HUYỀN THOẠI VỀ MỘT NHÀ THƠ HUẾ * VÕ CÔNG LIÊM


Quách thoại dưới mắt VCL
MỞ : Khi tôi mười bốn tuổi đã nghe qua tên tuổi nhà thơ. Nghe như một chứng cớ tự nhiên. Mãi đến khi tôi mười sáu tuổi chính thức biết đến thi sĩ Quách Thoại (1930-1957)* thì người đã ra đi. Những bài thơ của Quách Thoại đã nhập hồn tôi. Thơ và người là hiện tượng. Hiện tượng đó kéo dài cho tới ngày nay gần non thế kỷ đã được nhiều tác giả nhận định và phê bình.
Đời nhìn Quách Thoại là hiện tượng, một hiện tượng lạ giữa đất Thần Kinh. Quách Thoại sinh ra để làm thi sĩ –birth of poet. Năm mười bốn tuổi đã say mê Tagore đó là dấu hiệu phát tiết để thành thơ. Quách Thoại là một nhà thơ trẻ đang đứng trước một tình thế
‘phân tranh’ là gạch nối giữa con người và thời cuộc.Trong giòng thơ về sau chúng ta tìm thấy ở đó một tư duy phản kháng từ trong tâm hồn đến ngoài cuộc đời và có thể nhìn nhận nó như lời nói biện minh (arguably)… Khởi từ đó thi ca của Quách Thoại đã chất chứa một vị mặn, ngọt, tha thiết và hoài vọng; lời thơ ngân vang và sâu lắng, chiếu sáng và ngưng đọng như cảm thấy được qua kinh nghiệm cuộc đời –vibrant and deeply felt experience of life. Cái đó chính là truyền thụ (informs) qua thi ca. Mà trong mỗi bài thơ để lại hay gởi gắm chân tình cho những gì thuộc khám phá của tâm hồn và giúp cho ta hiểu qua từng con chữ mà thi nhân muốn nói tới. Đau đớn thay Quách Thoại tiếp giáp cuộc đời như vận mệnh đẩy đưa, bỏ Huế ra đi để thấy và chứng kiến những khổ lụy giữa lòng cuộc đời . Sài gòn đón thi nhân trong một hoàn cảnh bi đát của cái thời làm báo chí, từ nổi truân chuyên không vượt thoát mà chỉ giải thoát qua thi ca. Yêu đời để đi tới ngã qụy với đời. Đó là định đề cố hữu của con người nghệ sĩ, một sự đón nhận thủy chung để được đi cùng với phù dung ngập trong tận cùng sâu lắng giữa cuộc đời. Cuối cùng chỉ tha thiết một điều là được xá tội và xức dầu thêm sức ở một nhà thương thí; để rồi nhắm mắt trong cô đơn quạnh vắng: Đứng im ngoài hàng dậu / Em mỉm nụ nhiệm mầu…Ta sụp lạy cúi đầu.(Thược Dược). Còn biết bao bài thơ tha thiết ấy. Đó là nỗi lòng thi nhân.

Những năm đầu dấn thân Quách Thoại không có cái nhìn thấu suốt để thấy ở chính mình một con người nghệ sĩ theo sau đó, nhưng; bắt đầu bước vào thơ giữa những năm 1947 là đã có cái nhìn đăm chiêu giữa người với người, giữa đời với đời là đối tượng của hai bề mặt dưới mắt thi nhân. Những bài thơ sinh ra đời mà thi sĩ đã dựng nên là dựng cho cứu cánh của văn chương –the aim of literature: là sự thật hiển nhiên, không có điều kiện cách và hết sức chân tình : ‘Tôi đổ lệ khóc đêm nay / nào các anh có biết …mặt trời mọc!/ mặt trời mọc!...(Sáng Tạo). Tiếng nói đó chính là tiếng nói chân tình của người làm thơ, của một con người bung phá bởi đối kháng trong cảm thức của vai trò và trong lương tri của thi nhân –Is a man bound by contract to his sense of duty and his conscience là phản ảnh vào đó những gì để thành thơ. Phải hiểu cho rằng với những gì mà nhà thơ cần để thực hiện giữa buổi giao thời trong vùng đất mới (Sàigòn) là một nhập cuộc để hòa mình vào đó mà vương lên, là nhân tố cấu thành trong ý thức sâu lắng của người nghệ sĩ –in part from his deeping consciousness as a artist. Đúng vậy! bởi nó bung lên từ một đức tính khiêm nhường có từ trong máu, nghĩa là chịu đựng khổ đau ngay cả cái chết. Quách Thoại biết tận đáy cuộc đời hơn những gì thường có, đó là dấu hiệu cho thấy tràn ngập trong từng lời thơ. Tiếng thơ mềm mỏng nhưng quặng đau hơn bao giờ trong những bài thơ dài không dứt bằng vần điệu phá thể trộn lẫn một thể thơ tư do không ranh giới mà tuồng như thấy ở đó một sự tuyệt vọng trong ‘Như Băng trường tình’.

Lời thơ như tha oán đưa tới tuyệt vọng chua xót, nhưng; lòng trắc ẩn của Quách Thoại không những một mà nhiều điều khác là chứng cứ qua lời thơ. Trong cảm thức bao quát người ta có thể cho đó là một đánh giá khá cao (regarded) từ sự trưởng thành trong tư tưởng cũng như trong cuộc đời là những dữ kiện tạo nên thơ: ‘Lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo’ là một khẳng định rõ ràng, chẳng còn chi (trần truồng) không cơm áo (nhà thương thí) mà chỉ có một ao ước ‘Hồn tôi xin phảng phất chốn trăng sao’ là cái tình trọn vẹn của con người nghệ sĩ chứa hồn thơ. Thi sĩ đúng nghĩa của nó là nghệ sĩ, thứ nghệ sĩ chân chính, khước từ mọi vọng niệm để đi tới chân-không; thời tất mới thấu đáo hồn nghệ sĩ của thi ca. Thơ Quách Thoại bao quanh trong một ấn tượng của tốt và xấu (good / bad impression) của tình nhân loại, vốn đã ươm mầm trong tuổi thiếu thời là một hiện thể sống thực qua năm tháng. Khát sống chớ không phải thèm sống, sợ chết như đã nói (Lý Hoàng Phong) Xa thực tế, dẫu là chi thì là chi; có hung hãn bao nhiêu thì là chuyện thường tình –grimly naturalistic stories. Quách Thoại chọn cái chết không tương quan, là định hệ đã chọn cho nhà thơ một cái gì đặc sản để đời. Đó là huyền thoại của một nhà thơ Huế. Một cái gì tồn lưu, lưu tồn nhân thế, một cái gì như hoang đường nhưng bất tử để trở nên huyền thoại ở chính nó. Quách Thoại bức gốc để vong thân mà trong đó như có một sự khước từ, là chọn lựa cách sống tự do hơn, làm chủ đời mình cũng như làm chủ cả cái chết là một chọn lựa dứt khoát của một nhà thơ lý tưởng.

Tựu chung; tất cả hồn và xác của Quách Thoại là hiện thể qua con người nghệ sĩ của thi ca. Cái khó hiểu của người nghệ sĩ / riddle of the artist, bởi cuộc đời của thi sĩ là những gì bí hiểm vây quanh và biến hóa bất thường giữa lòng cuộc đời, điều này có thể là cái nhìn quan tâm tới hai viễn cảnh của cuộc sống. Một có thể nghiêng về lẽ tự nhiên tức hoàn cảnh sống của tác giả mà tạo nên trong tác phẩm, một thứ ‘nghệ thuật’ có thể lôi cuốn người ta là những gì thuộc khoa tâm lý đưa tới. Hai là lời thơ có phần tác động vào thị hiếu hay chính bản thân cuộc đời đã có những gì hợp thời, hợp cảnh của chính tác giả. Cả hai đến cùng lúc tâm lý và cùng lúc thuc xã hội –the psychological approach and the sociological approach. Nó đến trong ngẫu hứng hay đến trong tự nhiên là một tiếp nhận tức thời đối với thi nhân, mặc khác; đó là tái hành động trong một ý thức phản chiếu trong tư duy phát tiết. Cả hai dữ kiện tâm lý đó là ảnh hưởng đến lịch sử như đã xẫy ra đều nằm trong ảo giác của người nghệ sĩ -Image of the Artist-. Là thế đó!

Ấn tượng của tốt và xấu là của con người (human). Quách Thoại đã hành động trong tư duy tự do / liberi pensatori / free-thinkers là ý tưởng hiện đại, là hồi cố trong tư duy độc lập từ gia đình đến xã hội.Tuy nhiên; trong tinh thần của Quách Thoại chứa cái không (without) nhưng lại chấp nhận (accept) là tiềm tàng trong một sự ẩn náu ‘linh hồn’, một sự gì bí ẩn của con người không có Thượng đế -misery of man without God- và chấp nhận như một thử thách trước cuộc đời đang sống; tất cả hiện nguyên hình trong thế giới ảo mà chỉ có ở đó một sự bất khả tri. Quách Thoại nhận sự đau đớn của tâm hồn và thể xác là chứng tích để được sống lại trong thơ. Bởi tiếng thơ là tiếng lòng dù có xấu đi chăng nhưng không từ bỏ.

Trở lại với chính tác giả là để cho nhà thơ cân nhắc những gì là bi thảm, những gì là xót thương với những gì mà Quách Thoại đã dấn thân, dấn thân trong tinh thần tự do hay trong một bi lụy xã hội? tất cả hiện hữu trước mắt thi nhân, cái mất còn là lẽ tự nhiên. Thi sĩ rút mình như nằm trong ‘lán /cell’ ở một góc phố nào đó của Sàigòn năm xưa, nơi trú ngụ nỗi đau của thể xác và linh hồn với căn bệnh nan y. Bạn bè, anh em ở đó nhưng không chọn mà chọn tự do cho riêng mình. Có nghĩa rằng vũ trụ dấn thân của Quách Thoại là dự phóng cho một hiện hữu sống thực trên mặt đất này. Điều gì con người nằm trong cái Bất tận đó? What is a man in the Infinite? Không có gì để so sánh với bất tận, bởi; so sánh hơn thua chỉ là như-không (nothingness) nó chẳng phải cái gì ngoài cái chết. Trong giờ phút lâm chung thi sĩ Quách Thoại ý thức kịp thời cái ‘infinite’ đó chính là niềm tin trước Thượng đế, giữa có và không. Từ chỗ đó nhà thơ chuyển mình trong cái bất tận vô biên là hiểu được những gì cực điểm. Cho nên chi như-không là từ những gì mà thi sĩ đã làm và bất tận là trong những gì cam chịu những lời phê phán về sau –Nothing from which he was made, and the Infinite in which he is swallowed up. Quách Thoại đứng bên kia như một chờ đợi khác của cõi vô cùng. Sự chờ đợi này có khác chi chờ đợi của Tố Như Tiên Điền. Là điều mà họ muốn nói đến.

Theo quan niệm nhân sinh: cuối cùng của những gì và đó là sự bắt đầu của chính nó là điều hết sức vô vọng, ẩn núp trong một bí mật không thể phát hiện ra được. Nhà thơ quân bình trong trạng huống này là để nhận thấy (seeing) giữa Có và Không đó là luận đề cho sự dấn thân trong cái vô tận vũ trụ, nơi con người đang sống để nhận ra sự tuyệt đối vô cùng. Giờ đây Quách Thoại đang sống trong cái vô cùng đó. Là lòng tự ái tự nhiên và của những gì ở đây là bản ngã con người là yêu lấy mình và chỉ nghĩ đến mình –The nature of self-love and of this human Ego is to love self only and consider self only. Nhưng; những gì người ta sẽ làm? Đó là câu hỏi khách quan đang đứng trước một hiện thể sống thực của một nhà thơ mà ngay cả nhà thơ cũng không thể ngăn ngừa trước một chủ thể hiện hữu, nghĩa rằng chấp nhận, tha thiết để được yêu từ một hiện hữu đầy đủ của những gì sai trái (faults) và nhng gì cần có (wants). Quách Thoại muốn thấy cái bao la rộng lớn và thấy ở chính mình một sự nhỏ nhen –Quach Thoai want to be great, and; he sees himself small. Nhà thơ muốn hạnh phúc mà nhận ra ở chính mình là một sự khốn cùng cũng như muốn đạt tới mà thấy ở chính mình một sự lầm lỗi, yếu đuối. Quách Thoại muốn đối tượng của tình yêu được coi là cao qúy giữa con người –

He wants to be the object of love and esteem among men; để nhận ra rằng cái sự sai lầm, hụt hẫng là đúng mà chỉ để lại trong đời một sự bội bạc, bởi; một điều gì đó mà phải xa lánh sợ vi nhiễm chăng? Quách Thoại đau khổ cho tình người, có thể coi đó là một sự hủy hoại, nhưng; không thể tàn phá nó trong cái thực chất của chính nó. Ấy là điều cần quan tâm tới và phải hiểu cho rằng hủy hoại của Quách Thoại chính cuộc đời đã đẩy đưa hay vận mệnh đẩy đưa (?). Như đã dẫn ở trên ấn tượng của tốt và xấu là của con người. tư duy cùng cực đó chính là ‘sancta simplicitas’ là những gì lạ lùng đơn giản và giả tạo mà con người phải sống trong đó. Quách Thoại là nạn nhân lạ lùng và giả tạo, bởi; xung quanh nhà thơ, dù gần kề bên nhau hay cọng tác với nhau là một thực chất thấy rõ qua từng đối tượng trong cuộc đời, Quách thoại thấy được cái lạnh lùng đơn giản đó đã nói lên cái không thật của con người. Đấy là ấn tượng của tốt và xấu luôn vây quanh trong đời mà chỉ muốn tìm thấy một tinh thần tự do, thoải mái (The free spirit of Beyond Good and Evil by Friedrich Nietzsche) là thi sĩ muốn nói điều gì thấy rõ trong con người ta –c’est-à-dire pour voir clair dans ce qui est… mọi thứ đó là thứ tình yêu sâu kín trong cái mặt nạ: những gì che lấp là có một cái gì cam ghét (hatred) dù đó là cử chỉ hay lời nói. Cho nên chi trong từng trạng huống của con người là chứa cái bản ngã (Ego) cố vị, chỉ còn lại ở đó một tinh thần thoát tục, nó không đúng nghĩa một cách chính xác mà hầu như đó là một truyền thông từ tinh thần mà ra.

Quách Thoại nằm ở nhà thương thí Hồng Bàng trong những ngày cuối đời, có lẽ; nơi đây sẽ đem lại một chọn lựa toàn mỹ và tìm thấy cái chân thiện mỹ trong giờ phút lâm chung; như vậy thi sĩ đã ý thức được những gì ngoài tốt và xấu (Beyond Good and Evil) là tránh được sự bối rối để có một tư duy tự do hơn ‘liberi pensatori’ đó là biện minh cho một ý tưởng hiện đại. Trong tập ‘Ngoài Tốt và Xấu / Beyond Good and Evil’ Nietzsche đã nhấn mạnh hai nghĩa cử này một cách sâu sắc và hàm ý tương thức đối với thi sĩ Quách Thoại, bởi; cụ thể cho biết rằng thi sĩ sống ngắn nhưng biết nhiều ấy là con người của thời gian. Sống để nhận thấy (seeing) là tự thức không còn thấy mình mà chỉ thấy ở mình nhỏ nhen bởi chưa làm nên cuộc đời. Không vị-ngã mà ngã-tha để đi tới tánh-không (tức chân-không/ nothingness) là con người hiểu đạo một cách rốt ráo, bởi; chẳng còn lại chi và chẳng còn chi mà cần diệt ngã là chân lý làm người. Phải thừa nhận ở Quách Thoại là anh hùng; ngoài việc lớn cho đại chúng, anh hùng của Quách Thoại là anh hùng của thi ca, bởi; nó tạo ra một sự khác lạ phi thường (extraordinary) hiếm có giữa đời này.

Theo luận cứ của F. Nietzsche: rút từ ‘Sanh ra Bi Thảm / The Birth of Tragety’.Tốt và Xấu là của con người, là ý niệm muốn nói tới thời tiền sử đã coi tốt và xấu là phép nhị nguyên như cả tin. Con người, tất cả cũng tại con người –Human, All-too-Human (Nietzsche 1878): Bất cứ là ai có khả năng hiểu biết về vay-trả thời cái gì tốt gặp tốt, xấu gặp xấu… –Whoever has the power to repay good with good, evil with evil… ; nghĩa là ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Với Quách Thoại làm điều tốt là nghĩa cử đẳng cấp, xấu giống như đám bụi mờ. Tốt / xấu luôn tương nghịch là ở nơi con người. Thi sỉ Quách Thoại quyết tâm thực hiện để ra khỏi phạm trù lý luận mà bằng phạm trù của thi ca; lồng vào đó một tinh thần tự do (free-spirit) lấy tốt làm chuẩn, xấu là vị kỷ. Mặc dù chung quanh nhà thơ có những bạn văn nhưng khó tìm thấy một cách trung thực, bởi; sự đó là của con người, trong đó là cái mặt nạ của tốt và xấu (!). Quách Thoại chỉ ao ước tự do –owing to an excess of ‘free-will’ là vượt ra khỏi cái trước mắt (anterior) và những gì sẽ xảy ra sau đó (posterior) của linh hồn. Quách Thoại chỉ đòi hỏi trở về ‘nguyên thủy của tình yêu’. Quách Thoại hiểu người, hiểu đời là ở chỗ đó, vì rằng; chẳng là gì và chẳng được gì ngoài cái như-không vô tận.

Những vần thơ của Quách Thoại ra đời vào lúc đó đã gây ít nhiều ấn tượng trong thi ca; nó vừa mới và lạ. Lạ từ thể chất đến tâm hồn gây nhiều ngạc nhiên không ít đối với người yêu thơ mà ngay cả bạn bè đồng sàng đều nhận ra thi nhân là kẻ khác đời. Quách Thoại tiên phong trường phái thơ nói, thơ tự do hiện thực và dẫn đầu thể thơ siêu thực là bước ngoặt lớn trong thi ca hậu tiền chiến. Thậm chí coi Quách Thoại như một Rimbaud Việt Nam và ngược lại. Đều là ‘je est un autre’ (A.R.). Quả không ngoa! Cả hai thi nhân đã ra đi cùng tuổi (27) và để lại cho đời cái tinh anh vô giá không bao giờ dứt: ‘Ôi thiên thu sao người xanh màu lá / Pourquoi vert l’éternité’ (E.Kant) đã trở thành huyền thoại của thi ca ViệtNam muôn đời ./.
*Quách Thoại: Sanh và lớn lên ở Huế.

Tên thật: Đoàn Thoại. Chết ở bệnh viện lao Hồng Bàng (Chợ Lớn/Việtnam) !930-1957. (có nơi ghi sanh 1927 hoặc 1929).
 Làm báo: Đoàn Kết, Làm Dân, Tổng thơ ký Nguồn Sống. 1950 viết cho báo Việt Chính, Người Việt và Sáng Tạo.
Tác phẩm đầu đời: ‘Giữa Lòng Cuộc Đời’ Xb 1963.
Tìm đọc thơ Quách Thoại trên Google.
Nguồn: NEWVIETART

Aucun commentaire: