ĐỐI THOẠI SOI SÁNG LỊCH SỬ [ 1 ] * HÀ VĂN THÙY

LỜI NÓI ĐẦU. Cho đến cuối thế kỷ trước, lịch sử Việt Nam giống như cánh đồng được sử gia kinh viện canh tác bằng cày chìa vôi, bừa chữ nhi đã trở nên bạc màu cạn kiệt sức sống. Nhưng sang kỷ nguyên mới, công nghệ di truyền xuất hiện, đã xới tung mảnh đất khô cằn, làm phát lộ bên dưới cái vẻ ngoài tưởng như nghèo nàn là một lớp trầm tích tích lịch sử màu mỡ…Căn cứ trên cổ thư Trung Hoa và khảo cứu của Viện Viễn Đông Bác cổ, thế giới tin rằng, người Hán từ phía Tây xâm nhập Nam Hoàng Hà, xây dựng văn minh Hoa Hạ. Rồi từ đó văn minh cùng máu huyết Hoa Ha lan tỏa xuống, khai hóa các sắc dân man rợ phương Nam… Nhưng vào một ngày lành thuộc năm cuối cùng của thế kỷ, giới khoa học Thủ đô Washinton nước Mỹ choáng váng với thông tin: “Tổ tiên loài chúng ta xuất hiện đầu tiên tại châu Phi 160 - 180.000 năm trước. 60.000 năm cách nay đặt chân tới Việt Nam. Nghỉ lại ở đây 10.000 năm, 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á và đất Ân Độ. 40.000 chiếm lĩnh Hoa lục. 30.000 năm trước qua eo Bering chinh phục châu Mỹ…”

Mặc nhiên, lịch sử đảo chiều. Từ dân tộc bị coi là man di, là một giống lai của Trung Hoa, học người Hoa từ tiếng nói tới chữ viết, sau một đêm thức dậy, chúng tôi nhận ra: Việt Nam là nơi phát tích của con người cùng văn minh châu Á!

Lần đầu tiên chúng tôi khám phá ra rằng 40.000 năm trước, tổ tiên ta đi lên chiếm lĩnh Hoa lục và xây dựng ở đó nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Những thành tựu vĩ đại của văn hóa Trung Hoa đều là sản phẩm của người Việt. Tiếng Việt là chủ thể của tiếng nói Trung Hoa. Chữ việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa! Hoa Hạ không phải là con trời mà là con lai của người Lạc Việt với người Mông Cổ... Sau 80 năm khảo cứu văn hóa Lương Chử, học giả Trung Quốc buộc lòng thừa nhận: “Các triều đại Hạ, Thương vẫn được coi là sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc nay phải trả lại vai trò ấy cho Lương Chử!” “Văn hóa Lương Chử là cội nguồn của văn minh Trung Quốc.” Họ không biết Lương Chử chính là kinh đô của nước Xích Quỷ truyền thuyết…

    Thật cay đắng, khi chúng tôi hồ hởi mang tin mừng tới đồng bào thì liền bị ném đá! Một vị tiến sỹ học nhiều biết rộng đập lại: “Không hề có chuyện người từ Việt Nam lên khai phá Trung Hoa 40.000 năm trước.” Bằng vẻ đầy tự tin, ông muốn dìm Hà Văn Thùy  vĩnh viễn lui vào trong bóng tối!” Một lần khác, đúng vào ngày Tết cổ truyền, chúng tôi bị sốc vì những lời miệt thị thiếu văn hóa trên một tạp chí văn hóa! Không chỉ người ta mà cả một giáo sư Tây rủa xả: “BBC điên rồi sao?  Rồi: “Hà Văn Thùy thiếu vắng sự chuyên nghiệp!” Với những chuyện như thế, buộc lòng chúng tôi phải lên tiếng!

Mới đây có thư của nhà văn lão thành Chu Tấn: “Thân gửi Bác HÀ VĂN THÙY. Ngoài những tác phẩm mà bác đã xuất bản, Chu Tấn thấy bác còn viết khá nhiều bài trên các diễn đàn văn hóa khác, như Lời ai điếu cho một thời Tứ Trụ; Sự khốn cùng của trí tuệ... Chu Tấn đề nghị bác nên tập trung các bài đăng rài rác này in thành một tác phẩm mới, bác thấy có nên chăng?”

Cảm mối chân tình, tôi tập hợp những bài viết thành sách này, xin trao gửi Bác Chu cùng bè bạn.

 Sài Gòn, Thu 2020

Hà Văn Thùy

TRIẾT GIA KIM ĐỊNH VỚI MINH TRIẾT VIỆT

 (Tham luận trong Lễ kỷ niệm 100 năm sinh triết gia Kim Định tại Viện SENA. Hà Nội, 6-7-2015)

Từ xa xưa, trong quan niệm phương Đông, Minh triết là những lời khải thị của thánh nhân, cơ hồ được coi như sự linh thiêng. Vì vậy học thuật phương Đông chưa hề có việc khảo cứu về minh triết. Phần nhiều, người ta chỉ đưa ra những tục ngữ, phong dao hay lời của thánh hiền, được cho là minh triết rồi từ đó bình, tán. Và không chỉ phương Đông, phương Tây cũng chưa có một khoa học về minh triết thực thụ. Một định nghĩa thỏa đáng về minh triết chưa hề có.

 Đơn thương độc mã và chịu nhiều sự đả kích, trong 50 năm qua, triết gia Kim Định đã có những khám phá độc đáo về Minh triết Việt. Tiểu luận này bước đầu trình bày cống hiến của ông.

I. Kim Định, người tách nước sông khỏi nước biển.

Trong những giai thoại về triết gia Hy Lạp cổ Aesop, có câu chuyện kể rằng, ông thách thức đối thủ của mình tách nước sông khỏi nước biển. Đám quý tộc thành Samos thua cuộc. Tuy nhiên, tách nước sông khỏi nước biển trở thành lời thách đố mọi thời đại.

Phương Đông có cái biển khác: văn hóa. Lục địa châu Á mênh mông với nền văn hóa phong phú và rực rỡ, được gọi là văn hóa phương Đông. Người phương Tây với quan niệm Trung Hoa là cội nguồn, là trung tâm của nền văn hóa này nên coi văn hóa phương Đông là văn hóa Trung Hoa. Cách gọi đó mặc nhiên được thừa nhận, không một lời tranh cãi. Người Nhật Bản, Triều Tiên không cãi. Người Việt càng không thể mở miệng khi “70% tiếng Việt mượn từ tiếng Hán.” Các bậc thầy văn hóa như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh thành kính tôn học giả Trung Hoa làm thầy.

            Nhưng trong tác phẩm Việt lý tố nguyên, Kim Định lần đầu tiên đề xuất sự thật khác: Người Việt chiếm lĩnh Trung Hoa trước, xây dựng trên đó nền văn hóa nông nghiệp lúa nước rực rỡ, được ông gọi là Nguyên Nho hay Việt Nho. Người Hoa chiếm đất của người Việt, đã học văn hóa Việt. Một mặt đúc kết thành kinh điển. Mặt khác làm sa đọa nền văn hóa này ra Hán nho, Tống nho đậm sắc thái du mục, xu phụ triều đình, đàn áp dân chúng

            Suốt nửa sau thế kỷ XX, hầu hết học giả Việt cho đó là điên rồ, hoang tưởng, một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan bệnh hoạn. Nhưng sang thế kỷ mới, nhờ những khám phá di truyền học về nguồn gốc dân cư phương Đông, tư tưởng của Kim Định được chứng minh. Không những thế, sự thật được khám phá còn tuyệt vời hơn cả ý tưởng ban đầu của ông: con người không phải từ Nam Thiên Sơn vào Trung Hoa để cuối cùng xuống Việt Nam mà ngược lại, từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa 40.000 năm trước. Là địa bàn phát tích của dân cư phương Đông nên hiển nhiên, Việt Nam cũng là nguồn cội của văn minh phương Đông. Đúng như dự cảm thiên tài của Kim Định, sự thực đã chứng tỏ, khi người Việt làm nên dân cư Trung Hoa thì cũng sáng tạo văn hóa Trung Hoa. Tiếng Việt là chủ thể làm nên ngôn ngữ Trung Hoa. Chữ Việt là chủ thể sáng tạo chữ Viết Trung Hoa. Mọi thành tựu văn hóa kỳ vĩ của Trung Hoa như kinh Dịch, kinh Thi, kinh Lễ… đều là sản phẩm sáng tạo của tộc Việt! Với việc làm này, Kim Định đã tách nước sông khỏi nước biển! Ông chỉ rõ, văn hóa Việt là cội nguồn của cái biển văn hóa phương Đông mênh mông và sâu thẳm.    

Đấy là khám phá vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Khám phá này không nhằm thỏa mãn tự ái dân tộc mà cung cấp cái nhìn minh triết vào lịch sử văn hóa phương Đông. Từ hiểu biết này, ta mới có thể đánh giá vai trò của văn hóa phương Đông đối với quá khứ và tương lai loài người.

II. Kim Định, người khám phá cội nguồn Minh triết Việt

Người xưa quan niệm minh triết là những lời mặc khải của thánh nhân. Thánh nhân theo quan niệm phương Đông là những kỳ nhân sống ẩn dật, dường như khi được thần thánh nhập, đã khải thị nói ra những lời khôn sáng. Lời khôn sáng của thánh nhân có ý nghĩa như huấn thị, trở thành phương châm sống, tu thân, tề gia, trị quốc của người quân tử. Vì vậy, học thuật phương Đông không đi tìm cội nguồn minh triết. Điều này dẫn tới thực tế là hàng nghìn năm, minh triết là cái gì đó linh thiêng nhưng tồn tại lửng lơ.

Không dừng lại ở quan niệm này, khi khám phá Việt nho, Kim Định đi sâu tìm ra cội rễ của văn hóa Việt. Theo ông, văn hóa Việt Nho hình thành từ bốn hạt nhân:

1. Quan niệm về vũ trụ tham thiên lưỡng địa.

“Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”:  Âm và Dương đó là đạo! Đạo ấy là bản thể và cũng là sự vận hành của vũ trụ. Đúng là Âm và Dương tạo ra đạo. Nhưng cái “đạo” đang chu lưu trong vũ trụ là bao nhiêu Âm cùng với bao nhiêu Dương? Nếu là cân bằng tĩnh một Âm (-1) + một Dương (+1) thì vũ trụ triệt tiêu, không tồn tại! Trên thực tế, vũ trụ vận hành theo chiều hướng đi lên, tích cực, có nghĩa là Dương chiếm ưu thế. Nhưng ưu thế tới mức nào? Người phương Đông khôn ngoan đã nhận ra Âm và Dương vận động hòa hợp trong phạm vi con số 5: Dương + Âm = 5 = con số vũ trụ! Nhưng vấn đề đặt ra là, trong con số vũ trụ đó, Dương bao nhiêu và Âm bao nhiêu? Chỉ có hai đáp án: hoặc Dương 4, Âm 1 hoặc Dương 3, Âm 2! Đó là hai cách lựa chọn của con người cho sự phát triển. Minh triết phương Đông nhận ra 3 Dương + 2 Âm là con số vàng của vận hành vũ trụ. Cuộc sống là đi lên, là tăng trưởng, là Dương nhưng trong đó phần của Dương, của Trời, của Cha là 3 còn dành cho Đất, cho Mẹ 2 phần sẽ đạt tới sự hài hòa cao nhất. Nhận thức ra bí mật lớn này của vũ trụ nhưng phương Đông không cứng nhắc nói “tam thiên nhị địa” mà ghi nhận theo minh triết “tham thiên lưỡng địa”: đúng là 3/2 đấy nhưng không phải là tương quan toán học cố định mà là tương quan biện chứng: lúc 3 nhưng có khi du di lớn hoặc nhỏ hơn 3 chút ít, đảm bảo sự năng động của phát triển.

2. Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh.

Từ văn hóa nông nghiệp lúa nước quán chiếu nhân sinh cùng vũ trụ, người phương Đông thấy rằng, vũ trụ hợp thành từ ba yếu tố: Thiên, Địa và Nhân, trong đó con người là trung tâm của mối quan hệ này! Là chủ thể của vũ trụ, con người giữ quan hệ thái hòa với thiên nhiên vũ trụ cũng như với đồng loại. Và một khi con người đã Nhân chủ, Thái hòa như vậy thì đó là con người Tâm linh, cảm thông, linh ứng với những thế giới siêu nhiên khác.

3. Đạo Việt an vi.

Để sống được trong mối tương quan như vậy với vũ trụ và đồng loại, con người cần thi hành đạo An vi. Trái với hữu vi là mọi hoạt động đều vì mối lợi nên tranh giành, chiếm đoạt. Trái với vô vi bị động, tiêu cực không ước mơ, không ham muốn, bàng quan, lánh đời… An vi là đạo sống tích cực hết lòng nhưng không phải do thôi thúc từ bản năng tư lợi mà vì lợi ích chung. Trong khi phương Tây làm việc và sáng tạo vì lợi ích cá nhân thì phương Đông cũng làm việc, sáng tạo hết mình vì lợi ích chung trong sự đam mê của niềm vui và danh dự.

4. Bình sản

Ba hạt nhân trên sở dĩ tồn tại được là do đứng vững trên nền tảng kinh tế minh triết phương Đông: bình sản. Đó là cơ chế đảm bảo sự công bằng nhất định trong phân chia thu nhập của cộng đồng. Không hề là chủ nghĩa bình quân vì không có ai toàn quyền phân phối của cải mà là bình sản nhằm đạt tới sự công bằng tương đối về tài sản. Trong ký ức phương Đông còn ghi lại cách phân chia tài sản thời cổ, đó là tỉnh điền: Cộng đồng chung tay vỡ khu ruộng, người ta cố làm cho khu ruộng vuông vức, sau đó chia làm chín phần đều nhau. Tám gia đình cày cấy tám phần xung quanh đồng thời chung tay chăm sóc phần ruộng giữa, gọi là tỉnh điền. Phần thu hoạch từ “tỉnh điền” được nộp vua. Sau này, cơ chế bình sản được chuyển sang hình thức công điền. Đến trước năm 1945 ở Việt Nam vẫn còn 20% công điền, ba năm một lần làng chia cho người nghèo cày cấy.

 Bốn yếu tố kể trên là nền tảng của văn hóa Việt cổ. Đó cũng chính là hạt nhân minh triết. Những hạt nhân này được hình thành từ xa xưa, vào cuối thời đá mới. Nhiều khảo cứu cho thấy, tới lúc này, phương Đông đã trưởng thành về tư tưởng. Cái mà Kim Định gọi là Văn hóa Nguyên Nho hay Việt Nho đã hoàn chỉnh. Thời đại Kim khí với công cụ hữu dụng chỉ tạo phương tiện đẩy nhanh đà văn minh mà không có đóng góp quan trọng nào cho tư tưởng.

Bốn hạt nhân trên giúp ta tìm ra định nghĩa của minh triết: “Minh triết là sự khôn sáng trầm tích trong chiều sâu nhất của văn hóa, tỏa ánh sáng và sức nóng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc.”

III. Kim Định, người giải phóng dân tộc về văn hóa

Dân tộc Việt từng làm nô lệ của ngoại bang và cũng từng nhiều lần tự mình giải phóng khỏi ách nô lệ. Tuy nhiên, có thực tế là, cho tới nay, chúng ta chưa hề được giải phóng về văn hóa! Cái gánh nghìn cân luôn đè nặng tâm khảm cha ông xưa và chúng ta hôm nay là mặc cảm lệ thuộc văn hóa Trung Hoa. Tiếng Việt vay mượn 70% từ tiếng Hán. Hàng nghìn năm, quốc ngữ của chúng ta được gọi là chữ Hán. Gần như toàn bộ văn hóa của chúng ta là sao chép hay “bắt chước chưa tới nơi tới chốn văn hóa Trung Hoa.” (Nguyễn Gia Kiểng – Tổ quốc ăn năn)… Bao thế hệ đau đáu nỗi niềm là dân nhược tiểu bán khai!

 Phát hiện của Kim Định đã đòi lại cho dân tộc ta chủ quyền của người sáng tạo văn hóa phương Đông. Từ vị trí của kẻ đọc nhờ học mướn, hôm nay người Việt Nam chúng ta đầy đủ tư cách nhận lại gia sản kỳ vĩ của tổ tiên. Như vậy, lần đầu tiên dân tộc ta được giải phóng về văn hóa. Đấy là cuộc giải phóng lớn lao nhất chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Kim Định là người tiên phong mở ra công cuộc giải phóng vĩ đại này.

IV. Kim Định, người chỉ đường cho nhân loại.

Ngày nay thế giới đang bước những bước khổng lổ về khoa học công nghệ. Trên nhiều hoạt động, con người đã ngang với thần thánh. Tuy nhiên, nhân loại cũng đang lâm vào khủng hoảng chưa từng có: cuộc khủng hoảng đường đi! Cuối thế kỷ XX, cuộc thử nghiệm xã hội theo chủ thuyết cộng sản cáo chung. Những người được coi là thức giả hàng đầu thế giới cho rằng lịch sử đã kết thúc. Thế giới yên tâm đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nhưng rồi thực tế chứng tỏ, dù có những thành công lớn lao thì con đường tư bản cũng bộc lộ những bất ổn nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của loài người.

Để cứu thế giới khỏi thảm họa này, những trí tuệ hàng đầu phương Tây cho rằng sự bất cập của nhân loại là do nữ quyền bị lấn áp nên tới lúc phải đề cao nữ quyền. Điều đáng buồn, đáng lo là cả thế giới hùa theo, coi như phép màu!

Tuy nhiên, minh triết phương Đông chỉ ra, sự thực không phải vậy. Sự lấn át nữ quyền chỉ là một phần rất nhỏ của thảm kịch toàn nhân loại. Do thiếu minh triết của phương Đông, học giả phương Tây không hề biết rằng, sự hủy diệt thế giới được bắt đầu ở tầm mức lớn lao hơn, ở mức toàn vũ trụ. Đó là sự mất cân bằng Âm Dương. Chủ nghĩa tư bản, sản phẩm của văn minh du mục tham lam, tàn bạo, đẩy thế giới đi theo chiều hướng dương cực thịnh, khiến âm cực suy, phá vỡ mối cân bằng trong vận động của thế giới. Một cơ chế hoạt động như vậy, tất dẫn tới đổ vỡ. Để cứu vãn thế giới, minh triết chỉ ra, chỉ đề cao nữ quyền là không đủ mà điều khẩn thiết hơn là lập lại sự cân bằng trong vận động của thế giới. Loài người phải cùng nhau đưa thế giới trở lại vận hành theo tham thiên lưỡng địa. Đó là con đường duy nhất cứu nhân loại do minh triết phương Đông đưa ra từ xa xưa mà hôm nay Kim Định tìm lại cho chúng ta.

 

LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG VÀ NỀN SỬ HỌC KHÔNG ADN

I. Khái quát về khoa học lịch sử thế kỷ XX

Sử học là khoa học khảo cứu hoạt động xã hội của những cộng đồng người trong quá khứ. Vì vậy, yếu tố quyết định thành công của Sử học là nhận thức chính xác về cộng đồng người đó có gốc gác từ đâu, qua quá trình như thế nào để có mặt tại thời gian và không gian mà sự kiện lịch sử diễn ra. Như vậy, vô hình trung, trong bước khởi đầu, mục tiêu của Sử học trùng với mục tiêu của Nhân học. Nói chính xác hơn, Sử học phụ thuộc, “ăn theo” kết quả nghiên cứu của Nhân học.

Thế kỷ XX, Nhân học sáng tạo phương pháp đo đạc so sánh hình thái sọ để xác định các dạng người từng tồn tại trên Trái đất đồng thời định tuổi các cốt sọ để tìm hiểu nguồn gốc loài người. Từ kết quả nghiên cứu đã xuất hiện hai giả thuyết. Giả thuyết châu Phi (Out of Africa hypothesis) xác định châu Phi là quê hương của loài người và giả thuyết nhiều vùng (The multiregional hypothesis) cho rằng loài người được sinh ra từ nhiều vùng khác nhau: Châu Phi cho ra người da đen, châu Âu sinh ra người da trắng, còn châu Á là quê hương của người Mongoloid.

Gần suốt thế kỷ, hai giả thuyết tranh chấp nhau, không phân thắng bại. Nhưng vào thập kỷ 70s, do phát hiện di cốt của người Neanderthal rất giống với người châu Âu hiện đại, phần đông giới khoa học cho rằng, người Neanderthal là tổ tiên người châu Âu. Thuyết Đa nguồn gốc thắng thế, chi phối Nhân học thế giới.

Nhìn chung, với châu Âu, vấn đề nhân chủng khá đơn giản nhưng ở Đông Á, câu chuyện đặc biệt phức tạp.

Thập kỷ 1920, tại Trung Quốc có những khám phá khảo cổ học quan trọng. Đó là việc kỹ sư mỏ người Thụy Điển Anderson phát hiện văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều 7.000 năm trước mà chủ nhân của nó rất gần với người Trung Hoa hiện đại. Tiếp đó là di chỉ Chu Khẩu Điếm ở gần Bắc Kinh, có di cốt người Đứng thẳng (Homo erectus) khoảng 600.000 năm tuổi, được đặt tên là người Bắc Kinh (H. pekinensis). Ở tầng phía trên (New cave) là di cốt người hiện đại Homo sapiens 27.000 năm trước. Di chỉ Chu Khẩu Điếm được coi như địa điểm thu gọn lịch sử phát triển của nhân loại. Những khám phá này trở thành chứng cứ thuyết phục để giới khoa học tin rằng, con người xuất hiện ở Tây Tạng, di cư vào Trung Quốc rồi người H. erectus chuyển hóa thành người H. sapiens. Từ đây người H. sapiens lan tỏa ra toàn bộ châu Á.

Kết hợp cổ thư Trung Hoa với khám phá của khoa học, các học giả thế giới và Trung Quốc cho rằng, người Bắc Kinh là tổ tiên của người Trung Hoa. Đồng bằng miền Trung Hoàng Hà là nơi phát tích của dân tộc Trung Hoa. Từ đây con người và văn hóa Hoa Hạ lan tỏa xuống phía Nam. Bên cạnh quan niệm Âu trung: văn minh nhân loại bắt nguồn từ phương Tây thì quan niệm Hoa trung xuất hiện: Trung Hoa là trung tâm hình thành con người và văn hóa phương Đông.

Có thể nói, Nhân học và Sử học hiện đại Việt Nam ra đời trong khí quyển của hai quan niệm này. Sau gần nửa thế kỷ chiếm đóng Đông Dương, do ý đồ thống trị lâu dài và nhờ tích lũy được ít nhiều tri thức về phương Đông, người Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ ở Hà Nội vào năm 1898. Trên lĩnh vực khoa học nhân văn, những nhà Hán học như Maspéro, Aurousseau… giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, cả Nhân học và Sử học Việt Nam được hình thành trên hai nguồn tư liệu là cổ thư Trung Hoa và những khám phá khoa học nhân văn của học giả phương Tây. Trong khi người phương Tây còn hiểu biết về phương Đông rất hạn chế thì những nghiên cứu của Viễn Đông Bác cổ như ánh đuốc tỏa sáng từ miền đất tối tăm và bí ẩn, soi đường cho giới khoa học quốc tế.

Trường phái Viễn Đông Bác cổ cho rằng, người Melanesien là dân cư cổ nhất ở Đông Dương. Khoảng 1.500 năm TCN, người Indonesien từ Ấn Độ tràn sang, tiêu diệt hoặc đẩy người Melanesien bản địa ra các đảo Đông Nam Á. Sau cùng, khoảng năm 333 TCN, do nước Sở diệt nước Việt, người Việt con cháu của Việt vương Câu Tiễn, từ Nam Dương Tử chạy xuống Bắc Việt Nam, tạo nên dân cư Việt Nam hôm nay.[1]

Từ sự xác định nguồn gốc như vậy đã hình thành quan niệm phổ biến cho rằng, người Việt Nam là sản phẩm đồng hóa của người Trung Hoa từ trước Công nguyên và được tiếp tục trong thời gian hơn nghìn năm Bắc thuộc. Lẽ đương nhiên, văn hóa Việt cũng là sản phẩm đồng hóa của văn hóa Trung Hoa. Không chỉ trong nhiều phong tục tập quán mà rõ ràng nhất là tiếng Viêt vay mượn khoảng 70% từ ngôn ngữ Hán và chữ Hán trở thành quốc ngữ của người Việt. Quan niệm như vậy về nguồn gốc, lịch sử và văn hóa của người Việt đã định hướng cho mọi nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XX.

II. Những yếu tố khai sinh nền sử học mới

Tuy nhiên, trên thực tế, đó không phải màu sắc duy nhất của bức tranh khoa học nhân văn phương Đông. Người ta vẫn thấy, trên cái nền chung ấy có những đốm sáng tương phản.

Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, tại Paris, Đại tá Frey, H, (1847-1932) đã công bố ba cuốn sách liên quan tới ngôn ngữ Việt Nam là:

1. L'Annamite, mère des langues; communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine, Paris, 1892, 248p. (Tiếng Việt, mẹ của các ngữ; cộng đồng có nguồn gốc của các chủng tộc Celtic, Do Thái, Sudan và Đông Dương);

2. Annamites et extréme occidentaux, recherche sur l'origine des langues, Paris Hachette, 1894, 272 p. (An Nam và Viễn Tây, nghiên cứu về nguồn gốc của ngôn ngữ)

3. Les Egyptiens préhistoriques identifiés avec les Annamites, d'aprés les inscriptions hiéroglyphiques Paris, Hachette, 1905, 106 p. (Người Ai Cập thời tiền sử liên hệ với An Nam qua chữ khắc tượng hình).

Là sỹ quan người Pháp từng công tác tại Tây Phi rồi có mặt ở Đông Dương, tác giả đã nhận ra sự gần gũi giữa ngôn ngữ Đông Dương và tiếng nói của thổ dân châu Phi cùng các sắc dân Celtic, Semitic và Soudan. Chính ông đã cảm nhận nguồn gốc châu Phi của ngôn ngữ Việt Nam. Đồng thời ông cũng phát hiện, tiếng nói của người Việt Nam có vai trò chủ đạo ở phương Đông. Từ đó ông khẳng đinh, tiếng Việt là mẹ của các ngữ.…

Đáng tiếc là tiếng nói cô đơn của tay võ biền không thể chống lại một xu hướng đang lên của những học giả có uy tín lớn.

- Năm 1923, nhà khảo cổ người Pháp Madeleine Colani khám phá ra số lượng rất lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá cuội được ghè đẽo xung quanh hòn cuội, trong một hang đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình, có niên đại 22.000 đến 2.000 năm TCN. Sau đó còn phát hiện rất nhiều địa điểm ở Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Malaysia, Sumatra, Nhật Bản, Đài Loan, Australia… những di tích với các công cụ cùng một kỹ thuật chế tác. Văn hóa Hòa Bình có ý nghĩa khoa học rất lớn trên hai phương diện:

a. Đánh dấu sự chuyển tiếp từ văn minh đá cũ sang đá mới ở thời điểm rất sớm: 22.000 năm trước. Trong khi, với tri thức kinh điển, ở phương Tây, văn minh đá mới chỉ xuất hiện khoảng 10.000 năm trước. Điều này cho thấy, văn minh phương Đông tiến trước phương Tây hơn chục nghìn năm. Một chứng cứ phủ nhận thuyết Âu trung.

b. Diện bao phủ rộng của văn hóa Hòa Bình cho thấy Hòa Bình là trung tâm phát sinh văn hóa đá mới. Điều này nói lên vai trò quan trọng của Việt Nam trong văn minh phương Đông. Thuyết Hoa tâm bị nghi ngờ.

Tháng Giêng năm 1932, Hội nghị Khảo cổ học Quốc tế về Tiền sử Viễn Ðông họp tại Hà Nội xác nhận: "Văn hóa Hòa Bình là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới. Trung tâm nông nghiệp Hòa Bình có trước vùng Lưỡng Hà 3000 năm." (Encyclopédia d’Archeologie).

- Từ năm 1933 tới 1937, có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học Ba Lan Pzrilusky với viện sĩ Maspero về nguồn gốc của ngôn ngữ Việt Nam. Trong khi Pzrilusky đồng ý với Frey cho tiếng Việt là gốc của các ngôn ngữ phương Đông thì Maspero cực lực phản đối, vẫn giữ quan điểm của mình: tiếng Việt vay mượn 70% từ tiếng Trung Hoa. Cuối cùng, Maspero chiến thắng. Ở đây, thắng cuộc không phải chân lý khoa học mà là vai vế của người tranh luận.

-  Năm 1952, tiếp nối tư tưởng của Hội nghị về Tiền sử Viễn Đông, học giả Hoa Kỳ C. Sauer khẳng định: “Về cái nôi của nền nông nghiệp đầu tiên, tôi xin thưa rằng ở Đông Nam Á. Nơi này quy tụ đầy đủ những điều kiện khác nhau cần thiết về vật lý thể chất, hóa học hữu cơ, khí hậu ôn hòa với cả hai vụ gió mùa, với chu kỳ mùa mưa ẩm ướt và mùa khô tạnh ráo, sông nước tiện cho viêc đánh cá. Đất này là trung tâm điểm giao thương cả đường biển lẫn đường bộ của Cựu thế giới. Không có nơi nào mà vị trí lại thích hợp và có đủ yếu tố cung cấp cho sự phát triển nền văn minh hỗn hợp giữa nông và ngư nghiệp tốt hơn nữa.”

                                        

"Ðúng là nông nghiệp đã tiến triển qua hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là văn hóa Hòa Bình. Lúa nước đã được trồng cùng lúc với khoai sọ." “Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp cổ nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và thuần dưỡng cây trồng bằng cách tái sinh sản thực vật."[2]

            Không chỉ vậy, ngày càng nhiều học giả như A.G. Haudricourt & amp; Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Jacques Barrau (1965, 1974), Solheim (1969), Chester Gorman (1970)... cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng sớm nhất của nhân loại.

- Năm 1972 từ những khám phá khảo cổ ở Thái Lan, W.G. Solheim II đã viết:

            "Tôi cho rằng khi chúng ta nghiên cứu lại nhiều cứ liệu ở lục địa Ðông Nam Á, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ra rằng việc thuần dưỡng cây trồng đầu tiên trên thế giới đã được dân cư Hòa Bình (Việt Nam) thực hiện trong khoảng 10.000 năm TCN..."

            "Rằng văn hóa Hòa Bình là văn hóa bản địa không hề chịu ảnh hưởng của bên ngoài, đưa tới văn hóa Bắc Sơn."

 "Rằng miền Bắc và miền Trung lục địa Ðông Nam Á có những nền văn hóa tiến bộ mà trong đó đã có sự phát triển của dụng cụ đá mài nhẵn đầu tiên của châu Á, nếu không nói là đầu tiên của thế giới và gốm đã được phát minh..."

“Khác với quan niệm phổ biến cho rằng, văn hóa Ngưỡng Thiều và Long Sơn ảnh hưởng xuống phía nam, tôi cho rằng, Ngưỡng Thiều và cả Long Sơn là do giai đoạn Hòa Bình sớm mang lên.”

 "Rằng không chỉ là sự thuần hóa thực vật đầu tiên như ông Sauer đã gợi ý và chứng minh, mà còn đi xa hơn, nơi đây đã cung cấp tư tưởng về nông nghiệp cho phương Tây. Và sau này một số cây đã được truyền đến Ấn Ðộ và châu Phi. Và Ðông Nam Á còn tiếp tục là một khu vực tiên tiến ở Viễn Ðông cho đến khi Trung Quốc thay thế xung lực này vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN, tức khoảng 1500 năm TCN." [3]

- Năm 1998 Stephen Oppenheimer cho xuất bản cuốn Địa đàng ở phương Đông: Lục địa Đông Nam Á bị chìm [4], một cuốn sách làm thay đổi quan niệm về vai trò của Đông Nam Á trong lịch sử thế giới. Từ kinh nghiệm của một bác sỹ nhi khoa phát hiện dòng gen thiên di của bệnh thiếu máu ở trẻ em hải đảo Đông Nam Á, kết nối tài liệu khảo cổ, cổ nhân chủng và giải mã truyền thuyết, ông đưa tới kết luận: Đông Nam Á là nơi nông nghiệp hình thành sớm nhất trên thế giới. Từ đây, những giống vật nuôi, cây trồng cùng tư tưởng nông nghiệp được truyền sang phương Tây qua nạn đại hồng thủy.

Hòa với những khám phá của học giả thế giới về nền văn hóa phương Đông thì vào thập kỷ 70s, những khai quật khảo cổ ở phía Nam Dương Tử phát hiện một thực tế không ngờ: Nhiều văn hóa khảo cổ phía Nam Trung Hoa không những xuất hiện sớm hơn mà còn tiến bộ hơn phía Bắc. Chữ tượng hình có mặt ở Giả Hồ 9.000 năm trước. Tại Lương Chử, 3.300 năm TCN, chữ tượng hình đã trưởng thành, sớm hơn Giáp cốt văn Ân Khư 2.000 năm. Các học giả Trung Quốc buộc phải thừa nhận có một nhà nước Lương Chử ra đời sớm nhất ở phương Đông, sớm hơn nhà Hạ hàng nghìn năm. Cũng từ đó xuất hiện quan điểm cho rằng: đồng bằng phía Nam Dương Tử là người mẹ thứ hai của dân tộc Trung Hoa. Người ta càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện văn hóa Gò Ba Sao (Tam Tinh Đôi) vùng Tứ Xuyên. Thực tế này dẫn tới sự nghi ngờ về nguồn gốc phương Bắc của con người và văn hóa Trung Hoa. Có ý kiến cho rằng, có thể sự thực ngược lại, là dòng dịch chuyển của con người cùng văn hóa từ phía Nam lên.[5]

Tuy đưa ra nhiều nhận định mới nhưng phải thừa nhận là, những bằng cứ của chúng, nhất là về khảo cổ chưa vững chắc. Việc định tuổi hạt thóc phát hiện ở Non Nok Tha, Thái Lan thấp hơn niên đại do Solheim đưa ra là một gáo nước lạnh dội vào xu hướng này.

Nhưng rồi giọt nước đã tràn ly.

Ngày 29. 9. 1998 xuất hiện một sự kiện gây chấn động giới khoa học. Công nghệ khảo sát ADN người đang sống cho ra khám phá chưa từng có. Nghiên cứu Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc (Genetic Relatonship of Populations in China) đưa ra kết luận: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện ở châu Phi từ 160.000 đến 180.000 năm trước. Khoảng 70.000 năm cách nay, con người từ châu Phi theo ven biến Ấn Độ tới Việt Nam. Sau thời gian chung sống ở đây, người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ và 40.000 năm trước lên khai phá Trung Hoa rồi từ đó vượt eo Bering chinh phục châu Mỹ…”[6]

Lập tức, nhiều phòng thí nghiệm di truyền học trên thế giới kiểm định nghiên cứu này. Vài năm sau, hàng loạt khảo cứu di truyền được công bố, không chỉ đồng thuận với phát hiện trên mà còn đưa ra những kết quả cụ thể, chính xác hơn.

Xuất phát từ thực tế này, có những người dựa vào khám phá di truyền học để viết cuốn sử mới cho phương Đông.

Bắt đầu là những học giả người Việt trong nhóm Tư Tưởng ở Úc gồm Luật sư Cung Đình Thanh, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn và Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiệp. Bằng những bài viết từ năm 2001, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn giới thiệu công trình của nhóm J. Y. Chu, tuy có những hạn chế về số lượng mẫu vật nhưng là khám phá rất có ý nghĩa trong việc khảo sát quá trình hình thành dân tộc Việt. Năm 2003, tại Sidney, Luật sư Cung Đình Thanh cho in cuốn Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học. Do tiếp cận tài liệu Genetic Relationship of Populations in China của nhóm J. Y. Chu và Eden in the East của Stephen Oppenheimer nên công trình của Luật sư Cung Đình Thanh là cuốn sách đầu tiên viết bằng tiếng Việt trình bày việc người từ châu Phi di cư tới Đông Nam Á rồi từ đây đi lên khai phá Trung Hoa. Do vậy, đó cũng là cuốn sách đầu tiên cùng lúc phản bác quan niệm được thừa nhận rộng rãi là con người từ phía nam Tây Tạng xâm nhập Trung Hoa rồi đi xuống Việt Nam cũng như quan niệm cho rằng người Việt do dân cư các đảo Đông Nam Á xâm nhập: “Thuyết của GS. Nguyễn Khắc Ngữ cũng như các GS Đại học Hà Nội về người Hắc chủng ở hải đảo vào lai giống với người Mongoloid là tổ tiên của người Việt ngày nay và thuyết của các học giả Pháp và các học giả người Việt lớp cũ từ Đại Việt sử ký toàn thư đến Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim … nói về nguồn gốc người Việt là hậu duệ của người từ phương Bắc xuống phải được đảo ngược lại mới đúng với sự thực (trang 298). » Có thể nói, ở thời điểm xuất hiện, nó tiến xa nhất trên con đường tìm về nguồn cội.

Từ năm 2004, khi tiếp cận công trình của J.Y. Chu, chúng tôi đã dành toàn bộ thời gian cùng tâm lực tìm về nguồn gốc dân tộc. Sau hơn 10 năm khảo cứu, có thể khái quát lịch sử và văn hóa phương Đông như sau:

1- 70.000 năm trước, hai đại chủng Mongoloid và Australoid từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam. Tại đây họ hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, do người đa số Indonesian (Lạc Việt) lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Khi nhân số tăng, người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ và 40.000 năm trước, đi lên khai phá Trung Hoa. 30.000 năm trước qua eo Bering chinh phục châu Mỹ.

2- Khoảng 20.000 năm trước, tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, phía Nam Dương Tử, người Lạc Việt chế tác đồ gốm đầu tiên. Sau đó vào khoảng 12.400 năm cách nay, thuần hóa thành công lúa nước. Tại văn hóa Giả Hồ tình Hà Nam, 9.000 năm trước xuất hiện những ký tự tượng hình đầu tiên. Lúa nước và kê được trồng rộng rãi ở lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà.

3. Khoảng 7.000 năm trước, diễn ra sự tiếp xúc giữa người Việt trồng kê và người Mông Cổ du mục tại cao nguyên Hoàng Thổ phía Nam sông Hoàng Hà (người Mông Cổ cũng từ Việt Nam đi lên 40.000 năm trước, nhưng do di cư riêng rẽ tới đất Mông Cổ nên giữ được gen Mongoloid thuần chủng, được gọi là người Mongoloid phương Bắc - North Mongoloid) sinh ra chủng người Việt mới Mongoloid phương Nam. Người Việt Mongoloid phương Nam tăng số lượng, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà.

4. Khoảng 3.300 năm TCN, nhà nước đầu tiên ở phương Đông của người Lạc Việt được thành lập với kinh đô Lương Chử vùng Thái Hồ, ranh giới gần trùng sát với nhà nước Xích Quỷ. So sánh với truyền thuyết thì đó là nhà nước của Thần Nông. Khoảng năm 2879 TCN diễn ra việc lập nước Xích Quỷ.

5. Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ do thị tộc Hiên Viên lãnh đạo, đánh vào Trác Lộc, chiếm đất của người Việt ở Nam Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Bại trận, một bộ phận người Việt từ lưu vực Hoàng Hà (Núi Thái-Trong Nguồn) di tản xuống phía Nam, đem nguồn gen Mongoloid về, chuyển hóa dân cư Việt Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam.

Từ 2.000 năm TCN, dân cư Đông Dương cũng như Việt Nam duy nhất là chủng (race) Mongoloid phương Nam gồm nhiều sắc tộc (ethnicities) khác nhau. Khoảng 500 năm TCN, đồng bằng sông Hồng hình thành. Các sắc dân Việt từ Đông Dương và Nam Dương Tử tụ về khai phá đất mới. Những sắc dân Thái, Tày, Hẹ (Hakka), Hán từ Trung Nguyên trở về mang theo tiếng nói đơn âm, hữu thanh. Do sống trong môi trường thuận lợi về kinh tế và giao lưu văn hóa, lại tiếp thu tiếng nói đơn âm nên tại đồng bằng sông Hồng hình thành sắc tộc mới, là người Kinh. Do chưa hiểu nguồn gốc nên trước đây gọi cộng đồng này là người Việt. Như vậy, người Kinh là sắc dân được sinh ra muộn nhất từ cộng đồng người Việt.

6. Vào Nam Hoàng Hà, người Mông Cổ bỏ lối sống du mục, học nghề nông và văn hóa của người Việt. Do sống chung, lớp người lai Mông-Việt ra đời, tự gọi là Hoa Hạ. Do nhân số ít và văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ bị người Việt đồng hóa về máu huyết cũng như văn hóa. Tuy nhiên vì giữ địa vị thống trị, người Mông Cổ bắt cộng đồng nói theo cách nói Mông Cổ (phụ trước chính sau)

7. Suốt thời kỳ dài, các vương triều Hoa Hạ chỉ chiếm phần đất nhỏ ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà và luôn trong cuộc chiến tranh với các nước hoặc bộ tộc người Việt xung quanh. Phía Nam Dương Tử hoàn toàn là đất của người Việt. Năm 2.300 TCN, do nước biển dâng, kinh đô Lương Chử bị nhấn chìm, các vua Hùng dời đô về Thành Đầu Sơn bên Hồ Động Đình, tiếp tục lãnh đạo nhà nước Văn Lang cho tới 800 năm TCN.

8. Cuối thời Chiến Quốc, nhà Tần, một quốc gia của người Việt, diệt lục quốc, lập đế quốc Tần. Khi nhà Chu diệt vong, người Hoa Hạ hết vai trò lãnh đạo. Mặt khác, từ lâu người Hoa Hạ cũng được đồng hóa để hòa mình trong cộng đồng Việt. Lưu Bang vốn người nước Sở nên nhà Hán do ông thành lập cũng là quốc gia của người Việt. Tuy nhiên, vì uy danh từ xa xưa của Hoa Hạ nên không chỉ Lưu Bang mà các đế vương sau này cũng nhận là Hoa Hạ.

9. Từ cuối đời Hán và tiếp tới sau này, các bộ tộc du mục ở Tây Bắc liên tục xâm nhập, có thời gian dài thống trị Trung Quốc như Nguyên, Thanh nên rất nhiều người Mongoloid phương Bắc vào Trung Quốc, hòa huyết với người tại chỗ. Nhưng hầu hết họ bị dân bản địa đồng hóa thành người Mongoloid phương Nam, được gọi là người Hán.

10. Do dân cư Trung Quốc được hình thành trên nền cơ bản là người Việt nên tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Tiếng Trung Quốc là tiếng Việt được nói theo giọng và cách nói Mông Cổ (Mongol parlance).

11. Với chúng tôi, việc tìm nguồn gốc chữ viết Trung Hoa là thách thức lớn. Sách sử cho thấy, tới giữa thời Thương, các vương triều Hoa Hạ chưa có chữ. Nhưng khi Bàn Canh chiếm đất An Dương của người Dương Việt ở Hà Nam, lập nhà Ân (khoảng 1300 năm TCN) thì chữ tượng hình Giáp cốt văn Ân Khư xuất hiện, ở dạng thức đã trưởng thành. Nguyên nhân do đâu?

Tuy phát hiện chữ tượng hình ở văn hóa Giả Hồ (Hà Nam) 9.000 năm trước, Bán Pha (Sơn Tây) 6.000 năm trước, Lương Chử (Chiết Giang) hơn 5.000 năm trước nhưng các học giả phương Tây không thừa nhận. Rất may là vào cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây, khi khai quật những đàn tế của người Lạc Việt, hàng nghìn mảnh xẻng đá khắc chữ tượng hình được tìm thấy. Như giọt nước làm tràn ly, hàng nghìn phù tự (chữ dùng trong bói toán và cúng tế) trên các mảnh đá ở Cảm Tang Quảng Tây 6.000 năm trước, khẳng định: người Lạc Việt đã sáng tạo chữ tượng hình khắc trên đá, yếm rùa, xương thú rồi đưa lên Hà Nam. Khi chiếm đất An Dương, nhà Ân đã chiếm đoạt loại chữ này rồi phát triển lên. Như vậy, có thể khẳng định, chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa

12. Một câu hỏi nan giải khác: cây lúa được trồng trước hết ở đâu? Tuy với niềm tin vững chắc rằng Đông Nam Á là quê hương của cây kê và cây lúa nhưng vì thiếu chứng cứ khảo cổ học nên không thể đưa ra lời khẳng định. Thật may là vào năm 2012, khảo cổ học phát hiện tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây cùng mảnh gốm 20.000 năm là hạt lúa trồng 12.400 tuổi. Điều này xác nhận người Lạc Việt thuần hóa cây lúa sớm nhất trên thế giới.[7]

Trên địa bàn Đông Á, người Việt đã sáng tạo nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ mà tiêu biểu là quan niệm Âm Dương, Ngũ hành, kinh Dịch, kinh Thi, tiếng nói phong phú, chữ tượng hình giàu biểu cảm…

Nhưng trớ trêu thay, tộc người sinh ra dân cư và sáng tạo nền văn hóa phương Đông kỳ vĩ lại có số phận bất hạnh. Mất đất đai, mất con người, mất văn hóa, mất chữ viết… hàng nghìn năm người Việt bị coi như đám trôi sông lạc chợ, sống phận tôi đòi dưới bóng Trung Hoa!

Nay, nhờ ánh sáng của khoa học nhân loại, dân tộc ta tìm lại được cội nguồn, văn hóa, lịch sử của mình. Hy vọng tri thức mới sẽ khiến người Việt ngửng đầu làm tròn sứ mệnh vinh quang dẫn dắt nhân loại trong kỷ nguyên mới để xứng đáng với tổ tiên xưa.

Những ý tưởng trên đã được chúng tôi trình bày trong hàng trăm bài viết và năm cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn Học, 2006), Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn Học, 2008), Tìm cội nguồn qua di truyền học (NXB Văn Học, 2011), Khám phá lịch sử Trung Hoa ( NXB Hội Nhà văn, 2016) và Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (NXB Hội Nhà văn. H. 2016). Có thể khẳng định, những công trình kể trên mở đầu cho cuốn sử mới và chân thực của phương Đông.

III. Số phận của nền Sử học không ADN

Một sự thực được phơi bày: Nhân chủng học là khoa học tự nhiên nên việc tìm nguồn gốc con người không chỉ cần phương pháp luận đúng mà còn rất cần một công nghệ thích hợp. Công nghệ hiệu quả nhất mà khoa học sáng tạo được ở thế kỷ trước là đo sọ: đo những chỉ số của sọ người như chiều dọc, chiều ngang, chiều rộng hố mắt, độ nổi của vành mày, mặt nghiêng hay mặt đứng… rồi từ tỷ lệ giữa chúng mà xếp thành từng chủng người. Công nghệ này gặp hai trở ngại. Trước hết là những mẫu sọ cổ thường được phát hiện ngẫu nhiên, vì vậy việc khảo cứu chúng không thể tiến hành theo hệ thống. Mặt khác, số mẫu vật tìm được thường rất ít. Do vậy khi giải bài toán thống kê, độ chính xác không cao. Công nghệ đo sọ tuy đưa tới những khám phá ban đầu về nhân loại: Loài người gồm ba đại chủng Australoid, Mongoloid và Europid… nhưng việc định loại con người ở bậc phân loại thấp hơn (chủng người - race) gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác. Thất bại của Nhân học thế kỷ XX đã kéo theo thất bại của Sử học.

Cho tới nay nhiều sử gia bỏ công sức khảo cứu về người Việt, người Hán, người Chăm, người Khmer… trong khi chưa biết những cộng đồng đó có nguồn gốc ra sao, có mối quan hệ với nhau thế nào nên không thể hiểu họ một cách đúng đắn. Một khoa học mà đối tượng nghiên cứu của nó chưa xác định được thì có thể khẳng đĩnh, kết quả của khoa học ấy là không đáng tin.

Có hai lý do để khẳng định Sử học phương Đông thế kỷ XX không đáng tin:

1. Loài người hay một chủng người xuất hiện tới nay trên mặt đất đều có một quá trình. Nhưng do chưa biết quá trình đó nên các nghiên cứu về con người phải bỏ qua thời tiền sử để khảo cứu nó từ 2000 năm cách nay. Khi chưa biết gốc thì mọi chuyện nói về ngọn đều không có cơ sở.

2. Cũng do chưa xác định được nguồn gốc và quá trình hình thành của mỗi chủng người nên mọi khảo cứu về nó dựa vào hình dáng, chất liệu các rìu đá, hoa văn khắc trên đồ gốm rồi ngôn ngữ… đều chỉ là những chứng cứ gián tiếp, không phản ánh đúng sự thực.

Đúng như nhận định của nhà nhân học người Mỹ Jared Diamond: “Giờ không còn là lúc chơi với những mẩu xương và những hòn đá nữa. Những gì thuộc về con người mà không được di truyền học xác nhận đều không đáng tin cậy.”

Do vậy, có thể kết luận: về cơ bản, Sử học phương Đông thế kỷ XX không phản ánh đúng thực chất những gì diễn ra trong quá khứ. Đó là nền Sử học thất bại, đã bị sự thực khoa học phủ định.

Tuy nhiên, có sự thực là, cái nền sử học đã chết cả về hồn và xác ấy, như hồn ma bóng quế vẫn tiếp tục quá trình gieo rắc sự ngu dân của nó:

Năm 2005, trả lời Đài BBC tiếng Việt, Giáo sư Trần Quốc Vượng khẳng định: “Quan điểm chung của phía Việt Nam là công nhận thuyết 'đa trung tâm'. Theo đó, không có một trung tâm nào trên thế giới, từ đó nghề nông được truyền sang các vùng khác. Các cư dân Hoa Bắc thời cổ, vốn trồng kê, cao lương và sau là lúa mạch. Còn các cư dân Đông Nam Á trồng lúa mùa theo các mùa nước.”[8]

Trong cuốn Nguồn gốc người Việt-người Mường, tác giả Tạ Đức cụ thể hóa ý tưởng của Aurousseau, cho rằng, người Lava từ Trung Quốc di cư xuống, làm nên dân cư và văn hóa Việt thời Phùng Nguyên. [9]

Tạ Chí Đại Trường và các học giả Mỹ như K Taylor, L. Kelley cho rằng, không hề có nước Xích Quỷ và thời Hùng Vương trong sử Việt. Người Việt, người Thái… là những chủng khác nhau!

Thay mặt giới sử gia chính thống, PGS Lê Văn Lan tới diễn đàn Quốc hội tuyên bố: “Lịch sử Việt Nam chỉ bắt đầu vào 700 năm TCN, khi nhà nước Văn Lang ra đời.” Do đó Lời nói đầu của Hiến Pháp năm 1992 ghi: “Đất nước Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử” thay vì “Trải qua bốn nghìn năm lịch sử,...” như Hiến Pháp 1980 (!)

Tài liệu tham khảo.

1. Léonard Aurousseau. Khảo về cỗi rễ dân An Nam. Bản dịch của Hồng Nhân Phạm Quỳnh. Nam Phong tạp chí số 84, tháng 6-1924, tr.480. Dẫn theo Cao Thế Dung: Tên nước Việt. (http://www.mevietnam.org/NguonGoc/ctd-tennuocvietnam.html)

2. Carl Sauer. Agricultural Origins and Dispersals, The American Geographical Society,

New York, 1952

3. Wilhelm G. Solheim II. New light on Forgotten Past. National Geographic, Vol. 139, No.

3, Mar.1971. 

4.Stephen Oppenheimer. Eden in the East: the drowned continent of Southeast Asia.

 https://www.amazon.com/Eden-East-Drowned-Continent-Southeast/dp/0753806797

5. Hà Văn Thùy. Khám phá lịch sử Trung Hoa. (NXB Hội Nhà văn. H, 2916)

6. J. Y. Chu et al.  Genetic relationship of populations in China

http://www.pnas.org/content/95/20/11763.full

7. Xianrendong  http://archaeology.about.com/od/xterms/qt/Xianrendong.htm

8. Nghe phỏng vấn 20 phút với GS. Trần Quốc Vượng :

  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2005/03/interviewweek112005.shtml

9.  Tạ Đức. Nguồn gốc người Việt – người Mường. NXB Tri thức 2013 

VÌ SAO HỌC GIẢ PHƯƠNG TÂY CHO RẰNG: “TIẾNG VIỆT MƯỢN 70% TỪ NGÔN NGỮ HÁN?”

Năm 1912, trong công trình nghiên cứu đầu tiên và có ảnh hưởng lớn tới tiếng Việt: “Các nghiên cứu về ngữ âm lịch sử của tiếng An Nam” (Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite: Les initiales), Viện sỹ Henri Maspero cho rằng, tiếng Việt vay mượn khoảng 75% từ ngôn ngữ Hán. Tuy nhiên, ông không phải người đầu tiên đề xuất điều này. Trước đó, vào năm 1838 Giám mục Taberd từng phát biểu: “Tiếng Việt chỉ là một nhánh bị thoái hóa của tiếng Hán.” Nhiều học giả cho rằng, cơ sở để Taberd đưa ra ý kiến này là trong vốn từ của tiếng Việt, từ vựng có nguồn gốc Hán chiếm đa số. Tuy nhiên, mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội). Do đó, chúng phải là những từ vay mượn, chứ không phải là những từ mang tính nguồn gốc.

Ý tưởng của những nhà ngôn ngữ tiên phong đó không chỉ xuyên suốt thế kỷ XIX, XX mà còn thống trị tới hôm nay. Trong giáo trình ngữ văn của các đại học danh tiếng thế giới vẫn ghi con số tròn trịa: tiếng Việt mượn 60% từ ngôn ngữ Hán. Nhưng đó có phải là sự thật?

Những nghiên cứu mới nhất về lịch sử, văn hóa phương Đông cho thấy, 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục. Cho tới 4.000 năm TCN, người Việt là chủ nhân của Trung Hoa và tạo dựng nơi đây nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Tiếng Việt là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa.

Năm 2698 TCN, những bộ lạc du mục Mông Cổ trên bờ Bắc Hoàng Hà do thị tộc Hiên Viên dẫn đầu, vượt sông vào chiếm đất của người Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng, nhưng do nhân số ít và văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ sớm bị người Việt bản địa đồng hóa về máu huyết và văn hóa. Do ngôn ngữ nghèo, họ buộc phải học tiếng nói của người Việt. Tuy nhiên trong vai trò thống trị xã hội, người Mông Cổ áp đặt cách nói Mông Cổ (Mongol parlance): thành phần phụ đứng trước, thành phần chính ở sau cho cộng đồng. Do vậy, về bản chất, tiếng nói của các vương triều Hoa Hạ là tiếng Việt được nói theo cách nói Mông Cổ.

Đến thời Chu, do dân du mục phương Bắc nhập cư làm cho tiếng nói bị pha trộn nên triều đình khuyến khích dân dùng Nhã ngữ là tiếng nói thanh nhã chuẩn mực của phương Nam. Trong khi đó, ở ngoài ranh giới vương triều Hoa Hạ, nhất là phía nam Dương Tử là nơi cộng đồng Lạc Việt đông đảo vẫn nói tiếng Việt.

Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, Hoàng Đế sai Khương Hiệt làm chữ viết. Nhưng trong lịch sử Trung Hoa chữ viết chỉ xuất hiện sau năm 1300 TCN khi vua Bàn Canh nhà Thương chiếm đất An Dương Hà Nam của người Lạc Việt. Vào An Dương, phát hiện chữ Giáp cốt của người bản địa, nhà Ân đã tập trung phát triển thứ văn tự vốn chỉ dùng cho bói toán, cúng tế sang các lĩnh vực chép sử, địa lý, hành chính, nhân sự… Sang thời Chu, chữ được viết trên lụa, thẻ tre và được dùng phổ biến hơn.

1. Quá trình tiếng nói trở thành đơn âm và hữu thanh.

Tiếng Lạc Việt có nguồn gốc từ đất tổ châu Phi nên cũng như nhiều tiếng nói khác là đa âm và vô thanh. Tuy nhiên, do lịch sử riêng của mình, tiếng Việt dần trở nên đơn âm và hữu thanh. Quá trình như sau.

Khảo cổ học phát hiện khoảng 9.000 năm trước, tại văn hóa Giả Hồ tỉnh Hà Nam xuất hiện những ký tự tượng hình đầu tiên. Điều này cho thấy, do phương thức tư duy tổng hợp nên người Lạc Việt trừu tượng hóa, cách điệu hóa hình ảnh của vật thể thành ký hiệu tượng hình, như hình bàn tay, bàn chân, con gà, con chó, ngọn lửa, mặt trăng, mặt trời… để ghi nhận những vật thể đó. Nhờ thế sáng tạo loại chữ tượng hình, đơn lập mà mỗi tiếng được ghi trọn trong một chữ. Mỗi tiếng đa âm muốn được ký tự, buộc phải bỏ phần phụ để trở thành đơn âm. Thí dụ: Krong phải bỏ K để thành rồng, sông, giang; Blời phải bỏ B để đọc thành trời, thiên…

Tại đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, từ thời Chu, chữ tượng hình được sử dụng rộng rãi, nên ngày càng nhiều tiếng được ký tự, khiến cho ngôn ngữ đơn âm hóa ngày một nhiều. Tuy nhiên, có thực tế là, tiếng nói có từ lâu còn chữ mới được chế ra nên chữ luôn ít hơn tiếng. Vì vậy, buộc người làm chữ phải chọn những tiếng thông dụng nhất, quan trọng nhất để ký tự. Đồng thời dùng nhiều cách thức khác nhau như từ đồng âm để tăng số lượng tiếng được ký tự. Nhưng dù có làm vậy thì cũng còn rất nhiều tiếng không có chữ. Những tiếng này không bao giờ xuất hiện trên văn bản mà chỉ được người dân trao đổi truyền miệng với nhau, gọi là tiếng Nôm - tiếng của phương Nam.

Khi tiếng trở nên đơn âm thì tự nhiên sẽ sinh ra thanh điệu: chỉ cần nói nặng hay nhẹ đi là một tiếng này thành tiếng khác, với nghĩa khác: Thanh, Thành, Thánh… Do vậy, ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, ngôn ngữ đơn âm và hữu thanh ra đời sớm.

Sau thời Hán, nhiều triệu người Mông Cổ phương Bắc tràn vào Trung Quốc, làm cho tiếng nói bị pha tạp, khiến người dân trong nước không hiểu được nhau. Vì vậy, khi lập nước, nhà Đường quy định dùng tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói của triều đình. Chủ thể của dân cư Trung Quốc thời Đường là người Việt nói tiếng Việt. Do điều kiện địa lý, lịch sử riêng, người dân Tràng An có cách phát âm của người kinh đô, được triều đình cho là chuẩn nên lệnh cho các quan lại khi vào triều phải nói ngôn ngữ Tràng An. Tiếng nói đó được gọi là Đường âm, cũng được gọi là quan thoại.

Trong ngôn ngữ Việt, mỗi vật thường được thể hiện bằng một vài tiếng khác nhau như: Nguồn = ngọn; Trong = giữa; Mơ = mơi = mai; Kẻ = cái= cổ; Gần = cạnh = cận; Krong = sông = giang…

Tại cộng đồng Lạc Việt vùng trung lưu Hoàng Hà, do ảnh hưởng của cách phát âm Mông Cổ nên một số tiếng được nói trại đi. Chẳng hạn, do âm “ng” bị nuốt nên nguồn đọc thành hon, hòn rồi thành hán. Sông Nguồn thành Hán Thủy. Đồng thời cũng do cách biến âm như vậy nên tại đây có thể xuất hiện những từ mới:

Nguồn = ngọn -> nguyên

Trong = giữa -> trung

Kẻ = cái -> cổ; Krong = sông = giang -> xuyên

Những từ mới này tới thời Đường được gọi là Đường âm,  được mang sang dạy và sử dụng ở Việt Nam.

Trong khi đó, tại vùng đất của người Việt bên ngoài vương triều Trung Hoa, nhất là phía nam Dương Tử, cuộc sống tiến triển chậm chạp. Tuy người Việt sáng tạo chữ tượng hình từ 9000 năm trước, nhưng cho tới 4000 năm cách nay, chữ ở Cảm Tang Quảng Tây vẫn chỉ dùng cho cúng tế và bói toán. Cố nhiên, quá trình đơn âm hóa và hữu thanh hóa có diễn ra nhưng rất chập chạp nên ngôn ngữ ít thay đổi.

Vào thời Chiến quốc và sau đó, do biến động của lịch sử, nhiều triệu người dân phía Bắc xâm nhập Trung Quốc, đẩy người từ Trung Nguyên di cư xuống phía Nam. Trong dòng di dân này, có nhóm người Tày-Thái và người Hakka di cư xuống Nam Dương Tử và Bắc Việt Nam.

Khoảng 300 năm TCN, nước biển rút, đồng bằng sông Hồng hình thành. Những con người năng động nhất trong các bộ tộc Lạc Việt trên đất Đông Dương và Nam Dương Tử kéo về khai thác vùng đất mới. Cũng thời điểm này, nước Sở diệt nước Việt, khiến cho một bộ phận người Việt tiến xuống dồng bằng. Do cùng huyết thống và văn hóa, những dòng người này hòa hợp nhau. Nhờ sống chung với nhóm người Tày-Thái và Hakka, vốn từ Trung Nguyên về, tiếng nói của người đồng bằng chuyển dần sang đơn âm và hữu thanh. Kết quả là hình thành nhóm sắc tộc mới ở đồng bằng, sau này được gọi là người Kinh. Như vậy, người Kinh là tổng hòa của mọi người Việt sống ở đồng bằng sông Hồng.

2. Quá trình hình thành tiếng nói của người Kinh.

Cùng tập trung vào vùng đất không rộng lắm, lại bằng phẳng, giao thông thủy bộ thuận lợi, kinh tế phồn vinh nên sự tiếp xúc diễn ra mạnh mẽ. Nhất là sau khi người Hán thống trị, chữ Hán được phổ biến, tiếng nói của người bản địa vốn từ lâu có sự dịch chuyển sang đơn âm và hữu thanh, bây giờ được đẩy nhanh hơn.

Từ thế kỷ VIII Đường âm được đưa sang dạy và sử dụng ở Việt Nam, được gọi là chữ Nho. Tuy chưa có điều kiện khảo cứu nhưng tôi cho rằng, trong Đường âm có những từ mới do người Việt vùng lưu vực Hoàng Hà sáng tạo như “nguyên” (nguồn) hay “xuyên” (sông)… Khi đưa về Việt Nam, những từ này làm giàu thêm cho tiếng Việt.

Thế kỷ X, khi dành lại độc lập, nước ta tiếp tục dùng chữ Nho như là quốc ngữ. Tuy nhiên, có thực tế là, trong tiếng nói ở đồng bằng sông Hồng, rất nhiều tiếng không được ký tự. Bên cạnh những tiếng được ký tự (gọi là chữ, khoảng 70%) cũng còn khoảng 30% tiếng không được ký tự, gọi là Nôm. Một thời gian dài, những tiếng Nôm không được xuất hiện trên giấy tờ. Điều này là cản trở lớn tới mọi hoạt động xã hội. Vì vậy, vào thời Trần, chữ Nôm được tạo ra để ghi tiếng Nôm. Nhờ vậy, hầu hết tiếng Việt được bảo tồn.

Trong khi ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, những tiếng không được ký tự, chỉ nói truyền miệng trong dân gian nên lâu dần bị mai một. Tình trạng này cũng diễn ra ở miền Nam Trung Quốc. Trong quá trình văn tự hóa ngôn ngữ cũng xuất hiện một số lượng tiếng không được ký tự mà dân gọi là tiếng Nôm. Trước năm 1949, dân Giang Nam chủ yếu nói tiếng địa phương Quảng Đông, Triều Châu, Thượng Hải… Sau năm 1949 chính quyền Trung Quốc chuẩn hóa ngôn ngữ bằng cách dùng tiếng Bắc Kinh. Mặc nhiên, trong xã hội xuất hiện một bộ phận tiếng không được ký tự mà người địa phương chỉ trao đổi riêng với nhau. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành thì ban đầu số lượng tiếng Việt này là 30%, do rơi rụng dần, nay còn khoảng 20%.

Từ thực trạng ngôn ngữ như vậy, khi khảo sát tiếng Việt, Taberd và Maspero phát hiện: trong tiếng Việt có tới 75% từ không phải là Việt. Vốn là những nhà Hán học, sùng bái văn hóa Trung Hoa, khi thấy những từ đó có trong các bản văn chữ Hán thì cho rằng, đó là từ gốc Hán và đưa tới kết luận: tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán. Khám phá của hai nhà ngôn ngữ lớn phản ánh một sự thật là trong tiếng Việt có hai bộ phận: một bộ phận được ký tự bởi chữ tượng hình và một bộ phận không được ký tự. Bộ phận có ký tự được cộng đồng người Việt sáng tạo và được bảo tồn trong chữ tượng hình. Gọi đó là từ gốc Hán hay từ Hán Việt là nhận định sai lầm nghiêm trọng cần phải bác bỏ!

Từ khi chữ Nôm thông dụng, tại Việt Nam hình thành hai mảng văn tự: chữ Nho và chữ Nôm. Tuy hai mảng văn tự này dung nạp được hầu hết tiếng nói của người Việt nhưng do khó kết hợp được với nhau trên cùng một văn bản nên gây nhiều hạn chế trong trước tác.

Chữ quốc ngữ ra đời là món quá vô giá đối với người Việt Nam. Là loại chữ đánh vần theo ABC nên chữ quốc ngữ ký âm được tất cả tiếng Việt. Điều này khiến cho ngôn ngữ Việt Nam đơn âm, hữu thanh, giai điệu uyển chuyển đồng thời có lượng từ vựng lớn, trở thành ngôn ngữ giầu có bậc nhất thế giới.

PHÊ BÌNH CUỐN NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐỌC HÁN-VIỆT

I. Sự ra đời của công trình nổi tiếng.

Những năm 80 thế kỷ trước, tác phẩm “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt,” [1] của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nổi lên như là sự khám phá về ngôn ngữ học. Được giới ngữ học trong nước và quốc tế đánh giá cao, cuốn sách góp phần quan trọng giúp tác giả nhận được Giái thưởng Hồ Chí Minh đợt I.

Chương Chín, chương Tổng kết cuốn sách viết:

“Trước hết là nhận xét về quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán… Theo cứ liệu lịch sử cho biết, quá trình tiếp xúc này bắt đầu từ cách đây đã rất lâu: gần 2000 năm, vào khoảng trước sau đầu Công nguyên.” (trang 309)

 Với phần đông bạn đọc, đoạn văn nghe quen tai, như là sự hiển nhiên, không còn bàn cãi. Nhưng với nhà khoa học, nhất là khoa học ngôn ngữ thì không thể nói như thế! Hơn mọi cái, ngôn ngữ gắn chặt với cuộc sống con người. Vì vậy, trước khi tìm hiểu ngôn ngữ của một cộng đồng dân cư, buộc phải biết rõ, cộng đồng ấy là ai, sinh ra từ gốc rễ nào, trên địa bàn nào, vào thời điểm nào, có quá trình dịch chuyển ra sao, tiếp xúc cách nào với những cộng đồng khác để tới trạng thái hôm nay?

 Chí ít, ở thời gian của mình, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn không thể không biết: “Người Hán, Việt, Mông, Hồi, Mãn, xuất hiện từ phía nam dải Thiên Sơn. Người Việt theo nguồn sông Dương Tử vào chiếm lĩnh Trung Hoa. Sau đó, người Hán du mục vượt Hoàng Hà vào chiếm đất của người Việt, đuổi người Việt xuống Đông Nam, khoảng năm 333 TCN tràn vào đất Việt.” [2]

            Phải chăng cũng biết điều đó nhưng không thể theo một hành trình xa xôi diệu vợi đến vậy để truy tìm ngôn ngữ nên ông bỏ qua, vứt bớt lịch sử, chỉ khảo sát từ đoạn sau của nó?!

            Tuy nhiên, nếu có một nghiên cứu công phu, tuân thủ đúng lộ trình di cư như trên của người Việt theo các học giả Viện Viễn Đông Bác cổ thì công trình ấy tới nay cũng sụp đổ! Lý do đơn giản: Người tiền sử tới Việt Nam không theo con đường từ Tây Bắc xuống mà từ châu Phi sang! [3]

Không tìm hiểu những điều tiên quyết chi phối vận mệnh dân tộc, tác giả nghiễm nhiên cho rằng, người Việt tự có trên đất Việt để rồi vào khoảng đầu Công lịch tiếp xúc với người Hán! Cách lập thuyết như thế không thể được coi là thái độ khoa học nghiêm túc, khác nào xây lâu đài mà không làm móng!

            Chính do cách đặt vấn đề đơn giản như vậy về lịch sử người Việt, tác giả cho rằng:

 “Một đợt tiếp xúc lâu dài, sâu rộng và khá liên tục. Đợt tiếp xúc này có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ: thứ nhất, giai đoạn từ đầu cho đến khoảng hai thế kỷ VIII và IX và thứ hai, giai đoạn Cuối Đường, Ngũ Đại. Giai đoạn thứ nhất không liên quan trực tiếp đến cách đọc chữ Hán ở Việt Nam hiện nay. Giai đoạn này hiện chỉ còn lưu lại lẻ tẻ một vài cách đọc gọi là Cổ Hán-Việt. Những cách đọc này không tạo thành hệ thống và hiện không được người Việt dùng khi đọc các chữ vuông Hán nữa, ví dụ bùa, buồng, buồm v.v… Sở dĩ thế là vì trong suốt 9 thế kỷ sau Công nguyên, cách đọc chữ Hán ở Việt Nam là một cách đọc luôn luôn gắn liền với những sự biến đổi xảy ra ở trong tiếng Hán.” (trang 309)

 Có thực không? Không ít người cũng tưởng như thế nên hoan nghênh tác giả. Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy! Nếu đúng như tác giả nói thì giải thích sao đây về chữ buồm theo ông là Cổ Hán-Việt?

Từ 5.000 năm trước, người Việt đã làm chủ Biển Đông bằng những thuyền buôn bán ngọc tới tận Philippine, Indonesia. Và từ xưa nữa, chính người Việt đã chế ra chiếc xà nách (tiếng Nam Bộ: chiếc xiếm) để giúp thuyền giữ thăng bằng, chống chọi sóng gió khi đi biển. Vậy thì vì lẽ gì trong ngôn ngữ lại không có tiếng buồm mà phải mượn của dân cưỡi ngựa, chăn cừu phương Bắc? Cũng vậy, người Việt ở đất nhiệt đới, là tổ sư nghề trồng dâu nuôi tằm, sao lại phải học chữ mày ngài của dân gốc du mục?

Tác giả cho rằng, từ chữ cận () Hán-Việt được chuyển hóa thành chữ gần là do “cách đọc Hán-Việt Việt hóa” nhưng sự thật ngược lại. Theo học giả Đỗ Ngọc Thành, đó là tiếng gốc Việt. Ở Việt Nam là gần, lên Triều Châu đọc là “gìn/ kìn”, người Phiên Ngung đọc là “khạnh/ cạnh”, Bắc Kinh đọc là “jín” và thời nhà Đường nhiều nơi lại đọc là “cận.” Như vậy, trong quá trình theo chân người di cư lên phía Bắc, gần đã qua nhiều vòng luân hồi để đầu thai thành cận Đường âm rồi trở lại Việt Nam với danh xưng “từ Hán-Việt”. Hoàn toàn không có chuyện ngược đời là từ cận của Đường âm-Hán Việt, được Việt hóa trở thành gần như tác giả chủ trương!

- Chữ điếm () Hán-Việt nguyên là chữ tiệm tiếng Việt cổ. Lên Triều Châu đọc là tiẹm. Quảng Châu đọc là tiêm. Bắc Kinh đọc là tiién. Từ lâu giới ngôn ngữ học cho rằng, trong tám phương ngôn ở Trung Quốc thì tiếng Quảng Đông và Triều Châu có trước tiếng Bắc Kinh mấy ngàn năm. Như vậy cũng có nghĩa là chữ gần/ cạnh có trước chữ cận hay jín và tiệm/ tiêm có trước tiién Bắc Kinh hay điếm của Đường âm “Hán – Việt”. [4]

Với quan niệm này, tác giả “cắt hộ tịch” oan của biết bao từ Việt để chuyển sang tiếng Hán bằng cách gọi chúng là Cổ Hán-ViệtHán-Việt Việt hóa. Phải chăng công trình được trường phái Viễn Đông Bác cổ đánh giá cao vì đã phụ họa nhiệt thành cho thuyết tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán của viện sĩ Maspéro?

 Từ nhiều nguồn tư liệu như khảo cổ học, cổ nhân học, văn hóa, lịch sử học, ngày nay người ta biết rằng, từ 15.000 năm trước, người Việt phát minh ra cây kê và lúa nước rồi đưa lên Trung Hoa. Khoảng 4.000 năm TCN, người Việt với khoảng 60% nhân số thế giới, đã xây dựng tại Đông Á nền văn minh nông nghiệp phát triển nhất hành tinh. [5]

 Khoảng năm 2.698 TCN, người Mông Cổ vào chiếm đất của người Việt ở Nam Hoàng Hà, lập vương triều Hoàng Đế. Là những bộ lạc du mục võ biền, với vốn từ vựng nghèo nàn, chưa có chữ viết, người Mông Cổ đã học nghề nông, tiếng nói cùng văn hóa của người Việt bản địa. Do giữ vai trò thống trị, người Mông Cổ buộc người Việt phải thay cách nói Việt chính trước phụ sau để nói theo cách phụ trước chính sau của người Mông Cổ.

            Dù các vương triều con cháu của Hoàng Đế có luôn mở rộng đất đai thì nhà Chu cũng chỉ chiếm phần nhỏ ở Trung Nguyên, quan hệ lỏng lẻo kiểu kimi với hàng trăm tiểu quốc Việt khác và bị bao vây bởi những quốc gia người Việt độc lập, hùng mạnh: Ba Thục ở phía tây, Ngô, Việt, Sở ở phía đông và Văn Lang phía nam. Điều không ai ngờ tới: nhà Tần là quốc gia của người Việt đã thống nhất thiên hạ lập ra vương triều Tần. Lưu Bang và Hạng Võ đều là người Việt nước Sở. Hạng Võ lấy tên con sông quê hương Lưu Bang theo tiếng Việt là sông Hòn (Nguồn) để phong Lưu Bang làm Vua Hòn. Đến thời Đường, Hòn vương được chuyển theo Đường âm thành Hán vương. Hán thực chất chỉ là tên của một vương triều mà không hề có người Hán, dân tộc Hán! Trong dân cư vương triều Hán thì ngoài một số ít sắc dân thiểu số, còn lại đại bộ phận là người Việt, chủng Mongoloid phương Nam, cùng chủng với người Việt Nam, Triều Châu, Quảng Đông, Vân Nam…[6]

Từ khảo sát ngôn ngữ Việt Nam và tiếng Việt vùng Nam Dương Tử so với tiếng Hán, có thể hình dung ra quá trính hình thành ngôn ngữ Trung Hoa như sau:

Tiếng Việt cổ từ Việt Nam lên lưu vực sông Dương Tử, phân hóa thành tiếng địa phương Quảng Đông, Triều Châu, Vân Nam… rồi lên tiếp lưu vực Hoàng Hà. Trong tám phương ngữ của Trung Hoa, ngôn ngữ vùng Quảng Đông, Mân Việt được coi là ngôn ngữ chuẩn và cổ nhất. Nhà Chu gọi là Nhã ngữ và chủ trương cho dân nói Nhã ngữ. Nhà Tần và Hán lấy Nhã ngữ làm quốc ngữ.

Có thể tình huống tiếp xúc của người Hán với người Việt phương Nam vào những thế kỷ đầu Công lịch như thế này:

Triệu Đà là người nước Triệu, một tiểu quốc của người Việt. Khi Triệu bị Tần chiếm, ông đi lính cho Tần. Nhưng xuống phương Nam là nơi đậm đặc chất Việt, ông củng cố lại ngôn ngữ của mình và học lại phong tục Việt phần nào bị phôi pha. Ngoài một số trưởng lại người phương Bắc bị ông giết thì từ dân tới quan của ông đều là người Việt và nói tiếng Việt.

 Đội quân của Lộ Bác Đức, ngoài số ít quan tướng người phương Bắc thì phần đông là người Việt nước Sở. Khi vào Nam Việt và Giao Chỉ, gặp lại tiếng nói Việt thanh nhã hơn nên họ không khó lắm để hiểu ngôn ngữ dân bản địa, có lẽ cũng giống như người Quảng Nam ra Hà Nội vậy! Điều này có thể tìm thấy chứng cứ trong cuốn Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán:

 Ví dụ: phát âm chữ “Thiên ” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền” thì sẽ được Tha-iên =Thiên.

– Chữ hạ (): Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm: “Ha.” Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã = Hồ-a-ha, âm: “Hạ”.

– chữ Phiên trong Thuyết văn:

: 獸足謂之番。从釆;田,象其掌。附袁切

Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng. Phù viên thiết. Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo thể; theo điền, như là chưởng (bàn chân, bàn tay).

Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn giải tự của Hứa Thận để phục nguyên cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nay; đồng thời cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ đại mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được. Ví dụ Việt Nam còn giữ được tiếng “bàn” tay, “bàn” chân; Triều Châu giữ được “kha-bóa” hay là “póa” cổ đại mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết văn.” Biến âm của Bàn-bồn-bôn/tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua-boa-bóa-poá, trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”! Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành “biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v…” đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời gian. Cổ âm xưa là Bàn, Giáp cốt-Kim văn đã vẽ rõ chữ nầy bằng hình bàn chân thú. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay - bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” của chữ “Nôm” là có trước. [4]

Từ cuối đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều bộ lạc Hung Nô xâm nhập và nhiều triệu người di cư vào Trung Nguyên, trong đó không ít người được trọng dụng làm quan. Từ Nam Bắc triều, do áp lực dân số, tiếng chính thức dùng trong hành chính với vua quan triều đình thay đổi. Tới đời Đường, tiếng kinh đô Tràng An chuyển thành Đường âm.

 Có thể tác giả nói đúng: “Cách đọc Hán Việt là một cách đọc vốn bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường mà cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm khoảng hai thế kỷ VIII và IX.” Nhưng có lẽ không phải: “Từ đây, cách đọc chữ Hán học được ở giai đoạn cuối Đường - Ngũ đại được tách ra, phát triển theo một hướng riêng, theo quỹ đạo của sự phát triển tiếng Việt.”

Theo thiển ý, sau đời Đường, Trung quốc càng loạn hơn, nhiều tộc người phương Bắc xâm lăng, tiếp theo là thời gian dài thống trị của người Mông Cổ, tiếng quan thoại ở kinh đô Tràng An thay đổi. Đường âm bị bãi bỏ. Đời Minh, kinh đô dời về Bắc Kinh, tiếng Bắc Kinh trở thành quan thoại. Diệt nhà Minh, người Thanh đem giọng Mãn Châu vào làm cải biến tiếng quan thoại một lần nữa. Tiếng Hoa đã khác hẳn ngôn ngữ gốc Việt của mình.

 Trong khi đó, tại Việt Nam, Đường âm mà chúng ta gọi là âm Hán-Việt chỉ được sử dụng trong công văn triều đình, thi cử học đường và sách vở… nghĩa là chỉ được viết và đọc trong tầng lớp tinh hoa Hán học. Không thể nói với người Nguyên, Minh, Thanh bằng âm Hán-Việt, người Việt cũng không nói với nhau bằng Đường âm. Trong hoàn cảnh như vậy, âm Hán-Việt chỉ tồn tại như một hóa thạch ngôn ngữ. Do không được đưa vào lưu thông trong dân gian, không chịu chi phối của lời ăn tiếng nói dân dã, nên cách đọc Hán-Việt không bị biến đổi. Hơn nữa, chữ Nho của đức Khổng phu tử được coi là chữ thánh hiền nên việc đổi thay là cấm chỉ. Thế nên, chắc chắn cách đọc đưa sang vào thời Đường hầu như được bảo tồn. Vì vậy lớp từ được gọi là “Cổ Hán-Việt” hay “Hán-Việt Việt hóa” chỉ là do cưỡng ép thực tế theo định hướng có sẵn mà tưởng tượng ra! Cũng một lần nên khẳng định, Đường âm hay cách đọc Hán-Việt là sản phẩm hoàn toàn của người Việt trên đất Trung Hoa, người Việt Nam không hề “tham gia sáng tạo” gì ở đây cả!

II. Sự sụp đổ của một nền học thuật.

Thất bại của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn không phải là hiện tượng riêng lẻ mà nằm trong sự sụp đổ domino của nền Đông phương học được Viện Viễn Đông Bác cổ tạo dựng suốt thế kỷ XX. Nền học thuật này được hình thành từ hai nguồn tri thức là cổ thư Trung Hoa và nghiên cứu của các học giả phương Tây. Nhưng cả hai mắc những sai lầm nghiêm trọng.

1. Về cổ thư Trung Hoa.

Truyền thuyết và chính sử Trung Quốc cho rằng, nhà nước đầu tiên của người Trung Hoa ra đời khoảng năm 2698 TCN, sau chiến thắng Trác Lộc trên Hoàng Hà. Nhưng sử Trung Quốc chỉ được ghi từ đời nhà Chu. Như vậy Trung Quốc có khoảng 1500 năm khuyết sử. Với bất kỳ dân tộc nào, giai đoạn mở đầu cũng quan trọng nhất, nó cho thấy cội nguồn phát sinh, những mối quan hệ huyết thống, ngôn ngữ với dân tộc khác… Do khoảng trống lịch sử này mà cho đến nay nhiều điều quan trọng về người Trung Hoa chưa được làm rõ, gây ra không ít ngộ nhận. Hầu hết các sách sử trên thế giới cho rằng, Hán tộc xuất hiện ở phía nam Thiên Sơn rối tiến vào nam Hoàng Hà, chiếm đất của người Việt, dựng vương triều Hoàng đế. Nhưng đó là sai lầm rất cơ bản, không chỉ của người Trung Hoa mà toàn thế giới. Vượt Hoàng Hà vào xâm lăng đất Việt là người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid). Do cuộc xâm chiếm này, người Mông Cổ phương Bắc hòa huyết với người Việt chủng Mongoloid phương Nam, sinh ra lớp con lai được gọi là người Hoa Hạ, cũng thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Như vậy có nghĩa là người Hoa Hạ chỉ ra đời từ 2.698 năm TCN. Do không biết gốc rễ của mình nên các sử gia Trung Hoa không thể hiểu đúng lịch sử Trung Hoa. Các sử gia từ đời Hán về sau, với nhãn quan Đại Hán tộc nên nhìn các dân tộc phi Hán với con mắt kỳ thị. Vì vậy, cổ thư Trung Hoa vừa thiếu sót, vừa thiên lệch, không đủ tin cậy để căn cứ vào đó viết sử các quốc gia xung quanh. Chính do dựa vào cổ thư Trung Hoa, Đại Việt sử ký toàn thư đã sai khi cho rằng Hoàng đế là ông vua tạo dựng tất cả các nước phương Đông: Từ Hoàng đế dựng muôn nước!

2. Khảo cứu của học giả phương Tây

Từ khi thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ, lịch sử và văn hóa cổ Viễn Đông được tập trung nghiên cứu. Nhờ đó, nhiều di chỉ văn hóa quan trọng như Hòa Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Đông Sơn, Óc Eo … được phát hiện. Bộ sưu tập số lượng lớn sọ người cổ cùng hàng vạn cổ vật được bảo tồn và nghiên cứu. Hàng nghìn bia đá được lưu giữ, hàng vạn cuốn sách cổ được sưu tầm, nghiên cứu và bảo quản theo phương pháp khoa học. Cùng với tạp chí của Viện Viễn Đông Bác cổ là hàng trăm công trình nghiên cứu được công bố. Từ những nghiên cứu này, ngành Đông phương học được hình thành, góp phần mở mang dân trí Việt Nam và giới thiệu lịch sử văn hóa Việt Nam với thế giới. Chính những tri thức của ngành Đông phương học đặt nền tảng ban đầu cho công cuộc nghiên cứu sau này của nước Việt Nam. Đấy là đóng góp vô giá cho dân tộc Việt. Thử tưởng tượng, nếu không có những nghiên cứu đó mà với gần nửa thế kỷ chiến tranh, sự tàn phá của khí hậu nhiệt đới cùng lòng tham và sự ngu dốt của con người… điều gì sẽ xảy đến?!

Công lao của ngành Đông phương học nói chung và của Viễn Đông Bác cổ với dân tộc Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên chúng ta cũng cần thấy những hạn chế quan trọng do chỗ nó được đặt trên nền móng sai lầm.

Cho đến cuối thế kỷ trước, người phương Tây nhìn phương Đông dưới hai định đề:

a. Văn minh nhân loại xuất phát từ vùng Mesopotamia, truyền sang châu Âu rồi từ châu Âu qua Trung Á vào Trung Quốc, sau cùng xuống Đông Nam Á.

b. Dân cư châu Á được hình thành từ phía nam Thiên Sơn rồi di cư dần vào lục địa Trung Quốc và cuối cùng du nhập Đông Nam Á.

 Từ hai định đề trên, suốt thế kỷ XX, phần lớn các nghiên cứu khoa học đã theo quan điểm Âu trung và Hoa tâm, cho rằng châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại, khai sáng những vùng còn lại của thế giới. Trung Quốc là cội nguồn của văn minh châu Á.

Nhưng sang thế kỷ XXI, di truyền học cho thấy một sự thật trái ngược như đã trình bày ở phần trước: Người tiền sử tới Việt Nam rồi sau đó di cư lên Trung Quốc. Mặt khác, Đông Nam Á mà tâm điểm Việt Nam là trung tâm hình thành văn minh sớm nhất của nhân loại.

Với khám phá mới, mang tính “lật đổ”, nhiều tri thức của ngành Đông phương học về lịch sử, văn hóa Việt Nam không còn phù hợp nữa. Và do sự khác biệt đến trái ngược như vậy, có thể kết luận: khoa Đông phương học của trường phái Viễn Đông Bác cổ đã sụp đổ!

III. Đôi điều suy ngẫm

Theo định hướng và phương pháp luận của trường phái Viễn Đông Bác cổ, công trình của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn từng được vinh danh. Khi trường phái sụp đổ, cố nhiên ông chịu chung số phận. Nhưng như cái lý của người Việt, họa trung hữu phúc: từ sự sụp đổ này phát lộ một cội nguồn cùng văn hóa Việt Nam – Đông Nam Á không chỉ rực rỡ mà đầy vinh quang.

Đúng như bốn chục năm trước, 1971, trong chuyên luận Ánh sáng mới trên vùng quên lãng, Tiến sĩ Wilhelm G,Solheim II, Giáo sư nhân học, Đại học Hawaii dự cảm:

 Trong thập kỷ vừa qua, thế giới đã chú trọng trở lại tới Đông Nam Á, nhưng là do quan tâm tới cuộc chiến tranh. Những sự kiện quân sự bao trùm đã che phủ những khám phá kỳ lạ về lịch sử cổ xưa và thời tiền sử của những người sống ở đây. Tuy nhiên, về lâu dài, những phát hiện này, trước hết là về khảo cổ học, sẽ ảnh hưởng đến – có lẽ nhiều hơn chiến tranh hay hậu quả của nó – cách suy nghĩ của chúng ta về một vùng đất và con người, cũng như cách thức họ suy nghĩ về chính bản thân họ.” [9]

Rồi nhân loại sẽ tìm về đây không chỉ để nghiên cứu, bàn luận mà còn là sự hành hương về cội nguồn văn hóa, tìm lại lương tâm cùng trí tuệ để xây dựng lại Thế giới.

Sài Gòn, mùa Đông năm 2011

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Tài Cẩn. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Khoa học xã hội, H. 1979.

2. Trần Trọng kim: Việt Nam sử lược.

3. Jin li. Los Angeles Time 29. 9. 1998

4. Đỗ Ngọc Thành. Nguồn gốc chữ Nôm.

http://www.idr.edu.vn/diendannghiencuu/showthread.php?t=14998

5. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.

6. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn học, 200.6.

7. Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học, 2011.

8. Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược.

9. Wilhelm G. Solheim II. New light on Forgotten Past. National Geographic, Vol. 139, No. 3, 3.1971.

PHẢI CHĂNG TIẾNG VIỆT

CHỈ CÓ 1.200 NĂM LỊCH SỬ?

Trong Hội thảo Việt học quốc tế lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có tham luận nhan đề: “Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt.”

Bằng những dẫn chứng âm vị học, bằng sử dụng thống kê từ vựng giữa các ngữ liên quan rồi bằng phương pháp tính của Swadesh, tác giả nhận định:

            “Tiếng Việt có một lịch sử chỉ khoảng 12 thế kỷ. Sự hình thành tiếng Việt là kết quả của hai bước lưỡng phân, một trước, một sau. Bước lưỡng phân đầu là bước chia ngôn ngữ mẹ Proto Việt-Chứt thành hai nhánh: nhánh Việt-Mường ở phía Bắc và nhánh Pọng-Chứt ở phía Nam. Hai nhánh khác nhau như sau:

- Phụ âm tắc, xát, mũi của Pọng-Chứt có thể dùng làm C2 trong các tổ hợp C1C2, ở Việt Mường chúng không có khả năng đó.

- Việt-Mường có hệ thống thanh điệu gồm ba đường nét; các ngôn ngữ phía Pọng-Chứt không có thanh điệu hoặc chỉ có thanh điệu hai đường nét…”

Nhưng ở cuối tham luận, dường như không thực sự tin vào đề xuất của mình, tác giả thận trọng viết:

“Cho đến đây chúng ta vẫn chỉ chuyên nói về 12 thế kỷ lịch sử của tiếng Việt. Vì tự đóng khung như vậy tất nhiên tư liệu sẽ hạn chế, không đủ để soi sáng một số vấn đề. Tiếng Việt được coi là một ngôn ngữ Môn-Khmer, họ Nam Á. Từ vựng cơ bản của nó, sự phong phú của nó về từ tượng hình, tượng thanh, tính chất ngậm của phụ âm cuối, sự nhấn mạnh âm tiết sau ở tổ hợp song tiết đều chứng minh điều đó. Nhưng bằng quá trình cụ thể như thế nào mà tiếng Việt lại trở nên ngôn ngữ đi xa nhất khỏi nguồn gốc Mon-Khmer của mình? Tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ được coi là thuộc khu vực văn hóa Hán, có vị trí ở bên cạnh những ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Triều. Nhưng tiếng Việt khác xa những ngôn ngữ này vì tính đơn lập của nó ở ngữ pháp và tính đơn tiết của nó ở từ vựng. Hai đặc điểm này đưa đến rất nhiều hậu quả. Chẳng hạn chính do chúng mà các nhà thơ Việt Nam đã có thể, và hiện nay vẫn còn có thể, sáng tác thơ Nôm theo thi pháp Hán, hay ngược lại, sáng tác thơ chữ Hán theo thi pháp Việt ( như ở Thiền tông bổn hạnh, ở Phụng sứ Yên đài tổng ca của Nguyễn Huy Oánh, Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận hoặc ở Bùi viên cựu trạch ca của Nguyễn Khuyến). Những đặc trưng quan trọng như vậy, bằng quá trình cụ thể như thế nào mà một ngôn ngữ Môn-Khmer như tiếng Việt lại đi đến chỗ hình thành nên được? Muốn giải đáp những vấn đề như vậy hoặc những vấn đề tương tự (như vấn đề từ nguyên chẳng hạn) tất nhiên chúng ta phải đi tìm tư liệu mới ở ngoài khuôn khổ của 12 thế kỷ (HVT nhấn mạnh) đã đề cập. Lịch sử bao giờ cũng là kế tục của tiền sử. Muốn hiểu lịch sử lắm khi lại phải ngược lên đến tiền sử. Đối với tiếng Việt, muốn hiểu thấu đáo lịch sử của nó lắm khi lại phải viện dẫn đến thời kỳ Proto Việt-Chứt, thời kỳ tiếp xúc ban đầu với họ Thái-Kadai hay tiếp xúc ở các giai đoạn khác nhau với tiếng Hán thượng cổ. Chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn mới, nhưng chúng ta không có con đường nào khác…”

 Thực tế đã diễn ra đúng như tác giả dự liệu. Thế kỷ XXI khám phá thời tiền sử Việt Nam với bức tranh về nhân chủng và ngôn ngữ hoàn toàn khác với những gì vị học giả hàng đầu của ngữ học Việt Nam công bố.

  Bài viết sau đây trình bày những phát hiện đó.

I. Nguồn gốc và quá trình hình thành đại tộc Việt.

1.Tiến trình lịch sử chung

Tiếng nói cũng như văn hóa, lịch sử là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người trong thời gian và không gian. Vì vậy, muốn biết tiếng Việt hình thành ra sao, điều tiên quyết phải biết người Việt có gốc gác từ đâu và qua quá trình như thế nào để có diện mạo như hôm nay?

Thử xem, cho đến nay, chúng ta hiểu thế nào về người Việt? Trong Việt Nam văn hóa sử cương, học giả Đào Duy Anh viết:

 “Theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở đời thượng cổ, giống người Anhđônêdiêng bị giống Ariăng đuổi ở Ấn Độ mà tràn sang Ấn Độ-China, làm tiêu diệt người thổ trước đầu tiên ở đấy là giống Mêlanêdiêng rồi một phần trong đám di dân ấy đi thẳng mãi sang Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ-China, ở phía nam thành người Chiêm Thành và Cao Man sau đồng hóa theo văn hóa Ấn Độ, ở phía bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Quốc xuống mà thành người Việt Nam. Giống người Việt Nam buổi đầu tiên ở địa vực xứ Bắc Việt ngày nay, sau vì địa thế và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau chia ra hai nhánh: nhánh ở miền trung châu trù phú, dễ hấp thụ ảnh hưởng của người ngoài, thì dần dần hóa theo văn hóa Trung Hoa mà tiến thẳng vào phương Nam, tức là người Việt Nam ngày nay; còn nhánh ở miền đồi núi thì còn duy trì được tính chất văn hóa xưa và vẫn còn tổ chức theo chế độ phong kiến, tuy có chịu ít nhiều ảnh hưởng của người Thái là giống lân bang, đó là người Mường ở miền thượng du Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình.”

Do đúc kết từ khảo cứu của những học giả hàng đầu thế giới thời đó như H. Maspero, L. Aurousseau… ý kiến của Đào Duy Anh được công nhận rộng rãi và trở thành quan điểm chính thống của học giả Việt Nam trong thế kỷ XX.

            Không thể phủ nhận, quan niệm trên cùng những công trình khảo cứu ngôn ngữ của H. Maspero đã ảnh hưởng quan trọng tới con đường học thuật của Nguyễn Tài Cẩn, tiêu biểu là cuốn Nguồn gốc và sự hình thành cách đọc Hán Việt cũng như bài viết trên.

Tuy nhiên, thế kỷ XXI vẽ ra bức tranh toàn cảnh lịch sử Việt Nam và phương Đông hoàn toàn khác, với những nét chính sau:

Dân cư trên đất Việt Nam được hình thành theo hai giai đoạn. Suốt thời đồ đá thuộc loại hình Australoid với hai chủng Indonesian và Melanesian. Trong đó, người Lạc Việt Indonesian là đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Sang thời kim khí, nhận nguồn gen Mongoloid của người Việt từ Trung Quốc trở về, chuyển hóa thành duy nhất chủng Mongoloid phương Nam.

Trong quá trình sinh sống, người Indonesian tập trung ở phía Bắc còn người Melanesian tập trung ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Khi di cư trở về Việt Nam, người Mongoloid phương Nam từ Núi Thái-Trong Nguồn sống chung và hòa huyết với người Việt bản địa. Do người Indonesian mang tỷ lệ máu Mongoloid cao hơn nên khi lai giống, sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam điển hình, nay được gọi là chủng Nam Á. Đó là người Mường, Tày, Thái… tập trung ở phía Bắc. Trong khi đó, người Melanesian có tỷ lệ máu Mongoloid thấp hơn nên khi lai giống, cho ra người Việt được nhân chủng học gọi là dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. Đó là người Chăm, Khmer và các sắc dân Tây Nguyên

Do mối quan hệ huyết thống và lịch sử như vậy, mọi sắc tộc trên đất Việt Nam, bao gồm người bản địa và những người di cư từ Trung Quốc về như người Tày, Thái, Hẹ… đều là hậu duệ của người Việt cổ. Trên đất nước Việt Nam chỉ có duy nhất một dân tộc: dân tộc Việt.

2. Sự hình thành sắc tộc Kinh

Cho đến nay, dựa trên nhân chủng và ngôn ngữ học, hầu hết học giả cho rằng, từ Tiền Việt-Mường chia ra hai nhánh: Nhánh thứ nhất Chứt-Poọng. Nhánh thứ hai Việt Mường chung, rồi từ đây chia ra Mường và Việt. Điều này phản ánh tri thức của thế kỷ XX.

Từ những phát hiện mới của thế kỷ XXI, tôi nhận thấy, sự phân chia như trên không thỏa đáng. Trước hết, thuật ngữ Việt dùng ở đây không chuẩn. Bởi lẽ, về mặt di truyền, tất cả người Việt Nam đều thuộc chủng Mongoloid phương Nam, có nghĩa đều là người Việt. Vì vậy, dùng danh xưng Việt để chỉ riêng người Kinh còn các sắc dân khác không phải Việt là không thỏa đáng. Mặt khác, cũng không phải người Kinh do người Mường phân hóa thành.

Tôi xin đề nghị một kịch bản hình thành người Kinh như sau:

Khoảng 300 năm TCN, phần quan trọng của đồng bằng sông Hồng được bồi tụ. Những bộ phận năng động, giỏi giang nhất của người Mường từ miền Trung kéo ra, người Tày, Thái, Dao, Mán từ trung du và miền núi Bắc Bộ kéo xuống. Người Tày-Thái, người Hakka, người Mân Việt… từ phương Bắc trở về. Cùng nòi giống và tiếng nói, những dòng người hòa hợp với nhau trên vùng châu thổ mới mở. Lâu dần, một cộng đồng người Việt mới được hình thành, gọi là  người Kinh – với nghĩa người kẻ chợ. Do ưu thế của môi trường sống và văn hóa, người Kinh trở thành sắc dân đa số và tiến bộ của cộng đồng dân tộc Việt. Có thể sớm hơn ít nhiều, tại đồng bằng miền Trung cũng diễn ra hiện tượng tương tự: người Kẻ Chợ miền Trung xuất hiện.

Như vậy, không chỉ người Mường mà các sắc dân Tày, Thái, Mán, Thổ, Dao… từ các vùng khác nhau tại miền Trung và Bắc Việt Nam cùng những lớp người Việt từ Hoa lục di cư trở về từ hơn 4000 năm trước cho tới mãi sau này,  tụ hội tại đồng bằng sông Hồng tạo ra người Kinh. Do người Mường giữ vai trò chủ đạo nên để lại dấu vết đậm hơn khiến cho các nhà nghiên cứu lầm tưởng người Kinh được tách ra chỉ từ tộc Mường.

II. Những vấn để về tiếng Việt.

Nguồn gốc:

Khi di cư, người tiền sử mang theo tiếng nói của mình từ quê mẹ châu Phi tới Việt Nam. Tại đây, cùng với hòa hợp máu huyết cũng diễn ra hòa hợp tiếng nói. Tiếng Lạc Việt Indonesian thành chủ thể của tiếng nói cộng đồng. Cố nhiên, tiếng nói không đồng nhất bởi lẽ, ngoài tiếng Lạc Việt được dùng như tiếng “phổ thông” thì mỗi nhóm có tiếng nói riêng. Khi di cư khỏi Việt Nam, người di cư mang theo tiếng nói của mình. Do sống tại những nơi có môi trường địa lý cùng sự tiếp xúc dân cư khác nhau, tiếng nói bị phân ly, ngày càng xa nhau.

Khoảng 15.000 năm trước, khi nước biển dâng, dẫy Trường Sơn và những dải đồi của nó trở thành nơi sinh sống tập trung của người Việt. Do vị trí địa lý, khu vực miền Trung là nơi mà tổ tiên chúng ta lên định cư sớm nhất (bằng chứng là các di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong). Vì vậy, ngôn ngữ vùng này là ngôn ngữ gốc của người Việt. Điều này không chỉ là suy luận từ những di chỉ khảo cổ phản ánh quá trình định cư của người tiền sử mà còn được chứng minh qua nghiên cứu ngôn ngữ của H. Frey:  L'annamite, mère des langues; communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine Paris, Hachette et cie, 1892. (Tiếng An Nam là mẹ của các ngữ; nguồn gốc chung của các dân tộc Celtic, Semitic, Sudan và Indo-China)

2. Sự lan tỏa của tiếng Việt

Từ miền Trung, theo chân người di cư, tiếng Việt tỏa sang Lào, Thái Lan, Mianmar, Ấn Độ. Tiếng Việt cũng lan ra các đảo Đông Nam Á: Mã Lai, Indonesia và các đảo Nam Thái Bình Dương. Cùng với người di cư, tiếng Việt tới Quảng Đông. Các nhà ngôn ngữ học phương Tây cho rằng, tiếng Quảng Đông có 7.000 năm tuổi và là ngôn ngữ cổ nhất trên đất Trung Hoa. Tuy nhiên, do không tìm được nguồn gốc của tiếng Quảng Đông nên họ cho rằng tiếng Quảng Đông không phải là gốc của ngôn ngữ Trung Quốc. Nhưng căn cứ vào dòng di cư của người Việt và nhiều từ Việt cổ giống nhau giữa miền Trung Việt Nam và Quảng Đông, có cơ sở cho rằng, tiếng miền Trung Việt Nam là gốc của tiếng Quảng Đông. Từ Quảng Đông, Phúc Kiến, người Việt đi lên chiếm lĩnh toàn bộ Hoa lục. 

3. Về hiện tượng đơn âm hóa của tiếng Việt

Như mọi ngôn ngữ khác, tiếng Lạc Việt ban đầu đa âm: blời = trời; krông = sông; tlâu = trâu… Nhưng khi chữ tượng hình xuất hiện, với đặc điểm là: mỗi hình vẽ là một chữ nên muốn được ký âm, tiếng nói đa âm buộc phải bỏ bớt những bộ phận phụ, trở nên đơn âm. Khảo cổ học khám phá, chữ tượng hình xuất hiện 9.000 năm trước ở văn hóa Giả Hồ.  Sau đó ở văn hóa Cảm Tang từ 4000 đến 6000 năm trước. Như vậy, trên đất Trung Hoa, người Việt từ lâu đã sáng tạo chữ tượng hình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiếng nói được đơn âm hóa từ rất sớm. Từ khi vua Bàn Canh nhà Ân chiếm đất An Dương ở Hà Nam của người Việt, bắt gặp chữ Giáp cốt thì nhà Ân đẩy mạnh phát triển chữ viết. Từ thời Chu tới Chiến Quốc, chữ tượng hình càng trở nên thông dụng. Trên địa bàn Trung Hoa, tiếng nói càng đơn âm hóa mạnh hơn.

Một trung tâm chữ viết của người Lạc Việt là Cảm Tang Quảng Tây, chỉ cách biên giới nước ta hiện nay 150 km. Do vậy, cố nhiên, những tiếng dùng trong bùa chú, cúng tế cũng lưu truyền trong cộng đồng. Tiếng nói của người Việt Nam cũng được đơn âm hóa. Thêm vào đó, suốt trong nhiều nghìn năm, người Việt từ Hoa lục chạy loạn về Việt Nam, Lào, Thái Lan… mang theo tiếng nói đơn âm từ phương Bắc về. Do vậy, không chỉ tiếng Việt Nam mà tiếng Lào, Thái cũng được đơn âm hóa. Sự kiện này còn cho thấy, ý tưởng làm nền cho giả thuyết chuyển hóa Mường-Việt: “người Mường tiếp xúc với nhóm ngôn ngữ Tày Thái cổ sinh ra người Việt (Kinh)” là hoàn toàn sai lầm. Thực tế không hề có cái gọi “nhóm Tày-Thái cổ” trên đất Việt, bởi lẽ chỉ có duy nhất người Lạc Việt nói ngôn ngữ đa âm, vô thanh. Việc phân hóa của người Lạc Việt thành Tày-Thái diễn ra muộn hơn, trên đất Trung Hoa. Từ một vài thế kỷ trước sau Công nguyên, người Tày-Thái cùng người Hakka, người Hán trở về làm nên tiếng nói của người Kinh ở đồng bằng sông Hồng.

4. Sự ra đời của Đường âm

Từ sau thời Hán, Trung Quốc loạn lạc, hàng triệu người phía Bắc tràn vào, chiếm quyền thống trị Trung Quốc như thời Nguyên, Thanh nên tại vùng Trung Nguyên, tiếng phía Bắc đưa vào nhiều, làm thay đổi tiếng nói Trung Quốc. Triều đình phải dùng tiếng kinh đô làm tiếng nói chuẩn của vua quan. Do vậy quan thoại ra đời. Thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Trên thực tế, đó là tiếng nói của người Việt sống ở vùng Tràng An, được gọi là Đường âm. Đường âm được mang sang dạy ở Việt Nam cùng với chữ tượng hình, được gọi là chữ Nho. Như vậy, về bản chất, Đường âm hay chữ Nho là tiếng Việt vùng Tràng An được chuyển hóa trong quá trình lịch sử tới thời nhà Đường. Đó là vốn quý của ngôn ngữ Việt, đã làm nên thời đại rực rỡ nhất của văn hóa phương Đông với hàng vạn bài thơ Đường đặc sắc. Sau thời Đường, những tộc thiểu số phương Bắc vào chiếm đóng, thống trị Trung Hoa đã chuyển hóa tiếng nói của người Trung Quốc theo tiếng nói của họ. Điều này dẫn tới tiếng Trung Quốc hiện nay là tiếng Bắc Kinh được hình thành dưới triều Thanh. Đường âm trở thành tử ngữ, người Trung Quốc hầu như không còn biết tới Đường âm. Trong khi đó, tại Việt Nam, sau khi dành được quyền tự chủ, Đường âm được sử dụng trong các hoạt động hành chính, giáo dục và được gọi là chữ Nho.

5. Sự hình thành tiếng Việt hiện đại

Khoảng 2.300 năm trước, đồng bằng sông Hồng được hình thành. Người Lạc Việt từ miền Trung và trung du Bắc Bộ kéo xuống. Cùng lúc này, người từ Trung Nguyên di cư về nhiều hơn, mang theo những yếu tố văn minh của phương Bắc. Do môi trường sống thuận lợi, nhân tài vật lực tập trung nên văn hóa phát triển mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn. Thế kỷ III TCN, với cuộc xâm lăng của nhà Tần và thành lập nước Nam Việt của Triệu Đà, chữ Nho được đưa vào Việt Nam dùng trong hành chính và giáo dục. Tiếp đó, do sự thống trị của người Trung Hoa, chữ Nho được coi là quốc ngữ cùng với việc hình thành lớp trí thức Nho học. Từ sách Thuyết văn giải tự, ta biết là, chữ Nho vốn được chế ra để ký âm tiếng Việt nên suốt thời gian dài, được đọc theo âm Việt, vì vậy gần gũi với người Việt. Đến thời Đường, vào thế kỷ VIII, chữ Nho được đọc theo âm của kinh đô Tràng An và mang sang Việt Nam. Ở đồng bằng sông Hồng do dân cư đông đúc và là trung tâm hành chính nên tiếng nói biến đổi theo hướng đơn âm hóa cùng với sự phát triển của chữ Nho. Nhờ được bổ sung Đường âm nên tiếng Kinh trở nên phong phú hơn cùng với khả năng biểu cảm được tăng cường.

III. Kết luận.

Trên đất Việt Nam chỉ duy nhất có một dân tộc Việt nên tiếng Việt được hình thành cùng với người Việt. Không chỉ có 12 thế kỷ mà tiếng Việt có lịch sử 70.000 năm, từ khi hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid đặt chân tới Việt Nam và hòa huyết sinh ra hai chủng người Việt cổ Indonesian và Melanesian. Từ Việt Nam, người Việt di cư ra khắp châu Á, nên tiếng Việt trở thành ngôn ngữ của các dân tộc châu Á. Nhờ sáng tạo chữ tượng hình nên trên địa bàn Trung Quốc và Việt Nam, ngôn ngữ trở nên đơn âm. Trong quá trình chuyển hóa, tiếng Việt ở kinh độ Tràng An thời nhà Đường được mang sang dạy và sử dụng ở Việt Nam. Đó là lớp ngôn ngữ quý báu, làm phong phú và nâng cao sức biểu cảm của tiếng Việt. Nhờ có chữ Quốc ngữ ký âm được tất cả tiếng nói nên tiếng Việt được phổ biến nhanh và rộng khắp đất nước, khiến cho mọi người trong nước cùng nói một thứ tiếng.

NGÔN NGỮ HỌC LỊCH SỬ ĐI VỀ ĐÂU?

(Trao đổi với một PGS.TS Ngôn ngữ học)

Năm 2008, tôi công bố chuyên luận Tiếng Việt chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa, một khảo cứu mang ý nghĩa lật đổ quan niệm hiện hành về nguồn gốc ngôn ngữ phương Đông. Năm 2011, tôi cho ra tiếp tiểu luận Lâu Đài Sụp Đổ Suy Ngẫm Từ Công Trình Khoa Học Lớn, phê bình cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Ngay sau đó, tôi gửi thư tới chư vị Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học và Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm, thưa rằng, ý kiến của tôi có thể sai. Xin quý vị xem xét, nếu thấy sai thì công bố cho mọi người biết để khỏi hoang mang. Còn nếu đúng…”

Năm 2012, khi có thêm tư liệu về chữ bùa chú khắc trên đá 4000-6000 năm trước của người Lạc Việt tại Cảm Tang Quảng Tây, tôi đăng bài Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa. Tiếp đó là bài Không có cái gọi là từ Hán Việt. Năm 2015 tôi công bố tiếp bài Phải chăng tiếng Việt chỉ có 1200 năm lịch sử, phê bình bài viết Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn.

Là kẻ ngoại đạo, buộc phải chen ngang vào lĩnh vực khoa học cao sang, tôi luôn biết mình là một tay mơ, cần được những vị học giả uyên thâm chỉ bảo. Nhất là sau những bài phê bình vị giáo sư có quá nhiều học trò thành danh Nguyễn Tài Cẩn, tôi nghĩ búa rìu sẽ bổ xuống đầu mình. Không chỉ vì chân lý khoa học mà còn vì cái nghĩa tôn sư… Nhưng thật buồn vì tôi đã độc thoại trước sa mạc!

Mới đây, một người bạn gửi cho tôi lá thư ngắn của một PGS.TS Ngôn ngữ học trao đổi với ông. Lần đầu tiên được nghe một người trong nghề, một học giả có môn bài nhận xét về mình, tôi đọc một cách nghiêm cẩn. Đọc xong thì hiểu rằng đây cũng là quan điểm chung của các nhà ngôn ngữ học. Mạn phép ông, trình với công chúng (xin đọc ở dưới) và thưa lại đôi lời.

Vị PGS.TS viết: “Dân chuyên môn không chịu bàn đến lý thuyết của anh Thùy không phải vì nó đúng hay sai.  Trong bóng đá, như thế nào thì gọi là việt vị, như thế nào thì gọi là đá phạt, v.v. đã được tất cả mọi người xem bóng đá và chơi bóng đá chấp nhận. Nếu có một anh xông vào cãi, với cách hiểu riêng của anh ta, thì chắc chắn không ai cãi lại với anh ta làm gì. Ngôn ngữ học cũng vậy, có "luật chơi" của nó. Muốn xác định hai ngôn ngữ có quan hệ họ hàng, nhà nghiên cứu phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ đã được Franz Bopp khởi xướng từ đầu thế kỷ 19 và đã được kiểm nghiệm qua mấy trăm năm nghiên cứu của các học giả Đông Tây, chứ không phải một "quy trình" tự nghĩ ra, phủ định mọi quy tắc làm nền tảng cho một ngành như Ngôn ngữ học lịch sử.”

Không khó để nhận ra sự ngụy biện của tác giả khi ví đá banh với nghiên cứu ngôn ngữ. Đá banh là trò chơi do con người bày ra cùng với những luật chơi; còn nghiên cứu ngôn ngữ là việc khám phá bí mật của quá khứ. Một công việc mà không ai có quyền đặt ra luật lệ, tất cả đều bình đẳng trong nghiên cứu mà trọng tài duy nhất là chân lý!

Tác giả nói: “Muốn xác định hai ngôn ngữ có quan hệ họ hàng, nhà nghiên cứu phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ đã được Franz Bopp khởi xướng từ đầu thế kỷ 19 và đã được kiểm nghiệm qua mấy trăm năm nghiên cứu của các học giả Đông Tây.” Nhưng sự thật thì sao? Cái “quy trình chặt chẽ” ấy cộng với tâm trí của biết bao học giả mà sau 150 năm không xếp được tiếng Việt vào họ ngôn ngữ nào, nói lên điều gì?! Phải chăng đó là một trò chơi vô tích sự?

Được biết, từ giữa thế kỷ XIX, cùng với nhân chủng học, văn hóa học… môn Ngôn ngữ học lịch sử ra đời với mục đích chủ yếu là từ tìm hiểu quá trình hình thành ngôn ngữ để tìm ra nguồn gốc các tộc người. Với tiếng Việt thì như PGS.TS viết: “Vấn đề nguồn gốc tiếng Việt đã có một lịch sử nghiên cứu 150 năm; trong đó, lý thuyết của Schmidt bị lý thuyết của Maspéro thay thế trong 40 năm; rồi lý thuyết của Maspéro bị Haudricourt đánh đổ; đến lượt nó, lý thuyết của Haudricourt mặc dầu cho đến nay được chấp nhận nhưng được rất nhiều học giả bàn luận sôi nổi và bổ sung, chỉnh lý.”

Vậy, “bổ sung, chỉnh lý” thế nào?

Mới đây tôi nhận được bài viết nhan đề: What Makes Chinese so Vietnamese? An Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies. Chữ “so” ở đây quá linh động nên có thể tạm dịch: Điều gì làm cho tiếng Trung Quốc giống (như, với) tiếng Việt. Giới thiệu về nghiên cứu ngôn ngữ Trung-Việt. Bằng nhiều chứng cứ khó bác bỏ, tác giả chứng minh: tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Hán-Tạng!

Điều gì diễn ra vậy? Tại sao sau 150 năm lao tâm khổ tứ nghiên cứu mà hôm nay mèo lại hoàn mèo: Tiếng Việt từ họ Sino-Tibétan lại trở về Hán-Tạng?! Trong Vật lý học, việc di chuyển một điện tử về đúng điểm xuất phát, công thu được bằng không (zero). Cũng vậy, sau 150 năm, Ngôn ngữ học lịch sử giúp gì cho tiến bộ của nhận thức? Một sự thật không thể phản bác: khi xếp tiếng Annam vào họ Hán-Tạng, Schmidt đưa ra nhiều dẫn chứng, khiến cho học giả thế giới tâm phục khẩu phục. Đến lượt mình, Maspéro rồi Haudricourt cũng thế! Và hôm nay? Khó lòng bác bỏ tác giả mới này!

Chỉ một ngôn ngữ Việt Nam mà vừa xếp lọt rồi lại bị đẩy ra hết khuôn này tới khổ kia, nói lên điều gì? Chẳng phải là có sự giống nhau, sự tương đồng lớn giữa chúng đồng thời là sự khác biệt quan trọng khiến cho tiếng Việt không chấp nhận bất cứ cái khuôn nào người ta áp đặt cho nó?

Thực trạng đó khiến ta không thể không nhận ra, suốt thế kỷ rưỡi qua,  những bậc thầy của ngôn ngữ học kia hoạt động một cách vô thức như những ông thày mù sờ voi! Mục đích tối hậu là tìm nguồn gốc dân cư phương Đông qua tiếng nói không thực hiện được, vậy thì kết quả của 150 năm học thuật là gì? Phải chăng chỉ là dã tràng xe cát?

Jared Diamond, nhà nhân học lớn của nước Mỹ có câu nói đáng suy ngẫm: “Những gì thuộc về con người mà không được di truyền học xác nhận, đều không đáng tin cậy!” Hơn những cục đá, những mảnh gốm, ngôn ngữ là sản phẩm tự thân nên gắn bó mật thiết với con người. Nhưng hơn cả những hòn đá, những mảnh gốm, tiếng nói vô cùng linh động. Vâng, tiếng nói của mỗi tộc người bày ra giữa thanh thiên bạch nhật đấy nhưng làm sao biết mối liên hệ giữa chúng? Phải hàng tháng, có khi hàng năm, nhà ngôn ngữ học đi điền dã ghi âm, rã băng, lên phiếu rồi phân tích âm tiết, âm vị từng tiếng, thống kê rồi khảo sát cú pháp… mới có thể tạm xác nhận hai ngôn ngữ ấy gần gũi. Chấm hết! Không thể nói đâu là con đâu là mẹ! Trong khi đó, nhà di truyền học chỉ cần lấy mẫu nước miếng vài chục người của mỗi cộng đồng, đem về phòng thí nghiệm là tìm ra chính xác mối quan hệ gữa họ. Một khi khoa học công nghệ đã đạt độ chính xác như vậy thì cái việc truy theo ngôn ngữ để tìm mối quan hệ giữa các cộng đồng người liệu có còn ý nghĩa?!

Hôm nay, bằng cách đọc cuốn thiên thư ADN được tạo hóa ghi lại trong máu huyết con người, khoa học phát hiện: trong cây phả hệ các dân tộc phương Đông, người Việt Nam nằm ở gốc. Tày-Thái, Môn-Khmer, Nam Á, Hán-Tạng… cũng chỉ là con cháu Lạc Việt mang mã di truyền Haplogroup O1 (Y-DNA). Là sản phẩm hoạt động xã hội của con người, nên ngôn ngữ Lạc Việt cũng là mẹ của mọi ngôn ngữ châu Á. Tiếng Việt Nam là sự thừa kế trực hệ của ngôn ngữ Lạc Việt nên dù có gần gũi với các hệ ngữ khác nhưng do là gốc, là mẹ nên “độ phủ sóng” của nó lớn, không thể xếp nó “trọn gói” vào bất cứ họ ngôn ngữ con cháu nào! Thất bại của Ngôn ngữ học lịch sử là ở chỗ chỉ xác định sự gần gũi giữa hai ngữ mà không thể khẳng định đâu là mẹ, đâu là con giữa chúng. Trong khi điều này mới là mục đích của việc nghiên cứu ngôn ngữ. Có ai đó từng đưa ra lời khuyên minh triết, đại ý: “Đừng tìm nguồn gốc ngôn ngữ nơi những cộng đồng người đông đảo sống trên bình nguyên mênh mông mà hãy tìm nơi những bộ lạc nhỏ bé cư trú giữa rừng sâu núi thẳm hẻo lánh.” Đúng thế, mấy trăm năm nào có ai ngờ, tổ tiên của cái thứ tiếng “trọ trẹ” miền Thanh Nghệ lại là cội nguồn ngôn ngữ phương Đông?!

Như vậy phải chăng, Ngôn ngữ học lịch sử là một trò chơi xa xỉ, sản sinh ra quá nhiều học giả nhưng lại đưa học thật lạc đường? Bình Nguyên Lộc là một thí dụ. Do ngộ nhận ngôn ngữ tỷ hiệu (tên gọi một thời của Ngôn ngữ học lịch sử) là phép màu giúp tìm nguồn gốc dân tộc nên ông bỏ ra 10 năm học các tiếng Đông Nam Á để rồi “khám phá ra châu Mỹ” bằng đề xuất: Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam! Nguyễn Tài Cẩn là thí dụ khác. “Công trình” Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt đưa ông lên đỉnh cao chót vót của Ngôn ngữ học Việt Nam nhưng lại là sai lầm thê thảm! Chỉ nguyên việc “phát minh” ra lớp từ Hán cổ cùng lớp từ Hán Việt Việt hóa trong tiếng Việt đã khiến ông vượt qua tất cả các bậc thầy của mình trong việc xuyên tạc văn hóa dân tộc! Tại sao người Thầy đức độ, có tâm, có tài ấy lại sai? Câu hỏi dằn vặt tôi mỗi khi nhớ tới những mùa Đông 1965-1967 sơ tán nơi rừng núi Thái Nguyên. Ngọn đèn dầu đêm thâu của Thầy bên cô giáo Nonna rị mọ trên những phiếu tư liệu cho cuốn sách tương lai, từng sưởi ấm lòng chúng tôi. Có lẽ, trong số các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, khó ai có được cuộc nghiên cứu quy mô, bài bản như Thầy. Không chỉ Thầy với trí tuệ hàng đầu mà bên Thầy còn người bạn đời, người cộng tác tài năng nhiều năm cùng miệt mài làm việc. Rồi tôi chợt hiểu. Cái sai của Thầy thuộc về phương pháp luận. Do bị cuốn vào vòng xoáy ma mị của Ngôn ngữ học lịch sử, Thầy đã không tìm được đường ra! Cái sai của Thầy bộc lộ sự thất bại của phương pháp luận nghiên cứu Ngôn ngữ học lịch sử. Thầy sai còn do học trò của Thầy quá thụ động, không ai hỏi lại Thầy câu hỏi thường tình nhất: “Việt là dân sông nước, phải vẽ mình để tránh giao long. Lẽ nào không có thuyền, buồm mà lại phải mượn “buồm” của dân đồng cỏ, chuyên chăn cừu cưỡi ngựa?” Hay: “Maspéro nói tiếng Việt mượn 75% từ tiếng Hán. Bây giờ thêm lớp từ Hán cổHán Việt Việt hóa nữa thì tỷ lệ vay mượn là bao nhiêu? Lẽ nào khi chưa gặp người Hán thì tiếng nói của tổ tiên ta nghèo đến vậy?” Thầy sai còn vì lẽ, mấy ông mắt xanh mũi lõ tít trời Tây luôn kích lệ người học trò thuộc bài! Nay ý tưởng của Thầy tràn lan trên các giáo trình giáo án. Làm thế nào gột rửa di hại của Thầy? Thí dụ khác là các bậc Schmidt, Maspéro rồi Haudricourt… những ông thày sờ voi vĩ đại trong lịch sử khoa học! Là những học giả uyên bác nhưng do hạn chế của tri thức thời đại khiến các ông hoang tưởng đẻ ra một trò chơi vô tích sự!

Thực tế là thước đo kiểm định mọi lý thuyết! Nay khi khoa học tự nhiên đã làm xong công việc của nó là khám phá chính xác nguồn gốc loài người cùng quá trình hình thành các sắc dân châu Á thì thiết tưởng, Ngôn ngữ học lịch sử phải được thay đổi. Giống như đứng trước một lâu đài sụp đồ, cùng với việc hót dọn xà bần, người khôn ngoan cố gắng lựa ra những gì hữu ích cho cuộc sống đang tiếp diễn.       

                                  Sài Gòn, Trung Thu năm Bính Thân

Thư của vị PGS.TS Ngôn ngữ học

Sent: Tuesday, September 6, 2016 6:02 PM

Em phản đối lý thuyết của Hà Văn Thùy. Và chuyện học chữ Hán hay không thực ra không liên quan gì đến lý thuyết của anh Hà Văn Thùy cả.

Chưa có một nhà ngôn ngữ học lịch sử về tiếng Việt nào cho đến nay chịu bàn đến lý thuyết của anh Thùy, điều đó phải có lý do học thuật.

Vấn đề nguồn gốc tiếng Việt đã có một lịch sử nghiên cứu 150 năm; trong đó, lý thuyết của Schmidt bị lý thuyết của H. Maspéro thay thế trong 40 năm;  rồi lý thuyết của Maspéro bị Haudricourt đánh đổ; đến lượt nó, lý thuyết của Haudricourt mặc dầu cho đến nay được chấp nhận nhưng được rất nhiều học giả bàn luận sôi nổi và bổ sung, chỉnh lý. Như thế, trong khoa học, các lý thuyết  thay thế nhau là chuyện thường.

Vậy dân chuyên môn không chịu bàn đến lý thuyết của anh Thùy không phải vì nó đúng hay sai.  Trong bóng đá, như thế nào thì gọi là việt vị, như thế nào thì gọi là đá phạt, v.v. đã được tất cả mọi người xem bóng đá và chơi bóng đá chấp nhận. Nếu có một anh xông vào cãi, với cách hiểu riêng của anh ta, thì chắc chắn không ai cãi lại với anh ta làm gì. Ngôn ngữ học cũng vậy, có "luật chơi" của nó. Muốn xác định hai ngôn ngữ có quan hệ họ hàng, nhà nghiên cứu phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ đã được Franz Bopp khởi xướng từ đầu thế kỷ 19 và đã được kiểm nghiệm qua mấy trăm năm nghiên cứu của các học giả Đông Tây, chứ không phải một "quy trình" tự nghĩ ra, phủ định mọi quy tắc làm nền tảng cho một ngành như ngôn ngữ học lịch sử.

Vài dòng sơ lược như thế, mong anh hiểu.

THẢO LUẬN VỚI PGS LIAM KELLEY

VỀ TRIẾT GIA KIM ĐỊNH

Từ Cali, nhà nghiên cứu Việt Nhân Nguyễn Cảnh Hậu chuyển cho tôi bài viết của PGS L.C.Kelley về học giả Kim Định, qua bản dịch của Trà Mi, nhan đề: “Sử gia lớn nhất (không ai biết đến/không được công nhận) của Việt Nam.”* Ông không quên kèm theo nhận xét: “Ông này chỉ mới nhận được cái ngọn mà chưa hiểu tận cái gốc của Con Người và Tinh thần Dân tộc Việt Nam.  Kim Định nhờ tinh thần triết học Đông phương tức là triết lý An Vi mới khai quật lên được nền Văn hoá độc đáo. Ở Việt Nam. Kim Định không phải là một sử gia.”

Đồng ý với nhà Kim Định học lão thành, tôi cho rằng, Kim Định không phải là sử gia. Bởi lẽ, mở đầu cuốn sách của mình, ông viết: “Sống sót sau bốn lần băng giá, khoảng 500.000 năm trước, loài người tập trung ở phía nam dải Thiên Sơn. Những người đi về phía tây trở thành tổ tiên người da trắng. Người đi về phía đông trở thành tổ tiên các tộc người Việt, Hán, Hồi, Mông, Mãn. Người Việt theo ngọn sông Dương Tử vào chiếm 18 tỉnh của Trung Quốc. Người Hán theo phương thức du mục lang thang trên cao nguyên Thanh Hải lúc đó còn là phúc địa. Về sau vượt sông Hoàng Hà vào chiếm đất của người Việt…” “Người Hán đuổi người Việt chạy có cờ qua sông Dương Tử rồi quay về chế ra chữ Việt bộ Tẩu phỉ báng người Việt.”

Nếu là sử gia, thì với tri thức sai lạc như thế, sự nghiệp Kim Định đã sụp đổ. Có lẽ do biết trước sự thể nên đã hơn một lần ông tuyên bố: “Những gì liên quan tới chứng cứ lịch sử, nhiều lắm cũng chưa tới 10% đề xuất của tôi. Nếu có sai đi nữa thì những gì còn lại là Việt nho và đạo Việt An vi mới là đóng góp quan trọng nhất.” Điều đó chứng tỏ, Kim Định ý thức được đóng góp của mình cho học thuật và hoàn toàn không nhận là sử gia.

Tôi cũng không chia sẻ với PGS Kelley khi ông cho rằng “không ai biết” tới Kim Định. Ngược lại, sự thật là, vào đầu thập kỷ 1970, sinh viên nô nức ghi tên học các khóa ông giảng và tác phẩm Kim Định là “sách gối đầu giường” của học sinh sinh viên miền Nam. Thuyết Việt Nho thành tư tưởng thời thượng, in sâu trong tâm khảm một lớp người. Sau năm 1975, học trò của Kim Định lập Hội An Việt ở nhiều nước phương Tây, in sách báo, dựng đài phát thanh quảng bá tư tưởng Thầy. Trong nước Việt Nam, tuy sách của Kim Định bị cấm nhưng vẫn có người tìm đọc. Và hôm nay, tư tưởng Kim Định lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Tháng 7 năm 2012, tại Văn miếu Quốc tử giám, Lễ tưởng niệm 15 năm ngày mất của Kim Định được tổ chức trọng thể. Và đầu tháng Bảy năm nay, cũng tại Hà Nội, Lễ tưởng niệm 100 năm ngày sinh triết gia Kim Định được tổ chức.

Điều này thì vị PGS Đại học Hawaii at Manoa nói đúng: Kim Định không được công nhận! Bốn mươi năm nay, Kim Định không được chính thức công nhận mà chỉ là một thứ hoa dại sống bên lề.

Tuy vậy thưa Phó Giáo sư, cũng không phải như ông nói: “không ai có thể nhìn thấy thiên tài trong những gì ông (KĐ) đã làm.” Từ lâu người Việt Nam đã nhận ra thiên tài ở Kim Định. Không chỉ là “lời nói gió bay” mà được định hình bằng văn tự. Nhưng tôi đồng ý với ông là Kim Định “đã đẩy tư tưởng của mình đi quá xa.” Một trong thao tác làm việc của Kim Định là từ tâm lý miền sâu, từ chiều sâu tâm linh để giải mã huyền thoại rồi suy luận, tưởng tượng. Nếu từng sản sinh ra kết luận thiên tài, thì sự tưởng tượng ấy cũng lắm lúc đẻ ra quái vật! Có thể nhặt ra hàng đống sạn trong sách Kim Định mà Loa Thành Đồ Thuyết là một thí dụ. Nhưng dù vậy, Kim Định vẫn quá lớn lao, vẫn vô cùng vĩ đại!

PGS Kelley viết: “Thế vấn đề với các tác phẩm của Kim Định là gì? Nó cũng giống như vấn đề với học thuật của Marcel Granet. Kim Định đã không phân biệt giữa văn bản. Đối với ông, những gì đã được viết trong Sử ký của Tư Mã Thiên hoặc Kinh Thi (cả hai từ thời BC) cũng giống như những gì đã được viết trong Lĩnh Nam chích quái ở thế kỷ thứ mười lăm, v.v… Thông tin trong tất cả các văn bản đó đều có thể được sử dụng để chứng minh sự hiện hữu của một “cấu trúc” của nghĩa ẩn dưới những văn bản này. Đó là vấn đề.”

Người từng theo dõi những bài viết của Kelley sẽ thấy, ông vẫn loay hoay với ý tưởng lẩn thẩn rằng Lĩnh Nam chích quái vô giá trị vì chỉ được viết vào thế kỷ XV, là sản phẩm của đám trí thức Hán hóa người Việt tân tạo theo sách Trung Hoa! Chính do thiếu chiều sâu lịch sử và văn hóa phương Đông nên ông không hiểu được rằng, từng có nhà nước Lương Chử – Xích Quỷ xuất hiện 3000 năm TCN. Đó là một nhà nước vĩ đại không chỉ về văn minh mà còn về quy mô, chiếm hơn nửa diện tích và dân số Trung Hoa. Sau hơn 1000 năm tồn tại, bị phân rã do tác động của nước biển dâng, người Lương Chử-Xích Quỷ di tản tới Việt Nam, Tứ Xuyên, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ… mang theo truyền thuyết gốc của tổ tiên mình về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ với một bọc trăm trứng. Câu chuyện Kinh Dương Vương vang bóng trong huyền thoại Tứ Xuyên, Thái Lan, Miến Điện. Một bọc trăm trứng đã vào kinh Phật. Tại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nó sống lâu dài trong văn chương truyền miệng để rồi được ghi lại vào thế kỷ XV. Như vậy, tuy được chép muộn hơn nhưng tính chân thực của câu chuyện không hề thua kém so với Sử ký! Nhiều sử gia trước đây đã tin như thế.

 Về câu: “Tuy nhiên, con đường trí tuệ dẫn ông đến kết luận này đã đi qua một số tư tưởng học thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX,” Đúng là Kim Định đã tiếp thu những tinh hoa trí tuệ thời đại ông như Granet, Lévi-Strauss … Nhưng một vấn đề được đặt ra: sách của các vị này dành cho mọi người mà vì lẽ gì chỉ Kim Định phát huy hiệu năng cao nhất? Điều này, học giả phương Tây khó lòng hiểu nổi! Từ hàng chục năm nay, những người nghiên cứu Kim Định nhận ra rằng, tri thức Tây học chỉ là chất xúc tác giúp Kim Định bộc lộ phẩm tính riêng, đó là khả năng lãng du về ký ức miền sâu, có thể bao gồm cả thiền định để giải mã những truyền thuyết, huyền thoại cùng huyền sử, khám phá những bí ẩn tận cùng của lịch sử, văn hóa! Đấy chính là cái làm nên thiên tài của Kim Định.

PGS L.C.Kelley viết:

“Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước, nhưng kể từ thời điểm đó đã không có người nào có những kiến thức về lý thuyết như Kim Định, vì vậy đã không một thách thức, hoặc chỉnh sửa tư tưởng của Kim Định nào hết. Kết quả là tư tưởng Kim Định hoặc đã bị gạt bỏ hoặc bị nhạo báng, hoặc tư tưởng của ông đã bị hiểu lầm. Đây là một điều xấu hổ, vì Kim Định, tôi cho là sử gia Việt Nam duy nhất trong thời hiện đại, người đã thực sự đi đến một giải thích mới về lịch sử thời sơ khai của nước Việt (Nam).”

Tôi không chia sẻ với ông ý tưởng “Kim Định có một số tuyên bố táo bạo trong các thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 đưa sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam (quá xa) về phía trước.” Cái lịch sử mà Kim Định đề cập không phải lịch sử Việt Nam mà là lịch sử của tộc Việt, cụ thể là Lạc Việt. Tộc người từng mang tên Tam Miêu, Cửu Lê… vào chiếm lĩnh đất Trung Hoa trước nhất. Còn về lịch sử Việt Nam, Kim Định cũng không vượt qua giới hạn của thời ông sống: “Người Việt Nam là dòng duy nhất trong Bách Việt do có được lãnh thổ riêng nên giữ đựơc độc lập, không bị Hán hóa.”

Tuy vậy, phần sau của đoạn trích đáng được chia sẻ. Sự thực là, kết hợp tinh hoa tri thức thời đại với phẩm tính riêng, Kim Định đã dựng cho mình một đỉnh cao trí tuệ mà các học giả cùng thời chỉ mon men nơi chân núi. Người yêu ông không đủ chứng lý bảo vệ ông. Người ghét ông càng không có cơ sở vững chắc để phủ nhận. Kim Định không có người đối thoại. Vì vậy, tình trạng “đáng xấu hổ” như ông Kelley nói, đã xảy ra. Chỉ sang thế kỷ này, khi trí tuệ nhân loại sáng lập đỉnh cao mới thì chúng ta mới có điều kiện thực sự để cọ xát với Kim Định. Hóa ra, toàn bộ giá trị “sử gia” của Kim Định chỉ còn một câu duy nhất: “người Việt chiếm lĩnh Trung Hoa trước.” Nhưng đúng là “trên cả tuyệt vời” khi thực tế được khám phá đã hơn cả điều Kim Đinh tưởng tượng: không phải từ Tây Tạng xuống mà từ Việt Nam mang rìu đá, giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó… đi lên chinh phục Hoa lục.

Một mùa hè nhập môn Kim Định học, bản thu hoạch của PGS L.C. Kelley hơi bị “khiêm tốn”. Điều này dễ hiểu vì lâu đài trí tuệ Kim Định dựng lên không chỉ có quy mô quá lớn về câu chữ mà điều quan trọng là quá uyên áo, như một mê cung, nhiều tầng nhiều lớp… khiến cho người duy lý phương Tây khó nắm bắt. Giáo sư Kelley có lẽ là học giả phương Tây đầu tiên mạo hiểm tiếp cận. Cũng dễ hiểu khi khám phá của ông mới dừng lại ở bề ngoài.

Sài Gòn, tháng 6 năm 2015

*http://dcvonline.net/2015/06/25/su-gia-lon-nhat-khong-ai-biet-denkhong-duoc-cong-nhan-cua-viet-nam

KHÔNG CÓ NÔ LỆ, 

CÓ THỂ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC?

Người bạn gửi cho tôi bài viết, yêu cầu đọc và cho ý kiến. Mở file thì gặp người bạn cũ, Phó Giáo sư Đại học Hawaii Liam Kelley*. Nhận thấy sự băn khoăn chân thành của tác giả, tôi xin có đôi lời thưa lại.

            Nguyên văn bài của Liam Kelley : “ Lúa, nô lệ và Văn Lang. Tối hôm qua, tôi đến tham dự một buổi thuyết trình của một học giả rất nổi tiếng nói về Cách mạng đồ đá mới. Anh này đưa ra luận điểm là tất cả các nhà nước sơ khai trên thế giới mà anh ta biết (Mesopotamia, Trung Quốc, Hy Lạ, La Mã,…) đều cần đến hai thứ hợp lệ để hình thành – một dạng ngũ cốc (lúa mì, lúa gạo,…) và nô lệ. Theo học giả này, ở bất kỳ nơi nào bạn thấy có những quốc gia sớm nhất đang hình thành, bạn sẽ thấy một lượng ngũ cốc dư thừa được sản xuất ra, và một lượng nô dân phải làm việc rất nhiều.

Điều này khiến tôi nghĩ tới miêu tả sớm nhất mà chúng ta có về Đồng bằng sông Hồng – một ít dòng trong một văn bản có tên Giao châu ngoại vực kí [交州外域記, Jiaozhou waiyu ji] được trích trong cuốn Thủy kinh chú  [水經注, Shuijing zhu] của Lịch Đạo Nguyên [Li Daoyuan] ở thế kỉ VI:

“Giao Châu ngoại vực kí chép rằng ‘trong quá khứ, trước khi Giao Chỉ có quận và huyện, vùng đất này đã có ruộng Lạc. Ruộng này theo sự lên xuống của nước lũ, và vì vậy người dân đã khai khẩn ruộng này để trồng cấy, họ được gọi là dân Lạc. Lạc vương và Lạc hầu được bổ nhiệm để cai trị các quận huyện khác nhau. Nhiều huyện có các lạc tướng. Lạc tướng đeo ấn đồng treo trên dây thao xanh” [州外域記曰,交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,名為雒民。設雒王雒侯主諸郡縣。縣多為雒將。雒將銅印青綬。]

Người ta nói nhiều về nghĩa của chữ “thủy triều”. Nghĩa đen của nó là “nước triều”, nhưng tôi đã thấy những định nghĩa của chữ “triều” trong đó nó đơn thuần chỉ có nghĩa là “nước dâng”, và vì vậy “thuỷ triều” có thể có nghĩa là “nước lũ”.

Bất kể chúng ta muốn dịch nó như thế nào, có vẻ như nó cho thấy một kiểu làm nông dựa trên dòng chảy tự nhiên của con nước. Diễn giả tôi nghe tối qua gọi nó là “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ”. Về cơ bản cách thức hoạt động của nền nông nghiệp này là khi một con sông dâng nước lũ, người ta vãi hạt thóc xuống nước và rồi khi nước lũ rút đi, cây lúa mọc lên. Đây là một trong những cách thức trồng lúa đơn giản nhất.

Vì vậy nó khiến tôi băn khoăn về nước Văn Lang – một vương quốc mà các học giả Việt Nam cho là đã tồn tại ở thiên niên kỉ đầu trước Công lịch. Nếu để một nhà nước xuất hiện mà cần phải có ngũ cốc/lúa gạo và nô lệ, thì chúng ta có chứng cứ gì cho thấy hai nhân tố đó đã tồn tại ở đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỉ thứ nhất trước Công lịch?

Nền nông nghiệp dựa vào nước lũ có thể sản xuất ra một lượng lúa gạo dư thừa, nhưng không phải là một lượng lớn, vì vậy nếu có một nhà nước dựa trên dạng làm nông như thế, thì có lẽ nó bị giới hạn về quy mô và của cải. Và rồi về nô lệ, tại sao có hiện tượng là tôi chưa hề nghe ai nói về nô lệ ở nước Văn Lang? Nếu đây là tiêu chuẩn ở các nhà nước sơ khai, thì tại sao không có ai nói về nó trong trường hợp của Văn Lang? Không có nô lệ ở nước Văn Lang chăng?

Nếu không có, thì làm thế nào chúng ta có thể giải thích được vì sao Văn Lang lại khác với tất cả các nhà nước sơ khai khác trên hành tinh này?”

                                                    *    *    *

Vấn đề ở đây là cần giải tỏa hai điều mà PGS Liam Kelley băn khoăn:

1. Không có nô lệ, vậy Văn Lang có thể là nhà nước được không? 

Xin được trình bày như sau: Nhà nước sơ khai không chỉ hình thành trên chế độ nô lệ.

Trước hết, phải xem xét, nhận định “tất cả các nhà nước sơ khai trên thế giới mà anh ta biết (Mesopotamia, Trung Quốc, Hy Lạ, La Mã,…) đều cần đến hai thứ hợp lệ để hình thành – một dạng ngũ cốc (lúa mì, lúa gạo,…) và nô lệ,” có chính xác?

Muốn phân định điều này phải đi tới tận cùng lịch sử nhân loại. Các tài liệu khảo cổ học, văn hóa và di truyền học cho thấy, có hai phương thức sống khác nhau giữa phương Tây và phương Đông.

Ở phương Tây, 10.000 năm trước, khi thời kỳ Băng Hà cuối cùng chấm dứt, con người ra khỏi những hang băng và tiếp tục săn bắn, hái lượm trên những đồng cỏ hoang và rừng thưa. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không thuận lợi cho việc trồng trọt. Tận dụng ưu thế của thiên nhiên là nguồn cỏ vô tận, bằng sự dịu dàng và kiên nhẫn, Người Mẹ phương Tây thuần hóa những con vật ăn cỏ như dê, cừu, bò… và sáng tạo nghề chăn nuôi gia đình. Do thú hoang ngày càng hiếm, kiếm sống bằng săn bắn thêm khó khăn, người đàn ông càng bị yếu thế. Trong khi đó đàn gia súc mang lại thu nhập chính cho bộ lạc, vai trò người mẹ được nâng cao. Chế độ mẫu hệ vốn có từ thời săn hái được đẩy lên tột đỉnh.

Nhờ dinh dưỡng tốt hơn, nhân số tăng nhanh. Nhưng tới một lúc, đàn gia súc quá đông, bãi chăn thả trở nên chật hẹp, cằn cỗi, đe dọa cuộc sống cộng đồng. Lúc này bộ lạc cần được tổ chức lại theo hướng vũ trang hóa để đủ sức bảo vệ con người, gia súc, bãi chăn, nguồn nước... Đồng thời đánh phá, cướp bóc các bộ lạc khác để trở nên giầu có và hùng mạnh. Người phụ nữ mất vị trí chủ thể. Vai trò của thủ lĩnh và chiến binh được đề cao. Phụ hệ thay mẫu hệ và chế độ phụ quyền ra đời. Lúc đầu người ta giết tù binh vì không biết dùng để làm gì, lại còn phải nuôi ăn tốn kém. Nhưng sau đó tù binh được dùng làm công cụ lao động. Chế độ nô lệ hình thành. Tuy nhiên nhà nước chưa xuất hiện.

7.000 năm cách nay, người nông dân Trung Đông đem lúa mì và nho vào châu Âu, gầy dựng kinh tế nông nghiêp trồng khô [1]. Được cung cấp lương thực, những bộ lạc liên kết nhau, định cư trên những vùng đất thích hợp để xây dựng thành bang. Nhà nước nô lệ ra đời. Đúng như nhận định của Karl Marx: xã hội đi từ công xã nguyên thủy tới chế độ nô lệ.

Tuy nhiên, ở phương Đông là bức tranh trái ngược. Từ 70.000 năm trước, do sống ở đồng bằng Sundaland và Hainanland, hưởng khí hậu ôn hòa, nguồn thức ăn phong phú, người phương Đông sớm định cư. Cùng với hái lượm, săn bắn mà đánh cá là nghề kiếm sống quan trọng, dân cư phương Đông sớm thuần dưỡng cây lương thực là khoai sọ, bẩu bí. 18.000 năm cách nay, tức là trước phương Tây 8.000 năm, người Hòa Bình đã bước vào Thời đại Đá mới. Nhưng cũng từ lúc này, nước biển bắt đầu dâng, dân cư của Hainanland và Sundaland dần dần di cư lên các vùng đất cao xung quanh: các đảo Đông Nam Á, Đông Dương, Nam Dương Tử…

Hai con vật được người Hòa Bình thuần dưỡng sớm nhất là gà và chó. Nhưng đó là những loài ăn lương thực chứ không ăn cỏ. Mặt khác do địa bàn đồi núi chia cắt, người phương Đông không thể du mục. Khoảng 15.000 năm trước, cây lúa nước ra đời, tạo cuộc cách mạng trong sản xuất lương thực. Xã hội phương Đông chuyển từ công xã nguyên thủy sang công xã nông thôn trên cơ sở sản xuất tiểu nông. Cách thức sở hữu đất của người Việt cổ được hình thành như sau: một số gia đình chung tay vỡ khoảng đất rồi chia làm chín phần đều nhau, theo hình chữ Tỉnh (). Tám nhà sở hữu tám phần xung quanh và cùng nhau chăm sóc phần ruộng thứ chín ở giữa, lấy hoa lợi nộp vua, coi như một thứ thuế. Sử gọi đó là chế độ Tỉnh điền. Nông nghiệp lúa nước phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đòi hỏi kỹ thuật cao cùng sự chăm sóc tỷ mỷ cần mẫn. Vì vậy nông nghiệp lúa nước không thể sản xuất lớn mà chỉ dựa trên kinh tế hộ gia đình, được gọi là tiểu nông. Trong cộng đồng làng xóm, người nông dân dùng phương thức vần công, đổi công hoặc thợ cấy thợ gặt di chuyển theo thời vụ để cung cấp nhân công cho sản xuất. Không có nhu cầu nhân công lớn nên không có nhu cầu nô lệ. Mặt khác, do xã hội phương Đông là xã hội hòa bình, chiến tranh ít xẩy ra. Tù binh bắt được trong chiến trận thuộc quyền sử dụng của nhà nước, làm những việc nặng nhọc như xây thành trì, vỡ đất. Đất vỡ xong được chia cho dân. Do vậy, xã hội Á Đông từ săn hái chuyển sang công xã nông nghiệp.

Ở thời của mình, do chưa biết điều này nên Marx rất lúng túng khi nói về phương Đông. Ông đã đưa ra thuật ngữ bí hiểm “phương thức sản xuất châu Á”. Không những thế, ông còn khái quát một cách sai lầm: toàn thể nhân loại đều từ công xã nguyên thủy đi tới chế độ nô lệ. Ở đây, cha đẻ của thuyết Cộng sản đã áp đặt cho phương Đông những điều mà nó hoàn toàn không có!

Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào nhà nước của Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ… Đó là nhà nước xây dựng trên cơ sở công xã nông thôn. Từ thặng dư lương thực: kê, lúa mì, lúa nước và sự huy động sức dân, nhà nước trị thủy Hoàng Hà và nhiều việc lớn khác...Nói các nhà nước sơ khai Trung Quốc hình thành trên cơ sở nô lệ là hoàn toàn không có cơ sở và là sự xuyên tạc trắng trợn lịch sử phương Đông

Tuy chưa được làm rõ nhưng nhà nước Xích Quỷ hình thành gần 200 năm trước vương triều Hoàng Đế cũng dựa trên cơ sở cộng đồng dân cư tiểu nông.

Như vậy, khác với phương Tây, ở phương Đông, dù không có chế độ nô lệ, các nhà nước của Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Ba Thục cổ và Hoàng Đế đã hình thành từ rất sớm trên cơ sở công xã nông thôn. Có thể khẳng định: nhà nước nông nghiệp phương Đông không hình thành trên chế độ nô lệ.

2. Về “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ”.

            Liam Kelley viết: Người ta nói nhiều về nghĩa của chữ “thủy triều”. Nghĩa đen của nó là “nước triều”, nhưng tôi đã thấy những định nghĩa của chữ “triều” trong đó nó đơn thuần chỉ có nghĩa là “nước dâng”, và vì vậy “thuỷ triều” có thể có nghĩa là “nước lũ”.

Tuy trích Thủy kinh chú: 其田從潮水上下 (kỳ điền tòng trào thủy thượng hạ) nhưng do chưa hiểu thực tế nông nghiệp Việt Nam nên vị “học giả rất nổi tiếng” hiểu nhầm “trào thủy” là nước lũ và tưởng tượng ra phương cách làm ruộng không hề có. “Diễn giả tôi nghe tối qua gọi nó là “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ”. Về cơ bản cách thức hoạt động của nền nông nghiệp này là khi một con sông dâng nước lũ, người ta vãi hạt thóc xuống nước và rồi khi nước lũ rút đi, cây lúa mọc lên. Đây là một trong những cách thức trồng lúa đơn giản nhất.”

Xin thưa, chẳng bao giờ có “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ” cả, dù là “phương cách trồng lúa đơn giản nhất.” Không ai dại gì mà gieo hạt khi con sông dâng nước lũ: hạt giống bị nước cuốn trôi. Nếu không thì cũng làm mồi cho cá hoặc đội ngũ chim cò hùng hậu. Những hạt sót lại bị thối vì ngâm lâu trong nước! Xa xưa, khi thủy lợi chưa tốt, đồng bằng sông Hồng chủ yếu làm một vụ, gọi là lúa mùa. Lúa trồng là giống cao cây để thích ứng với mức nước cao vào tháng Bảy, tháng Tám. Trước khi cấy lúa phải gieo mạ. Cây mạ cũng cao, nhiều khi cấy xuống nước gần lút mạ. Một vụ lúa rất dài, tới 4 tháng.

Chữ “trào thủy” là nói về thủy triều. Thời Văn Lang chưa có đê sông nên chắc chắn người dân phải đắp bờ bao để khoanh từng vùng đất rộng. Trong phạm vi của bờ bao, có bờ thửa thấp và nhỏ hơn, bao phần ruộng của từng gia đình. Nông nghiệp dựa vào thủy triều là dựa vào con nước lên xuống. Do vận hành của Mặt trăng nên đồng bằng sông Hồng có chế độ nhật triều: mỗi ngày nước lên một lần. Ngày con nước là ngày nước dâng cao nhất. Con nước lớn nhất thường mang theo nhiều phù sa. Lúc này người dân đi “lấy nước”. Chờ khi nước dâng cao (vào ban đêm) thì tháo cho nước tràn vào ruộng. Khi thủy triều rút thì đắp bờ lại. Nước này được gọi là “nước béo”, tức nước đục, nhiều phù sa. Họ giữ nước trong ruộng, gọi là “sống nước” ít ngày. Khi phù sa lắng xuống, nước trên ruộng trong lại, được gọi là “nước gầy” thì tháo cho nước chảy đi để lấy lượt nước khác và cũng là vệ sinh đồng ruộng.

Những công việc có vẻ đơn giản, nhẹ nhàng đó là kết quả của kinh nghiệm truyền đời mà cũng là tâm huyết của người chủ ruộng, không thể thực hiện bằng lao động nô lệ. Thất bại của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam thế kỷ trước, về bản chất là sự phá sản của chế độ bán nô lệ được áp dụng trong nông nghiệp lúa nước.

 Xin nhắc nhẹ vị PGS Đại học Hawaii: nghe người khác nói cũng phải thận trọng. Nghe mẹ mìn có ngày mất mạng!

*http://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/02/lua-no-le-va-nuoc-van-lang/

* Bryan Sykes. Bảy nàng con gái của Eva. NXB Trẻ, 2008

THÊM MỘT LẦN BUỘC PHẢI TRANH BIỆN

VỚI PGS L.C. KELLEY

Trang mạng Đàn chim Việt, qua lời dịch của Trà Mi, công bố bài viết của tác giả L. Kelley: Lý Đông A, Lương Kim Định, Trần Ngọc Thêm và cuộc di cư của người TQ thời cổ đại của Terrien de Lacouperie.

Trước bài viết này, một lần nữa tôi buộc lòng phải lên tiếng.

Tác giả viết: “Như tôi đã đề cập nhiều lần ở blog này, có một ý tưởng có tầm quan trọng trung tâm đối với những tác giả Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và đó là vào thời cổ đại người Trung Quốc di cư đến khu vực hiện nay là Trung Quốc từ phía tây bắc, và khi đến nơi, họ đã thấy có người đã sống ở đó trước.”

… “Từ lâu, tôi đã tự hỏi ý tưởng đó đến từ đâu, và bây giờ tôi nhận ra rằng nguồn gốc chính rõ ràng là các tác phẩm cuối thế kỷ XIX của một nhà Đông Phương học tên là Albert Étienne Jean Baptiste Terrien de Lacouperie.”

Bài viết đặt ra ba vấn đề cần thảo luận.

1. Phải chăng phát biểu của Terrien de Lacouperie “là một khái niệm đã không được nhiều người hỗ trợ khi ông xuất bản những ý tưởng của mình, và nhanh chóng rơi vào quên lãng.”

Từ thế kỷ XVII, khi bước vào thời kỳ chinh phục thế giới, tư tưởng sô vanh Âu trung xuất hiện, cho rằng châu Âu là trung tâm sinh ra con người cùng văn hóa nhân loại. Người da trắng có sứ mệnh khai hóa các dân tộc dã man phương Đông. Với ý nghĩa nào đó, Terrien de Lacouperie là người phát ngôn của tư tưởng này.

Do vậy, nó hoàn toàn không phải “không được nhiều người hỗ trợ khi ông xuất bản những ý tưởng của mình, và nhanh chóng rơi vào quên lãng,” mà ngược lại, được các học giả phương Tây tuân thủ như kim chỉ nam trong hoạt động. Xin dẫn:

- Georges Coedès, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ từ thập niên 1920 đến 1950, và nhiều đồng nghiệp của ông tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đến Ai Cập, rồi lan sang Hy Lạp và La Mã. Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy đây là hai nền văn minh phát triển sau nền văn minh Lưỡng Hà.

- Năm 1932, nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết để giải thích về văn hóa Đông Sơn: “Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều "làn sóng văn hóa”, và một làn sóng di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kỹ thuật hiện đại. Ông tin rằng, những cái rìu mang hình lưỡi vòm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất phát từ miền Bắc Trung Quốc. Thế còn trống đồng Đông Sơn? Heine-Geldern đề ra giả thuyết rằng đó là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, lần này thì xuất phát từ người Hallstadt Đông Âu, những người di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm trước CN và đến Đông Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó.”

- Có một sự bất ngờ thú vị. Cái ý tưởng mà Giáo sư L. Kelley cho rằng “không được nhiều người hỗ trợ và sớm rơi vào quên lãng” từ thế kỷ XIX thì năm 1924, cha đẻ của Trung Hoa dân quốc Tôn Trung Sơn viết: “Người Trung Quốc nói nhân dân là Trăm họ, người nước ngoài nói thời cổ ở phương Tây có một dân tộc Trăm Họ, về sau di cư vào Trung Quốc”. Họ “vượt Thông Lĩnh, tới Thiên Sơn, qua Tân Cương rồi tới lưu vực Hoàng Hà”, “tiêu diệt hoặc đồng hóa dân tộc Miêu Tử vốn có ở Trung Quốc, trở thành dân tộc Trung Quốc ngày nay.” Ông tán thành cách giải thích này và lập luận: “Nếu văn hóa Trung Quốc không phải từ bên ngoài du nhập vào… thì xét theo quy luật tự nhiên, văn hóa Trung Quốc phải bắt nguồn từ lưu vực sông Chu Giang …, bởi vì lưu vực sông Chu Giang khí hậu ôn hòa, sản vật phong phú, nhân dân rất dễ tìm kế sinh nhai, là nơi dễ phát sinh nền văn minh.” Nhưng khảo cứu lịch sử cho biết Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thành Thang, Văn Vương, Vũ Vương đều không sinh tại lưu vực sông Chu Giang, mà đều sinh tại vùng Tây Bắc, “do đó văn hóa Trung Quốc là từ phương Bắc tới, từ nước ngoài tới.”[1]

- Vẫn chưa hết, vào năm thứ năm của thế kỷ XXI, ý tưởng của Terrien de Lacouperie được học giả người Trung Hoa Zhou Jixu “khám phá” lại với lời tuyên bố dõng dạc: “Việc phát hiện người Indo-Europian từ phương Tây vào Trung Quốc là khám phá quan trọng bậc nhất của lịch sử phương Đông hiện đại.” Ông nói:

 “Dự án nghiên cứu này dựa trên cách nhìn hoàn toàn mới về tiền sử châu thổ Hoàng Hà với những nhân tố chứng tỏ rằng: văn minh Hoàng Hà không phải là sản phẩm của sự tiến hóa độc lập mà là do tác động của yếu tố ngoại lai tới văn hóa bản địa. Các bộ lạc của Hoàng Đế chiếm giữ trung lưu Hoàng Hà vì họ có sức mạnh, nhưng họ củng cố, mở rộng, và tiếp tục sự cai trị của mình tại Trung Quốc bằng cách chấp nhận các nền văn hóa nông nghiệp. Các dân tộc chiếm đất là một nhánh Tiền Ấn-Âu. Các hồ sơ lịch sử, chẳng hạn như Thượng Thư (Shang Shu), kinh Thi (Shi Jing), Quốc Chuẩn (Zuo Zhuan - Biên niên của các nhà nước phong kiến), và Sử ký (Shi Ji), vv… tất cả chỉ mô tả sự hình thành và suy tàn của nhà nước Hoàng Đế.

Những nền văn minh bản địa 5.000 năm TCN trên lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử bị loại trừ khỏi văn bản lịch sử truyền thống và bởi vậy đã bị vùi lấp trong 3.000 năm. Nghiên cứu này cố gắng bộc lộ các dữ kiện lịch sử với những bằng chứng về khảo cổ học, tài liệu cổ, và ngôn ngữ học lịch sử.”[2]

Những dẫn chứng trên cho thấy, quan niệm người phương Tây di cư làm nên dân cư Trung Quốc không phải là ý tưởng nhất thời mà tồn tại xuyên suốt hai thế kỷ XIX - XX sang tới thiên niên kỷ thứ Ba.

2. Kim Định đã chịu ảnh hưởng tư tưởng của Terrien de Lacouperie như thế nào?

Trong bài, L. Kelley dẫn ra ba người nhưng tôi xin bàn về nhân vật trung tâm: Kim Định. Tác giả viết: “Những tác giả Viêt Nam theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã cho rằng cuộc di cư của người Trung Quốc thời cổ đại chính là cuộc di cư mà Terrien de Lacouperie đã dựng khung sườn lý luận.”

Không biết Kim Định đã chịu ảnh hưởng của Terrien de Lacouperie ở chỗ nào nhưng khi tra tìm trong Việt lý tố nguyên, cuốn sách có ý nghĩa lập thuyết quan trọng nhất của ông, tôi không hề thấy tên của tác giả này trong tài liệu tham khảo. Những sách chủ yếu của tác giả phương Tây mà Kim Định sử dụng là:

CIV =  La Civilisation chinoise. Par Marcel Granet édition Albin Michel, 1948

DANSES =  Danses et légendes de la Chine Antique. M.Granet P.U.F. 1959.

P.C =  La pensée chinoise = Granet: La Renaissance du livre. Paris 1934.

SOCIO=   Etudes sociologiques sur la Chine – Granet, P.U.F.1953.   

RELIGION =   La Religion des Chinois, Granet, P.U.F. 1951

CREEL =   La Naissance de la Chine par Herrlee Glessner Creel, Payot Paris, 1937.

MASPÉRO =   La chine antique par Henri Maspéro, Imprimerie nationale 1955.

NEEDH.I = Science and civilisation in China en 7 vol. Joseph Needham I, II, III, etc… Cambridge University Press 1954.

Tác giả của những cuốn sách trên góp phần làm nên tư tưởng của Kim Định. Tuy nhiên, ý tưởng “người di cư vào Trung Quốc đến từ Tây Bắc” tới với ông lại xuất phát trực tiếp từ tác giả người Trung Quốc Vương Đồng Linh trong quyển Trung Quốc dân tộc sử :

“Con người xuất hiện vào lối 500.000 năm trước đây rồi lần lượt bị tiêu diệt qua bốn đợt băng tuyết, những người còn sống sót kéo nhau lên các miền núi cao nguyên sống trong hang hốc. Sang đến Tân thạch (tương đương với sung tích kỳ: holocène, lối hơn mười ngàn năm trước đây) sau khi làn băng giá thứ tư tan rã, khí hậu trở nên ấm áp, loài người lục tục dời bỏ những hang động trong dẫy Thiên Sơn (Tây Bắc Tibet và Tây Tân Cương) để thiên di xuống các vùng bình nguyên.[3]

Tới nay, những khám phá của di truyền học khẳng định, không có chuyện người phương Tây từ Trung Đông di cư làm nên dân cư Trung Quốc. Vậy là tất cả những tài liệu dẫn trên bị phú nhận. Ngay chính ý tưởng của Terrien de Lacouperie cũng không được thực tế ủng hộ.

Tuy vậy, nói công bằng, ông chỉ sai ở nửa trước, còn nửa sau:  “ đã có người sống ở đó trước” là hoàn toàn chính xác. Và điều này làm bật lên câu chuyện kỳ lạ là, từ nửa phần đúng của một ý tưởng, Kim Định thiên tài đã sáng tạo nên thuyết Việt Nho: người Việt vào Trung Quốc trước và xây dựng ở đó nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ với kinh Thi, kinh Dịch, kinh Thư, đạo Việt An vi… Nếu Trời còn để cho sống đến đầu thế kỷ này, khi biết rằng, người Việt vào Trung Quốc không phải từ Nam Thiên Sơn mà là từ Việt Nam lên, chắc ông vô cùng sung sướng và càng vững tin vào luận thuyết của mình.

Ông L. Kelley  viết: “Tuy nhiên, không giống như những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã lập luận rằng những người di cư kém tinh vi hơn so với các dân tộc đã sinh sống trong khu vực đó ở Trung Quốc, Terrien de Lacouperie cảm thấy rằng những người di cư Trung Quốc mang theo văn bản và ý tưởng mà họ đã tạo ra, và điều này có thể được chứng minh bằng những gì ông cho là sự tương đương giữa chữ viết của người Akkadian và người Trung Quốc, và tương đồng giữa số học trong Kinh Dịch với các khái niệm tương tự trong văn hóa Chaldean-Akkadian.”

            Đọc đoạn văn trên, ta thấy vị giáo sư Đại học Hawaii at Manoa do thiếu khả năng thẩm định tư liệu nên không biết rằng Terrien de Lacouperie đã sai. Cái chữ Giáp cốt trong tấm hình mà Terrien de Lacouperie cho là của những người vào Trung Quốc lại chính là của những người đã sống ở đó trước. Không trách Terrien de Lacouperie vì thời của ông chưa biết chuyện này. Nhưng không thể không buồn cho L. Kelley vì đã không cập nhật tri thức! Sự thực là, trong khi người Akkadian có chữ thì những người bước chân vào Hoa lục sau trận Trác Lộc năm 2698 TCN chỉ có ngọn giáo và vó ngựa. Những phát hiện khảo cổ khẳng định, chữ tượng hình của người Việt bản địa trên đất Trung Hoa xuất hiện từ văn hóa Giả Hồ 9.000 năm cách nay và trưởng thành ở văn hóa Cảm Tang 6.000 năm trước, sớm hơn mọi chữ viết trên thế giới. Trong khi Terrien de Lacouperie chỉ biết tới chữ Ân Khư muộn hơn nhiều, khoảng 3300 năm trước và đó cũng là chữ mà nhà Ân chiếm từ người Việt ở An Dương. Ông Kelley cũng không biết rằng, những tư tưởng làm nên kinh Dịch hình thành khoảng 6.000 – 7.000 năm trước. Như vậy chẳng phải là khi người phương Tây vào Trung Quốc (nếu có) họ gặp một nền văn hóa phát triển hơn sao?

Có một sự thật là, trong khi Terrien de Lacouperie chỉ phát hiện, “nghiên cứu” qua sách vở thì Kim Định và những người Việt Nam theo “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” - theo cách nói của L. Kelley - lại nhìn từ thực địa, từ toàn bộ nền văn minh phương Đông rồi ngộ ra cái hồn Việt sâu thăm thẳm ở mọi nơi mọi chỗ. Tại chính kinh Thi, được coi là hồn cốt, là bản mệnh văn hóa Hoa Hạ, quan trọng đến nỗi Khổng Tử phải thốt lên bất độc thi vô dĩ ngôn, Kim Định cũng “ngửi” thấy đậm đà mùi Viêm Việt!

Năm 2006, tôi lượm nhặt trong cổ thư Trung Hoa những hóa thạch của ngôn ngữ Việt, rồi đề xuất ý tưởng động trời: Tiếng Việt, chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Tưởng bị ném đá. Không dè, ít lâu sau, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Đỗ Ngọc Thành từ Sacramento công bố loạt bài với quá nhiều bằng chứng ủng hộ. Đầu năm 2012, khi nhận được những phát hiện chữ Lạc Việt tại văn hóa Cảm Tang tỉnh Quảng Tây, tôi đủ chứng cứ công bố: Chữ Việt, chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa. Lại một lần nữa, người đồng bào gốc Triều Châu ủng hộ bằng cách đưa ra hàng loạt bài viết sắc sảo, thuyết phục, chứng minh việc này đồng thời khẳng định chân lý: Chữ vuông được chế ra để ký âm tiếng Việt. Do vậy, mọi chữ Trung Quốc chỉ khi được đọc bằng âm Việt cổ và giải nghĩa bằng nghĩa Việt cổ mới chính xác!

Hình so sánh chữ Akkadian và Giáp cốt văn

            Vậy thì, xin hỏi Giáo sư L. Kelley, Kim Định có gì sai? Nếu không sai thì việc gọi họ là những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thỏa đáng?

3. Người làm nên dân cư Trung Quốc là ai?

Tới đây, một câu hỏi cần được trả lời: Ai là người làm nên dân cư Trung Quốc? Xin được trình bày như sau:

70.000 năm trước, người Homo sapiens từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết sinh ra người Việt cổ chủng Australoid. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm lên, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục. Những đợt di cư tiếp theo, người Việt mang công cụ đá mới Hòa Bình rồi giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó lên xây dựng kinh tế nông nghiệp trên lưu vực Dương Tử và Hoàng Hà.

Khoảng 7.000 năm trước, tại vùng cao nguyên Hoàng Thổ bờ nam Hoàng Hà có sự tiếp xúc giữa người Việt nông nghiệp và người Mông Cổ du mục. Những lớp con lai mang mã di truyền Mongoloid phương Nam ra đời và sinh sôi, trở thành chủ thể của văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều rồi Long Sơn sau đó.

            Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ do bộ tộc Hiên Viên dẫn đầu, chiếm đất của người Việt ở Nam Hoàng Hà, lập vương triều Hoàng Đế. Vào đất Việt, người Mông Cổ bỏ lối sống du mục, học nghề nông. Tuy chiến thắng nhưng do nhân số ít và kém phát triển, kẻ xâm lăng bị người Việt đồng hóa về máu huyết và văn hóa.

Như vậy, người Trung Quốc không phải di dân từ phía Tây tới mà là dân cư bản địa, thành phần chủ đạo là người Việt,

Không có chuyện người phương Tây di cư tới làm nên dân cư Trung Quốc nhưng chắc chắn là người từ Trung Quốc góp phần sinh ra tổ tiên người phương Tây. 40.000 năm trước, người Việt từ Trung Quốc, qua Trung Á tới châu Âu. Khi người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphorus xâm nhập châu Âu, họ đã thấy ở đây đông đảo người Việt. Hai dòng người hòa huyết, sinh ra người da đen Europian tổ tiên người châu Âu. Không chỉ cho con cháu máu huyết, người Việt còn cho họ không ít tiếng nói: sạn, cát  -> sand; nác, nước -> water; bầu bí, người -> people… Nếu tôi không lầm thì dòng máu Anglo-Saxon đang chảy trong huyết quản vị giáo sư Đại học Hawaii cũng có một phần máu Việt?

Xin Giáo sư L. Kelley trả lời tôi: Vì sao một ý tưởng mà thiên hạ đề cập suốt ba thế kỷ thì không sao nhưng khi người Việt Nam nói thì bị quy là dân tộc chủ nghĩa cực đoan ?!

                                                            30 tháng Tư năm 2016

Tài liệu tham khảo.

1.Dẫn theo Trần Ngọc Thêm : Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng.  Tp. HCM: Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2013.

2. Zhou Jixu: “The Rise of the Agricultural Civilization in China,” Sino-Platonic Papers, 175 (December, 2006)

3. Kim Định. Việt lý tố nguyên. An Tiêm. Sài Gòn 1974

 

TRẢ LỜI PGS L.C. KELLEY VỀ BÀI

“Trần Ngọc Thêm và điều tệ hại

của học giới Việt Nam”

Người bạn gửi cho tôi bài viết: “Trần Ngọc Thêm và điều tệ hại của học giới Việt Nam” của PGS Đại học Hawaii at Manoa Liam. C. Kelley với lời đề nghị tôi cho ý kiến. Bài báo này tôi đã đọc mấy năm trước trên trang nhà của TS Hà Hữu Nga cùng lời phi lộ của ông: “ Trên trang mạng leminhkhai.wordpress.com có một số bài viết ngắn đề cập đến các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa Việt Nam; đề cập đến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa hàng đầu của Việt Nam. Chúng tôi cố gắng dịch và chuyển tải đến những ai liên quan – quan tâm, và mong rằng các vị sẽ có các trao đổi giúp làm rõ vấn đề mà tác giả Le Minh Khai đặt ra, nhằm thúc đẩy học thuật phát triển.” Bài viết ngắn, xin dẫn nguyên văn:

“Tôi đã đọc cuốn Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam (TPHCM: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004) của Trần Ngọc Thêm, trong đó có một mục nói về ba giai đoạn hình thành các dân tộc Việt Nam như sau:

1) Vào thời đại đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ vùng Tây Tạng thiên di về phía Đông Nam, tới vùng nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melanésien bản địa (thuộc đại chủng Úc), dẫn đến kết quả là sự hình thành chủng Indonésien (còn gọi là cổ Mã Lai) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp…Từ đây lan tỏa ra, người Indonésiens cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại. Đó là một vùng rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Phillipines và phía Nam tới các hải đảo Indonesia [Nguyễn Đình Khoa 1976. Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam (dẫn liệu nhân chủng học). HN: NXB KHXH, tr. 160].

2) Từ cuối thời đại đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng gần 5000 năm về trước), tại khu vực mà hiện nay là Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương (từ phía Nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng Hà), trên cơ sở sự chuyển biến từ loại hình Indonésien bản địa dưới tác động của việc tiếp xúc thường xuyên với đại chủng Mongoloid từ phía Bắc, đã hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (Austro-asiatique).

3) Thời kỳ sau đó chủng Nam Á được chia tách thành một loạt các chủng tộc mà trong cổ thư Việt Nam và Trung Hoa được gọi bằng danh từ “Bách Việt.” Tuy “một trăm” (bách) chỉ là một cách nói biểu trưng, nhưng đó thực sự là một cộng đồng cư dân hùng hậu, bao gồm nhiều tộc người Việt như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt [Nguyễn Đình Khoa, sách đã dẫn, tr. 171].

Thảo luận

Trước hết, ngôn ngữ chủng tộc mà ông sử dụng ở đây là rất có vấn đề, nhưng tôi sẽ gác vấn đề đó lại để xem xét các vấn đề khác.

1) Người Indonesians và người Malays là các bộ phận của những nhóm người lớn hơn được gọi là Austronesians – Nam Đảo. Các học giả vẫn tranh cãi về nguồn gốc của nhóm người này. Nhiều học giả lâu nay vẫn cho rằng người Nam Đảo có nguồn gốc từ nam Trung Quốc, sau đó di cư đến Đài Loan rồi tiếp tục đi về phương nam đến Philippines trước khi tản mát khắp vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Những người khác thì lại cho rằng người Nam Đảo xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á. Nhưng dù sao thì, KHÔNG AI trong số những học giả tôi được biết, cho rằng “người Mongoloids  từ Tây Tạng” có bất cứ mối liên quan nào với người Nam Đảo.

Trần Ngọc Thêm lấy đâu ra ý tưởng này? Ông dẫn một công trình xuất bản năm 1976 của Nguyễn Đình Khoa. Tri thức học thuật về nguồn gốc và ngôn ngữ học nhân loại luôn luôn thay đổi. Hơn nữa tri thức học thuật Việt Nam thập niên 1970 tuyệt đối không phải là đỉnh cao. Vậy thì tại sao trên đời này lại còn một học giả vào năm 2004 vẫn dựa vào một công trình của Việt Nam từ năm 1976 để viết về chủ đề này?.

2) “Austro-Asiatic” – Nam Á là một thuật ngữ thông dụng để chỉ một nhóm các ngôn ngữ hiện nay vẫn đang được sử dụng từ Ấn Độ đến Việt Nam, mà KHÔNG PHẢI là nam Trung Quốc và các vùng thuộc bắc bán đảo Đông Dương. Hơn nữa theo tôi được biết thì không học giả nào lại cho rằng các ngôn ngữ này và những người nói các ngôn ngữ ấy lại xuất hiện ở khu vực nam Trung Quốc và bắc Đông Dương.

Có một số học giả nghiên cứu về di truyền học và cố gắng kết nối những người nói các ngôn ngữ Nam Á với nhau. Tuy nhiên các học giả này nói về một khu vực trải từ Ấn Độ đến Việt Nam, chứ KHÔNG PHẢI là nam Trung Quốc và các vùng bắc bán đảo Đông Dương. Về vấn đề này, có thể xem sơ đồ mô tả sự triển khai của người nói các ngôn ngữ Nam Á từ Ấn Độ đến Đông Nam Á trong bài viết gần đây: [Nguồn: Vikrant Kumar, et. al., Asian and Non-Asian Origins of Mon-Khmer- and Mundari-Speaking Austro-Asiatic Populations of India, published in American Journal of Human Biology 18 (2006): 467].

3) Môn-Khmer, Tày-Thái, và Mèo-Dao là các thuật ngữ để chỉ các ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác nhau. Các ngôn ngữ Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á, Tày-Thái thuộc ngữ hệ Tai, còn Mèo-Dao thuộc ngữ hệ H’Mông-Miến. Không một nhà ngôn ngữ học phương Tây nào lại cho rằng các ngữ hệ riêng biệt này đã phát triển từ ngữ hệ “Nam Á” (hoặc từ người Nam Á) trong 5000 năm qua (hoặc từ bất từ một nhóm riêng lẻ nào trong vòng 5000 năm qua).

Các ý tưởng của Trần Ngọc Thêm trong công trình trên cho thấy ông hoàn toàn không chạm được đến tri thức học thuật về chủ đề này. Giờ đây đã là thế kỷ 21. Việt Nam đã “mở cửa ra thế giới” từ năm 1986. Không có bất cứ lý do gì để công bố bất cứ một cái gì như thế này. Cho đến bây giờ mà vẫn còn có học giả đặt vấn đề nghiên cứu và công bố với các ý tưởng như thế này thì rõ ràng hình ảnh về học giới Việt Nam thật là kinh hoàng. Tại sao lại có tình cảnh đó? Đơn giản là vào Google gõ “Austronesian origins” (Nguồn gốc người Nam Đảo) thì sẽ thấy ngay rằng người Mongoloids Tây Tạng không liên quan gì đến vấn đề đang được thảo luận. Không đọc được tiếng Anh à? Thế thì hãy học đi.

Vậy thì theo tôi rất dễ hiểu tại sao Trần Ngọc Thêm lại viết như vậy. Đó chính là chủ nghĩa dân tộc. Ông ấy muốn chứng minh rằng các dân tộc Việt Nam có cùng một nguồn gốc và đã được hình thành qua một quá trình lịch sử chung. Để làm được điều đó ông cần phải lờ đi tri thức học thuật của các nhà ngôn ngữ phương Tây từ nửa thế kỷ qua.

Mục đích của học thuật là giúp cho người đọc mở mang tri thức để ngày càng trở nên hiểu biết. Ngược lại, bất kỳ ai đọc và tin vào những điều Trần Ngọc Thêm viết trong công trình trên đều sẽ trở nên ngu dốt đi.”

Không muốn thêm một lần bị chê “tuần chay nào cũng có nước mắt”* và cũng muốn xem người trong cuộc cùng các bậc cao minh đối đáp ra sao, tôi “dựa cột mà nghe.” Rồi quên đi. Nay có người gợi lại, âu cũng là cái duyên nên xin mạn phép góp đôi lời.

Ý thứ nhất

Xin được cảm ơn Kelley đã chỉ ra sai lầm của Trần Ngọc Thêm trong việc sử dụng tài liệu của Nguyễn Đình Khoa. Tuy nhiên, truy đến cùng, những sai lầm trên không phải xuất phát từ ông Nguyễn Đình Khoa mà là của các học giả Pháp như Aymonier, Maspéro, Aurousseau… những yếu nhân của nền Đông phương học Pháp. Tri thức từ các vị thầy Tây được truyền qua tiền bối Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh… rồi trở thành “khuôn vàng thước ngọc” trong các cuốn Sử Việt Nam. Nguyễn Đình Khoa, trong bước khởi nghiệp đã học theo những vị thầy Tây-ta ấy. Nhưng nói công bằng, điều “tệ hại” đó không chỉ là của học giới Việt Nam mà còn là của học thuật quốc tế. Có lẽ nào ông L.C. Kelley không biết rằng, giáo trình Việt học cũng như Đông phương học của các đại học danh tiếng thế giới hiện vẫn nhan nhản những lỗi lầm do sao chép từ Đông phương học của Viễn Đông Bác cổ?!

Ông Kelley cũng không biết rằng, có một người đã bứt phá khỏi cái chuỗi sao chép ấy, để xây dựng đỉnh cao học thuật của riêng mình. Đó là Nguyễn Đình Khoa. Sau sự sao chép như đã dẫn, ông nhận ra sai lầm của mình, nên tập trung trí lực khảo sát lại sưu tập 70 sọ cổ của Việt Nam và so sánh với sọ cổ Đông Nam Á. Trong công trình Nhân chủng học Đông Nam Á (NXB DH&THCN, H. 1983, tr. 106)), ông khẳng định:   “Vào thời đá mới, cư dân Ðông Nam Á thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng với các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó Indonesien và Melanésien là hai thành phần chủ yếu. Sang thời Ðồng-sắt, trên toàn Ðông Nam Á diễn ra việc chuyển hóa mạnh từ loại hình Indonesien sang loại hình Nam Á (Mongoloid phương Nam). Thành phần Australoid thu hẹp đến tối đa trong khu vực, không hiểu là do di dân hay đồng hóa.”

Khám phá của ông là thành tựu cao nhất mà công nghệ đo sọ (metric) đạt được. Nó khác hẳn hiểu biết truyền thống. Đặc biệt là nó phủ định quan niệm kinh điển của trường phái Viễn Đông Bác cổ. Hơn 20 năm, cộng đồng khoa học Việt Nam và thế giới không hiểu công trình của ông và cũng không thể giải thích nguyên nhân của sự kiện mà ông phát hiện. Do vậy nó không được áp dụng cho khảo cứu lịch sử văn hóa Việt Nam. Để an toàn, người ta cứ theo đường mòn, tạo ra tệ trạng không chỉ của học thuật Việt Nam mà của cả thế giới!

Nhưng sang thế kỷ này, những khảo cứu di truyền dân cư châu Á cho thấy, Nguyễn Đình Khoa hoàn toàn chính xác. Phủ định các học giả Pháp trước đây cho rằng, trên đất Việt Nam, người Melanesian xuất hiện đầu tiên sau đó bị người Indonesian thay thế, ông khẳng định, hai đại chủng người trên có mặt ở Việt Nam cùng một lúc. Khám phá di truyền dân cư phương Đông của nhóm J.Y. Chu hay của Stephen Oppenheimer xác nhận: hai chủng người Australoid và Mongoloid từ châu Phi tới Việt Nam 70.000 năm trước. Việc đo sọ xác định hai đại chủng người trong dòng di cư lai giống sinh ra bốn chủng người Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid cho thấy ông không chỉ đi trước thế giới 20 năm mà còn là người dẫn đường thông tuệ cho những nhà nghiên cứu nhân học phương Đông sau này.

Không thể trách Trần Ngọc Thêm vì nhân học không phải là chuyên môn của ông. Như nhiều học giả khác, ông chỉ nghe theo các nhà nhân học. Khi nhân học sai lầm, ông chịu chung số phận!

Ý thứ hai

Chê Trần Ngọc Thêm nhưng rồi đến lượt mình, ông Kelley không thoát khỏi cái bẫy rối rắm của nhân chủng học phương Đông.

Ông Kelley viết:

a. “Austro-Asiatic” – Nam Á là một thuật ngữ thông dụng để chỉ một nhóm các ngôn ngữ hiện nay vẫn đang được sử dụng từ Ấn Độ đến Việt Nam, mà KHÔNG PHẢI là nam Trung Quốc và các vùng thuộc bắc bán đảo Đông Dương. Hơn nữa theo tôi được biết thì không học giả nào lại cho rằng các ngôn ngữ này và những người nói các ngôn ngữ ấy lại xuất hiện ở khu vực nam Trung Quốc và bắc Đông Dương.

“Austro-Asiatic” cũng như “Nam Á” không phải thuật ngữ khoa học mà là tên gọi dân gian thông thường nên không thể sử dụng cho tranh luận học thuật nghiêm túc. Muốn tranh luận, phải gọi tên khoa học của chủng người được gọi là Nam Á. Như ở đoạn dẫn trên, G.S Nguyễn Đình Khoa xác định: loại hình Nam Á thuộc chủng Mongoloid phương Nam.

Câu hỏi được đặt ra: chủng Mongoloid phương Nam xuất hiện ở đâu? Khi nào?

Khảo cổ học cho hay, gần suốt thời Đồ Đá, người Australoid là dân cư duy nhất sinh sống từ Đông Nam Á cho tới Nam Hoàng Hà. Khoảng 7000 năm trước, tại văn hóa Ngưỡng Thiều [1] miền Trung Hoàng Hà, lần đầu tiên người Mongoloid phương Nam xuất hiện. Khoảng nửa sau thiên niên kỷ thứ III TCN, từ Nam Hoàng Hà, người Nam Á lan tỏa xuống phương Nam, thực hiện quá trình Mongoloid hóa toàn bộ dân cư Đông Nam Á.[2]

Từ thực tế hình thành dân cư Đông Á cho thấy vốn tri thức của ông Kelley bị phá sản. Nam Trung Quốc, Bắc Đông Dương không chỉ là nơi cư trú của người Nam Á từ hơn 2000 năm TCN mà còn là bàn đạp giúp cho người Nam Á tăng nhân số để rồi chiếm lĩnh Đông Nam Á! Thực tế cho thấy, suốt trong 300 năm cuối thiên niên kỷ III TCN, hàng triệu người Nam Á từ lưu vực Hoàng Hà di cư xuống đồng bằng Dương Tử rồi từ đây, bằng thuyền hoặc đi bộ qua Đông Dương lan tỏa ra khắp Đông Nam Á.[3] Gọi chủng người Mongoloid phương Nam là “Austro-Asiatic” cũng như “Nam Á” là sự bất cập của nhân học thế kỷ trước. Nếu chính xác, phải gọi là “người Đông Nam Á” như Nguyễn Đình Khoa đề nghị trong cuốn sách của ông.

“Môn-Khmer, Tày-Thái, và Mèo-Dao là các thuật ngữ để chỉ các ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác nhau. Các ngôn ngữ Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á, Tày-Thái thuộc ngữ hệ Tai, còn Mèo-Dao thuộc ngữ hệ H’Mông-Miến. Không một nhà ngôn ngữ học phương Tây nào lại cho rằng các ngữ hệ riêng biệt này đã phát triển từ ngữ hệ “Nam Á” (hoặc từ người Nam Á) trong 5000 năm qua (hoặc từ bất từ một nhóm riêng lẻ nào trong vòng 5000 năm qua).”

Thật buồn phải thưa rằng, kiến thức này của vị giáo sư Đại học Hawaii cũng sai lầm!  Di truyền học xác nhận: Môn-Khmer, Tày-Thái, Mèo-Dao cùng là những sắc tộc (ethnicity) thuộc chủng (race) Mongoloid phương Nam. Cái gốc lớn của chủng này là người Lạc Việt (Indonesian) chủ thể của dân cư phương Đông từ 70.000 năm trước.[4] Do vậy, ngôn ngữ Lạc Việt (tiếng Việt cổ, tiếng Annam) là tiếng nói gốc của phương Đông. Những ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Tai, ngữ hệ H’Mông-Miến… chỉ là sự phái sinh từ ngôn ngữ Mẹ Indonesian.

Đấy là thất bại của Ngôn ngữ học lịch sử. Suốt 150 năm qua, tiếng Annam được tập trung khảo cứu. Lúc đầu Schmidt xếp vào họ Hán-Tạng. Nhưng sau đó được Maspéro chuyển sang họ Tày-Thái. Thấy như vậy chưa phù hợp nên chuyển sang họ ngôn ngữ Môn-Khmer. Tưởng yên thân vì sự đời bất quá tam, lại được Haudricurt ghép vào họ Nam Á! Nhưng mới đây, lại có người đề nghị, phải đưa trả ngay về Hán-Tạng mới phù hợp![5]

Không hiểu sao, người ta quên rằng, hơn trăm năm trước, chính xác là 1892, đại tá người Pháp H. Ferey từng ra cuốn sách: L’annamite, mère des langues; communauté d’origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l’Indo-Chine. Paris, Hachette et cie, 1892. (Tiếng Annam là ngôn ngữ mẹ; cộng đồng xuất xứ của các chủng tộc Celtic, Semitic, Sudan và Đông Dương.) Thực vậy, tiếng Annam, tức tiếng Việt cổ, tiếng Lạc Việt, vốn là mẹ của mọi ngôn ngữ phương Đông. Do là Mẹ nên nó quá phong phú, quá lớn, quá rộng, khiến cho không thể xếp trọn trong bất cứ cái khuôn tiếng nói con cái nào! Sai lầm của Ngôn ngữ học lịch sử là ngay từ đầu không nhận ra vai trò của tiếng Annam nên chia ngôn ngữ khu vực ra nhiều họ khác nhau. Nhưng rồi khi chia xong thì không thể ghép tiếng Annam vào bất cứ khuôn khổ nào được ấn định!

Ngôn ngữ học lịch sử, cùng lắm chỉ có thể cho biết hai ngôn ngữ gần nhau. Còn không đủ thầm quyền khẳng định đâu là con đâu là mẹ! Mục đích cuối cùng của Ngôn ngữ học lịch sử là qua tiếng nói khám phá các chủng người. Nay di truyền học đã giải quyết nhanh chóng chính xác yêu cầu này khiến cho Ngôn ngữ học lịch sử mất đi vai trò của nó![6]

Ý cuối

Một câu hỏi: vì sao trong khi chỉ ra chính xác sai lầm của ông Trần Ngọc Thêm thì ông Kelley lại thất bại trong diễn giải của mình? Có thể trả lời: chính vì cả hai vị cùng sử dụng những tài liệu sai lầm của nhân học thế kỷ trước. Nhìn ra cái sai của đối phương nhưng ông Kelley không thấy được cái sai trong tài liệu mình sử dụng nên đã làm một việc vô nghĩa là lấy cái sai này phản bác cái sai khác! Điều này chứng tỏ, ông Kelley mới dừng lại ở mức sao chép thụ động mà chưa nhận thức chính xác tư liệu mình dùng! Đã tới lúc từ bỏ di sản sai lầm của nền nhân học không ADN để mở trang mới cho sự nghiệp nghiên cứu lịch sử văn hóa phương Đông.

Với lời phê bình một đồng nghiệp và một học giả theo kiểu làm nhục,  GS. Kelley đã tiến gần lắm đến hình ảnh một tên thực dân,  một tên thực dân của tk XIX ở tk. XXI.

Sài Gòn,  30.4.2017

*Xin xem Di cảo của sử gia Tạ Chí Đại Trường

Tài liệu tham khảo.

1.仰韶文化 http://baike.baidu.com/view/9771.htm

2-3-4. Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt. NXB Hội Nhà văn, 2016

5. What Makes Chinese so Vietnamese? An Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies. Tạm dịch: Điều gì làm cho tiếng Trung Quốc giống với tiếng Việt. Giới thiệu về nghiên cứu ngôn ngữ Trung-Việt. Bằng nhiều chứng cứ khó bác bỏ, tác giả chứng minh: tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Hán-Tạng!

6. Hà Văn Thùy. Ngôn ngữ học lịch sử đi về đâu?

http://thuyhavan.blogspot.com/2016/09/ngon-ngu-hoc-lich-su-i-ve-au-trao-oi.html

VỀ HIỆN TƯỢNG KEITH WELLER TAYLOR

Trong lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho sử gia người Mỹ K.W.Taylor, diễn ra tại khách sạn Caravelle sang trọng bậc nhất thành phố Sài Gòn ngày 24-3-2015, nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi người nhận giải bằng những lời có cánh:

“Keith Taylor là một trong những nhà Việt Nam học nổi tiếng nhất, cả ở Việt Nam cả ở nước ngoài. Ông cũng là một nhà Việt Nam học độc đáo, từ điểm xuất phát, đến con đường nghiên cứu Việt Nam học ông đã đi, các chặng khác nhau và những chuyển hướng trên con đường đó, và có lẽ cả ở sự gắn bó, gần gũi kỳ lạ của ông với giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam, những chuyển động bên trong nghiên cứu ấy.”

Và:

“Xin cám ơn Keith Weller Taylor, vì tình yêu chân chính và nổ lực trằn trọc của ông cho khoa học lịch sử Việt Nam, cho Việt Nam.”

Không ít phản ứng trái chiều đã rộ lên. Nhưng với người am hiểu, sẽ thấy rằng, đó không phải lời lẽ của riêng Nguyên Ngọc. Ông Nguyên Ngọc chỉ là người phát ngôn cho xu hướng đang ngự trị giới sử học quốc doanh Việt Nam hiện nay. Đó là xu hướng xét lại, phủ định lịch sử Việt Nam hình thành từ xa xưa. Một xu hướng được bắt đầu bằng việc trục xuất nhà Triệu khỏi sử Việt, bằng chối bỏ nhà nước Xích Quỷ cùng Kinh Dương Vương để dựng lên nhà nước Văn Lang 2700 năm tuổi. Đó cũng là xu hướng phủ định một dân tộc Việt Nam thống nhất, có lịch sử lâu dài. Xin mời đọc: Trần Trọng Dương - Keith Weller Taylor: Hành trình của một sử gia.*

Để rộng đường ngôn luận, tôi xin thưa lại đôi lời.

Về sử gia Keith Weller Taylor và học trò của ông, tôi đã có những bài viết: Bài học khó thuộc (2005), Một cách nhìn lịch sử hời hợt và méo mó (2006), Học giả Mỹ viết gì về sử Việt (2014). Ở đây chỉ xin nói một cách khái quát.

I. Hoàn cảnh khai sinh của sử gia K.W. Taylor

Năm 1972, “chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” K.W.Taylor ôm đầu máu trở về từ Việt Nam trong lúc cao trào chống chiến tranh xâm lược sôi động khắp nước Mỹ. Chung số phận nhiều cựu chiến binh khác, chàng trai đã có lúc mất phương hướng. Nhưng là người có nghị lực nên lý trí trở lại. Vốn sẵn có lợi thế tiếng Việt của một sĩ quan tình báo quân đội và những trải nghiệm cá nhân từ Việt Nam, Taylor ghi tên học Việt học. Năm 1976 nhận bằng Tiến sĩ Đại học Michigan.

Cuộc chiến Việt Nam chia rẽ nước Mỹ với câu hỏi đau đớn: Vì lẽ gì, con voi thua con kiến?! Lúc này những chính trị gia và học giả trung thực cho rằng, Mỹ đã chọn lầm đối tượng. Việt Nam là nước nhỏ nhưng tinh thần dân tộc rất cao và được dẫn dắt bởi một lãnh tụ tài ba Hồ Chí Minh. Với tinh thần thượng võ, không ít người Mỹ nghiêng mình bái phục dân tộc Việt. Cũng lúc này, chủ súy ngành Việt học nước Mỹ là Giáo sư O.W. Wolters. Là người Anh, từng sống nhiều năm ở Malaysia, hiểu biết và có cái nhìn chân thực về lịch sử Đông Nam Á, ông có tiếng nói quan trọng với giới học thuật. Trong bối cảnh đó, cuốn The Birtth of Vietnam (Việt Nam khai quốc) ra đời.

Nhưng cũng vào năm tháng đó, cùng với những thất bại của chính quyền Việt Nam như việc chiếm đóng Campuchia, bóp nghẹt nhân quyền, vụ thuyền nhân, nền kinh tế suy sụp… một phong trào chống Cộng được dấy lên trong nước Mỹ. Những tư tưởng phục thù dai dẳng từ sau 1975 được dịp vùng dậy. Không ăn được thì đạp đổ là tâm lý của những người này. Họ đã ra sức đạp đổ bằng cách vùi dập dân tộc Việt. Từ vùi dập Hồ Chí Minh, đến vùi dập lý tưởng cao cả giải phóng dân tộc của người Việt. Với giới học thuật, không gì tiện hơn là phủ định sử Việt: phủ định cái nguyên nhân căn cốt làm nên chiến thắng! “Việt Nam không hề là một dân tộc thống nhất mà chỉ là đám người nói tiếng Việt tụ tập nhau tại đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỷ cuối trước Công nguyên.” “Đó là những con người hiếu chiến luôn chém giết nhau bằng những cuộc tranh giành giữa các vùng miền…” K.W. Taylor quay ngược ngọn cờ. Bằng nhiều bài viết mà tập trung là cuốn Có một lịch sử của người Việt Nam (A History of the Vietnamese - 2003) ông đã thể hiện mãnh liệt ý hướng đó.

II. Đánh giá “công trình” của K.W.Taylor.

“Sự nghiệp” Việt học của K.W.Taylor được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu với The Birth of Vietnam. Giống như đứa trẻ “lần giường tập đi”, khi bước vào lĩnh vực lạ lẫm, Taylor phải nương vào sách sử Việt Nam từ Đại Việt sử ký toàn thư cho tới thành quả của nền sử học Việt Nam hiện đại. Cuốn sách gần như một bản chuyển ngữ từ cuốn thông sử Việt Nam sang tiếng Anh. “Nó là một kênh truyền tải tiếng nói của các nhận thức lịch sử ở trong nước [Việt Nam] đến với giới học thuật quốc tế thông qua lăng kính khúc xạ mang tên K.W. Taylor.” [Trần Trọng Dương – bài đã dẫn]. Nhiều nhà chép sử người Việt có thể vui mừng vì có một cậu học trò thuộc bài. Ở Việt Nam không ai đánh giá cao cuốn sách này.

Giai đoạn sau với cuốn A History of the Vietnamese (2003). Nhận định về cuốn sách này, Tiến sĩ Trần Trọng Dương viết: “… ông đã tự thanh tẩy toàn bộ/ hoặc phần lớn những tri thức của mình về lịch sử Việt Nam. Taylor đã dành hơn hai chục năm vừa rồi để viết lại những nhận thức KHÁC. Chính vì vậy, trong cuốn sách mới này, ông chỉ dành vỏn vẹn 30 trang, để xóa bỏ hết những gì đã viết trong gần 400 trang của cuốn The Birth of Vietnam.” [TTD-bài đã dẫn]

Và đây là cái KHÁC của tác giả:

“Ông lấy An Dương Vương làm vị vua khởi đầu của lịch sử, và gần như đã không đề cập gì đến những huyền thoại Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ (bọc trăm trứng), Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tản Viên, Chử Đồng Tử,… nữa. Cả khái niệm “Bách Việt” do người Hán sáng tạo để áp đặt/nô dịch tinh thần những cộng đồng dân cư khác Hán ở Phương Nam, đến đây cũng đã bị loại thải. Cái quan niệm của chủ nghĩa huyết thống tập thể, rằng “tất cả những người có cùng quốc tịch (bất kể thuộc về dân tộc nào) đều là những người cùng huyết thống, là cùng một bọc sinh ra, là đồng bào, anh em cốt nhục”…, đến đây, cũng đã được cho vào quên lãng. Ông viết rằng: “nhu cầu truy tầm nguồn gốc trong quá khứ xa xăm là nỗ lực nhận thức chung của nhiều dân tộc ở mọi thời điểm và mọi không gian… Nhưng nhu cầu bức thiết kết nối với quá khứ đó chỉ là một ham muốn chứng thực tự thân, chứ không phải là nỗ lực học thuật.” Ông cũng nói rõ rằng, những gì mà các sử thần thời Trần và Lê sơ đã làm khi biên soạn những bộ sử đầu tiên của người Việt là cắt dán, lắp ghép các nguồn tư liệu Hán văn cho phù hợp với sự tưởng tượng về quá khứ và tổ tiên của mình, nhằm tạo ra lịch sử của phương Nam trong thế đối chọi với lịch sử của phương Bắc. Sử Tàu dài bao nhiêu sử Việt nhiều từng ấy, họ có gì thì ta có đó. Với cách làm như vậy, phần lớn sử thần Nho gia thời trung đại đã mắc bẫy các sử thần Nho gia Trung Hoa, bằng cách kéo nhập lịch sử Việt Nam “đồng nguyên” [cùng một gốc] với lịch sử Trung Quốc (TTD-bài đã dẫn).

“Các học giả Việt Nam đã/ đang nỗ lực triển khai dự án để đẩy bản sắc dân tộc trở ngược về quá khứ xa nhất có thể. Trong thời kỳ hiện đại, điều đó đã trở thành phổ thông/ phổ biến với người Việt khi họ xác nhận lịch sử quốc gia kéo dài 4.000 năm, cho đến tận thời điểm mà các niên đại và hiện vật khảo cổ học được tập hợp và phân loại trong nền văn hóa Phùng Nguyên… Nhiều học giả người Việt toan tính vạch đường “chỉ đỏ xuyên suốt” ở lĩnh vực văn hóa, thậm chí cả ở ngôn ngữ – dân tộc, [để chứng minh] sự phát triển nối liền từ thời Phùng Nguyên đến tận Việt Nam hiện đại.” (TTD-bài đã dẫn)

Tới đây, ta hãy thử bàn về những “khám phá” của “nhà Việt học.”

Nói nôm na, Việt học là việc nghiên cứu tất cả những gì thuộc về người Việt trong tư cách một dân tộc, một đất nước. Do vậy, vấn đề tiên quyết đặt ra là xác định: người Việt là ai, có cội nguồn từ đâu, qua quá trình lịch sử thế nào để có mặt trên đất nước Việt Nam như ngày hôm nay? Cho đến giữa thế kỷ trước, từ cổ thư Trung Hoa và những khám phá khảo cổ học sơ khởi ở Đông Á, học giả Pháp cho rằng: Tổ tiên ngưởi Việt xuất hiện trên đất Trung Hoa từ thế kỷ XI TCN mà hậu duệ là nước Việt của Việt vương Câu Tiễn. Năm 333 TCN, nước Sở diệt nước Việt, một bộ phận người Việt chạy xuống Bắc Việt Nam, trở thành người Việt hôm nay.

Nhưng tới thập kỷ 1980s, bằng khảo sát hơn trăm cốt sọ tìm được ở Việt Nam và Đông Nam Á cùng với những khám phá khảo cổ học mới nhất, khoa học đã xác nhận: “Suốt thời đá mới, dân cư trên đất Việt Nam thuộc chủng Australoid nhưng sang thời kỳ kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể dân cư đất nước này.”[1] Như vậy, bằng khảo cổ và cổ nhân chủng học, khoa học khẳng định, người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam định cư trên đất Việt Nam từ hơn 4000 năm trước.

Không chỉ vậy, sang thế kỷ này, nhiều tài liệu di truyền học khám phá rằng: Người tiền sử đặt chân tới Việt Nam từ 70.000 năm trước, sau đó tăng nhân số rồi lan tỏa ra toàn bộ châu Á.[2] Người Việt Nam có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất trong các dân cư châu Á.[3]

Như vậy, bằng việc “tra hỏi” các mẩu xương, các hòn đá và cả ADN của người châu Á đang sống hôm nay, khoa học chỉ ra, người Việt là tổ tiên các dân cư châu Á, đất Việt là nơi phát tích của con người châu Á. Người tiền sử đặt chân trước hết tới Việt Nam. Sau khi hòa huyết, hòa trộn tiếng nói, người từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Khoảng 7000 năm trước, tại phía nam Hoàng Hà, người Việt Australoid hòa huyết với người Mongoloid phương Bắc (North Mongoloid) sinh ra người Mongoloid phương Nam, là chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều. Khoảng 5.000 năm trước, tại lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử xuất hiện nhà nước sớm nhất của người Việt với vị vua huyền thoại Thần Nông mà kinh đô là Lương Chử. Khoảng 2879 năm TCN, trên đất đai của nhà nước Thần Nông, nhà nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương ra đời. Khoảng năm 2.698 TCN, người du mục Mông Cổ mở trận quyết chiến ở Trác Lộc đánh bại liên quân Việt của Lạc Long Quân và Đế Lai. Do bại trận, người Việt chủng Mongoloid phương Nam từ Núi Thái – Sông Nguồn (đồng bằng Trung Nguyên ngày nay) di cư về Việt Nam và Đông Nam Á. Người di cư mang nguồn gen Mongoloid phương Nam hòa huyết với dân Australoid bản địa, làm chuyển hóa đại bộ phận dân cư Đông Nam Á sang mã di truyền Mongoloid phương Nam, được nhân học gọi là người Đông Nam Á hiện đại.

Không phải đám trôi sông lạc chợ tụ tập nhau ở đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỷ cuối Trước Công nguyên mà người Việt có mặt ở Việt Nam từ 70.000 năm cách nay. “Đồng bào”- cùng một bọc – là chữ chính xác nhất và hay nhất để nói về dân cư Việt Nam: Trên đất Việt Nam chỉ duy nhất người Việt chủng Mongoloid phương Nam với nhiều sắc tộc.[4]

Cũng từ chứng cứ không thể phản bác, khoa học chứng minh rằng, phần chủ thể của dân cư Trung Hoa là người Việt. Do vậy, tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Từ những phát hiện khảo cổ học về ký tự ở văn hóa Giả Hồ, Bán Pha, Lương Chử, nhất là phù tự Cảm Tang cuối năm 2011 cùng chữ viết của 340.000 người thiểu số tộc Thủy Quảng Tây và từ chính chữ Trung Hoa cho thấy, người Việt là chủ thể sáng tạo của Giáp cốt văn. Không chỉ vậy, những thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Hoa như kinh Dịch, kinh Thì… cũng là sản phẩm của tộc Việt.[5]

Từ những khám phá mới về lịch sử phương Đông nhìn vào hai cuốn sách của K.W.Taylor ta thấy: The Birth of Vietnam tuy không có bổ sung hay diễn giải mới về sử Việt nhưng là việc làm lương thiện vì có công chuyển ngữ cuốn sử Việt Nam sang tiếng Anh. Trong khi đó A Hystory of the Vietnamese là một sự xuyên tạc thô bạo lịch sử Việt Nam, tạo ra một lịch sử giả tưởng theo chủ quan người viết. Jared Diamond, nhà nhân học hàng đầu nước Mỹ có câu nói đáng suy ngẫm: “Giờ không còn là lúc chơi với những mẩu xương và những hòn đá nữa. Tất cả những gì liên quan tới con người mà không được di truyền học kiểm định đều không đáng tin.” Khi viết sử Việt Nam, ông K.W. Taylor chưa thể tiếp cận những tài liệu di truyền học là điều có thể hiểu được vì lúc đó những tài liệu như vậy chưa có. Nhưng việc không biết tới những phát hiện khảo cổ học của Solheim II [6], sách Eden in the East [7] … là điều không thể chấp nhận! Sứ mạng sử gia là đem lại chân lý cho lịch sử. Với cuốn sách sai lạc như vậy, ông không những không góp được gì mà trái lại, làm rối loạn học thuật, kéo lùi nền Việt học nước Mỹ hàng thế kỷ.

Một câu hỏi cũng cần được đặt ra: vì sao K.W.Taylor được ủng hộ không chỉ ở nước Mỹ mà ngay cả ở Việt Nam? Ở Mỹ, câu chuyện khá đơn giản. Khi giới sử gia già như Wolter khuất bóng thì với A Hysttory of The Vietnamese, K.W.Taylor được ngộ nhận trở thành thống soái môn Việt học nước Mỹ. Không ít đệ tử trẻ tuổi cùng xu hướng tư tưởng như ông. Và cũng có sự thực là, chính những lời tán dương của học giả Việt Nam góp phần không nhỏ chắp cánh cho “uy tín” của “nhà Việt học hàng đầu”! Xin dẫn một thí dụ. Đầu năm 2005, sau khi khai quật di chỉ Mán Bạc ở Ninh Bình, Tiến sĩ Marc Oxenham tuyên bố: “Người từ Trung Quốc mang nông nghiệp tới Việt nam.” Bị giới làm sử Việt Nam phản đối, vị học giả của Đại học Quốc gia Úc phải lên tiếng cải chính. Hẳn sau này ông sẽ viết lách thận trọng hơn. Nhưng với Taylor thì khác. Trong khi cố tình lờ đi, coi như không biết tới bài Tôi đã bắt đầu giảng dạy về chiến tranh Việt Nam như thế nào? Một bài viết với giọng hằn học xúc phạm dân tộc Việt cùng cuộc chiến tranh giải phóng thì người ta dịch rồi in bài Các xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt Nam từ thế kỷ 13 đến 19, một bài viết xuyên tạc trắng trợn lịch sử Việt Nam Trung đại! Nếu các nhà chép sử Việt Nam lên tiếng phản bác một quan điểm như vậy, tình hình sẽ khác đi!

Còn ở Việt Nam, câu trả lời cũng không khó. Do bị hàng ngàn năm chiếm đóng nên lịch sử Việt Nam là những trang vô cùng mong manh với rất nhiều nghi vấn. Vì vậy, từ lâu, người Việt không hài lòng với cuốn sử của mình. Nhu cầu chỉnh sửa là mong ước tự thân. Truyền thuyết một bọc trăm trứng từng được coi là ma trâu thần rắn, nay có người thấy cần thay bằng cái gì đó “biện chứng” hơn, “duy vật” hơn. Và những điều khác nữa… Tuy nhiên, vì lo sợ cho sự an toàn của bản thân, họ đã im lặng. Trong hai năm 1993-1994 sang Việt Nam nghiên cứu trở lại, Taylor là cơ hội bằng vàng để đồng nghiệp Việt Nam chia sẻ với ông tâm tư của họ. Kết quả là một số ý tưởng của học giả Việt Nam đã “sang tai” cho Taylor để rồi được phát biểu trên đất Mỹ. Cố nhiên, người ta chỉ chờ có thế để tung hô như một sự “phát hiện, sáng tạo”! Ông Nguyên Ngọc đã đánh giá rất đúng: “và có lẽ cả ở sự gắn bó, gần gũi kỳ lạ của ông với giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam, những chuyển động bên trong nghiên cứu ấy.” Đúng là sự “gắn bó” một đồng một cốt vùi dập lịch sử dân tộc! Những lời như thế không thể là tự có của một nhà văn mà nó tới tai ông từ những “sử gia”. Hãy nghe Giáo sư Lê Văn Lan trong Lời giới thiệu cuốn Nguồn gốc người Việt người Mường của Tạ Đức:

“Tuy nhiên thật mừng là khá lâu rồi, bây giờ mới thấy có người đủ sức, đặc biệt là đủ gan để làm những chuyện này.

Cái gan đầu tiên, chính là việc không những chê, mà còn gỡ bỏ, điều mà tác giả gọi là “vòng kim cô” của những học thuyết một thời chính thống về sự phát triển bản địa tuyệt đối (liên quan đến các vấn đề tự lực tự cường, độc lập tự chủ…) của dân tộc, về sự coi nhẹ, thậm chí phủ nhận, các tác động và ảnh hưởng quyết định ngoại lai, đặc biệt là các cuộc và kiểu thiên di (liên quan đến sự nghiệp chống ngoại xâm, chống can thiệp từ bên ngoài…) của lịch sử”.

“Nhưng rồi qua từng trang, từng mục, đọc rất hấp dẫn, thấy tác giả, khi nói ra những điều này, là nói với cái gan dạ từ một tinh thần khoa học thực sự cầu thị, từ một ý chí và tấm lòng kiên định, nhiệt thành vì sự phát triển-đổi mới của khoa học lịch sử; và nhất là cái hệ thống mà Tạ Đức xây dựng nên ở đây, là sản phẩm của một quá trình tìm tòi, khám phá, đặc biệt là tổng hợp, công phu, rộng lớn và có phương pháp; đồng thời thăng (cân) bằng rành rẽ trên nền của bước phát triển khoa học và công nghệ thông tin hiện đại.”

Xu hướng đòi viết lại lịch sử Việt Nam là có thực. Nhưng một nguyên nhân quan trọng là nhà chép sử của chúng ta, do tri thức lịch sử hạn hẹp, lại thiếu một bản lĩnh văn hóa nên không thấu hiểu bản chất của một dân tộc có lịch sử lâu dài, thống nhất. Họ trông gà hóa cuốc rồi phủ định giá trị sâu bền nhất của lịch sử dân tộc. Do những áp lực nội tại, họ không dám nói thẳng suy nghĩ của mình nhưng đã truyền cho những người như Taylor. Với thói quen nô lệ vọng ngoại, người ta nống một cậu học trò làm thầy, đem đặt lên bệ thờ để mượn tay thầy đập phá bát hương trong ngôi đền thiêng dân tộc! Tác hại nhỡn tiền là sinh ra đám con nhang đệ tử trẻ người non dạ, ăn theo nói leo kiểu Trần Trọng Dương cùng luận thuyết “Kinh Dương Vương là sản phẩm của văn hóa Tàu”! Điều xót xa là, trong khi cay độc vùi dập dân tộc Việt thì ông K.W.Taylor không ngờ rằng, 40.000 năm trước, có một dòng con cháu người Việt từ Đông Á, qua Trung Á tới Nam Âu. Tại đây, họ lai giống với người Europid vừa từ Trung Đông lên, sinh ra người Europian da sậm màu, là tổ tiên của người châu Âu. Vì vậy, trong dòng máu Anglo-Saxon ông Taylor đang mang, chắc là có một phần máu Việt. Ngay cả những tiếng mẹ đẻ thông dụng nhất ông dùng như Water, sand, people cũng là từ gốc Việt: nước, sạn, bầu bí! Sau này, nếu con cháu ông Taylor có tâm và hiểu biết, hẳn sẽ hành hương về Việt Nam, tới Núi Đọ bái kính nơi phát tích của tổ tiên!

Cuốn sách của Taylor in năm 2003 nay đã lạc hậu, trở thành bằng chứng của sự vô minh, không nói làm gì. Chỉ nực cười là, cho tới năm 2015 này, thông tin về cội nguồn đích thực của tộc Việt tràn trên mạng thì xảy ra chuyện, tại một nơi rất sang trọng, có những người rất quan trọng, làm cái việc rất long trọng là đội vương miện cho cái xác chết!

III. Kết luận

Suốt thế kỷ XX, bằng tất cả những phương cách sáng tạo được như khảo cổ học, cổ nhân học, văn hóa học, ngôn ngữ so sánh… khoa học cũng không thể giải quyết vấn đề căn cốt nhất: Tổ tiên người Việt là ai? Từ đâu ra? Trải quá trình lịch sử như thế nào để có diện mạo như hôm nay? Vì vậy, cuốn sử Việt Nam có nhiều bất cập. Viết lại lịch sử là nhu cầu bức thiết. Từ thập kỷ 1960 xuất hiện những nhà duy sử với ý tưởng xóa bỏ truyền thuyết huyền thoại để xác lập một lịch sử “duy vật như bản thân nó có”, dựa vào cổ thư Trung Hoa cùng những tài liệu khảo cổ thời Đông Sơn. Là người nắm bắt ý hướng này, K.W. Taylor đã đẩy tới cực đoan, biến tác phẩm của ông trở thành tài liệu không chỉ xuyên tạc, bóp méo lịch sử Việt Nam mà còn xúc phạm dân tộc Việt. Có những người ủng hộ “sử gia” này. Nhưng theo tôi, đại đa số người dân Việt Nam không đồng tình. Dù không giải thích được nhưng trong tâm cảm, người Việt vẫn ngưỡng vọng về Kinh Dương Vương, về Lạc Long Quân, về nơi phát tích của tổ tiên Núi Thái Sông Nguồn… Những khám phá của công nghệ di truyền thập niên đầu thế kỷ chứng tỏ niềm tin dai dẳng của người Việt là đúng. Và cuốn sử Việt Nam đang được viết lại. Nhưng không phải như K.W.Taylor và môn đồ của ông tưởng tượng. Không chỉ là lịch sử 4000 năm mà tộc Việt có tới 70.000 năm sống, sinh ra phần lớn nhân loại ngoài châu Phi và sáng tạo nền văn hóa phương Đông rực rỡ.

Sài Gòn, Hè 2015

 

*Trần Trọng Dương. Keith Weller Taylor: Hành trình của một sử gia - Tạp chí Tia Sáng

          tiasang.com.vn/-van-hoa/keith-weller-taylor-hanh-trinh-cua-mot-su-gia-8708))

 

Tài liệu tham khảo:

1 Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN, H. 1983)

2. J.Y. Chu et al: Genetic relationship of populations in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 N. 95 tr. 11763-11768.

3. S.W. Ballinger et al: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. (Genetic 1992 N.130 Tr.139-45)

4. Hà Văn Thùy. Tiến trình lịch sử văn hóa Việt.

http://www.amazon.com/Tien-Trinh-Lich-Vietnamese-Edition/dp/1502407043/ref=pd_sim_b_1?ie=UTF8&refRID=0166EHCRB7JE84435N41

5. Hà Văn Thùy. Viết lại lịch sử Trung Hoa

http://www.amazon.com/Viet-Lai-Lich-Trung-Vietnamese/dp/1500462675/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1407022568&sr=1-1&keywords=ha+van+thuy

6. W. G. Solheim II. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 n.3 Mar. 1971.

7. Stephen Oppenheimer: Eden in the East : the Drowned Continent of Southeast Asia – Phoenix London 1998

 

TRAO ĐỔI VỚI GS. PHAN HUY LÊ VỀ SỬ VIỆT

Ngày 22.2.2017 tại Hà Nội, GS-NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam công bố Thông tin khoa học: “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” với ba nội dung: 1. Ghi nhận công lao nhà Nguyễn; 2. Những khoảng trống lịch sử và 3.  Xác lập quan điểm lịch sử mới.*

Là người quan tâm đến lịch sử dân tộc, chúng tôi xin trao đổi với Giáo sư đôi điều.

1. Ghi nhận công lao nhà Nguyễn.

Nửa thế kỷ trước, ngay khi các sử gia Việt Nam dân chủ cộng hòa kết tội nặng nề nhà Nguyễn, dư luận đã biểu lộ thái độ không đồng tình. Nhiều người cho rằng, dù có tội, nhưng nhà Nguyễn có công lớn đối với dân tộc. Sau năm 1975 vào sống ở miền Tây với tư cách nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Hà Tiên và phía Nam, chúng tôi càng thấy rõ công lao mở đất cùng những chính sách được lòng dân của nhà Nguyễn và dấu ấn tốt đẹp mà các chúa Nguyễn để lại trong lòng dân Nam Bộ. Năm 1988, trong Hội thảo khoa học về Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, vị giám đốc Sở Văn hóa một tỉnh miền Tây hỏi tôi: “Anh người Hà Nội phỏng?” Tôi chưa kịp trả lời thì ông nói tiếp: “Tại sao mấy anh cứ áp đặt tụi tui theo quan điểm của mấy anh?” Tuy không thể nói ra nhưng uẩn ức trong lòng người trước sự bất công với lịch sử là có thực.

Chúng tôi hiểu rằng, do phải đối mặt cùng một lúc với thực dân Pháp và chính quyền của Bảo Đại, nên Đảng Cộng sản kết tội gay gắt nhà Nguyễn để khơi gợi căm thù trong dân chúng.

Tuy nhiên, sau năm 1975, khi đã toàn thắng, đáng lẽ chúng ta phải giải oan cho nhà Nguyễn để đem lại công bằng cho lịch sử và tăng cường khối đoàn kết dân tộc. Nhưng không hiểu vì sao giới Sử học Việt Nam không làm. Nay việc “Ghi nhận công lao nhà Nguyễn” trở nên quá muộn, không còn đáp ứng lòng mong mỏi của người dân nên chỉ có nghĩa những dòng chữ vô hồn trên giấy tờ chết.

Một sự thật cũng phải nói đến: không chỉ nhà Nguyễn mà nhiều vấn đề quan trọng khác của sử Việt cũng bị đánh giá sai. Việc kết tội Triệu Đà xâm lược rồi trục xuất nhà Triệu khỏi lịch sử; việc chối bỏ tổ Kinh Dương Vương và nhà nước Xích Quỷ, rút lịch sử Việt Nam chỉ còn lại 2700 năm cũng đang bức xúc dư luận. Bên cạnh đó là nhiều sự kiện khác chưa được đánh giá khách quan, trung thực, khoa học như cuộc Cải cách ruộng đất, cuộc đánh tư sản, rồi hợp tác hóa nông nghiệp, cuộc tấn công Mậu Thân 1968 và nổi cộm lên là nhận định về Quốc-Cộng…

Một dân tộc, một đất nước thống nhất không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn ở tình cảm, tinh thần, tư tưởng và tâm linh, dựa trên một lịch sử thống nhất. Do bị đứt gẫy lịch sử nên dẫn tới tệ trạng là nhân tâm ly tán, không ít người cảm thấy thân phận tha hương ngay trên Tổ quốc mình. Một dân tộc bị phân rã đã mất đi sức mạnh.

Một câu hỏi được đặt ra, có thể luận thế nào về công và tội của giới sử gia Việt trước dân tộc và lịch sử ?

2. Những khoảng trống lịch sử

Ở phần này, Giáo sư Phan Huy Lê nêu những ý chính sau:

- Lịch sử của các dân tộc thiểu số không được nhắc đến. Sử học hiện đại Việt Nam trong một thời gian dài cũng chỉ trình bày nặng về lịch sử người Việt.

- Vì vậy, trên cả nước thì chỉ có lịch sử miền Bắc là được trình bày có ngọn nguồn từ thời nguyên thủy đến thời Hùng Vương, An Dương Vương, thời Bắc thuộc đến thời phong kiến, cận đại, hiện đại. Còn lịch sử của Nam Trung Bộ chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 16, lịch sử Nam Bộ chỉ bắt đầu từ thế kỷ 17.

- Lịch sử của Nam Bộ, của Sài Gòn trước đó thế nào? Không lẽ từ trên trời rơi xuống? Rõ ràng đây là nhận thức phiến diện tạo thành một khoảng trống lịch sử.

- Vì sao nước ta có 54 dân tộc mà chỉ có tôn vinh lịch sử của người Việt, gạt bỏ các dân tộc khác ra ngoài?

Đúng là những khoảng trống bởi vì ở thế kỷ trước chưa được giải quyết và ngay hôm nay cũng chưa có manh mối nào lấp được những khoảng trống khổng lồ trên!

Như ta biết, lịch sử là hoạt động xã hội của cộng đồng người trong thời gian và không gian cụ thể. Do vậy, muốn biết lịch sử “người Việt” và các “dân tộc thiểu số”, trước hết phải biết họ là ai, có nguồn gốc thế nào và có quá trình ra sao để có mặt trên đất nước ta hôm nay!

Theo khảo cứu của các học giả Viễn Đông Bác cổ thập kỷ 1930, dân cư trên đất Việt Nam được hình thành như sau: “Ban đầu, trên đất nước ta có người Melanesien sinh sống. Khoảng 2000 năm TCN, do người Arien xâm lăng Ấn Độ, người Indonesien từ đất Ấn tràn sang chiếm lĩnh Đông Dương, đẩy người Melanesien ra các đảo ngoài khơi. Cuối cùng, khoảng năm 333 TCN, do nước Sở diệt nước Việt, con cháu của Việt Vương Câu Tiễn tràn xuống Việt Nam, trở thành dân cư Việt Nam hôm nay.” [1] Tư trưởng trên trở thành quan niệm chính thống của các nhà làm sử Việt Nam không chỉ ở thế kỷ trước mà còn tới hôm nay.

Tuy nhiên, sang thế kỷ mới, bằng nhiều nghiên cứu di truyền học dân cư phương Đông và những khám phá khảo cổ học cho thấy bức tranh hoàn toàn khác.

Sự hình thành người Việt

Những khám phá khoa học thập niên đầu thế kỷ XXI xác nhận: “Khoảng 70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền sử là Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, các dòng người hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, trong đó người Indonesian là đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa sang Ấn Độ và các vùng đất Đông Nam Á. 40.000 năm cách nay, đi lên khai phá Trung Quốc.” [2]; [3]. Khoảng 20.000 năm trước, sau khi chế tác công cụ đá mới mà tiêu biểu là những chiếc búa, rìu hay việt, vừa là công cụ lao động hiệu quả vừa là vũ khí sắc bén, người tiền sử trên đất nước ta được gọi là người Việt (). Cũng từ đấy, Việt trở thành tộc danh của tổ tiên chúng ta. Khoảng 10.000 năm trước, khi làm chủ nông nghiệp lúa nước, người Việt được gọi là Lạc Việt () với ý nghĩa là chủ nhân của nghề trồng lúa.

Khoảng 7.000 năm trước, tại miền Trung Hoàng Hà, diễn ra sự gặp gỡ hòa huyết giữa người Việt chủng Australoid làm nông nghiệp và người du mục chủng Mongoloid phương Bắc (North Mongoloid), sinh ra người Việt chủng Mongoloid phương Nam. Người Việt mới tăng số lượng, trở thành chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều, làm nên trung tâm nông nghiệp lớn vùng Thái Sơn-Trong Nguồn.

Khoảng 5.300 năm trước, tại vùng Thái Hồ tỉnh Chiết Giang, người Lạc Việt xây dựng quốc gia đầu tiên ở phương Đông, có kinh đô là Lương Chử, còn ranh giới chiếm trọn lưu vực sông Dương Tử, trùng với ranh giới của nước Xích Quỷ truyền thuyết.[4]

Khoảng 2698 năm TCN, người Mông Cổ phương Bắc do bộ tộc Hiên Viên dẫn đầu, đánh vào Trác Lộc, chiếm miền Trung Hoàng Hà của người Việt, lập vương triều Hoàng Đế.

Do cuộc xâm lăng này, một bộ phận người Việt vùng Núi Thái-Trong Nguồn di tản xuống Nam Dương Tử, Việt Nam và Đông Nam Á. Người di cư mang nguồn gen Mongoloid về, chuyển hóa dân cư Việt Nam và Đông Nam Á sang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Nhân chủng học gọi đó là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á, hoàn tất vào cuối thời đá mới, khoảng 2.000 năm TCN [5].

Như vậy là, cũng như toàn thể dân cư Đông Nam Á, dân cư Việt Nam được hình thành theo hai giai đoạn: người Việt cổ ra đời khoảng 70.000 năm trước tại Việt Nam, mang mã di truyền Australoid.  Giai đoạn sau khoảng 7000 năm trước, trên lưu vực Hoàng Hà, xuất hiện người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Khảo cổ học xác nhận, ở thời văn hóa Đa Bút, dân cư trên đất Việt Nam gồm hai chủng Indonesian và Melanesian. Sang thời kim khí, tại văn hóa Phùng Nguyên, khi tiếp nhận nguồn gen Mongoloid, người Indonesian chuyển thành chủng Mongoloid phương Nam điển hình. Trong khi đó người Melanesian chuyển thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. [6] Trên thực địa, những sắc tộc Thái, Tày, Dao, Mường… trở thành chủng Mongoloid phương Nam điển hình. Trong khi đó, các sắc tộc Chăm, Khmer và nhiều sắc dân Tây Nguyên thành dạng Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam.

Như vậy là, khảo cổ học và nhân chủng học xác nhận, cho đến 2.000 năm TCN, dân cư trên đất nước ta duy nhất là chủng tộc Việt, mã di truyền Mongoloid phương Nam.

b. Sự ra đời của người Kinh.

Nhận tri thức từ Viễn Đông Bác cổ, các học giả Việt Nam cho rằng, “Nhóm tiền Việt Mường chuyển hóa thành Việt Mường chung. Sau đó một bộ phận tiếp xúc với nhóm Tày-Thái cổ, sinh ra người Việt.”Nhưng những khám phá mới cho thấy một sự thật khác:

- Khoảng 300-500 năm TCN, do nước biển rút, đồng bằng sông Hồng hình thành. Những thành phần năng động nhất trong các bộ tộc người Việt ở Việt Nam, Đông Dương và Nam Dương Tử dồn về khai thác vùng đất mới. Vốn cùng một chủng tộc, với ngôn ngữ và văn hóa Lạc Việt, mọi người sống hòa hợp. Trong số những người từ Nam Dương tử xuống, có người Tày-Thái, người Hẹ (Hakka), người Hán, là hậu duệ của tổ tiên lên khai phá khu vực miền Trung Hoàng Hà sau đó sống trong các vương triều Hoàng Đế tới thời Thương-Chu, Tần, Hán nên ngôn ngữ gốc Việt của họ trở nên đơn âm và hữu thanh [7]. Khi tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở đồng bằng sông Hồng, đã truyền ngôn ngữ này cho đồng bào của mình. Sự việc được tăng cường sau khi Triệu Đà lập nước Nam Việt, chữ Nho được đưa sang dạy và nhất là từ khi người Trung Quốc chiếm đóng, chữ Nho thành văn tự chính thống, tiếng nói dân cư đồng bằng chuyển nhanh hơn sang đơn âm-hữu thanh.

Một cộng đồng đông đúc, sống trong môi trường tự nhiên mở, có điều kiện giao lưu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trong ảnh hưởng của kinh kỳ đô hội… đã dần hình thành nhóm sắc tộc riêng, với số lượng lớn, được gọi là người Kinh. Trong khi đó, những bộ tộc người Việt khác sống trong môi trường hẹp, khép kín, dân số ít, trở thành những sắc dân thiểu số.

Tới đây cần khẳng định: người Kinh là một sắc tộc (ethnicity) trong cộng đồng dân tộc Việt (race, nation). Việc gọi người Kinh là người Việt, còn các sắc tộc khác trên đất Việt Nam không phải Việt là sai lầm do thiếu tri thức cơ bản về nhân học.

Có lẽ cũng cần làm rõ một số khái niệm dân tộc học. Nhân học chia loài người thành ba cấp độ: Loài (species): Homo sapiens. Dưới loài gồm nhiều chủng người (race, nation): North Mongoloid, South Mongoloid, Indonesian, Melanesian… Dưới chủng là các sắc tộc (ethnicity): Tày, Thái, H’mong, Kinh, Chăm, Khmer…

Một thời gian quá dài chúng ta đã lẫn lộn trong hệ thống phân loại này. Bắt đầu từ sau năm 1954. Học theo Trung Quốc nói rằng “Trung Quốc có 56 dân tộc anh em,” chúng ta ghi vào hiến pháp: “Việt Nam có 54 dân tộc anh em.” Điều này không đúng bởi thực tế, Trung Quốc có 56 sắc tộc (ethnicities) trong năm chủng tộc (races) hay dân tộc (nation) là Hán, Hồi, Mông, Mãn, Tạng. Sau này nhận ra sai lầm, người Trung Quốc đã sửa. Trong khi đó chúng ta vẫn theo quan niệm cũ khiến các sử gia lúng túng.

Từ phân tích trên cho thấy, một khi đã xác định rõ nguồn gốc và quá trình hình thành người Việt và người Kinh, thì những “khoảng trống” mà Giáo sư Lê nêu ra phần lớn đã được san lấp:

- Trên đất nước Việt Nam chỉ có duy nhất một dân tộc Việt, cùng một nguồn gốc, cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa và cùng lịch sử. Những cộng đồng thiểu số như người Chăm, Bana, Êđê, Khmer…là những sắc tộc thiểu số của dân tộc Việt. Ngay cả người Hoa gốc Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến… đang sống ở nước ta thì cũng là sắc tộc Hoa của dân tộc Việt bởi lẽ tổ tiên họ cũng là người Việt.            

- Là cộng đồng do người Việt sinh ra, nhận được những phẩm tính ưu tú của dân tộc, sống trên vùng đất phì nhiêu nhất và có số lượng lớn vượt trội nên người Kinh là tiêu biểu của dân tộc Việt. Do lịch sử một dân tộc là lịch sử của cộng đồng chủ thể làm nên dân tộc đó nên lịch sử của người Kinh chính là lịch sử của dân tộc Việt. Cha ông ta đã đúng khi lấy lịch sử người Kinh làm đại diện cho lịch sử Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử các sắc dân khác là cần, để bổ sung cho tính đa dạng của lịch sử dân tộc. Nhưng cho rằng, lịch sử các sắc dân thiểu số cũng có vai trò “bình đẳng” với lịch sử người Kinh là lầm lẫn tai hại!

- Do được hình thành như trình bày ở trên nên người Chăm, Khmer, các sắc dân Tây Nguyên đều là người Việt. Từ xa xưa, cha ông của đồng bào Chăm, Khmer, Banar, Êđê… đã sinh ra và sống trên đất Việt Nam và góp phần xây dựng nền văn hóa Việt như văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai, văn hóa Óc Eo… Có người thắc mắc, đồng bào Tây Nguyên có phải con cháu vua Hùng? Khảo cổ học và nhân chủng học đã trả lời: các sắc dân này cùng là người Việt Australoid bản địa, nhận được nguồn gen Mongoloid từ hậu duệ của Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương để chuyển mã di truyền sang Mongoloid phương Nam nên cũng là con cháu vua Hùng! Do trước đây chưa biết điều này nên chúng ta bỏ qua, từ nay cần nghiên cứu và đưa vào chính sử nước nhà.

- Từ di truyền học và những chứng cứ khảo cổ học, văn hóa học, có cơ sở để nói rằng, thời các Vua Hùng, toàn bộ Đông Dương, bao gồm cả Thái Lan, Myanmar và bán đảo Mã Lai nằm trong sự thống thuộc của nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng do mối liên hệ về nguồn cội, văn hóa và tâm linh. Nhưng khi Văn Lang bị diệt và nhất là khi Việt Nam bị phương Bắc đô hộ, do mất liên hệ với trung tâm nên các thủ lĩnh địa phương phía Nam lập những quốc gia riêng như Lâm Ấp, Chămpa, Chân Lạp, Phù Nam… Việc nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn thu phục những vùng đất phía Nam, về bản chất là việc thống nhất lãnh thổ để xây dựng quốc gia chung giầu, mạnh của người Việt. Do vậy, lịch sử Việt Nam phải gồm lịch sử của cộng đồng người Việt từng sống trên những quốc gia cổ đó.

3. Về “xác lập quan điểm lịch sử mới”

Khi đề nghị một quan điểm mới để nghiên cứu sử Việt, Giáo sư Lê viết: “Một quan điểm tuy không được đưa vào các văn kiện của Liên hợp quốc nhưng gần như tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thừa nhận, đó là lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử (HVT nhấn mạnh). Tất cả những gì diễn ra trên không gian địa lý, lãnh thổ đó đều thuộc về chủ quyền khai thác, bảo quản và nghiên cứu của chính quốc gia đang làm chủ đó, dù trước đó có những dân tộc đã từng có nhà nước riêng. Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó”.

Thật kinh hoàng về “dự luật’ do giáo sư có ý đệ trình UNESCO! Bạn đọc kính mến, bạn nghĩ gì khi đọc những dòng này: “Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó”? Chúng ta đều biết rằng, hầu hết các đường biên quốc gia hiện nay được hình thành trên sự tranh chấp lãnh thổ và tồn tại dưới hai dạng: hợp theo công pháp quốc tế hay chiếm đóng trái phép. Nói như trên, vô hình trung, Giáo sư Lê đã đánh đồng sự sở hữu và quản lý hợp pháp với sự chiếm đóng trái phép bằng cưỡng đoạt?!

Không thể có cách hiểu nào khác ngoài việc ông giáo sư chấp nhận sự chiếm đóng trái phép của Trung Quốc không chỉ với Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng mà còn với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam?! Không hiểu một cách máy móc theo chiều quy kết, chúng tôi biết là ý giáo sư muốn nói, nhà làm sử Việt Nam có quyền và trách nhiệm viết về toàn bộ lịch sử từng xảy ra trên đất nước hiện nay của mình. Tuy nhiên, diễn đạt như giáo sư thật sơ hở nên quá chừng nguy hiểm!

Không chỉ thế, câu này của giáo sư cũng có vấn đề: “Lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử.” Phải chăng giáo sư, người đứng đầu ngành Sử chỉ cho phép viết sử Việt Nam trong phạm vi biên giới hiện tại? Người xưa dạy, “Nước có nguồn!” Một dòng sông phải có nguồn rồi mới thành dòng. Nếu chúng tôi không lầm thì ý tưởng như thế chỉ cho phép nghiên cứu dòng sông trong biên giới quốc gia? Có thể “nghiên cứu” như vậy được chăng? Sẽ ra sao khi chỉ nghiên cứu những gì đã có và hiện có trên đất Việt Nam? Như trên đã trình bày, hành trình sinh tồn và phát triển của người Việt trên trái đất này không chỉ 4.000 năm, càng không phải 2.700 mà những 70.000 năm. Hơn nữa, không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà tổ tiên ta từ Việt Nam còn đi lên khai phá Hoa lục và xây dựng ở đó nền văn minh rực rỡ. Rồi từ Thái Sơn - Trong Nguồn, tổ tiên ta mang nguồn gen Mongoloid về chuyển hóa không chỉ dân cư Việt Nam mà toàn bộ Đông Nam Á sang người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Và tại đồng bằng sông Dương Tử, người Lạc Việt tổ tiên ta không chỉ làm ra đồ gốm đầu tiên, thuần hóa cây lúa nước đầu tiên mà còn xây dựng nhà nước đầu tiên ở phương Đông để vinh danh họ Hồng Bàng với biểu trưng con Rồng cháu Tiên! Lẽ nào những sự thực lịch sử này là của ngoại bang, cấm không được nói đến!? Thật cay đắng, đau xót và nhục nhã cho những người yêu và nghiên cứu Sử Việt khi đứng trước Bảo tàng Lăng Triệu Văn Đế ở Quảng Châu. Phải chăng Giáo sư Lê muốn “bàn giao” thêm nhiều nữa? Liệu “Quan điểm lịch sử mới” của Giáo sư Lê có là cú đòn tiếp theo nhằm hủy diệt lịch sử Việt Nam?!

                                           Sài Gòn, dịp giỗ Tổ năm 2017

                              

*http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/gs-phan-huy-le-de-nghi-phai-ghi-nhan-cong-lao-cua-nha-nguyen-57169.html

 

Tài liệu tham khảo:

1. Đào Duy Anh. Lịch sử cổ đại Việt Nam. (NXB Văn hóa thông tin. H, 2005)

2. J. Y. Chu et al. Genetic relationship of populations in China.

 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/

3. Stephen Oppenheimer. Out of Eden: The Peopling of the World.

https://www.amazon.com/...Peopling-Stephen-Oppenheimer/.../184119

4. Hà Văn Thùy. Nhà nước Xích Quỷ từ huyền thoại đến hiện thực. (NXB Hội Nhà văn. H, 2017)

5. 6. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN.H, 1983)

7. Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt. NXB Hội Nhà văn. H, 2016

 

TRAO ĐỔI TIẾP VỚI GS PHAN HUY LÊ  VỀ SỬ VIỆT

Trong bài trước tôi đã trao đổi với Giáo sư Phan Huy Lê về ba vấn đề:  1. Ghi nhận công lao nhà Nguyễn; 2. Những khoảng trống lịch sử và 3. Xác lập quan điểm lịch sử mới. Nay xin thảo luận tiếp với ông về hai điều vô cùng hệ trọng khác.

Trang Thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 22.2. 2017* viết:

1.“Giáo sư Phan Huy Lê cho biết: Các nhà khoa học đã tìm được những di chỉ của thời cổ đại, những công cụ của giai đoạn sơ kỳ trong thời đại đồ đá cũ xác định thời tiền sử của Việt Nam không phải 30 vạn năm như trước đây vẫn khẳng định mà có thể từ 60-80 vạn năm. Giáo sư Phan Huy Lê nhấn mạnh, đây là một đột phá lớn, làm thay đổi sâu sắc những hiểu biết về lịch sử thời cổ đại của người Việt Nam và từ đó, lịch sử đã được nâng lên một tầm vóc mới.”

Cần hiểu thế nào về phát biểu này?

Rõ ràng là giáo sư cho rằng: “Thời tiền sử của Việt Nam không phải 30 vạn năm như trước đây vẫn khẳng định mà có thể từ 60-80 vạn năm.” và “đây là một đột phá lớn, làm thay đổi sâu sắc những hiểu biết về lịch sử thời cổ đại của người Việt Nam.”

Người đọc hiểu rằng, giáo sư nói về việc các nhà khảo cổ Việt-Nga phát hiện di chỉ khảo cổ An Khê tỉnh Kon Tum, với dấu vết của con người khoảng 800.000 năm trước. Trước hết, cần làm rõ ý nghĩa của phát hiện khảo cổ này.

Những người từng nghiên cứu lịch sử văn hóa phương Đông đều biết rằng, năm 1921, kỹ sư mỏ người Thụy Điển Andersson khai quật di chỉ Chu Khẩu Điếm ở phía bắc thành Bắc Kinh, phát hiện di cốt người Đứng thẳng Homo erectus 600.000 năm tuổi, được gọi là người Bắc Kinh Homo pekinensis. Sau đó tìm ra người Đứng thẳng Java 1,9 triệu năm và người Nguyên Mưu 1,7 triệu năm.

Năm 1960, khi phát hiện dấu vết của người Homo erectus 500.000 năm trước ở di chỉ Núi Đọ, cũng đã nhen nhóm ý tưởng: người Núi Đọ là tổ tiên của người Việt Nam. Tuy nhiên, những phát hiện khảo cổ tiếp theo cho thấy, 200.000 năm cách nay, người Đứng thẳng hoàn toàn biến mất khỏi châu Á. Thập kỷ 1970 phát hiện di cốt người Đứng thẳng Neanderthal ở Levant (Israel) có tuổi 34.000 năm, với đặc điểm rất gần người châu Âu. Giới khoa học cho rằng: người Neanderthal là tổ tiên người châu Âu. Nhưng những khảo cứu di truyền học phân tử gần đây xác nhận: trong thời gian sống chung nhiều ngàn năm ở Trung Đông, có diễn ra sự giao phối chéo giữa người Khôn ngoan Homo sapiens và người Đứng thẳng Homo erectus nhưng tỷ lệ máu của người H. erectus trong bộ gen người hiện đại quá nhỏ, chỉ chiếm 1-2%. Do vậy đưa tới kết luận: người Đứng thẳng là họ hàng xa của loài người hiện nay mà không phải là tổ tiên của loài chúng ta! [1]  Sau 200.000 năm cách nay, trên đất châu Á cũng như Việt Nam vắng bóng người! Một thời gian dài trong nửa cuối thế kỷ XX, khoa học cố công tìm địa điểm và thời gian xuất hiện của loài chúng ta Homo sapiens nhưng chưa có kết luận cuối cùng.

Sang kỷ nguyên mới, bằng nhiều khám phá di truyền nhân học, khoa học thế giới khẳng định, loài chúng ta chỉ xuất hiện 200.000 năm trước tại châu Phi và 70.000 năm cách nay di cư tới Việt Nam. Khám phá này của khoa học nhân loại đã cung cấp cho chúng ta thông tin xác định: Thời tiền sử của người Việt Nam bắt đầu từ 70.000 năm trước. [2]

Đối chiếu khám phá của khoa học thế giới với nhận định của Giáo sư Phan Huy Lê khi cho rằng: “Thời tiền sử của Việt Nam không phải 30 vạn năm như trước đây vẫn khẳng định mà có thể từ 60-80 vạn năm,” ta thấy những sai lầm sau:

i. Người Núi Đọ, An Khê cũng như người Java, Nguyên Mưu, Chu Khẩu Điếm… là người Đứng thẳng, loài tiền nhiệm của chúng ta. Họ đã tuyệt diệt trên toàn châu Á cũng như trên đất Việt Nam 200.000 năm trước nên không hề có mối liên quan nào với chúng ta. Do họ không cùng loài với chúng ta nên việc cho rằng thời gian tồn tại của họ thuộc về thời tiền sử của người Việt Nam là sự lầm lẫn tai hại. Điều đơn giản: họ không phải tổ tiên người Việt Nam thì thời gian tồn tại của họ không thể thuộc tiền sử người Việt Nam!

ii. Cho rằng Lịch sử thời cổ đại của người Việt Nam kéo dài tới 80 vạn năm chứng tỏ Giáo sư Phan Huy Lê đồng nhất Loài người Đứng thẳng Homo erectus với người Khôn ngoan Homo sapiens. Điều này không đúng với thực tế.

2. Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng: “Lịch sử Việt Nam có 3 lần thất bại trong chống ngoại xâm đó là thời An Dương Vương chống Triệu Đà; thời nhà Hồ chống Minh và thời nhà Nguyễn chống Pháp.”

Hơn nửa thế kỷ, nhận định “Triệu Đà xâm lược Âu Lạc” từng gây tranh cãi. Trên báo chí xuất hiện nhiều bài viết phản bác quan niệm này. Chính trên tạp chí Xưa và Nay của Hội Sử học Việt Nam (số 253, 254, 2/2006) tôi đã có bài Triệu Đà, Ngài là ai? Đưa ra nhiều chứng cứ xác đáng phản bác quan niệm trên. Tiếp đó, trên Văn hóa Nghệ An ngày 24 Tháng 5. 2013 tôi cho đăng bài Nỗi bất an của lịch sử với cùng chủ đề. Những bài viết đó được sự hưởng ứng của nhiều tầng lớp người Việt trong và ngoài nước. Tôi rất mong Giáo sư Lê cùng học trò thành danh đông đảo của ông phản biện ý kiến tôi để tìm ra sự thật. Tiếc là không ai lên tiếng!

Những người kết tội Triệu Đà xâm lược dùng lý lẽ chủ đạo vì cho ông là người Hán. Nhưng từ khảo cứu cổ thư cùng những phát hiện nhân chủng học mới nhất cho thấy, Triệu Đà là người Việt. [3]

Việc Giáo sư Phan Huy Lê cùng trường phái của ông vẫn duy trì quan điểm cũ lạc hậu gây hại lớn cho dân tộc là điều không thể chấp nhận.

3. “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” là công bố quan trọng của người đứng đầu ngành Sử. Tuy nhiên, ta thấy trong đó những sai lầm nghiêm trọng.

i. Do không hiểu người Việt Nam là ai nên lầm lẫn khi cho rằng hoạt động của loài người Đứng thẳng cũng là tiền sử của người Việt Nam. Sai lầm này dẫn tới những lầm lẫn khác.

ii. Cũng do không hiểu nguồn gốc và sự hình thành của người Việt Nam nên cho rằng chỉ người Kinh mới là người Việt còn các sắc tộc thiểu số khác không phải là người Việt. Sai lầm này dẫn tới “những khoảng trống” giả tạo trong sử Việt và việc giải thích lịch sử một cách thiếu cơ sở.

iii. Cho đến nay vẫn cho rằng Triệu Đà xâm lược Âu Lạc là thể hiện quan điểm lịch sử bảo thủ lỗi thời, tác động tiêu cực, đưa việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam không chỉ lạc hậu mà còn lạc đường.

Cho tới khi chắp bút viết bộ Quốc sử, Giáo sư Phan Huy Lê và cộng sự của ông chưa biết những phát hiện mới của khoa học thế giới về nguồn gốc thực sự của người Việt Nam. Lịch sử là hoạt động xã hội của cộng đồng người trong quá khứ. Khi chưa hiểu cộng đồng đó là ai, từng kinh qua hoạt động ra sao trong quá khứ để có diện mạo như hôm nay thì mọi chuyện nói về họ không đáng tin cậy.

                                                         Sài Gòn, 24.5.17

 

*(http://www.tuyengiao.vn/Home/khoahoc/97096/Giao-su-Phan-Huy-Le-Nhan-thuc-ve-lich-su-can-toan-bo-va-toan-dien)

1. Bryan Sykes. Bảy nàng ccon gái của Ê-va. NXB Trẻ năm 2008

2. 3. Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa

Việt. NXB Hội Nhà văn. H, 2016.

 

BÀN VỚI GIÁO SƯ TRẦN QUỐC VƯỢNG VỀ VẮN HÓA VIỆT

Văn hóa là sản phẩm hoạt động xã hội của cộng đồng người. Do vậy, muốn hiểu văn hóa của một cộng đồng trước hết cần biết cộng đồng đó là ai, có nguồn gốc thế nào và có quá trình hình thành ra sao? Khi khảo cứu văn hóa Hoa-Việt, giáo sư Trần Quốc Vượng căn cứ trên cổ thư Trung Hoa và tài liệu của Viện Viễn Đông Bác cổ cho rằng: “Văn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Quốc, từ trong cội nguồn của nó.” Cái cội nguồn ấy theo ông là: “Về mặt nhân chủng, cho tới khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên (-500), về cơ bản, đó là vùng phi Hoa – phi Ấn...  Cho tới trước khi Trung Quốc bành trướng xuống vùng lưu vực Trường Giang, thì Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau trên căn bản: Việt Nam là vùng châu Á gió mùa. Trung Quốc là vùng châu Á đại lục; Việt Nam là vùng nông nghiệp nước (hệ thống ngập nước- système inondé), rồi hệ thống tưới nước (systèmes irrgués). Trung Hoa là vùng nông nghiệp khô (culture sèche); Việt Nam là vùng lúa nước, Trung Hoa là vùng kê, cao lương, rồi mạch. Từ giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên, bành trướng Trung Quốc tràn xuống lưu vực Trường Giang và xa mãi về phía Nam; vùng “Bách Việt” co lại dần, tưởng “mất hết” nhưng cuối cùng vẫn còn một Việt Nam, đại biểu duy nhất còn sót lại của phức hợp Bách Việt ngày xưa, tồn tại vừa với tính chất Dân tộc – Nhà nước (Nation-État) vừa với tính chất Dân tộc – Nhân dân (Nation – Peuple). Từ đó xuất hiện trên thực tiễn những sự giống nhau, những cái “bất dị” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vậy cái khác nhau (dị, thù, theo ngôn từ Nguyễn Trãi) là có trước, cái giống nhau là có sau.”

Có nghĩa là theo giáo sư, do nguồn gốc khác nhau nên ban đầu văn hóa Hoa Việt khác nhau. Chỉ khi người Hán tràn xuống phương Nam, đồng hóa người Việt về máu huyết và văn hóa, lúc đó những gì giống nhau mới xuất hiện…

Từ quan niệm đó, trong một lần trả lời Đài BBC tiếng Việt năm 2003, ông tuyên bố: “Tôi đã nói rồi, nói với ông Phạm Văn Đồng là: Việt Nam có 1000 năm Bắc thuộc. Tính cách gì thì cũng 1000 năm. Quan sang này rồi lính tới này, chúng ta bị đồng hóa đứt đuôi!” Đấy là nhận định sai lầm. Năm 1983, trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á, nhà nhân học hàng đầu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa cho biết, từ 2000 năm TCN dân cư Việt Nam là chủng Mongoloid phương Nam (Nam Á). Trong khi đó, người Hán cũng thuộc chủng Mongoloid phương Nam.  Giao phối giữa người Việt và người Hán nếu có thì cũng là sự hòa huyết trong cùng một chủng tộc (race) đâu phải là đồng hóa? Vào đầu năm 2005 khi phản bác Tiến sỹ Marc Oxenham của Đại học Quốc gia Úc cho rằng người từ Nam Dương Tử mang nông nghiệp xuống Việt Nam, “Giáo sư Trần Quốc Vượng từ Hà Nội cho biết hiện nay, quan điểm chung của phía Việt Nam là công nhận thuyết ’đa trung tâm’. Theo đó, không có một trung tâm nào trên thế giới, từ đó nghề nông được truyền sang các vùng khác.”[1] Khẳng định như vậy chứng tỏ GS Vượng hiểu lầm về thuyết Đa trung tâm. Thuyết Đa trung tâm (multiregional hypothesis) thịnh hành từ thập kỷ 1970, nói rằng con người được sinh ra từ nhiều vùng khác nhau: châu Phi sinh ra người da đen, châu Âu cho ra người da trắng, châu Á là quê hương người da vàng… Trong khi đó GS Vượng tưởng rằng thuyết Đa vùng xác định có nhiều trung tâm phát sinh nông nghiệp khác nhau mà trung tâm này không ảnh hưởng tới trung tâm khác. Trong thực tế, sang thế kỷ XXI, khám phá của di truyền học xác nhận con người được sinh ra từ nơi duy nhất là châu Phi, thuyết Đa trung tâm sụp đổ. Vậy mà vị Giáo sư đứng đầu về Cổ sử Việt Nam vẫn dõng dạc tuyên bố: “ Việt Nam ủng hộ thuyết đa trung tâm” khiến cho học thuật Việt Nam trở nên “tệ hại” trước thế giới (chữ của L.C. Kelley, phó GS Đại học Hawaii)! Không chỉ vậy, khoa học cũng xác định: Đông Nam Á là nơi phát minh nông nghiệp đầu tiên của thế giới rồi từ đây lan tỏa ra nhiều vùng khác…

Những kiến thức mà Giáo sư Vượng tin tưởng vững chắc trên thuộc về nửa đầu thế kỷ XX. Nhưng ở cuối thế kỷ, nhiều khảo cứu cho thấy một sự thật ngược lại. Năm 1971, từ những khám phá khảo cổ ở Thái Lan, trong bài Ánh sáng mới dọi vào vùng quên lãng [2], Giáo sư Solheim II của Đại học Hawaii cho rằng Đông Nam Á là cái nôi của nông nghiệp thế giới. Năm 1998, trong cuốn Địa đàng ở phương Đông [3], Giáo sư Stephen Oppenheimer công bố: nông nghiệp sớm nhất thế giới được bắt đầu ở Đông Nam Á rồi từ đây, những giống cây trồng, vật nuôi cùng tư tưởng về nông nghiệp được đưa sang phương Tây. Năm 1992, trong công trình khảo cứu di truyền dân cư châu Á, S.W. Ballinger [4] phát hiện: người Việt Nam có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất trong dân cư châu Á. Điều này có nghĩa, con người châu Á được sinh ra trước tiên ở Việt Nam sau đó lan tỏa ra toàn châu lục. Đặc biệt là vào năm 1998, trong công trình Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc, J.Y. Chu và đồng nghiệp công bố khám phá chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi 180.000 năm trước. 60.000 năm trước, theo ven biển Ấn Độ họ di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại ở đây 10.000 năm sau đó người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, sang Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước, khi khí hậu ấm lên, họ từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh đất Trung Hoa và 30.000 năm trước qua eo Bering chinh phục châu Mỹ…” [5]

Những nghiên cứu di truyền học và phát hiện khảo cổ mới cho thấy: 20.000 năm trước, người Lạc Việt ở Động Người Tiên tỉnh Giang Tây làm ra đồ gốm đầu tiên và 12.400 năm trước thuần hóa thành công cây lúa.  9.000 năm trước, người Việt từ Nam Dương Tử đem búa đá Hòa Bình cùng giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó lên xây dựng văn hóa nông nghiệp lúa nước ở Giả Hồ tỉnh Hà Nam. 7.000 năm trước, người Việt xây dựng văn hóa Ngưỡng Thiều. Tại vùng khí hậu cận sa mạc không trồng được lúa, kê trở thành cây lương thực chủ lực… Cho tới 3000 năm TCN, người Lạc Việt là chủ nhân của Hoa lục. Tại nơi có nước thì trồng lúa, tới nơi khô hạn thì trồng kê! Khi kê là lương thực chính thì người trồng nó phải ăn cháo, ăn bánh. Cũng trong điều kiện bán sa mạc, người Việt sáng tạo nhà nửa nổi nửa chìm giúp chống nóng mùa hè, chống lạnh mùa đông và tránh cả những cơn bão cát. Chính tại Giả Hồ 9000 năm trước, người Việt chế ra những chữ viết đầu tiên mà một số còn được dùng tới ngày nay. Cũng tại Giả Hồ, khảo cổ học tìm thấy những ống sáo làm bằng xương chim Hạc… Ít ai ngờ được rằng, những bộ tộc Tần dũng mãnh vốn là người Lạc Việt trồng lúa. Khi di cư tới thảo nguyên phía Tây thì chuyển sang du mục. Chữ tượng hình khai sinh từ Giả Hồ dần trưởng thành ở Bán Pha, Cảm Tang, Lương Chử, An Dương… được dùng trong thờ cúng, bói toán.

Cuộc sống cứ yên bình diễn ra như thế cho tới năm 2698 TCN, khi những bộ lạc du mục Mông Cổ do Hiên Viên thị lãnh đạo, đánh chiếm vùng trung du Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Chiến thắng quân sự nhưng do văn hóa kém phát triển và số dân ít, người Mông Cổ sớm bị cộng đồng Lạc Việt đông đảo đồng hóa cả về máu huyết lẫn văn hóa. Lớp con lai Mông-Việt ra đời, được gọi là Hoa Hạ, dần nắm giữ vai trò lãnh đạo xã hội. Nhưng đó cũng là quá trình người Hoa Hạ chuyển hóa thành người Việt trong các triều đại: Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu, tạo nên thời Hoàng kim của lịch sử phương Đông. Năm 1300 TCN, khi chiếm đất An Dương Hà Nam của người Việt, nhà Ân học được chữ Giáp cốt và phát triển lên khiến các vương triều Trung Hoa lần đầu tiên có chữ. Do vậy mà chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa.[6] Nhưng từ cuối thời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người từ Tây Bắc du nhập, đem văn minh du mục trùm lên xã hội Trung Hoa, khiến văn hóa Trung Quốc ngày một khác với văn hóa gốc Việt...

Do thiếu cập nhật tri thức thế giới, Giáo sư Vượng bám riết vào những hiểu biết sai lầm của đầu thế kỷ XX. Cho rằng Hoa, Việt là hai chủng tộc có nguồn gốc khác nhau nên ông cố tình chứng minh hai nền văn hóa Hoa-Việt khác nhau một cách khiên cưỡng. Người Việt ăn cơm, xôi, dùng đũa. Người Hoa ăn bánh, cháo. Người Việt dùng nỏ, dung rìu. Người Hoa dùng cung hai cánh và qua. Người Việt dùng cồng, trống, khèn – người Hoa dùng chuông, khánh, tiêu…  chỉ là những biểu hiện hình thức, bên ngoài, không thuộc về bản chất. Trong khi đó văn hóa là cái sâu thẳm bên trong hồn người thì không thấy ông đề cập. Đọc Nhiệt đới buồn của Claude Levi-Strauss và hiểu vai trò của văn hóa đá mới nhưng ông không nhận ra, tác giả có phát hiện quan trọng: “Người dân bản địa Caduevo ở Bắc Canada có thói quen coi trọng phụ nữ và sự hài hòa giữa các yếu tố khác nhau của tự nhiên, giống như người ở miền Nam Trung Quốc.”[7] Đấy mới chính là văn hóa, là bản thể của dân cư nông nghiệp lúa nước Việt tộc. Theo Giáo sư Kim Định thì đó là tinh thần Việt Nho. Cái đặc trưng sâu thẳm ấy từ Việt Nam được đưa lên Nam Hoàng Hà, tạo thành nền văn hóa Trong Nguồn-Thái Sơn của người Việt. Rồi sau đó theo chân người di cư sang châu Mỹ, làm nên bản sắc văn hóa của người Maya, Aztex… Những năm 1970, Giáo sư Kim Định đưa ra thuyết: do làm chủ Hoa lục trước, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ mà căn cốt là tinh thần Việt Nho. Sau đó người Hán xâm lăng, chiếm đất đai cùng văn hóa của người Việt. Một mặt nâng Việt Nho thành kinh điển, mặt khác làm sa đọa Việt Nho nguyên thủy thành Hán nho, Tống nho…. Tiếc là những khám phá tuyệt vời như vậy không được phản ánh trong các công trình của Giáo sư Vượng!

            Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã sai khi viết: “Cho tới trước khi Trung Quốc bành trướng xuống vùng lưu vực Trường Giang, thì Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau trên căn bản: Vậy cái khác nhau (dị, thù, theo ngôn từ Nguyễn Trãi) là có trước, cái giống nhau là có sau.” Không, không phải vậy! Đúng như lời truyền ngôn trong dân gian: Hoa Việt đồng văn đồng chủng. Cùng chủng tộc cùng văn hóa nên giống nhau từ gốc, từ khởi thủy. Những cái “khác nhau” trong bảng thống kê công phu của vị giáo sư chỉ là sự thích ứng của một cộng đồng người trước hoàn cảnh tự nhiên khác nhau. Khi cường điệu lên, cho đó là khác biệt văn hóa là sự ngộ nhận đáng tiếc. Nếu có sự khác nhau thực sự thì đó là điều mà Khổng Tử chỉ ra: “Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, nam phương chi cường dã, quân tử cư chi. Nhậm kim cách, tử nhi bất yếm, bắc phương chi cường dã, nhi cường giả cư chi.” Nhưng hình như, 2500 năm sau, cái “khác nhau thuộc về bản thể” ấy cũng không còn nữa khi người phương Nam mắc tội tày đình với người Chăm, người Khmer và ngay cả với đồng bào của mình, không chỉ trong những cuộc chiến tranh dai dẳng mà ngay trong hòa bình với thời đen tối Cải cách ruộng đất!

Vào thập kỷ 1970, nhờ khai quật khảo cổ, khoa học đưa ra những phát hiện chấn động về lịch sử phương Đông. Sang những năm 1990, khi di truyền học vào cuộc, khám phá nguồn gốc thực sự của loài người cùng cuộc di cư của người tiền sử về phương Đông đã mở ra chương mới của cuốn sử các dân tộc châu Á… Không hiểu sao những thông tin quý giá ấy không đến được với học giả hàng đầu Việt Nam?! Việc Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Quốc Vượng, cỗ “máy cái”của ngành Sử, cho đến cuối đời vẫn khư khư ôm những tri thức lạc hậu để sản xuất ra hàng nghìn cán bộ (sao) chép và dạy sử quả là tai họa cho dân tộc.

                                                                Sài gòn, tháng Tám 2018

 

* Trần Quốc Vượng. Đôi điều về văn hóa Việt Nam trong sự đối sánh với văn hóa Trung Quốc https://nghiencuulichsu.com/2014/09/19/doi-dieu-ve-van-hoa-viet-nam-trong-su-doi-sanh-voi-van-hoa-trung-quoc/

Tài liệu tham khảo ;

1. “Từ khảo cổ đến văn hóa. GS Trần Quốc Vượng mạn đàm với BBC”. Bài đăng trên Đông tác.net (Eastern culture.net) số ra ngày 12.3.2007

https://www.bbc.com/vietnamese/programmes/story/.../interviewweek112005.shtml

2. Wilheim G. Solheim H. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 N 3. 3. 1971.

3. Stephen Oppenheimer: Eden in the East: the Drowned Continent of Southeast Asia- Phoenix London 1998. Nhà xuất bản Lao Động 2006.

4. S. W. Ballinger et al: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 N. 130 p.139-45

5. J.Y. Chu et al: Genetic relationship of populations in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 N. 95 p. 11763-11768.

6. Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt. NXB Hội Nhà văn, 2016.

7. Claude Lévi-Strauss . Nhiệt đới buồn. NXB Tri thức, 2009.

 

LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT THỜI “TỨ TRỤ”

Giáo sư Phan Huy Lê đã thành người thiên cổ.

Những lời tiếc thương có cánh của người thân, bè bạn và học trò tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nhà nước đã dành cho ông sự vinh danh cao nhất mà một công bộc có được.

Bây giờ xin được nói đôi lời.

                                               *  *  *

Năm 1952 học xong chương trình phổ thông chín năm, “chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” Phan Huy Lê từ biệt quê Hà Tĩnh ra Thanh Hóa học chương trình Dự bị đại học. Tại đây ông gặp Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng. Người phụ trách Đoàn Thanh niên Dân chủ và cũng là cán bộ tổ chức nhà trường nói với bốn tân sinh viên: “Các đồng chí chọn Ban nào?” Nghe trình bày xong, anh cán bộ tổ chức lên tiếng:

- Các đồng chí đều học giỏi nên chọn các ngành khoa học tự nhiên là phải. Trong khi đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của trường lúc này là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học xã hội cho nước Việt Nam mới nhằm thay thế lớp học giả cũ, là sản phẩm của chế độ thực dân phong kiến. Khoa học tự nhiên không mang tính giai cấp nên ai có khả năng cũng làm được. Còn khoa học xã hội không chỉ cần giỏi mà còn cần điều quan trọng hơn là lập trường giai cấp công nông thật vững vàng. Tổ chức đã nghiên cứu kỹ và chọn các đồng chí để đào tạo thành những hạt giống công nông của nền khoa học xã hội mới… [1] Vậy là theo yêu cầu của Tổ chức, cả bốn chàng vào học Ban Sử.

Sau hai năm học chủ yếu về ban đêm để tránh những trận oanh kích của máy bay Pháp, năm 1954, miền Bắc được giải phóng, Phan Huy Lê về Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1956 khi Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập, ông được chuyển sang làm trợ giảng cho thầy Đào Duy Anh. Năm 1958, trong cơn bão Nhân văn Giai phẩm, theo chân Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh bị bứng khỏi môi trường đại học. Cánh đồng đại học hoàn toàn trống vắng. Không có trâu bắt bò đi đẵm. Chàng trai trẻ 24 tuổi Phan Huy Lê bỗng nhiên trở thành sếp của Khoa Sử, ngồi vào cái nghế còn ấm hơi Giáo sư Trần Đức Thảo, sau cuộc đấu tố, bị một sinh viên bắt trói dẫn đi! Sống ở trung tâm cơn bão lốc kinh hoàng lúc đó, Phan Huy Lê biết mình thật tốt số. Trong khi những bạn bè cùng trang lứa thuộc “thành phần lớp trên” phải “cải tạo” bằng việc quai búa đập đá trên công trường đường sắt Hà Nội-Lào Cai hay cày cuốc trong những nông trường thì mình được ưu ái tới tận cùng. Tuy nhiên, chàng tuổi trẻ cũng nhận ra cái éo le trong cương vị của minh. Thật trớ trêu, người được coi là “hạt giống đỏ” công nông lại sinh ra từ một gốc “phong kiến” thâm căn cố đế. Không chỉ vậy, người anh trai Phan Huy Quát lại là yếu nhân của chính quyền Sài Gòn thù địch. Hơn ai hết, Phan Huy Lê hiểu cái thế trên lưng cọp của mình. Không được sa sẩy dù chỉ một bước! Cách tốt nhất là ngoan ngoãn theo dẫn lối đưa đường của lãnh đạo. Không chỉ Phan Huy Lê mà cả Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng cùng chung định mệnh. Trong khi dần dần tạo dựng huyền thoại “tứ trụ” Lâm Lê Tấn Vượng thì những chàng trai tập tọng làm sử cũng được dẫn dắt ngày một rời xa khoa học lịch sử đích thực.

Cho đến năm 1960, lịch sử Việt Nam là một dòng chảy nhất quán từ Nhà nước Xích Quỷ xuyên suốt tới Triệu Đinh Lý Trần và nhà Nguyễn với công khai phá miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng từ đây, để khẳng định vị thế của Đảng Lao động Việt Nam, lịch sử phải thay đổi, phải khác với quan điểm của “bọn sử gia phong kiến tư sản phản động”! Trước hết, nhà Nguyễn bị tước mọi công lao, mang tội lớn để mất nước. Gia Long là kẻ cõng rắn cắn gà nhà! Tiếp đó, để chống quan điểm viết sử “phản dân tộc” của Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên, Triệu Đà bị vạch mặt chỉ trán là giặc xâm lược. Nhà Triệu và nước Nam Việt bị xóa khỏi chính sử. Vào thập kỷ 1970, từ những phát hiện khảo cổ về thời đại Hùng Vương, Nhà nước Xích Quỷ cùng các vị tổ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân bị loại bỏ. Từ 4000 năm văn hiến, Sử Việt chỉ còn lại 2700 năm! Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trùm lấp lịch sử dân tộc! Cái được gọi là Lịch sử Việt Nam xa dần quy chuẩn của khoa học lịch sử nhân loại, trở thành một công cụ tuyên truyền. Ở Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội người ta nói thẳng với sinh viên: “Chúng ta học Sử nhưng nội dung chủ yếu là tuyên huấn. Nay mai ra trường, các anh chị sẽ là những cán bộ tuyên huấn!”

Sau hơn nửa thế kỷ thống trị của tứ trụ Lâm Lê Tấn Vượng, sử học Việt Nam hoàn toàn trở thành công cụ tuyên truyền mà đỉnh cao là cuốn Lịch sử Việt Nam 15 tập của Viện Sử học. Để khách quan, xin bạn đọc suy ngẫm những dòng sau của một học giả từng là giảng viên Đại học Văn khoa Sài Gòn, hiện đang sống ở Hoa Kỳ:

“Bộ sách nguyên là dự án lớn do Viện Sử Học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội trong nước chủ trì từ năm 2002, toàn bộ 15 quyển nặng 24kg, dày 9,084 trang, với một tập thể tác giả 30 người gồm 24 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, và 3 nghiên cứu viên. Tất cả 30 người này là cán bộ của Viện Sử Học, cũng có nghĩa là các công chức mà nhiệm vụ là viết sử theo sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do đó, họ không viết trong tư cách của những sử gia. Nên biết rằng Viện Sử Học nói riêng, hay Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội nói chung, là những cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.”

“… Quan niệm viết sử của Viện Sử Học Hà Nội là nhằm phục vụ chính trị, khác với quan niệm viết sử của Thế Giới Tự Do Dân Chủ là trình bầy lại quá khứ y như nó đã xảy ra. Sử của Viện Sử Học Hà Nội, vì thế, có thể là những sự kiện quá khứ, mà cũng có thể là những câu chuyện dựng lên tùy nhu cầu chính trị. Hay sự kiện lịch sử có thể biên soạn dài ngắn khác nhau là tùy chủ đích chính trị.” “Phương pháp viết sử của Viện Sử Học Hà Nội là biên soạn sao cho đúng với lý thuyết Cộng Sản quốc tế.”

“Phương pháp viết thông sử của thế giới văn minh là tiêu hóa những ý kiến hay những giả thuyết và nhận định về những sự kiện lịch sử của các tác giả trước đó rồi tổng hợp thành sử. Những trang sử tổng hợp rất súc tích ấy không có khoảng trống cho sự trích dẫn từ những trang chuyên sử của người khác, lại càng không có phần cho ý kiến người này hay giả thuyết của người kia hay nhận định của người nọ. Nếu cần, những chi tiết kể trên chỉ đưa vào phần chú thích hay cước chú, mà không dông dài trong phần chính văn. Tiếc thay, đó lại chính là cách viết của nhiều tập thể tác giả bộ chính sử của Nhà nước này. Dở hai tập Tập 2 và Tập 4, độc giả phải đọc những đoạn dài trích dẫn sách xưa.

“Trang 31 trong Tập 4 chép lại ba trang 41, 42, và 43 của sách Phủ Biên Tạp Lục cộng với hai trang 238 và 239 của sách Toàn Thư. Đến trang 41 thì tác giả chép lại bốn trang 36, 37, 38, và 39 của sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên. Trang 83 thì chép lại bốn trang 36, 37, 38, và 39 của sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí cộng với hai trang 417 và 418 của sách Cương Mục. Và trang 119 thì chép lại ba trang 148, 150, và 151 của sách Phủ Biên Tạp Lúc. Cứ chép như thế suốt ba Chương I, II, và III từ trang 23 đến trang 165 trong Tập 4! Thật không có dáng vẻ gì của một công trình tổng hợp lịch sử, mà chỉ là sự sao chép lười biếng các sách sử cổ xưa!”

“Sự phân bố các tập sách không hợp lý. Tập thể ban biên soạn bộ Lịch Sử Việt Nam này, vì đặt trọng tâm bộ sách vào một đảng chính trị thay vì lịch sử của một dân tộc, nên đã bó rọ các thời Thượng Cổ và Bắc Thuộc làm một (Tập 1, 671 trang) để dành khung cảnh bao la cho lịch sử Đảng, 5 năm cũng thành một tập như Tập 10: Từ Năm 1945 Đến Năm 1950 (627 trang) và Tập 11: Từ Năm 1951 Đến Năm 1954 (499 trang).”“Chín (9) quyển đầu với 5,904 trang là phần thông sử ghi chép quá khứ dân Việt trong mấy ngàn năm. Sáu (6) quyển sau với 3,180 trang là lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000.”

“Qua những nhận định trên, bộ Lịch Sử Việt Nam 15 quyển mới phát hành này không có dáng vẻ của một công trình tổng hợp lịch sử, từ cách biên soạn mất quân bình đến việc xóa nhoà ranh giới giữa thời sự và lịch sử.” [2]

Những nhận xét trên là trung thực, công bằng nhưng không phải là ý kiến cá biệt. Rất nhiều trí thức trong nước cũng nhận thấy như vậy. Càng đông hơn là đại đa số dân chúng cảm nhận rằng, cái mà họ phải học, phải đọc không phải là Sử Việt bởi lẽ trong đó thiếu vắng Hồn thiêng dân tộc. Khi đánh mất hồn dân tộc, Sử không còn là Sử nữa! Không chỉ cuốn này mà đại công trình Quốc Sử 30 tập với kinh phí 200 tỷ (có người nói 300?) của Hội Sử học do Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cũng còn rất nhiều vấn đề phải bàn, khiến người viết bài này phải hơn một lần trao đổi với ông.[3]

Việc ra đi của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, trên thực tế đã khép lại thời thống trị của “tứ trụ”. Nhiều người biết thế nào là “tứ trụ” nhưng không mấy ai hiểu cái nguyên do nảy sinh hiện tượng dị thường này. Đó là sản phẩm đẻ non đái ép sau đại họa Nhân văn-Giai phẩm. Nếu đất nước yên hàn, với những bậc thầy uyên bác, đầy bản lĩnh như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Trần Đức Thảo… trên bục giảng thì không ai có thể làm biến dạng khoa học lịch sử Việt Nam. Và chắc chắn không có cửa cho mấy anh chàng chưa đủ trình độ tú tài nhảy lên hàng “trụ” với cột?

Mặc dù những lời tụng ca của lớp lớp học trò, mặc dù sự vinh danh tột cùng với công thần tiêu biểu, những người “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu” không ai có thể yên lòng với di sản mà “tứ trụ” để lại. Không phải lịch sử mà đó chỉ là đống tài liệu giáo điều xơ cứng ngu dân, phản tộc. Đi qua chương trình này, tuổi trẻ Việt Nam trở nên tối tăm vong bản, tin rằng tổ tiên mình là người vượn “đi thẳng“, rằng tiếng Việt mượn 70% từ ngôn ngữ Hán, người Việt không có chữ viết, rằng văn hóa Việt là sự bắt chước (“tiếp biến”) từ văn hóa Tàu! Họ cũng không biết tới Quốc Tổ Kinh Dương Vương và nhà nước Xích Quỷ, coi người khai sáng lịch sử dân tộc Triệu Đà là giặc xâm lược…

Ai? Ai là người dám đứng lên, đủ tâm đủ trí dọn đống xà bần khổng lồ mà “tứ trụ” để lại, giải phóng mặt bằng, xây dựng KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐÍCH THỰC CỦA DÂN TỘC VIỆT?

                               Sài Gòn, Mùa Thu năm Mậu Tuất.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Lời học giả Cao Xuân Hạo kể với người viết năm 1998.

2. Giáo sư Trần Anh Tuấn: Về bộ lịch sử Việt Nam 15 tập của Viện Sử học Việt Nam.

https://nhatbaovanhoa.com/a6404/ve-bo-lich-su-viet-nam-15-tap-cua-vien-su-hoc-ha-noi (truy cập 30.6.2018)

3. Hà Văn Thùy. Trao đổi với Giáo sư Phan Huy Lê về Sử Việt

http://thuyhavan.blogspot.com/2017/04/trao-oi-voi-gs-phan-huy-le-ve-su-viet.html

4. Hà Văn Thùy. Trao đổi tiếp với Giáo sư Phan Huy Lê về Sử Việt

http://thuyhavan.blogspot.com/2018/07/trao-oi-tiep-voi-gs-phan-huy-le-ve-su_9.html

 

KIÊU NGẠO và SỤP ĐỔ

   (Suy ngẫm về thuyết Tiền sử người Việt của G.s Trần Quốc Vượng)

 

Cuốn Lịch sử Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2012, Giáo sư Phan Huy Lê chủ biên, Giáo sư Trần Quốc Vượng viết chương I Thời Tiền sử trên lãnh thổ Việt Nam. Trong ba trang 19, 20, 21, tác giả dẫn tài liệu mang tính “giáo khoa thư” của thế giới về lịch sử hình thành loài người theo học thuyết Darwin. Tiếp đó ông trình bày quá trình tiến hóa của Người vượn ở Đông Nam Á bắt đầu bằng Eugene Dubois năm 1887 tại Sumatra đến Franz Weidenreich năm 1937 với người Bắc Kinh. Là người theo Thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người (Multiregional hypothesis), ông thừa nhận: “Đối với châu Á, Homo erectus Chu Khẩu Điếm được coi là cội nguồn của đại chủng Mongoloid, còn Homo erectus Java thì tiến hóa qua dạng người Ngandong để trở thành Australoid. Sau đó loại hình Mongoloid dần dần đẩy lùi người Australoid ở Đông Nam Á. Còn ở châu Âu thì Homo erectus phát triển qua người Neanderthal để trở thành tổ tiên của người châu Âu hiện đại.”  Kết thúc phần này, ông viết: “Trong những năm gần đây, các nhà sinh học phân tử đã sử dụng phương pháp nghiên cứu DNA trong đó loại gen di truyền sinh học xác định sự biến đổi của DNA với một tốc độ không đổi, tạo ra một loại “đồng hồ phân tử”… Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tất cả các con người hiện đại đều sinh ra từ một tổ tiên chung ở châu Phi trong khoảng 200.000 năm trước. Tuy nhiên, tư liệu hóa thạch người dường như lại không ủng hộ cho quan điểm một trung tâm phát sinh người duy nhất này.”

 

Về Người vượn trên đất Việt Nam, tác giả cho rằng: “Người vượn đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng nửa triệu năm cách ngày nay. Chúng ta có thể xem đây cũng là thời điểm mở đầu cho lịch sử Việt Nam… Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy công cụ lao động của người vượn Thẩm Khuyên. Trong một số di tích được xem là niên đại Sơ kỳ đá cũ Việt Nam lại không có tài liệu địa tầng, không có di cốt người và động vật. Tuy nhiên vẫn có ý kiến muốn liên hệ chúng với di tích Người vượn Thẩm Khuyên và xem đó là giai đoạn “thái cổ” ở Việt Nam, tương đương với Người vượn Bắc Kinh (Sinanthropus pekinensis) và Người vượn Java (Pitecanthropus).”

“Lịch sử tiến hóa liên tục từ Người vượn đến Người khôn ngoan (Homo sapiens) giai đoạn sớm và sau đó là Người khôn ngoan giai đoạn muộn tại Việt Nam còn được phát hiện ở các địa danh Thẩm Ồm (Nghệ An) và Hang Hùm (Yên Bái). Những người khai quật Thẩm Ồm định niên đại cho các hóa thạch phát hiện ở đây là từ 140.000 đến 250.000 năm cách nay (trang 28).”

Ba trang sách toát lên ba điều:

1. Đó là lối viết của bài nghiên cứu mà không phải bút pháp dùng cho sách sử. Đối với sử gia, mọi bàn luận chỉ diễn ra bên ngoài còn trong tác phẩm phải là những kết luận xác thực.

2. Một phong cách tư biện chủ quan không dựa trên cơ sở khoa học: “chưa tìm thấy công cụ lao động, không có tài liệu địa tầng, không có di cốt người và động vật” vẫn suy đoán chúng thuộc Người vượn Thẩm Khuyên rồi đưa vào chính sử!

3. Tài liệu tác giả dẫn ra quá cũ nên lạc hậu so với thực tế khoa học. Đúng là giai đoạn đầu nghiên cứu nguồn gốc loài người, khoa học đi qua những bước như vậy. Tuy nhiên, ở thập niên 1970 thế kỷ XX khảo cổ học phát hiện sự thật khác. Đó là, 250.000 năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus tuyệt diệt trên đất liền châu Á. Cốt sọ Ngandong 200.000 năm tuổi là dấu vết cuối cùng của Người đứng thẳng trên các đảo Đông Nam Á (1). Trong khi đó, những cốt sọ người hiện đại Homo sapiens xuất hiện rất muộn: tại Hang Niah 39.000 năm và xưa nhất là bộ xương người Lưu Giang Quảng Tây 68.000 tuổi! Như vậy, trên địa bàn châu Á, Người đứng thẳng cuối cùng sống cách Người hiện đại đầu tiên hơn 130 năm, khiến cho ít nhất hơn trăm năm châu Á vắng bóng người! Thực tế này đã phủ nhận việc Người đứng thẳng Homo erectus chuyển hóa thành người hiện đại Homo sapiens trên đất châu Á. Đó chính là chiếc đinh đầu tiên đóng xuống quan tài Thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người.

Tuy nhiên, sự việc chưa dừng ở đấy. Ngày 29 tháng Chín năm 1998, sau nhiều năm làm việc với Dự án Đa dạng di truyền dân cư Trung Quốc, bằng tài trợ của Quỹ phát triển Khoa học tự nhiên Trung Quốc, J.Y.Chu Đại học Texas và cộng sự công bố trên tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) thông tin gây chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện đầu tiên ở châu Phi 160-180.000 năm trước và 70.000 năm trước theo ven biển Ấn Độ Dương tới Việt Nam.” (2) Sang đầu thế kỷ XXI, Spencer Wells của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (3) rồi Stephen Oppenheimer của Đại học Oxford (4) công bố những nghiên cứu không chỉ ủng hộ kết luận của J.Y. Chu mà còn cụ thể, xác thực hơn, khẳng định nguồn gốc châu Phi của loài người. Cũng thời gian này, nghiên cứu di truyền học xác nhận, trong bộ gen con người ngày nay chỉ có từ 1 đến 2% gen của Người đứng thẳng. Điều này chứng tỏ, Người đứng thẳng chỉ là họ hàng xa mà không phải tổ tiên chúng ta. Hệ quả tất nhiên là: không có chuyện chuyển hóa từ loài Homo erectus sang Homo sapiens! Những khám phá trên là những cái đinh cuối cùng đóng xuống quan tài Thuyết Nhiều vùng. Tiếc rằng do không cập nhật thông tin, tới năm 2005, trong công văn phản đối Tiến sỹ Marc Oxenham của Đại học Quốc gia Úc cho rằng “nông nghiệp được đưa từ phía Bắc xuống,” Giáo sư Trần Quốc Vượng vẫn khẳng định: “Việt Nam ủng hộ thuyết Nhiều vùng.”(5)

Trong khi đó, tiếp cận thông tin về cuộc du hành của di dân châu Phi tới Việt Nam, năm 2001, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiệp và Luật sư Cung Đình Thanh công bố những nghiên cứu đầu tiên về đề tài con người từ châu Phi di cư tới Việt Nam trên tạp chí Tư tưởng ở Australia. Đầu năm 2005, kết hợp thông tin từ công trình của J.Y. Chu và nhiều tư liệu khác, Hà Văn Thùy viết và công bố trên BBC tiếng Việt chuyên luận Tìm lại cội nguồn tổ tiên cội nguồn văn hóa. Tiếp đó, cho in Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn học, 2006), Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học, 2008), Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn học, 2011). Từ chứng cứ vững chắc của di truyền và khảo cổ học, những cuốn sách cho thấy: 70.000 năm trước, người Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam. Sau khi tăng nhân số, người từ Việt Nam đi ra chiếm lĩnh thế giới, làm nên phần lớn nhân loại. Người Việt đi lên Hoa lục, làm nên dân cư và văn hoá Trung Quốc. Tiếng Việt là chủ thể của tiếng nói Trung Hoa. Chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa… Điều này khẳng định: Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 70.000 năm trước!

            Tiếc rằng Giáo sư Vượng qua đời hơi sớm nên không được biết tới lịch sử vĩ đại của dòng giống mình. Nhưng không hiểu tại sao, cộng sự của giáo sư không chỉ cho in những trang sách quá đát của ông vào năm 2012 mà thậm chí tới năm 2017, Giáo sư Phan Huy Lê còn cả quyết: “Thời tiền sử của người Việt Nam kéo dài tới 800.000 năm trước!” (6) Dù là thuyết một vùng hay nhiều vùng thì đó cũng là của phương Tây. Việc gì phải “kiên định giữ gìn” để đến nỗi “bảo hoàng hơn vua?!” Một tiểu tiết nhưng không thể không nói vì nó bộc lộ sự thiếu chuẩn mực tri thức. Trong sách của mình, Giáo sư Vượng gọi Homo erectus là Người đi thẳng! Nhân học thế giới không hề có thuật ngữ vô nghĩa như vậy! Liệu có Người đi ngang không? Nhân học gọi Homo erectus là người đứng thẳng (standing upright man), là người đi bằng hai chân, để phân biệt với những hominin đi bốn chân. Tiếc rằng sai lầm đó lại được sao chép tràn lan trong nhiều bộ sách sử, khiến học thuật Việt Nam lạc lõng trước thế giới!

Tôi tự hỏi, vì sao vị giáo sư mà mình kính trọng lại có những lầm lẫn đáng tiếc như vậy? Phải chăng, ngoài việc thiếu tri thức cơ bản về sinh học còn nguyên nhân quan trọng là sự chủ quan do bệnh kiêu ngạo cộng sản? Khi nghe thế giới nói người Homo sapiens xuất hiện 200.000 năm trước ở châu Phi, đáng lẽ phải tìm mọi cách để kiểm chứng thông tin mới, thì ông lại tự bằng lòng vì lý do quá ư tư biện: “Tuy nhiên, tư liệu hóa thạch người dường như lại không ủng hộ cho quan điểm một trung tâm phát sinh người duy nhất này.” Người có kiến thức cơ bản về di truyền học sẽ không nói như vậy. Bởi lẽ, hồ sơ hóa thạch là chắp vá và không hoàn hảo. Số đo sọ (metric) chỉ thể hiện những tính trạng bên ngoài - phenotype. Còn gen phản ánh những yếu tố bên trong, thuộc về bản thể chủng loại - genotype. Vì vậy thông tin của gen là quyết định. Do chủ quan, bất cẩn, giáo sư Vượng dễ dàng và đơn giản bỏ qua khám phá mang tính cách mạng của thế giới, để tự giam mình trong tri thức đã bị thải loại. Sự bất cẩn của ông thầy đầu đàn dẫn giới sử học Việt Nam lạc đường. Không chỉ là nền tảng của cuốn sách này, “công trình” của Giáo sư Vượng còn đặt cơ sở cho cuốn sách 15 tập của Viện Sử học và cả “cuốc sử” 35 tập của Hội Sử học sắp ra đời! Lịch sử là hoạt động xã hội của cộng đồng người trong quá khứ. Một khi nhận thức sai về chủ thể của lịch sử thì mọi sách lịch sử viết ra đều vô giá trị.

Với sự thật về người Việt được khám phá như vậy, cái gọi là Thời Tiền sử trên lãnh thổ Việt Nam do Giáo sư Trần Quốc Vượng dóng dựng đã sụp đổ. Trong lịch sử của mọi quốc gia, thời Tiền sử là nền tảng. Một khi nền móng sụp đổ sẽ dẫn tới tàn hủy cả một nền sử học!

                                                                         

                                      Sài Gòn, khai bút năm Canh Tý.

 

Tài liệu tham khảo:

1.       Đó là thông tin từ thế kỷ XX. Nhưng tài liệu mới nhất vào tháng 12 năm 2019 cho thấy, tuổi của sọ Ngandong từ 117.000 tới 108.000 năm trước.

 “Tuổi của sọ Ngandong cũng cho thấy mạnh mẽ rằng Homo erectus có thể đã bị tuyệt chủng, ít nhất là ở Indonesia, rất lâu trước khi loài của chúng ta đến được nơi này. Các nhà thám hiểm Homo sapiens phiêu lưu nhất có lẽ ở đâu đó quanh Levant hoặc Bán đảo Ả Rập vào thời điểm đó và đã không đến được các hòn đảo ở Đông Nam Á cho đến khoảng 73.000 năm trước.”

The last days of Homo erectus

https://arstechnica.com/science/2019/12/the-last-days-of-homo-erectus/

2.       Y.J. Chu et al. Genetic relationship of populations in

China https://www.pnas.org/content/95/20/11763.short

3.       Spencer Wells. The Journey of Man: A Genetic Odyssey ... - Amazon.com

https://www.amazon.com › Journey-Man-Genetic-Odyssey        

4.       Stephen Oppenheimer. THE PEOPLING OF THE WORLD - HUMANKIND'S

 GLOBAL IMIGRATION   

        http://www.bradshawfoundation.com/stephenoppenheimer/index.php

5.       BBC Vietnamese. https://www.bbc.com › story › 2005/03 › interviewweek112005

6.       Trang Thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 22.2 năm 2017 (http://www.tuyengiao.vn/Home/khoahoc/97096/Giao-su-Phan-Huy-Le-Nhan-thuc-ve-lich-su-can-toan-bo-va-toan-dien)

 

GHÉ NHÌN “CỬA SỔ” DANH SƯ HÀ VĂN TẤN

Đã nhiều người viết về Nguyễn Văn Huyên nhưng dường như ở bài Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên với văn hóa Việt Nam, ta gặp một chân dung nhân vật đầy đủ, chân thực và sâu sắc hơn cả. Mang phẩm chất của một bút ký văn học, bài viết khắc họa rõ nét không chỉ một Nguyễn Văn Huyên bác học với những công trình mở đầu về khoa học nhân văn Việt Nam mà còn cho thấy một Nguyễn Văn Huyên – con người trong cõi nhân sinh. Chính vì vậy, trong tâm tưởng của tôi, vị bộ trưởng lâu đời (Vườn ta Huyên cỗi, Nho già) trở nên gần gũi. Cũng có nhiều người viết về học giả Hoàng Xuân Hãn nhưng bài Người mở đường mãi mãi ở vị trí dẫn đầu cho thấy một tình cảm chân thành, nồng ấm như tình cha con giữa hai thế hệ học giả, nên những trang viết làm lòng ta ấm lại.

Dù đã đọc, đã suy ngẫm về Lê Văn Hưu và Ngô Sỹ Liên nhưng hai sử gia Trung đại với tôi cứ mờ mờ nhân ảnh. Chính là qua bài Hệ thống giá trị của Lê Văn Hưu và bối cảnh văn hóa xã hội và Một vài suy nghĩ tản mạn về Ngô Sỹ Liên, khi Hà Văn Tấn đi sâu phân tích hành trạng của hai vị, ta thấy bóng dáng của họ hiện lên trên nền của một thời đại lịch sử. Hiểu họ và thêm kính trọng họ. Những trang viết về Đình, Chùa Việt Nam là những khảo cứu công phu, đưa tới cho người đọc những hiểu biết chưa có trước đó. Ta cảm ơn ông về điều này.

Cuốn sách có tên Cửa sổ lịch sử văn hóa Việt Nam, vậy theo lẽ tự nhiên, tác giả muốn nói với ta điều cốt yếu về lịch sử văn hóa dân tộc. Suy nghĩ như vậy, tôi hào hứng đọc bài thuộc loại “đinh” trong cuốn sách: Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam, mong tìm được cái thần của vị “đại sư thiên tài”- theo xưng tụng từ học trò của ông, về vấn đề mà mình hằng quan tâm. Nhưng rồi sớm thất vọng. Trước hết là ở cấu trúc thiếu chuẩn mực. Một bài viết ngắn về lịch sử văn hóa Việt mà tác giả (như chính ông đã thấy) lại lan man sa đà về tư tưởng người Hán, người Ấn. Ai đó nói: “Phẩm chất của nhà khoa học thể hiện trước hết ở cấu trúc (structure) tác phẩm.” Không chỉ vậy, chính cái sự lan man này lại phản chủ khi làm lộ ra gót chân Achilles của tác giả:

Chẳng hạn, ta có thể thấy người Hán cổ không ưa đặt các vấn đề bản thể luận mà chú ý trước hết các vấn đề nhân sinh quan. Tất nhiên, một vài tư tưởng thô sơ về bản chất thế giới cũng có thể tìm thấy trong Chu dịch, trong Hồng phạm (Thượng thư) hay trong Thủy địa (Quản Tử)” … Có lẽ phải chờ đến huyền học Ngụy Tấn mới đạt được các vấn đề bản thể luận như “quý vô luận” của Vương Bật thế kỷ thứ 3. Đến đây, ta mới gặp các cặp phạm trù hữu và vô, bản và mạt, chất và dụng. Nhưng tôi ngờ rằng các nhà tư tưởng Trung Quốc thời kỳ này đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Bát Nhã của Phật giáo, qua các kinh được dịch và phổ biến bấy giờ. Mãi về sau, các vấn đề bản thể luận mới được trình bày trong Tống Nho, đặc biệt là ở Chu Hy với “lý”, “khí” và “thái cực.” Nhưng với Chu Hy thì ảnh hưởng của Phật giáo đã quá rõ ràng. Cái hình ảnh “trăng dọi muôn sông”(nguyệt ấn vạn xuyên) mà Chu Hy thích dùng đẻ ví với “thái cực”thì chính như Chu Hy thừa nhận, ông đã mượn của họ Thích, tức của Phật giáo. Điều đáng chú ý là đối với Chu Hy thì “thái cực” rốt cuộc cũng là thuộc tính của đạo đức (Thái cực chi thiên địa nhân thiện chí hảo để biểu đức). Tình hình đó khiến ta nghĩ rằng, dường như mỗi khi người Hán bàn đến các vấn đề bản thể luận là lúc đó, ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Ấn.

Có đúng vậy không? Câu trả lời dứt khoát: Không! Từ xa xưa người Trung Quốc (thực ra là người Việt) đã rất quan tâm tới bản thể. Trong ngôi mộ 6500 tuổi được khai quật năm 1987 tại trấn Bộc Dương Hà Nam đã thấy quan niệm trời tròn đất vuông, Nhị thập bát tú trên bầu trời, cùng 24 tiết khí trong năm… thể hiện sự hoàn chỉnh của Dịch lý. Dịch lý là gì nếu không phải là sự khái quát hóa về bản thể vũ trụ? Đó là nguyên lý Âm-Dương: Âm Dương là hai mặt thống nhất và đối lập (unit dual) trong mọi sự vật và hiện tượng. Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Vô cực nhi thái cực. Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tương sinh bát quái. Bát quái sinh càn khôn vạn vật… là gì nếu không phải quá trình hình thành vũ trụ? Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số chính là phản ánh nhận thức về cấu tạo vật chất của người Trung Quốc. Dựa vào mách bảo này của kinh Dịch mà năm 1957, chàng trai trẻ Dương Chấn Ninh ẵm giải Nobel vật lý khi đề xuất: phân rã hạt nhân sẽ cho ra ba phần vật chất dương và hai phần vật chất âm! Người Trung Quốc cũng từ lâu khám phá ra Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Ngũ hành là thành tố cấu tạo nên vũ trụ và cũng là nguyên lý vận hành của vũ trụ. Cũng phải kể đến Lão Tử. Nhất Âm nhất Dương chị vị đạo: Âm và Dương làm nên vũ trụ. Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh: khám phá vũ trụ được tạo thành từ sóng và hạt chẳng phải là siêu bản thể sao? Làm sao hiểu được tư tưởng Trung Hoa khi không nắm được những điều cơ bản này?

Trong khi khái quát: “Muốn tìm hiểu đặc điểm của tư tưởng Việt Nam, cần phải tìm hiểu đặc điểm của lịch sử Việt Nam.” Hà Văn Tấn đưa ra phác đồ của lịch sử Việt Nam như sau: “Vào giai đoạn cuối của văn minh Sông Hồng, một nhà nước đã hình thành trên cơ sở văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Từ tình hình hiểu biết hiện nay, tôi tin rằng, văn hóa Đông Sơn là một nền văn minh có chữ viết mặc dầu đến nay chưa đọc được thứ chữ đó. Nhà nước đã có nhưng mới chỉ là phôi thai. Kết cấu cộng đồng nguyên thủy vẫn chưa tan vỡ hết. Nếu có thì giờ, ta chắc là quốc gia đó cũng sẽ phát triển theo quy luật, nghĩa là giai cấp sẽ phân hóa sâu sắc và triệt để, sự phân công lao động xã hội sẽ được đẩy mạnh, chế độ tư hữu sẽ phát triển và cộng đồng nguyên thủy sẽ bị phá hủy hết, may mắn lắm là còn những tàn dư. Nhưng chính vào lúc các quá trình đó mới bắt đầu thì người Hán xâm lược rồi đặt ách nô dịch hơn nghìn năm. Thế là lịch sử Việt Nam không còn đi theo con đường bình thường nữa.”

Có sự thật là, từ thập kỷ 1960, lịch sử Việt Nam bị gẫy khúc. Để khẳng định “tính ưu việt” của chế độ, nhà nước Việt Nam quyết định xóa bỏ chương trình lịch sử “tư sản phản động” của Hoàng Xuân Hãn để thay bằng một lịch sử mới, “Dân tộc, Khoa học, Đại chúng.” Gánh nặng nghìn cân được đặt lên vai bốn chàng đầu xanh tuổi trẻ. Khi những bậc thầy uyên bác của văn hóa dân tộc như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu… bị loại khỏi văn đàn thì mấy anh chàng chưa đủ học vấn tú tài với mớ kiến thức duy vật lịch sử sống sít vừa được “chuyên tu”, bỗng dưng trở thành “trụ cột khai sáng” nền sử học xã hội chủ nghĩa! Khi tiền bất kiến cổ nhân còn ở dưới là lũ học trò mặt trắng, người ta mặc sức tung hoành!

Phác đồ lịch sử trên chính là sản phẩm của “tứ trụ.” Sau khi lên án tác giả Đại Việt sử ký toàn thư là theo quan điểm tư sản phản dân tộc, “bộ tứ” đã quẳng Tổ Kinh Dương Vương và nhà nước Xích Quỷ khỏi chính sử, xén bỏ 2000 năm huyền thoại lung linh, để lịch sử dân tộc chỉ còn 2700 năm! Thử hỏi, một dân tộc với lịch sử vừa ngắn ngủi vừa xáo động như vậy có thể nảy sinh được tư tưởng gì? Trong khi quyết đoán như thế, các vị hồn nhiên không ngờ rằng, 700 năm TCN, đồng bằng sông Hồng đang nằm dưới biển nước! Xóa bỏ Xích Quỷ huyền thoại, quý vị hư cấu ra một nhà nước Văn Lang của thủy phủ Long vương còn siêu thực hơn! Lịch sử Việt Nam mà quý vị tạo dựng, trên ý nghĩa nào đó cũng là sự kéo dài của nền sử do các học giả thực dân Viễn Đông Bác cổ khởi thảo. Một nền sử học dựa trên hệ quy chiếu “Người Hán từ phía Tây xâm nhập Nam Hoàng Hà, tạo nên văn minh Hoa Hạ. Sau đó mang văn minh Hoa Hạ đồng hóa các sắc dân bán khai phía Nam.” Là nhà khảo cổ nghiệp dư với phương tiện thô sơ, Hà Văn Tấn chỉ có thể đào bới hời hợt cái bề ngoài của lịch sử văn hóa Việt để rồi đưa ra kết luận nông nổi. Cũng như mọi sử gia thế kỷ XX, hỳ hục viết về người Hán, người Hoa Hạ, người Việt, người Kinh… nhưng kỳ thực quý vị chẳng biết người Hán là ai, người Việt là ai?! Do vậy lịch sử của quý vị là lịch sử nói mò. Nền sử học không ADN (1) đó đã bị thế kỷ XXI chôn vùi khi mở ra sự thật hùng vĩ: 70.000 năm trước, người Khôn ngoan Homo sapiens từ châu Phi di cư tới Việt Nam. 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên khai phá Hoa lục, xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. 7000 năm cách nay, tại miền Trung Hoàng Hà, người Việt cổ kết hợp với người Mông Cổ sống du mục ở bờ Bắc, sinh ra người Việt hiện đại mã di truyền Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Một dòng của lớp người Việt này ở lại lưu vực Hoàng Hà, về sau được gọi là người Hán, chủ thể dân cư Trung Quốc (trong bài, người viết dùng danh xưng “người Trung Quốc” là do thói quen. Thực ra đó cũng là người Việt). Một dòng khác di cư về phương nam, chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Sự hình thành của con người như vậy đã dẫn tới thực tế: người Việt là chủ thể của dân cư Đông Á. Người Hán là con cháu của người Việt nên Tiếng Việt là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa. Người Việt hoàn chỉnh Giáp cốt văn 2000 năm trước khi sinh ra người Hán nên chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa. Văn hóa Việt là chủ thể làm nên văn hóa phương Đông…(2) Đáng tiếc là quý vị đã ở ngoài vùng phủ sóng của lịch sử vĩ đại này!

Có thể điểm bài Sự hòa hợp các giá trị tinh thần châu Á một cái nhìn từ Việt Nam, tham luận trong Hội thảo Quan hệ châu Á, New Delhi, 1987. Cũ mèm như bao người đi trước, Hà Văn Tấn không hề đưa ra được chút gì của tinh thần Việt Nam mà chỉ chăm chăm nhại lại những điều “biết rồi, khổ lắm…” ảnh hưởng tiếp biến của Trung-Ấn. Không thể ngờ, một phần tư thế kỷ sau, năm 2012, một cô gái trẻ người Mỹ gốc Việt chôn vùi sự nghiệp vĩ đại của danh sư khi dõng dạc tuyên bố: “Việt cổ, cái nôi của văn minh châu Á.”(3)

Không trách Hà Văn Tấn mà ta thương cảm ông vì lẽ 20 năm sống tiềm sinh nên về phương diện tri thức, ông vẫn là người của thế kỷ XX. Cố nhiên, ông không biết tới những biến đổi động trời như vậy. Nhưng một sự thực không thể phủ nhận, là phần chủ lưu trong những gì ông đem tâm huyết “khai sáng” suốt nửa thế kỷ đã trở thành quá đát. Những tri thức đó đã được khai tử từ ngày 29 tháng 9 năm 1998, khi tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ công bố tin chấn động: “Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện đầu tiên tại Đông Phi khoảng 160 – 180.000 năm trước. 60.000 năm trước, người từ châu Phi theo bờ biển Ấn Độ Dương di cư tới Việt Nam. Nghỉ lại đây 10.000 năm, 50.000 năm trước, người từ Việt Nam lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh Ấn Độ. 40.000 năm trước nhờ khí hậu được cải thiện, đi lên Hoa lục và 30.000 năm trước vượt eo Bering chinh phục châu Mỹ.”(4) Tiếc là, do vô minh, tới cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, người ta vẫn trân trọng trưng ra những điều xưa cũ gây ô nhiễm văn đàn.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Văn Tấn, người cuối cùng trong “tứ trụ” đã về cõi vĩnh hằng. Hiếm khi nào ngôn từ tiếng Việt được vận dụng lên hết “cỡ thợ mộc” để tụng ca một nhà khoa học như vậy. Âm hưởng chủ đạo của dàn hợp xướng là giọng trầm của đám học trò thành danh, mũ cao áo chùng đang ngự trị nền sử học quốc doanh. Nhưng sao như văng vẳng bên tai âm thanh kinh dị: “sự nghiệp của thầy không chỉ to lớn mà còn mang tính chất nền tảng, kinh điển” (Vũ Minh Giang). Nếu thật vậy thì đó là thảm họa không chỉ cho giới sử học mà của cả dân tộc Việt!

                                                   Sài Gòn, 12. 2019

 

* Tập chuyên luận của Hà Văn Tấn: Cửa sổ lịch sử văn hóa Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, 2019

 Tài liệu tham khảo:

1.     1. Hà Văn Thùy. Lịch sử phương Đông và nền sử học không ADN.

 http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/vh-phuong-dong-nhung-van-de-chung/2921-ha-van-thuy-lich-su-phuong-dong-va-nen-su-hoc-khong-adn.html

2.    2. Hà Văn Thùy. Góp phần nhận thức lại lịch sử văn hóa Việt (NXB Hội Nhà văn, 2016)

3.   3. Tao Babe. Ancient Việt: Cradle of Asian Civilization.

https://taobabe.wordpress.com › ancient-viet-cradle-of-asian

4.   4. J.Y Chu et al. Genetic Relationship of Population in China.

 https://www.ncbi.nlm.nih.gov › pmc › articles › PMC21714

Aucun commentaire: