Giáo
Sư Tạ Điền nhận định về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ như
sau: Giá quá cao so với khả năng sinh lợi, cố ý cướp đoạt tài nguyên địa
phương, tuyên truyền hình thái ý thức, cướp bóc kinh tế và bành trướng chính trị,
làm gia tăng xung đột khu vực và gây nguy hại cho hòa bình thế giới. Ông
Tạ cũng cho rằng sáng kiến này khó tồn tại lâu dài.
Theo các báo cáo toàn diện từ các phương tiện truyền thông nước ngoài,
trong những năm gần đây, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh –
đã đem đến sự uy hiếp địa chính trị, bao gồm kinh tế, nhân văn và văn hóa… và
ngày càng thu hút nhiều sự chú ý từ ngoại giới. Sáng kiến này không chỉ gây ra
mức nợ cao tại những nước mà nó hiện diện, mà còn khiến ngoại giới lo ngại rằng
chính quyền Bắc Kinh đã nhân cơ hội lợi dụng các khoản nợ cao để đe dọa các nước
mắc nợ bằng nhiều cách, và buộc họ phải phục tùng dã tâm chính trị của Đảng Cộng
sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm bành trướng và tăng cường khống chế các quốc gia của
họ.
Một số người gọi “Vành đai, Con đường” là phương tiện “ngoại giao
bẫy nợ” của Bắc Kinh. Giáo sư tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam
Carolina, Hoa Kỳ, Tạ Điền đã chỉ ra bản chất của sáng kiến này trong một cuộc
phỏng vấn với Vision Times, đồng thời phân tích về những nguyên nhân khiến sáng
kiến này đang đối mặt với sự chết yểu.
Kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ và ‘Vành đai, Con đường’ của Bắc Kinh
Khi Bắc Kinh bắt đầu xuất khẩu kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, họ
quảng cáo rằng nó sẽ dẫn dắt các nước khác xây dựng một con đường phồn vinh, nhằm
gióng trống thổi kèn, “diêu tương hỗ ứng” cho đề xuất sau này của Tập Cận Bình
là “xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, trong quá trình thực hiện “Một vành đai, một con đường”, nhiều dự án đã bị
các quốc gia sở tại hủy bỏ hoặc gián đoạn do liên quan đến kinh phí, giá dự án,
lao động và các vấn đề khác, cũng như những lo ngại về địa chính trị. Giáo sư Tạ
Điền nói rằng trên thực tế, sáng kiến này của ĐCSTQ có động cơ không trong sáng
ngay từ khi nó được đưa ra.
Ông nói: “Một số người nghĩ rằng sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’
hơi giống Kế hoạch Marshall của Mỹ để hỗ trợ châu Âu? Hoàn toàn không như vậy.
Kế hoạch Marshall của Mỹ cực kỳ vô tư, chân chính và nó thực sự đã phân phát số
tiền tương đương hàng chục tỷ Mỹ kim ngày nay. Hàng trăm tỷ Mỹ kim đã được sử dụng
để giúp phục hồi châu Âu, xây dựng lại châu Âu sau chiến tranh. Kế hoạch đó đã đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc tái thiết Châu Âu sau chiến tranh. Trên
thực tế, nền kinh tế của các quốc gia đang lâm vào tình trạng tuyệt vọng, tàn
phế. Nước Mỹ lúc đó về cơ bản không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nền kinh tế đã
phục hồi rất tốt. Nó đang ở trong trạng thái tương đối khỏe mạnh và có thể giúp
đỡ các quốc gia khác.
Kế hoạch Marshall không phải là cùng trường hợp với “Một vành đai, một con
đường” của Trung Quốc; ĐCSTQ không giúp đỡ các quốc gia khác với thiện ý. Thực
tế là do ĐCSTQ đã tự mình xây dựng quá mức cơ sở hạ tầng ở đất nước của mình, tự
bản thân đang gánh những khoản nợ khổng lồ, sinh ra bong bóng bất động sản khổng
lồ. Năng lực sản xuất các cơ sở hạ tầng này, dù đó là vật liệu xây dựng, công
nhân xây dựng, hoặc thiết bị xây dựng, tất cả những công suất dư thừa này không
thể tiêu hóa được. Ví dụ, mọi người đều biết đến Dự án thủy điện Tam Hiệp. Nhà
thầu của dự án Tam Hiệp là từ dự án thủy điện Cát Châu Bá. Khi dự án Cát Châu
Bá được xây dựng thì, hàng trăm nghìn công nhân được xử dụng. Và sau khi xây dựng
xong Nhà máy thủy điện Cát Châu Bá, những người này không thể bố trí cho họ
công việc khác,– giống như cái đuôi quá lớn không thể giấu được – mà phải chuyển
họ sang hạng mục tiếp theo, nên dự án Tam Hiệp phải lên lưng ngựa.
Vào thời điểm đó, việc đánh giá khách quan về dự án Tam Hiệp thực sự chưa
được tốt, nhiều người phản đối, chúng ta đều biết điều này. Trên thực tế, Công
ty Tập đoàn Cát Châu Bá là một nhóm lợi ích lớn, họ đã thúc giục khởi động dự
án Tam Hiệp càng sớm càng tốt vì lợi ích của chính họ. Tất cả chúng ta đều biết
những gì đã xảy ra sau đó và nó đã trở thành tình huống hiện tại.”
Cướp đoạt tài nguyên, tuyên truyền hình thái ý thức
Ông Tạ Điền cho rằng, trên thực tế, bản thân Trung Quốc đã dư thừa các tập
đoàn xây dựng cơ sở hạ tầng. Các tập đoàn dư thừa này cần phải được xuất khẩu
sang nước ngoài, và Bắc Kinh cũng hy vọng thông qua cái gọi là ‘Một vành đai, một
con đường’ để xuất khẩu các sản phẩm thặng dư của Trung Quốc sang các nước
khác. Một cái là con đường tơ lụa của thời cổ đại, một cái là con đường tơ lụa
trên biển.
Ông Tạ cũng cho hay, “Đồng thời trong khi xuất khẩu, ĐCSTQ cũng mơ tưởng về
việc tổ tạo định hình mới lại toàn bộ xã hội mậu dịch quốc tế, giao thông vận tải
và toàn bộ kết cấu kinh tế thế giới với Trung Quốc là trung tâm”.
Do đó, ngoài việc “xuất khẩu” các tập đoàn xây dựng và cướp bóc tài nguyên
địa phương, ĐCSTQ còn có những mục đích địa chính trị rõ ràng. Ví dụ, trong hợp
tác với Pakistan, trên hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan dài vài trăm dặm,
họ đã xây dựng nhiều nhà máy điện và các cơ sở khác nhau dọc theo tuyến đường.
Trong thực tế, nó đã vi phạm lợi ích của Ấn Độ, và Ấn Độ cũng đã tham gia kế hoạch
này. ĐCSTQ sử dụng thứ này để xâu kết các đối tác của mình trong một đề nghị hợp
tác mềm. Nó có rất nhiều dã tâm chiến lược và cũng muốn tuyên truyền hình thái
ý thức của mình ra thế giới”.
Chồng chất nợ và bị ĐCSTQ uy hiếp
Có báo cáo chỉ ra rằng dự án “Một vành đai, một con đường” hầu hết là lừa dối
các nước nghèo. Điều đáng tiếc hơn nữa, là hầu hết các quốc gia này đều lâm vào
cảnh nợ nần chồng chất theo kế hoạch “Một vanh đai, một con đường”.
Ông Tạ Điền chỉ ra: “Một vành đai, một con đường của ĐCSTQ đầu tiên bắt đầu
ở châu Phi và châu Mỹ Latinh, sau đó đến châu Á. Khi hoạt động ở Đông Nam Á, nó
thực sự khiến nhiều quốc gia phải gánh những khoản nợ chồng chất, và Trung Quốc
cũng đoạt được cơ sở hạ tầng của riêng mình. [Các quốc gia này] trên thực tế
cũng có nguy cơ khủng hoảng nợ, và nó khiến các quốc gia khác như Indonesia,
Malaysia, Philippines, Thái Lan và Myanmar đều lâm vào gánh nặng nợ nần. Và
chúng ta cũng biết rằng ở Sri Lanka, chính quyền địa phương không đủ khả năng
chi trả số tiền này, chính phủ Sri Lanka đã phải sử dụng cảng Hambantota làm vật
thế chấp và ký hợp đồng cho thuê cảng 99 năm với ĐCSTQ. Đây trên thực tế giống
như bản chất săn mồi điên cuồng của chủ nghĩa tư bản nguyên thủy phương Tây một
trăm năm trước. Nhiều người gọi cuộc cướp bóc hiện tại của Trung Cộng là một cuộc
cướp bóc man rợ của chủ nghĩa thực dân mới”.
Mở rộng sang châu Âu
Có thông tin cho rằng trong những năm gần đây, “Một vành đai, một con đường”
của Bắc Kinh đã mở rộng từ châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á sang châu Âu. Gần
đây, đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” đưa tin rằng Cộng hòa Montenegro ở Trung và Đông
Âu, do tham gia vào kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ, hiện đang
phải gánh khoản nợ Trung Quốc khoảng 1 tỷ Mỹ kim. ĐCSTQ đang sử dụng sự cố này
để cố gắng gây ảnh hưởng lớn hơn trên đất nước này.
Ông Tạ Điền cho biết: “Montenegro đã gia nhập NATO. Đất nước này là một nước
thuộc Nam Tư cũ. Nền kinh tế riêng của nó không mạnh như vậy. Đặc biệt là vào
thời điểm này, mặc dù nội chiến đã kết thúc nhưng cơ sở hạ tầng đã lão hóa và nền
kinh tế bạc nhược đang bị Trung Quốc lợi dụng lấy cớ xâm nhập. ĐCSTQ đã chạy đến
đất nước cùng quẫn này, xây dựng đường cao tốc… để quảng bá “Một vành đai, một
con đường” ở Balkan. Tuy nhiên, khi Trung Quốc thực hiện, nó đã không xây dựng
theo kế hoạch thiết kế ban đầu. Nó vi phạm pháp luật, phá hủy môi trường sinh
thái địa phương và gây ô nhiễm tất cả các dòng sông. Hơn nữa, Trung Quốc sử dụng
một số lượng lớn nhân công người Hoa, dẫn dụng các quy định sản xuất, xây dựng
và năng lực cơ sở hạ tầng của chính họ. Điều này rõ ràng là không công bằng đối
với đối tác. Nó không phải để tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân địa phương
và giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương, mà là tạo ra gánh nặng nợ nần cho
chính quyền địa phương.
Cộng hòa Montenegro hiện nợ Trung Quốc 1 tỷ đô-la và không thể trả nổi; họ
đã nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu EU, tìm kiếm sự giúp đỡ từ câu lạc bộ
các nước giàu có gần đó. Nếu bạn không thể trả các khoản nợ của ĐCSTQ, bạn nên
đi tìm ĐCSTQ và để họ miễn giảm cho bạn khoản nợ này, bạn sao có thể đến tìm
EU? EU đã không được hưởng lợi từ điều này, thậm chí Montenegro cũng không phải
là một quốc gia thành viên của EU. Do đó, có thể thấy rằng ‘Một vành đai một
con đường’ đã khiến các nước nhỏ này rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh và không thể tự
giải thoát”.
Dã tâm địa chính trị của ĐCSTQ
Giáo sư Tạ Điền phân tích thêm và chỉ ra rằng: “Có một điểm khác. Ngay cả ở
vùng Balkan, Cộng hòa Montenegro và các nước cộng hòa cũ như Serbia và Croatia,
họ ban đầu là một phần của Nam Tư, và có nhiều mối liên hệ phức tạp với Nga. Do
đó, lực lượng của Nga, lực lượng của Serbia, lực lượng của Liên minh châu Âu và
NATO đang thực sự cạnh tranh nhau ở Montenegro. Giờ đây, ĐCSTQ lại nhúng tay
vào, cố gắng xua đuổi ảnh hưởng của Nga như thể ở Serbia, vì vậy việc ĐCSTQ nhất
định có mặt ở vùng Balkan không chỉ xung đột với phương Tây mà còn có thể xung
đột với Nga. Đây không phải là điều tốt cho hòa bình của toàn thế giới. Chúng
ta biết rằng Serbia là ngòi nổ của Thế chiến. Trên thực tế, nó là căn nguyên
sâu xa của chiến tranh thế giới. Hiện tại tất cả các quốc gia đều có xung đột,
triển vọng quả thực là không tốt lắm.
Tôi nghĩ ý nghĩa của vụ việc này là làm cho cả thế giới nhận thức rõ hơn về
sự nguy hại mà sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’ của ĐCSTQ mang lại cho
thế giới. Ban đầu là các nước châu Phi, các nước Châu Á, và bây giờ là các nước
châu Âu cũng đã bắt đầu phải gánh chịu loại nguy hại này. Đây là những gì chúng
ta thấy ngày nay.”
‘Vành đai, Con đường” đối mặt cái chết yểu
Theo truyền thông nước ngoài, một nghiên cứu được công bố bởi “Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” của giới chuyên gia Mỹ, cho thấy trong số các
quốc gia châu Á và châu Âu mà Trung Quốc tiếp cận trong sáng kiến “Một vành đai
một con đường”, 89% nhà thầu đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng giao thông
là từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, trong khi chỉ có 11% nhà thầu đến từ các
nước khác. Hơn nữa, chi phí xây dựng cho mỗi km đường địa phương của các công
ty Trung Quốc là đắt nhất trong xây dựng đường ở châu Âu.
Ông Tạ Điền cho biết: “Chúng tôi biết rằng, ngay từ khi bắt đầu Sáng kiến
‘Một vành đai, một con đường’, ĐCSTQ đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng
Châu Á (AIIB) và Quỹ Con đường Tơ lụa. Khi mới bắt đầu, nó được đầu tư hàng chục
tỷ Mỹ kim; sau đó nó bắt đầu biến hóa – điều quan trọng nhất tôi nghĩ là ĐCSTQ
không có tiền. Ngoại hối của Trung Quốc đã bắt đầu cạn kiệt, chi vượt quá thu.
Nếu không thể kiếm sống được, họ sẽ đầu tư vào đồng Nhân dân tệ. Các quốc gia
này không thể lấy được đô-la Mỹ, chỉ có thể lấy Nhân dân tệ, nhưng Nhân dân tệ
chỉ có thể được sử dụng để mua công nhân Trung Quốc và thiết bị của Trung Quốc;
vì vậy điều đó cũng bất công đối với các quốc gia này, và buộc họ vào một khoản
nợ khổng lồ của đồng Nhân dân tệ. Hơn nữa, sự lên xuống của đồng Nhân dân tệ do
ĐCSTQ khống chế, điều đó rất nguy hiểm cho đất nước này. Vì vậy, tôi nghĩ ‘Một
vành đai, một con đường’ này rất có khả năng bị chết yểu”.
Phương Tây vây chặn ‘Vành đai, Con đường’
Có thông tin cho rằng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh
đã gặp phải thất bại ở hàng loạt quốc gia do các vấn đề địa chính trị hoặc tài
chính trong những năm gần đây. Nhiều quốc gia cũng lo ngại rằng Trung Quốc đang
cố gắng khống chế họ thông qua các dự án này. Ông Tạ Điền chỉ ra rằng sáng kiến
“Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ có ý đồ địa chính trị gây nguy hiểm cho
chủ quyền và gây ra rủi ro an ninh quốc gia.
Ông nói: “Ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu ngăn chặn, khống chế, họ nhìn
thấy mối nguy hiểm. ĐCSTQ không có thiện ý. Họ chỉ muốn sử dụng năng lực dư thừa
của mình và cưỡng bách các nước khác sử dụng lao động của mình. ĐCSTQ không thực
sự muốn giúp các nước đó thúc đẩy nền kinh tế; họ chỉ vì muốn thúc đẩy kinh tế
và xuất khẩu ngoại mậu của chính mình, cùng với nhiều yếu tố địa chính trị.
Hiện nay vì thái độ ngạo mạn của ĐCSTQ ở Tân Cương, Hồng Kông và eo biển
Đài Loan, các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nhật Bản hiện đang tìm
cách chế tài ĐCSTQ và cùng nhau chống lại “Một vành đai, một con đường”.
Thủ tướng Úc Morrison gần đây đã bãi bỏ thỏa thuận “Một vành đai, một con
đường” do thống đốc của Đảng Lao động Úc tại Victoria ký với ĐCSTQ trong 18
năm, vì nó không phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Úc. Một số chuyên gia
chỉ ra rằng các nước phương Tây như châu Âu và Hoa Kỳ có giá trị quan và chế độ
chính trị tương đồng, cùng nhu cầu an ninh chung có thể dễ dàng hình thành các đồng
minh tự nhiên để cùng ngăn chặn hoặc giảm bớt dã tâm chính trị bành trướng quốc
tế lợi dụng sáng kiến ”Một vành đai, một con đường”.
Theo các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đại lục, trong gần 5 năm kể
từ khi khởi động sáng kiến “Một vành đai, một con đường” vào năm 2013 đến năm
2018, tỷ lệ thành công quốc tế của dự án chỉ là 30%, 70% còn lại thì hiệu quả
là rất ít hoặc thất bại.
Một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã chỉ ra rằng khoản đầu tư lớn không hiệu quả này của ĐCSTQ có thể không thu hồi được chi phí; điều này sẽ kéo nền kinh tế ĐCSTQ đi xuống và cuối cùng tự chuốc họa vào thân.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire