thân từ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM)... đã có những người đã hy sinh mạng sống (tử sĩ), đã có những người đã bị thương (cả nặng lẫn nhẹ), đã có những người đã trở thành tàn phế (thương phế binh)... và kể cả những người đã chết sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong các lao tù của CSVN... và những người hiện nay đang còn sống tại Việt Nam cũng như khắp mọi nơi trên thế giới. Tất cả những người chiến sĩ của QL/VNCH nầy phải được Tổ Quốc và Người Dân Việt Nam (đặc biệt là những người dân sống ở miền Nam VN), trang trọng dành cho một sự Vinh Danh, Tưởng Niệm, Thương Tiếc (những người đã chết) và Tri Ân... vì họ đã tạo nên một THIÊN ANH HÙNG CA CHO TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM.
 
Trong phạm vi hạn chế của bài viết này, viết về TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, người viết (trong khả năng hiểu biết hạn hẹp), xin phép được nêu tên một số TỬ SĨ ANH HÙNG (đại diện cho toàn thể Tử Sĩ đã hy sinh) của các khóa của TVBQGVN), đã góp phần vào Thiên Anh Hùng Ca của TVBQG/VN và của QL/VNCH.
 
Từ ngày thành lập (năm 1948) cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trường VBQG/VN ( danh xưng sau cùng) với 31 khóa, có hơn 6000 sĩ quan tốt nghiệp và 463 SVSQ, những Chiến Sĩ Anh Hùng này đã phục vụ trong toàn thể các đơn vị Hải, Lục và Không Quân của QL/VNCH và họ đã chiến đấu can trường và họ đã có người hy sinh trên mọi mặt trận cũng như hy sinh trong mọi nhiệm vụ, công tác mà QL/VNCH đã giao phó.
 
* KHÓA 1, ra trường năm 1949.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 1, trong đó có: Cố Trung Úy Nguyễn Văn Thản, tử trận vào cuối năm 1949 tại Bắc Việt, Cố Trung Úy Lê Văn Thông, tử trận năm 1949 tại Trung Việt, Cố Trung Úy Cao Hoàng Phiên, tử trận năm 1950 tại Nam Việt, và ...
 
* KHÓA 2, ra trường năm 1950.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 2, trong đó có. Cố Trung Tướng Trần Thanh Phong, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 1-12-1972 tại tỉnh Phú Yên. Ông đã từng giữ các chức vụ: Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB (năm 1959), Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB (năm 1963), Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB (năm 1964), Tham Mưu Trưởng Liên Quân Bộ TTM (1967), Tổng Thanh Tra QL/VNCH (1969), Tổng Trưởng Xây Dựng Nông Thôn (1969), Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia (1971) và sau cùng là Phụ Tá Đặc Biệt Thủ Tướng VNCH, và nhiều anh hùng tử sĩ khác nữa...
 
* KHÓA 3, ra trường năm 1951.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 3, trong đó có. Cố Trung Úy Hoàng Thúy Đồng, hy sinh năm 1951 tại Bắc Việt, Cố Trung Úy Huỳnh Văn Louis, hy sinh năm 1951 tại Bắc Việt, Cố Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Phước, Phụ Tá Tư Lệnh QĐ4, QK4, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 18.5.1971 tại QĐ4, QKK4, và ...
 
* KHÓA 4, ra trường tháng 12 năm 1951.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 4, trong đó có: Cố Trung Úy Hà Phủ Kính, tử trận tại tỉnh Rạch Giá ngày 14-6-1952, Cố Trung Tá Lê Văn Ba, tử trận ngày 30-1-1965 tại tỉnh Vĩnh Long, Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh QĐ4, QK4, tử nạn phi cơ ngày 2-5-1970 tại Vùng 4 Chiến Thuật, vùng biên giới Việt Nam - Campuchia,v.v...
 
* KHÓA 5, ra trường tháng 4 năm 1952.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 5, trong đó có. Cố Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BBB, tử trận ngày 24.4.1972 tại Căn Cứ Tân Cảnh tỉnh Kontum,v.v...
 
* KHÓA 6, ra trường tháng 10 năm 1952.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 6, trong đó có. Cố Trung Úy Nguyễn Văn An, Cố Trung Úy Nguyễn Văn Cừ (cả 2 thuộc binh chủng Thiết Giáp và hy sinh tại chiến trường Bắc Việt năm 1953), Cố Trung Úy Hà Văn Đồng, hy sinh tại chiến trường Cao Nguyên, v.v...
 
* KHÓA 7, ra trường tháng 2 năm 1953.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 7, trong đó có. Cố Thiếu Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB, tử nạn phi cơ trên đường công tác ngày 8.9.1968 tại tỉnh Quảng Đức,v.v...
 
* KHÓA 8, ra trường tháng 6 năm 1953.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 8, trong đó có. Cố Chuẩn Tướng Lý Đức Quân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 BB, tử nạn phi cơ trên đường công tác tại tỉnh Bình Dương ngày 25-5-1973,v.v...
* KHÓA 9, ra trường tháng 8 năm 1953).
Những anh hùng tử sĩ của khóa 9, trong đó có: Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhâm, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, hy sinh tại quận Đồng Xoài (Phước Long), ngày 13-6-1965,v.v...
 
* KHÓA 10, (ra trường tháng 6 năm 1954). Những anh hùng tử sĩ của khóa 10, trong đó có. Đỗ Hữu Hạnh (1955), Bùi Ngọc Danh (1960), Đỡ Văn Gấm (1963), Cố Chuẩn Tướng Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, tử nạn phi cơ trên đường công tác tại chiến trường An Lộc tháng 4 năm 1972,v.v...
 
* KHÓA 11, ra trường tháng 5 năm 1955.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 11, trong đó có. Trung Tá Nguyễn Văn Đức (1975), Trung Tá Võ Văn Đường (1975 tại tỉnh Chương Thiện) ,v.v...
* KHÓA 12, (ra trường tháng 12 năm 1956).
Những anh hùng tử sĩ của khóa 12, trong đó có. Phạm Tất Khắc (1962 tại Long Khánh), Đỗ Đằng Vân (1965 tại Lâm Đồng), Huỳnh Thanh Đời (1965 tại Kontum) ,v.v...
* KHÓA 13, (ra trường tháng 4 năm 1958).
Những anh hùng tử sĩ của khóa 13, trong đó có. Cố Đại Úy Phạm Thế Hiền, thuộc Sư Đoàn 5 BB, tử trận năm 1960 tại Chiến Khu D, Cố Thiếu Tá TQLC Trần Văn Hoán, tử trận năm 1963 tại Bình Giã, và...
* KHÓA 14, (ra trường tháng 1 năm 1960).
Những anh hùng tử sĩ của khóa 14, trong đó có: Vũ Văn Hậu, Trần Hữu Tạo, Vương Mộng Hồng, Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, tử trận năm 1972 tại Vùng 2 CT,v.v...
* KHÓA 15, ra trường tháng 6 năm 196.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 15, trong đó có: Hà  Thúc Bằng, Lê Minh Hoàng, Lê Ngọc Túc,v.v...
* KHÓA 16 : (ra trường tháng 12 năm 1962).
Những anh hùng tử sĩ  của khóa 16, trong đó có. Nhữ Văn Hải, Cố Trung Tá Hoàng Lê Cường (năm 1972), Đại Tá Nguyễn Hữu Thông (Sư Đoàn 22 BB, 1975), Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc (1975), Trung Tá Đỗ Hữu Tùng (1975), v.v...
* KHÓA 17, ra trường tháng 3 năm 1963.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 17, trong đó có. Cố Trung Úy Phan Tấn Trí (tại Quảng Tín), Đại Tá Võ Toàn (năm 1975 tại Vùng 1 Chiến Thuật), v.v...
* KHÓA 18, ra trường tháng 11 năm 1963.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 18, trong đó có. Cố Trung Úy Nguyễn Anh Vũ (1963 tại miền Đông Nam Phần), Nguyễn Văn Úc (1968), Vũ Văn Thao (1967), Cố Đại Tá Lê Huấn (Chiến trường Hạ Lào 1971).
* KHÓA 19, ra trường tháng 11 năm 1964.
Có 98 anh hùng tử sĩ hy sinh (trong số 391 sĩ quan tốt nghiệp) , trong đó có. TQLC Võ Thành Kháng (1964, Cố Trung Úy), Cố Trung Tá Châu Minh Kiến (1969, Sư Đoàn 5 BB). Cố trung Tá Trần Nghĩa Châu ( Sư Đoàn 22 BB, đầu năm 1975), Cố Thiếu Tá Nguyễn Văn Phước, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 31, Sư Đoàn 21 BB, tử trận ngày 18.11.1969 tại tỉnh Chương Thiện, Cố Trung Úy Biệt Động Quân Nguyễn Thái Quan (1964, Bình Giã),v.v...
* KHÓA 20, ra trường ngày 20.11.1965.
Có 123 anh hùng tử sĩ hy sinh (trong số 407 sĩ quan tốt nghiệp), trong đó có.  Cố Trung Tá Nguyễn Văn Cội (tử trận tháng 3 năm 1972 tại Đèo Phủ Cũ, Quy Nhơn), Nguyễn Hữu Biên (Sư Đoàn 5 BB, cuối năm 1966 tại quận Chơn Thành tỉnh Bình Long), Lê Minh Châu (tại Vĩnh Long ngày 1-1-1966), Nguyễn Xuân Hòa (tháng 6 năm 1972 tại Phong Điền, Thừa Thiên, Huế) ,v.v...
* KHÓA 21, ra trường ngày 26-11-1966.
Những anh hùng tử sĩ của khòa 21, trong đó có. Huỳnh Minh Trọng, Lê Đức Hoành, Đỗ Chí Thành,v.v...
* KHÓA 22A, ra trường ngày 02.12.1967.
+ KHÓA 22B, ra trường ngày 12.12.1969.
Với tổng số 265 sĩ quan tốt nghiệp của cả 2 khóa, đã có 66 anh hùng tử sĩ đã hy sinh, trong đó có. Nguyễn Đức Phống, Trần Trọng Quỳnh, Lê Tấn Đức,v.v...
 
* Khóa 23, ra trường ngày 18.12.1970.
Với tổng số 241 sĩ quan tốt nghiệp, khóa 23 có 55 anh hùng tử sĩ hy sinh, trong đó có. Cố Trung Úy Lương Văn Của (TQLC, tử trận năm 1971 tại Ba Lòng, Quảng Trị), Cố Đại Úy Dương Hoàng Kỳ (Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 36, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, tử trận tại Mật Khu Hố Bò tỉnh Bình Dương năm 1972), Cố Đại Úy Lý Văn Phúc (Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, tử trận năm 1972 tại Căn Cứ Eva, Quảng Trị) ,v.v...
    
* KHÓA 24, ra trường ngày 17.12.1971.
Khóa 24 với 53 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 245 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có Trần Đại Chiến (Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, hy sinh năm 1972 tại chiến trường An Lộc), Phan Hữu Tại (Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, hy sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị), Phạm Đại Tá (TQLC, hy sinh năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị), Quách Văn Sở (Thuộc binh chủng Nhảy Dù, ngày 26.4.1975 có giấy nghỉ phép, nhưng không đi phép mà trở lại Trại Hoàng Hoa Thám Nhảy Dù cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu và hy sinh ngày 30|4-1975),v.v...
 
* KHÓA 25, ra trường ngày 15-12-1972.
Khóa 25 với 41 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 260 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có. Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Đồng (HQ.5), hy sinh trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974, Trung Úy Nguyễn Đình Giang (Sư Đoàn 25 Bộ Binh, tự sát ngày 30.4.1975 tại Cầu Khởi tỉnh Tây Ninh), Trung Úy Vy Văn Đạt (Biệt Động Quân, tự sát ngày 30.4.1975 ) ,v.v...
   
* KHÓA 26, ra trường ngày 18-01-1974.
Khóa 26 với 29 anh hùng tử sĩ hy sinh trong số 175 sĩ quan tốt nghiệp, trong đó có. Lê Quang Quảng (Sư Đoàn 22 Bộ Binh, hy sinh, chỉ 23 ngày sau khi đáo nhậm đơn vị), Nguyễn Cảnh Hưng (Sư Đoàn 22 Bộ Binh), Tô Văn Nhị (Nhảy Dù), Lê Hải Bằng (Nhảy Dù), Diệp Thanh Sơn Thấu (Thủy Quân Lục Chiến), Lê Văn Cao (Thiết Giáp, hy sinh vào những giờ phút cuối cùng của trận chiến vào ngày 30.4.1975 tại Ấp Tân Bắc, Hố Nai tỉnh Biên Hòa,v.v...
 
* KHÓA 27, ra trường ngày 27.12.1974).
Những tử sĩ anh hùng của khóa 27, trong đó có: Hoàng Văn Nhuận (Thủ Khoa của khóa 27, ra trường, chọn binh chủng Thiết Giáp. Đang theo học tại Trường Thiết Giáp,  những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Cộng Quân tấn công vào Trường Thiết Giáp, Thiếu Úy Nhuận đã cùng đồng đội chiến đấu chống Cộng đến cùng và đã hy sinh vào ngày 30.4.1975, Nguyễn Viết Hùng (Thủy Quân Lục Chiến), Tạ Tử Anh (Nhảy Dù), Trần Đức Bằng (Biệt Động Quân), Nguyễn Văn Nhành (Nhảy Dù) ,v.v...
 
* KHÓA 28, ra trường ngày 21.4.1975.
Những anh hùng tử sĩ của khóa 28 gồm có các Tân Sĩ Quan có tên sau đây:
1). Thiếu Úy Nguyễn Hữu Thành (Thủy Quân Lục Chiến).
2). Thiếu Úy Phạm Ngọc Châu (Nhảy Dù).
3). Thiếu Úy Lê Kháng Chiến (Sư Đoàn 22 Bộ Binh).
4). Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lợi ( hy sinh tại Thủ Đức).
 
* PHẦN KẾT LUẬN :
Kính thưa quý Niên Trưởng và quý Chiến Hữu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Kính thưa các Bậc Trưởng Thượng và  các Đồng Hương Việt Nam.
Kính thưa quý Anh Chị ( Bạn Bè và Thân Hữu ) và thưa Các Bạn Trẻ.
 
Để thực hiện bài viết về TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, chúng tôi đã sưu tầm, tham khảo, tra cứu (thỉnh thoảng có phần trích đăng) những tài liệu, bài viết có liên quan đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (mà trong đó có Trường VBQG/VN) của nhiều tác giả khác nhau, của các tổ chức, hội đoàn, của các cơ quan truyền thông báo chí, các trang mạng Internet...
   
Đồng thời, cũng có những tạp chí, sách, báo THẬT QUÝ BÁU và QUAN TRỌNG mà chúng tôi cũng tham khảo và tra cứu, trích đăng như: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Giai Đoạn Hình Thành, 1946 - 1955 ( Bộ TTM/QL/VNCH ), Niên Giám Sĩ Quan (1971), Niên Giám Sĩ Quan (1974) của Bộ TTM/QL/VNCH, Huấn Thị Điều Hành Căn Bản (Bộ TTM/QL/VNCH năm 1971), Các đặc san Chiến Sĩ Cộng Hòa (Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QL/VNCH trước năm 1975), Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập (Nguyễn Đức Phương), Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Theo Dòng Lịch Sử (Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ,Thực Hiện năm 2017), Binh Chủng Nhảy Dù, 20 Năm Chiến Sử (Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên), các Đặc San Đa Hiệu (Cơ Quan Ngôn Luận của Tổng Hội cựu SVSQ Trường VBQGVN), Embassy Of The United Of America Defense Attache Office FPO San Francisco 96620, Chiến Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Phạm Phong Dinh), các Đặc San Mũ Nâu ( Binh Chủng Biệt Động Quân), và nhiều tài liệu, sách báo khác nữa ...
   
Và đặc biệt, cá nhân chúng tôi đã có nhiều dịp liên lạc, trao đổi, học hỏi và tham khảo ý kiến với một số Sĩ Quan đã xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, trong đó có:
* Trung Tướng Trần Văn Trung (khóa 1). Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QL/VNCH.
* Đại Tá Trần Công Liễu (khóa 8). Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân QL/VNCH, Thị Trưởng kiêm Đặc Khu Trưởng Cam-Ranh thuộc Quân Đoàn 2, Quân Khu 2, Vùng 2 Chiến Thuật QL/VNCH.
* Anh Hoàng Thụy Long (khóa 14). Thiếu Tá, thuộc Binh Chủng Quân Cảnh QL/VNCH.
* Anh Trần Viết Huấn (khóa 23). Đại Úy, thuộc Binh Chủng Biệt Động Quân QL/VNCH.
* Anh Nguyễn Viết Ấn (khóa 24). Đại Úy, thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh, QĐ1, QK1 của QL/VNCH.
* Anh Trần Hữu Hạnh (khóa 27). Thiếu Úy, thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, QĐ4, QK4 của QL/VNCH.
 
Với mục đích và ước mong là được góp một phần nhỏ (trong khả năng hiểu biết hạn hẹp của mình) vào việc viết lại, ghi lại những Trang Sử Oai Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu chống Cộng vì Lý Tưởng Tự Do và Chính Nghĩa Quốc Gia (trước năm 1975), và cũng ước nguyện để cho CÁC THẾ HỆ CON, CHÁU VIỆT NAM MAI SAU HIỂU ĐƯỢC, BIẾT ĐƯỢC VÀ THẤY ĐƯỢC CÔNG LAO ANH DŨNG KIÊN CƯỜNG VÀ CUỘC CHIẾN ĐẤU THẬT HÀO HÙNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA, TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG SĨ QUAN XUẤT THÂN TỪ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM.
 
Chúng tôi cũng xin phép được XIN LỖI CHUNG và CÁM ƠN CHUNG đến các tác giả, các tổ chức, hội đoàn, các cơ quan truyền thông báo chí đã có những tài liệu, bài viết liên quan đến Trường VBQG/VN mà chúng tôi đã tham khảo, tra cứu, trích đăng... và cũng xin chân thành cảm ơn quý vị sĩ quan xuất thân từ TVBQG/VN mà chúng tôi đã nêu tên ở trên đã cho chúng tôi học hỏi và tham khảo ý kiến.
 
Và lời xin thưa sau cùng:
― Thời gian khá dài của năm tháng đã qua và chồng, chất, khả năng của người viết cũng rất hạn hẹp, bài viết này chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết và sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ giáo, sửa chữa, bổ túc và sự cảm thông của tất cả mọi quý vị.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
 
Ba-Lê, ngày 23 tháng 10 năm 2020.
* Nguyễn Vân Xuyên.
Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức QL/VNCH.
 
THƯƠNG TIẾC
CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA.
*   *  *
" Với mái đầu xanh giờ đã bạc
Nhưng hồn chinh chiến vẫn trong tim
Nhớ tháng Tư xưa lòng tan nát
Nghe lệnh Đầu Hàng ngực buốc đau
Hỡi người Lính cũ năm tháng ấy
Buông súng tan hàng nay ở đâu ?
THƯƠNG người chiến sĩ thời ngang dọc
TIẾC mộng không thành nợ núi sông."
Ba-Lê, 23.10.2020.

* Nguyễn Vân Xuyên.

Aucun commentaire: