Sáu thẩm phán bảo thủ thuộc Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã
chuẩn
y hai luật bầu cử của Arizona, theo họ đã được biện minh bởi sự tranh đấu chống gian lận bầu cử.
Sáu thẩm phán bảo thủ ở Tối Cao Pháp Viện đã chuẩn y hai luật bầu cử của
Arizona, theo họ, đã được biện minh bởi sự cần thiết chống bầu cử gian lận, dù
các luật này ngăn cản các cử tri mỹ-phi châu, dân bản xứ (da đỏ) hay gốc tây
ban nha bỏ phiếu phi pháp. Ba đồng nghiệp phe tiến bộ (dân chủ) đã chống lại
sự ngăn chận «tác hại» làm «sứt mẽ» văn bản «Voting Rights Act» là luật biểu tượng
cho sự đấu tranh của quyền công dân. Văn bản chỉ đạo này, được chuẩn y năm 1965
nhằm ngăn chận các chính quyền địa phương đưa ra những rào cản quyền bầu cử của
những dân tộc thiểu số khi mà các cử tri da đen bị họ loại ra khỏi các thùng
phiếu ở miền Nam dưới cớ phải được trắc nghiệm khả năng đọc được chữ hay có văn
hóa tổng quát.
Tối Cao Pháp Viện năm 2013 đã vô hiệu hóa đoạn đầu của văn bản, đoạn
này buộc các cựu Tiểu Bang phân biệt màu da ở miền Nam phải được phép của chính
phủ liên bang trước khi chấp nhận bất cứ một điều chỉnh mới nào. Và hôm thứ
năm, Tối Cao Pháp Viện đã chú tâm loại bỏ đoạn hai của luật này. Đoạn
hai này cấm chấp nhận bất cứ quy tắc nào có hậu quả là ngăn việc bỏ phiếu của một
nhóm thiểu số, dù sự kỳ thị không được ghi trên giấy trắng mực đen, hay cố ý.
14 luật bầu cử giới hạn
Trên thực tế, Tối Cao Pháp Viện đã cứu xét hai luật được chuẩn y bởi nghị
viện với đa số cộng hoà của Arizona trước sự bác bỏ bởi những toà án vì có
kiện cáo bởi những đảng viên dân chủ của tiểu bang này ở miền đông-nam nước
Mỹ. Phán quyết thứ nhất là cấm giao lá phiếu cho một người khác để
người này bỏ vào một trong những trung tâm bầu cử, nếu người đó không phải là
thân nhân gần. Phán quyết thứ nhì là vô hiệu những lá phiếu bỏ vào phòng phiếu ở
những nơi khác với nơi cử tri có ghi danh.
Tối Cao Pháp Viện công nhận rằng những luật bầu cử mới của
Arizona xóa được sự «mất chênh lệch trong chỉ số tham gia bầu
cử», «Nhưng sự chênh lệch đó không có nghĩa máy móc rằng hệ thống bầu
cử là không cởi mở ra hoặc không tạo cơ hội bầu cử đồng đều cho mỗi người», ông
Samuel Alito đã viết như vậy nhân danh đa số. «Mức độ của sai biệt này đáng
chú trọng» «Mỗi luật bầu cử đều áp đặt, cách này hay cách khác, một gánh nặng
lên các cử tri» và «quan trọng là xem xét những lý do nào khiến họ chọn lựa
cách đi bầu» ông nói tiếp : «Sự lợi ích lớn và hoàn toàn hợp pháp của tiểu bang
là ngăn ngừa gian lận»
Không có gì thuần lý hơn! Làm sao chống lại gian lận bầu cử nếu không có những
phương tiện để kiểm soát?
Những đảng viên dân chủ đã làm mọi thứ để phá hoại quyết tâm của nhiều tiểu
bang Mỹ khi đòi hỏi có những cuộc bầu cử cân bằng cho mọi giới, bởi những cố
tình chống đối trước các toà án ! Và những "kiện cáo" này đã lên đến
Tối Cao Pháp Viện của Hiệp Chủng Quốc Mỹ ! Quý vị có nhận xét rõ như vậy không?
Điều này khiến chúng ta tin chắc là những người đảng dân chủ muốn chiếm ưu thế
trong những kỳ bầu cử sắp tới! Chúng ta đã thấy quá nhiều trường hợp mánh mung,
những cái gọi là "nhầm lẫn" trong việc đếm phiếu trong các phòng phiếu
hay những tiểu bang kiểm soát bởi đảng dân chủ.
Như việc 180.000 phiếu giả (để kiểm chứng hệ thống bầu cử "chạy tốt"!
Buồn cười!) đã bị tính "lộn" trong kỳ bầu vòng loại để chỉ định ứng cử
viên đảng dân chủ vào ghế thị trưởng New York tuần vừa qua ! Đó là giữa họ với
nhau mà cũng gian lận đến vậy ! Chúng ta thử tưởng tượng nếu đó là một tranh cử
giữa họ và một ngươi cộng hoà thì sẽ hổn loạn ra sao. Vậy phải coi chừng những
lối bầu cử của những đảng viên dân chủ vì luôn luôn có một cái gì đó đàng sau
những cựa quậy của họ! Tôi thấy là những "giới hạn" áp đặt bởi những
luật này thật hợp lý vô cùng, nhưng vẫn bị nhóm đảng dân chủ chống đối ! Không
thể nào đi bầu bất cứ nơi nào ! Mà cũng không thể nhờ một kẻ lạ đi bầu thay
mình mà không có thẻ căn cước, cũng không thẻ cử tri! Hoặc là tự do bầu phiếu bằng
thơ gởi không được kiểm soát gì hết?
May thay, Tố́i Cao Pháp Viện đã canh chừng !
*
Lang Thang - Nguyễn Cao
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire