Hai nhà lãnh tụ độc tài này mặc dù cách biệt về không gian hằng vạn dặm, về thời gian gần thế kỷ nhưng họ cùng chung một tham vọng gồm thâu thiên hạ.
Theo thời gian thì gần một thế kỷ, khoa học của Tầu nay phải tiến hơn nước
Đức thập niên 30 là điều không có gì khó hiểu, nhưng không hẳn như vậy.
Nhiều người nói Hitler là một thiên tài, từ một anh hạ sĩ Thế chiến thứ nhất
đã trở thành nhà lãnh tụ, người đã gây kinh hoàng cả Âu châu và cả Thế giới.
Tập Cận Bình xuất thân con của một đảng viên lớn rồi bò lên nắm nhiều quyền
lực, họ Tập không phải là thiên tài chính trị, không thể sánh với Hitler nhưng
ông ta theo gương nhà lãnh tụ này. Họ Tập nuôi tham vọng quá lớn, trong khi nước
Đức những năm cuối thập niên 30 đã sản xuất nhiều vũ khí tối tân, có nhiều Tướng
giỏi, nhiều chiến thuật, chiến lược tân kỳ, nhiều nhà bác học xuất chúng. ..
Nước Trung Cộng thời Tập Cận Bình đã cho gián điệp nghe ngóng, ăn trộm ăn cắp
thông tin khoa học, kinh tế của Mỹ về làm hàng nhái, để rồi Hoa lục sẽ lãnh đạo
thế giới!
Theo thứ tự thời gian xin nói về:
A - Adolf Hitler.
Tiểu Sử
Xin sơ lược về thân thế ông trùm Quốc Xã. Hitler sinh năm 1889, tại Áo, ông
là chính trị gia trở thành nhà độc tài Đức từ năm 1933 tới 1945, nắm quyền nhờ
làm Đảng trưởng Quốc Xã (Nazi), trở thành Thủ Tướng năm 1933 (Chancellor).
Hitler là người đã gây Thế Chiến thứ Hai tại Âu châu khi đưa quân chiếm Ba Lan
ngày 1/9/1939, ông ta nắm cả quyền lực quân sự suốt cuộc chiến và là người đã
gây nạn diệt chủng khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều triệu dân tộc khác.
Năm 1913 Hitler từ Áo dọn về ở Đức tham gia đảng Công Nhân Đức (tiền thân
Nazi), năm 1921 trở thành Đảng trưởng. Năm 1923 làm đảo chính thất bại ông bị kết
án tù 5 năm, trong tù viết cuốn Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi). Hitler được
ra tù sớm năm 1924, tháng 11/1932 đảng Quốc Xả chiếm nhiều ghế tại Quốc Hội,
ngày 30/1/1933 Thống chế (Tổng Thống) Hindenburg phong Hitler làm Thủ Tướng.
Trong một cuốn phim nói về Đức Quốc Xã một nhà sử gia cho biết Hitler trước
năm 1933 đã nói với các đảng viên rằng tôi muốn lên cầm quyền một cách chính thức
(officially). Khác với các nhà lãnh đạo CS cướp chính quyền để lập chế độ,
Hitler lên cầm quyền hợp pháp. Từ một nước Đức dân chủ tự do mà Hitler có thể
biến nó thành một nước độc tài, dần dần Hitler đã nắm giữ sinh mạng từng người
dân, trong lịch sử nhân loại chưa có ai kinh hoàng như vậy.
Trong nhiều năm Hitler kêu gọi người dân nhịn ăn bơ để chế tạo đại bác, năm
1979 tôi được đọc một tờ tạp chí bằng tiếng Pháp của Liên xô nhân ngày kỷ niệm
chiến thắng Đức Quốc Xã. Trong đó một bài cho biết khi mới sẩy ra Thế Chiến năm
1939, số vũ khí đạn dược của nước Đức về số lượng bằng của bốn nước Anh, Pháp,
Ba Lan, Nga cộng lại vì họ có chuẩn bị trước, ngoài ra về mặt phẩm vũ khí của họ
cũng tối tân hơn.
Tháng 12 năm 1941 sau vụ Trân châu Cảng, Mỹ tham gia Thế Chiến. Trong cuốn
hồi ký Tướng Eishenhower cho biết hồi đó nước Mỹ vì không chuẩn bị chiến tranh
nên vũ khí đạn dược lục quân còn thua cả Ba Lan, về Hải quân thua kém Hải Quân
Nhật, nhưng dấu không cho phe trục biết. Người Nhật có 10 hàng Không mẫu hạm lớn
và tối tân nhất thời đó, (nhưng sau Thế Chiến nước Mỹ trở thành cường quốc quân
sự mạnh nhất hoàn cầu).
Sau khi Hitler nắm quyền sinh sát về Quân sự Chính trị trong tay, quân đội
được tuyên thệ trung thành với Hitler (chứ không phải với Tổ quốc)
Hitler Và Thế Chiến Thứ Hai.
Từ tháng 10 năm 1938 Hitler đã chiếm đóng Tiệp Khắc cho tới 1945, chiếm Ba
Lan từ tháng 9/1939 tới 1945, chiếm nước Pháp từ 10 tháng 5 tới 25 tháng 6 năm
1940, tổng cộng mất 46 ngày. Đức cai trị Pháp từ đó cho tới ngày Paris được đồng
minh giải phóng 25/8/1944. Họ dùng chiến thuật chớp nhoáng Blitzkrieg chiếm
châu Âu trong chớp mắt, chỉ còn nước Anh và nước Nga.
Quân Đức chiếm đóng hầu hết châu Âu cho tới 1945, nguyên do tham vọng của một
người đã nhận chìm châu Âu trong biển máu. Mặc dù Hitler chuyển từ một nước dân
chủ sang độc tài sắt máu nhưng ông ta cũng đã được người dân Đức ủng hộ. Khi
gây sự đánh Ba Lan, Hitler cho oanh tạc tàn bạo Vạc Sô Vi khiến đối phương phải
đâu hàng. Dân Bá Linh đã tổ chức liên hoan ăn mừng chiến thắng trên đống đổ nát
và xương máu người dân vô tội Thủ đô Ba Lan.
Hitler đánh vào tâm lý tự cao của người Đức, ban tuyên truyền của chế độ ca
ngợi dân tộc Đức như họ thuộc dân tộc thượng đẳng (race superieure) và thuần chủng,
các dân tộc khác chỉ là hạ đẳng (race inferieure). Người Đức về triết học đứng
nhất thế giới với các triết gia Hegel, Heidegger...các nhà soạn nhạc nổi tiếng
trên thế giới toàn là người Đức như Beethoven, Schubert, Schumann...cuối cùng
như chúng ta đã thấy vì tin tưởng vào một bộ óc điên loạn mà cả dân tộc đi tới
tử địa.
Sau khi chiếm Pháp, người ta tưởng Hitler cho lệnh đổ bộ, vượt biển Manche
để chiếm nước Anh, họ quay về phía đông tấn công Nga mặc dù hai bên đã ký hòa ước.
Quân Đức tấn công như vũ bão, bị đánh bất ngờ, lính Nga chạy như vịt. Hitler mở
chiến dịch lấy tên Barbarossa từ 22/5/1941 tới 5/12/1941, tổng cộng đã đưa 80%
lực lượng của Đức vào chiến dịch gồm khoảng 200 sư đoàn cả bộ binh lẫn cơ giới.
Mục đích chiếm đất đưa người Đức sang, tiêu diệt những người gốc Slave (Nga) mà
họ cho là dân hạ đẳng. Mục đích Hitler chiếm phía Tây Nga trên một chiến tuyến
dài khoảng 3,000 cây số (km). Họ tiến rất nhanh nhờ chiến thuật mới, xử dụng
chiến xa tối tân, đây là trận đánh lớn nhất trong Thế chiến, quân đức đã bắt được
khoảng 5 triệu tù binh (1) cũng có tài liệu bắt được 3 triệu tù binh.
Quân Đức đối xử tù với binh Nga vô cùng bạo ngược, họ bỏ cho tù chết đói hoặc
bắn giết không gớm tay, thế giới nín thở, người ta tin là Nga đã thua rồi, tính
ra khoảng ba trăm (300) sư đoàn Nga bị đánh tan hoặc cầm tù. Quân số Nga tuy
đông nhưng vũ khí lạc hậu so với Đức nên không cầm cự được. Mùa đông khắc nghiệt
mấy chục độ dưới số không khiến quân Đức phải ngừng cuộc tấn công. Staline được
tin tình báo của Tiến sĩ Sorge (người Đức, làm việc tại Nhật) cho biết quân Nhật
sẽ không đánh phía Đông Nga, nên ông cho rút khoảng 50 sư đoàn về giải vây Mạc
Tư Khoa, mấy năm trước Staline đã dàn 50 sư đoàn để phòng ngự quân Nhật. Quân
Nga nhờ mùa đông và viện binh đã đẩy lùi quân Đức trở lại hàng trăm cây số tại
Moscou, trận đánh kéo dài từ 2/10/1941 tới 7/1/1942. Nước Nga nhờ đường xá lạc
hậu, lầy lội đã giúp họ thoát chết, nó cản trở sự tiến quân của người Đức.
Từ đó Nga mở chiến dịch đánh hao mòn khiến Đức ngày càng sa lầy. Chiến dịch
Barbarossa thất bại tại Mạc Tư Khoa nhưng tại Leningrad đã bị vây hãm gần 1,000
ngày từ 8/9/41 tới 27/1/44. Hitler cho chuyển quân xuống phía Nam chiếm Stalingrad,
trận đánh đẫm máu kéo dài từ 23/8/42 tới 2/2/1943 khoảng 5 tháng. Trong trận
này quân Nga bị giết khoảng nửa triệu, nhiều hơn số tử trận của người Mỹ tại cả
hai mặt trận Âu Châu và Thái Bình Dương (hơn 400 ngàn). Có lẽ Staline là người
duy nhất có thể cứu nước Nga bằng xương máu của quân lính, ông lệnh cho binh sĩ
phải chiến đấu đến chết, phía sau trận tuyến đã có đội hành quyết bắn bỏ những
kẻ đào ngũ.
Mặt trận miền đông nơi đã diễn ra những trận đánh long trời lở đất giữa hằng
mấy trăm sư đoàn Nga Đức trong khi tại miền Tây không kém phần tàn khốc. Sau trận
Trân Châu cảng ngày 7/12/1941 Mỹ tham gia cuộc chiến, họ đưa 80% lực lượng qua
Âu Châu. Từ những năm 1942, cho tới ngày tàn cuộc chiến không quân Anh-Mỹ đã
không ngớt oanh tạc nước Đức mục đích không cho địch ngóc đầu dậy. Họ dần mềm mục
tiêu, những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến 1944, 45... riêng tại Bá Linh ban ngày 2,000 máy bay Mỹ,
ban đêm 800 máy bay Anh oanh tạc trấn áp địch khiến các nhà máy chế tạo vũ khí
của Đức ngày càng suy yếu. Người Mỹ đã “Cắt viện trợ quân Đức” khiến địch ngày
càng kiệt quệ
Sau khi đồng minh đổ bộ tại Normandie, họ giải phóng nước Pháp và vượt sông
Rhine tiến vào nước Đức. Bá Linh muốn ký kết hòa ước riêng rẽ với phương Tây
nhưng Mỹ-Anh không chấp nhận, họ giữ lời cam kết với Staline tiếp tục tiến
quân. Lính Đức đầu hàng nhiều để khỏi bị oanh tạc tàn khốc, đầu hàng có nghĩa
là “sống”, họ thích đầu hàng Tây phương hơn là Nga.
Cả hai phía Nga và Đức đều ép buộc người lính phải chiến đến đấu đến chết,
tại Bá Linh những kẻ đào ngũ, bỏ trốn bị treo cổ trên các cột điện với tấm bảng
Tôi phản bội Tổ quốc (2) (I betrayed the Fatherland). Trong khi các lực lượng
Quốc xã rút về, Hitler ra lệnh phá hủy hết cầu cống, đường xá, nhà thương, trường
học...ngay trên đất nước mình, hắn bảo chế độ Quốc Xã không còn, nước Đức sẽ
không còn.
Các Tướng lãnh ngầm bảo nhau không thi hành lệnh này, họ nói Fuhrer điên rồi
trừ một ông Tướng vẫn thi hành lệnh. Ông ta nói “là một quân nhân, tôi phải thi
hành lệnh của thượng cấp” (as a soldier, I have to carry out the order). Ngày
29/4/1945 Hitler củng tình nhân Eve Braun làm đám cưới dưới hầm, hôm sau trận
đánh kinh hoàng diễn ra, hai vợ chồng Hitler tự tử, người ta gọi cô dâu chỉ một
ngày cưới “the one day bride”.
B - Tập Cận Bình.
Tiểu sử
Là chính trị gia Trung Cộng, hiện ông nắm hết các chức vụ quan trọng, vừa
là Tổng Bí Thư đảng, Chủ tịch nước, kiêm luôn Chủ tịch Quân Ủy Trung ương (đại
diện đảng trong quân đội). Họ Tập là nhà lãnh đạo tối cao nhất Hoa Lục từ năm
2012, ông là con trai của một đảng viên CS Trung Hoa kỳ cựu.
Ông thăng tiến chính trị ở các tỉnh ven biển như Phúc Kiến, Chiết Giang, đứng
đầu Phúc Kiến từ 1999 đế 2002 và đứng đầu tỉnh Chiết Giang. Tập Cận Bình gia nhập
Ban Thường vụ Bộ Chính Trị và Bí Thư Trung ương tháng 10/2007, ông chắc chắn sẽ
là người kế vị Hồ Cẩm Đào, họ Tập là Phó Chủ tịch nước từ 2008 đến 2013 và Phó
Chủ tịch Ủy ban quân Ủy từ 2010 đến 2012.
Nắm chính quyền năm 2012, Tập Cận Bình đưa ra những biện pháp mạnh chống
tham nhũng, ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, kiểm duyện internet ... Tập kêu gọi cải
cách thị trường và thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc” ông chủ trương “kinh tế cấp
tiến nhưng chính trị bảo thủ”. Họ Tập nhìn nhận tính chất tối thượng của đảng
CS thống trị Trung Quốc. Triều đại của ông bắt giam các nhà bất đồng chính kiến,
chủ trương củng cố sức mạnh chính trị để lãnh đạo nền kinh tế lớn.
Theo nhận định của BBC họ Tập trở lại chính sách chuyên chính từ thời xa
xưa, thắt chặt kiểm duyệt truyền thông, internet. Chính sách đối ngoại cứng rắn
khiến các nước láng giềng e ngại, ưu tiên hàng đầu của Tập Cận Bình là củng cố
quyền lực. Hai thập niên qua, Hoa Lục được điều hành bởi Bộ chính trị nay Tập
đưa mình lên cao, tập trung quyền lực giống như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu
Bình trước đây. Ông ta thực sự trở thành nhà độc tài giống chính sách độc tài
cá nhân như kiểu của Staline ngày xưa.
Tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình được đưa vào Đảng và Hiến Pháp, gỡ bỏ
giới hạn nhiệm kỳ giống như Putin, trở lại tinh thần sùng bái cá nhân. Nay
Trung Cộng tuyên bố chủ quyền Biển Đông, hống hách muốn dằn mặt Hoa Kỳ và các
cường quốc trong vùng.
Xin nói về ưu thế của họ ngày nay: Thập niên 50, 60 dân số Hoa Lục chiếm một
phần tư dân số thế giới, nay chỉ vào khoảng 1/5, 1/6 thôi. Nay Đông Nam Á không
kể Tầu, Hàn, Nhật dân số vào khoảng 655 triệu, Âu Châu dân số là 750 triệu. Dân
Số Trung Cộng (1 tỷ tư) bằng cả dân số Đông Nam Á và Âu châu cộng lại, khiếp
chưa?
Về Tổng sản lượng GDP nay nhất Mỹ 22 ngàn tỷ, nhì Hoa Lục 16 ngàn tỷ (con số
họ đưa ra), thứ ba Nhật 5500 tỷ... dân số Hoa Lục nay gấp 11 lần dân Nhật mà
GDP chỉ gấp 3 lần GDP Nhật cũng chưa cao lắm, tuy nhiên, họ chi xài nhiều vào mục
đích chính trị, nay trên thế giới họ nhiều tiền sau Mỹ.
Quân sự Mỹ-Hoa.
Về phương diện quân sự vì Tập Cận Bình nay muốn từ từ gồm thâu thiên hạ,
khiến thế giới và cả Hoa Kỳ đều phải thần phục. Họ nói năm hay mười năm nữa sẽ
vượt qua Mỹ.
Tập hãy nhìn tấm gương của Hitler, Đức Quốc Xã hồi đó có sức mạnh quân sự mạnh
nhất Âu Châu, nhiều nhà bác giỏi. Năm 1944 họ đã chế tạo được hỏa tiễn bắn sang
Anh. Ấy thế mà Hitler cuối cùng chưa ăn ai, huống hồ Trung Cộng nay chỉ chuyên
ăn trộm ăn cắp thông tin kinh tế, quân sự
lại đòi thống trị cả thế giới.
Trang Hỏa Lực Toàn Cầu (3) xếp hạng các nước trên thế giới về quân sự theo
chiến tranh cổ điển, nghĩa là không phải chiến tranh nguyên tử. Người ta xếp
theo các tiêu chuẩn như Ngân sách Quốc phòng, số máy bay quân sự, tầu chiến...
Xếp hạng các nước về quân sự năm 2021 như sau:
1 - Hoa Kỳ.
2 - Nga.
3 - Trung Cộng.
4 - Ấn Độ.
5 - Nhật.
6 - Nam Hàn.
7 - Pháp.
8 - Anh.
9 - Brezil.
10 - Pakistan.
Mỹ được xếp hàng đầu vì Ngân Sách Quốc Phòng, số máy bay chiến đấu, số hàng
không mẫu hạm, chiến hạm... nhiều hơn 10 nước top ten cộng lại (không kể Mỹ),
thí dụ NSQP của Mỹ nay là 740 tỷ còn nhiều hơn NSQP của 9 nước top ten như Nga,
Tầu, Ấn, Nhật, Nam Hàn, Pháp, Anh, Brazil, Pakistan cộng lại (538 tỷ)
Nga được xếp hạng nhì vì kho vũ khí từ xưa để lại, nhất là vũ khí nguyên tử.
Trung Cộng xếp hạng ba, NSQP của họ cao nhất sau Mỹ (bằng một phần tư Mỹ) nhưng khoa học Quốc phòng còn kém Nga, Mỹ.
Về Không quân, Hải quân họ được Nga cung cấp máy bay, tầu chiến từ thời chiến
tranh lạnh, chỉ mới thuê đóng thêm một số tối tân gần đây.
Từ sau Thế chiến thứ hai, người ta chia ra hai loại chiến tranh: Chiến
tranh nguyên tử và Chiến tranh cổ điển, chiến tranh cổ điển gồm xe tăng, tầu
chiến, máy bay ... như chúng ta vừa đề cập như trên.
Vũ khí nguyên tử.
Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, các nước
khác hoặc đánh cắp tài liệu hoặc được Mỹ giúp đỡ chế tạo, Mỹ cũng là nước duy
nhất đã xử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh (1945). Về số lượng, Mỹ là nước
có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất.
Từ 1940 tới 1996 (4) trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (giá tiền ngày
nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn
70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng
số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại. Sô Viết đã chế tạo
khoảng 55,000 đầu đạn từ 1949, Pháp làm
1,100 đầu đạn từ 1960, Anh chế 835 đầu đạn từ 1952, Trung Cộng chế 500 đầu đạn
từ 1964, các nước khác chế tạo tổng cộng khoảng 500 đầu đạn. Kho vũ khí nguyên tử của Mỹ nhiều nhất là
31,355 đầu đạn vào năm 1967, nay chỉ còn 4,018.
Năm 1949 Nga thử bom nguyên tử lần đầu, năm 1964 Trung Cộng thử bom nguyên
tử lần đầu.
Trung Cộng không nghĩ tới chiến tranh nguyên tử với Mỹ vì họ không muốn đất nước thành bình địa.
Hải Quân Trung Cộng
Cho tới cuối thập niên 80, phần lớn Hải Quân Tầu chỉ gồm có giang đĩnh và tầu
tuần duyên. Mỹ gọi nó là Hải quân nước nâu, (brown-water-navy) (5). Năm 90 CS
Nga Sô sụp đổ, Hoa Lục không còn phải lo phòng thủ biên giới Nga-Hoa, và quay
ra phòng thủ Biển Đông. Thời nhà Thanh, Bát quốc liên quân từ đây vào xâm lược
Trung Hoa, hồi Thế chiến Thứ Hai quân Nhật cũng từ Biển đông vào xâm lăng nước
Tầu.
Từ năm 2008 Trung Cộng bắt đầu canh
tân Hải quân, lên kế hoạch thành lập một Hạm đội nhỏ Hàng không mẫu hạm chỉ có
mục đích phòng thủ. Năm 2009 Trung Cộng đã được coi như có Hải quân cận duyên
(green-water-navy). Sau đó họ sẽ bành trướng ra các đảo trong vùng để tiến tới
Hải quân blue water có khả năng ra biển khơi.
Họ mới canh tân Hải quân từ 10 năm nay,
cách đây khoảng 5 năm, một ông Tướng bốn sao của Nhật đã đánh giá Hải
quân và không quân Trung Cộng còn lạc hậu từ 10 cho tới 20 năm so với Hải quân
Nhật về kỹ thuật và huấn luyện. Hoa Lục còn xử dụng tầu ngầm chạy bằng dầu cặn,
chỉ cần mở máy là đã bị phát hiện và bị đánh chìm, Hoa Lục mới mướn Nga chế tạo
20 chiếc tối tân gần đây.
Người Nhật còn thách thức nếu có Hải chiến tại Biển Đông, họ sẽ đánh tan hạm
đội Trung Cộng trong vòng vài ngày. Người Nhật đã có kinh nghiệm về Hải quân từ
Thế Chiến Thứ Hai. Trong nước CSVN cũng nói nếu có hải chiến Hoa-Nhật thì phần
thắng sẽ về phía quân Nhật. Từ lâu không thấy Tầu đỏ trả lời.
Hoa Lục mua một tầu cũ của Ukraine về tân trang làm hàng không mẫu hạm nặng
33 ngàn tấn, chỉ bằng 1/3 một HKMH của Mỹ. Nay mới đóng thêm một tầu sân bay
khác lấy tên Sơn Đông, cũng khoảng 33 ngàn tấn.
Hoa Lục mơ tưởng chinh phục thế giới, muốn vậy phải có một hạm đội lớn, nhiều
HKMH như Mỹ để nghênh ngang trên các đại dương nhưng không biết đến bao giở họ
mới đóng được một tầu sân bay 100 ngàn tấn như Mỹ.
Nếu Trung Cộng muốn có một hạm đội HKMH như Mỹ để thống trị thế giới chắc
phải một thế kỷ nữa may ra mới thành lập được, có lẽ phải 10 hay 15 năm nữa mới
đóng được một Tầu sân bay 100 ngàn tấn như Mỹ. Hoa Lục biết rằng người Mỹ có thể
đem chiến tranh đến đất Tầu mà họ không thể đem chiến tranh đến đất Mỹ được nên
chỉ hù dọa không dám động binh.
Về số lượng Hoa Lục có 777 Tầu chiến nhưng đa số cũ kỹ lỗi thời, nhiều chiếc
chỉ chạy trong sông hoặc ven bờ do Nga viện trợ từ thời chiến tranh lạnh thập
niên 50, 60 ... họ mới canh tân Hải quân hơn 10 năm nay.
Hải quân Mỹ
Hoa Kỳ bao bọc bởi đại dương, họ có một lực lượng Hải quân lớn mạnh nhất thế
giới với toàn bộ chiến hạm có trọng tải lớn nhất.
Các hạm đội Mỹ được phân chia bảo vệ các khu vực trên thế giới: Hạm đội 3
đóng tại Thái Bình Dương Mỹ, Hạm đội 4 tại phía Nam Châu Mỹ, Hạm đội 5 tại Ấn Độ
Dương, Trung Đông, Hạm đội 6 tại Đại Tây dương Âu Châu, Hạm đội 7 tại Thái Bình
Dương, Hạm đội 10, Bộ chỉ huy điện toán các hạm đội
Khởi đầu Đệ nhị Thế chiến, nước Nhật có 10 hàng không mẫu hạm được coi là lớn
và tối tân nhất thời đó, trận tấn công Trân Châu Cảng (1941) đã gây kinh hoàng
cho cả nước Mỹ và mở đầu cho một thời đại mới, thời đại Tầu sân bay. Nước Mỹ từ
sau Thế chiến đã xây dựng một lực lượng HKMH hùng mạnh và lớn nhất thế giới mà
không quốc gia nào làm được vì nó vô cùng tốn kém và đòi hỏi một trình độ khoa
học quốc phòng cao. Nó là một vũ khí lợi hại có khả năng đem hỏa lực không quân
tới những nơi xa xôi trên trái đất.
Tầu sân bay đầu tiên trên thế giới là tầu Kaga của Hải quân Nhật, hạ thủy
năm 1920, 38,000 tấn
Hải quân Mỹ có nhiều HKMH lớn và tối tân nhất (100 ngàn tấn) với 11 chiếc
hiện dịch, họ đang đóng thêm 3 chiếc khác, có khả năng chuyên chở được từ 80 đến
120 máy bay phản lực. Mỹ bắt đầu đóng HKMH từ tháng 3-1922, cho tới nay họ đã
đóng được 78 chiếc. Trong đó 4 chiếc bị Nhật đánh đắm Thế chiến thứ hai, 2 chiếc
bị chìm vì lý do khác, một số để trưng bầy, còn lại đa số bị phế thải lấy sắt vụn
(scrapped) vì lỗi thời (6).
Trên thế giới hiện nay không có nước nào đủ khả năng đóng một Tầu sân bay
100 ngàn tấn như Mỹ. Theo lời bà Giao Phan, Mỹ gốc Việt, người chỉ huy đóng 3
HKMH tối tân cho Mỹ, một chiếc mới đóng của Mỹ tốn vào khoảng 15, 16 tỷ
(7). Cách đây 4 năm Putin ao ước sẽ đóng
một tầu sân bay 100 ngàn tấn nhưng không thực hiện được. Tổng cộng Mỹ có 490
chiến hạm tối tân
Về Không quân Mỹ có 13,233 máy bay quân sự, Nga 4,144 chiếc, Trung Cộng
3,260 chiếc, Ấn 2,119 chiếc... Về phi cơ Trung Cộng còn nhiều chiếc cũ kỹ do
Nga cung cấp từ thời chiến tranh lạnh.
C - Kết Luận
Thời buổi này mà Tập Cận Bình muốn trở lại thời Mao trạch Đông, Đặng Tiểu
Bình thật chẳng dễ chút nào, lại muốn chính phục thế giới nữa! Nay muốn trộm cắp
thông tin khoa học tại Mỹ rất khó, các sinh viên Tầu du học tốt nghiệp xong bị
tống cổ về nước. Người ta theo dõi người Mỹ gốc Hoa làm trong các cơ sở, hãng
xưởng quốc phòng và vẫn bắt được những tên lấy cắp tài liệu.
Hoa Lục cho gián điệp đánh cắp thông tin Mỹ để chờ ngày lãnh đạo Thế giới,
có điều đáng nói là Nước Tầu đã truyền bá văn minh cho Nhật Bản và Triều Tiên từ
chữ viết, phong tục tập quán... nhưng xem ra nay Hoa Lục lại không văn minh bằng
Triều Tiên, Nhật Bản. Trong khi người Nhật
chế tạo được xe Camry Toyota bán chạy nhất tại Mỹ, xe Corolla Toyota bán chạy
nhất thế giới, Hàn Quốc cũng làm nhiều hàng điện tử, TV, xe hơi nổi tiếng trên
thế giới như Samsung, Hyundai... thì người Trung Hoa đỏ ngày nay chỉ giỏi làm
gia công và hàng nhái.
Từ năm 2012, Hoa Lục xuất cảng xe hơi khoảng một triệu cái mỗi năm bán cho
các nước nghèo như Afghanistan, Algeria, Brazil, Ai Cập, Iraq, Iran, Libya, Bắc
Hàn, Phi Luật Tân, Nga, Nam Phi ... xe của họ bằng nửa giá các nước khác. Họ lắp
ráp và chế tạo theo thiết kế các nước khác, xe hơi của Tầu rẻ nhưng không
an toàn. Vì họ theo chủ nghĩa CS nên mới
thụt lùi như vậy.
Nay Trung Cộng hô hào đánh Đài Loan, giống Hitler tháng 9/1939 đánh Ba Lan
nhưng hoàn cảnh khác hẳn nhau, năm 1939 Đức quốc xã đè bẹp Ba Lan dễ dàng và
Trung Cộng nay không dễ gì nuốt được Đài
Loan. Dân số Đài Loan chỉ 23 triệu nhưng là một cường quốc kinh tế quân sự. Năm
1979 báo Sài Gòn Giải phóng đăng tin trữ lượng ngoại tệ của Đài Loan là 32 tỷ,
gấp 8 lần trữ lượng Hoa Lục!!
Đài Loan có 739 máy bay quân sự, 117 chiến hạm trong khi Hoa Lục có 3,260
máy bay quân sự, 777 tầu chiến tuy nhiên về mặt phẩm máy bay và tầu chiến của
Hoa Lục nhiều cái cũ kỹ do Nga cung cấp từ xưa. Miệng thì hô hào đánh Đài Loan
nhưng đến Tết mới dám chiếm Đài Loan vì các thành phố ven biển của họ như Thiên
Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh ...sẽ bị ăn bom đạn.
Trong bài China Couldn’nt Really Invade Taiwan, Could it? Trên trang The
National Interest có đoạn nói (xin tóm tắt):
“ Trung Cộng khó xâm lăng
Đài Loan ồ ạt mà thắng được, tổn thất và sự nguy hại sẽ rất lớn cho chế độ ”
Từ 1950 đến nay, vùng Đông Nam Á núp dưới cây dù của Hạm đội số 7, chỉ một
mình hạm đội này cũng đủ sức trấn áp sự hung hăng của Hoa Lục.
Kinh tế Hoa Lục bị thiệt hại nặng vì đại dịch Corvid và vì chiến tranh mậu
dịch với Mỹ nhưng họ vẫn nói là tăng trưởng 6 chấm, con số do CS đưa ra thực
không đáng tin cậy.
Năm 1952 GDP (Tổng sản lượng) của họ
rất khiêm tốn chỉ 30 tỷ Mỹ kim thôi, đến 1962 tăng khiêm tốn lên 47 tỷ, năm
1972 tăng 113 tỷ, năm 1983 (10 năm sau) tăng thành 304 tỷ. Trong 30 năm (1952
-1983) GDP Trung Cộng tăng từ 30 tỷ tới 304 tỷ hay nói khác đi từ bạc chục tới
bạc trăm.
Mười năm sau tức 1993 GDP của họ tăng lên 619 tỷ, bước sang thập niên 2000
kinh tế của họ đi hia bẩy dặm, 10 năm sau tức 2003 lên 1,660 tỷ (một ngàn 660 tỷ),
tới 2013 lên 9,611 tỷ (9 ngàn 611 tỷ)
năm 2019 lên hơn 13 ngàn tỷ, 2020
lên 15 ngàn tỷ ...
Nhưng giai đoạn hốt bạc bằng nghề
làm gia công đã qua phần vì hàng của họ phẩm chất xấu, độc hại... phần vì lương
công nhân lục địa không rẻ như trước.
Cuối cùng thì giấc mộng chinh phục Thế giới của họ Tập chẳng khác nào “con
nhái muốn to bằng con bò” trong một bài thơ ngụ ngôn La Fontaine.
* Trọng
Đạt
Chú thích.
(1) Wikipedia: Operation Barbarossa, The German
armies eventually captured some five million Soviet Red Army troops, a majority
of whom never returned alive.
(2) Trong cuốn The Great Military Battles, in năm 1974.
(4) Wikipedia-Nuclear
weapons and the United States.
(5) Wikipedia- People's
Liberation Army Navy.
(6) Wikipedia- List of
aircraft carriers of the United States Navy.
(7) Nữ hậu duệ VNCH chỉ huy đóng 3 Tàu sân bay hiện
đại nhất cho Hải quân Hoa Kỳ.
* * *
Nữ hậu duệ VNCH chỉ
huy đóng 3 Tàu sân bay hiện đại nhất cho Hải quân Hoa Kỳ:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire