Với
thư này, tôi tổng hợp những tin tức mà tôi có được, liên quan đến hồ sơ Biển
Đông & Eo biển Đài Loan + Hồ sơ Thương Mại Hoa Kỳ với Trung Cộng + Nội bộ
Trung Cộng, ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến ước mơ của tôi là góp phần
dân chủ hóa chính trị trên quê hương Việt Nam.
Điều mà tôi tin là khi Trung Cộng
suy sụp, sẽ là cơ hội giúp đồng bào Việt Nam trong nước thực hiện được, trong
khi Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản tại hải ngoại vận động các quốc gia bản
xứ trợ giúp những nhu cầu thiết yếu vào những thời gian thích hợp, để khôi phục
và phát triển toàn diện xã hội Việt Nam, nhất là nền giáo dục nhân bản và khoa
học thích nghi với truyền thống dân tộc.
Thứ nhất. Hồ
sơ Biển Đông & eo biển Đài Loan
1a.
Nhận định của Cựu Trung Tá Hải Quân Trung Cộng.
Ngày
12/8/2020, Cựu
Trung Tá Hải Quân Trung Cộng -ông Diêu Thành Yao Cheng- nói với báo
Epoch Times rằng: “Hoa Kỳ đã nhận rõ bản chất của Trung Cộng là không thể
thay đổi, vì vậy mà chiến tranh giữa hai quốc gia là không thể tránh khỏi. Nếu
chiến tranh xảy ra, mặt trận chính sẽ là Biển Đông, và Hải Quân với Không Quân
sẽ là lực lượng chính của cả hai bên. Nhưng, Hải Quân với Không Quân Trung Cộng
không thể đương đầu với Hoa Kỳ. Ước tính chỉ trong một ngày, Hải Quân và Không
Quân Trung Cộng sẽ bị tiêu diệt.
“Hồi
tháng 5/2020 vừa qua, cuộc tập trận của quân đội Trung Cộng tại cảng Đường
Sơn, thật ra là mô phỏng khi tấn công vào Đạm Thủy, Đài Bắc. Bởi vì Đạm Thủy có
một con đường lớn, thuận lợi cho bộ binh và xe tăng trực tiếp tấn công chiếm
đóng Đài Bắc, thủ phủ của Đài Loan”.
Vẫn ông Diêu Thành: “Nếu chiến tranh nổ ra, phần lớn quân đội
Trung Cộng sẽ không thi hành theo lệnh của trung ương. Bởi vì -theo tôi biết-
hiện nay có rất nhiều binh sĩ không muốn chết cho đảng cộng sản. Vì vậy mà khi
chiến tranh với Hoa Kỳ xảy ra, có thể hỗn loạn trong quân đội Trung Cộng, và sự
hỗn loạn ấy có thể dẫn đến sự sụp đổ của đảng cộng sản Trung Hoa”. (trích bài của
Minh Thanh trong e-mail hung the...)
1b. Nhận định của Tiến sĩ Lynn Kuok .
Ngày
18/8/2020, tác
giả bài nhận định này là Tiến sĩ Lynn Kuok, thành viên cao cấp của Đối Thoại Shangri-La về
An Ninh Châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế.
(Bài do ông Thiện Nhân dịch, và đưa lên internet)
Tiến
Sĩ Lynn bắt đầu
với phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế ngày 12/7/2016, theo Bà thì: “Quyết
định bác bỏ cái gọi là chủ quyền lịch sử
của Trung Cộng trên Biển Đông, giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á giành được nhiều
lợi thế. Nhưng, phải 4 năm, sau -2020- Hoa Kỳ mới khẳng định “sức mạnh” của
mình trong việc ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế. Tuy chậm, nhưng sự ủng hộ
của Hoa Kỳ trên hồ sơ này đối với các nguồn tài nguyên của các quốc gia ven biển
Đông Nam Á, là điều rất hữu ích.
“Trong
khi đó, bất kể đại dịch viêm phổi Vũ Hán đối với người dân Trung Cộng ra sao,
Chủ Tịch Tập Cận Bình vẫn cố gắng tuyên bố chủ quyền và quyền kiểm soát Biển
Đông. Trung Cộng tiếp tục lấn sâu hơn vào các vùng đặc quyền kinh tế của
Indonesia, Việt Nam, và
Malaysia. Trong khi các quốc gia liên quan có những hành động chống lại Trung Cộng,
nhưng vì trong thế yếu nên mức độ chống trả chỉ trong giới hạn.
“Gần
đây, với những tuyên bố mạnh mẽ của Hoa Kỳ chống lại điều mà Trung Cộng vẫn gọi
là chủ quyền lịch sử từ tổ tiên của họ không thể tranh cãi trên Biển Đông, đồng
thời với những biện pháp mạnh mà Hoa Kỳ áp dụng như thể bao vây Trung Cộng -nhất
là đã điều động oanh tạc cơ chiến lược cùng với hàng không mẫu hạm di chuyển đến
Thái Bình Dương- giúp các quốc gia ven Biển Đông vững tin khi nộp các Công Hàm
lên Liên Hiệp Quốc -trong đó có Việt Cộng- phản bác Trung Cộng chiếm đoạt tài
nguyên trên Biển Đông”.
Hồi
tháng 6/2020, Hoa
Kỳ cũng gởi Công Hàm đến Liên Hiệp Quốc, vừa phản bác Trung Cộng giành chủ
quyền trên Biển Đông theo Công Ước Quốc Tế, vừa trấn an các quốc gia Đông Nam Á
là Hoa Kỳ quan tâm đến quyền lợi của họ.
1b.
Eo biển Đài Loan.
Ngày
18/8/2020, khu trục hạm USS DDG 89 của Hoa Kỳ đã đi xuyên qua eo biển Đài Loan, tới
gần bờ biển của Trung Cộng, trong mục đích hỗ trợ an ninh và ổn định khu vực Ấn
Độ - Thái Bình Dương, đã bị khu trục hạm mang
tên lửa dẫn đường của Trung Cộng theo dõi.
Vì vậy mà Hoa Kỳ cho phi cơ trinh sát điện tử EP-3E bay trên không phận
eo biển Đài Loan để cung cấp tin tức cần thiết cho khu trục hạm.
Bản đồ
cho thấy hải trình của khu trục hạm Hoa Kỳ băng qua eo biển Đài Loan: “Đường
màu xanh là đường trung tâm eo biển, và đường màu đỏ là hành trình khu trục
hạm Hoa Kỳ phía ven biển Trung Cộng”.
Bộ
Quốc Phòng Đài Loan
xác nhận: “Một khu trục hạm Hoa Kỳ từ phía bắc qua eo biển Đài Loan về
phía nam, là một hải hành có mục đích hỗ trợ an ninh khu vực này”.
1c.
Hoa Kỳ trừng phạt những công ty Trung Cộng bồi đấp Đá Ngầm.
Ngày
26/8/2020, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí, rằng: “Hoa Kỳ chánh thức áp dụng lệnh
hạn chế visa đối với các cá nhân thuộc các công ty nhà nước Trung Cộng trách
nhiệm về việc nạo vét, bồi đấp các Đá Ngầm trong quần đảo Trường Sa thành đảo nổi,
và quân sự hoá trên các đảo nổi đó, đồng thời với những hành động cưỡng ép ngăn
chặn các quốc gia ven Biển Đông khai thác tài nguyên. Những cá nhân này bị cấm
nhập cảnh Hoa Kỳ, trong khi những người trong gia đình của họ cũng bị hạn chế
visa nhập cảnh Hoa Kỳ. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã đưa thêm 24 công ty quốc doanh
Trung Cộng vào danh sách. Những công ty bị đưa vào danh sách, bị cấm mua các sản
phẩm mà Hoa Kỳ cho rằng có liên quan đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ”.
(Đá Ngầm Su Bi, là 1 trong 7 Đá Ngầm thành đảo
nổi)
Vẫn
trong thông cáo báo chí: “Từ năm 2013, Trung Cộng đã sử dụng các công ty quốc doanh
thực hiện nạo vét bồi đấp hơn 3.000
acres biến 7 Đá Ngầm thành 7 đảo nổi đang tranh chấp tại Biển
Đông, gây mất ổn định trong khu vực, dẫm đạp lên các chủ quyền của các quốc gia
ven Biển Đông, và phá hoại môi trường. Công ty Xây Dựng & Giao Thông
(CCCC), là công ty dẫn đầu trong số đó”.
Thông
cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khẳng định rằng: “Hoa Kỳ sẽ hành
động cho đến khi chúng tôi thấy Trung Cộng ngưng các hành động cưỡng ép ở Biển
Đông, và chúng tôi sẽ tiếp tục đứng cùng với các đồng minh và các quốc gia hợp
tác chống lại hành động gây mất ổn định này” (trích bản tin đài RFA cùng
ngày)
Xin nhắc
lại là ngày 13/7/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chánh thức
tuyên bố về lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông, là Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách
Trung Cộng tự giành chủ quyền trên Biển Đông, và cam kết hợp tác với các quốc
gia trong khu vực để bảo đảm khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở.
Ngày
14/7/2020, trong
hội thảo thường niên về Biển Đông tại thủ đô Hoa Kỳ, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa
Kỳ David Stilwell, phụ trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương, phát biểu:
“Hoa Kỳ sẽ cân nhắc áp dụng lệnh cấm vận đối với một số các công ty quốc
doanh Trung Cộng tham gia nạo vét bồi đấp đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các công
ty được nêu tên bao gồm: Công Ty Xây Dựng & Giao Thông Trung Cộng (CCCC),
và Tập Đoàn Dầu & Khí Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Cộng (CNOOC).
“CCCC
là công ty trách nhiệm chính trong việc nạo vét bồi đấp thành đảo nhân tạo cho
chánh phủ của họ quân sự hoá trên đó.
Trong khi tập đoàn CNOOC điều hành các giàn khoan dầu khí dưới đáy Biển Đông,
và điển hình là giàn khoan HD 981 ở gần quần đảo Hoàng Sa năm 2014” .
Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ từng khẳng định Trung Cộng đã sử dụng các tập đoàn và công ty quốc
doanh, như một loại vũ khí giúp họ thực hiện tiêu bành trướng quyền lực trên Biển
Đông.
1d.
Hoa Kỳ - Nhật Bản.
Ngày 29/8/2020, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Bộ
Trưởngg Quốc Phòng Nhật Bản Taro Kono, hướng dẫn hai phái đoàn dự hội
nghị song phương tại căn cứ Không Quân Hoa Kỳ Anderson trên đảo Guam.
Hội nghị kết thúc, cả hai vị Bộ Trưởng Quốc Phòng cùng dự họp báo
trực tuyến, xin tóm tắt như sau:
“Hoa Kỳ và Nhật Bản mạnh mẽ lên án những quốc gia đơn phương dùng
sức mạnh quân sự nhằm thay đổi nguyên trạng đường hàng hải vùng biển Hoa Đông
và Biển Đông. Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng quan điểm chiến lược là kiểm soát sự hung
hăng của Trung Cộng trên hai vùng biển này. Hoa Kỳ nhắc lại cam kết với Nhật Bản
theo Điều 5 trong Hiệp Ước An Ninh Mỹ - Nhật bảo vệ quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Cộng hung hản giành chủ
quyền”.
Hành động của Trung Cộng trong cuộc tập trận vào những ngày cuối
tháng 8/2020 đã bắn hỏa tiễn trên Biển Đông, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Nhật
Bản cùng quan điểm, rằng: “Hành động đó của Trung Cộng có mục đích cảnh cáo
các phi cơ trinh sát của Hoa Kỳ đang thực hiện nhiệm vụ gần khu vực tập trận của
Hải Quân Trung Cộng. Đây là hành động rất nguy hiểm đến an ninh khu vực”.
Với hành động rất hung hăng của Trung Cộng trên Biển Đông, Cố Vấn
An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Robert O’Brien đã phát biểu trong cuộc họp của hai
tổ chức phi chánh phủ ngày 28/8/2020 là Hội Đồng Đại Tây Dương (Atlantic
Council). Theo hãng tin Reuters, thì: “Hoa Kỳ sẽ tổ chức những cuộc họp
cấp cao với các quốc gia hợp tác gồm Nhật Bản + Australia + Ấn Độ + Hoa Kỳ về
an ninh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (bốn quốc gia này thường được gọi
là “bộ tứ” = Quad), vào tháng 9 và tháng 10/2020 tại Hawaii, để có kế hoạch
chung đối phó với Trung Cộng”.
Theo trang Taiwan News, trong khoảng thời gian từ 24 đến
28/8/2020, Hải Quân Trung Cộng tập trận bắn đạn thật tại bốn vùng biển từ phía
bắc tỉnh Sơn Đông đến phía nam đảo Hải Nam, thì quân đội Hoa Kỳ điều động Không
Quân và Hải Quân đến khu vực này:
- Khu trục hạm đổ bộ USS America (LHA-6) hoạt động ở phía đông Đài
Loan ngày 27/08/2020, trong khi một phi cơ do thám EP-3E + hai phi cơ chống tàu
lặn P-8A, theo dõi cuộc tập trận của
Trung Cộng.
- Hai phi cơ do thám U-2 mà Hoa Kỳ điều động từ căn cứ Không Quân ở
Đại Hàn đến theo dõi
cuộc tập trận của Trung Cộng gần quần đảo Hoàng Sa.
- Một phi cơ tiếp liệu KC-135R hoạt động giữa Đài Loan với Philippines.
Thứ hai. Hồ
sơ thương mại mở rộng.
2a.
Huawei sẽ ngưng sản xuất “chipset Kirin 9000” .
Ngày
7/8/2020, Giám Đốc Điều Hành (CEO) Yu Chengdong của tập đoàn viễn thông Huawei
Trung Cộng, nói với diễn đàn kỹ nghệ rằng: “Tập đoàn Huawei sẽ ngừng sản xuất
loại “chipset” cho điện thoại thông minh Kirin 9000 từ ngày 15/9/2020 do
các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, và điều này sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho tập
đoàn chúng tôi”.
Tập
đoàn Huawei là nhà sản xuất trang bị hệ thống viễn thông lớn nhất thế giới, trở
thành một vấn đề then chốt trong thế trận giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng.
(Công ty con của Huawei tại Mexico. Reuters)
Hoa Kỳ đã
không cho Huawei tiếp xúc -bằng mọi cách khác nhau- với các thành phần kỹ nghệ
của Hoa Kỳ, bao gồm âm nhạc của Google và các dịch vụ điện thoại thông minh
khác từ năm 2019. Những hạn chế đó đã được thắt chặt thêm từ tháng 5/2020 khi
Hoa Kỳ cấm các nhà cung cấp trên toàn thế giới sử dụng kỹ nghệ của Hoa Kỳ để sản
xuất sản phẩm tối tân cho Huawei. Ngay cả công ty sản xuất chất bán dẫn Đài
Loan (TSMC) đang sản xuất “chip Kirin 9000” sử dụng thiết bị của Hoa Kỳ, đã
ngừng nhận đơn đặt hàng của tập đoàn Huawei từ tháng 5/2020, do lo ngại có thể
bị ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Giám
Đốc Yu Chengdong
cho biết thêm: “Điện thoại di động của Huawei không có nguồn cung cấp chip
then chốt, điều này làm cho khối lượng giao hàng của chúng tôi trong năm 2020
này ít hơn 240 triệu chiếc so với xuất xưởng trong năm 2019. Đây là một thiệt hại
lớn đối với chúng tôi. Chưa hết, Hoa Kỳ cũng đã thực hiện một chiến dịch ngoại
giao để cô lập tập đoàn viễn thông Huawei, vì Huawei đang dẫn đầu trong những
công trình thực hiện hạ tầng viễn thông 5G tại nhiều quốc gia”.
Kết quả
là Vương Quốc Anh chánh thức tuyên bố sẽ loại Huawei ra khỏi Vương Quốc này từ
năm 2027. Trong khi Nhật Bản và Australia, đang từng bước ngăn chận Huawei thực
hiện 5G. (trích bài của Hoàng Dương dẫn tin từ AFP)
2b.
Hoa Kỳ tiếp tục chính sách trừng phạt tập đoàn viễn thông Huawei
Ngày
17/8/2020, Bộ
Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói với Fox Business Netwook rằng:
“Tập đoàn Huawei sử dụng các “công ty con” ở ngoại quốc của họ, lòn lách mua
“những con chip tối tân” do kỹ nghệ Hoa Kỳ sản xuất để tiếp tục giây chuyền sản
xuất điện thoại thông minh. Tập đoàn Huawei và các tổ chức trực thuộc, đã lợi dụng
kỹ nghệ của Hoa Kỳ -bằng cách thông qua bên thứ ba- để phá hoại an ninh quốc
gia và lợi ích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Vì vậy, Hoa Kỳ cấm bán loại
chip nói trên cho 38 công ty con của Huawei”.
Tập
đoàn Huawei có 38 công ty đang hoạt động tại 20 quốc gia sau đây: (1)
Trung Cộng. (2) Argentina. (3) Brazil. (4) Chile. (5)
Mexico. (6) Peru. (7)
Pháp. (8) Đức quốc. (9) Anh quốc. (10) Thụy Sĩ. (11) Netherlands. (12) Thổ Nhĩ Kỳ. (13)
Nga. (14) Singapore. (15) Thái Lan. (16) Ấn Độ. (17) Ai Cập. (18) Maroc. (19) Nam Phi. Và (20) là
các tiểu vương quốc Á Rập thống nhất.
Cùng
ngày 17/8/2020, Tổng Thống Hoa Kỳ phát biểu với Fox Business Network rằng: “Tập
đoàn Huawei xuất hiện và theo dõi đất nước của chúng tôi. Đây là một tổ chức rất
phức tạp, bạn có vi mạch, bạn có những thứ mà bạn thậm chí không thể nhìn thấy”.
2c.
Hoa Kỳ ưu đãi các công ty trở về Hoa Kỳ và ...
Vẫn
cùng ngày 17/08/2020,
Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố tại Mankato, tiểu bang Minnesota, rằng: Chúng
tôi sẽ tạo ra các tín dụng thuế dành cho những công tyvchuyển cơ sở sản xuất về
lại Hoa Kỳ, cùng lúc chúng tôi sẽ áp đặt thuế lên những công ty rời bỏ
Hoa Kỳ đem việc làm ra khỏi Hoa Kỳ”.
Vẫn
theo bản tin của Fox New, những hành động của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Cộng trên
nhiều mặt trận, trong mục đích giành lại mức cân bằng trong giao dịch thương mại
giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, bao gồm những biện pháp áp dụng với các công ty
Trung Cộng, như ZTE, Huawei, TikTok, và một loạt lệnh hành pháp trong mục đích
giữ các sản phẩm quan trọng sản xuất ngay tại Hoa Kỳ.
2d. Hoa Kỳ chấm dứt đàm
phán thương mại với Trung Cộng.
Ngày 18/8/2020, theo bản
tin của Reuters và Bloomberg thì Tổng
Thống Hoa Kỳ đã tuyên bố tại thành
phố Yuma, tiểu bang Arizona, rằng: “Tôi
đã hủy bỏ cuộc đàm phán thương mại với Trung Cộng hồi cuối tuần trước, và bây
giờ tôi không muốn nói chuyện với Trung Cộng nữa, vì họ giải quyết dịch
COVID-19 là không thể tưởng tượng nổi”.
Khi được
hỏi: “Tổng Thống có rút khỏi thỏa thuận thương mại với Trung Cộng
không?”
Tổng
Thống nói rằng:
“Chúng tôi sẽ quyết định tùy thuộc vào tình hình”.
Thỏa
thuận thương mại giai đoạn 1 ký kết tại thủ đô Washington DC vào giữa tháng
1/2020, và có hiệu lực một tháng sau đó. Theo Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson
(PIIE), thì Trung Cộng phải mua sản phẩm của Hoa Kỳ trong năm 2020 là 142 tỷ
700 triệu mỹ kim. Nhưng trong nửa đầu năm 2020, Trung Cộng đã mua chưa đến 25%
của tổng trị giá trong năm 2020.
Ngày
23/8/2020, trong
cuộc phỏng vấn của Fox News về sự hợp tác kinh tế với Trung Cộng, Tổng
Thống Hoa Kỳ trả lời rằng: “Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải làm ăn với
Trung Cộng. Nếu họ không đối xử tốt với chúng ta, tôi chắc chắn sẽ thực hiện điều
này".
2e.
Thành viên “kế hoạch ngàn nhân tài” Trung Cộng lại bị bắt.
“Kế hoạch
ngàn nhân tài” của Trung Cộng bắt đầu từ năm 2008, và những năm tiếp theo đã
giúp Trung Cộng “thành đạt” như mong muốn. Nhưng đầu năm 2017, ông Donald Trump
nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ, từ đó kế hoạch này khựng lại vì rất nhiều thành
viên ngày càng bị cơ quan an ninh Hoa Kỳ ráo riết truy tìm bắt giữ, đến mức mà
hiện nay kế hoạch này không còn trong hệ thống truyền thông của Trung Cộng nữa.
Ngày
23/8/2020, Giáo Sư Thành Chính Đông (Cheng Zhengdong) -nhà khoa học gốc Trung Cộng- làm việc tại
Trường Đại Học Texas A&M từ năm 2004, đã bị cơ quan an ninh Hoa Kỳ bắt giữ
với tội nhận 750.000 mỹ kim do chánh phủ Hoa Kỳ tài trợ để nghiên cứu trong cơ
quan NASA, nhưng ông này gian trá khi che giấu “thành viên trong kế hoạch ngàn
nhân tài” của Trung Cộng, và ông cũng gian trá che giấu hành động của ông ông
đang cộng tác với đại học kỹ nghệ Quảng Đông, và một công ty quốc doanh Trung Cộng.
Trong khi điều kiện để được nhận tài trợ từ NASA và Texas A&M University,
thì không được phép tham gia vào các công ty quốc doanh Trung Cộng, cũng như
không được tham gia vào các dự án của các trường đại học Trung Cộng, hoặc hợp
tác với họ.
Ngày
24/8/2020, Thành
Chính Đông -53 tuổi- có mặt tại phiên tòa đầu tiên, thì Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ
công bố cáo trạng Thành Chính Đông phải đối mặt với tội gian lận chuyển tiền
qua hệ thống riêng, và gian trá.
Giáo sư John
Sharp -Trường Đại
Học Texas A&M- tuyên bố rằng: “Trường sẽ hợp tác chặt chẽ với Cục Điều
Tra Liên Bang (FBI) trong cuộc điều tra này”.
Ông
John Demers -Trợ
Lý Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh quốc gia- cho biết trong một
tuyên bố của Bộ Tư Pháp, rằng: “Hoa Kỳ vẫn tiếp tục nỗ lực truy tìm để vạch
mặt những thành viên của “kế hoạch ngàn nhân tài- của Trung Cộng trên lãnh thổ
Hoa Kỳ”.
Trong
khi Công Tố Viên Liên Bang Ryan
Patrick tại Texas, nói rằng: “Kế hoạch ngàn nhân tài của Trung Cộng đã tận dụng sự tự do và cởi mở của các trường
đại học Hoa Kỳ, để xây dựng nền kinh tế và học thuật từ những viên gạch mà họ
đánh cắp bằng mọi cách, phục vụ âm mưu thống trị thế giới của Chủ Tịch Trung Cộng
Tập Cận Bình”.
Cùng
ngày 24/8/2020,
Đại Học Texas A&M xóa bỏ trang web cá nhân của Thành Chính Đông.
Thứ ba. Nội bộ Trung Cộng.
Bà
Thái Hà (Cai
Xia), cựu Giáo Sư của trường đảng thuộc trung ương đảng cộng sản Trung Hoa,
theo lời ông Vương Đan -nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trên trang
Facebook- nói rằng: “Ông Ngoại của bà Thái Hà là nguyên lão của đảng cộng sản
Trung Hoa, và bà là “hồng nhị đại” chính thống. Vì bà chỉ trích nhà nước và Chủ
Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, nên ngày 17/8/2020, trong khi bà đang có măt tại Hoa Kỳ thì bà bị khai trừ khỏi
đảng cộng sản Trung Hoa, và hủy luôn những ưu đãi hưu trí của bà”.
Bà
Thái Hà trả lời
trong cuộc phỏng vấn của đài RFA, rằng: “Tôi không cảm thấy bất ngờ, vì
chính tôi cũng không muốn bản thân mình trong hàng ngũ với bè lũ xã hội đen nữa.
Tôi cho rằng việc thay thế ông Tập Cận Bình đã trở thành đồng thuận chung
trong đảng, nhưng dưới sự kiểm soát toàn trị, mọi người trong đảng đều cảm thấy
bất an”.
“Vào
tháng 6/2020 vừa qua, trong đoạn băng ghi âm bài phát biểu của tôi tại
buổi họp mặt của “Hồng Nhị Đại” tại Hoa Kỳ, và được lan truyền rộng rãi trên hệ
thống internet. Tôi đã mạnh mẽ lên án chế độ cộng sản Trung Hoa là “thây ma
chính trị”, và Tập Cận Bình là “trùm băng đảng xã hội đen”. Với hành động phá hủy
quyền tự trị của Hong Kong là “ngu xuẩn đến cực điểm. Các vấn đề quan trọng đều
do ông ta quyết định. Bất cứ người nào có ý kiến khác ông ta -như tôi vậy- thì
ông ta khai trừ và hủy bỏ hưu trí. Đảng
Cộng Sản Trung Hoa sử dụng các phương tiện kỹ nghệ tối tân trong mục đích giám
sát nghiêm ngặt, không chỉ giám sát Tân Cương và Tây Tạng, mà ngay trong hàng
ngũ cán bộ trung cấp và cao cấp cũng bị
giám sát. Thậm chí ngay cả chuyện trong nhà riêng của mỗi người cũng phải báo
cáo lên trên”.
Bà
Thái Hà nói đến
“hồng nhị đại” Nhậm Chí Cường, rằng: “Tháng 3/2020, ông Nhậm Chí
Cường đăng bài báo chỉ trích đảng cộng sản Trung Hoa đã giải quyết dịch bệnh Vũ
Hán không đúng cách. Trong đó nhấn mạnh đến Tập Cận Bình là một tên hề xấu xa đã
bị lột sạch quần áo nhưng vẫn muốn làm hoàng đế. Ngay sau đó, ông Cường bị bắt.
Và từ khi ông Nhậm Chí Cường bị bắt cho đến tận bây giờ, gia đình vẫn không có
một tin tức gì về ông. Cũng không ai nhìn thấy ông, ngay cả các luật sư mà gia
đình thuê mướn vẫn không có tin tức gí về ông ấy. Sự mất tích của ông Nhậm
Chí Cường là một cảnh báo đối với tôi. Hiện giờ, hầu hết bạn bè của
tôi đều nói với tôi rằng, tuyệt đối không được trở về nước. Trường hợp giống
như tôi nếu quay lại Bắc Kinh, nhất định sẽ bị bắt giống như ông Nhậm Chí Cường
vậy”.
Trong
cuộc phỏng vấn, Bà Thái Hà ”trả lời rằng: "Lối thoát duy nhất
cho Trung Cộng, chính là thay đổi người lãnh đạo. Theo tôi, hành động thay thế
ông Tập Cận Bình đã thành lối nghĩ phổ biến trong nội bộ đảng cộng sản
Trung Hoa. Đây là lối nghĩ chung của tất cả mọi người, và lối nghĩ này
không phải chỉ hôm nay mới bắt đầu. Từ nửa sau giai đoạn đầu của cuộc chiến
thương mại Hoa Kỳ - Trung Cộng, họ đã thảo luận về vấn đề này”.
Khi
được hỏi: “Liệu
Tập Cận Bình có thể bị thay thế hay không?
Bà
Thái Hà trả lời:
“Hiện nay, điều này rất khó nói, bởi ông Tập giám sát mọi người rất chặt.
Ngay từ năm 2013, ông Tập Cận Bình đã đưa ra quy định các viên chức không được
phép tổ chức các nhóm họp giữa những người bạn cùng lớp cùng làng với nhau, mọi
người không được phép tụ tập sau giờ làm việc. Ông ta sợ mọi người sẽ tạo cơ hội
kéo bè kết phái trong nội bộ đảng, cũng như trong người dân bình thường”.
Nhận
định chung.
Các Anh
hãy nhìn lại toàn cảnh về những diễn biến trong nội địa Trung Cộng để thấy rằng,
hằng trăm triệu dân sinh sống tại hơn một nửa lãnh thổ phía Nam của lục địa
này, đã và đang trong thảm cảnh bão lụt liên tiếp 90 ngày qua (từ đầu tháng
6/2020) và vẫn tiếp tục, nhưng không được chánh phủ Trung Cộng cứu giúp đúng mức,
trong khi Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình điều động quân đội tập trận bắn đạn
thật -kể cả hỏa tiễn- trên Biển Đông, như thể ông Tập Cận Bình muốn biểu dượng
sức mạnh quân sự trong vùng này, nhằm ngăn chận những hoạt động gần đây của Hoa
Kỳ trong mục đích bảo vệ đường hàng hải và hàng không quốc tế ngang qua Biển
Đông, cũng là trong mục đích bảo vệ các quốc gia ven Biển Đông và tài nguyên của
họ trong Biển Đông.
Trong
vài tháng vừa qua, các quốc gia ven Biển Đông -kể cả Việt Nam- thêm Hoa Kỳ và
Australia, lần lượt gởi Công Hàm đến Liên Hiệp Quốc cùng phản bác điều mà Trung
Cộng gọi là chủ quyền lịch sử của họ chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông. Trung Cộng
luôn dùng sức mạnh chỉ chấp nhận thảo luận với từng quốc gia -tức chia để trị-
chớ không chấp nhận trong hội nghị cùng một lúc với tất cả các quốc gia liên
quan để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Cũng
trong thời gian vừa qua, rất rõ ràng là Hoa Kỳ - Australia - Nhật Bản đã mạnh mẽ
phản đối mọi hành động của Trung Cộng tăng cường lực lượng quân sự trên quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thậm chí với cuộc tập trận vào những ngày cuối
tháng 8/2020 với một quy mô chưa từng thấy, mà họ không quan tâm đến hằng trăm
triệu dân của họ trong thảm cảnh bảo lụt liên tục dài lâu cũng chưa từng thấy.
Chừng như
ông Tập Cận Bình vẫn cố bám tham vọng thống trị thế giới, dù “đồng chí” thân cận
nhất của ông là Thủ Tướng Lý Khắc Cường với chiến lược chuyển sang “kinh tế thị
trường” mới đưa được quốc gia phát triển toàn diện, trong khi chiến lược của
ông Tập là tiếp tục phát triển “kinh tế quốc doanh” để bảo vệ đảng cộng sản.
Hai chiến lược hoàn toàn trái ngược, trong khi các nguyên lão trong hội nghị Bắc
Đới Hà cũng khuyến cáo ông Tập không nên
đi tới với tình trạng hiện nay. Cộng với thảm họa kinh hoàng đối với người dân.
Rồi cộng thêm cuộc chiến trong lãnh vực thương mại với Hoa Kỳ. Và cộng thêm sự
cô đơn, vì nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận ra bản chất thật của Trung Cộng
là “độc tài + Gian trá + Tự cao của ông Tập Cận Bình trong điại dịch Vũ Hán
(Covid 19) vẫn đang lây lan trên thế giới, nên không quốc gia nào ủng hộ Trung
Cộng. Phải chăng ông Tập vẫn ôm ấp tham vọng của ông trong hoang tưởng?
Và liệu,
chiến tranh Biển Đông có xảy ra không? Như quan điểm của tôi trước đây, tôi vẫn
tin là chiến tranh Biển Đông rất có thể xảy ra, nhưng không phải cuộc chiến
tranh toàn diện, mà là cuộc chiến giới hạn trên Biển Đông và nhanh chóng kết
thúc với các đảo nổi chìm sâu dưới mặt biển. Bước vào phòng hội nghị, và dĩ
nhiên là Trung Cộng phải nhượng bộ đến mức nào đó mới có được bản “Hiệp Định Hòa
Bình”.
Nhưng
tôi vẫn nghĩ rằng, tình trạng hiện nay chính là cơ hội giúp thế giới tự do nói
chung, và Hoa Kỳ nói riêng, triệt hạ đảng cộng sản Trung Hoa để giúp hằng tỷ
dân Trung Hoa thoát khỏi đại nạn cộng sản độc tài, vì sau này khó mà có cơ hội
như hiện nay. Với lại, khi đảng cộng sản Trung Hoa không còn, thì đảng cộng sản
Việt Nam cũng không còn. Vậy, đây là cũng là cơ hội giúp người dân Việt Nam được
sống với đầy đủ Quyền Làm Người của mình, mà vốn dĩ đó là quyền căn bản từ khi
mỗi người Việt Nam chào đời dưới chế độ Dân Chủ Tự Do.
Kết luận.
Các Anh nghĩ sao?
Các Anh hãy mạnh mẽ đứng lên khi cơ hội đến chứ? Đứng lên. Hãy
cùng đứng lên, dân tộc sẽ đứng lên cạnh Các Anh, cùng giành lại Quyền Làm Người
của mình. Các Anh không đứng lên, sẽ không bao giờ có quốc gia nào đến Việt Nam
giành lại Quyền Làm Người giùm Các Anh và dân tộc Việt Nam đâu.
Tôi giải thích thêm để Các Anh hiểu rõ hơn. Này nhé, trong
gia đình cũng như trong xã hội, bản thân mỗi người là chánh, vì không một ai
-dù là người thân của mình- cũng không thể làm thay cho mình những gì liên quan
trực tiếp đến bản thân mình trong cuộc sống từ khi vào tuổi thành niên.
Từ cá nhân trong thực tế là:
Không ai ăn giùm mình khi mình đói.
Không ai đi học giùm mình khi mình muốn có kiến thức.
Không ai luyện tập giùm mình khi mình muốn có một cơ thể lành mạnh.
Không ai đi làm giùm mình khi mình muốn có đồng lương để chi phí
cho cuộc sống.
Không ai uống thuốc giùm mình khi mình muốn hết bệnh.
Không ai bước giùm mình khi mình muốn đi về phía trước.
Không ai tạo dựng hạnh phúc giùm mình khi mình muốn được sống
trong mái ấm gia đình.
Không ai đứng dậy giùm mình khi mình vấp ngã và muốn tiếp tục cuộc
sống để phụng sự xã hội.
Và ..v..v...
Đó, chính là mình thương bản thân mình, rèn luyện bản thân mình trở
thành người tử tế. Khi mình có tử tế với chính mình, thì mình mới tử tế được với
gia đình. Và từ đó, mình sẽ tử tế với mọi người khi hòa mình vào sinh hoạt xã hội”.
Đến dân tộc cũng tương tự như vậy. Hơn nửa thế kỷ qua, dân tộc Việt Nam lần lượt bị các nhóm lãnh đạo
Việt Cộng tước mất Quyền Làm Người, và hiện
nay vẫn tiếp tục.
Vì thực tế là, không một dân tộc nào đến Việt Nam triệt hạ chế độ
độc tài này thay cho dân tộc mình, khi dân tộc mình muốn giành lại Quyền Làm
Người. Họ có thể đến giúp chúng ta chớ không phải làm thay chúng ta. Các Anh phải
hiểu rằng, “Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng, mà chính dân tộc Việt Nam
phải tranh đấu, và Các Anh là thành phần nòng cốt trong cuộc tranh đấu này”, trong
khi Cộng Đồng chúng tôi tị nạn Việt Cộng tại các quốc gia thứ hai ở hải
ngoại có nhiều điều kiện thuận lợi, với nhiều cách vận động những quốc gia phát
triển giúp Các Anh và đồng bào làm nên lịch sử.
Các Anh còn chần chờ gì nữa ... Thời cơ trước mắt rồi đó... Lịch sử
Việt Nam sẳn sàng đón nhận Các Anh như những anh hùng của thời cổ đại, đến thời
cận đại, rồi thời đương đại đầu thế kỷ 21 này.
Các Anh hãy sẳn sàng, vì Trung Cộng đang trong tình trạng gần như
hỗn loạn rồi đó ... .
Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều
đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ,
không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải
tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
* Phạm Bá Hoa.
Texas, tháng 9 năm 2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire