Trích:
“ Cờ
vàng ba sọc và các biểu tượng của chính thể Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn là điều cấm
kỵ tại một số nơi ở Việt Nam, dù đã gần nửa thế kỷ sau chiến tranh.
Một quán cà
phê ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vừa bị cơ quan chức năng đóng cửa do có
nhiều hình ảnh "quân ngụy".….
Không chỉ là
việc bị tạm đình chỉ như quán cà phê Army hay bị khiển trách, sử dụng các biểu
tượng của chế độ VNCH còn đẩy nhiều người vào tù.
Tháng 1/2018,
Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang đã phạt tù bốn người về tội "Tuyên truyền chống
Nhà nước", trong đó có hành vi treo cờ VNCH. Cùng năm, tòa án này phạt tù
một người khác về hành vi tương tự.
Tháng 4/2018,
Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt ông Nguyễn Viết Dũng 7 năm tù về tội
như trên. Đưa tin về phiên tòa, Báo điện tử Công an Nghệ An miêu tả một số hành
vi của ông Dũng:
"…Nguyễn
Viết Dũng đã treo 'cờ vàng ba sọc đỏ' tại nhà riêng rồi chụp ảnh, đăng tải lên
mạng internet và bị Công an xã Hậu Thành, huyện Yên Thành lập biên bản quả tang
và biên bản giao trách nhiệm không được tiếp tục treo 'cờ vàng ba sọc đỏ', đồng
thời, thu giữ 2 lá cờ trên."
Vì sao cấm kỵ?
Nhạc sĩ Tuấn
Khanh nói với BBC rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu trưng rõ ràng của một giai
đoạn, nó hàm chứa ước mơ, chính nghĩa trong đó, nên nó có sức sống.
Còn nhà văn
Khải Đơn chia sẻ: "Có hai cách nhìn nhận về hình ảnh của VNCH phổ biến
trong đối thoại thường ngày ở Việt Nam: đó là một thời từng tốt đẹp, lãng mạn,
văn minh, sạch sẽ hoặc đó là một thời đại phản bội, xấu xa, ti tiện cần loại bỏ."
"Hai
cách miêu tả này thường khiến người đối thoại ở Việt Nam rơi vào trạng đồng nhất
như khi ta đọc chuyện cổ tích, có nhân vật thiện và có kẻ ác sánh vai."
Bùi Thư
BBC News Tiếng
Việt
Theo tôi, câu
trả lời thật đơn giản:
Bọn An ninh
Tuyên giáo và cả bộ xậu lãnh đạo vc đều biết rõ rằng:
Tinh thần
Việt Nam Cộn Hòa tới nay vẫn còn vương trong lòng đồng bào, không chỉ
trong Nam mà còn lan tỏa ra cả giới trẻ Miền Bắc:
30 tháng tư:
TINH THẦN VNCH BÀNG BẠC TRONG KHÔNG GIAN
26 tháng 4,
2015 – Nguyễn Nhơn
Nhớ ngày 30
tháng tư năm ngoái, 2014, một toán mươi chị em phụ nữ Miền Nam
bị cường quyền cào nhà, cướp đất, tục gọi là dân oan, tụ họp trước Lãnh sự quán
Hoa Kỳ đường hoàng trương biểu ngữ giống như câu đối:
Việt Nam Cộng
Hòa cấp nhà đất cho dân
Cộng sản cướp
nhà cươp đất của dân
Tháng 2,
2015, gia đình 3 người ở Thạnh Hóa, Tân An, lẫm liệt chống cự cả bầy đoàn khuyển
ưng khuyển phệ cường quyền cưởng chế cướp đất. Cha cầm gậy đứng chực hờ kháng cự.
Con 14 – 15 tuổi, tay cầm búa, tay cầm liềm thách thức bọn búa liềm cộng sản. Mẹ
lớn tiếng hô vang:
Đả đảo cộng
sản - Việt Nam cộng Hòa muôn năm!
Sáng sớm
ngày 20/4/2015, bà con tiểu thương chợ Đầm (Nha Trang) lại tiếp tục biểu tình
phản đối dự án xây mới chợ Đầm Tròn và phản đối sự thiếu minh bạch trong phân
chia lại khu vực kinh doanh.
Đặc diểm là
các biểu ngử đều mang NỀN VÀNG – BA HÀNG CHỮ ĐỎ, biểu tượng Quốc kỳ Quốc gia Việt
Nam Cộng Hòa.
Nguyễn Viết
Dũng và thể chế Việt Nam Cộng Hòa: “ Nguyễn Viết Dũng sinh ngày 19 tháng 6
năm 1986, là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em của ông Nguyễn Viết
Hùng và bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, ở xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An.
… Trong
hành trình tham gia cùng nhiều người thúc đẩy tự do, dân chủ cho Việt Nam, Nguyễn
Viết Dũng đã tìm hiểu về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, và nhanh chóng nhận ra những
ưu điểm, sự văn minh, nhân bản của thể chế Cộng Hòa. Từ đó Dũng khát khao xây dựng
xã hội Việt Nam ngày càng văn minh, nhân bản theo thể chế Cộng Hòa. Để đạt được
mục tiêu này, Dũng tập trung đấu tranh đòi Đa đảng, Tam quyền phân lập tại Việt
Nam.
… Ngày
30/4/2014 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (cờ vàng ba sọc đỏ) lần đầu tiên được treo
trên nóc nhà Dũng tại Nghệ An.
… Ngày
2/4/2015: Dũng chính thức thông báo trên Facebook về việc thành lập Đảng Cộng
Hòa và nhóm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày
12/4/2015: Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ trong trang phục áo đen, trước ngực
có hình con Ó Vàng – Biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đến 11h
cùng ngày, khi buổi tuần hành kết thúc, nhóm của Dũng tách đoàn đi về thì bất
ngờ bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ.
Lược qua những
sự kiện kể trên để khái quát về sự tiến triển của việc biểu lộ tinh thần Chánh
Nghĩa Quốc gia - Dân Tộc, tinh túy của hai nền Việt Nam Cộng Hòa từ những nông
dân chơn chất Miền Nam lan dài ra mãi tận Thanh – Nghệ – Tỉnh, miền Bắc. Tinh
thần VNCH ấy được biểu lộ từ trong hành động chống cường quyền cưởng chế cướp
nhà, cướp đất, cướp chợ của giới nông dân, tiểu thương đến ý thức chánh trị của
giới trẻ miền Bắc.
Đặc điểm trội
yếu là các sự kiện đều diễn tiến trong thời điểm THÁNG TƯ ĐEN trước thềm Ngày
30 Tháng Tư QUỐC HẬN.
Niềm mong ước
thiết tha là đồng bào các giới trong nước thổi bùng lên tinh thần Dân tộc –
Nhân bản của Chánh nghĩa Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa từ Nam chí Bắc tụ thành
giông bảo, đánh đổ nền chuyên chế toàn trị phản nước, hại dân việt cộng, chấm dứt
một giai đoạn tối tăm trên trang thanh sử Việt.
* Nguyễn Nhơn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire