Cựu
thiếu tướng không quân Trung Quốc, giáo sư Kiều Lương cho rằng chừng nào Đài
Loan không tuyên bố độc lập thì Quân Giải phóng nên tập trung vào "đối
thủ lớn nhất là Hoa Kỳ".
Với các
căng thẳng diễn ra quanh Eo biển Đài Loan tuần này, cũng cần nhắc lại quan điểm
của lý thuyết gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, tướng Kiều Lương.
Là đồng
tác giả cuốn "cẩm nang đánh Mỹ" thời hiện đại của Trung Quốc, ông Kiều
Lương lên tiếng trong tháng 5 vừa qua, "hạ hỏa" cho làn sóng dân tộc
chủ nghĩa đòi "lấy lại Đài Loan".
Trả lời
phỏng vấn đài báo Trung Quốc đúng dịp Lưỡng hội họp tại Bắc Kinh, tướng Kiều
Lương, người đã về hưu khỏi Không quân Trung Quốc nhưng vẫn là giảng viên Học
viện Quốc phòng, nói
"Mục
tiêu tối hậu của Trung Quốc không phải là thống nhất với Đài Loan, mà là đạt
Giấc mơ Phục hưng dân tộc, để 1,4 tỷ người Trung Quốc có cuộc sống tốt đẹp,"
ông Kiều nói với truyền thông Trung Quốc, theo trang South China Morning Post
(04/05/2020).
Theo
bài báo, ông Kiều Lương khẳng định việc dùng vũ lực giành lại Đài Loan
"là rất tốn kém" (too costly) và không nên trở thành "ưu tiên
hàng đầu".
Theo
ông, Hoa Kỳ đã chuẩn bị kỹ cho việc ủng hộ "các hoạt động ly khai"
của Đài Loan, Hong Kong và cả Tây Tạng", nên không việc gì Trung Quốc phải
chọn mọi mục tiêu rất tốn kém là Đài Loan.
Đánh
giá tình hình Mỹ - Trung sau dịch Covid-19, ông cho rằng chính Hong Kong mới là
"tuyến đầu của xung đột" với Hoa Kỳ và Trung Quốc cần tập trung vào
đó.
Phát biểu
công khai trên truyền thông Trung Quốc của một nhân vật "diều hâu",
theo báo Hong Kong, là dấu hiệu Chủ tịch Tập Cận Bình không muốn bị động
trước những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa đòi tấn công Đài Loan sau khi bà
Thái Anh Văn của Dân Tiến Đảng tái đắc cử tổng thống trên hòn đảo mà Bắc Kinh
coi là của họ.
Các
quan hệ quân sự Hoa Kỳ với Đài Loan đang ngày càng được thắt chặt.
Tuần
này, một chiếc C-40A, phi cơ quân sự theo mẫu Boeing 737 của Hoa Kỳ được phép
bay vào không phận Đài Loan, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan nói hôm 09/06/2020 .
Tin từ
châu Á cho hay Trung Quốc chuẩn bị có cuộc tập trận "có thể nhằm chuẩn
bị cho việc chiếm Đông Sa (Pratas islands)", nằm cách Cao Hùng 430 km
về phía Đông Nam ,
mà hiện do quân đội Đài Loan kiểm soát.
Tàu
Liêu Ninh trong một lần diễn tập hồi tháng 12/2016. Từ đầu 2017, Trung Quốc đã
nhiều lần cho chiến hạm và không quân bay vòng quanh đảo Đài Loan
Đối đầu
chiến lược và chiến tranh phi giới tuyến?
Cũng tại
phiên họp của Lưỡng Hội Trung Quốc trong tháng 5, Bộ
trưởng Quốc phòng Nguỵ Phượng Hòa nói đúng những gì tướng Kiều Lương trình bày
ra truyền thông.
Theo
Bộ trưởng Quốc phòng TQ thì "Đối đầu chiến lược Mỹ - Trung đã bước vào
giai đoạn có rủi ro cao (the Sino-US strategic confrontation has entered a
period of high risk).
Câu hỏi
giới quan sát đặt ra nay chỉ là ở đâu thì độ rủi ro va chạm là cao nhất.
Sự xuất
hiện trở lại của thiếu tướng Kiều Lương làm các báo quốc tế chú ý, lật lại cuốn
sách của ông, xuất bản tại Trung Quốc đã hơn 10 năm.
Năm
1999, Kiều Lương và Vương Tương Tuệ công bố cuốn "Siêu Hạn Chiến" (超限战
- siêu ở đây là 'vượt', hàm ý vượt quá giới hạn của quân sự), khi hai ông mới
mang hàm đại tá nhưng đã có tiếng là lý thuyết gia quân sự của Quân Giải phóng.
Năm
2004, cuốn sách nổi tiếng lần đầu được xuất bản ở nước ngoài bằng tiếng Anh, và
có tên là 'Unrestricted Warfare: China 's
Master Plan to Destroy America '.
Tổng thống
Đài Loan Thái Anh Văn tại sự kiện hội nghị kinh doanh Đài Loan-Hoa Kỳ tổ chức tại
New York
vào ngày 12/7/2019
Cần phải
nói từ 1999 đến 2004, tư duy quân sự của Trung Quốc và cách đánh giá Hoa Kỳ đã
thay đổi nhiều, phản ánh ngay trong tựa đề của hai ấn bản.
Bản tiếng
Trung chỉ có nguyên văn là "Siêu Hạn Chiến - Đề xuất của người TQ ứng phó
trước chiến tranh kiểu mới của người Mỹ (đề xuất tân chiến tranh Mỹ quốc nhân ứng
đối)".
Nhưng đến
năm 2004, tựa đề tiếng Anh ghi hẳn là "Cuộc chiến phi giới hạn - Kế hoạch
cơ bản của Trung Quốc nhằm tiêu diệt Hoa Kỳ".
Được biết
các nhân vật cứng rắn trong bộ tham mưu tranh cử của Donald Trump như Steve
Bannon tin rằng chính vì cuốn sách này mà họ có quan điểm là Bắc Kinh tung ra
cuộc chiến đánh vào nước Mỹ.
Nguồn:BBC
Tiếng Việt
Niềm
tin đó có xác đáng hay không là một chuyện, nhưng sách của hai ông Kiều và
Vương rõ ràng có nêu một loạt cách thức tiến hành chiến tranh thời hiện đại,
bên ngoài chiến trường, tạo ra xung đột theo nhiều cấp độ ở các vùng xám,
theo nhêìu bài điểm sách ở Phương Tây chỉ ra.
Về toàn
cục, nhắc lại Binh pháp Tôn Tử, cuốn "Siêu Hạn Chiến" cho rằng Phương
Tây, nhất là Hoa Kỳ cổ vũ cho cách mạng quân sự đi cùng với các đời vũ khí mới.
Từ thời
cung nỏ, súng hỏa mai đến nay, cứ mỗi thế hệ vũ khí mới thì sẽ có học thuyết
quân sự tương ứng, và hiện nay là 'chiến tranh công nghệ cao.
Điều
này đòi hỏi đầu tư lớn, bao phủ toàn cầu.
Họ đi
vào phân tích nhiều chiến dịch của Hoa Kỳ, và chỉ ra rằng để một trái hỏa tiễn
Patriot bắn trúng đích thì cần có mạng vệ tinh định vị phủ sóng gần nửa Trái Đất,
điều phối từ Afghanistan sang tận Úc, về Mỹ và trở lại trung tâm điều khiển ở
Trung Đông.
Thị trường
vũ khí Phương Tây gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp...và các nước kinh tế phát triển, gần
như hàng tuần tung ra các sản phẩm hiện đại hóa dùng vào chiến tranh.
Nhưng
cách nhìn của Trung Quốc phải khác đi.
Hai ông
Kiều Lương và Vương Tương Tuệ cho rằng cuộc chạy đua để có vũ khí tối tân, vượt
trội nhằm hạ thủ đối phương ngoài chiến trường chóng vánh - như cuộc tấn công
Sấm Sa Mạc đánh đổ Iraq của Saddam Hussein năm 1992 - là không có điểm dừng.
Vũ khí
tiên tiến là khái niệm tương đối, vì nó chỉ tiên tiến so với một thệ hệ trước,
và sẽ nhanh chóng bị coi là "lạc hậu" khi có thứ mới hơn.
Vì thế,
chiến lược của TQ phải là tránh bị kéo vào cuộc đua công nghệ mà họ cho là nước
họ còn chậm hơn Hoa Kỳ 20 năm, tính vào thời điểm 1999.
Trái lại,
Trung Quốc cần tung ra cuộc chiến ở mọi lĩnh vực, không xác định giới hạn dân
sự và quân sự, kinh tế.
Cuốn
sách đề xuất ra một loại hình thức chiến tranh: pháp chiến, thương chiến, ngoại
giao chiến, võng chiến (chiến tranh mạng), điện tử chiến...và nêu ra khái
niệm "phối hợp sức mạnh" (force multiplier). Một vũ khí không phải
hiện đại nhất nếu biết dùng đúng chỗ có thể thắng chiến tranh "high-tech
war" của Hoa Kỳ.
Về lý
thuyết chiến tranh, hai tác giả nói chiến tranh hiện đại chỉ có một quy luật
là "không có quy luật nào cả", và Trung Quốc cần điều động tất cả mọi
phhương tiện để phối hợp tạo ưu thế tùy lúc, tùy chỗ (combination rules).
Cho đến
hôm nay, có vẻ như những gì cuốn sách nêu ra đã hình thành trên thực tế trong
cuộc đối đầu Mỹ - Trung.
Theo
hai lý thuyết gia quân sự của Hoa Kỳ, Nathan Packard và Benjamin Jensen, từ Học
viện US Marine Corps University, thì Hoa Kỳ đã biết chiến lược của Trung Quốc
nhưng những năm qua chỉ đối phó bằng cách "gìn giữ hòa bình qua thể hiện
sức mạnh" (peace through strength).
Các đợt
tuần tra trên biển để bảo vệ tự do hàng hải cùng nhiều công tác xây dựng đồng
minh hoặc các trạm tiền phương ở các nước đối tác xung quanh Trung Quốc để
phòng khi xảy ra chiến sự nằm trong chiến lược này.
Tuy thế,
càng về gần đây, chính quyền Trump càng thiên về hướng đối đầu toàn diện hơn với
Trung Quốc và trên các mặt trận đa dạng, từ thuế quan đến giáo dục, truyền
thông và quân sự.
Theo
trang South China Morning Post thì điều trớ trêu là chính ông Kiều Lương đã tạo
cảm hứng (inspire) qua cuốn "Siêu Hạn Chiến" cho Steve Bannon và phái
hữu ở Mỹ rằng họ cần dùng "chiến tranh phối hợp đa diện", gồm cả
thương chiến, để chống lại Trung Quốc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire