‘…Ngày nay sáng tạo là một
việc tập thể, phải động viên và hòa hợp nhiều công nghệ khác nhau, làm việc nhóm
là bắt buộc, đôi khi còn trở thành một nghệ thuật. Các thành viên trong nhóm
sáng tạo, bất chấp chức vụ phải làm việc trong tinh thần dân chủ không quan
liêu, điều kiện không dễ đạt trong nhiều công ty…’
Mỗi bông
hồng hé nở mang đến cho ta lời chào mừng của một mùa xuân vĩnh hằng -
Rabindranath Tagore
Những đóa hoa hương sắc ngàn đời
Thế giới là
một đóa hồng, hãy tận hưởng hương thơm và trao nó cho bè - Ngạn ngữ Ba Tư
Thân Tặng Thế Hệ Trẻ Việt
Nam… Chu Tấn
I - Lời mở
Sự Sống con người là điều
quí giá nhất. Nhưng không phải ai cũng nhận ra chân lý đó, nên một số ít người đã hoang phí cuộc đời mình, thâm chí hủy hoại cuộc
sống mình vì những đam mê bất xứng,
hay không tìm ra lối thoát trong những
tình huống thất vọng tuyệt vọng….Một số
khác chỉ biết sống ích kỷ hại nhân, cố ý hay vô tình đem đổi cuộc đời mình lấy
một “chiếc kẹo” (danh lợi phù du).Sau này có hối hận cũng đã muộn. Nhưng dù
muộn vẫn còn kịp nếu “bạn” hay “ai đó” “biết sống sự sống mình” vào một thời
điểm , vào một phút giây thiêng liêng
nào đó, dù tuổi đã già…(Không có lúc nào là… muộn cả! )
Hạnh phúc thay cho những
ai sống cuộc đời hồn nhiên, tự nhiên như hoa nở. …
Hạnh phúc thay cho những
ai “Biết Sống sự sống mình”ngay từ khi còn trẻ, rất trẻ …
Hạnh phúc thay cho ai đã trải qua cuộc đời “Trăm cay ngàn đắng”,
nhưng đã phấn đấu vượt qua được nghịch cảnh, và
nhất là vượt thắng được chính
mình…
Đối với những ai “Biết
sống sự sống mình” thì “cuộc đời, từ nay
không còn “cô đơn” hay chán nản,
buồn tẻ, mà trở thành cuộc hành trình
đầy khám phá, sáng tạo…
Hạnh phúc thay cho những
ai “Biết sống sự sống mình” thì “cuộc đời thường” cuộc đời
“tục lụy” đã trở thành thiêng liêng vô giá…”Tục đấy” mà “Thiêng” cũng
đấy. Cuộc sống “nở hoa”, thăng hoa ….thăng hóa, Thái hòa, cùng vũ trụ….
Cuộc Sống nở hoa… Hoa Sư
Sống
Sống Vui
Sống vui là người sống tự
tin, không lo toan, không sơ hãi biết
sống đủ, không đua đòi, những gì thái quá, (ngoài tầm tay với của
mình) biết “an thân lập mệnh,” biết xây
dựng và bảo vệ gia đình, sống thỏai mái với tha nhân. Các cụ ta xưa có câu “Có
an cư mới lạc nghiệp”. Câu này có ý nói trước khi bắt tay vào một công việc làm
ăn, thì nên ổn định nơi ăn chốn ở….. Vì “Ăn mặc ở, đi lại” là các nhu cầu bức
thiết nhất của con người. Do đó muốn sống vui, tất nhiên phải biết chuẩn bị
kinh tế gia đình, biết xây dựng mái ấm gia đình là điều cốt yếu trước khi xây
dựng sự nghiệp… Đó là những nhu cầu căn bản về vật chất mà bất cứ con người nào
cũng cần có và phải có, để bảo vệ sự sống mình và gia đình mình (Vợ chồng, con
cái, hoặc cha mẹ, ông bà nội, ngoại) Nhưng còn về mặt tinh thần, người sống vui
là người có lòng nhân ái, biết thương người, và tự nhiên không có ý làm tổn hại
đến danh dự hay quyền lợi của bất cứ ai, và dễ dàng tuân thủ luật pháp. Người
có lòng nhân ái, không có điều gì lo lắng hay sợ hãi. (Nhân giả bất ưu, bất
cụ). Người sống vui thường luôn có nụ cười trên môi, là người có tính hài hước
hay “thoáng hài”…
Nhưng ngược lại người có
biệt tài hài hước, chưa hẳn là người có nếp sống vui, vì muốn sống vui đòi hỏi
sự ổn định về tâm hồn, là người tử
tế, tự trọng và tự tin có lòng thương người. Chính những đức tính căn bản
này giúp cho con người luôn lạc quan, không quan trọng hóa, hay bi thảm hóa,
bất cứ một việc gì... Người Sống vui luôn bình thản, luôn vui vẻ với tất cả mọi
người. Sống chủ yếu là vui…
Sống Hùng: Có 3 cấp độ:
* Cấp độ 1 : Người có tư
cách có phong thái, có tinh thần chính trực, bất khuất.
* Cấp độ 2 : Không những
có tinh thần chính trực bất khuất, còn có bản lĩnh có nhiệt huyết, đóng góp
nhiều thành tích trong việc xây dựng Cộng Đồng, đem lại ơn ích cho xã hội.
* Cấp độ 3:
Lập được công nghiệp to lớn, cứu dân cứu nước như các vị Anh thư, Anh
hùng Dân Tộc Việt Nam.
Sống mạnh:
*Về phương diện thể lý:
Năng tập thể dục, điều độ trong ăn uống, biết phép dưỡng sinh, thân thể khỏe
mạnh (ít bệnh tật). Lý thuyết gia Lý Đông A đưa ra tiêu ngữ: “Thận vững, tim
trong, mình nhẹ. mắt sáng, tay mạnh”…
* Về phương diện tinh
thần: Trí óc minh mẫn, hăng say trong công việc,đam mê trong học hỏi và sáng
tác nghệ thuật,nhẫn nại, cầu tiến , hăng say thực hiện lý tưởng, hăng say dậy
Đạo, giúp Đời.
Sống Đẹp:
Người có nếp sống đẹp,
luôn luôn nghĩ đến người khác, cư xử với mọi người, ai cũng cảm thấy “mãn ý
thích tình” hay nói khác đi, đắc nhân
tâm với tất cả mọi người, nhất là biết
chia sẻ, an ủi và giúp đỡ những
người nghèo khổ hay đang gặp họan nạn. Là người con hiếu thảo trong gia đình,
là người bạn tốt, chân thành, là người “trung hậu”, “Thương người như thể
thương thân”
Sống Tỉnh Thức:
Là người có nếp sống nội
tâm sâu sắc, luôn luôn tự xét mình, luôn luôn tự phản tỉnh, tự phán xét chính
mình. Người sống tỉnh thức “Thắng không kiêu, bại không nản” luôn luôn quán
chiếu vào nội tâm, thấy rõ những sở trường và sở đoản của mình, biết rất rõ
những ưu và khuyết điểm của mình, biết lắng nghe,(biết nghe là một phép lạ….)
biết sửa sai những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm,có tinh thần phục
thiện, cầu tiến và vươn lên không ngừng. “nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân”
(Ngày mới, ngày mới, ngày một mới…) có tinh thần bao dung, không tức tối hờn
giận những ai làm mất lòng mình, ngay cả những người vô tình hay hữu ý xúc phạm
mình vì mình biết việc mình làm,tự biết mình là ai? Nếu người
chê ta mà “chê đúng” thì ta phải sửa
ngay và cám ơn người đó. Nếu người chê
ta mà “chê sai” thì ta chỉ mỉm cười thôi. Còn những người xúc phạm nhục mạ ta
thậm tệ thì sao? Đức Phật đã dạy cho chúng ta một lối ứng xử nhẹ nhàng và tuyệt
vời “Có kẻ cho ta một món quà, mà ta “không nhận” thì món quà đó thuộc về ai?!”
Thật là thấu tình, đạt lý, thật là tuyệt vời… Không ngừng lại tại đây. Đức Phật
còn dạy chúng ta một bài học quí giá và quan trọng gấp bội phần hơn nữa :“Kẻ
thù lớn nhất của đời người là Chính Mình”. Bạn ơi! Ngày nào mà bạn chưa khám
phá ra “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình” thì bạn chưa thực sự “tỉnh thức”đâu. Bạn phải
thắng kẻ thù lớn nhất này ở ngay trong tâm hồn bạn, ngay trong bản ngã bạn, chứ
không phải là ai hay đối tượng nào khác… Tỉnh Thức, Tỉnh Thức và Tỉnh
Thức….
Sống tỉnh thức là quán
chiếu tâm hồn mình, từng phút giây, từng “sát na tâm”. Sống tỉnh thức, “ở đây
và bây giờ” (Hiện tiền, đương xứ - Here and Now…)
Sống Hướng Thượng và Hướng
Tha:
Sống hướng thượng, là có
niềm tin vào các đấng thiêng liêng, Chúa, Phật, Thượng Đế, Đấng tối cao, Đấng
Toàn Năng, Toàn Giác.. Người bình dân gọi là “Ông Trời”. Sống “Hướng Thượng” là
tin vào thế giới tâm linh không những có thực, mà còn sống động, ngộ nhập thế
giới tâm linh nữa ….Sống “Hướng Tha” là
sống vì mọi người, luôn luôn nghĩ đến người khác, sống là sống cùng, sống với….
biết chia vui, sẻ buồn có tình huynh đệ, có
nghĩa đồng bào, tình người, tình
nhân loại nhất là biết chia sẻ, an ủi giúp đỡ những người nghèo khổ,
hoạn nạn…
Sống Tranh đấu, Cầu Tiến
Như một quy luật tự nhiên,
con người sống là tranh đấu: tranh đấu với thiên nhiên, tranh đấu với đồng
loại,ngay cả “tranh đấu với Bạn” mỗi khi
có sự khác biệt đưa tới mâu thuẫn về tư tưởng hay quyền lợi hầu làm sáng tỏ lẽ
phải chung, cũng như để bảo vệ quyền lơi chính đáng của mình, gia đình mình hay
tổ chức của mình theo luật công bằng. Trong trường hợp khi đất nước bị nạn
ngoại xâm (như Trung Cộng luôn có âm mưu thôn tính VN ) hay giặc nội xâm (Việt
Cộng) mỗi người công dân Việt Nam hơn bao giờ hết, phải đứng lên tranh đấu
chống kẻ thù chung ngõ hầu bảo vệ quyền Độc Lập Tư Chủ Dân Tộc, và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh
hải của Tổ Quốc…Song song với tinh thần
tranh đấu là tinh thần Cầu Tiến. Nhờ “tinh thần cầu tiến” con người mới tích
lũy được kiến thức, bao la uyên bác… thăng tiến, cải tiến kỹ năng làm việc,trở
thành nhà chuyên môn giỏi, nhà quản trị tài ba, nhà Văn Hóa lỗi lạc, nhà lãnh đạo chính trị kiệt
xuất. Có thể nói,“Không ai không có “tinh thần cầu tiến” mà có thể trở thành
con người trưởng thành toàn diện.
Sống Đạo nghĩa Hiếu Trung:
A - Luận về Chữ Hiếu
*Trong Hiếu kinh dạy chúng
ta “Bách Hạnh hiếu vi tiên” có nghĩa là: “hạnh Hiếu” đứng đầu trong trăm đức
hạnh” Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, nhà
thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã viết ”Trai thì Trung Hiếu làm đầu, gái thời
tiết hạnh là câu giữ mình”. Đạo Trung Hiếu theo nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là
Trung với “Nước” hiếu với “cha mẹ”. Và người con gái thì “Tiết hạnh” phải giữ
với chồng. Quan niệm xử thế theo đạo làm người
của người xưa đã trở thành truyền thống cao đẹp của Văn hóa Việt Nam và
vẫn giữ nguyên giá trị đối với thời đại chúng ta, và có thể nói là có giá trị
“vượt thời gian” đối với nòi giống Rồng Tiên.
* Chữ hiếu
trong Ca Dao Việt Nam :
“Công cha như
núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Hay:
Biển Đông còn lúc đầy vơi.
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.
Hay:
Đêm khuya khấn nguyện Phật Trời.
Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
Hay:
Lên
non mới biết non cao.
Nuôi
con mới biết công lao mẫu từ”
Hay:
“Nhớ ơn
chín chữ Cù lao.
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình”
“Con ho lòng mẹ tan tành.
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”
“Mẹ giầu con có, mẹ khó con không
Mẹ già như chuối ba hương.
Như xôi nếp mật như đường mía lau”
“Đạo làm con chớ hững hờ.
Phải đem hiếu kính mà thờ Từ nghiêm”
…
B - Bàn về Chữ Trung
Chữ Trung đây là trung với
“Nước,” trung với “Tổ Quốc” chứ không phải trung với “đảng” như quan niệm “phản
Dân Chủ” “phi Dân Tộc” của Hồ Chí Minh
và đảng csVN. Là người con dân đất Việt, ai ai cũng phải ghi ơn Quốc Tổ Hùng
Vương và bao vị Anh Thư, Anh Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Nghĩa
vụ của tất cả mọi người công dân Việt là
phải luôn trung thành với Tổ Quốc Việt Nam. Những kẻ tham sinh úy tử, hay vì bả
lợi danh cam tâm làm Việt gian, đi theo giặc, hay rước voi về dày mả Tổ như
Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống luôn luôn bị đời nguyền rủa và “lưu xú vạn niên” (
để tiếng xấu đến muôn đời). Gương trung liệt trong lịch sử Việt Nam có rất
nhiều, chúng tôi chỉ xin nêu ra 2 tấm gương tiêu biểu nhất như sau:
- Gương trung Liệt của Bảo
Nghĩa Vương Trần Bình TrọngTháng 1 năm
1265 , 50 vạn quân Nguyên Mông do Trấn Nam Vương, con trai của Hoàng Đế nhà
Nguyên Hốt Tất Liệt cầm đầu chia quân
hai cánh tấn công xâm lăng Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện
chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt.Trần Bình Trọng
được Hưng Đạo Vương và lưỡng cung (tức Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông ) giao
cho nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà mạc- Thiên Mạc ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo
cho bộ chỉ huy quân Kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu
vết.Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự
chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng
lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với quân kháng chiến, kể từ khi đó,
quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Sau khi bắt được Trần Bình
Trọng tướng Nguyên tìm mọi cách khai thác thông tin, dọa nạt,dụ dỗ ông. Tuy
nhiên Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phụ . Khi được hỏi có muốn làm
vương đất Bắc không? Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:
“Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất
Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can chi phải hỏi lôi thôi”
Đó là một trong những câu
nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói
chung trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại
xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên
buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng giêng năm Ất Dậu (26-2—1285) và khâm định
Việt sử thông giám cương mục (chính biên
quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (Âm
lịch) năm 1285. Năm đó Trần Bình Trọng 26 tuổi. Trần Bình Trọng được các sử gia
đời sau đánh giá rất cao vì lòng trung thành với đất nước và Hoàng Đế nhà Trần
trở thành một ví dụ điển hình cho lòng Anh dũng, khẳng khái được truy phong Bảo
Nghĩa Vương. Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn
Khải và Phan Kế Bính. Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:
Giỏi thay Trần Bình Trọng.
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh.
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương
sống mà nhục.
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.
Phan Kế Bính
(1*)
- Gương
trung liệt của Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Ông nổi
tiếng trong lịch sử nước Việt với vai trò chỉ huy quân đội Đại Việt ba lần đẩy
lui quân Nguyên Mông trong thế kỷ 13 (1258-1288). Chiến thắng của ông trước đội quân
Nguyên Mông dưới thời Hốt Tất Liệt được đánh giá là một trong những chiến công
vĩ đại của lịch sử quân sự thế giới.
Được coi là một trong
những nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử dân tộc. Năm 1237 gia đình ông đã xảy
ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng
chưa có con nối dõi, Thái Sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha
ông là
Trần Hưng Đạo
陳興道
Hưng Đạo Đại vương
Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên
1960
tại bến Bạch Đằng, Thủ đô Sài Gòn Miền Nam Việt Nam
Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (Chị của Lý chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà
đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý Hoàng hậu xuống
làm công chúa. Phẫn uất,Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì
được, phải xin đầu hàng.Vì Thái Tông cũng thương anh nên xin với Trần Thủ Độ
tha tội cho Trần Liễu, nhưng quân lính đều bị giết.Mang lòng hậm hực, Trần Liễu
tìm người tài nghệ để dạy văn võ cho Trần Quốc Tuấn. Tháng 4 năm đó Trần Liễu ốm
nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu nắm tay Trần Quốc Tuấn trăng trối: “Con không vì
cha lấy được thiên hạ thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được” Trần
Quốc Tuấn ghi để lòng, nhưng không cho là phải. Dù cha ông có hiềm khích lớn với nhà Trần Thái Tông, Trần
Hưng Đạo luôn đặt việc nước lên trên, một
lòng trung thành hết lòng phò tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước.
Đức Trần Hưng Đạo đã vì lòng yêu nước, thương dân và lòng trung thành với
Quốc Gia xã tắc, nên đã đặt “chữ Trung” lên trên “chữ Hiếu” thật là sáng suốt,
dũng cảm và thật Tuyệt Vời. Không những là vị Anh hùng kiệt xuất trong lịch sử, mà Ngài còn là một VỊ THÁNH cứu
tinh của Dân Tộc Việt Nam treo gương sáng đến ngàn thu. (2*)
Sống Tôn Sư Trọng Đạo:
Luận về Truyền Thống Tôn sư Trọng Đạo, sinh viên Kim Trinh, một tác giả
trong nước và cũng là tín đồ của Đạo Cao Đài đã có những nhận định rất sâu sắc
mà chúng tôi xin trích những đoạn quan trọng như sau:
“Ngày còn nhỏ, chúng ta
thường được ông bà cha mẹ dạy rằng:
“Nhỏ mà không học, lớn mò
sao ra”
Hay:
Ngọc kia chẳng dũa chẳng
mài.
Cũng thành vô dụng cũng
hoài ngọc đi.
Con người ta có khác gì. Học hành dốt nát ngu si hư đời.
Ý tưởng về việc nếu không được đi học sẽ trở nên dốt nát thật đáng buồn,và
hàng ngày, ta thường thấy các trò nhỏ vui vẻ cắp sách đến trường. Hình ảnh này
thật ấn tượng đối với trẻ thơ. Tuổi trẻ chúng ta lúc bấy giờ chỉ nghĩ đến một
điều duy nhất là: Làm người phải học.Lớn lên một chút nữa, được đi học, chúng
ta biết thêm rằng:
Không Thày đố mày làm nên
Công danh gặp bước chớ
quên ơn thầy.
Yêu kính thầy mới làm thầy.
Những phường bội bạc sau
này ra chi.
Như vậy chúng ta đã hiểu được rằng: Người đang đứng trên bục giảng đem hết
tâm huyết để truyền đạt kiến thức cho hết thế hệ này đến thế hệ khác, chỉ dẫn
cho ta vô số điều ta chưa hề biết người đó ta gọi là thầy.Cho nên chúng ta dặn
với lòng rằng mình sẽ không là người bội bạc sau này.Đạo lý trọng ơn người Thầy
dạy dỗ đã khắc sâu trong lòng mỗi người chúng ta, nhất là đối với những người
đã từng là đệ tử Nho gia. Làm người, mang nặng ơn sinh thành dưỡng dục thì bổn
phận làm con đối với cha mẹ, ta gọi là “đạo hiếu”. Còn đối với người thầy dìu dẫn
khai sáng đời ta, dạy cho chúng ta bao điều hay lẽ thiệt, cho chúng ta thành đạt
sau này, thì bổn phận của người học trò đối với thầy cũng là Đạo: “Tôn sư trọng
Đạo” Hình ảnh của người thầy đối với trò thật thiêng liêng cao quý nên khi gặp
thầy cô, các trò khoanh tay cúi chào trình thưa vâng dạ. Khi thầy vào lớp học
trò đứng dậy chào… tất cả cử chỉ thân thương này trở thành phản xạ tư nhiên của
trò đối với thầy.Làm người, trừ những bậc thánh nhân sinh nhi tri, có ai trong
chúng ta không từng bước chân đến trường mà có được những kiến thức, những hiểu
biết trong nhiều lãnh vực để có thể thi cử, đỗ đạt thành danh với đời.
Do đó học đường là môi trường đào tạo con người cả tài lẫn đức, mà thầy là
người trực tiếp nhân lãnh sứ mạng cao quý này. Chúng ta muốn biết một quốc gia
tiến bộ văn minh như thế nào ta cứ nhìn nền giáo dục của xứ ấy.
Mỗi chúng ta sau nhiều năm miệt mài trên ghế nhà trường đến khi rời khỏi học
đường,những kiến thức đã thâu thập được nơi trường học, sẽ chấp cánh cho ta vào
đời. Mỗi thành công của ta trên đường đời là kết quả của biết bao công cha
nghĩa mẹ, ơn thầy.Cuộc đời lôi cuốn chúng ta với quá nhiều hệ lụy, có mấy ai rảnh
rỗi ôn lại quảng đời qua, nhớ lại thời niên thiếu mà nghĩ đến ơn thầy, dù rằng
ai cũng biết: Không thầy đố mày làm nên.Nhưng nếu có dịp nào đó, đi ngang qua
ngôi trường xưa chắc hẳn chúng ta không khỏi chạnh lòng.Có một cái gì làm cho
ta cảm động đến nghẹn ngào.
Ý niệm về ngưới thầy không đóng khung trong trường lớp, mà bất kỳ ai đó,
đem lại cho chúng ta kiến thức, chỉ dẫn cho ta điều hay, người đó là thầy ta.
Người xưa dạy rằng:Nhất tự vi sư, bán tự vi sư( Một chữ cũng thầy,nửa chữ cũng
thầy) Hay là: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” (Ba người cùng đi ắt hẳn
có người là thầy ta). Nếu một người tốt,ta sẽ học được người này điều hay, người
đó là thầy ta, điều này đúng rồi.Còn nếu có một người xấu, làm những điều không
hay, thì đó là bài học cho ta xa lánh.Nghĩ cho cùng, họ cũng là thầy ta. Như vậy,
chung quanh ta, từ trong gia đình, bạn bè, học đường, ngoài xã hội, bao nhiêu
người đem điều ích lợi cho ta, thậm chí cho ta nhiều bài học hay, những người
này là thầy ta đó.
Như vậy, trong đời ta, có biết bao nhiêu người mà ta phải mang nặng nghĩa
ân. Nho gia đã sắp hạng: “Quân”, “Sư”, rồi
mới đến “Phụ”.
Kinh Sám Hối dạy rằng: trên lo báo tứ ân trọng đại. Làm người chúng ta mang
nặng ơn trời đất hiếu sanh, ơn xã hội, ơn thầy khai sáng và ơn cha mẹ sinh
thành dưỡng dục. Cuộc đời tràn đầy ân nghĩa như vậy, chúng ta còn thì giờ đâu
mà nghĩa đến những điều hơn thua giành giựt.
Ý niệm về người thầy cũng không phân biệt tuổi tác.Điều này thấy rõ ở môi
trường đại học, trò lớn hơn thầy là chuyện bình thường, nhưng dù tuổi tác có
chênh lệch nhau bao nhiêu đi nữa, thầy vẫn cứ là thầy.
Chu Văn An - (1292-1370) Người Thày gương mẫu của muôn đời
Ở Việt Nam, người dân thấm nhuần giáo lý Nho gia, nên vị trí người thầy rất
được trân trọng. Mãi đến ngày nay. Chu Văn An đời nhà Trần vẫn là khuôn mặt người
thầy được người đời sau kính trọng. Làm quan cuối đời Trần, đời Trần Dụ Tôn, đảm
nhiệm dạy ở Quốc Tử Giám trong một triều đình đầy rẫy nịnh thần. Thất trảm sớ của
Chu Văn An không được vua chấp thuận, ông từ quan trở về quê ở núi Chí Linh mở
trường dạy học. Học trò ông hàng hàng lớp lớp thành danh, đạo đức luôn ngời
sáng, xứng đáng là môn đệ của Chu gia. Ngoài tài học uyên thâm, và đức độ hơn
người. Chu Văn An còn là một nhà giáo bản lĩnh, không sợ chết, đã hiên ngang giữa
chốn triều đình xin chém đầu bẩy nịnh thần và từ chối lịnh vua ban, phải trở lại
Quốc Tử Giám làm chức vụ xưa …
Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491-1585)
Ngày xưa Nguyễn Bỉnh Khiêm được vua nhà Mạc là Mạc Đăng Dung trọng dụng.
Ông đỗ trạng nguyên và được vua phong là Trình Quốc Công nên được gọi là Trạng
Trình. Ông được vua giao trọng trách dạy thái tử Mạc Phúc Hải, vị thái tử đầy
kiêu ngạo, luôn luôn có một lũ nịnh thần vây quanh. Những người này luôn luôn
bày kế cho Thái Tử hãm hại thầy mình. Nguyễn Bĩnh Khiêm với tài học uyên bác, đức
độ hơn người, luôn vững vàng trong tư thế người thầy. Tuy nhiên dù là bậc đế
vương, vua nhà Mạc cũng không giữ chân được bậc nhân tài. Cuộc đời Nguyễn Bỉnh
Khiêm mãi về sau này, vẫn là người đem tài cao đức trọng truyền dạy cho các
hàng tiếp nối. Các trạng nguyên Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan tài giỏi đều
là môn sinh của Trạng Trình.
Giờ đây, thời kỳ văn minh vật chất tiến bộ, vấn đề đạo lý đã nhạt nhòa đi rồi.
Tình thầy trò ngày nay có còn đẹp đẽ như xưa không? Ngày nay, học trò có nhu cầu
đi học, cứ nghĩ rằng có tiền bạc sòng phẳng với người dạy mình là đủ rồi. Quan
niệm của người đi học đời này giản dị như vậy thì làm gì có nghĩa ân. Chẳng có
nghĩa ân thì làm gì có đạo lý?
Người ta đã mất niềm tin vào thanh thiếu niên của thế hệ này, và người ta
nghĩ rằng tiền bạc có thể mua được đủ thứ, kể cả việc xen vào chi phối môi trường
giáo dục.
Làm sao chúng ta có thể tìm lại một tình thầy trò cao đẹp nối tiếp truyền
thống “Tôn Sư Trọng Đạo”. Ngày nào chúng ta cũng thấy qua các phương tiện truyền
tin: Người ta cố vực dậy một tình sư đệ như ngày xưa. Biểu ngữ “Tiên học lễ hậu
học văn” được đặt một nơi trang trọng nhất ở các trường học. Trong chương trình
học, các trò được dạy về đạo hiếu thờ cha kính mẹ, dạy lịch sử nước nhà cùng cội
nguồn dân tộc, dạy cả môn công dân giáo dục… Ngày 20-11 đã được chọn là ngày
tôn vinh nhà giáo. Trong ngày này, thầy cô giáo nhận được từ học trò các bông hồng
thật đẹp. Dù những bông hồng này không bù đắp lại những gì đã mất, cũng không
đáp lại trong muôn một sự hy sinh ngày tháng nhọc nhằn của thấy cô. Nhưng đây
là tấm lòng của học trò, dù một con én không làm nên mùa xuân, nhưng chúng ta
có quyền hy vọng một tương lai đạo đức của nước non này.
Ngày xưa, một Lục Tổ Huệ Năng sau sáu năm chẻ củi nấu cơm; một Tôn Ngộ
Không bảy năm đốn củi tầm thầy cầu Đạo; một Trương Lương ba lần dâng dép mới được
Huỳnh Thạch Công nhận làm đệ tử, ban cho bí pháp. Người ta cũng nhớ một
Lưu Bị “tam cố thảo lư” cầu Khổng Minh hay Châu Văn Vương cầu Khương Tử Nha.
Còn chúng ta bây giờ giác ngộ tu hành gặp được Đạo Thầy và được Thầy dạy:
“Mở một mối đạo chẳng phải là sự thường tình mà sanh nhằm đời gặp đặng mối Đạo
cũng chẳng phải dễ”(… )
Chúng ta ở thời mạt kiếp tưởng mình trầm luân nơi biển khổ lại được Thầy,
nhị vị Tôn Sư (Đức Đông Phương và Đức Lý Giáo Tông) và chư thần thánh, tiên phật cứu rỗi, thương yêu dạy dỗ. Ơn trên dạy:
“Là môn đệ Cao Đài Thương
Đế.
Phải dặn lòng Phước Huệ
song tu”
Thầy dạy: Thầy nói cho các con hiểu rằng: Muốn xứng đáng là môn đệ của Thầy
thì khổ hạnh lắm, hễ càng thương bao nhiêu thì Thầy càng hành bấy nhiêu. Như vậy
đáng là môn đệ Thầy thì Bạch Ngọc Kinh mới chịu rước, còn ngã thì địa ngục lại
mời”
Chúng ta là những người đang hạnh phúc, cái hạnh phúc này cho dù núi cao,
biển rộng cũng chẳng làm sao so sánh được. Vậy bổn phận ta phải làm gì? Chúng
ta hãy là những trò ngoan, một lòng “Tôn Sư Trọng Đạo” chung thân quyết chí tu
hành để đến ngày khoa trường ứng thí:
“May duyên gặp hội Long
Vân.
Thuyền thơ ngọn gió Các Đằng
xuôi đưa. “ (3*)
Sống Tự Tin Tự chủ:
Người tự tin là tin ở chính mình, tin ở khả năng của mình, và tin vào những
gì mình có và còn có khả năng phát triển hơn nữa …Muốn thành công trên thương
trường, trên chính trường hay bất cứ lãnh vực nào khác, chúng ta cần ghi nhận
công thức sau đây:
Thành công = Ước mơ + Tự tin
Qua công thức trên, chúng ta thấy sự tự tin không chỉ chiếm 50% mà còn có
thể chiếm từ 70- 80% yếu tố quyết định sự thành công vì “Tự Tin” không những là
một động cơ thúc đẩy con người hành động, chiến thắng sự do dự nhút nhát, mà
còn giúp con người bình tĩnh chọn lựa những giải pháp đúng nhất, hay nhất, tìm
ra những bí quyết sáng tạo nhất, hiệu năng nhất, và không bỏ lỡ cơ hội vàng, đi
tới thành công sau cùng.
Ngoài tính tự tin, con người cần luyện “đức tính Tự Chủ” trong ý nghĩ, tư
tưởng, trong lời nói và trong hành động để trở thành con người có bản lãnh như
câu ca dao của Việt Nam:
“Làm trai cho đáng nên
trai.
Xuống đông, đông tĩnh, lên
đoài đoài tan
Hay:
“Nên ra tay kiếm tay cờ
Chẳng nên thì chớ chẳng nhờ
tay ai”
Sống chết theo lẽ Đạo
“Sống” và “chết” là 2 sự kiện lớn nhất trong đời của một con người .Nhưng sống
như thế nào? và chết như thế nào? Đây mới là vấn đề cốt yếu của cuộc nhân sinh.
Nhà Chí Sĩ cách mạng tiền bối Phan Bội
Châu đã sáng tác 2 bài thơ “Sống” và “Chết” bất hủ theo lẽ đạo
để cảnh tỉnh và răn dạy hậu thế chúng ta biết thế nào là “Sống nhục sao
bằng thác vinh”:
Chí sĩ Phan Bội Châu ( 1867- 1940)
SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật
trời?
Sống nhìn thế giới hổ
chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người
khiến?
Sống chịu ngu si để chúng
cười?
Sống tưởng công danh,
không tưởng nước!
Sống lo phú qúi chẳng lo đời.
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật
trời?!
CHẾT
Chết mà vì nước, chết vì
dân
Chết đấng nam nhi trả nợ
trần
Chết buổi Đông Chu, hồn thất
quốc
Chết thời Tây Hán lúc tam
phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn
thành thánh.
Chết tựa Trưng Vương,
phách hóa thần
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng
chết
Chết mà vì nước chết vì
dân.
Phan Bội Châu (4*)
Sống không hờn giận, không oán trách
Hai bài thơ Sống và Chết của nhà chí sĩ CáchMạng Phan Bội Châu đã là 2 bài
thơ “Bất hủ”như đã trình bầy ở trên có tác dụng soi đường chỉ lối cho hậu thế
biết thế nào là sống chết vì non sông đất nước, thì bài Thơ Sống của một thi
sĩ, hay thiền sư, đại thiền sư “khuyết danh” hay “ẩn danh” sau đây là một bài
thơ Tuyệt Vời:
Sống không giận không hờn
không oán trách
Sống mỉm cười với thử
thách chông gai
Sống vươn lên theo ánh
sáng ban mai
Sống an hòa với mọi người chung sống
Sống là động, nhưng lòng
luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng
chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi mãi
coi thường.
Tâm bất biến giữa dòng đời
vạn biến. (*5)
Sống Bao Dung Tha Thứ
“ Vì sự tồn tại và phát triển của loài người, bao dung là đức tính mà nhân
loại từ khi bước vào xã hội loài người đến nay, luôn đề cập và kêu gọi phát
huy.Không thể xác định cực đoan rằng, tính bao dung là đức tính chỉ riêng có ở
dân tộc Việt Nam…Tuy nhiên có thể khẳng định rằng một trong những tính cách nổi
trội của người việt Nam là tính bao dung.
Theo nghĩa từ nguyên “bao” có nghĩa
là bao bọc, “dung” chỉ sự chứa đựng, dung nạp, “khoan” có nghĩa là rộng, ngoài
ra còn chỉ sự tha thứ.Từ điển Từ Hải giải thích “khoan dung” chỉ rộng lượng tha
thứ, có thể dung nạp người. Đào Duy Anh khái niệm “bao dung” là người có đại độ
(tole’rance) và “khoan dung” là rộng lòng bao dung (generous) (Từ điển Hán Việt)
Hoàng Phê định nghĩa: “bao dung” (tĩnh từ) là rộng lòng cảm thông, thương yêu mọi
người, trái với bao dung là hẹp hòi (Từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 2009)
Như vậy, tính bao dung được hiểu là một đức tính của con người, trên nền tảng
lòng “nhân hậu” và “tình thương”, biểu hiện thành các lối ứng xử dung nạp và điều
hòa, rộng lượng tha thứ, thông thoáng châm chước và quan tâm trợ giúp trong mối
quan hệ giữa người và người, giữa con người với xã hội, với tự nhiên và với thế
giới. Các lối ứng xử hẹp hòi, ích kỷ là trái với lối ứng xử của tính bao dung .
Ý chí và hành động của dân tộc Việt trong lịch sử hàng ngàn năm nay, có
không ít những dẫn chứng cho khẳng định này:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn.
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
(Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi)
có thể nói là biểu hiện cao nhất trên thang độ của tính Bao dung” (6*)
Sống tha thứ:
Thánh Cam Địa đã nhắc nhở chúng ta về đức tính tha thứ:
“Kẻ yếu không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của kẻ mạnh (The weak can never forgive. Forgiveness
is the attribute of the strong.) - Mahatma Gandhi.
“Sự trả thù cao quí nhất chính là sự tha thứ” (The
noblest revenge is to forgive ) - Thomas Fuller
“Sự tha thứ là mùi hương mà vi-ô-lét để lại trên gót chận đã dẫm nát nó” (Forgiveness is the fragrance that the violet sheds on the
heel that has crushed it.) - Mark Twain
Sống Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm
Hằng năm tại Hải ngoại, những người con Việt lưu vong
thường tổ chức 2 ngày lễ kỷ niệm lớn là Ngày Quốc Hận 30-4 và Ngày Quân Lực
19-6. Có rất nhiều người đã viết về Tổ Quốc-Danh Dư- Trách Nhiệm, song Chu Tấn tôi rất
cảm kích về bài viết sau đây của Hậu Sinh Nguyễn Duy Thành . Mặc dầu bài
viết của Nguyễn Duy Thành từ năm 2009 (34 năm sau ngày mất nước) song tới nay
bài viết vẫn giữ nguyên giá trị về ý nghĩa cũng như cảm xúc)
Tổ quốc
Có được giải đất cong cong hình chữ S nằm hiền hòa bên biển nước trong xanh
hôm nay,thì sinh mệnh của Việt tộc phải trải qua những cuộc trường chinh cam go
đầy máu lửa.Cũng nằm trong chiều dài lịch sử đầy tràn biến động đó. Một cuộc
chiến tranh ý Thức hệ đã xảy ra trong bạo lực.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 cuộc chiến kết thúc. Kết thúc như lời thơ của Thanh
Nam trăn trở:
Canh bạc chưa chơi mà hết
vốn
Cờ còn nước đánh phải đành
thua
Hay như tiếng lòng than thở của Song Nhị :
Canh bạc đã về tay Bạo
Chúa
Tình người Đạo nghĩa đã nhường ngôi.
Mới đó thôi mà đã 34 năm rồi! Ba mươi bốn năm. Một thời gian không dài so với
lịch sử chinh chiến của quê hương. Nhưng với một phần ba thế kỷ đã đi qua. Rất
đủ cho người đời hôm nay, hay hậu nhân mai sau, có cái nhìn ý nghĩa về chân
lý,của thế hệ Cha Ông, bạn đọc, đặc biệt bạn đọc trẻ tại quốc nội Việt Nam. Tất
cả đã trở thành lịch sử. Bóng tối đã đi qua, đó đây trên các nẻo đường của quê
hương Việt Nam cây cối đã xanh màu trở lại nhưng tương lai của con người vẫn
còn vàng úa. Khắp nơi trên đường phố Hà Nội hay sài Gòn, hàng ngàn cánh tay của
dân oan đang đưa lên để đòi công chính. Và e ngại rằng, một ngày không xa, màu
xanh cây cối của đất nước và mơ ước của con người Việt Nam sẽ mãi vàng úa, và lụi
tàn dưới bước chân dày xéo của dòng người Đại Hán đang ào ạt tiến vào Tây
Nguyên .
Một sự thật đau lòng đang xảy ra trên tổ quốc chúng ta. Bạn đọc đang nghĩ
gì? Nhìn lại giòng lịch sử đã đi qua và biết
được hiện trạng quê hương hôm nay. Chúng ta mới khẳng định được cái công
lao và sứ mạng bảo vệ Miền Nam được tự do dân chủ và phú cường của Người Lính
Việt Nam Cộng Hòa.
Muốn hiểu hết được ý nghĩa nói trên thì chỉ cần một phút thôi. Bạn đọc sẽ
nhớ lại giòng lịch sử của 34 năm về trước. Khi những người bộ đội Bắc Việt đưa
cao khẩu hiệu “Không Có Gì Qúi Hơn Độc Lập Tự Do” quyết sống chết để giải
phóng Miền Nam và đem lại sự hòa bình cho đất nước. Một thứ hòa bình mà nhà báo
Phan Nhật Nam đã chua chát: “Một thứ Hòa Bình quái dị, đắng như thuốc mà quê
hương trong cơn thập tử phải uống vào”
Đúng vậy , câu nói này chỉ phát ra sau một ngày Hiệp Định Paris được ký kết,
nó như một thông điệp xám, một tiên đoán buồn, một phân ưu cho một nửa Tổ Quốc.
Một chế độ tự do và dân chủ bị cưỡng bức đi vào một tương lai tăm tối, và chỉ
còn là hoài niệm của bao người tranh đấu cho Tự Do. Quả thật như thế ngày nay cả
những người dồn hơi cao cổ thét to khẩu hiệu: “ Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự
Do” chính họ không được độc lập tìm cho mình một nhân tài, để tự bỏ phiếu cho
người lãnh đạo quốc gia mà họ muốn. Giản đơn như thế mà vẫn không có được.Từ đó
ai đã sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới hiểu ra chân lý. Có khi trở thành
một nguyên lý của thể chế Cộng Hòa là: chính quyền do dân cử và vì dân mà phục
vụ. Rất có thể chế độ Việt Nam Cộng Hòa chưa hoàn hảo, nhưng rất đầy đủ và
khuynh hướng chính trị yêu nước để cho những người lãnh đạo nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa phải noi gương theo.Và phải chăng cũng vì thế gần ba triệu con dân Việt
Nam đang lưu vong đều đồng niệm: Việt Nam Cộng Hòa là Tổ Quốc của tôi.
Danh dự
Từ ngàn xưa, tiền nhân truân chuyên vất vả lắm mới tạo nên được giang sơn hùng vĩ như ngày nay.
Giang Sơn này đã kết tinh và hun đúc nên một dân tộc mang tính chí nhân quật cường.
Đó là Dân Tộc Việt Nam, cho nên trong giòng sử xanh của Việt tộc, lời của Nguyễn
Trãi đã khẳng định về danh dự Quốc gia và nhân phẩm con người như một Thiên Cổ
Hùng Văn:
Như nước Đại Việt ta từ
trước
Vốn xưng nền văn hiến đã
lâu
Tuy mạnh yếu có lúc khác
nhau.
Nhưng hào kiệt thời nào
cũng có.
Thế mà :
Hơn 60 năm dưới chế độ Cộng sản Việt Nam; danh dự của quốc gia và thể diện
con người chỉ tóm gọn trong một câu nói ngắn ngủi của Tổng Giám Mục Ngô Quang
Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ
chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét”.
Phải,không nhục làm sao được, khi hàng chục chị em phụ nữ Việt Nam phải bị
cởi truồng cho một người đàn ông Trung Quốc, Đài Loan hay Đại Hàn ngắm nhìn để
chọn vợ!
Không nhục làm sao được, khi chính nhân viên Đại Sứ quán ở Phi buôn lậu sừng
tê giác!
Không nhục làm sao được, khi chính phi công Hàng Không Việt Nam ăn cắp và
chuyên chở hàng lậu bị nước Nhật lên án!
Không nhục làm sao được, khi ngư dân Việt Nam bị Trung Cộng bắn chết, ngay
trên lãnh hải của đất nước mình!
Không nhục làm sao được, khi anh chị em công nhân lao động bần hàn đang thất
nghiệp thì giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam mở cửa cho công nhân Trung Cộng ào ạt
vào Tây nguyên đào hầm mỏ. Phải chăng anh chị em người Việt không biết lao động
chân tay!
Làm sao nói hết cả nỗi nhục của người dân Việt Nam!
Từ đó người ta mới thấm thía nhận ra được sự danh dự của một Quốc gia và thể
diện Con người. Qua câu nói của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, cố Tổng Thống
Ngô Đình Diệm từng tuyên bố: “Nếu tôi tiến
thì đồng bào hãy tiến theo tôi. Nếu tôi bỏ chạy thì đồng bào hãy bắn chết tôi”
Và Danh dự của Quôc gia cũng như phẩm chất của người Lính Việt Nam Cộng Hòa
đã được Người khí khái khẳng định với ngoại bang trước giờ lâm chung: “Tôi mới
là Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải các ông ở Tòa Đại Sứ Mỹ.
Tôi sẽ lập lại trật tự của đất nước tôi”
Danh dự là như thế đó!
Trách nhiệm
Nhìn lại lịch sử cổ đại đến cận đại của Đông sử hay Tây Sử, thì sự kiện
Ngày 30 Tháng 4 năm 1975 của Việt Nam chứng minh hùng hồn một điểm. Chưa có một
quân đội của một quốc gia nào trên thế giới có lượng tướng lãnh và binh sĩ tuẫn
tiết theo lý tưởng nhiều như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lịch sử cận đại Việt
Nam ghi nhận: Họ đã vì Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm mà quyên sinh.
Thưa bạn đọc hải ngoại, bạn đọc quốc nội.
Hiện nay Tổ Quốc Việt Nam chúng ta đang lâm nguy. Lâm vào nguy cơ Hán hóa của
Trung Cộng dưới nhiều hình thức. Mấy hôm nay, cơ quan truyền thông Việt Nam hải
ngoại cho phát đi một đoạn phim về cuộc chiến trước đây tại Hoàng Sa và Trường
Sa giữa hai quân đội Cộng sản Việt Nam và Cộng sản Trung Quốc. Các bạn có đau
lòng không, khi thấy hơn 100 người lính bộ đội Cộng sản Việt Nam mình trần thân
trụi với những vũ khí thô sơ, không có tầu bè che chắn, nhưng họ vẫn dũng cảm đứng
dàn hàng ngang các gầm đá, giữa biển khơi, chơi vơi và cô đơn giữa một đoàn chiến
hạm tối tân của Trung Cộng đang bao vây chặt họ. Những tiếng súng lớn, súng nhỏ
vang lên sau những tiếng hô “Tả Tả” và
“Sát Sát” nghĩa là “Đánh Đánh” và “Giết
đi Giết đi”
Những tiếng la hét, cầu cứu vang lên… và chỉ trong 26 giây đồng hồ, hơn một
trăm người bộ đội , hơn một trăm con dân nước Việt chúng ta nằm xuống, nằm xuống
như những tấm bia dành cho người tập bắn súng. Chỉ có biển khơi mới nghe lời
trăng trối của họ!
Tại sao hôm qua họ phải chết trên những gầm đá kia?
Tại sao hôm nay những gầm đá kia phải dâng nhường cho Trung Cộng?
Đau đớn hơn, chính nhũng thước phim đó được Quân đội Nhận Dân Trung Quốc
làm tài liệu để đào tạo lính hải quân. Họ đào tạo cách giết người Việt Nam sao
cho nhanh hơn, sao cho man rợ hơn Bạn trẻ ở quốc nội Việt Nam hãy xem thước
phim đó để đánh thức lòng tự ái dân tộc của mình.Đây là lúc tốt nhất, thời điểm
hợp lý nhất để bạn đặt TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIÊM của người Việt Nam lên
hàng tối thượng. Như lý tưởng cao đẹp của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Nhân
ngày 30 Tháng 4 xin gửi đôi dòng suy tư và tưởng niệm đến cùng bạn đọc.
Trân trọng kính chúc quý vị có một ngày Tưởng Niệm đầy ý nghĩa trong tình
Việt Nam.- Nguyễn Duy Thành- (7*)
Sống Thực Dụng, Thực Tiễn.
Chủ nghĩa Thực Dụng(gốc từ tiếng Hy Lạp cổ TTpayua sinh cách là TTpayuatoc-
“việc làm, hành động”. Tiếng Anh là Pragmatism) còn gọi là chủ nghĩa hành động,
là một thuật ngữ thông tục, để chỉ lối hành xử dựa trên tinh thần thực tế được
biết đến, do đó hành động thiết thực được đặt trên lý lẽ có tính cách lý thuyết.
Trong chủ nghĩa thực dụng, chân lý của một lý thuyết được đánh giá bởi thành
công thực tế của nó, cho nên hành động thực dụng không gắn liền với nguyên lý bất
biến.Trong triết học, đó là một trường
phái được Charles Sanders Peirce và William James lập ra từ cuối thế kỷ 19 và
được John Dewey, George Herbert Mead và George Santayana, tiếp tục triển khai
trong thế kỷ 20. Những ý tưởng của Dewey và Mead cũng tạo cơ sở cho trường phái
Xã hội học Chicago.Trường phái này đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống–xã
hội Mỹ và trở thành học thuyết triết học đặc trưng của Mỹ hiện nay.Triết gia
William James quan niệm: “Muốn biết một ý tưởng đúng hay sai thì phải dựa trên
kết quả thực nghiệm, chứ không phải chỉ dựa trên lý luận viển vông”…( 8*)
Tinh Thần thực dụng hay chủ nghĩa thực dụng không chỉ đem lại những lợi ích
thực tế cho con người mà còn biểu hiện sức sống và sự tiến bộ của một Dân Tộc,
của một Quốc Gia. Hiện nay chủ nghĩa Thực dụng đã và đang được áp dụng và đề
cao trong các nước tiên tiến như Nhật Bản, các nước Âu châu và nhất là phát triển
rất mạnh tại siêu cường Hoa Kỳ.
Bàn về “Tinh thần Thực tiễn” thánh Gandhi đã nói:
“Một cân thực hành đáng giá hơn nhiều tấn thuyết giảng”
(An ounce of practice is worth than tons of preaching)
Và một danh nhân khác đã nói:
“Ai đã nghiên cứu khoa học mà không đem áp dụng vào thực
tế thì chẳng khác gì người đào mương mà không
gieo trồng trên cánh đồng, hoặc gieo trồng mà không thu hoạch”.
Sống thử thách Kiên Nhẫn.
Cuộc đời mỗi người chúng ta luôn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Muốn vượt
qua những khó khăn trở ngại đó chúng ta phải chấp nhận thử thách và chính sự thử
thách khiến chúng ta trưởng thành toàn diện và đạt được những thành quả lớn lao
nhất, vinh quang nhất.
Ví thử cuộc đời bằng phẳng cả.
Anh hùng hào kiệt dễ hơn ai?
Thơ Phan Bội Châu
William Arthur Ward cũng nung chí chúng ta:
“Thất bại không chết người.Thất bại nên là thầy của ta, không phải người
làm tang lễ.Nó nên là thách thức để vươn tới những tầm cao thành tựu mới, không
phải để lôi ta xuống vực thẳm tuyệt vọng.Từ thất bại, ta có thể có được những
trải nghiệm đáng giá”.
Kobe Bryant sau khi trải qua những thử thách kinh người cũng đã nhận ra rằng:
“Mọi thứ tiêu cực - áp lực, thử thách - đều là cơ hội để tôi vươn lên”
Sự thử thách còn là nhu cầu và hoàn cảnh giúp chúng ta rèn luyện “đức tính
Kiên Nhẫn”.
Có lẽ đức tính được người ta ca tụng nhiều nhất là tính kiên nhẫn. Từ kiên
nhẫn (patience) có nhiều nghĩa khác nhau tùy theo từng ngữ cảnh. Khi thì có
nghĩa kiên trì, không bỏ cuộc, khi thì không quá nóng lòng chờ kết quả, cứ bình
tĩnh chờ thời gian đến. Khi thì có nghĩa nhẫn nhục chịu đựng khó khăn. Tùy theo
ý nghĩa khác nhau, chúng ta có luyện tập kiên nhẫn khác nhau.
Kien_nhan
1 - Kiên nhẫn là biết thời gian tính.
Đây là vấn đề
“timing”. Đây là kiên nhẫn người ta nói đến thường nhất,
thực tế nhất, và ít công phu nhất. Bất cứ điều gì trên đời cũng cần thời gian,
nếu nấu cơm cần 20 phút để cơm chín, thì ta không thể tăng lửa gấp 5 lần là 4
phút sau thì xong nồi cơm… cháy…Kiên nhẫn là biết thời gian đòi hỏi cho một vấn
đề ,chờ thời gian đến. Đây thuần túy là kiến thức và kinh nghiệm.
Mỗi vần đề, mỗi công việc, đều có những chu trình riêng và những mốc thời
gian cho chu trình. Người hiểu vấn đề, thì kiên nhẫn đợi thời gian làm việc
theo chu trình thời gian. Người không hiểu thì bồn chồn nóng nẩy: Tại sao chưa
thấy gì? Và làm thêm điều gì chưa nên làm, vì vậy mà hỏng chuyện. Cho nên việc
gì chưa biết rành, thì học người có kinh nghiệm hơn chỉ lại. Chú “sư tử” rình mồi,
biết là dòng suối này thường có nai đến uống nước, cho nên cứ kiên nhẫn nằm
trong bụi rậm, hết trưa đến chiều, đến tối, hôm nay chưa có ngày mai, cũng phải
có. Căn bản thời gian tính này, mà còn không biết, không hành động theo thời
gian thì nhất định là phải đói.
2 - Kiên nhẫn là kiên trì cho đến lúc thành công. Đây là mức cao hơn của
kiên nhẫn, và là yếu tố số một của thành công trong các dự án. Nếu ta có mục
đích và mắt ta không rời mục đích đó, cứ gắng công đi đến mục đích dù mưa gió
bão bùng hay động đất thì ta sẽ đến mục đích một ngày nào đó.Đây thuần túy là vấn
đề ý chí. Chúng ta nói đến vấn đề này trong bài Kiên trì_ Yếu tố số một của
thành công. Kiên trì ở đây ngoài yếu tố
đi hoài cũng tới đích, nó còn hàm ý nghị lực chiến thắng 3 loại tiêu cực
trên đường đi - tiêu cực từ chính mình, tiêu cực từ hoàn cảnh, và tiêu cực từ
người khác.
vuon_len
* Tiêu cực từ chính mình: Là không tự tin vào mình, không tin là mình có thể
có tài năng, không tin là mình có thể thành công. Người không tin vào mình,thì
không bao giờ đến đích vì họ không bao giờ đi, vì họ tin là không đủ sức đi.Đây
là chưa đánh đã thua.Tiêu cực từ chính mình còn là ngượng ngùng, ngại ngùng,
khiến không dám đứng dậy nổi bật lên, chỉ muốn chìm vào đám đông cho thoải mái,
cho nên không dám làm điều gì vượt trội.
Muốn tư tin chính mình thì chỉ lăn vào chiến trận để biết là mình thực ra
cũng không tồi.Như học trò học võ, cách duy nhất để tư tin là ra sân khấu. Mấy
hôm đầu ăn đòn hơi nhiều, mấy hôm sau ăn đòn ít hơn, và lại thấy mình cũng cho
đối phương ăn được vài đòn.Thế là có tự tin.Nếu cứ để sơ hãi trong lòng mình
níu mình lại, không cho mình vào chiến trận, không cho mình ăn đòn, thì mình sơ
hãi và thiếu tư tin cả đời.
* Tiêu Cực từ hoàn cảnh: Là đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhà tôi nghèo, tôi có tật,
tôi không được thông minh… Cứ mang cái yếu của mình ra để biện minh cho sự thiếu
thành công của mình.Thành công không lệ thuộc vào cái yếu của mình, mà chỉ lệ
thuộc cái mạnh của mình. Ví dụ: Giải vô địch toán, không biết nhà mình nghèo
hay giầu, mà chỉ biết cái đầu mình giỏi toán đến mức độ nào.Vậy thì đừng nói
nhà tôi nghèo, mà hãy nói tôi có cái đầu nhậy toán. Giải vật tay, không biết bạn
bị mất một chân mà chỉ biết bạn có cánh tay vô địch. Vậy thì đừng nói tôi mất một
chân, hãy nói tôi có cánh tay lực lưỡng.
Đổ lỗi cho những yếu kém của hoàn cảnh là suy nghĩ thiếu luận lý “Thành
công của bạn không biết đến các điểm yếu của bạn và chỉ biết chiều theo sức mạnh
của mình” Vậy thì đừng nói đến các điểm yếu của hoàn cảnh mình.Hãy chú tâm đến
những điểm mạnh của mình mà phát triển.
* Tiêu cực từ những người khác, là những chê bai, chế giễu, chống đối, cười
cợt …Nếu bạn có một ý tưởng thật siêu thì chỉ có một mình bạn và một thiểu số cực kỳ nhỏ, biết
là siêu! Đa số người còn lại không thể biết là siêu, vì nếu đa số biết là siêu,
nó nhất định là xoàng.Cái thật hay, chỉ một số nhỏ người có thể thấy.Vì vậy bạn
sẽ bị đám đông chế nhạo. Bạn có đủ tư tin để “phe lờ”họ và đi suốt con đường
không ?
3- Kiên nhẫn là nhẫn nhục: Đây là ý nghĩa cao nhất của kiên nhẫn. Đây không
còn là thành công trong vài dự án,và là hoàn toàn làm chủ cho cả đời mình. Đây
là nhẫn nhục mà ta nói trong bài “Một sự nhịn là chín sự lành” là khiêm tốn và
không còn cái ta, là mẹ đẻ của tất cả Kỹ năng sống khác, mà ta đã nói trong
bài: Những kỹ năng sống và làm thế nào để khiêm tốn. Khi không còn “cái tôi”thì
là khiêm tốn nhẫn nhục, ta kiên nhẫn … ta làm chủ tâm mình. Ta có thể có được
những kỹ năng sống khác một cách tự
nhiên.Trong số các khóa học, về tư duy tích cực thì trường này, chúng ta chỉ học
được đến điểm thứ nhất và thứ 2 trên đây.Tuy nhiên điểm thứ 3 này mới là nền tảng
sâu nhất của tư duy tích cực. TĐH.(9*)
Sống Lý Tưởng, Sáng Tạo.
Trong cuốn “Mười Điều Tâm Niệm” của nhà văn, nhà lý luận Hoàng Đạo, chúng
tôi chú ý đến điều Tâm Niệm thứ Ba: “Sống theo một Lý tưởng”
Hướng về thế hệ thanh niên, thế hệ trẻ là tương lai đất nước, tác giả viết:
“Có một số thanh niên - Tôi muốn nói là số ít - không có can đảm chịu đựng được
những băn khoăn của cuộc sống, đua nhau đến một đời sống vật chất. Sống đối với
họ chỉ để mà chơi. Đời đối với họ chỉ là một cuộc hoan lạc. Họ không có chủ
nghĩa mục đích gì hết. Họ không biết rằng sự khoái lạc của giác quan chỉ đưa họ
đến sư ghê tởm, sự chán nản sự tự sát. Loài người không ưa đê tiện sống một đời
vật chất của con vật. Một số thanh niên khác, phần đông đã có hồi băn khoăn về
ý nghĩa của đời người, đã có lúc đau đớn tâm hồn về những điều trông thấy.
Nhưng họ không đủ can đảm đề tìm tòi cho đến cùng. Công cuộc đến nửa chừng, họ
bỏ dở. Họ có chí mới, nhưng trước sự phản động còn ẩn náu trong gia đình, ngoài
xã hội, họ không đủ sức chống giữ. Cho nên dần dà với thời gian lòng họ hóa ra
nguội lạnh,theo hoàn cảnh mà sống một đời sống vô vị.
Thanh niên ta không thể sống mãi như vậy được. Ta muốn đời ta có nghĩa lý,
muốn cho dân ta một ngày một mới, một ngày một hơn ta phải tìm một lý tưởng để
theo.
Đời ta có giá trị, ta phải nhớ rằng: vì ta có lý tưởng. Người ta như tôi đã
nói, nếu chỉ sống như một con vật thật là không đáng sống. Lý tưởng vì dựa vào
những năng lực, những tính chất cao quí của loài người sẽ đưa ta đến một đời có
giá trị.
Lý Tưởng vì hợp với những chí hướng sâu xa trong lòng người sẽ đưa đến một
đời sống hạnh phúc.
Vậy muốn cho có nghĩa, ta phải sống theo một lý tưởng. Cần phải có một lý
tưởng để soi sáng cả đời ta, sự thật đã rõ ràng hiển nhiên. Nhờ lý tưởng ta sẽ
được an ủi những khi thất vọng, ta sẽ hăng hái nhiệt thành đối với những việc
đáng làm đời ta sẽ có ý nghĩa.
Chọn một lý tưởng mà theo, đó là một việc quan trọng nhất trong đời ta vậy.
Lý tưởng không phải chỉ có một. Hai người bạn có thể theo hai lý tưởng khác
nhau, hay trái ngược nhau.
Lý tưởng phải hợp với những tính cao thượng, những chí hướng bàng bạc trong
linh hồn ta.
Để chọn được lý tưởng thì không còn gì hơn làm những việc hợp với lý tưởng,
như vậy tức là đạt đến hạnh phúc rồi.
Nhưng dẫu cho công việc hàng ngày không phù hợp với lý tưởng của ta, hành động
của ta cũng nhất nhất phải dựa theo lý tưởng.
Như thế ta phải vui mà sống, ta sẽ có thể tự hào mà sống ở đời” (10*).
Sống Sáng Tạo:
Thành quả lớn nhất của những nhà khoa học là “Phát Minh” “Sáng chế”. Thành
quả của những Triết gia, Văn Nghệ Sĩ là “Sáng Tạo” ra những lý thuyết mới, những
tư tưởng mới hay những tác phẩm nghệ thuật (Thi Văn , Nhạc, Họa, Kịch, Điêu Khắc,
Nhiếp Ảnh.v..v…)
Muốn có tinh thần sáng tạo, óc sáng tạo, ngoài tài năng thiên phú bẩm sinh,
còn cần tinh thần kiên nhẫn, tìm tòi, học hỏi, nhất là lòng yêu chân lý, khát
khao chân lý, say mê lý tưởng, có hoài bão, có ước mơ và tinh thần say mê đam
mê nghệ thuật cao độ…
Muốn có tinh thẩn sáng tạo, đất nước phải có tự do, dân chủ.Trong các nước
độc tài đảng trị, óc sáng tạo của con người bị ngăn cấm, bị thui chột… không
tài nào nẩy nở, phát triển được…
Giáo sư Phạm Văn Tường là một trong số ít công dận Pháp gốc Việt được Tổng
Thống Pháp trao tặng giải Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh năm 2007 trong bài : “Óc
Sáng Tạo là vua của thế giới mới” đã viết: Vào những năm 60 của thế kỷ trước, n
gười ta tưởng không bao giờ có doanh
nghiệp, vượt qua được các cộng ty dầu hỏa.Và đến những năm 70 người ta cũng
nghĩ thế đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô.Tuy nhiên, các công ty dấu hỏa
làm mưa làm gió trên thế giới, nhưng họ chỉ chơi trên phim “thao túng thị trường”
bằng cách điều tiết cung cầu.
Vào năm 1975, xuất hiện hai nhân vật cách mạn g công nghiệp cho toàn thế giới.Từ
một garage trong nhà riêng với một cô thư ký, hai ông Bill gates và ông Strve
jobs, mỗi ôn g một vẻ sẽ làm đảo lộn thế giới trong tương lai…
Vậy cái gì làm cho Microsoft và Apple phát triển đều đặn đến ngày hôm nay?
Apple nay là doanh nghiệp đắt giá nhất trên thị trường, trên các công ty dầu
hỏa, ô tô, hoặc bất cứ các công ty nào khác trên toàn cầu.Và cái gì làm cho
Apple có khả năng bán 34.000 iphone 6 mỗi
giờ với giá 700 USD cho những người phần đông thu nhập hàng tháng dưới con số
đó?
Sư thu hút kinh khủng của một sản phẩm vô nhị, tự nó biến dạng mỗi 6 tháng
để tiếp tục hấp dẫn mạnh hơn. Nó đã giết chết tất cả máy Smartphone từ Pháp, Đức,
Nhật, Thụy Điển, Canada, hay cả Samsung Hàn Quốc cũng thấy lợi nhuận của họ xuống
thấp. Tất cả những điều đó đều là nhờ óc sáng tạo. Nhưng đây là óc sáng tạo
toàn diện, trên mọi lĩnh vực, chứ không hạn chế trong việc sáng chế sản phẩm mới.
Chẳng hạn như Steve Jobs, do sự hắt hủi của cuộc đời và sư may mắn gặp người
cha nuôi phi thường mà ông đã được nung nấu thành một nhân vật phi thường. Sản
phẩm của Steve Jobs theo như ông, phải tốt nhất, thẩm mỹ nhất, giải trí tươi
vui nhất, an toàn nhất, vận hành đơn giản nhất, và cuối cùng sát gần người tiêu
thụ nhất. Tức cái gì cũng phải nhất.
Đây không phải là óc sáng tạo đơn thuần mà là óc sáng tạo đi đôi với tính
chất khắt khe không lùi bước trước nhu cầu đứng nhất trên mọi mặt. Đọc sách về
cuộc đời của Steve Jobs mới hiểu được con người này, không tự dung thứ khi chưa
đạt được sự tuyệt hảo tuyệt đối. Chỉ có thái độ và phong cách đó mới cho phép
tăng trưởng, bất chấp chu kỳ lên xuống của nền kinh tế.
Và chúng ta cần lưu ý rằng, tư tưởng bị gò bó sẽ không thuận lợi cho việc
sáng tạo. Ngày nay sáng tạo là một việc tập thể, phải động viên và hòa hợp nhiều
công nghệ khác nhau, làm việc nhóm là bắt buộc, đôi khi còn trở thành một nghệ
thuật. Các thành viên trong nhóm sáng tạo, bất chấp chức vụ phải làm việc trong
tinh thần dân chủ không quan liêu, điều kiện không dễ đạt trong nhiều công ty.
Thời kỳ vàng son của Sony cách đây gần 30 năm, họ đã chế ra đủ loại máy cho
phép nghe nhạc trong mọi hoàn cảnh. Những máy này là cha đẻ của Ipad, nhưng
Sony đã mất dần ảnh hưởng từ khi óc sáng tạo của họ khô cạn.
Các chu kỳ của thế giới hiện nay đi rất nhanh, nên nếu chúng ta không tự học
hỏi, bồi dưỡng liên tục và không ngừng sáng tạo thì chúng ta sẽ bị chậm.Nhìn về
kinh tế Việt Nam đến nay vẫn còn buôn bán những thứ thô như rừng, khoáng sản …
tức chúng ta không tạo ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm, trong khi thế giới đã
tiến ở một bước xa.
Về phía doanh nghiệp, tôi từng nói rằng: Với cách làm việc như hiện nay,
thì sẽ nhiều doanh nghiệp thiếu vốn và rơi vào giải thể hoặc bị công ty nước
ngoài thâu tóm và dường như nó đang diễn ra.Đây là điều rất lo lắng vì nó cực kỳ
nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam.
Trong bất cứ lĩnh vực nào nếu không có óc sáng tạo thì về lâu dài sẽ chết,
và bất cứ công ty nào làm việc mà chấp nhận rủi ro thì về lâu dài cũng sẽ chết…
(11*)
Sống Từ Bi, Bác Ái.
“Từ Bi” và “Bác Ái” là hai từ gần nghĩa với nhau, nhưng cũng có sắc thái đặc
trưng riêng của Đạo Phật và Đạo Ky Tô giáo. Điểm chung là cả hai đều nói về
tình thương rộng lớn, vị tha. Do đó cả hai đạo này đều hướng thiện, khuyên răn
người ta sống tốt đẹp.
Ở đây chúng ta muốn có đôi lời phân tích về những sắc thái riêng với mỗi từ
này.
Bác ái là lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người,mọi loài. Trong Ky Tô
giáo đề cao đức tin, niềm tin vào “Thiên Chúa Toàn Năng”, Thiên Chúa có tình
thương yêu bác ái đối với con người và muôn loài. Đức Jesus con Đức Chúa Trời
đã hy sinh để cứu chuộc tội lỗi của con người trên thế gian. Và như vậy chỉ cần
đặt niềm tin vào nơi Chúa là ta được che chở cứu vớt của Thiên Chúa. Thiên Chúa
là tình yêu thương là hy vọng, là ánh sáng cứu chuộc (một cách phi nhân quả) đối
với con người. Tình thương đó được đặc trưng,được biểu hiện qua từ “Bác Ái”…
(12*)
“Không có Bác Ái công việc bên ngoài là việc chết”. Nhưng một công việc dầu
nhỏ bé mấy, dầu tầm thường mấy mà làm vì một nguyên do bác ái là ơn ích vô cùng
tận.Vì Chúa không xét việc ta làm bằng
xét lý do xui ta làm.
Điều người ta cho là công việc “Bác Ái” thường lại chỉ là con đẻ của tham vọng.
Vì khuiynh hướng tư nhiên, ý riêng, tính vụ lợi, tính quen làm điều vừa ý luôn
theo ta như bóng với hình.
Người có lòng bác ái hoàn toàn, không tìm cách riêng trong bất cứ công việc
gì.Nguyện vọng duy nhất của họ là làm vinh danh Thiên Chúa trong tất cả mọi sự.
Từ Bi là một từ có nguồn gốc từ đạo Phật. Từ bi là dịch Hán của chữ Karunâ trong kinh sách tiến Phạn. Từ là lành,
hiền từ. Bi là thương xót, thương hại.Tuy nhiên dịch như thế không lột tả được
chữ Karunâ trong kinh sách nhà Phật. Karunâ trong Phật giáo là khả năng nhận thức
rằng: Mọi sinh linh có cảm giác, từ con người cho đến các sinh vật khác đều
gánh chịu khổ đau. Khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được giác ngộ và giải
thoát thì Từ Bi chính là ước vọng mãnh liệt thúc đẩy ta phải giải thoát cho tất
cả mọi chúng sinh, trong đó có cả bản thân ta, ra khỏi khổ đau. Vì thế Từ Bi
không đơn giản là "Xót thương" kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực,
mà ngươc lại Từ Bi là một sức mạnh tích cực hướng ta vào hành động để loại trừ
mọi khổ đau và mọi cỗi rễ của khổ đau.
Cổ Đức có dạy:
“Từ năng dữ nhất thiết
chúng sinh chi lạc.
Bi năng bạt, nhất thiết
chúng sanh chi khổ”
Tạm dịch:
“ Lòng thương yêu có khả
năng đem đến cho tất cà chúng sanh an vui.
Lòng thương xót, có khả
năng cứu tất cả chúng sanh thoát khổ”
Ý nghĩa của Từ bi Tâm là Tâm thương yêu tất cả chúng sanh sẵn sàng giúp đỡ
họ, đem lại lợi ích và an vui cho mọi chúng sanh không phân biệt kẻ oán người
thân, kẻ nghèo, người giầu, kẻ ngu, người trí v…v…Từ Tâm vô lượng, có sức mạnh
vô cùng tận, giúp người tu hành vượt mọi khó khăn thử thách trên bước đường
hành đạo. Nhờ vậy mà tu hành có thể bố thí những thứ khó bố thí, nhẫn những điều
khó nhẫn, làm những việc khó làm, nhằm cứu
khổ cứu nạn cho chúng sanh được an vui như Ngài Quán Thế Âm cứu khổ chúng sanh
vậy
Như vậy Từ Bi và Bác Ái trên đại thể đều có nghĩa như nhau, chỉ khác danh
xưng theo quan niệm riêng của mỗi tôn
giáo (13*)
Sống Bình Đẳng Hòa Đồng:
Nền Tảng Bình Đẳng:
Khởi đi vì sự thật của con người. Người ta sinh ra ai cũng bình đẳng như
nhau.Tất cả đều ngang bằng nhau, ai nấy đều có nhu cầu như nhau, chỉ khác nhau
vì hoàn cảnh và sự chọn lựa cùng môi trường phát triển khác nhau mà thôi.Trên nền
tảng bình đẳng này, không ai có đặc quyền tranh dành lấn chiếm quyền lợi hơn
người khác, và càng không được quyền đe dọa hay xâm phạm quyền dân chủ tự do của
đồng loại. Sống trong cộng đồng, sống trong xã hội “chín người mười ý” chúng ta
phải chấp nhận hay đúng hơn tôn trọng sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn nhau về
tính tình, tư tưởng … "Nghệ thuật sống" hay "kỹ năng sống"
đòi hỏi chúng ta biết "dung hòa" "hóa giải", "điều hợp"
mọi khác biệt, nhất là biết "chia sẻ","hòa đồng" với mọi tầng
lớp quần chúng Quốc Dân.
Sống Hòa Đồng:
Khi con người sinh ra với hai bàn tay trắng, mọi người cùng mang một thân
phận khổ đau của kiếp làm người. Do đó con người có nhu cầu “hợp quần” để tồn tại,
trưởng thành và phát triển.Nhu cầu hợp quần ngày một mở rộng từ “Đôi lứa” “Vơ
chồng”, “Gia đình“, “Nhóm” “ Toán” “Đoàn” “Thị tộc” “Bộ lạc” tiến đến Dân Tộc, Quốc Gia… Trong tiến
trình phát triển hình thành xã hội loài người, con người ngày một nhận thức rõ
hơn: Con người không thể sống cô độc hay chỉ biết có mình mà sống là “sống
cùng”… “sống với”… người khác.. Xã hội cần phải có pháp luật để bảo vệ lẫn
nhau, và hơn thế nữa xã hội cần có luân thường đạo lý…Mặt khác, xã hội tất
nhiên có “người giầu”, “kẻ nghèo”, có “người trí”, “kẻ ngu” và có tôn ty trật tự,
có “người trên” “kẻ dưới”.Trong bất cứ xã hội nào cũng có các “vấn đề” hay “sự
kiện”nói trên.Nên thường phát sinh tình trạng “kẻ giầu” khinh khi, hay bóc lột "người
nghèo" người trên (hay đẳng cấp trên) khinh khi, đàn áp kỳ thị người dưới
…đẳng cấp dưới.. Sư "phân biệt giầu nghèo", sư "phân biệt đẳng cấp"
hay hiện tượng "Giai cấp đấu tranh"
trong xã hội cộng sản, đều là trở ngại lớn
lao nhất phá hủy "sự nghiệp Hòa đồng Dân Tộc", "ngăn cản và phá
hủy” sư nghiệp Hòa Đồng giữa người và người. Không những thế, nó còn là nguồn gốc
của bất bình đảng xã hội, là nguồn gốc của bất công và tội ác…trong xã hội “tư
bản xưa”, đồng thời là là nguồn gốc dẫn tới Giai Cấp đấu tranh ,dẫn tới “Độc tài toàn trị Cộng sản” ngày nay.
Tất cả là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng xã hội không có Dân Chủ Tự
Do, không có Nhân Quyền, và Dân Quyền, không có Công Bình, Bác Ái, không có Tiến
Bộ và không có Văn Minh.
Chỉ có cơ chế xã hội Dân Chủ Tự Do, tôn trọng Nhân Quyền, Nhân chủ thực sự
mới có Hòa Đồng Dân Tộc, và Hòa Đồng giữa người và người.Đây cũng là mục tiêu
mà dân tộc Việt Nam đang đấu tranh để đi tới. Toàn dân Việt Nam phải vùng dậy lật
đổ "chế độ độc tài toàn trị cộng sản" - thực hiện hòa đồng dân tộc,
thiết dựng một thể chế Dân Chủ Tự Do thực sự hầu xây dựng lại xã hội Việt Nam hậu
cộng sản –đưa dân tộc Việt Nam đến "Hùng mạnh và vinh quang" sánh vai
cùng các dân tộc tiên tiến trên thế giới .
Sống Phụng Sự, Cống Hiến.
Sống Phụng Sư:
“Ai cũng cho rằng: Sống không mục đích, lý tưởng thà chết còn hơn! Để làm
cho đời sống của mình thêm ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có một mục đích để sống.
Có người sống vì con cái, có người sống cho gia đình dòng họ, có người sống vì
một lý tưởng, một triết thuyết…Nói tóm lại, bất luận chúng ta sống như thế nào,
nghèo hay giầu, cao hay thấp, mình cần phải có một mục đích, một lý tưởng để sống.
Bằng không đời sống của mình thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mình sống như cỏ dại mọc
hoang, không mục đích, không hướng đi. Thật là đáng tiếc, thật là uổng phí cả đời
người! Đa số chúng ta ai cũng có lý tưởng giúp đời, giúp người khi mới bước
chân vào đời. Ý tưởng này thật là vô giá, tuyệt vời. Nhưng sau một thời gian,
theo đuổi chúng ta bị mắc kẹt vào con đường tìm kiếm hạnh phúc cá nhân và tinh
thần phục vụ tha nhân bỗng nhiên bị bỏ rơi, quên lãng. Thảng hoặc, chúng ta có
nhớ đến nhưng quá mệt mỏi, vì đời sống cá nhân, gia đình bận rộn nên đành phải
bỏ qua, buông xuội.
Môi trường, hoàn cảnh và tâm thức của tập thể, cộng đồng đóng một vài trò
không nhỏ trong việc phát huy tinh thần phụng sự. Sống trong một đất nước còn
nhiều thiếu thốn, nên bị vây quanh bởi những nhu cầu đời sống căn bản như miến
cơm manh áo nên không có thời gian nghĩ đến kẻ khác, vì chính mình còn vật lộn
qua ngày! Ngược lại, sống trong những nước đầy đủ tiện nghị, như Hoa Kỳ, con
người phần nhiều bị ảnh hưởng của văn hóa cá nhân, vị kỷ , chỉ lo cho nhu cầu đời
sống bản thân, hạnh phúc cá nhân và gia đình,nên không có thời gian để giúp đỡ
kẻ khác. Đôi lúc nhìn lại cũng cố gắng đóng góp đôi chút cho cuộc đời, nhưng
cho vậy là đủ lắm rồi! Bản thân và gia đình mới là quan trọng hơn!
Do vì, chúng ta sống trong một thế giới mà tư tưởng vị kỷ cá nhân càng ngày
càng được đề cao, qua những kỹ thuật tân tiến vật chất sung túc, hưởng thụ thỏa
thích. Xã hội tân tiến ngày càng đi vào con đường phục vụ lối sống cá nhân. Cho
nên tinh thần phụng sự cho tha nhân mất đi giá trị thật sự! Thỉnh thoảng chúng
ta nghe có một vài người hy sinh bản thân để phụng sự cho đời, cho người. Chúng
ta tán thán ca tụng người đó như một nhà hoạt động xã hội từ thiện đáng kính,
hay như một vị "Bồ Tát", nhưng riêng bản thân mình, không thấy cần
thiết phải noi gương theo!" …
Như sự trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ “Con người sống trong xã hội độc
tài nghèo đói châm tiến nên suốt ngày chỉ lo cho có “miếng cơm manh áo” để sống
để tồn tại mà không, hay ít có “tinh thần phụng sư” giúp đỡ người khác! Còn ngược
lại sống trong xã hội tư bản con người đời sống dư dả vật chất, nhưng lại bị cuốn hút vào trong nền văn minh
tiêu thụ, đầy xa hoa cám dỗ….con người đa số đua đòi hay lấy sự hưởng thụ cá
nhân làm căn bản. Do đó tinh thần Phụng sự cũng bị suy giảm, nếu không nói là
suy trầm…. Vậy phải chăng trong thời đại hiện nay, dù sống trong xã hội độc tài
châm tiến nghèo đói hay sống trong xã hội tư bản dư thừa vất chất, nhưng cà hai
mô thức xã hội này đều yếu kém,tinh thần phụng sự - đồng nghĩa với xã hội không
có hay thiếu vắng tình thương, tình người? Vậy phải chăng con người sống trong
thời đại thế kỷ 21 này, Con người đang bị khủng hoảng về tinh thần, khủng hoảng
về đạo đức, không có lối thoát?
- Xin thưa, xã hội có bị khủng hoảng tinh thần, và đạo đức có bị suy đồi,
xuống cấp. Nhưng không vì thế mà xã hội thời đại lâm vào bế tắc không lối thoát
vì 2 lý do chính sau đây:
Một là: xu hường tiến tới Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền là hướng đi tất yếu của
thời đại. (Hiện ay trên thế giới có gần 200 nước đã có dân chủ chiếm tỷ lệ ¾ số
còn lại là các quốc gia độc tài chỉ chiếm ¼ và đang chuyển hóa thành các quốc gia Dân chủ)
Hai là: Trong các xã hội có tư do dân chủ, đời sống vật chất cao. Tinh thần
tư do cá nhân càng trở nên phóng túng…,khiến con người có bị cuốn hút vào phong
trào thi đua hưởng thụ, nhất là trong giới trẻ. Nhưng nếp sống xa hoa hưởng thụ nghiêng về vật dục này không đem lại hạnh
phúc cho con người nên các nhà Triết học
Tây Phương, các nhà Nhân bản học, đang hướng về nên văn minh tinh thần của Đông
Phương để tìm phương thuốc cứu chữa xã hội
Tây phương của họ. Nói tóm lại nhân loại cần có cuộc cách mạng tôn giáo
toàn cầu, một cuộc cách mạng về văn hóa đạo đức trên qui mô toàn cầu …Chính trong
chiếu hướng mới của nhân loại đang tiến đến nền văn minh tổng hợp "Khoa Học-
Đạo Học- Sống hợp nhất"… Chính trong chiều hướng "Văn minh tinh thần
mới nhất này" chúng ta không bi quan,mà càng tích cực hơn trong sứ mệnh đề
cao giá trị "nhân bản", "nhân chủ" giá trị của "Đạo Sống"
, giá trị của "Tình thương, công bình bác ái, từ bi”..và trong đó dĩ nhiên
tinh thần Phụng Sư tha nhân càng dược đề cao.
"Sống vì mình và tha nhân là một đời sống trọn vẹn có ý nghĩa nhất! Theo
chân lý tinh hoa sự sống cho chúng ta biết rằng: Tinh thần phụng sự "tha
nhân" không đòi hỏi chúng ta hy sinh hạnh phúc cá nhân, vì chúng ta vừa sống
cho mình mà dồng thời biết chia xẻ giúp
đỡ người khác. Điều cốt lõi là chúng ta phải học cách duy trì và trưởng dưỡng
tinh thần phụng sự đừng để nhũng bận rộn cá nhân, cản trở mục đích sống cao thượng
của mình.
Trên bình diên của
sự thật quy ước (conventional truth) thế gian
(Worldly truth) chúng ta hiểu tinh thần vô ngã như là một phương cách phát
huy sự hiểu biết, thương yêu người. Là một công cụ triệt tiêu, giảm thiểu tính
ích kỷ ,cá nhân. Hễ mình có thể chăm sóc thương yêu giúp đỡ người thỉ bản ngã của
mình sũng sẽ nhỏ dần, teo lại. Nhờ bỏ bớt những lo toan cho bản ngã, mình cũng
cảm thấy một nguồn vui lớn trong tâm hồn mình (14*)…
Sống vui, sống
hùng, sống mạnh và sống phụng sự Tha nhân ….là nếp sống lý tưởng của thời đại chúng ta :
“Mắt người đẹp nhất trong
người
Đời người đẹp nhất trong đời
người ta “
Sống cống hiến:
Chúng ta hảy lắng nghe … lắng nghe… những lời khuyên vàng:
“Thước đo của cuộc đời không phải thời gian, mà là cống hiến”
(The measure of life íc not its duration, but is donation) Peter Marshall
“Sự tồn tại là cuộc mặc cả lạ lùng. Đời nợ chúng ta thì ít mà chúng ta thì
nợ đời tất cả. Hạnh phúc thực sự duy nhất đến từ cống hiến bản thân vì một mục
đích nào đó” (Existence is a strange bargain. Life owes us little; We owe it every thing. The only true happiness comes
from squandering ourselves for a purpose) William Cowper
"Không phải chúng ta nhận được gì. Mà chúng ta trở thành ai, chúng ta cống hiến điều gì… mới
trao ý nghĩa cho cuộc đời ta"
(It is not what we get. But who we become, what we
Contribute …that gives meaning to our lives)
Tony Robbins
Sống Yêu Dân Yêu Nước.
Sống Yêu Dân:
Tình "yêu Dân" xuất phát từ tình "yêu Người", "Yêu
Nòi Giống", "Yêu Đồng Bào ruột thịt" Thực vây khi con người sinh
ra và lớn lên, tình yêu nẩy nở đầu tiên là tình yêu cha mẹ, ông bà, Yêu anh chị
em và tất cả những người thân trong gia đình dòng họ, sau đó là yêu những người
chung quanh trong xóm làng, tình yêu quê hương xứ sở, yêu lịch sử oai hùng của
nòi giống Rồng Tiên, yêu đồng bào, yêu Nhân dân, yêu Nước, yêu Tổ Quốc. Cuối
cùng là tình yêu Nhân loại. Từ tình yêu gia đình đến tình yêu Nhân Dân hay Quốc
Dân đồng cảm với tình yêu quê hương và lịch sử, nên tình yêu này rất tự nhiên,
rất nồng nàn và vô cùng cao quý. Đặc biệt nòi giống dân tộc Việt là nòi giống Rồng
Tiên, Quốc Tổ Hùng Vương dựng nước và các bậc Anh Thư, Anh Hùng đã xả thân giữ
nước truyền lại giải non sông gấm vóc cho muôn đời con cháu mai sau.Và cũng chỉ
có Dân Tộc Việt Nam mới có danh từ "Đồng bào".
Nhớ xưa Quốc Tổ dựng nền
Ngàn năm văn hiến sử thiên
anh hùng
Bọc điều trăm họ thai
chung
Đồng bào hai tiếng vô cùng
Việt Nam!
(Thơ Phạm Trần Anh)
Sống Yêu Nước:
Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng của người dân đối với Tổ Quốc Việt
Nam.Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì từ các bậc sĩ phu, các nhà trí thức đến
người dân thường ai nấy đều hăng say đứng lên "đáp lời sông núi" sẵn
sàng hy sinh tính mạng mình để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước.Với tinh
thần yêu nước, tinh thần bất khuất cao độ, dân tộc Việt Nam nhất quyết không
làm nô lệ cho bất cứ một đế quốc xâm lược nào.Toàn dân Việt, quyết đứng lên
quét sạch giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi hầu bảo toàn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc.Tinh
thần Yêu nước, tinh thần bất khuất đã thấm sâu vào máu huyết, cốt tủy của dân tộc
Việt Nam làm thành truyền thống đấu tranh cao đẹp ngàn đời của Dân Tộc Việt
Nam.
Tinh th "yêu dân yêu nước" không còn là hai tình yêu riêng biệt,
mà đã quyện thành một. Yêu dân tức là yêu nước và yêu nước tức phải yêu
dân… Hơn ai hết nhà chí sĩ cách mạng tiền
bối Phan Bội Châu đã phát hiện ra chân lý vĩnh hằng này khi đưa ra tư tưởng và
chủ trương: "Quốc Dân" theo quan niệm: "Dân là dân nước.Nước là
nước dân" Hai thực thể văn hóa chính trị của quần chúng Quốc Dân này không
thể tách rời .Đây chính là vũ khí vô địch, là kho báu để giữ nước và là Sức Sống
mãnh liệt mà tiềm tàng vô biên của nòi giống Tiên Rồng…
Sống Kết Đoàn, Đoàn Kết.
Trong cuốn "Năm Điều Tâm cảm" & Mười Điều Tư Vấn" của học
giả Đỗ Thông Minh, tác giả có nêu lên điều Tự Vấn 4: "Kết Đoàn mà không
Đoàn kết" :
"Đây là điều có vẻ nghịch lý chăng? Tuy có vẻ nghịch lý nhưng lại là sự
thật “kết đoàn mà không đoàn kết" nói khác đi là “gắn mà không chặt”….
“Rất nhiều sư kết hợp hay tổ chức ra đời để rồi sau đó chia rẽ.Những người
của một trong những tờ báo đầu tiên của người Việt hải ngoại sau 1975 nay tách
ra làm 4. 5. tờ báo hay nhóm khác nhau. Những người của cùng một tổ chức đảng
phái đấu tranh khá nổi tiếng tại Việt Nam từ thập niên 30, 40 , đã thấm thía
bài học 30/4/1975 mà hơn 30 năm qua ở hải ngoại vẫn loay hoay mãi chưa ngồi lại
được với nhau.
Kết quả là rất nhiều người hoạt động hay làm ăn một cách đơn thương độc mã,
hầu như không có người cộng tác, cùng lắm chỉ có một vài người phụ giúp chút
ít, lại dễ thành công hơn là những tập hợp lớn,vì vậy sự thành công chỉ ở mức
giới hạn chứ chưa to lớn.Tại sao người Việt từng có một lịch sử đoàn kết đấu
tranh chống ngoại xâm oai hùng mà vẫn có nội chiến, nay lại biến thành “ốc đảo”
rời rạc như vậy? Phải chăng tìm sự đồng cảm là nhu cầu tinh thần lớn nhất của
con người, nhưng tại sao chúng ta cứ lao đầu vào đấu tranh nội bộ, phân
hóa?....(ngưng trích) (15*)
Để trả lời câu hỏi "Tại sao" người việt "có kết đoàn mà không
đoàn kết" hay có “gắn mà không chặt" mà tác giả Đỗ Thông Minh đã nêu
lên ở trên, nhà báo Nguyễn Quang Duy tại Úc châu trong bài "Tại sao người
Việt chia rẽ" có đưa ra lời giải đáp như sau: "Có nhiều lý do, nhưng
chính yếu hải ngoại là một môi trường sinh hoạt tự do và đa nguyên với nhiều cá
nhân, nhiều tổ chức hướng đến các giải
pháp cho Việt Nam một cách khác biệt…" (16*)
Qua 2 bài viết nói trên, cả hai tác giả đã phân tích những yếu tố tiêu cực,
ảnh hưởng đến sự đoàn kết, những yếu tố nội tại, cũng như ngoại lai, cùng những
giải pháp đấu tranh nhằm giải thể chế độ CS khác nhau dẫn tới sự bất đồng ý kiến
hay phân hóa, chia rẽ trong hàng ngũ những người Việt tỵ nạn CS hải ngoại nói
riêng và trong tính tình, thói quen, hay khuyết điểm của người Việt Nam nói
chung tương đối khá đầu đủ. Chúng tôi xin miễn nhắc lại tại đây.
Tuy nhiên vấn đề chúng tôi muốn đặt ra là: sư kiện "Kết Đoàn mà không
Đoàn Kết" hay nói rõ hơn là tình trạng phân hóa chia rẽ trong Cộng Đồng Việt
Nam Hải ngoại (và cũng có cả người Việt trong nước nữa) có phải là "Bản chất"
của người Việt Nam hay chỉ là "Hiện tượng" xã hội chịu ảnh hưởng của
môi trường đất nước thời đại ( Nào là
hoàn cảnh đất nước chiến tranh, thể chế chính trị, sự tương tranh Quốc Cộng
kéo dài gần một thế kỷ vừa qua , cùng môi trường tự do đa nguyên của người Việt
hải ngoại v.v…) Đặt vấn đề như trên, người
viết mong cùng quí độc giả cùng tìm hiểu và thảo luận về vấn đề căn bản cốt lõi
dưới đây:
Nếu chúng ta coi căn bênh phân hóa chia rẽ của người Việt Nam là Bản chất của
người Việt Nam theo cách suy luận: Đã là người Việt Nam thì đương nhiên là phân
hóa chia rẽ vì phân hóa chia rẽ là căn
tính bất biến của người Việt ?. (theo cách nói không chia rẽ, phân hóa, không nội
chiến, không là người Việt?- Vì bản chất đã là như thế rồi ?). -Lập luận như
trên có đúng không?
Xin thưa ngay, lập luận này hoàn toàn không đúng , vì lịch sử Việt Nam là
tranh đấu sử, Dân tộc Việt Nam đã trải qua "Một ngàn năm bị đô hộ giặc Tầu,
một trăm năm đô hộ giặc Tây” mà dân tộc
ta vẫn trổi dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm giành quyền tự chủ cho Dân Tộc. Dân Tộc
Việt Nam có sức sống mãnh liệt nên đã không bị giặc Tầu đồng hóa, hay xóa tên
Việt Nam trên bản đồ thế giới thì không ai có thể cho rằng “Phân hóa, chia rẽ
là căn tính hay bản chất của Dân Tộc Việt Nam?
- Một chứng minh hùng hồn khác nữa là thế kỷ 13 khi quân Nguyên Mông –một đạo
quân hùng mạnh nhất thế giới thời bây giờ đã 3 lần sang xâm lăng nước Đại Việt
ta, mà cả 3 lần đều bị thảm bại cả ba vì tinh thần đoàn kết quyết chiến quyết
thắng của Hội Nghị Diên Hồng, từ vua quan cho đến thứ dân, cả nước đánh giặc mới
đem lại kỳ tích chiến thắng oai hùng sáng ngời trong lịch sử. Vây không ai có
thể lập luận rằng “Phân hóa, chia rẽ là Bản chất của người Việt Nam mà chúng ta
phải khách quan thừa nhận rằng: Sư phân
hóa, chia rẽ trong Cộng Đồng người Việt hải Ngoại hiện nay, tất nhiên có một số
khuyết điểm hay thói xấu trong tình tình của người Việt, nhưng dù tình trạng
phân hóa chia rẽ đến thế nào chăng nữa cũng chỉ là “Hiện Tượng xã hội Thời Đại”
chứ không phải là căn tính bất biến hay bản chất của người Việt Nam. Chúng ta phải khẳng định như vậy vừa trên
phương diện lý trí, vừa trên phương diện Niềm Tin vào lòng yêu nước và tính bất
khuất chính là Bản chất là “Dân Tộc Tính”, “Dân tộc tình” “Dân Tộc Chí” của Dân
Tộc Việt Nam,của nòi giống Tiên Rồng.
- Trở lại vấn đề nhận thức căn bản: Sư phân hóa, chia rẽ trong cộng đồng Việt
Nam hải ngoại hiện nay rõ ràng không phải là “Bản Chất hay căn tình bất biến” của
người Việt mà chỉ là “hiện tương xã hội thời đại” mà chúng ta cần ghi nhận và
tìm cách san bằng trở ngại và vượt qua.
- Khi chúng ta quan niệm rõ "Sự Kết Đoàn mà không Đoàn kết" hay sự
phân hóa chia rẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại (và ngay cả trong nước)
chỉ là hiện tượng xã hội thời đại thì chúng ta không có cái nhìn "bi quan"
đưa đến chán nản, tuyệt vọng, và cũng không có cái nhìn “lạc quan tếu” mà là
cái nhìn "Đạt quan" để chúng ta biết sự khó khăn là ở những điểm mấu
chốt nào, và chúng ta phải có hùng tâm,
trường chí và có sách lược vượt qua những khó khăn trở ngại đó như thế
nào….Chúng ta phải có thái độ sống như thế nào? Phải bắt đầu đi từ khởi điểm
nào v..v…
- Trước hết chúng ta phải có chủ trương, lập trường và thái độ sống nhất
quán: chúng ta không kêu gọi "Đoàn kết suông" mà chính mỗi người
trong chúng ta phải tiên phong dấn thân
“Nói đoàn kết" "Làm đoàn kết" và "Sống Đoàn kết"
- Tiếp theo, chúng ta phải xác định rõ "Mục đích, mục tiêu của sự nghiệp
kết đoàn đoàn kết" để làm gì? Và làm như thế nào? Cứu cánh tối hậu của sự
nghiệp kết đoàn đoàn kết là gì?
- Phương pháp đoàn kết của chúng ta là mỗi cá nhân, mỗi hội đoàn vẫn giữ
nguyên đặc tính, bản sắc của cá nhân,hội đoàn mình, song cùng tham gia trong một
tổ chức Liên Minh, Liên Hiệp Quốc Dân để có "Mẫu số chung", "Chiến
lược" và "Sách lược đấu tranh chung" để cứu nguy Tổ Quốc trong "thời
điểm gấp rút", "dầu sôi lửa bỏng" này.
- Chúng ta khởi đi từ "cá nhân",
"nhóm", "toán", "đoàn", "hội đoàn", "đảng
phái" đến “Liên Minh" "Liên Hiệp Quốc Dân" tức là từ "Tiểu đoàn kết" tiến tới "Trung
đoàn kết" và sau cùng là "Đại Đoàn Kết Quốc Dân".
Chu Tấn
Home [ 1 ] [
2 ]
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire