MÔI SINH VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI – Phần 2. * GS Đàm Trung Phán.

VẤN NẠN VỀ RÁC RƯỞI TRONG CÁC THÀNH PHỐ TRÊN THẾ GIỚI
Hổi mới nghỉ hưu, người viết đã mơ tưởng là cặp vợ chồng già này sẽ sang miền nắng ấm của Florida, California, Nam Mỹ… để qua mùa đông cho đỡ lạnh.
Nhưng mà khó mà có thể thực hành điều đó lắm: xa nhà lâu quá đâu có được vì còn có con, có cháu và có cái nhà để lại đằng sau! Vả lại, về già đôi chân lại yếu cho nên không muốn đi đâu nhiều cho lắm. Trong cái bối cảnh đó, người viết tìm ra cái thú viết văn để quên đi cái lạnh của xứ “Đất Lạnh ít Nồng hơn Cóng này!”
Người đời khi nhìn thấy các cây cầu vĩ đại, những tòa nhà trọc trời đồ sộ như hai cái tòa nhà được mệnh danh là “Marilyn Monroe” và “Brigitte Bardot” tại thành phố Mississauga, Canada, người ta trầm trồ khen ngợi rồi nghĩ rằng …thì…là…mà … cái ngành công chánh rất “hoành tráng” …
Thực ra thì ngành này còn phải đương đầu với những cái cống để thải nước cống, rồi đến cái vụ hốt rác rưởi… có những mùi rất khó ngửi và dơ bẩn…
Phần lớn các trường Cao đẳng Công Chánh (Community College, Civil Engineeriong Technology program) trong tỉnh bang Ontario tại Canada, thường hay có chương trình (program) về “Public Works” (Kiều lộ) để dễ bề thu nhận sinh viên. Điều quan trọng nhất là các trường này phải viết ra chương trình dạy học cho thật là thực tiễn, thích hợp với các dịch vụ như: đi hốt và vứt rác rưởi (solid waste management), lọc và phân phát nước uống (water treatment and distribution), xây cất và sửa chữa các đường cống (design and maintenance of sanitary sewers) để dẫn nước cống đến các nơi xứ lý nước cống (waste water treatment plants) trước khi xả nước đó ra hồ/sông/biển…Các trường cao đẳng này (còn được mệnh danh là “Đại Học Cộng Đồng”) hy vọng sẽ đào tạo ra các chuyên viên có một kiến thức tổng quát khi đi kiếm việc trong các thành phố…ngoại trừ khi họ đi làm trong những văn phòng liên quan đến phần tính toán, lập các bàn vẽ hay làm những công việc hành chánh trong công, tư sở…
Nơi chúng tôi dạy, thoạt đầu có hai "majors" (bộ môn)  là "Structures" (tính toán, kiến tạo) và "Public Works" (Lục lộ, xây cất, bảo trì…) Bộ môn "Structures" đào tạo các phụ tá kỹ sư (Technicians/Cán sự học 2 năm và Technologists/Cán sự học 3 năm…để kiến tạo/design các đường phố, cầu, cống , hãng xưởng, đập nước, sân bay…) Khoảng  giữa thập niên 1980, Bộ môn “Structures” bị ế ẩm (Canada bị nghèo tiền để có thể xây cất thêm) cho nên sinh viên tốt nghiệp “major” này không kiếm được việc và một số người Canada đã phải bỏ xứ mà sang Mỹ để kiếm việc làm.
Bộ môn “Public Works “còn sống sót èo uột được là vì một số sinh viên tốt nghiệp trong ngành này còn có thể kiếm được việc trong các “Municipalities” (Công sở trong “chính quyền địa phương tại thành phố nhỏ ít dân cư/municipality”), nhất là trong một số văn phòng của chính quyền thuộc các khu vực trong vùng Đại Đô Thị Toronto (Greater Toronto Area) …
Sở dĩ, ngành Công Chánh của College của chúng tôi còn sống sót được là vì Ban Giảng Huấn (Civil Faculty) chúng tôi đã được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các thành viên trong “Civil Program Advisory Committee” (Ban Cố Vấn bộ môn Công Chánh trường Centennial College), gồm có một số các kỹ sư chuyên nghiệp (Professional Engineers) đang làm việc trong nhiều khu vực “Đại ĐôThị vùngToronto/ Greater Toronto Area – GTA -”, cũng như trong chính quyền Tỉnh Bang Ontario (Ontario Provincial Government) và một số công ty chuyên về xây cất (consulting engineering firms)… Những vị này đã giúp cho sinh viên của chúng tôi có chỗ để được đi thực tập trong mùa hè, nhất là đi xin việc sau khi sinh viên đã tốt nghiệp.
Những vị ân nhân này đã được chính quyền tỉnh bang Ontario đề cử ra nhập "Civil Program Advisory Committee" (không ăn lương) để mà họ có cơ hội góp ý kiến cho Ban Giàng Huấn chúng tôi nên "update" chương trình giảng dậy với mục đích giúp cho sinh viên theo kịp trào lưu mới mẻ trong ngành nghề.
 Chính họ đã gửi tặng cho Ban Giảng Huấn chúng tôi những tài liệu mới nhất mà họ đang sử dụng trong công sở của họ. Ngoài ra, Ban Giảng Huấn chúng tôi còn xin được khá nhiều các "design drawings" (bản vẽ hợp thời) mới nhất đang được sử dụng trong việc xây cất  các “sub-divisions” (các khu đất trống nay đang được mở mang để xây nhà cửa cho dân chúng) tại vùng "GTA".
 Bộ ba chúng tôi gồm có 3 GS Tom Transit, Rick Chan,và Phan Dam thường hay dùng chung các bản vẽ (drawings) và tài liệu về xây cất (specifications) để giúp cho chúng tôi có đầy đủ các chi tiết liên quan đến phần Địa Chánh (Surveying) cho GS TT; Đường Phố, Cống Rãnh (Roads, Streets, Sewers) cho GS RC và hệ thống Nước Uống (Water Treatment systems), Nước Phế Thải (Wasted treatment systems), dịch vụ về Rác Rưởi cho GS PD.
Nhờ vậy mà sinh viên của chúng tôi được am tường hơn vể công ăn, việc làm liên quan đến ngành công chánh trong tỉnh bang Ontario để rồi biết cách đi xin việc sau khi đã ra trường.
Cá nhân người viết đã rất may mắn được College đề cử làm GS Đại Diên (Civil Faculty Representative) của Trường Công Chánh (Civil Engineering Technology Department) để phụ giúp ông Giáo Sư Trưởng Phòng luân phiên (2- years- term- Civil Coordinator trong suốt thập niên 1980) trong những buổi họp ban đêm.
Nhờ sự giúp đỡ rất hữu hiệu của các vị cố vấn này mà chúng tôi đã có thể thay đổi nội dung ngành nghề hàng năm (annual curriculum change), nhất là những khi mà ngân quỹ về giảng dạy của chúng tôi liên tục bị Bộ Đại Học và Đại Học Cộng Đồng tỉnh bang Ontario cắt giảm.
Vấn nạn to tát nhất của Chương Trình Công Chánh cấp cao đẳng trong toàn tính bang Tại Ontario: một số các sinh viên sau khi đã ra trường phải gia nhập nghiệp đoàn “Ontario Association of Certified Engineering Technicians and Technologists / OACETT) cho các ngành: Điện, Cơ Khí, Hóa Học, Công Chánh… Nhiều công ty đòi hỏi nhân viên phải có "membership licence" là một CET với OACETT (Thí dụ như: John Doe, CET là một Cán sự của hiệp hội cán sự OACETT hay Jane Smith, P.Eng. là một Kỹ Sư của Hiệp Hội Ký Sư của tỉnh bang Ontario thì mới được hãng sưởng thuê để làm việc theo đúng chức năng…)
OACETT đòi hỏi các điểu kiện khắt khao trên phương diện hoc vấn. Có nghĩa là Phân Khoa Kỹ Thuật của chúng tôi phải giảng dậy rất kỹ càng. Muốn vậy, chúng tôi phải dậy rất quy củ, có nghía là, nhà giáo chúng tôi cấn phải có nhiều thì giờ để giảng dạy cho đâu vào đó trong khi đó, vì thiếu ngân sách, nhà trường phải cắt ngân sách… Cái vòng lẩn quẩn…
Hầu hết các thành viên của "Advisory Committee members", ngoài chức vụ cải tổ chương trình Công Chánh của chúng tôi, họ còn đóng vai làm trọng tài để thương lượng với bộ Đại Học và Đại Học Cộng Đồng (Ministry of Colleges and Universities, MCU) trên phương diện ngân sách tối thiểu cho các ngành nghề trong Phân Khoa Kỹ Thuật.
Kết cuộc là: trong cuối thập niên 1980, MCU đã quyết định đóng cửa một số bộ môn (Departments) trong một số các trường (Colleges) vì Chính Phủ Tính Bang không có đủ ngân quỹ. Năm 1996, Civil Department của chúng tôi đã bị đóng cứa vì lý do thiếu ngân sách…
May thay, cá nhân chúng tôi đã được thuyên chuyển sang ngành Enviromental Protection Department trong năm 1990…cho nên người viết không bị mất việc như các đồng sự Công Chánh khác
*   *   *
Đầu thập niên 1970, bà nữ giáo sư MK, chỉ có kinh nghiệm về “Structures”  trong ngành Công Chánh của chúng tôi. Bà được chỉ định dạy những môn liên quan đến các vấn để tính toán (design), và soạn thảo các bản vẽ (technical drawings), cho nên  bà không gặp trở ngại gì.
Ba năm sau đó, bà bị bắt buộc phải dạy môn” Nước Uống và Nước Cống (Water Supply and Sewerage)”.
Các giáo sư bị bắt buộc phải dạy một số môn học khác nhau, dựa theo cái “Legal contract between Faculty and College”). Môn này thuộc vào loại “killer” vì rất khó dạy và người giáo sư cần phải soạn bài rất kỹ càng để có đủ kiến thức; phải ăn nói rất nhiều (descriptive subject) và phải dùng đến các tài liệu về phim ảnh (films, slide shows) để chiếu cho sinh viên xem cho “up-to-date”)… Ngoài ra bà còn phải có bổn phận phải mang sinh viên đi viếng thăm nhà máy lọc nước uống cũng như nhà máy lọc nước cống… có nghĩa là người giáo sư bị bắt buộc phải đọc sách rất nhiều và sửa soạn kỹ càng các tài liệu giảng dạy cho sinh viên trong khi đó, vì một lý do gì đó bà không ngồi soạn bài ở nhà cho đâu ra đó .
Bà bèn nảy ra sáng kiến: cuốn “text book” (sách giáo khoa) của môn đó có 12 chương (chapters) chính, bà chia ra 12 nhóm sinh viên trong lớp (mỗi nhóm có 2 hay 3 sinh viên) . Mỗi nhóm phải tự soạn bài và sau đó cả nhóm phải đứng trước mặt cả lớp để trình bày nội dung của chương sách cho cả lớp trong khi đó bà không phải soạn bài gì hết.
Trong niên học, sinh viên phản đối mãnh liệt vì họ đi học chứ họ không phải dạy cho cả lớp thay thế cho bà. Sinh viên đã viết thư khiếu nại đến văn phòng ông Khoa Trưởng. Kết quả là sau năm đó, bà giáo sư MK đã xin College chuyển sang ngành Kiến Trúc để dạy những môn liên quan đến phần tính toán trong ngành Kiến Trúc… nhưng rồi vài năm sau, bà đã trở thành vị nữ Khoa Trưởng (Dean) đầu tiên của Phân Khoa Kỹ Thuật (vì nhà trường đang cần một Khoa Trưởng là một phụ nữ  dựa theo tinh thần “equity employment” sau khi ông Khoa Trưởng đương nhiệm bị mất chức . Nhưng sau đó vài năm, bà cũng mất chức Khoa Trưởng luôn…
 Một hôm, trong lúc ăn trưa của nhân viên nhà trường, một ông giáo sư trường Điện đã khôi hài như sau:
“Those who can work, work. Those who can not work, teach. Those who can not teach, administer!”
Đây là lời nhạo báng của ông ta để ám chỉ đến ông “Chair” của Trường Điện và Bà Dean MK của Phân Khoa Kỹ Thuật vì 2 vị này đã từng là GS, sau đó họ trở thành dân “Admin (Chair, Dean)
Người viết đã bị bắt buộc phải dậy môn Nước Uống và Nước Cống ngay sau khi bà GS MK “nhảy rào” sang ngành Kiến Trúc.
*   *   *
Đã biết trước được cái “hung tin” này, một năm trước khi chúng tôi bắt buộc phải dậy môn đó thay bà MK, sau khi tất cả các ông giáo sư đàn anh chiếm hết các môn “dễ dạy”. “Giáo Út” phải nhường nhịn các “ông anh yêu dấu”…
Bèn phải lập kế hoạch ngay lập tức: lên thư viện của Campus để kiếm tất cả các sách giáo khoa (Text Books, Reference Books) liên quan đến ngành Công Chánh.
Chúng tôi ngồi xuống nói chuyện với bà “Reference Librarian” của Progress campus đế nhờ bà lùng kiếm thêm các cuốn sách liên quan đến ngành “Public Works” không những của nhà trường mà còn trong các “Public Libraries” và nhất là các thư viện của các Colleges và Đại Học trong tỉnh bang Ontario , qua hệ thống “Inter Loan” của Tỉnh Bang Ontario nữa. Bắt đầu phải làm việc ngay tức thì.
Mùa hè năm 1979 là một mùa hè đẹp tuyệt trần đời cho “Giáo Út”: mỗi buổi sáng, PD để vài cuốn sách liên quan đến các dịch vụ về ngành Công Chánh vào trong chiếc xe đẩy của con trai út mới sinh vào giữa tháng 4 năm 1979. Mẹ của cu Út đưa cho Bố của cu út một bình sữa đã được pha sẵn cùng với vài cái tã… Bố đẩy xe cho con trai ra cái Park gần nhà. Khi thằng cu đang nằm ngủ, ông bố trẻ bèn mở từng cuốn sách ra để đọc qua loa các chương sách. Cuốn sách nào thấy cách trình bày không “hot” cho lắm, bèn gấp nó lai, ghi “notes” rồi giở sang cuốn khác, không quên ghi chép nội dung của từng chương một – Đây là một mùa hè rất tươi đẹp cho tôi: vừa trông con, vừa sứa soạn / xem từng cuốn sách một để sau này đi kiếm tài liệu mà không phải tốn quá nhiều thì giờ
 Khi viết đến những giòng này thì “cu út” đã 45 tuổi và đang say mê làm việc tại New York! Thời gian qua mau!
Tôi đã may mắn chọn ra được một số sách rất khá hợp trong ngành “Public Works” (Công Chánh) và “Environmental Protection” (Bảo Vệ Môi Sinh) cho những môn học phải “nói nhiều” (descriptive subject) trong những năm về sau này để làm tài liệu mỗi khi đi tìm kiếm các tài kiệu liên quan đến một số các môn học mà tôi phải dạy mãi cho đến khi tôi về hưu non ở tuổi 60.
Theo lời đề nghị của bà “Reference Librarian”, tôi gặp bà “Campus Librarian” JD để tìm cách “khuyếch trương” các sách giáo khoa cho ngành Công Chánh.
JD và PD đã quen biết nhau từ đầu thập niên 1970. Cả hai chúng tôi đều là “có job” đầu tiên tại College. JD gia nhập College sau tôi vài năm, JD thua tôi vài tuổi. Chúng tôi rất thân nhau: con gái đầu lòng của JD sinh cùng năm với con trai út của chúng tôi… Rồi cả hai chúng tôi đều được chuyến sang khuôn viên mới (Progress Campus) để làm việc.
JD cho biết tin vui:  thư viện có ngân sách mua các sách Giáo Khoa cho các phân khoa Kỹ Thuật (Technology), Thương Mại (Business), và Y Tế (Health Science)… Bà sẵn sàng mua thêm sách giáo khoa cho ngành Công Chánh nếu tôi nộp cho bà một cái danh sách có tên những cuốn sách mà chúng tôi muốn có.trong Thư Viện  Sau đó, bà còn nhờ tôi nộp cho bà một cái danh sách về các cuốn sách cho ngành Kiến Trúc nữa.
Bafiệu tôi với 3 vị “Library Technicians”. Một bà chuyên môn đi “book film” (đi lùng các tài liệu. phim ảnh liên quan đến kỹ nghệ xây cất và các dịch vụ về rác rưởi, điện nước ở ngoài đời và nhất lá các hãng dầu xăng như “Shell”, “Esso”…).
Các tài liệu này đểu không tốn ngân quỹ nhà trường (free service) gì hết. Bà này tự tiện “book” các phim 8mm dùm cho tôi. Mỗi khi cuốn phim nào mà thư viện nhận được, 1 trong 2 ông “Library Technicians” sẽ tự ý lắp phim vào máy chiếu phim (film projector) và báo cho tôi biết ngay lập tức. Trong thư viện còn có phòng cho tôi ngồi xem phim. Dĩ nhiên là tôi luôn luôn mang theo một cuốn sổ tay để ghi lại nội dung, tựa đề, xuất sứ, “cataloguing number” của từng cuốn phim một để giúp cho thư viện “book dùm cho tôi một cách dễ dàng và nhanh chóng trong tương lai…Khi có ngân quỹ, Thư Viện còn mua luôn vài cuốn phim để làm tài liệu giảng huấn cho chúng tôi nữa.
Nhiệm màu thay, cái “nhóm đi lùng phim ảnh” của chúng tôi đã “mang về dinh được ột số phim tài liệu mà không bị quá phí tồn về tiền bạc: chúng tôi đi đi gõ cửa rất đúng lúc.
*   *   *
Rác rưởi trong các thành phố được mệnh danh là “Municipal solid wastes /Garbage “.
“Food wastes, Kitchen wastes” trong tiếng Anh nêu rõ các phần rác rưởi từ đồ ăn trong bếp hay trong các hiệu ăn. Danh từ “Rubbish” cũng hơi giống danh từ “Garbage” nhưng trong “Rubbish” không có những rác rưởi liên quan đến đồ ăn (Food wastes)
Rác rưởi trong các đô thị bao gồm nhiều thành phần (composition) khác nhau cho nên phần rác rưởi trong các thành phố cũng không đồng nhất cho lắm. Trong những thành phố mới mở mang, trên phương diện rác rưởi, loại rác liên quan đến các phần “plastic” hay những loại rác có thể dùng lại được sẽ được loại riêng ra.
vào đầu thế kỷ thứ 20, khoảng 53% rác rưởi ở bên Anh gồm có tro đốt của than đá, đến từ các lò đốt than để sưởi nhà. Ngoài ra còn có rác từ thức ăn, đồ mua từ chợ,  các hộp bằng chất plastic, đồ đóng thùng và các thứ lặt vặt trong nhà cửa của dân chúng, từ các nơi buôn bán (commercial), các cơ sở (institutional), các hãng xưởng trong kỹ nghệ (industry) …
Các loại rác này (house hold solid wates) thường không chứa các đồ phế thải trong kỹ nghệ, đồ phế thải trong ngành canh nông, trong các cơ quan y tế, đồ phế thải của các chất quang tuyến (radioactive materials), đồ phế thải trong nước cống (sewage sludge).
Các đồ phế thải này được chính phủ địa phương (municipality) hốt đi (collected), theo từng khu  vực một. Khi xe rác đã đầy (garbage trucks), tài xế lái xe rác đến cái “Transfer Staion”, rồi thải rác. Tại nơi này, rác được loại ra theo kiếu “wastes”, “recycle wastes “. Loại “wastes”được bỏ vào các xe chở rác rất dài rồi chở thẳng ra bãi rác (landfills) để đem chôn (Xin mời xem youtubes ở phía dưới).
Các đồ phế thải này đượcphân loại như sau:
– Bio degradable wastes (rác rưởi được thiên nhiên hấp thụ) gồm có: đồ ăn, rác trong bếp, các cọng rau,  giấy…
– Recyclable materials: vật liệu có thể tái chế biến như giấy, thùng carton, thủy tinh, chai, lọ, hộp bằng kim loại, đồ bằng nhôm, một số các loại pin (batteries),
– Inert wates: chất thải bền vững như: vật liệu xây cất, vật liệu sửa nhà, đá (stone), bê tông… 
- Electrical and electronic wastes (dụng cụ trong ngành điện, điện tử…), bóng đèn, máy móc, TV, telephones, đồng hồ chạy bằng điện…
- Composite wastes (chất thải tổng hợp) như :  các đồ carton , đồ chơi,  các dụng cụ bằng plastic dùng ngoài vườn..
- Hazardous wastes (chất thải nguy hiểm) như: các loại sơn, các chất hóa học, lốp xe (xe đạp, xe hơi), các loại pin, bóng đèn, các dụng cụ chạy bằng điện, các đèn nê ông, các loại thuốc xịt, các chất thải bằng phân bón.
Xin nhắc Quý Vị đừng đổ bất cứ chất lỏng hóa học nào trong vườn nhà mình hay trong bất cứ nơi nào khác.  Lý do:  các chất hóa học độc hại này sẽ ngấm vào dòng nước trong lòng đất rồi chảy ra các sông ngòi làm nguy hại đến con người và các động vật như cá, tôm…
– Toxic wastes: (chất thải độc hại gồm có các thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ dại (herbicides), thuốc trừ nấm (fungicides)…
– Bio medical wastes (chất phể thải trong ngành y sinh học)
Các dịch vụ về rác rưởi tại vùng Đại Đô Thị Toronto, Canada:
Người viết là một cư dân tại vùng Toronto, Canada đã lâu năm cho nên xin dùng nơi này làm “cứ điểm” để mà… biết gì, viết nấy:
Nếu người dân ở trong một căn nhà, trong nhà bếp cần phải có 2 cái thùng rác (garbage cans); 1 cái (A) cho “kitchen garbage” (gồm đồ ăn bỏ đi, giấy gói, đồ quét rác trong nhà…), một thùng rác khác (B) đựng các chai, lọ bằng thủy tinh, các hộp đựng đồ ăn bằng kim loại hay bằng plastic, các sách vở, báo chí…
Rác thuộc loại (A) sẽ được mang ra khỏi nhà và bỏ vào một thùng rác lớn (màu xanh lá cây) cao gần 1 mét, được đậy nắp rất kỹ để cho các con “racoon” (chồn Canada) không mở nắp được.
Rác thuộc loại (B) cũng giống như loại (A) nhưng có màu xanh đậm để chứa các loại rác (B).
Mỗi tuần (giả dụ như ngày Thứ Ba), rác loại (A) được xe hốt rác (garbage truck) đến từng căn nhà để lấy đi (collected) rác loại (A) này rồi đổ vào xe hốt rác. Sau khi xe hốt rác đã đầy, xe hốt rác chạy thẳng đến nơi nhận rác, được mệnh danh là Transfer Station, rồi thả rác tại nơi đó.
Vào ngày (giả dụ như Thứ Sáu), rác loại (B) được xe rác đén hốt đi, giống như hôm Thứ Ba.
Trong các building cao ốc, mỗi căn hộ (apartment: cho người ở thuê ; condo: cho người đã mua căn hộ ) cũng phải theo quy luật như (A) và (B) đã nêu ra. Thường thì loại rác (A) được vứt đi qua một cái “chute” ở mỗi từng lầu. Loại rác (B), dân chúng phải mang xuống tầng trệt và bó vào một nơi đặc biệt. Mỗi tuần, sẽ co một xe rác đến mang đi rác loại (A) và rác loại (B) đến cái “Transfer Station”.
 
YOUTUBES VỀ “GARBAGE COLLECTION & TRANSFER STATIONS”
1. Bãi rác được lấp đất
2. Một bãi rác tại California
3. Một bãi rác không được lấp đất tại Serbia, Âu Châu.
4. Rác được “hỏa thiêu” ở nhiệt độ cao:
Tai họa:
Rất tốn tiền
Rất bụi bậm
Gây mưa acid
Một số dân chúng có thể bị dị ứng
Kết quả: Không nơi nào dám đốt rác nữa.
5. Thống kê cho thấy: Mỗi người dân sống trong các thành phố xả 700 kg rác trong mỗi năm trong khi đó Nhật Bản và một vài thành phố đang cố gắng không còn xả rác trong tương lai.
Trong nhiều thành phố bên Nhật, rất khó kiếm được thùng rác công cộng lắm. Mục đích là dân chúng phải cố gắng tránh việc xả rác.
Liệu các nơi khác có thể xả rác ít đi hay không?
* Đàm Trung Phán
GS Công Chánh hồi hưu.
Mississauga, Canada
Feb. 18, 2024
Tài lệu ham khảo:
Internet
Wikipedia
Youtube

Aucun commentaire: