Khi đường phố không còn tấp nập người ăn nhậu, chợ búa đóng cửa, không còn rác rến thì chẳng còn thùng giấy, lon nhôm, bao nhựa… để lượm.
Sài Gòn, miền đất hứa của dân nghèo miền Trung đã thất thủ. Sài Gòn trước đây dầu sao cũng là nơi đất lành chim đậu. Hơn 10 triệu dân sinh sống trên thành phố ấy có đến gần một nửa là dân ngụ cư. Họ từ miền Tây sông nước lên bán hủ tíu, dừa lạnh, chạy xe ôm, bán trái cây, bán… bar. Họ từ Quảng Ngãi. Quảng Nam vào bán mì gõ, cơm gà, bán vé số, lượm ve chai... Khổ nhưng vẫn kiếm được cơm, còn dễ sống hơn ở quê nhà.
Nhưng nhiều nhất là họ
làm công nhân ở các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa… Người
ta thường tự hỏi sao người Nhật, Người Nam Hàn, người Đài Loan đến Việt Nam
toàn làm chủ công ty, chủ nhà máy ? Còn sao người Việt mình sang nước họ
toàn làm cu li ? Người dân nghèo không nghĩ xa như thế. Họ chỉ cần có việc
làm tạm sống qua ngày. Và hàng triệu người đã bỏ xứ đến với Sài Gòn và Sài gòn
đã nuôi họ, đã trở thành quê hương thứ hai của những người dân Việt cùng đường.
Thật bất ngờ, thật đau đớn,
thật tuyệt vọng khi Sài Gòn - đất mẹ thứ hai của những người khốn khổ - bỗng
lâm trọng bệnh và đang hấp hối vì dịch Covid.
Khi đường phố không còn tấp
nập người ăn nhậu, chợ búa đóng cửa, không còn rác rến thì chẳng còn thùng giấy,
lon nhôm, bao nhựa... để lượm.
Khi vé số nghỉ phát hành,
hàng ngàn người khuyết tật, trẻ mồ côi ngơ ngác.
Khi quán cà phê, quán phở
đóng cửa, Sài gòn ngẩn ngơ như kẻ thất tình.
Không thể tưởng tượng
nổi, có ngày một thành phố nhộn nhịp, náo động như Sài Gòn bỗng trở nên hoang
lạnh như một thành phố ma.
Quá bất ngờ khi các nhà
máy công ty lần lượt đóng cửa. Ban đầu những công nhân bị cho nghỉ việc nấn ná
chờ xem hết dịch thì trở lại với công việc, nhưng gần ba tháng rồi mà dịch ngày
càng nặng. Tiền dành dụm đã cạn, cùng đường, họ phải nghĩ đến việc trở về quê.
Hai tuần nay, hình ảnh
người dân rời Sài Gòn về miền Trung thật bi thương. Ban đầu là những đoàn người
đi bộ. vai nặng ba lô, tay dắt con trẻ, họ cứ lê lết trên đường, dầu không biết
chừng nào mới về được đến quê nhà cách xa hàng trăm cây số. Có người khá hơn đi
xe đạp. xe máy. Rồi có tin chính quyền các tỉnh thuê máy bay, thuê cả đoàn tàu
lửa để chở hàng ngàn người dân về quê... Thật là một cuộc trở về chưa từng
có.
Hai ngày nay, trên mạng
xuất hiện hình ảnh kỳ vĩ của hàng ngàn chiếc xe máy được xe chuyên dụng của
Công An Giao Thông hú còi dẩn đường cho người dân Đắc Nông, Daklak, trở về nơi
mà họ đã phải bỏ đi tha phương cầu thực.
Thật là buồn. Những con
người đã phải làm lụng vất vã để gửi tiền về quê nuôi cha mẹ, vợ con, nay họ phải
trở về với hai bàn tay trắng, tương lai chết đói cả nhà là không xa.
Chừng nào mới hết dịch ?
Không có câu trả lời.
“Tiếng nước tôi, bốn nghìn
năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Nước ơi!” - (PD)
Xưa, “nước
ơi” là tiếng gọi đầy yêu thương
Nay “nước ơi” bỗng
trở thành tiếng kêu bi thiết.
* Huyền Chiêu
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire