Theo các công trình
nghiên cứu thì cư dân Hòa Bình đã định cư thành từng xóm làng, trồng rau, củ
như khoai mỡ ở thung lũng đồi và chế tạo đồ gốm. Đó là thời kỳ văn hóa nương rẫy
của cư dân Hòa Bình. Di tích hang Tham Fi là hang ma (spirit cave) tại Đông Bắc
Thái Lan có niên đại khoảng từ 8 đến 10 ngàn năm. Tại đây, nhà khảo cổ Mỹ
Chester Gorman đã tìm thấy nhiều hóa thạch lớn của các loại cây trồng như trám,
cau, bàng và một số loại rau như rau sắng chùa Hương nửa hoang dại nửa trồng trọt.
Thời kỳ này, cư dân đã chuyển hẳn sang chăn nuôi trồng trọt nhỏ tuy vẫn còn hái
lượm và săn bắt cá và nghề trồng lúa nước đã bắt đầu từ vùng thung lũng rồi
phát triển lên vùng cao. Nhà nghiên cứu G. Childe gọi giai đoạn này là khúc dạo
đầu của cách mạng Đá Mới thuộc đệ tứ nguyên đại chuyển từ thời đại Đá Cũ sang
thời Đá Mới, từ săn bắt hái lượm sang nông nghiệp.
Người Hòa Bình
Hoabinhian-protoviets đã tạo nên giống lúa tẻ để trồng mà dấu tích còn thấy khá
nhiều ở di tích hang Xóm Trại Hòa Bình có niên đại C14 từ 16.000-18.000 năm của
nền văn hóa Hòa Bình. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy vết tích vỏ trấu và hạt gạo
cháy khá đa dạng, có loại hạt bầu và dạng lúa nếp. Điều đặc biệt là loại lúa dạng
hạt thon giống với hạt lúa trong hang Cây Đa ở Thái lan có niên đại khoảng
10.000 năm.[1]
Trong tác phẩm “Nguồn gốc nền văn minh
Trung Quốc”, học giả Karl Jettmar đã nhận định: “Về hàng loạt phương diện của
văn hoá, từ sản xuất nông nghiệp cho đến lãnh vực thần thoại, Đông Nam Á đã có
những láng giềng của nó. Tất nhiên là trong việc tạo nên những thứ như là trồng
cây lúa, nghề luyện kim đồng và những thành tựu văn hoá khác có sự tham gia của
nhiều dân tộc lớn nhỏ đã tạo nên trong suốt chiều dài của lịch sử hàng nghìn
năm của cái thế giới độc đáo được gọi là Đông Nam Á. Vì thế Đông Nam Á đã là một
trong những cái nôi hình thành loài người. Đây chính là địa bàn hình thành đầu
tiên của đại chủng phương Nam”.[2]
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các tài liệu
về Khảo Cổ Học, Ngữ Học và Nhân Chủng Học đã kết luận rằng nguồn gốc của thời
đá mới ở phiá Bắc Trung Quốc bắt nguồn từ phương Nam. Những tộc người thời đại
đá sớm ở phiá Nam Trung Quốc thuộc nhóm văn hoá ngoại biên của trung tâm văn
hoá mà sau được gọi là văn hoá Hòa Bình đã đi lên phiá Bắc tới Vân Nam rồi đi dọc
theo vùng Chia-Ling-chiang nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, vượt qua rặng Tần Lĩnh
(Ch’in Ling) để vào lưu vực sông Hoài. Cứ mỗi lần biển tiến thì Hoabinhian
Protoviets lại thiên cư lên vùng cao theo hướng Tây Bắc và Đông Bắc dọc dọc
theo bờ biển tiến lên hướng Bắc của lục địa Bắc Á.
Các nhà Khảo Cổ, Nhân Chủng, Địa Lý, Lịch Sử,
Dân Tộc và Ngôn Ngữ Học với các công trình nghiên cứu liên ngành, liên văn hóa
bằng các phương pháp đối chiếu so sánh đã thống nhất một nhận định chung về
Đông Nam Á:
“Đông Nam Á là một khu vực địa lý nhân văn
trải dài từ vùng chân núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) xuống Nam Trung Quốc, Thái
Lan, Việt Nam, Cao Miên (Cambodia), Lào, Mã Lai (Malaysia) và Nam Dương
(Indonesia). Xét trên phương diện địa lý thiên nhiên, địa lý văn hóa, địa lý
chính trị, địa lý kinh tế thì tất cả tạo thành một cảnh quan sinh thái nhân văn
gọi là đại đồng văn của một khu vực bao gồm các quốc gia Đông Nam Á kể cả vùng
Nam Trung Quốc... Hệ thống sinh thái thiên nhiên của khu vực nóng ẩm gió mùa,
mưa nhiều, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều nên đất đai thích hợp cho rất nhiều loại
thực vật sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt, đó là khu vực trồng lúa nước với
đặc trưng “Văn hóa Trống đồng”.[3]
Gần đây, các công trình nghiên cứu khoa học
từ nguồn sách sử cổ của Trung Hoa được chứng minh bởi Khảo Cổ Học, Tiền Sử Học
đến Dân Tộc Học, Chủng Tộc Học, Ngôn Ngữ Học và Văn Hóa Học đều thừa nhận nền
văn hóa của các cư dân từ rặng núi Tần Lĩnh phiá Nam sông Hoàng Hà xuống tới
Đông Nam Á châu là cái nôi sinh tụ của cư dân Nam Á chính là cộng đồng Bách Việt
(Malayo-Viets). Như chúng ta đã biết cư dân của nền văn hóa Hòa Bình Hoabinhian
đến định cư cách đây 70 ngàn năm trước đã trải qua tiến trình tiến hóa lâu dài
để trở thành cư dân Nam Á là những người Tiền Việt => Việt Cổ => bách Việt.
Học giả Andréas Lommel trong tác phẩm Tiền
Sử đã ghi nhận như sau: “Tất cả miền đất mênh mông từ Thái Bình Dương trở lên đến
Hoa Nam Trung Quốc đều có cùng một nền văn hóa. Đảo Bornéo ở Nam Dương
(Indonesia) cũng có cùng nghệ thuật như miền sông Hoài thuộc Giang Tô miền Nam
nước Ngô thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đặc tính văn hóa gắn liền với môi trường
sinh sống của thực vật và động vật từ trầu cau, cây dâu đến heo, gà, công … Các
phong tục tập quán từ nhuộm răng ăn trầu, xâm mình, cà răng đến lễ hội mừng nước,
đua thuyền, vai trò quan trọng của trống đồng và cồng chiêng trong các lễ hội
dân gian. Đó là khu vực văn hóa Trống đồng của cộng đồng Bách Việt từ Nam Trung
Quốc, Đài Loan, Hải Nam tới Đông Dương gồm Việt Miên Lào, Thái Lan xuống tới
bán đảo Mallacca, Mã Lai (Malaysia), Nam Dương (Indonesia), Phi Luât Tân
(Philippine), Guinée, quần đảo Micronesia và Pâques”.[4]
Năm 1978, nhà nhân chủng học người Anh
William Meacham đã khẳng định: “Văn hóa của người Việt cổ miền duyên hải, mà
người Việt Nam hiện tại là một bộ phận còn sót lại, đã phát triển trên toàn
vùng Nam trung nguyên. Sau đó, đã đóng góp phần lớn vào sự thành hình cho một nền
văn minh của Á Đông, có tên gọi là Trung-Hoa”. [5]
Giáo sư nhân chủng học tại Đại
học Hawai, W. G Solheim II đã công bố
công trình nghiên cứu khoa học cho biết hạt lúa Orizasativa đã có ít nhất là
3.500 TDL và cư dân Hòa Bình có thể đã thuần hóa cây lúa nước từ 15.000 năm trước.
Như vậy hạt lúa này đã có trước hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Quốc ít ra là
mấy ngàn năm mà trước đó, học giả C. Sauer kết luận là cây trồng do các cư dân
của nền văn hóa Hòa Bình thuần hóa đầu tiên trên trái đất.[6] Nhà nhân chủng học người Mỹ là W. G. Solheim
II đã xác định phạm vi của nền văn hóa Hòa Bình trải rộng tới Nhật Bản, Phi Luật
Tân ở phía Đông Bắc, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc Đại Lợi và phía
Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (Yan Shao) và
Long Sơn.
Học giả thời danh W.G. Solheim II đưa ra một
nhận định đã làm đảo lộn mọi quan niệm từ
trước tới nay: “Các nhà sử học Âu Mỹ thường hay lý luận rằng lối sống mà ta gọi
là văn minh thoạt tiên bắt nguồn từ vòng cung phì nhiêu miền Cận Đông hoặc
trong những vùng sườn đồi lân cận. Chúng ta đã tin tưởng từ lâu rằng ở đây con
người cổ sơ đã phát triển nghề nông và dần dần học cách làm đồ gốm và đồ đồng.
Môn khảo cổ học cũng yểm trợ cho những tin tưởng này, một phần vì các nhà khảo
cổ đào bới khá nhiều trong vùng thung lũng phì nhiêu của Cận Đông. Tuy nhiên, những khám phá mới đây ở vùng Đông
Nam Á bắt buộc chúng ta phải xét lại quan niệm này. Những vật dụng đã được đào
lên và đem phân tích trong vòng 5 năm qua cho ta thấy rằng người Đông Nam Á đã
bắt đầu trồng cây, làm đồ gốm và đúc đồng sớm hơn tất cả mọi nơi trên trái đất,
sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ấn Độ và Trung Quốc tới cả hàng mấy ngàn năm”.[7]
Edward H Schafer cũng đã kết luận rằng “Chẳng còn nghi ngờ gì nữa rằng nghệ thuật
trồng lúa nước và thuần hóa súc vật đã được người Trung Quốc thâu hóa từ những
chủng tộc mà họ miệt thị tại phương Nam xa xôi. Thật là khó khăn để người Trung
Quốc ý thức chấp nhận rằng họ đã vay mượn tư tưởng và kỹ thuật của tộc người ở
phương Nam. Thế mà thực tế là như vậy”.
Giới nghiên cứu đã thống nhất một nhận định
chung là hầu hết phạm trù tâm linh hay sáng tạo trong nền văn minh Trung Quốc
cùng vô số những điều mà ngày nay chúng ta nghĩ là đặc trưng của Trung Quốc lại
bắt nguồn từ người Việt cổ ở phương Nam, người cổ Tạng ở phía Tây nên sử Trung
Quốc viết là Tây Tạng và người cổ Mongoloid ở phía Bắc.
Theo học giả J. Needham thì sau nạn biển tiến,
Hoabinhian-Protoviets đã mang theo 25 đặc trưng văn hoá, những phát minh quan
trọng như nghề trồng lúa nước, thiên văn, kỹ thuật hàng hải, xây cất các đô thị
lên địa bàn cư trú mới ở Trung nguyên Trung Quốc và đến các nơi khác để hình
thành những nền văn minh cổ đại trên thế giới như Trung Đông, Ấn Độ và Trung
Hoa. Những đặc trưng văn hóa Hoabinhian tức người Tiền Việt gồm: Cách làm quần
áo bằng vỏ cây, Tục xâm mình, Đốt rừng làm rẫy, Kỹ thuật làm nương rẫy, Kỹ thuật
đào mương dẫn nước vào ruộng, Kỹ thuật thuần hoá trâu để cày bừa, Văn minh trồng
lúa nước, Đặc điểm ngôi nhà làng để tụ họp sinh hoạt, Kỹ thuật trồng tre và sử
dụng dụng cụ bằng tre, Đặc thù về giống chó đã được thuần hoá, Kỹ thuật làm
tranh sơn mài, Văn hoá biển và sông nước, Kỹ thuật đóng thuyền tàu dài, Tục đua
thuyền trong các lễ hội, Huyền thoại về con Rồng, Tôn thờ loài Rồng này, Tục thờ
cúng ông bà Tiên tổ, Tục giết heo để cúng bái, Tục cầu cúng để có con nối dõi
tông đường, Hội mùa Xuân, mùa Thu trai gái lập gia đình, Tục linh thiêng hoá ngọn
núi, Văn minh Trống đồng, Kỹ thuật đúc sắt, Kỹ thuật dùng nỏ bắn tên, Kỹ thuật
làm khí giới, mũi tên có tẩm thuốc độc.
Giới nghiên cứu đã so sánh niên đại khảo cổ
của các nền văn hóa để xác định lộ trình thiên cư của tộc người phương Nam
Hoabinhoid đã di chuyển lên phương Bắc theo hướng Đông Bắc để tránh nạn biển tiến
đã hình thành nền văn hóa Sơn Đông, văn hóa Giả Hồ, văn hóa Long Sơn Ngưỡng Thiều,
văn hóa Bán Pha, văn hóa Lương Chử, văn hóa Lĩnh Nam, Giang Nam...
Nền
văn hóa Lĩnh Nam gồm văn hóa Bạch Liên Động ở Quảng Tây C 14= 19.910±180 TDL và
văn hóa Độc Thạch Tử ở Quảng Đông C 14=14.260±130 TDL. Nền văn hóa Giang Nam gồm
văn hóa Tiểu Nhâm Động ở Giang Tây (C 14=10.870±210BP), văn hóa Hà Mẫu Độ
(Hemudu) ở Triết Giang (C 14=6.085±1 TDL), văn hóa Ching-Liên-Kang và
Ta-tun-Tzu ở Giang Đông có niên đại C14 = 5.785±105 TDL. Thật vậy, công trình
nghiên cứu đầy thuyết phục của W.G
Solheim đã xác định là nền văn hoá Bắc Trung Quốc gọi là ngưỡng Thiều (TQ) là một phần
của nền văn hoá Hoà Bình đã tỏa lên phương Bắc khoảng từ 6-7
ngàn năm TDL. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy di chỉ lúa cổ cách đây 9.000 năm ở
Pengtou gần hồ Động Đình, phiá Nam sông
Dương Tử (Trường Giang) và hơn bốn mươi địa điểm có di tích lúa cổ ở gần cửa biển
Nam Trường giang. Kết qủa các công trình nghiên cứu cho biết cư dân sống trong
vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và cách thức trồng lúa phổ biến khắp
lưu vực phía Nam sông Dương Tử. Các nhà khoa học nghiên cứu đã chứng minh rằng
từ 9000 năm trước cư dân ở đây đã ăn nhiều gạo của lúa trồng hơn lúa hoang.
Nền
văn hoá Hà Mẫu Độ (Hemudu) với niên đại 7000 năm có nhiều điểm gần gũi với văn
hoá Phùng Nguyên-Đông Sơn nhưng cổ hơn. Những cư dân Hoabinhian Protoviets từ
Hoà Bình Bắc Việt Nam thiên cư lên hướng Bắc để tránh nạn biển tiến, sau khi nước biển
rút, một số lại xuôi Nam trở về vùng đất Tổ để hình thành nền văn hoá Phùng Nguyên. Giới nghiên cứu đã ghi nhận hàng loạt
văn hoá lúa nước phát xuất từ văn hoá Hà Mẫu Độ (Hemudu) dọc lưu vực sông Dương
Tử (Trường giang) khoảng 4000 năm trước như văn hoá Liangzhu, Majiabin,
Quinshanyang, Qujialing, Daxi, Songze và văn hoá Dadunze.[8]
Học giả
Liên Sô Kriukov đã khẳng định “Vào thời đại đồ đá cũ, khoảng thiên niên kỷ thứ
5 trước
Dương lịch những người phương Nam đi lên phương Bắc mang theo kỹ thuật trồng
lúa nước của nền văn hoá Hòa Bình. Họ đi
theo ngả Chia-Ling-Chang thuộc địa phận tỉnh Tứ Xuyên rồi vượt qua rặng núi Tần Lĩnh
Chinh-Ling để vào lưu vực sông Hoài. Mội trường thiên nhiên thuận lợi nên họ đã
phát triển nhanh chóng nghề nông vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 4 TDL. Họ
phát triển ngành gốm để trở thành một nền văn hóa gọi là văn hóa Ngưỡng Thiều ở
lưu vực sông Hoài”.
Nhà bác học Stephen Oppenheimer trong tác
phẩm Eden in the East đã viết: “Bây giờ chúng ta có một hình ảnh mới, lạ lùng
là thay vì mô thức cho Trung Quốc là nơi phát sinh kỹ thuật trồng lúa nước,
ngày nay ta thấy chính giống người nói tiếng Nam Á ở Đông Dương thường bị xem
là giống man di lại dạy cho người Trung Quốc kỹ thuật thuần hoá lúa nước…”. Đặc
biệt, ngay cả những học giả Trung Quốc cũng đưa ra những nhận định trung thực về
nguồn cội của các nền văn hoá Ngưỡng Thiều, Long Sơn mà trước đây người ta cho
là của người Trung Quốc. Thật vậy, nhà khảo cổ đầu tiên của Trung Quốc là học
giả Lichi trong tác phẩm Khảo cổ ở Anyang đã xác định rằng lúa nước, voi và
trâu là những phẩm vật đã được mang từ phương Nam lên. Học giả nổi tiếng Trương
Quang Trực trong tác phẩm The Archeology of Ancient China đã khẳng định là lúa
nước từ phương Nam đã đưa lên Ngưỡng Thiều và nền văn hoá Ching Lien Kang có
niên đại C14 khoảng 5.800-4.275 năm TDL mang nhiều đặc tính của nền văn hoá Hòa
Bình. Dân cư Ching Lien Kang cũng có nhiều nét của người Hòa Bình (Hoabinhian =
Protoviets) với những động vật như heo, chó, dê và trâu nước là con vật chuyên
dùng trong việc trồng lúa nước ở Việt Nam.[9]
Công trình nghiên cứu của học giả nổi tiếng
Te Tsu Chang (Trịnh Đức Khôn) đã xác định lúa nước và lúa mì là thực phẩm quan
trọng ở Trung Quốc từ đời Hán, sau khi đã thôn tính phần đất phiá Nam sông
Dương Tử của tộc Bách Việt. Theo Chang thì cây lúa đã đi lên Trung Quốc theo 2
ngả: Loại Keng rice đi vào trung nguyên bằng đường bộ qua ngả Vân Nam, Quế
Châu, Thiểm Tây rồi đổ vào lưu vực sông Hoài. Khảo cổ học đã tìm thấy những di
tích của lúa Keng rice tại trung tâm văn hoá Ngưỡng Thiều có niên đại khoảng
3.500-2.500 năm TDL, tại trung tâm văn hoá Ch’in-Yang ở tỉnh Triết Giang có
niên đại 3.311±136 năm TDL và ở trung tâm văn hoá Ch’u-Cha-ling Hà Bắc có niên
đại 2.296±190 năm TDL.
Trong khi đó, loại lúa Shien từ Indonesia
lên theo đường biển. Loại lúa Shien là thực phẩm chính của người Trung Quốc được
trồng khắp lưu vực sông Dương Tử mà nơi sớm nhất có niên đại 5.008±117 năm TDL
là ở trung tâm Hà Mẫu Độ (Ho-Mu-Tu) ở tỉnh Triết Giang và trung tâm Sung-Tse,
trung tâm Sching-pu-shia với niên đại C14=4.042±149 năm TDL. Te-Tsu-Chang cho rằng
giống lúa này được mang từ Indonesia lên theo đường biển…[10] Giới khảo cổ đã
tìm thấy di chỉ Hà Mẫu Độ ở Triết Giang có niên đại C14 là 5.008±117 năm TDL đã
chứng tỏ cư dân Hemudu với nền văn minh lúa nước đã đạt trình độ rất cao từ hơn
7000 năm trước nên tạp chí Science đã công bố lúa nước có niên đại mới nhất là
7.000 năm. Bản đồ National Geographic Company ấn hành năm 1991 ghi rõ từ hạ lưu
sông Hoàng Hà trở xuống là Di Việt ghi chú rằng Hemudu là nền văn minh lúa nước
đầu tiên trên thế giới.[11] Thế nhưng, mới
đây năm 1998, tạp san Science đã đăng tải kết quả công trình nghiên cứu về
phytoliths (thạch thể lúa) của các nhà khảo cổ Hoa Kỳ và Trung Quốc tìm thấy rất
nhìều di tích lúa cổ trong hang Diaotonghuan phía Bắc tỉnh Giang Tây lưu vực
phiá Nam sông Dương Tử. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy vết tích hạt gạo từ lúa mọc
hoang cổ nhất thế giới có niên đại 13.000 năm nên họ gọi là “Bữa Cơm Thời Tiền
Sử”.
Năm 2012, tạp chí Science công bố kết quả
khảo cổ di chỉ Động Người Tiên ở Đông Bắc tỉnh Giang Tây, cách bờ Nam sông
Dương Tử 100km những di chỉ lúa trồng cách ngày nay 12.400 năm. Kết quả mới nhất
về việc thuần hóa lúa như sau:[12]
Thời kỳ Đồ Đá Cũ Muộn từ
23.000 đến 15.200 RCYBP chỉ có giống lúa Oryza hoang dã.
Thời kỳ Đá Mới 1:
14.000-11.900 RCYBP xuất hiện giống lúa O. Sativa.
Thời kỳ Đá Mới 2: 11.900-9.700
RCYBP.
Thời kỳ Đá Mới 3:
9.600-8.825 RCYBP.
Nền văn hóa Hòa Bình tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Việt mà trung tâm là chỗ hợp
lưu của sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà và sông Đáy. Người Hòa Bình tức
người Tiền Việt sinh sống trên miền đất phì nhiêu màu mỡ và có trình độ phát
triển cao. Chủ nhân của nền văn hoá Hòa Bình chính là người Tiền Việt
(Hoabinhian => Protoviets => Malaysian => Malayo-Viets) đã di cư lên
vùng cao nguyên Malaya và sau khi mực nước rút dần lại di cư từ cao nguyên Malaya
xuống trung nguyên Trung Quốc cư trú khắp vùng Nam Trung Quốc xuống tới Bắc Việt
Nam.
Cách đây ít nhất là 5.500 năm, khi mực nước
rút dần, họ lại từ miền núi cao Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây tiến xuống lưu vực
sông Hồng trung châu Bắc Việt vào thời hậu kỳ đá mới. Họ đem theo nghề trồng
lúa nước đã phát triển từ hàng ngàn năm trước đó của cư dân Hoabinhian tức
Protoviets. Đồng thời từ dải Trường Sơn dọc Trung Việt, Trung và hạ Lào tiến
sang mang theo nền văn hoá tụ hội tại vùng trung du giáp đồng bằng Vĩnh Phú,
Sơn Tây đó là sự hội tụ con người và văn hoá lần thứ hai “Văn hóa Phùng Nguyên”
vào thời kỳ biển lùi tạo thành đồng bằng Bắc Việt.[13]
Giới khảo cổ đã tìm thấy những hạt lúa tròn
còn gọi là lúa mùa ở Vĩnh Phú Hà Nội. Đặc điểm khảo cổ nổi bật của nền văn hóa
Phùng Nguyên là toàn bộ rìu đá bốn cạnh (Rìu tứ diện), số lượng rìu có vai
không đáng kể. Điều này chứng tỏ người Phùng Nguyên đã tiến hóa nhiều so với thời
văn hóa Hòa Bình Bắc Sơn mà di chỉ khảo cổ đặc trưng là rìu có vai nên còn gọi
là “Văn hóa rìu có Vai”. Di chỉ khảo cổ Triều Tiên và Nhật Bản kể cả Đài Loan
đã chứng minh là niên đại Phùng Nguyên sớm hơn những kết luận trước.
Người
Phùng Nguyên mở rộng địa bàn cư trú sau khi kế thừa tinh hoa của các nền văn
hóa của các chi tộc anh em để sáng tạo ra nền văn hóa Gò Mun với phong cách
riêng biệt. Giới khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều di chỉ văn hóa Phùng Nguyên ở
Vĩnh Phú Hà Nội với những hạt lúa tròn mà ta gọi là lúa mùa. Chủ nhân của nền
văn hóa này được giới khoa học gọi là Austro-Asiatic để chỉ người Á Đông phương
Nam. Đó chính là đại tộc Malayo-Viets tức cộng đồng Bách Việt từ cao nguyên Tây
Tạng di cư xuống sau khi nước biển rút. Giới khảo cổ đã phát hiện di chỉ gò con
lợn ở Tam Thanh của người Môn cổ từ lâu sinh sống ở vùng núi đồi phía Bắc Trung
du, vùng đồng bằng và đồi trung du Bắc Việt.
Chủ nhân của nền văn hóa Phùng Nguyên là
nhóm Việt-Mường, Mon-Khmer mà cổ sử Trung Quốc gọi miệt thị là rợ Khel hay rợ
Khương. Đây chính là người MaLaysian tức Malayo-Viets, hậu duệ của Hoabinhian
Protoviets mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt đã bị Hán tộc xâm lược đẩy lùi
từ vùng cao Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây tiến xuống phương Nam vào trung châu
Bắc Việt. Niên đại khảo cổ của nền văn hóa Phùng Nguyên này phù hợp với Hùng
Vương Ngọc Phả sự tích cổ truyện và cũng phù hợp với truyện cổ trong Lĩnh Nam
Trích Quái Liệt Truyện.
Đặc biệt, giới khảo cổ đã tìm thấy chữ viết
của người Lạc Việt ở Quảng Tây trước gọi là Việt Tây phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh
có niên đại 4.000=2.000 TDL. Ngũ Lĩnh còn gọi là Nam Lĩnh (Lĩnh Nam) gồm dãy Việt
Thành lĩnh có núi Miêu Sơn cao 2.141 m , Hải Dương sơn, Đô Bàng
lĩnh, Mạnh Chử lĩnh, Kỵ Điền Lĩnh và Đại Dữu Lĩnh. Ở vùng giữa tỉnh Việt Tây có
núi Đại Dao Sơn và Đại Minh Sơn, ở vùng Đông Nam có dãy núi Thập Vạn Đại Sơn chạy
dài tới thượng du Bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Tây (Việt Tây) có con sông lúc trước
có tên là Việt Giang sau Tầu Hán đổi tên gọi là Tây Giang với nhiều nhánh sông
nhỏ chảy giữa khe núi tạo thành các thung lũng giữa miền đồi núi Quảng Tây.
Sau lần biển tiến sau cùng cách ngày nay
5.500 năm, nước biển rút dần nên người Việt cổ đã tiến xuống định cư ở vùng đồng
bằng lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử, sông Hồng, sông Cửu Long, từ miền Bắc Hoa
xuống Nam Trung Hoa ra tới phía Đông đảo Hải Nam Trung Quốc bây giờ. Giới khảo
cổ đã tìm thấy ở Hoa Sơn, Quảng Tây di chỉ nghệ thuật khắc trên đá lớn nhất của
văn minh con người, với khổ 200m x 40 m các hình vẽ chạm trên
triền núi dọc sông Zuo. Trong hình người phù thủy hay chiến sĩ cầm gươm có các
hình trống với mặt trời ở giữa. Ngoài ra, một khám phá mới về chữ viết Việt cổ
của giới khảo cổ Trung Quốc trên di chỉ Cảm Tang ở Quảng Tây Trung Quốc. Giới khảo
cổ đã tìm thấy ở Hoa Sơn, Quảng Tây di chỉ nghệ thuật khắc trên đá lớn nhất của
văn minh con người, với khổ 200m x 40 m các hình vẽ chạm trên
triền núi dọc sông Zuo. Trong hình người phù thủy hay chiến sĩ cầm gươm có các
hình trống với mặt trời ở giữa. Ngoài ra, một khám phá mới về chữ viết Việt cổ
của giới khảo cổ Trung Quốc trên di chỉ Cảm Tang ở Quảng Tây Trung Quốc.
Cuối năm 2011, các nhà khảo cổ đã tìm thấy
di chỉ chữ viết cổ ở trên núi Đại Minh, Cảm Tang tỉnh Quảng Tây với một số lượng
lớn phù hiệu chữ viết cổ khắc trên mảnh xương, đồ ngọc, đồ đá tại vùng đất có
phân bố di chỉ cúng tế của người Lạc Việt là huyện Vũ Minh, huyện Long An của
thành phố Nam Ninh và thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây… Đây là ký hiệu
đơn giản của chữ viết ban sơ. Giới nghiên cứu đã kết luận đây là chữ của người
Tráng (Choang) của chi Lạc Việt đã thành hình từ thời văn hóa xẻng lớn cách
ngày nay từ 4 đến 6 ngàn năm trước. Hội nghiên cứu Văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng
Tây đã tìm thấy hơn 1 ngàn mảnh đá, có khối đá khắc chữ viết lớn nhất dài 103 cm và rộng 55 cm trên mặt khắc mấy trăm tự
phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc… Trong số mấy chục mảnh vỡ của khối
xẻng đá lớn có khắc chi chít chữ viết của người Việt cổ. Tháng 11 năm 2011, Hội
nghiên cứu văn hóa Lạc Việt và Hội Giám Định Văn Vật Quảng Tây đã công bố những
phù hiệu khắc vẽ trên Đàn cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đồ đá mới trên núi
Đại Minh. Đến tháng 10 năm 2012, các nhà khảo cổ đã tìm thấy di chỉ cúng tế xẻng
đá lớn ở Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây (Việt Tây)
với mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc chữ viết cổ. Khối đá có
chữ viết lớn nhất là dài 103 cm , rộng 55
cm , trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ
cúng tế và lời chiêm bốc. Trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù là chữ của
người Tráng (Choang) của chi Lạc Việt đã thành hình từ thời văn hóa xẻng lớn
cách ngày nay từ 4 đến 6 ngàn năm trước.
So sánh đối chiếu tự dạng chữ viết cổ ở Cảm
Tang với chữ viết cổ ở Bán Pha Giả Hồ và Văn Giáp cốt, các nhà nghiên cứu đã nhận
định rằng nó đơn giản hơn văn giáp cốt nhưng lại phức tạp hơn Bán Pha Giả Hồ.
Điều này cho phép kết luận là sau những ký tự khắc trên đá ở Sapa thuộc nền văn
hóa Hòa Bình, người Việt cổ thiên cư tránh nạn biển tiến, khi nước rút đã định
cư và để lại di chỉ chữ viết đầu tiên ở Sơn Đông, Bán Pha Giả Hồ, Lương Chử, Cảm
Tang, Văn gáp cốt là những chữ viết cổ của tộc Việt vì nhờ văn giáp cốt, các
nhà nghiên cứu đã đọc được các chữ cổ ở Giả Hồ (9 ngàn năm) và Bán Pha (7 ngàn
năm). Về sau khi Thái sử Trứu thời Chu Tuyên Vương lấy lối chữ Điểu Triện của tộc
Việt thêm thắt, sửa đổi ít nhiều tạo thành Kim Văn gọi là lối chữ mới của Trung
Quốc.
Năm 1936, giới khảo cổ đã tìm thấy Văn hóa
Liangzhu tại trấn Lương Chử, huyện Dư, thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang đồng
bằng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang). Các công trình nghiên cứu đã xác định
nền văn hóa Lương Chử là nền văn hóa khảo cổ Hậu kỳ Đá Mới (3400 - 2250 năm
TDL) với không gian rộng lớn có rất nhiều di chỉ khảo cổ các đồ tạo tác từ ngọc
thạch, tơ lụa, ngà voi, đồ gỗ sơn và đặc biệt, nền văn hóa này đã có những dạng
chữ viết cổ xưa. Trung tâm của nền Văn hóa Liangzhu ở Thái Hồ lưu vực sông
Dương Tử, địa bàn cư trú của người Việt cổ bao gồm Dư Hàng Liangzhu, Nam Gia
Hưng, Tô Châu, Thường Châu, Nam Kinh và tỏa ra khắp lưu vực sông Dương Tử lên tới
Giang Tô, Sơn Tây và bán đảo Sơn Đông ở phía Bắc, Thượng Hải giáp biển Đông và
Hàng Châu ở phía Nam. Giới khảo cổ đã tìm thấy những công cụ bằng đá ở Liangzhu
có hình lưỡi liềm, đầu mũi tên, dáo, rìu đục lỗ, dao đục lỗ, đặc biệt là cày đá
và dụng cụ nhổ cỏ được sử dụng cùng với vết tích của các bức tường thành cổ.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy đồ trang sức làm bằng ngọc thạch dùng để đeo, được
trang trí bằng cách chạm khắc các biểu tượng chim, rùa và cá nhỏ. Nhiều đồ tạo
tác làm từ ngọc thạch thuộc văn hóa Lương Chử có bề ngoài trắng sữa giống như
màu xương do có nguồn gốc đá tremolite và ảnh hưởng từ chất lỏng từ nơi mai
táng, với đồ ngọc thạch làm từ actinolit và serpentin.
Đặc biệt các di chỉ ngọc thạch phong phú
đa dạng nên còn được gọi là nền văn hóa Ngọc thạch. Ngọc thạch của văn hóa
Lương Chử tiêu biểu là những vật mang tính lễ nghi có kích thước lớn và được
làm một cách tinh xảo, thường được chạm khắc theo mô dạng thao thiết. Hai Lễ
khí đặc trưng nhất của văn hóa Lương Chử là “Ống Tông” và “Đĩa Bích”. Đặc biệt
trên đĩa Bích có hoa văn hình chim Én đậu trên bàn thờ có hình mặt trời mà theo
nhà nghiên cứu Wu Hung thì các hình trên là dạng nguyên thủy của 2 chữ Dương Điểu
(Chim mặt trời) là tên của một chi tộc Việt định cư ở vùng hạ lưu sông Dương Tử
gọi là Điểu Di.[14] Nhà Trung Hoa học Keightly nhân định “Hình chim trên đĩa
Bích không phải là hình vẽ thuần túy mà nó biểu tượng cho vật tổ, sau đó được đọc
thành chữ và trở thành chữ nguyên thủy…”. Nhà ngôn ngữ Pulleyblank xác định người
Đông Di trong đó có cư dân Lương Chử nói một ngôn ngữ Nam Á có họ hàng với tiếng
Việt-Mường.[15] Nền văn hóa này biểu hiện nền văn hóa nông nghiệp tiên tiến,
bao gồm thủy lợi, ruộng lúa và nuôi thủy sản. Các ngôi nhà sàn của cư dân thường
được xây dựng với các cột sàn trên sông hoặc tại bờ biển.
Giới khảo cổ khai quật được một bệ thờ thời
đại đồ đá mới thuộc văn hóa Lương Chử khi khai quật tại Dao Sơn ở Triết Giang,
với những công trình tôn giáo được xây dựng công phu và các cột đá và tường đá
quy mô chứng tỏ xã hội đã có tôn ti định chế… Ngoài ra, giới khảo cổ đã tìm thấy
một di chỉ tường thành cổ vào ngày 29 tháng 11 năm 2007 là thủ đô cổ xưa của
vương quốc Lương Chử, bao gồm các tỉnh Giang Tô, Thượng Hải và Sơn Đông ngày
nay.[16] Với kết quả của các công trình khảo cổ, văn hóa khảo cổ, Khảo Tiền sử,
Huyết học, ngôn ngữ và dân tộc học, cấu trúc di truyền Genome đã xác định nơi
đây là thủ phủ của một quốc gia thời cổ đại mà niên đại khảo cổ xác định quốc
gia đó chính là liên minh các quốc gia sơ khai Xích Quy rồi sau đó là Văn Lang
(2879TDL) của người Việt cổ. Giới nghiên cứu đã ghi nhân nền văn hóa Lương Chử
được xem như một ấn tích của nền văn minh Trung Hoa cổ đại đã phục hồi sự thật
lịch sử của đại tộc Việt là:[17]
1. Tộc người thờ Chim và Rồng là Vật Tổ biểu
trưng sớm nhất.
2. Đại tộc Việt là người sáng tạo, chủ
nhân của Thuyết Âm Dương Dịch Biến Luận “Kinh Dịch” vì giới khảo cổ tìm thấy di
chỉ Sơ đồ Bát quái sớm nhất với phiến ngọc có vòng tròn chia làm 8 phần, ở giữa
có hình mặt trời 8 cánh… Kinh Thư chép là sau khi Đại Vũ trị thủy xong, được trời
ban cho Lạc Thư vẽ trên lưng Rùa Thần nổi lên trên sông Lạc ở Hà Nam là địa bàn
cư trú của người Lạc Việt gốc Lương Chử…
3. Tấm lụa cổ nhất chứng tỏ người Lương Chử
đã phát minh ra nghề trồng dâu, nuôi tằm, quay tơ để dệt lụa. Nhà nghiên cứu
Bagley xác định tấm lụa phẩm chất cao có niên đại 2.850-2.650 TDL[18] mà Cổ sử
Trung Hoa chép Long Nữ vợ Kinh Dương Vương trong truyền thuyết khởi nguyên dân
tộc dạy dân dệt lụa nên được tôn sùng là Bà Chúa Tằm tức Mẫu Thượng Ngàn. Lịch
sử Trung Hoa Cổ đại cũng chép rằng vợ Hoàng Đế là Luy Tổ cũng dạy dân dệt lụa
nên Hàng Châu Triết Giang nổi tiếng là thủ phủ tơ lụa của Trung Quốc sau này…
Sách cổ Trung Hoa chép Thủ lĩnh bộ tộc Hữu Hùng Thị đánh Đế Lai và Li Vưu (Xuy
Vưu) lên ngôi cộng chủ.
4.
Đại tộc Việt là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nên đã biết dùng Đũa
tre để và cơm và gắp thức ăn vì giới khảo cổ đã tìm thấy ở Di chỉ Ngọc Gia Sơn
có đôi đũa ngà cổ nhất nên người Lương Chử đươc xem là cư dân nông nghiệp phát
minh ra cách dùng đũa để ăn cơm.[19] Đặc biệt, chữ Trung Hoa cổ giống như chữ
Nôm chỉ đũa có bộ trúc và chữ đỗ chỉ âm, tiếng Hoa trung đại có âm dua (djwo),
tiếng Mân Nam là đi/đu nên người Việt đọc là đũa…
5.
Tự dạng chữ viết cổ nhất rất gần gũi với các ký hiệu trên đồ gốm Đại Văn
Khẩu được xem là căn gốc của các chữ Văn Giáp Cốt đời Thương và chữ Hán đời
Chu. Nhà Trung Hoa học Keightly nghiên cứu Chu Lễ, Hán Lễ ghi nhận cũng viết chữ
Hoàng là một chiếc mũ lông chim đội trong các dịp tế lễ, chữ Mỹ có tượng hình
người đội mũ cắm lông chim, chữ văn gốc từ hình người xăm hình rồng chim trước
ngực.[20]
6. Đại tộc Việt đã thành lập hình thức nhà
nước sớm nhất. Nhà Trung Hoa Học Allan
nhận định “Văn hóa Lương Chử bước vào giai đoạn phát triển thành hình nền
văn minh Lương Chử với lễ khí bằng ngọc, lụa, đồ gốm cao cấp, một hệ thống chữ
viết nguyên thủy trong một cơ cấu xã hội hình Kim tự tháp tập trung quyền lực vào
một người quyền lực nhất có chức tước cao nhất nên được xem là một hình thức quốc
gia sơ khai”.[21] Đặc biệt là niên đại khảo cổ (4 ngàn năm-2 ngàn năm TDL) đã
xác định niên đại trong huyền tích khởi nguyên dân tộc là sự thật lịch sử. Đây
chính là quốc gia sơ khai Xích Quy rồi Văn Lang của tộc Việt năm 2879 TDL.
(Trích trong Lược Sử Việt
Nam I của Phạm Trần Anh)
[1]. Trần Quốc Vượng:
Theo Dòng Lịch Sử Sđd tr 356.
[2]. Karl Jettmar :
The origins of Chinese Civilization, Soviet views, pp.232
[3]. Trần Quốc Vượng:
Những Hằng số cùng sự thăng trầm của văn hóa lịch sử Đông Nam Á.
[4] Andréas Lommel:
Prehistoric“ In the South there were a number of agratian cultures, of which
the Thai was the most powerful, becoming of most importance to the later China …”.
[5]. Năm 1978, nhà
nhân chủng học người Anh William Meacham của trường đại học Hong Kong, đã trình bày bài
tham luận nổi tiếng “Origins and Development of the Yueh Coastal Neolithic: A
microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia” (Nguồn Gốc và Phát
Triển của Người Việt Cổ Ðại Vùng Duyên Hải) tại hội thảo các nhà Trung Hoa học toàn thế giới tại
Berkerley California Hoa Kỳ. Cuộc hội thảo
tổ chức từ 26 đến 30 tháng 6 năm 1978 tại trường đại học U.C. Berkeley, gồm 17
bài tham luận quốc tế, được xuất bản vào năm 1983. [The Origins of Chinese
Civilization, tr. 147-175].
[6]. Cung Đình
Thanh: Tìm về Nguồn gốc Văn minh Việt Nam tr 224 dẫn Richard Peason 1980 “ The
Ch’ing-Lien-Kang Culture Chinese Civilization, University of California Press,
Berkerley and Los Angeles California 1983 p 125.
[7]. G.Solheim II:
New Light on a forgotten Past, National Geographc Vol.139, No 3, 1971.
Reflection on the new data of Southeast Asia prehistory:
Autronesian origins and consequence.A.P.18: 146-160. 1979a: New data on late Southeast Asia prehistory
and their interpretation, JHKAS 8:73-87.
Wilhelm G. Solheim H. Ph. D, đăng ở tạp
chí National Geographic Vol 139 n. 3 tháng 3-1971, dưới nhan đề “New light on
Forgotten Past”. 15. Andreson J.G: Children of the Yellow Earth Studies in
Prehistoric China , London 1934.
[8]. Di chỉ Hemudu
11, một làng cổ gần thành phố Yuyao, thuộc tỉnh Chiết-Giang (Zhejiang ), tìm được vào mùa
hè năm 1973 (Hình 74). Khám phá này đã làm đảo lộn tất cả tầm nhìn và kiến thức
sử học của Trung-quốc. Ðây là một làng thuộc nền văn minh nông nghiệp (biết trồng
lúa nước, cất nhà sàn, chăn nuôi gia súc, đào giếng, làm gốm, tơ tằm, chèo thuyền, thờ
chim …) có cách nay 7000 năm. Ðây cũng là đất tổ của xứ Ðông-Việt thuộc Việt-Vương
Câu-Tiễn 12 越王句踐 trong thời Xuân-Thu Chiến-Quốc (722 TDL đến 222 TDL).
Hemudu là ký âm bằng tiếng Anh của thổ ngữ. Ký âm bằng tiếng Tàu là Hà-mỗ-độ
(âm Hán-Việt). (Dẫn theo Việt Học Là Gì của Như Thường Trương Bổn Tài, NXB Trăm
Việt 2010)
[9]. K. C. Chang: The
Archaeologyof Ancient China, New Haven, Conn 1968.
[10]. Bài Tham luận của
Te-Tzu-Chang “The Origins and Early Cultures of the Cereal Grains and Food
Legumes” đọc trong hội nghị ở Berkerley,
California đăng trong The Origins of Chinese Civilization tr 65-94 do
University of California Press ấn hành năm 1983. Đây là quan niệm chính thức của
học giới Trung Quốc về nguồn gốc lúa nước và các loại thực phẩm chính khác (The
implecations have been that cultivated rice was introduced from Southern and
Soueasthern Asia less than four to five millennia ago (Watt 1891, Watson 1969,
1971) p 70. “The Hsien Rice type and its will relatives could also have been
brought from Indochina and dispersed along the seacoast up to Hupei (Chang
1976b) p72.
[11] Việt Học Là Gì của
Như Thường Trương Bổn Tài, NXB Trăm Việt 2010.
205. Hà văn Thùy: Tiến
trình Lịch sử Văn hóa Việt dẫn Wu et al.2012,
Wu, L.F, Gao, L, Hou, X.M, Zhang, Q.H, Li, S, Yang, Y.F, Lin, X.H.
(2012). Drosophila
miR-5 suppresses Hedgehog signaling by directly targeting Smoothened. FEBS Lett.
586 (22): 4052-4060. (Export to RIS)
http”//flybase.org/reports/FBrf0219894.html.
[13]. Trần Quốc Vượng:
Sđd tr 356.
[14]. Tạ Đức: Nguồn
Gốc Người Việt-Người Mường Sđd tr 117.
[15]. Nhà ngôn ngữ
học người
Anh Pulleyblank 1983 cho rằng người Đông Di cũng như người Việt, Lý, Lão ở vùng ven
biển từ Triết Giang xuống Quảng Đông nói cùng một thứ tiếng Nam Á. Người Di phía Bắc cũng
chính là người Việt phía nam nên Tiếng U việt có họ hàng với tiếng Việt Nam.
Nhà ngôn ngữ Hoa Kỳ La Polla (2001:232) dựa trên các bằng chứng ngôn ngữ và khảo
cổ của Pulleyblank (1983), Bellwood (1992), Li Jingchong (1994), Tong (1998) đã
xác định là ít nhất có 2 khối Bách Việt, một khối nói ngôn ngữ Nam Á (ven biển)
và một khối ở lục địa nói tiếng Thái-Kadai và Mông-Dao…
[16]. Wikipedia
Bách Khoa Toàn Thư.
17. Tạ Đức: Nguồn Gốc Người
Việt - Người Mường, NXB Tri Thức 2013,
tr 463.
18. Tạ Đức: Nguồn Gốc Người
Việt - Người Mường, NXB Tri Thức 2013,
tr 463 dẫn Bagley 1999.
20. Keightly 1999.
21. Allan Sara (ed):The Formation ofChinese Civilization, Yale University Press 2005.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire