SỐNG HOA… 2 / 2 (CHU TẤN)

Tháng 4 16, 2020  Lượt xem: 127
‘…mỗi con người phải kiên cường hơn nữa, tích cực hơn nữa trong việc khắc phục, loại bỏ những thói hư tật xấu, những ham muốn thấp hèn của bản thân. Đồng thời phải không ngừng tu dưỡng bản thân, rèn luyện nhân cách của mình…’
Sống Dân Chủ Tự Do
Dân Chủ là gi?
“Dân chủ chúng ta có thể định nghĩa theo ngữ nguyên là: Dân làm chủ, cũng như tiếng Pháp, chữ “Democratie” có nghĩa là quyền của người dân. Theo Mạnh Tử “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.Dân là quí, quốc gia thứ nhì, sau cùng mới tới vua quan. Theo Proudhon, một triết gia Pháp vào giữa thế kỷ 19, thì “Chính trị là một khoa học cai trị dân một cách dân chủ nhất” Khi nói đến dân chủ, thì người ta không quên hai quyền tự do căn bản nhất của dân chủ đó là quyền tự do bầu cử và quyền tự do ngôn luận. Theo Voltaire: “Tự do ngôn luận là linh hồn của một chế độ dân chủ.Tôi biết rằng ý kiến của anh khác ý kiến của tôi, nhưng tôi vẫn cố gắng tranh đấu để anh có thể phát biểu ý kiến của anh”.

Còn tự do bầu cử có người cho rằng đó là hành động tạo dựng lên dân chủ. Đó là quyền người dân có thể bầu lên hay truất phế người đại diện của mình qua những cuộc bầu cử tự do, dân chủ thực sự, chứ không phải qua những cuộc bầu cử gian lận, “Đảng cử dân bầu” như bầu cử ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản hiện nay”.

Sống Tự Do:
Tự do là gì?
Tự do là trạng thái một người không bị cưỡng ép. Nhà văn hóa Pháp Paul Eluard có làm 5 câu thơ để ca tụng tự do như sau:
“Và bởi sức mạnh của một chữ,
Tôi làm lại cuộc đời.
Tôi sinh ra để biết tên Người.
Để gọi tên Người: Hai chữ Tự Do”

Et par le pouvoir d’un mot
Je recommence ma vie
Je suis né pour Te connaitre
Pour Te nommer Liberte’

Người ta còn có thể định nghĩa tự do là những quyền căn bản của con người, đi từ quyền tự do đi lại, tự do sinh sống, tự do mưu cầu hạnh phúc, tới quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử, tự do lập hội, tự do chính trị, tự do kinh tế, tự do tín ngưỡng v..v…Những quyền tự do căn bản này đã được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế chấp nhận vào ngày 10/12/1948. Những người soạn bản tuyên ngôn này đã lấy câu châm ngôn Đông và Tây để làm kim chỉ nam. Đó là “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” và câu tiếng Pháp “Ne faiis pas à un autre ce que tu ne veux pas qu’il soit te fait” Cả hai câu có nghĩa là: “Đừng làm cái gì cho người khác cái mà anh không muốn người ta làm cho anh”- Lời Mở đầu Bản Tuyên ngôn Nhân Quyền đã ghi rõ:“Xét rằng việc công nhận nhân phẩm bẩm sinh của mọi con người, thành viên của đại gia đình nhân loại, cùng sự công nhận quyền bình đẳng, bất khả nhượng, đó là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới.“Xét rằng những hành động sao nhãng, khinh miệt và chà đạp những quyền căn bản của con người là những hành động man dại, đi ngược lại lương tâm, lương tri của nhân loại, và một thế giới mà trong đó mọi người đều được có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, không bị đe dọa bời nghèo đói, thế giới đó phải được coi là ước vọng cao cả nhất của nhân loại”-Thật vậy, những quyền tự do căn bản của con người là bẩm sinh, không phân biệt màu da, chủng tộc, trai gái. Những luận điệu bảo rằng nhân quyền là sản phẩm của Tây Phương, người Đông phương trong đó có Việt Nam không cần đến nhân quyền là hoàn toàn sai.Ngay một con chim kia bị chúng ta nhốt nó vào lồng, dù là lồng vàng, dù chúng ta cho nó ăn mọi thứ cao lương, mỹ vị, thế mà nó vẫn muốn bay ra ngoài để có tự do.Huống chi là con người.-Dân Chủ Tự Do hiện nay là chiều hướng tiến bộ tất yếu của văn minh nhân loại.Nhân loại đã trải qua 4 nền văn minh: Văn minh trẩy hái, văn minh du mục, văn minh định cư, văn minh thương mại, và hiện nay đang ở trong nền văn minh trí thức, điện toán. Với 4 nền văn minh trước, yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh tế đó là sức mạnh bắp thịt, chân tay,và đất đai hầm mỏ.Nhưng với nền văn minh hiện đại sức mạnh sản xuất kinh tế là trí thức. Sự giầu có của một quốc gia không còn được đánh giá qua sự kiện nước đó có nhiều nhân công, nhiều hầm mỏ hay không, mà được đánh giá là nước đó có đội ngũ chuyên viên với nhiều phát minh sáng kiến hay không? Để có nhiều phát minh sáng kiến thì có mô hình tổ chức xã hội dân chủ, vì chỉ dưới chế độ dân chủ, người dân mới có thể trao đổi tư tưởng, những công trình nghiên cứu, mới có thể phát minh, sáng kiến.-Vì vậy, để phát triển, theo kịp những nước chung quanh, Việt Nam bắt buộc phải đi theo mô hình tổ chức xã hội Dân chủ Tự do, Dân chủ có lợi cho người dân và là mảnh đất mầu mỡ để cho phát triển kinh tế nẩy mầm là như vậy” ( 17*)

Sống Tự Vượt, Tư Thắng:
Sống tự vượt:
Nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời.Trong vòng 10 năm trời, thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn.Lúc này, thầy trò họ đã trở về người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.

Trước khi vào thành,nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoài thành, nói với học trò của mình: “mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ, học rộng hiểu nhiều, lúc này đây sự học tập sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng-Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết.Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: Hiện chúng ta đang ở đâu? Các học trò đồng thanh trả lời: Hiện chúng ta đang ngồi ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại nói: trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên? Học trò đồng thanh đáp: trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại. Nhà hiền triết nói: Đúng!Trên bãi cỏhoang này mọc toàn có dại.  Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi? Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế. Một người trong toán học trò, lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!”Nhà hiền triết khẽ gật đầu.Một người học trò khác, như phát hiện ra điều gì mới nói tiếp: “Dạ thưa thày, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách hay đấy ạ”! Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ này đấy ạ”!Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết”! các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình , nhà hiền triết đứng dậy nói:”Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi rồi theo cách mình suy nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau”

Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi.Toán học trò lại ngồi quay quần gần ruộng lúa,chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.

Mấy năm sau nhà hiền triết qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tư ghi thêm vào một câu:

“Cũng như vậy, muốn để tâm hồn không phải phải buồn lo tản mạn thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những suy nghĩ tích cực và lạc quan” Đấy câu chuyện vừa rồi, ai mà chẳng khâm phục sư vĩ đại của nhà hiền triết và sư thông minh của các học trò của ông. Hãy thử nghĩ nếu cuộc sống của chúng ta mà thiếu những bài học sau cùng như THẾ này thì dẫu có hàng xe sách cũng phỏng có ý nghĩa gì!(18*)

Tự Thắng Mình.
Tất cả chúng ta đều biết:“Trong nội tâm con người luôn luôn là bãi chiến trường của sư giao tranh giữa “Chân Tâm” và “Vọng Tâm” giữa “Đúng” và “Sai” giữa “Thiện” và “Ác”. “Chân Tâm” là tinh hoa của chân lý sự sống, là thần thiêng quang minh lầu lầu sáng tỏ… Còn “Vọng Tâm” là thất tình (hỉ, nô, ái, ố, lạc, ai. dục) lục dục (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý) cùng “Tham” “sân” “si”(tham lam, nóng giận, và si mê) hai sức mạnh này luôn luôn giao tranh với nhau. Khi “vọng tâm” thắng thì “chân tâm” phải lu mờ và ngược lại khi “chân tâm” thắng thì vọng tâm bị chế ngự.

Ngài Vạn Hạnh Thiền Sư cũng chỉ rõ:
“Trong mỗi người đều có hai trạng thái tâm hồn, một là tốt, hai là xấu. Hoặc nói khác hơn, một là thiện hai là ác. Hoặc nói một cách khác nữa đó là phàm tâm và đạo tâm. Hễ khi “phàm tâm” hưng thịnh, làm chủ con người, thì “đạo tâm ”bị che án, khuất lấp lu mờ, để cho thất tình lục dục, tham sân si tha hồ mà ngự trị, loạn động sai khiến. Chỉ khi nào “đạo tâm” hưng thịnh ngự trị làm chủ con người thì “phàm tâm” mới diệt được. Khi phàm tâm diệt, đạo tâm sanh, thì con người ấy mới có thể gọi là hiền lương, quân tử, đạo đức, chơn tu”(19*)

Tuy nhiên, để “chân tâm” luôn hưng thịnh và chế ngự được “phàm tâm” là việc vô cùng khó khăn, gian khổ, đòi hỏi mỗi người phải luôn luôn tỉnh giác, kiểm soát lấy chân tâm từng giây và từng sát-na.

Có lẽ vì nhìn thấy được mức độ vô cùng khó khăn mà Đức Phật Thích Ca đã từng dậy: “Chiến Thắng vạn quân thù không bằng chiến thắng chính mình. Chiến thắng mình là chiến thắng oanh liệt nhất (20*)

Suy cho cùng mọi sự thất bại trên trường đời đều do tự mỗi cá nhân chưa thắng được những thói hư, tật xấu, những ham muốn thấp hèn của bản thân. Con người thường có nhiều thói hư, tật xấu. Không ai dám mạnh dạn bảo rằng, mình là một người hoàn thiện.Chiến thắng mình không có nghĩa là hủy diệt bản thân như trong trường hợp ta chiến thắng kẻ thù và hủy diệt kẻ thù. Chiến thắng mình  tức là khắc phục những thói lười biếng,sự giả dối,tính tham lam, lòng giận hờn, sự ghen  ghét,óc đó kỵ, vượt qua được những tình cảm si mê… Chiến thắng mình là chế ngự những tham muốn thấp hèn, là tu sửa bản thân, rèn luyện nhân cách để làm phát triển những phẩm chất cao đẹp như lòng vị tha, tính hòa thuận, với mọi người, có ý thức trách nhiệm cao đối với tập thể, phát huy hơn nữa những năng lực tiềm tàng trong mỗi con người… Từ đó làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân được thăng hoa, để góp phần xây dựng cho cuộc sống gia đình và xã hội ngày càng tốt  đẹp hơn.

Chiến thắng chính mình là một cuôc chiến vô cùng khó khăn gian khổ.Vì trong cuộc chiến này rất khó phân biệt kẻ thù, chúng lẩn tránh một cách tinh ma.Chúng còn được“ông thần tự ngã tự ái”trong ta giúp đỡ, bao che. Nhiều lúc chúng còn được ngụy trang những “lớp son” rất hào nhoáng, rất kiêu sa khiến chúng ta không thể nào nhận ra được và đã nhận giặc làm người thân không kiên quyết, không tinh ý suy xét cho tường tận thì không thể nào khắc phục được những thói hư tất xấu những ham muốn thấp hèn trong ta.

Hơn nữa đấu tranh với những thói hư, tất xấu, những ham muốn thấp hèn của mình là một cuộc chiến trường kỳ và thầm lặng là một cuộc chiến đơn thân độc mã không lúc nào ngừng nghỉ. Trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hành vi cử chỉ, mọi lời nói, việc làm và trong suy nghĩ ta phải luôn luôn tỉnh giác để nhân diện kẻ thù và chiến đấu với nó. Nếu như có một lúc nào đó chúng ta lơ là mềm yếu thì kẻ thù trong ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội chúng sẽ thừa cơ lấn tới và thế là bao nhiêu sự cố gắng của ta bỗng trở thành “công dã tràng”.

Trong cuộc chiến ày, ta không có người chỉ huy, cũng không có bạn đồng hành, không có ai giúp sức, mà cũng mấy khi được người khen thưởng. Cuộc chiến này hoàn toàn dựa vào sức mình.Thực tế có nhiều tướng sĩ, có nhiều chủ soái khi thống lĩnh toàn quân xông trên thì rất uy dũng, hiên ngang, lẫm liệt vô cùng.Họ là những anh hùng trong chiến trận. Nhưng khi trở về với cuộc sống riêng tư, khi đối diện với lòng mình thì họ bị ngã qụy thất bại trước những ham muốn thấp hèn hay những thói hư tật xấu của bản thân .Đôi lúc chính những ham muốn thấp hèn ấy đã lôi kéo họ vào trong vũng bùn tội lỗi, làm cho họ sa ngã thất bại thảm hại, đến nỗi thân bại danh liệt, thậm chí có khi mất mạng. Từ Hải vì nghe theo lời Thúy Kiều mà bị chết đứng giữa trận tiền; vua Trụ đam mê tửu sắc mà bị mất nước; vua Lê Long Đĩnh vì tham sắc dắm dục mà thành ông vua "ngọa triều" và bị chết yểu. Và còn vô số những gương thất bại khác nữa, đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống hiện tại, tất cả chỉ vì chưa vượt được những ham muốn thấp hèn của bản thân.Những ham muốn ấy có sức mạnh vô cùng ghê sợ, nếu ta không mạnh mẽ, không kiên cường và bến chí thì không thể nào loại bỏ được những thói hư tật xấu, những ham muốn thấp hèn trong ta. Cho nên chiến thắng mình là một chiến công oanh liệt nhất, người ca khúc khải hoàn trong một chiến trận như thế thật là hào hùng.

Tự chiến thắng mình, chẳng những không làm trở ngại cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà còn làm tăng thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống, để chiến thắng được thù trong giặc ngoài.Thử hỏi khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nếu công dân không chiến thắng thói ích kỷ, không bỏ tính hèn nhát của bản thân thì làm sao huy động được sức mạnh của toàn dân để đánh giặc.

Mỗi cá nhân là tế bào của gia đình, mỗi gia đình là tế bào của xã hội. Do đó giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau.Mỗi cá nhân tốt thì có một xã hội tốt, xã hội tốt thì sẽ giúp cá nhân được tốt hơn.Để giải quyết vấn đề xã hội thì phải bắt đầu từ mỗi cá nhân.Khi mỗi cá nhân biết gạn đục khơi trong, thì tất cả mọi người đã trở nên tốt và vấn đề đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác trong xã hội không còn là vấn đề cần thiết phải đặt ra nữa. Đến lúc đó tư nhiên những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ vắng bóng dần.Ngược lại, khi cái xấu vẫn còn ấp ủ, nuôi dưỡng trong lòng người, ngoài nỗ lực của cá nhân, không có một sức mạnh nào ở bên ngoài đủ sức để tấn công và loại bỏ chúng được.

Xã hội ngày nay là một xã hội vàng thau lẫn lộn, một xã hội đang tràn ngập những cám dỗ, cạm bẫy và luôn tạo điều kiện cho những ham muốn thấp hèn, thói hư tật xấu nơi mỗi người trỗi dậy và phát triển. Để có thể đứng vững trong cuộc sống, giữ gìn được nhân cách, phẩm giá của mình và để góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình và cho xã hội thì mỗi con người phải kiên cường hơn nữa, tích cực hơn nữa trong việc khắc phục, loại bỏ những thói hư tật xấu, những ham muốn thấp hèn của bản thân. Đồng thời phải không ngừng tu dưỡng bản thân, rèn luyện nhân cách của mình (21*)

Sống Thiền.
Thiền là gì?
Thiền định là làm cho tạp niệm của tâm trí lắng xuống, bằng cách quan sát hơi thở.

Phương pháp Thiền định Anapanasti là gì?
Từ Anapanasatui trong tiến Pali có nghĩa là đem toàn bộ sự chú ý và tỉnh thức vào hơi thở tư nhiên, nhẹ nhàng của chính mình.
“Ana… có nghĩa là ….. ‘Hít vào’ “
“pana… có nghĩa là …. ‘thở ra’ “
“sati… có nghĩa là… ‘hợp nhất với hơi thở’ “

Sư chú ý của tâm trí phải luôn được đặt vào hơi thở nhẹ nhàng và tư nhiên. Nhiệm vụ đơn giản chỉ là tận hưởng và tỉnh thức với hơi thở …

Lợi ích của việc hành thiền là gì?
Thiền định Anapanasatui mang lại sức khỏe cơ thể là quả ngọt cho tâm thức con người. Thiền định là món quà tuyệt vời nhất  cho tâm thức con người.Sức khỏe là món quà tuyệt vời nhất trong cuộc sống mà chúng ta có thể mang lại cho chính bản thân.

Những lợi  ích của Thiền định được liệt kê:
- Chữa lành trực tiếp mọi bênh tật.Tăng sức mạnh của trí nhớ.
- Các thói quen xấu dần dần biến mất, tâm trí luôn trong trạng thái an bình và sảng khoái.
- Mọi cộng việc đều được thực hiện hiệu quả hơn.
- Giàm thời gian ngủ.
- Các mối quan hệ trở nên chất lượng và toại nguyện hơn.
- Sức mạnh tư duy tăng nhanh chóng.
- Khả năng phân biệt đúng sai sâu sắc hơn.
- Hiểu được mục đích cuộc sống. (22*)

- Ngoài các lợi ích trên. Lợi ích lớn nhất và tối cao của Thiền  là hiểu rõ bản chất của thực tại Tâm linh,hợp nhất với Năng lượng sống, hòa vào nguồn sống bao la bất diệt của vũ trụ,đồng nghĩa với “Giác ngộ”. Trong thiền định Patriji nói rằng: Linh hồn sẽ vượt ra khõi cái kén của sự ngu đốt tâm linh, Thiền càng nhiều sẽ mang lại những trải nghiệm  và sự thấu hiểu về sự thật to lớn của Vũ Trụ. Đó chính là “Giác ngộ”

Thiền qua lăng kính khoa học:
“Không ít các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra những kết luận về  tác động của thiền trên não bộ chúng ta để tạo nên các thay đổi nhất định liên quan đến việc thay đổi tâm linh, trạng thái cảm xúc của con người. Sau đây xin trích dẫn một vài nghiên cứu để bạn hiểu rõ về Thiền dưới  lăng kính khoa học:
Mỗi ngày chúng ta cần ngồi thiền trong 10 phút cho đến thời gian nhiều hơn sẽ giúp bạn sống khỏe.

Theo một chương trình nghiên cứu của đại học Wisconsin, các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với nhà sư thuộc tu viện Shechen, Nepal tên là Matthieu Ricard. Cuộc thử nghiệm này theo dõi những thay đổi của tế bào não bộ khi nhà sư nhập định. Cụ thể là nhà sư tiến hành nhập định trước ống của máy chụp hình ba chiều FMRI để các nhà tâm lý có thể theo dõi các biến đổi của não bộ bằng âm hưởng của từ trường.Trong vòng 3 tiếng đồng hồ khi Ricard nhập định, các máy FMRI ghi nhận hình ảnh thay đổi của tề bào não bộ. Trong khi vào trạng thái thiền, Ricard quán tưởng đến một cá nhân nào đó với lòng thương cảm, các tế bào ở khu não thùy phía trước bên trái (ngay bên trong trán) của nhà sư có nhiều dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ.Não thùy phía trước bên trái chính là nơi khích động tình cảm.

Trong những lần thử nghiệm trước, các nhà khoa học đã nhận ra rằng những người nào có não thùy bên trái phía trước hoạt động nhiều, là lúc người đó đang vui mừng, cảm thấy hạnh phúc hoặc họ là những người có tâm tính vui vẻ và dẫ dàng hồi phục sau khi gặp những biến cố tình cảm tiêu cực.Trong khi đó những người nào có tâm tính buồn bã lo lắng, sợ hãi hay sầu muộn, các tế bào ở khu não thùy bên phải phía trước hoạt động nhiều hơn.Phần lớn chúng ta đều ở mức trung bình. Trong biểu đồ cái chuông của giáo sư Richard Davidson, giám đốc Phòng nghiên cứu Thần Kinh thuộc đại học Wisconsin, người điều khiển cuộc nghiên cứu này thì có 67% thuộc mẫu người hạnh phúc trung bình, 33% có những não thùy trái hay phải hoạt động thái quá nghĩa là những mẫu người thật hạnh phúc hay quá đau khổ.-Tuy nhiên hoạt động não bộ của nhà sư Ricard vượt cao hơn bất cứ nột người nào mà Davidson đã thử nghiệm từ trước đến nay. Một đồng nghiệp của Davidson nhận xét: “Biểu đồ của Ricard ra khỏi biểu đồ đã có từ trước đến giờ”. Ngay cả khi nhà sư không nhập định, hoạt động của tế bào não thùy bên trái phía trước vẫn ở mức cao. Điều này cho thấy, việc thiền định thường xuyên đã kích thích hoạt động của tế bào não thùy bên trái mạnh mẽ hơn, từ đó tạo cho con người cảm giác vui vẻ thường xuyên, nhanh chóng vượt qua các trạng thái tâm lý tiêu cực để trở nên lạc quan, yêu đời. Thậm chí, mức này còn vượt xa so với mức trung bình của con người và của những người có tinh thần lạc quan tư nhiên mà không thực hành thiền. Tiếp theo là một số cuộc nghiên cứu khác. Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17% giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não_ hệt như trạng thái trước khi ngủ_ trong khi toàn não vẫn tỉnh táo. 7 năm sau tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ơ phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không thời gian. Bằng cách “Tắt” thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ “trở thành một” -Một  cuộc nghiên cứu khác của Paul Ekman thuộc Trung Tâm Y học, viện đại học California, San Francisco, cho biết thiền định và quán chiếu có thể chế phục được nhân hạnh đảo (amygdale), một vùng não lưu trữ những ký ức sơ hãi. Ekman khám phá ra rằng những thiền sư cao cấp khó bị chấn kích, bất an, hoảng hốt hay nổi giận như những người thường khác. Tuyến thượng thận tiết ra Adrenalin, điều khiển nhịp tim trong các trường hợp sợ hãi,hoảng hốt gần như được các thiền sư không chế hoàn toàn. Các nhà khoa học đều tin chắc rằng thiền định hoàn toàn có khả năng “Rửa” lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng do máu trong tình trạng ách tắc.Người Mỹ đã thực tập thiền định để chữa trị các bệnh tim mạch, tress, ung thư, thậm chí cà AISD. Những điều này không phải cường điệu bởi suy cho cùng, mọi hoạt động của cơ thể,mọi bênh tật đều xuất phát tử bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.
Thiền định giúp não bộ tư duy, thư giãn cuộc sống

Như vậy, tưu chung các kết quả của những nghiên cứu khoa học đều cho thấy rằng,thiền định ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động não bộ của chúng ta. Thiền giúp phát triển hoạt động não bộ của chúng ta.Thiền giúp phát triển hoạt động các vùng não điều khiển trạng thái tâm thức vui vẻ, lạc quan và ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, căng thẳng, giận dữ… Sâu xa hơn thiền giúp cải thiện sức khỏe, chữa trị các loại bênh tật, giúp chúng ta khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần (23*)

Sống Thiền là gì?
- Sống Thiền là áp dụng thiền ngay trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày : từ “rửa chén” “gánh nước” “bổ củi”  “ tưới rau” “chăm sóc  cây cối” “giao dịch thương mại”, “gọi điện thoại” “viết văn”, “vẽ tranh” v.v… nói chung “tất cả mọi sinh hoạt của con người đều là cơ hội để thực hànhThiền”(“Thiền tịnh song tu” hay  “Thiền động song tu”)Hơn ai hết thi hào Nguyễn Du đã hành thiền mien mật trong đời sống hàng ngày:
“Thử Tâm thường định bất ly thiền”

…(=Tâm ta không giây phút nào lìa xa thiền )-Sống thiền không nhất thiết phải là “tọa thiền”  (Thiền ngồi ) mà cả 4 oai nghi “Đi, đứng, năm, ngồi…”đều là  cơ hội để hành thiền, sống thiền. Tuy nhiên đối với người mới tập Thiền thì “Tọa Thiển” vẫn là bước đâu căn bản. Khi hành giả đã thuần thục với “Tọa Thiền” (Thiền ngồi) sẽ chuyển sang thực tập “Sống thiền” (Thiền trong mọi sinh hoạt sủa đời sống hằng ngày…)  -
Hướng dẫn cách ngồi thiền

Trước tiên, bạn nên biết rằng:
Thiền định bạn không cần bất kỳ Minh Sư hay vị thầy cụ thể nào, bởi vì Minh Sư đã ở trong chính bạn, Minh Sư chính là hơi thở của bạn. Hãy dõi theo vị thầy hơi thở của chính bạn.Chỉ có hơi thở mới có thể đưa bạn vào sâu bên trong..Bạn hoàn toàn có thể tự mình trải nghiệm thiền định bằng sư nỗ lực của chính bản thân mình tại nhà. (Bạn chính là Guru (Sư phụ) của bạn)

Thiền là gì? Hướng dẫn ngồi Thiền.
- Thiền định là thực hành, thực hành và thực hành. Thiền định là đơn giản và dễ dàng, ai cũng có thể tư tập được.Bạn hãy ngồi thoải mái, có thể ngồi dựa vào tường cũng được, không nhất thiết phải ngồi thẳng lưng (Đừng tựa đầu vào tường sẽ dễ bị ngủ quên).Bạn có thể ngồi ở bất kỳ tư thế nào, càng thoải mái càng tốt. Khi đã ổn định,hãy bắt đầu quan sát hơi thở tư nhiên và nhẹ nhàng.Không cố ý hít thở, hãy để cho hơi thở ra vào một cách tư nhiên. Điều bạn cần làm là đem toàn bộ sự chú ý vào nhịp điệu êm dịu này của hơi thở. Hãy quan sát hơi thở, quan sát năng lượng của hơi thở. Nếu bất kỳ suy nghĩ nào đến, hãy để nó tư nhiên đi bằng cách quay về quan sát hơi thở của chính bạn.Dần Dần hơi thở sẽ càng lúc càng nhỏ lại.Suy nghĩ trong tâm trí bạn sẽ lắng xuống. Càng nhiều thời gian bạn dõi theo hơi thở, việc thiền định càng dễ dàng hơn. Dưới đây là các trải nghiệm có thể gặp khi thực hành Thiền định:

+ Cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái
+ Cảm thấy cơ thể nặng (đặc biệt là ở phần đầu)
+ Cảm thấy rung lắc, cơ thể tư dịch chuyển
+ Nhìn thấy mầu sắc.
+ Cảm thấy đau (thường thì ở dưới lưng và các vùng cơ thể có vấn để)
+ Cảm thấy cơ thể lâng lâng, bay bổng ở nơi nào đó.
+ Thấy một số cảnh đẹp.
- Càng nhiều thời gian bạn tỉnh thức với hơi thở tư nhiên, bạn càng dễ dàng đi vào Thiền định. Tất cả các trải nghiệm trong thiền định đều tốt. Bạn chỉ đơn thuần là tỉnh thức để chứng nghiệm và không bị cuốn theo.
- Thời gian thiền định mỗi ngày ít nhất tương ứng với số tuổi của mỗi người (Ví dụ bạn 20 tuổi, thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày; bạn 50 tuổi, thiền ít nhất 50 phút mỗi ngày…) Hãy Thiền liên tục 40 ngày, để tư mình trải nghiệm khoa học thiền định.
- Trong cuộc sống hãy sống với hiện tại, tập trung vào những công việc, hoạt động đang xẩy ra. Nếu có suy nghĩ không cần thiết đến, hãy dừng lại. Bất cứ lúc nào bạn nhớ ra hãy đưa sự chú ý trở vể với hơi thở. (24*)

Tâm Yếu của Thiền:
Tâm yếu của thiền vỏn vẹn trong mấy dòng sau đây:
* “Tâm tĩnh thì tuệ khai” hay
* Thiền là  bặt tưởng, tĩnh lặng, Thiền là chú tâm quan sát dòng tâm thức(Thuần túy quan sát.. không phê bình khen chê, không lên án, không tán thưởng, và cũng không xua đuổi, thì “Vọng tưởng” sẽ tư nhiên lặng ) Vọng tưởng lặng thì "Tuệ giác"  phát sinh…
* Thiền là hợp nhất với chân tâm, năng lượng tinh hoa sự sống ở đây và bây giờ (Here and now), hợp nhất với hằng tri hằng giác,. Hợp nhất với Nguồn Sống vũ trụ .

Tới đây chúng ta cần đi sâu vào từng tâm yếu một nói  ở trên:
Tâm Yếu 1:Tại sao Tâm Tĩnh thì Tuệ khai? Xin thưa : chúng ta cần biết Ưu và Khuyết điểm của “Lý Trí”, “Ý Niệm” “ý Thức”  “ Óc suy nghĩ”. "Tư tưởng"… Lý trí,- ý thức- hay tư tưởng có “ưu điểm” là giúp  cho con người biết  phân biệt  “phải/ trái” “đúng / sai”.” “thị/ phi” “nhân/ ngã”. Con người hơn con vật ở chỗ có “lý trí”, “có suy nghĩ”, “có ý thức”“có tư tưởng"…. Nhờ có ý thức, tư tưởng con người mới thành lập được các hệ thống pháp luật, ngôn ngữ, chính trị, khoa học, Văn hóa …Nhưng bên cạnh các ưu điểm nói trên, Lý trí, Ý thức, tư tưởng có khuyết điểm là tính “nhị nguyên” “đúng/ sai” “Tốt/ xấu”của nó. Chính tính chất “nhị nguyên” này làm thành “tính bất toàn”, tính “sinh diệt” của lý trí-, ý thức-  tư tưởng, làm trở ngại cho việc khai mở“Tâm Linh”hay ánh sáng Tuệ Giác mênh mông vô giá của con người. Do đó có người đã nói “Lý trí là tay đại phá hoại tâm linh con người”. Chính lý trí,- sự suy nghĩ,- ý thức- tư tưởng chỉ là  cái biết  một chiều ( Duy lý bao giờ cũng một chiều -Hoặc là đúng hoặc là sai , chứ không thể nào vừa đúng vừa sai…) nên không là cái biết “Chu Tri”  cái biết  của Tuệ Giác” cái biết của “Toàn Giác”l à Cái biết tròn đầy của người Đạt Đạo. Cái biết của bậc Giác Ngộ. Do đó con người muốn tu thiền có thành quả rốt ráo, tối cao thì phải hàng phục cái tâm mình không cho “vọng động” không cho “tạp niệm” hay“vọng tưởng” khuấy động tâm thức mình để tâm trở thành an tĩnh, thì khi đó và chỉ giây phút đó Tuệ Giác con người mới được khai mở. Đó là tâm yếu “Tâm Tĩnh thì Tuệ Khai”.

Tâm yếu 2: Thiền là bặt tưởng, tĩnh lặng, Thiền là chú tâm quan sát dòng tâm thức. Qua tâm yếu 1 chúng ta đã thấu hiểu “tính nhị nguyên” “tính bất toàn” Tính sinh siệt” “tính cố chấp” và “tính nhiễu loạn” của lý trí, của ý thức tư tưởng nên Thiền mới  yêu cầu chúng ta “Bặt tưởng” (có nghĩa là chấm dứt mọi ý tưởng, vọng tưởng) để tâm được tĩnh lặng an tĩnh! Nhưng làm thế nào để bặt tưởng? Làm thế nào để tâm được tĩnh lặng an tĩnh đây? Cái khó của Thiền là ở điểm này. Khi chúng ta ngồi thiền thì trí óc chúng ta có đứng yên một chỗ đâu? Thiền đã gọi cái trí hay lý trí là “tâm viên ý mã” ( = “vọng tâm của con người” ví như “con vượn” chuyền cành, hay như “con ngựa” không có cương, chạy lung tung. Vậy làm sao an tâm cho được? Làm sao cho Tâm được tĩnh lặng đây? Thí dụ khi chúng ta đang ngồi thiền, thì trí óc chúng ta hay bị “lo ra” chúng ta nghĩ đến chuyện này, chuyện khác… Hoặc chúng ta lo lắng về “công việc nhà”, hay công việc “tại sở làm”, công vệc của “cộng đồng”, hay “xã hội”, kể cả những “ân oán riêng tư … Tất cả những ý nghĩ đó “dù đúng hay sai” dù chúng ta cố ý nghĩ tới hoặc chúng ta không chủ tâm nghĩ tới mà trong tiềm thức, vẫn xuất hiện trong đầu óc chúng ta. Dù ý nghĩ đó “quan trọng hay không quan trọng” thiền đều gọi là Tạp niệm khiến tâm ta loạn động. Khi tâm ta “vọng động” hay loạn tâm’” là chúng ta rơi vào “vòng luẫn quẩn” là rơi vào “cạm bẫy lý trí” khiến chúng ta “Mất Thiền” (Giờ công phu Thiền của chúng ta trở thành vô ích !) Khi tâm chúng ta còn “lo ra” còn “vọng tưởng” “Vọng động” thì tâm hồn ta đâu có được thoải mái an lạc mà chỉ sinh ra chán nản, thất vọng, lo toan và đau khỗ hơn mà thôi! Khi những “tạp niệm” “vọng niệm” còn chi phối làm tán loạn tâm ta thì làm sao Ánh sáng của Tuệ Giác, Ánh sáng của Giác ngộ có thể bừng sáng trong tâm ta được? Tất cả là “áo tưởng” và “huyễn tưởng” mà thôi. Trở về vấn đề quan yếu làm thế nào để tâm được tĩnh lặng? Làm thế nào để bặt tưởng, hay nói rõ hơn làm thế nào để xả bỏ vọng niệm vọng tưởng xuất hiện trong khi chúng ta ngồi Thiền? Các Vị Thiền Sư, Đại Thiền sư… đã chỉ cho chúng ta cách hay nhất là chú tâm “theo dõi tâm” và quan sát dòng tâm thức mình… Chỉ là theo dõi và quan sát thuần túy mà thôi, không phê bình, khen chê, cũng không cần tập trung tư tưởng gì cả (Vì tập trung tư tưởng đòi hỏi một cố gắng  chấn áp vọng  tâm, giả dụ khi trấn áp được thì như chiếc “lò so” khi chúng ấn xuống hay ép nó phải co lại, khi chúng ta buông tay ra thì chiếc lò so lại bung ra mạnh ơn ! Do đó không cần tập trung tư tưởng gì cả,chỉ cần theo dõi và quan sát thuần túy mà thôi. –Có nghĩa là khi một ý nghĩ nào xuất hiện trong tâm. Chúng ta không khen chê, không phê bình, không tán thưởng hay xua đuổi gì cả ta cứ để cho ý nghĩ đó tự nhiên đến rồi tư nhiên đi. Cần chú tâm vào hơi thở, cứ quan sát thuần túy như trên thìTâm ta Tự nhiên Lắng xuống . Vọng tâm đi khỏi thì tâm lắng xuống …Tuệ giác sẽ bừng nở vào một giây phút thiêng liêng nào đó ….Trong khi ngồi thiền chúng ta đừng mong cầu “dẹp phiền não” hay “mong cầu giải thoát, giác ngô gì cả”. Vì mong cầu như trên là chúng ta lại sai với tôn chỉ của Thiền là tất cả đều thoải mái tư nhiên …  Do trên để cảnh tỉnh các Thền sinh, các vị Thiền đức đã có câu:
“Dục trừ phiền não trùng tăng bênh
Thú hướng chân như tổng thị tà”

Tạm dịch:
“Mong trừ phiền não bênh tăng thêm
Thú hướng cảnh giới Chân Như là lạc vào đường Tà”

Nói tóm lại trong khi ngồi thiền nếu có “vọng niệm” nào tới, chúng ta chỉ quan sát mà không phê bình, khen chê, tán thưởng hay xua đuổi, chúng ta cứ để cho vọng tâm hay tạp niêm “tự nhiên đến”, rồi “tự nhiên đi” … Đó là cách tự nhiên nhất, hay nhất để hành thiền. Đó là cách tự nhiên nhất, hay nhất, đưa con người đến an lạc, giải thoát, giác ngộ.

Tâm Yếu 3: Thiền là hợp nhất với chân tâm, năng lượng tinh hoa sự sống ở đây và bây giờ (Here and now) không qua suy nghĩ của lý trí. Thiền là hợp nhất với Nguồn Sống vũ trụ.Như trên đã trình bầy:Thiền là chú tâm quan sát thuần túy dòng tâm thức, tâm thái tư nhiên này  giúp chúng ta hợp nhất với chân tâm, năng lượng tinh hoa  sự sống, hợp nhất với nguồn sống Vũ Trụ.

Sống Vi
Con người sống là phải tác động, hành động. Song hành động theo động cơ nào, mục đích nào và nhất là hành động theo  phương pháp,tâm thái nào?  Có 3 đáp án sau đây trả lời câu hỏi trên: “Hữu vi”, “Vô Vi” và “Sống Vi”

“Hữu Vi” = Có làm, trước hết vì nhu cầu tồn tại, có làm mới có ăn, có làm ra của cải vật chất mới nuôi sống được mình và những người thân trong gia đình (vợ chồng, con cái, cha mẹ, ông bà v.v.) Tuc ngữ Việt Nam có câu: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” hay “Có thực mới vực được Đạo”. Tiến xa hơn, hay đặt mục đích cao hơn: Làm vì “mục đích Thiện” như “cứu nhân độ thế”, “xây dựng xã hội tốt đẹp”, “phụng sư nhân loại”. Trên đây là “Ưu điểm”của “Hữu vi”. Nhưng mặt khác, “Hữu vi” cũng có mặt trái của nó vì những khuyết điểm chính như sau:
- Làm vì “mục tiêu Ác” (cướp của giết người) ích kỷ hại nhân, sát sinh hại vật
- Làm vì tranh danh đoạt lợi, tranh bá đồ vương, tranh quyền cướp nước.
- Làm vì ham mê vật chất giầu sang phú quí, bất chấp nhân nghĩa đạo đức.
- Làm vì “quá tin vào lý trí” và quá tin vào sự trường  tồn  bất biến của vật chất (trong khi tất cả vật chất đều biến đổi theo không gian và thời gian, ngay cả việc thiện-việc  làm tốt- vẫn bị chi phối bởi luật sinh diệt vô thường) 
- Làm vì tinh thần “Duy lý” hay “Duy ý chí” làm khô cạn tình thương,thui chột tình người.
- Làm vì ý chí muốn thống trị người khác, đàn áp quần chúng quốc dân nhân danh một ý thức hệ hoang tưởng  “phản chân lý”“phản dân tộc”, “phản khoa học” theo chủ trương  “Phát xít” Kỳ thị chủng tộc của Hiler hay chủ trương  “đấu tranh giai cấp” “độc tài đảng trị” của “Mác Lê, Mao”,nhằm  tiêu diệt tư do dân chủ, trà đạp lên nhân quyền và dân quyền.
- Làm vì quyền lợi của Đảng, của phe nhóm đưa đến hành động “buôn dân bán nước” như đảng CSVN.

Vì những khuyết điểm như trên, nên một số triết gia khác chủ trương “Vô Vi”
 “Vô Vi” = Nghĩa đen là không làm, nghĩa bóng là Làm một cách tư nhiên …
Triết lý Vô vi có những ưu và khuyết điểm như sau:

Ưu điểm:
1 - Triết  lý vô vi quan niệm cuộc đời là tương đối (có thiện là có ác,  có đúng là có sai, có tốt là có xấu) nên vô vi chủ trương chống cực đoan, chống thái quá .

2 - Theo nghĩa bóng “Vô vi’ không có nghĩa là không làm gì cả. Nhưng là làm một cách tế nhị, tư nhiên.Nếu theo nghĩa này thì đúng ra không nên gọi là “vô vi” mà gọi là “Nhiên vi” (làm một cách tư nhiên) mới là đúng.

3 - Vô vi lên tiếng chê bai những người hăm hở lao vào chủ trương “Hữu vi’, vô vi chê bai những người quá sùng thượng vật chất, quá tin vào “lý trí” quá tin  vào  “hình pháp luật lệ”  làm mất đi  bản thể tư nhiên của con người nên đã có lời phê bình có tính cách chế diễu, ngươc ngạo:
Làm loạn thiên hạ: Vua Nghiêu đời Đường  Vua Thuấn đời Ngu”
4 - Triết lý Vô vi có giá trị cảnh tỉnh con người đừng đam mê, đánh mất mình trong “Cõi  Tục” ( tranh giành tiền tài, quyền lợi, danh vọng)
5 - Vô vi có giá trị cảnh tỉnh con người trở về với bản tính “Chân tâm” “thiên chân”  giúp cho cá nhân tu  dưỡng đạt đạo bằng phương pháp “Hư tâm” “trai lòng”

Khuyết Điểm:
1 - Triết lý vô vi, nhìn đời bằng con mắt “tiêu cực”, đưa đến chủ trương “xuất thế” (lánh đời) làm chậm đà tiến hóa của xã hội thời đại.
2 - Trong chương XIX Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: Tuyệt Thánh khí trí, dân lợi bách bội. Tuyệt nhân khí trí dân phục hiếu từ. Tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu. ….

Dịch Nghĩa:
“Dứt thánh bỏ khôn,dân được lợi gấp trăm lần
Dứt nhân bỏ nghĩa, dân trở lại thảo lành
Tuyệt khéo bỏ lợi không có trộm giặc” (25*)

Trong chương này có 2 vấn đề chính được đặt ra:
Một là : “dứt thánh bỏ khôn”, “dứt nhân bỏ nghĩa”, “dứt khéo bỏ lợi” .. thì có kết quả tốt đẹp gấp bội! Trước hết chúng ta thấy trong con người có lý trí, có tình cảm, có bản năng, có trực giác, tuệ giác …Nghiên cứu sâu về bản chất con người chúng ta thấy con người vừa có “tính thiện”, vừa có “tính ác”…. Tất cả đều là bản tính, bản thể tư nhiên của con người Vậy nếu theo Lão Tử khuyên loài người” “Dứt thánh bỏ khôn”(bỏ lý trí) thì có bỏ được không? Làm thế nào để bỏ?? Cá nhân những “nhà lãnh đạo”, những “bậc thánh” có thể bỏ , nhưng đại đa số nhân dân có “bỏ lý trí và bỏ lòng tham lợi” được không?? Hai là: giả dụ các “nhà lãnh đạo” hay “các bậc thánh” có bỏ được chăng nữa mà quần chúng nhân dân không chịu bỏ lại lợi dụng tình trạng bãi bỏ lý trí, bãi bỏ hình án ( phư pháp luật,nhà tù) con người trở nên hung ác gấp bội như “cướp của giết người,” bạo lực tối đa”, “nổi loạn vô chính phủ”…thì không những không đạt kết quả tốt đẹp mà còn vô cùng tồi tệ và dẫn tới nguy hiểm khôn lường…
3 -  Triết lý vô vi đưa tới chủ trương “Phóng nhiệm” (con người chối bỏ mọi trách nhiệm) thì xã hội đi về đâu?
4 -  Triết lý vô vi mơ ước trở thành một chế độ “Vô vi nhi tri” hoàn toàn là “không tưởng”, nếu không nói là “hoang tưởng”, từ cổ chí kim chưa hề có và vĩnh viễn không bao giờ có chỉ là “huyền đàm” “hý luận” mà thôi.

Nói tóm lại sau khi nhận định và phân tích rõ những ưu khuyết điểm của 2 triết lý “Hữu Vi” và “Vô vi” chúng ta thấy nổi bật 2 ý điểm chính: Một: Hữu vi tuy có đề cao chủ trương nhập thế cứu đời, nhưng không nêu rõ bản chất con người là gì:  Ngay trong phái Nho gia cũng chưa xác quyết được vấn đề  trọng đại này: (Mạnh Tử nói bản tính con người là “Thiện”, còn Tuân Tử nói ngược lại-“Bản tính con người là “Ác”) Do đấy chủ trương “hữu vi” không nêu ra một chân lý nào rõ ràng để hướng dẫn con người hành động nên như thế nào! - Hữu vi hô hào con người “Nhập thế” nhưng nhập thế theo phương hướng nào? Theo“thiện” hay theo “ác” hay đánh võ Tư do? Nhập thế theo hướng nào đây? Hữu vi hoàn toàn không hay chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng cả! Hai: Triết lý “Vô vi” thì có vẻ “cao siêu” có ích lợi về hướng dẫn tâm linh, nhưng hoàn toàn không thể đem áp dụng ngoài xã hội vì không thực tế, không có tính cách “khả thi”, nhất là tính chất “hoàn toàn tiêu cực” và chủ trương  xuất thế ( ra khỏi cuộc đời hay lánh dời). Thẩy rõ các khuyết điểm và sư “bất lực” trước thời dại của 2 triết lý  “Hữu Vô”nói trên nên triết lý “SỐNG VI” xuất hiện trong thế kỷ 21 đề tổng hợp 2 triết lý “Hưu vi” và “Vô Vi”.

Triết Lý Sống Vi là gì?
“Sống vi” là làm theoTinh hoa Chân Lý Sư Sống  nhằm bảo vệ, phát triển và thăng hoa Sư Sống Con người.Thăng hoa sức sống xã hội, thăng hóa và thành toàn sự sống nhân loại, hòa nhập vào nguồn sống miên trường của vũ trụ càn khôn.

A - Căn bản tư tưởng  của triết lý Sống vi:
Triết lý sống vi xuất phát và đặt nền tảng trên “Chân lý
Tinh hoa Sư Sống con người”:
Sư sống hiện hữu tại muôn sinh vật (Phật giáo gọi là chúng sinh) Nhưng chỉ riêng sự sống nơi con người mới đạt tới trình độ tinh hoa, mới giúp con người có khả năng hay phẩm tính “giác ngộ”. Thực vậy trong con người không chỉ có lý trí, mà còn có Tình cảm, bản năng, tiềm thức, siêu thức..Trên hết con người có duệ trí hay trí tuệ siêu việt “Trí tuệ  bát nhã”..( Tiếng Phạn là Prajnă) Theo triết lý Đông Phương, con người sở dĩ có địa vị tối cao thượng đẳng trong muôn vật gọi là “linh ư vạn vật” là nhờ có “Cái tâm”, hay “chữ Tâm”. Chữ Tâm là chữ khó hiểu nhất trong triết lý Đông Phương vì tâm còn có 2 nghĩa một là  “vọng tâm” hay “phàm tâm” (tâm của con người phàm=phàm nhân) hai là “chân tâm”. Chỉ có “thánh nhân” hay các “đại thiền sư” tu hành cao mới đạt đền Chân Tâm). Vậy theo triết lý Đông Phương (Nho Lão Phật) chân tâm là phần tinh hoa, cao quí nhất của con người; Chúng tôi gọi Chân tâm là chân lý tinh hoa sự sống.

Tới đây, chúng ta có thể xác minh:
Chân Tâm= Chân lý Tinh Hoa Sư Sống Con Người
Sở dĩ chúng tôi gọi Chân Tâm là Chân lý tinh hoa Sư Sống nơi Con Người, vì danh từ tinh hoa chân lý sự sống vừa đúng với chân lý của "Đạo Học"  lại vừa đúng với chân lý  "Khoa Học"

và chân lý tinh hoa sự sống cũng chính là bản chất con người. Sư sống con người  vốn  vô duy- không có duy - Dù là "Duy Tâm","Duy Lý"  "Duy Vật""Duy nghiệm" hay "Duy linh"... Tất cả chỉ là những cái nhìn phiến diện, và bất toàn của Tinh Hoa Chân Lý Sự Sống.

B - Chân lý Tinh hoa Sư Sống và Kinh Dịch:
“Kinh Dịch” gồm 3 tầng ý nghĩa là “giản dị” “biến dịch”và “bất biến” vì “dị” là đức của trời đất. Sáng rõ khắp bốn phưong ,giản dị mà lập tiết,trời tỏ chói lọi,mặt trời trăng sao phân rải khắp nơi, tinh thông không bờ bến, sự thần diệu tiềm tàng khắp chốn,  không phiền không nhiễu,đạm bạc không mất ,đó là “dị “ vậy.Biến dịch là khí của nó. Trời đất không biến đổi, không thể thông khí. Ngũ hành thay đổi đến tận cùng, bốn mùa lần lượt tàn, vua tôi quan sát hình tượng, thời tiết thay nhau chuyển di, vật có thể ‘”tiêu” lại “tức” , kẻ tính chuyên thì lại hại, đó là “biến dịch” vậy..Bất dịch là vị thế của nó,trời ở trên, đất ở dưới,vua quay mặt về nam bầy tôi quay mặt về bắc, cha ngồi con phục dưới , đó là “bất dịch” vậy. ( 26 *)

Kinh Dịch chính nghĩa, chính danh là Đạo Sự Sống “Sinh sinh chi vi dịch” (Hệ từ thưọng) Sự sống rất “giản di” rất ‘tự nhiên”, không có gì “giản ndị tư nhiên” như sự sống, nhưng lại thần diệu vô cùng vì sự sống vô hình vô ảnh, “biến hoá” vô cùng tận. Về mặt “hiện tượng”, sư sống có sinh có diệt –“có sống là có chết” (theo luật vô thường của vũ trụ). Nhưng “chết” không có nghĩa là mất. Thân xác vật chất có tiêu hoại đi, nhưng sư sống (tinh hoa bản chất sư sống) không hề mất, mà biến hoá trong một môi trường và thế giới sống khác. Do đó sự sống vừa có tính cách “vô thường” (biến hoá) vừa có tính cách “liên tục” “vô hạn” “bất biến” “vĩnh hằng”.

“Thác là thể phách còn là tinh anh”. Kiều -Nguyễn Du
C - Chân lý tinh hoa sự sống và “Sinh mệnh Con người”
Trong con ngưòi có 2 phần: “Thể xác” (vật chất) và “linh
hồn” hay “thể xác” và “linh thức” (Tùy theo quan niệm của mỗi tôn giáo.) Theo quan niệm của “Sống thuyết” thì con người gồm 2 phần: “Thể xác” và “Tinh hoa Chân Lý Sư Sống”. Hai phần căn bản, cốt lõi này làm thành “Sinh mệnh và Chủ Thể con người”. Sinh mênh và Chủ thể con ngưòi đòi hỏi  những nhu cầu và khát vọng sau đây:

- Nhu cầu ăn mặc ở, đi lại …để tồn tại .
- Nhu cầu tình cảm yêu thương
- Nhu cầu ái dục., duy trì nòi giống…
- Nhu cầu hợp quần để nưong dựa vào nhau và phát huy sức mạnh Xã Hội. Dân Tộc và Quốc Gia.
- Nhu cầu Bảo vệ, Phát huy Sư Sống, Thăng hoa sự sống và Thành  toàn “sư sống Cá nhân, Gia đình, Cộng Đồng và Sư sống Quốc Dân.
- Nhu cầu tìm tòi hiểu biết, khám phá và giác ngộ : ( nhằm thỏa mãn các câu hỏi “hóc búa” nhất : Con ngưòi từ đâu đến? Mục đích của  sự sống, và đời sống là gì? Con ngưòi chết rồi đi về đâu? v.v…)
- Khát vọng Hưóng Thưọng và Hưóng Tha
- Khát vọng Tư Do Dân Chủ và Nhân Quyền.
- Khát vọng tìm hiểu những quyền năng còn ẩn tàng trong con người.
- Khát vọng xây dựng một xã hội  tốt đẹp an lạc, giầu mạnh,thịnh vượng và Vinh quang.
- Khát vọng  phát triển và hoàn thiện chính mình
- Khát vọng Nhân Chủ
- Khát vọng Hoà bình và Thái Hoà nhân loại.

Triết lý “Sống Vi” ra đời không chỉ là tổng hợp 2 quan niệm“Hữu Vi” và “Vô Vi” mà còn  nhằm đáp ứng những nhu cầu căn bản và những khát vọng sâu xa  nhất của Sinh mênh và Chủ Thể con người.Muốn thành đạt mục đích trên, “Sống vi” chủ trương hoàn thành 3 cuộc cách mạng:
              - Cách mạng Con Người
              - Cách mạng Xã Hội.
              - Cách mạng Chủ thể Văn hoá, Chính trị Quốc Dân.

D - Sống Vi và tôn chỉ Nhân Bản Nhân Chủ:
Sống vi lấy triết lý Nhân Bản và Nhân Chủ làm nền tảng đồng thời là cứu cánh của mọi hoạt động con người.

E - Triết Lý “Sống vi” có sứ mạng dẫn đưa con người tới “Chân Thiện Mỹ”.
Trong con người vừa có “tính thiện” vừa có ‘tính ác”.Ngưòi Pháp cũng có câu:” l’homme n’est  ni ange ni bête,” con ngưòi chẳng phải thánh thần mà cũng chẳng phải thú vật”. Song vượt lên 2 yếu tính “thiện’ và “ác” đó là tinh hoa chân lý sự sống là tiếng nói của lương tâm luơng tri luôn luôn soi sáng hướng  dẫn đời sống tâm linh của con người.

Triết lý  “Sống vi” nhằm hướng dẫn con ngưòi làm việc vì sự sống, bảo vệ và  phát huy  sư sống con người- tức làm việc theo “Chính Nghĩã”, theo “LẽThiện”, theo “lý  Đạo”.Dĩ nhiên con người có toàn quyền tự do chọn lựa và quyết định  làm  việc theo “tính thiện” (bảo vệ sư sống)  hay làm việc theo “tính ác” ( Phản lại sư sống, tàn hại sự sống). Làm việc vì sự sống, bảo vệ thăng hoa sự sống là thực hành “Văn hoá sự sống” (Living culture) Ngược lại làm ác hay tàn hại sự sống là làm việc theo “Văn hóá của sự chết”(Culture of the death)  Không những thế triết lý “Sống vi” còn  góp phần thúc đẩy cơ tiến hoá của Trời đất, giúp  con người trở nên các “bậc thánh hiền” dẫn đưa con người tiến tới  cứu cánh Chân Thiện Mỹ.

F - Sống vi và quan niệm về Danh Lợi:
Theo tâm lý thông thường của con ngưòi, ngoại trừ các bậc tu hành cao (các bậc Thánh….) ai ai cũng thích danh thích lợi hay “háo danh háo lợi” cả (nếu không dối lòng mình…) ! Tuy nhiên  danh lợi tự nó không có gì xấu.  Vì “Lợi” cũng có “Lợi chính đáng”  và “Lợi bất chính”. Và “Danh” cũng có “Danh thơm” và “ xú danh’ hay “ô danh” khác nhau. Nếu con người “mưu cầu lợi” cho mình, cho gia đình mình mà không phương hại đến quyền lợi của người khác hay vừa mưu cầu “Lợi cho mình vừa lợi cho người” thì có gì “là  sai, là xấu” hay “tội lỗi” đâu? Về Danh cũng thế, nhà Nho Nguyễn Công Trứ còn chủ trương :    .

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”.
(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

Cái “Danh”mà kẻ sĩ  Nguyễn Công  Trứ đề cao,đồng nghĩa với “sự nghiệp”  cứu dân giúp nước nên rất đáng tôn  vinh và noi gương. Nói tóm lại triết lý “Sống vi” quan niệm con người mưu cầu  danh lợi vì sư sống của cá nhân mình, gia đình mình (trong khuôn khổ hợp pháp) hay mưu cầu Danh lợi vừa cho mình vừa cho “tha nhân” thì chủ trương cầu danh lợi không có gì là xấu mà rất đáng hoan nghênh vì đều góp phần vào việc làm cho dân giầu nước mạnh,nhân dân được ấm no hạnh phúc.

G - Sống vi và quan niệm về “Thành bại”:
“Thành công” hay “thất bại” là 2 sự kiện thường xẩy trong sinh hoạt xã hội của con người. Triết lý “sống vi” quan niệm: Khi “thành công” chúng ta vui mừng và có quyền tự hào, nhưng không nên khoe khoang, tư kiêu, tư mãn, nhất là không nên “kể công”. Ngưọc lại khi thất bại, chúng ta không nên chán nản, buông xuôi, hay đi đến thất vọng, tuyệt vọng mà nên rút kinh nghiệm những nguyên nhân nào, các yếu tố nào dẫn mình, hay  nhóm mình, tổ chức mình đi đến thất bại?...Chúng ta thất bại vì sai về lý thuyết? Sai về kế hoạch và phương pháp thực hiện? hay sai vì yếu tố khoa học kỹ thuật? Sai vì chưa hội đủ  các yếu tố  “thiên thời” “địa lợi” và “nhân hòa”? Sai vì chưa nắm vững tâm lý quần chúng hay khách hàng  cùng  tình hình chính trị, văn hoá, kinh tế, thương mại tại mỗi địa phương, nơi mà công việc của chúng ta đã đang và còn thực hiện trong tương lai?? Điều quan trọng hơn nữa là khi công việc của ta bị thất bại, người đứng đầu tổ chức không nên đổ lỗi cho cấp dưới hay nhân viên đổ lỗi cho nhau. Nói tóm lại triết lý Sống Vi quan niệm rất rõ: “Thắng không kiêu, bại không nản, và nên coi “bài học thất bại” là một thử thách lớn để ta vượt lên chính mình, ngõ hầu thành đạt kết quả mỹ mãn, rực rỡ hơn trong hiện tại và tương lai”.

H - Sống Vi và quan niệm Tu Thân, Tu Đức:
Sống vi rất quan trọng vấn đề "tu thân" "tu đức": Thế Kỷ thứ 13 Các Vua Nhà Trần đã có quan niệm " Nội Thánh ngoại Vương" tức là trong hướng nội ="làm Thánh", ngoài thì 'làm Vua". Cũng trong truyền thống cao đẹp đó , "Sống vi" chủ trương  "Trong Tu thân" Ngoài hoạt động xã hội". Điều này có nghĩa :Bạn vừa tu thân thành ...Thánh vừa là "Chính tri gia" "Thương  Gia" ""Văn nghệ Sĩ" hay "Chiến sĩ" .Thâm chí bạn vừa là "Thường dân" hay "Phó thường Dân" bạn vẫn tu thành ...Thánh, thành Thần... hay thành các Đấng Trọn Lành. (vì Trời không cấm cửa ai!-Đức Phật nói "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật Sẽ Thành" Đạo Công Giáo cũng nói "Con người là hình ảnh của Thiên Chúa" "Trong  con người có kho báu nước Trời"...

I - Sống Vi chủ trương nền kinh tế Tư Do phục vụ Quốc Dân:
"Sống vi" chủ trương một nền kinh Tế Tư Do  (công nhận quyền Tư Do Tư Hữu là căn bản vật chất để phuc vụ Sư Sống và  địa vị  "Chủ thể" của con người) Tuy nhiên quyền Tư do này không thể là tuyệt đối khiến cho những nhà Tư bản có thể lũng đoạn nền kinh tế Quốc Gia , không đếm xỉa gì đến đại đa số nghèo đói  quốc dân (Như  tình trạng giầu nghèo quá chênh lệch tại quốc gia Hoa Kỳ:  Thành phần 1% giầu nhất nay làm chủ 40% tài sản của cả nước, mức khác biệt giầu nghèo cao nhất trong 50 năm  qua theo kết quả một cuộc nghiên cứu được phổ biến theo UPI

Bản tin của hãng thông tấn UPI còn cho hay kinh tế gia Edward N. Wolfd tại đại học new York University dùng dữ kiện của chính phủ liên bang, thu thập qua thăm dò tài chánh của người tiêu thụ Survay of Consumer Finances, thấy rằng thành phần 1% giầu nhất  nước Mỹ liên tục giàu hơn từ năm 1962 tới nay, thời điểm họ làm chủ 33% trị giá tài sản trên cả nước.

Giáo sư Wolfe cũng thấy rằng thành phần được coi là trong số 20% giàu nhất Mỹ, làm chủ tới 90% tài sản cả nước, một con số cũng đều đặc biệt  gia tăng kể từ 1962, khi thành phần này làm chủ 81% theo UPI .Nếu thành phần 60% kế đó được coi là "giới trung lưu" và 20% ở dưới đáy là thành phần thấp hơn thì, giới trung lưu này chỉ làm chủ có 10% tài sản của cả nước, trong khi giới thấp hơn ở mức âm.o8% (27*)

Để tránh tình trạng chênh lệch giàu nghèo quá đáng như trên, "Sống Vi" chủ trương một nền kinh tế Tư Do , song đánh thuế lũy tiến cao và Chính quyền phải giữ vai trò điều tiết và không ngừng nâng cao  "Đời sống, mức sống  kinh tế Quốc Dân" Nói cách khác người giàu vẫn có quyền làm giầu, song giới tư bản giầu nhất phải có trách nhiệm cộng tác với chính quyền  nâng cao mức sống Quốc Dân.

J - “Sống vi” và tương quan”Cá thể, Tập Thể và Toàn thể”:
Trước nay, người ta hay nói đến tương quan “cá nhân”hay “Cá thể”, và “Tập Thể” mà quên rằng trong xã hội loài người còn có số đông là "Toàn thể" quần chúng nhân dân hay toàn thể quốc dân. Đây mới là đối tượng quan trọng nhất mà chúng ta phải đề cập tới, như cái kiềng 3 chân: “Cá thể” “Tập Thể” và “Toàn thể”: 

Vậy *  “Cá thể” hay “Cá nhân” là gì?
“Cá nhân là một con người đơn lẻ (cá = đơn lẻ; nhân = người, con người) Cá thể là một thực thể, một đơn vị nhỏ bé so với Tập thể, Toàn thể) Cá nhân được sinh ra và phát triển trong xã hội, thể hiện bằng một ý chí và nhân cách riêng biệt, thống nhất và độc lập ở mức độ nhất định với xung quanh; được xã hội công nhận và có đầy đủ các quyền hạn và nghĩa vụ làm người. một đứa trẻ trong bụng mẹ hay một con người mất hết sự tự chủ về tinh thần thì không được công nhận như một cá nhân.

* Tập thể là gì?
Tập thể là tập hợp của nhiều cá thể (hay cá nhân) có một sự liên kết hoặc ràng buộc nào đó với nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn nhất định”.(28-A*) Qui mô của tập thể có thể là  “Nhóm”, “Toán,”“Đoàn,” “Hội”, “Đảng phái,” “Lực lượng,” “Mặt trận”, “Phong trào” “Hội đồng” hay “Cộng đồng”v.v

* Toàn Thể là gì?
Toàn thể là bao gồm nhiều cá thể, tập thể nhân dân trong một Xã, Huyện, Tỉnh, Tiều bang, Quốc Gia, Liên Bang, Liên Hiệp Quốc hay toàn Thế giới…Theo triết lý : “Tất cả là một, một là tất cả”, chúng ta thấy mối tương quan giữa “Cá thể” “Tập Thể” và “Toàn Thể” là mối tương quan, tương  duyên,tương khắc, tưong chế, tương hợp, tương hoà, tưong tác, tương thành lẫn nhau vừa hỗn  độn, phức tạp vừa vô cùng kỳ diệu.

“Cá nhân là đơn vị trực tiếp xây nên và là nền tảng cốt lõi của tập thể bởi tập thể chỉ xuất hiện khi có nhiều cá nhân liên kết lại với nhau dựa trên các mối quan hệ khăng khít về tinh thần và vật chất. Một cá nhân có thể không tham gia vào bất cứ tập thể nào, nhưng không có tập thể nào tồn tại mà không cần đến cá nhân.

Tập thể không hề tồn tại với tư cách một thực thể hay một ý chí riêng biệt và thống nhất hoàn toàn như cá nhân. Sức mạnh của tập thể có được là do sức mạnh của mỗi cá nhân kết hợp lại...Ý chí hay lợi ích của tập thể cũng do mỗi cá nhân xây dựng và ngược lại mỗi cá nhân sẽ được bảo vệ, và nhận lấy phần lợi ích của mình.

Cá nhân là bộ phận của tập thể, là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển tập thể. Nhiều cá nhân xuất sắc sẽ tạo nên tập thể mạnh…Cá nhân có bản sắc riêng của mình nên không hòa tan vào tập thể. Chính cá nhân mới có những sáng tạo lớn lao. Bằng tài năng của mình, nhiều cá nhân đã đóng góp những công trình vĩ đại cho cộng đồng, xã hội, đem lại sự phát triển cho đời sống của nhân loại: Darwin, Marie Curie, Newton, Edison, Faraday”…(28-B*)

“Cá nhân không thể tồn tại và phát triển một cách cô lập xa rời tập thể. Cá nhân phải sống trong một tập thể, thể hiện bản sắc và khẳng định mình trong tập thể. Một cá nhân không thể làm nên sự nghiệp lớn nếu không có sự kề vai góp sức của mọi người. Một tập thể ổn định thì đời sống cá nhân cũng ổn định, vững vàng.

* Tại sao mỗi cá nhân phải tham gia và xây dựng tập thể vững mạnh?

Kết hợp lại thành một tập hợp lớn hơn, mạnh mẽ hơn vốn là quy luật của tự nhiên. Việc hợp tác và góp chung công sức và tài nguyên với các cá nhân khác thay vì hoạt động đơn lẻ

thường sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn trong việc đạt tới các mục đích của cá nhân, trong đó có sinh tồn.Con người vốn nhỏ bé trước tự nhiên. Việc cảm thấy thuộc về và được bảo vệ bởi một tập thể lớn hơn thay vì phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ đối với bản thân đem lại cho tâm lý cá nhân một cảm giác yên tâm và nhẹ nhõm phần nào.Con người luôn có nhu cầu giao tiếp và xây dựng mối liên kết với những cá nhân khác trong tập thể giúp thỏa mãn khát vọng yêu thương và chia sẻ của mỗi cá nhân.

Tập thể chính là môi trường tốt đảm bảo sự phát triển đúng đắn và bền vững đối với mỗi cá nhân. Tập thể còn là nơi để mỗi cá nhân thể hiện và khẳng định mình.

* Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể có thể là mối quan hệ mâu thuẫn nhau:
Mỗi cá nhân trong tập thể tự chủ về bản thân nhưng phải tuân thủ và chịu sự ràng buôc nhất đinh của tập thể dựa trên các điều lệ, quy đinh hoặc pháp luật đã được thống nhất và công nhận. Khi cá nhân chỉ biết sống cho lợi ích của riêng mình, họ sẽ tìm cách để thu vén vào túi mình những nguồn lợi lớn nhất và thờ ơ trước những khó khăn của mọi người xung quanh. Đó là lối sống ích kỉ, đáng bị lên án.Khi mục đích của cá nhân và mục đích của tập thể không thống nhất nhau thì cũng dẫn đến quan hệ mâu thuẫn nhau. Khi đó, để duy trì mối quan hệ cân bằng cá nhân và tập thể phải thỏa thuận để đi đến kết quả tốt nhất. Nhưng thực tế không phải lúc nào mâu thuẫn ấy cũng được giải quyết công bằng làm nảy sinh những xung đột lớn trong xã hội.

* Những yêu cầu để đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữ cá nhân và tập thể:
Để đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của cá nhân và tập thể thì tập thể phải được xây dựng trên nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân với lợi ích, nhu cầu tập thể. Các nguyên tắc phải được thảo luận và nhất trí của các cá nhân.Tập thể cần quan tâm đến cá nhân, đến việc thỏa mãn lợi ích và nhu cầu chính đáng của cá nhân; đến sự phát triển tài năng và phẩm chất của cá nhân. Bởi mục đích của việc hình thành tập thể là để giúp mỗi cá nhân có cơ hội làm việc, sinh sống và khẳng định mình. Cá nhân phải hiểu rõ và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với tập thể; bình đẳng trong tập thể, tôn trọng tập thể; có ý thức trách nhiệm trước tập thể về hành vi của mình. Và hơn hết, mỗi cá nhân phải lấy lợi ích của tập thể làm mục tiêu phấn đấu; bảo vệ và phát triển lợi ích chung, đảm bảo lợi ích và sự an toàn của người khác trong tập thể.

Những vấn đề cần tránh trong quan hệ giữa cá nhân tập thể là tuyệt đối hóa tập thể, đề cao qúa mức tập thể, bắt cá nhân hi sinh một chiều hoặc tuyệt đối hóa cá nhân một cách cực đoan theo ý muốn của một ai đó. Tránh làm dụng tập thể để thu lợi cho riêng mình. Đó được xem là hành vi phạm pháp và sẽ bị xử lí theo pháp luật….” (28-C*)

* Tương quan Cá Thể, Tập Thể, và Toàn thể  còn tùy thuộc Thể chế Chính trị tốt hay xấu:
Cùng là "tập thể" như "Đảng phái" "Hội đoàn" song Quyền hạn, Tư do và Hạnh phúc  của con người sống  dưới các  chế độ "Tư Do Dân Chủ' và chế độ "Cộng sản độc tài toàn trị" hoàn toàn khác hẳn nhau. Trong mục này chúng ta xét vai trò của tập thể  các chính đảng sống dưới 2 chế độ Tư do Dân chủ, và chế độ Cộng sản  khác nhau như thế nào:

- Vai trò của các Chính đảng trong chế độ Tư Do Dân Chủ:
Trong chế độ tư do dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng, vai trò của các chính đảng tuy quan trong, song đảng  muốn nắm được chính quyền, trước hết phải được sự tín nhiệm của "Quần chúng Quốc dân" qua cuộc "phổ thông đầu phiếu" trực tiếp và kín,. (Các chính trị gia , thuộc các đảng phái phải đi vận động ráo riết  trong mùa bầu cử ) Khi đảng đã nắm được chính quyền, tức "chính tuyến cầm quyền", không phải muốn làm gì thì làm, mà quyền hạn của cơ quan  "Hành pháp", luôn luôn bị giới hạn bởi Quốc Hội (Cơ quan Lập Pháp) và nếu hành pháp  làm điều gì sai trái, phạm pháp thì ngay cả  Thủ Tướng hay Tổng Thống cũng  sẽ bị các biện pháp chế tài đích đáng  (Của cơ quan Tư Pháp).  Lại nữa, trong nhiệm kỳ cầm quyền, nếu đảng làm sai; làm kém;  hay  không  có hiệu năng ...thì bị các đảng phái đối lập và các cơ quan truyền thông (Đệ tứ quyền  sẽ  "phản biện" và "phê phán"  rất nặng ) Hơn thế nữa các chính trị gia thuộc  chính tuyền cầm quyền  phải luôn cố gắng thực hiện chương trình mà họ công bố khi ra tranh cử, còn nếu làm không ra chi, thì hết nhiệm kỳ, quần chúng Quốc dân sẽ bầu người khác, thuộc các đảng phái khác v.v...Như thế các đảng phái sống dưới chế độ Tư Do, Dân Chủ thực sự, không làm gì khác hơn là thực hiện chương trình hành động nhằm "Bảo Quốc An Dân" và luôn luôn đặt mình trong tư thế phải thi đua (hay cạnh tranh) với các đảng phái khác .Tuyệt đối không được đàn áp dân  hay làm mất lòng dân, dù đảng đang ở thế "cầm quyền" hay đang ở thế "đảng đối lập.".

- Vai trò của "đảng" trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản: 
Trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản mà điển hình là đảng CSVN....Đảng là  "độc tôn:,"độc tài" "độc trị" Đảng đã thâu tóm cả 3 quyền Lập Pháp. Hành pháp và Tư pháp trong tay mình. Tuy chế độ cộng sản cũng lập ra Hiến Pháp, nhưng hiến pháp không thể hiện nguyện vọng của toàn dân mà hiến pháp chỉ là "Thể chế  hóa cương lĩnh chính trị của Đảng CSVN" mà thôi ! Ngay trong điều 4 của bản Hiến Pháp sửa đổi năm 2013 -gần đây nhất- vẫn chủ trương: "Đảng cộng sản Việt Nam- Đội tiên phong của gai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" !!!

Trước khi sửa đổi Hiến Pháp cũ (1992) thành bản Hiến Pháp mới (2013) Đảng CSVN cũng bầy đặt yêu cầu nhân dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp và 72 nhà trí thức trong nước đã đưa lên "Bản Kiến nghị" yêu cầu sửa đổi rất nhiều điều khoản quan trọng. Nhưng đảng CSVN vẫn tảng lờ không thèm quan tâm đến và Quốc Hội khóa 13  ngày 28/11/ 2013  đã thông qua dự thảo Hiến Pháp sửa đổi với tỷ lệ 97% kết thúc Đợt sửa đổi Hiến Pháp 2013. Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường thời khắc thông qua có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua, Ông Dương Trung Quốc là một trong hai người đó. Kết Quả là bản Hiến Pháp 2013 tuy có sửa đổi một số điều khoản mới, nhưng những điều quan trọng nhất do 72 nhà trí thức kiến nghị đã không được sửa đổi gì cả như:

"Chế độ chính trị, tên nước, vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng cầm quyền, bản chất lực lượng vũ trang, chế độ sở hữu toàn dân đều không thay đổi so với dư thảo ban đầu. Theo đó sẽ không đổi tên nước, không thành lập Hội đồng Hiến Pháp, vẫn thu hồi đất đai cho dự án kinh tế-xã hội, vẫn giữ điều 4 về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo" (29*).
Ông Nguyễn Quang A nhận xét Hiến Pháp mới (2013) là "Bình mới rượu cũ"...

Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nan(Amcham) nói trong một thông cáo rằng thất bại trong việc giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong hiếp pháp sửa đổi là "Một chỉ dấu cho thấy đất nước này không mặn mà để cạnh tranh kinh tế toàn cầu".

Giáo sư Tương Lai nói: "Hiến Pháp mới này là một bước lùi vì sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động"

Ông Dương Trung Quốc, một trong hai đại biểu quốc hội không bấm nút thông qua, dự thảo Hiến Pháp, nói lý do ông không thông qua: "Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến Pháp viết thẳng quan niệm Hiến Pháp chỉ là "thể chế hóa cương lĩnh" của Đảng CSVN và kế thừa những Hiến Pháp có từ trước"

Theo Thời Báo Phố Wall (Wall Street Journal), Phil Robertson, phó giám đốc Human Rights, Watch's Asia Division nói: "Việc thông qua này rất đáng thất vọng, khi Việt Nam vừa trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Thay vì lắng nghe ý kiến, đóng góp của hàng ngàn người dân về thúc đẩy nhân quyền và một nhà nước vì dân hơn, thì nay Quốc hội bỏ phiếu vì ý nguyện của Đảng Cộng sản và Chính phủ" !!!

Hậu quả của nạn độc tài đảng trị Cộng sản đã đưa đất nước đến các thảm họa như:
- Thủ tiêu nền Dân Chủ Tự Do (cá nhân  trong guồng máy cộng sản chỉ là những chiếc đinh ốc  vô hồn không hơn không kém)
- Nhân Quyền bị trà đạp.
- Suy thoái Luân lý Đạo Đức Dân Tộc: Xã  hội Việt Nam  ngày nay là một xã hội tha hóa, đầy bạo lực, dối trá, và lừa đảo lẫn nhau….
- Nền gíao  dục xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị phá sản, vô phương cứu chữa. Nạn bằng cấp giả tràn lan!! Giá trị tinh thần của học vị không còn nữa! Nền giáo dục này sẽ đưa dân tộc Việt Nam đi về đâu?
- Tệ nạn tham nhũng công khai, không có cách nào trừ diệt được.
- Hiểm họa Môi Trường, cây rừng bị chặt phá, ao hồ sông ngòi bị ô nhiễm nặng. Đồng bào trong nước, đang hít thở không khí ô nhiễm, uống nước nhiễm hóa chất, và ăn thức ăn nhiễm chất độc hại!!!

“Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa”
(Thơ Trần Thị Lam)

- Mất chủ quyền Dân Tộc: CSVN đã lệ thuộc quá đáng vào Tàu Cộng… Đây là Quốc nhục! Hiện nay CSVN không còn chủ quyền trên thực tế. Bằng chứng là lần đi Bắc Kinh 21/06/2013 Nguyễn Phú Trọng đã ký nhiều thỏa hiệp đặt Việt Nam trong thế khống chế của Tàu Cộng :
- Trầm trọng nhất là cam kết tham khảo với đảng Cộng Sản Tàu – nghĩa là nhận chỉ thị của Tàu Cộng trong quan hệ đối ngoại! Cam kết như vậy thì đâu còn là Chủ Quyền của Dân Tộc Việt Nam?
- Xã  hội bất an, châm tiến tụt hậu toàn diện  từ văn hóa, chính trị, đến kinh tế, tuổi trẻ không có tương lai....Chề độ độc tài toàn trị chứa đầy mâu thuẫn không thể nào hóa giải được...
- Mâu thuẫn giữa "cá nhân" và "cá nhân" (đảng viên có chức có quyền và người dân thấp cổ bé miệng)
- Mâu thuẫn giửa "cá nhân" (cá thể) và "Tập Thể".
- Mâu thuẫn giữa Tập thể và Tập thể (một bên là "Đảng độc tài"-một bên là "Phong trào đòi Dân chủ hóa chế độ")
- Mâu thuẫn giữa "Tập thể" và "Toàn Thể" (tức mâu thuẫn giữa "Đảng CS độc tài" và "Toàn dân" đòi Tư do Dân chủ Nhân quyền, đòi Quyền sống, Quyền tư hữu, Quyền mưu cầu hạnh phúc)

Chủ nghĩa Cộng sản và đảng cộng sản chỉ biết đặt vấn để tương quan giữa "Cá thể" và Tập Thể" mà không đặt vấn đề tương quan giữa "Cá Thể" "Tập Thể" và "Toàn thể" nên hoàn toàn bế tắc không giải quyết được vấn đề Tư Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Quyền Tư Hữu của con người và của toàn thể Quốc dân. Mặc dầu trên mặt tuyên truyền Cộng sản luôn đề cao  hai chữ "nhân dân" nào là "Chiến tranh nhân dân" "Quân đội nhân dân" "Công an nhân dân" hay quyền "Sỡ hưu toàn dân v.v.." . Nhưng thực tế danh từ nhân dân không có một "thực chất", "thực thể" nào cả! Danh từ "nhân dân" chỉ là một "chiêu bài" để cs tuyên truyền dối trá và lừa bịp vừa để bóc lột sức lao động của nhân dân phục vụ cho chế độ cs mà thôi! Cộng sản đã nhân danh "Quyền sở hưu toàn dân" để "Đảng hữu hóa" đất đai của người dân! Thực vậy CS lấy lý do đất đai là quyền sở hưu của toàn dân để chiếm đất, dỡ nhà của hàng triêu dân oan, (tuy có bồi thường cho dân với giá rẻ mạt) rồi chiếm đất đem bán cho Tư bản nước ngoài "với giá vàng" để thủ lợi cho "nhóm lơi ích" có chức có quyền trong Đảng! Quyền "sở hưu toàn dân" theo CS là như thế đấy!

Triết Lý "Sống Vi" và Thực Thể Văn Hóa Chính trị  Quốc Dân":
Cả hai triết lý "Hữu Vi" và "Vô Vi" đều không lý giải rõ về bản chất con người và nhất là không hề đặt ra hay không phát hiện mối tương quan giữa "Cá thể, Tập Thể và Toàn Thể"! Về Chủ nghĩa Cộng sản tuy có phát hiện mối  tương quan giữa "Cá thể" và "Tập Thể" " song lại chủ trương "Chuyên chính vô sản" và "Giai cấp đấu tranh" nên tuy có đề cao vai trò của nhân dân, nhưng chỉ trên lý thuyết, còn thực tế đảng CS hoàn toàn lợi dụng nhân dân vừa làm chiêu bài tuyên truyền, vừa là công cụ   phục vụ cho Đảng và chế độ! Tệ hơn nữa là biến nhân dân (điển hình nhất là hàng triệu dân oan VN) thành nạn nhân của chế độ độc tài toàn trị CS VN!.

Triết lý Sống Vi chủ trương đề cao chân lý tinh hoa Sư Sống con người. Sư sống con người đòi hỏi 3 nhu cầu căn bản và quan trọng nhất là :Vật Chất Tinh Thần và Tâm linh. Ba loại nhu cầu căn bản thiết yếu này không hề mâu thuẫn nhau mà còn tương tác, tương thành, hổ tương phát triển, thúc đẩy lẫn nhau thăng hoa và thăng hóa cuộc sống con người và xã hội Quốc gia và Nhân loại.

Về phương diện vật chất, Sống vi công nhận và tôn trọng Quyền Tư Hữu của mọi người dân và không ngừng nâng cao mức sống của Quốc dân.

Về  Phương diện Tinh Thần: Sống Vi đề cao và tranh đấu cho Dân chủ Tư do, Nhân quyền  của mỗi con người Việt Nam và "nhân- dân- quyền" cho toàn thể Quốc dân Việt Nam.

Về phương diện tâm linh Sống vi tranh đấu và và phát huy tinh thần "Tư Do"  "Tư Chủ" "Tư Thắng" và "Tư Tại" để cá nhân con người có thể đạt đạo và Hòa mình vào Sư Sống, Nguồn sống của Vũ trụ Càn khôn.

Muốn thành đạt được 3 mục tiêu nói trên, Sống Vi  chủ trương công nhận và đề cao vai trò của thực thể Văn hóa  Chính trị Quốc dân.

Thực thể Văn Hóa Quốc dân là gì?
Xin  thưa: Nhịp theo đà tiến hóa của nhân loại, vấn đề văn hóa ngày nay không còn là đặc quyền dành cho những "Triết gia", những nhà "Trí thức" hay "Văn Nghệ Sĩ" nói chung, mà là nền văn hóa của toàn dân, Văn hóa toàn cầu hóa.Đó là lý do thứ nhất. Lý do thứ hai  Từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỳ 21chúng ta đã khám phá ra Chân Lý Tinh hoa Sư Sống là bản chất của con người. Sự khám phá này có giá trị từng bước thay đổi nôi dung Văn hóa, Chính trị, kinh tế của xã hội hôm nay ngày mai, làm chuẩn mực cho sự phát triển Văn Hóa, Tôn giáo,  Chính tri, Kinh tế, Xã hội trong thời đại mới, mở ra một kỷ nguyên mới. Lý do thứ ba: "Sống Đạo" cũng là "Nhân Chủ Đạo" và "Minh Triết Đạo" , chúng ta phải linh động diêu dụng 3 nguồn tuệ giác mới và kỳ diệu này mới có khả năng dẫn đưa con người đền "Chân Thiện Mỹ", "Chân Minh Hoan" hay "Chân Thiện Nhẫn" là 3 đặc tính của vũ trụ...

Thực thể chính trị Quốc dân là gì?  
Xin thưa: Theo quan niệm của đức Không Tử hay của nho giáo nói chung, phân chia xã hội Trung Hoa thời cổ xưa làm 2 đẳng cấp:"QuânTử" và "Tiểu nhân". Đức Khổng Tử nói: "Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển" = " Đức hạnh của người quân tử (người trị dân) như gió, mà đức hạnh của tiểu nhân như cỏ . Gió thổi thì cỏ tất rạp xuống" (30*)  Quan niệm nàychỉ đúng với xã hội xưa, Vai trò của Quần chúng ngày nay không còn "thấp hèn" và "thụ động" nữa. Phong trào  quần chúng trong thời đại ngày nay giữ vai trò chủ động trong  hầu hết các cuộc cách mạng. Sức mạnh của quần chúng là vô địch. Nhưng làm thế nào để tập hợp quần chúng quốc dân? Thông thường có 2 cách : một là do uy tín của một lãnh tụ  đứng ra kêu gọi tập hợp quần chúng hai là do một nhóm người hay của một đảng phái chính trị đứng ra vận động quần chúng xuống đường  chống độc tài áp bức bất công hay đòi quyền sống, đòi Nhân quyền, Dân Chủ Tư do ... Riêng  cuộc cách mạng Hoa Lài tai Tunisia Năm 2011 lại do Quần chúng tư phát . Đây là điểm đặc biệt đánh dấu sự trưởng thành của ý thức Chính trị Quần chúng Quốc dân. Từ 2 sự kiện lịch sử nói trên,đã trở thành xuất phát điểm hình thành  ý thức Chính trị  Quần chúng Quốc Dân. Tiến xa hơn  sâu sắc hơn và toàn diện hơn , thực thể chính trị Quốc Dân là vai trò của nhiều tập hợp, liên minh, lực lượng, mặt trận hay phong trào  và cả đảng phái đứng lên  làm cách mạng theo "Tư duy mới" và quan niệm "Tổ chức mới" lấy Sống Đạo Nhân chủ Quốc Dân làm tôn chỉ.(Xin xem Chủ Đạo Văn hóa Việt Nam của Chu Tấn cũng trong tuyển tập này) 

Sống Nhân Chủ Thái Hòa:
Trước hết chúng ta bàn về Sống Nhân Chủ:
Nhân Chủ là con Người tự làm chủ chính mình không chỉ làm chủ bằng Tư tưởng ý thức mà làm chủ được  tâm linh hay "chân tâm" của chính mình. làm chủ được tinh hoa sự sống của chính mình,hòa đồng cùng vũ trụ . Con người Nhân Chủ cũng là con người an nhiên tư tại "Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích" =Người quân tử thản nhiên vui vẻ, kẻ tiểu nhân thì lo lắng u sầu(31*)  Sống nhân chủ cũng là tìm gặp "bản lai diên mục" của mình , cũng là trạng thái "Tâm bất loạn"  (Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến... ) Người đạt trạng thái "Sống Nhân chủ" là rất quí hiếm vì đòi hỏi công phu tu chứng quán chiếu tâm linh, sự sống mình rất thâm sâu ... vô cùng thâm sâu và ngược lại cũng là trạng thái "hốt nhiên,đạt đạo".Phúc cho ai tìm gặp được "Bản lai diên mục" của mình!

Sống Thái hòa:       
Có người đặt vấn đề: Hiện nay nhân loại đã, đang và còn phải đương đầu với 5 đại họa. Đó là:
1- Đại Họa Cộng sản
5- Đại họa Chiến Tranh Nguyên Tử

Do từ 5 đại họa nói trên mà Thế giới chưa có hòa bình! Nói chi đến nền "Thái hòa" nhân loại... Cách đặt vấn đề như trên, tuy đúng, nhưng chưa sâu và càng  không có nghĩa là chỉ khi nào nhân loại có hòa bình , con người mới nghĩ đến việc xây dựng nền Thái hòa nhân loại. Thực ra 2 công việc lớn: Xây dựng và giữ gìn nền "Hòa bình" và "nền Thái hòa" nhân loại tuy liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có nội dung riêng và sắc thái riêng vì nền "hòa bình" nhân loai chỉ có  khi con người chấm dứt chiến tranh, và nếp sống "Thái hòa" chỉ có khi con người biết hàng phục được tâm linh của mình. Vậy đã rõ, có 2 thứ chiến tranh, Chiến tranh ở ngoài mặt trận (hay ở ngoài con người) có máu đẩ thịt rơi, có chết chóc. hủy diệt ....  và chiến tranh trong  nội tâm của mỗi con người (không có máu đổ thịt rơi, không có chết chóc, hủy diệt nhưng là sự chiến đấu giữa "Ánh sáng" và "Bóng tối" giữa "Vô minh" và "Giác ngộ".

Khi chúng ta nói: "xây dựng" và "giữ gìn": nền "Hòa Bình nhân loại" thì chúng ta nói đúng. Còn khi chúng ta nói  "xây dựng" và giữ gìn" nếp sống Thài hòa trong tâm hồn con người thì chúng ta "nói sai"! vì "Thái hòa" là "Vô Tướng" và "Vô tác" (Thái hòa có sẵn trong tâm chúng ta rồi còn phải "xây dựng" gì nữa? Chúng ta có đạt "Thái Hòa" hay không mà  thôi. Làm gì có chuyện giữ gìn.. hay không giữ gìn. (Smile)

Muốn có "thái hòa" trong tâm chúng ta phải quán chiếu, thực hành, thực chứng:
Kinh Ba dấu ấn Thực Tại
a/- Dấu ấn Tánh Không (không kẹt có, không, không tự sinh ra, không mất vĩnh viễn, không vướng vọng tưởng, thoát khỏi tri kiến / định luật bảo toản năng lượng)
b/- Dấu ấn Vô Tướng
c/- Dấu ấn Vô Tác  (31*) 

Người viết không dám nói nhiều về nếp sống Thái hòa vì Thái hòa là Tiếng nói Vô Thanh" - Ai có tai thì hãy nghe" (Lời kinh Thánh)

Kết Luận: Từ Huyết Hoa đến Sống Hoa...
Trứớc khi lên đoạn đâu đài đền nợ nước , liệt sĩ Nguyễn Thái Học đã nói: "Cờ Độc Lập phải nhuộm bằng máu, Hoa Tư Do phải tưới bằng máu". Cũng chính vì cảm nghiệm câu nói lịch sử này mà Lý thuyết Gia Lý Đông A đã viết tác phẩm "Huyết Hoa". Đức Huỳnh Gáo Chủ khuyên mọi người chúng ta:
"Tiếc nhau từng giọt máu đào.
Mà đem máu ấy tưới vào địch quân"

Nhà Văn Doãn Quốc Sĩ đã viết một câu thật tuyệt vời: "Đừng để giọt máu nào chảy ở ngoài huyết quản"...
Cảm nghiệm những đóa hoa Thiêng "Huyết hoa".. Chu Tấn Viết "Sống Hoa" để trang tặng hàng hàng các thế hệ trẻ Việt Nam làm hành trang lên đường...

Các bạn trẻ Việt Nam ơi! Hoa thiên nhiên muôn hồng ngàn tía song "Thương cho đời hoa sớm nở tối tàn" (Dương Thiệu Tước) Riêng Hoa Sư Sống ... sống hóa thời gian, sống hóa không gian. Khi con người biết sống sự sống mình.... Hoa sự sống sẽ  bừng nở khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam tỏa hương nhân loại...

Hoa sự sống cũng chính là là "Hoa vượt Thắng" "Hoa Tự Thắng" "Hoa Tự Thắng" cũng là "Hoa Vạn Thắng" ..."Hoa  Vạn Xuân" ... "Việt Nam vẫn mãi mãi là Việt Nam...". "Hoa Sự sống" bất diệt với thời gian, thơm ngát các từng trời...

Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose. Ngày cuối năm 30 Tháng Chạp Năm Đinh Dậu, 15-2-2018
Chu Tấn

(Trích  trong Tuyển Tập Văn Hóa Chính Trị TẤC LÒNG NON NƯỚC tập I của Chu Tấn- Nhân Ảnh xuất bản 2019 )                                                                     

   Home   [ 1 ]  [ 2 ]  

Tài Liệu Tham Khảo :
 (1*) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 (7*)
http://batkhuat.net/bl-toquoc-danhdu-trachnhiem.htm (8*)https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_th%E1%BB%B1c_d%E1%BB%A5ng
 (10*)- Hoàng Đạo- “Mười Điều Tâm Niệm” Nhà Xb Xuân Thu – P.O.Box 97 Los Alamitos CA 90720- Trang 31
 (11*)https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/oc-sang-tao-la-vua-cua-the-gioi-moi-3152733.html
 (12*)https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071202091448AA4sc6K
 (13*)https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080312104652AAXYiWy
 (14*)http://www.amthucchay.org/2013/10/tinh-than-phung-su.htm
 (15*)- Đỗ Thông Minh –“Năm Điểu Tâm Cảm & Mười Điều Tự Vấn, Nhà xb Tân Văn. Mekong center Tokyo-Japan 2014 –Tư vấn 4 trang 225
 (17*)-
 (18*)-https://sites.google.com/site/dulichtg/vuot-len-chinh-minh
 (19*)- Minh lý Thánh Hội, 6-10 Nhâm Tý (11-11-1972)
 (21*)http://m.phatgiao.org.vn/doi-song/201212/Ren-luyen-hang-ngay-de-tu-chien-thang-ban-than-8880/
 (25*) Lão Tử Đạo Đức Kinh- Hạo Nhiên Nghiêm Toản dịch thuật- Chương XIX trang 108 Đại Nam CO xuất bản P.O.Box 4279 Glendale, California USA Phone (818) 244-0135/242-0603
 (26*) Chu Dịch Dịch Chú- Hoàng Thọ Kì &Trương Thiện Văn- Người dịch: Nguyễn Trung Thuần &Vương Mậu Bưu- Trang 29- NXB Khoa Học Xã Hội .
 (29*)
 (30*) Luận Ngữ - Nguyễn Hiến Lê dịch chú nhà xuất bản Văn Nghệ  California USA 1994 -Thiên XII đoạn 19
 (31*) Luận Ngữ- Nguyễn Hiến Lê dịch chú, NXB Văn Nghệ California USA 1994- Thiên VII đoạn 36
 (32*) Kinh Ba dấu ấn Thực Tại - Kinh thứ 80 của Bộ Tạp A Hàm
                                                Home   [ 1 ]  [ 2 ]   

Aucun commentaire: